You are on page 1of 5

Câu 5-1: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:

I. Môi trường không khí II. Môi trường trên cạn


III. Môi trường đất IV. Môi trường xã hội
V. Môi trường nước VI. Môi trường sinh vật
A. I, II, IV, VI. B. I, III, V, VI. C. II, III, V, VI. D. II, III, IV, V.
Câu 7-1: Giới hạn sinh thái là:
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
theo thời gian.
B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh
vật không thể tồn tại được.
C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh
vật không thể tồn tại được.
D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn
tồn tại được.m
Câu 3: Khi nói về quan hệ hỗ trợ cùng loài, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiều quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão tốt hơn những cây cùng loài sống
riêng rẽ.
B. Hỗ trợ cùng loài chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao.
C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối
ưu nguồn sống của môi trường.
D.Quan hệ hỗ trợ cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm
Câu 7: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa.
D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Câu 9: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Câu 10: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?
A. Quan hệ hỗ trợ. B. Cạnh tranh khác loài.
C. Kí sinh cùng loài. D. Cạnh tranh cùng loài.
Câu 13: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 18: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho
A. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
B. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa.
C. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
D. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.
Câu 21: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm:
A.tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.
B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.
C. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.
D. giảm số lượng cá thể của quần thể, đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp
nguồn sống của môi trường .
Câu 24: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:
A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.
Câu 25: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.
(2) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.
(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.
(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3
Câu 27: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:
(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường,
(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ phù hợp với sức chứa của môi trường,
(3) Tạo hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống,
(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường,
(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
A. (1); (2); (4); (5). B. (2); (3); (4); (5).
C. (1); (2); (5). D. (1); (3); (5).
Câu 17: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh:
A. cấu trúc tuổi của quần thể.
B. kiểu phân bố cá thể của quần thể.
C. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.
D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 1. Kích thước của quần thể là
A. số lượng cá thể hoặc khối lượng trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống của quần thể
đó.
B. khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống của quần
thể đó.
C. số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể trong khoảng không gian
của quần thể.
D. số lượng cá thể hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể có trong khoảng không gian sống của
quần thể đó.
Câu 9. Kích thước quần thể thể hiện ở
A. mật độ. B. tỉ lệ đực, cái.
C. mức sinh sản và tử vong. D. cấu trúc tuổi
Câu 16. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Phân bố cá thể trong không gian của quần thể.
B. Mức độ sinh sản của quần thể.
C. Mức độ tử vong và xuất cư.
D. Hiện tượng nhập cư.
Câu 19. Nhân tố cơ bản gây ra sự thay đổi kích thước của quần thể là
A. mức nhập cư và di cư. B. mật độ của quần thể.
C. mức sinh sản và tử vong. D. nguồn thức ăn.
Câu 4 (1): Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh. B. kí sinh - vật chủ. C. hội sinh. D. hợp tác
Câu 7 (1): Trong quan hệ giữa 2 loài trong quần xã, nếu có ít nhất 1 loài bị hại thì đó thuộc mối quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ hỗ trợ. B. Quan hệ đối kháng.
C. Quan hệ hợp tác. D. Quan hệ hội sinh.
Câu 8 (1): Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là
A. làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có cùng nguồn sống.
B. làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
C. làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
Câu 10 (1): Thế nào là loài đặc trưng của quần xã?
A. Loài có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh.
B. Loài chỉ có ở quần xã đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn.
C. Loài có giá trị kinh tế lớn.
D. Loài có kích thước cơ thể lớn, phân bố rộng.
Câu 12 (1): Loài cá cóc ở vùng rừng núi Tam Đảo là một ví dụ về
A. loài ưu thế. B. loài đặc trưng.
C. loài ngẫu nhiên. D. loài thường gặp.
Câu 13 (1) Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài không có lợi cũng không có hại?
A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ kí sinh – vật chủ.
C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. D. Quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
Câu 18 (1): Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn là ví dụ về mối quan hệ
A. kí sinh. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. hợp tác.
Câu 42 (2): Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là
A. phân tầng thẳng đứng. B. phân tầng theo chiều ngang.
C. phân bố ngẫu nhiên. D. phân bố đồng đều.
Câu 47 (2): Những mối quan hệ nào sau đây luôn cho một loài có lợi và một loài có hại?
A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh – vật chủ.
B. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
C. Quan hệ kí sinh – vật chủ và quan hệ vật ăn thịt – con mồi.
D. Quan hệ kí sinh – vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 48 (2): Trong quần xã rừng tràm U Minh Hạ, loài nào sau đây là loài ưu thế?
A. Cò trắng. B. Cỏ. C. Tràm trắng. D. Cá rô phi.
Câu 64 (3): Trong một quần xã tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như bò rừng mỗi khi di
chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này, loài chim diệc bạc sẽ bắt các con côn trùng
bay khỏi tổ làm thức ăn.Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim diệc bạc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến
đời sống bò rừng. Chim gõ bò có thể bắt ve bét trên da bò rừng làm thức ăn. Xét các mối quan hệ sau: Bò rừng với côn
trùng, chim gõ bò, chim diệc bạc, ve bét; Chim diệc bạc với côn trùng; Chim gõ bò với ve bét. Có bao nhiêu phát biểu
đúng về các mối quan hệ trên?
I. Chỉ có 1 mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.
II. Quần xã có nhiều hơn 1 mối quan hệ động vật ăn thịt-con mồi.
III. Có tối đa 2 mối quan hệ mà trong mỗi mối quan hệ chỉ có 1 loài có lợi.
V. Bò rừng đều không có hại trong tất cả các mối quan hệ.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Hiệu quả nhóm là gì – “Tăng sự sống sót”
Mật độ quần thể khái niệm: … tự học
Trong quần thể đặc trưng phản ánh: mật độ
*học thuộc: Tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho
chất lượng môi trường giảm sút (ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí…), từ đó ảnh hưởng tới chất
lượng cuộc sống của mỗi con người (thiếu nơi ở, dịch vụ y tế, giáo dục còn thiếu cơ sở vật chất,…).
1. Hãy lấy 2 ví dụ của các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa Của việc sinh hoá ÔST
OST : Ví dụ : cây tầng vượt tán và cây gỗ dưới tán
Ý nghĩa : mỗi loài sinh vật có một ổ sinh thái khác nhau. Khi ổ sinh thái trùng nhau sẽ có hiện tượng phân hoá ổ sinh
thái giảm cạnh tranh
Ví dụ : thay đổi hình thức bắt mồi, thay đổi thức ăn, kích thước thức ăn, thời gian kiếm ăn để giảm cạnh tranh.
2. Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần làm như thế nào?
- Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp. Nuôi
cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy,… và nuôi nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau.
- Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên giữa các loài cá giảm mức độ cạnh tranh với nhau gay gắt: cá trắm cỏ ăn thực
vật và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn thực vật nổi, cá mè hoa ăn động vật nổi là chính, cá
trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ vụn nát ở đáy ao, cá chép
ăn tạp,…
- Nuôi nhiều loài cá khác nhau như trên sẽ tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước,
do đó đạt được năng suất cao.
3. Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?
- Có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc ,bảo vệ môi trường . Trong chăn nuôi ,người ta có thể tính toán tỉ lệ
con đực và con cái phù hợp để đem lại mục đích sản xuất hiệu quả kinh tế
- Ví dụ: với các con gà, hươu , nai,… người ta có thể khai thác bớt một số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì
được sự phát triển của đàn
4. Thế nào là một quần xã sinh vật nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật cho ví dụ
minh họa?
Giống nhau : Là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loại khác nhau cùng sống trong một không gian và
thời gian nhất định
Khác nhau :
- QUẦN THỂ - QUẦN XÃ

- Tập hợp các cá thể cùng loài - Tập hợp quần thể khác loài

- Có 1 loài - Nhiều loài

5. Đàn bò rừng tập trung nhất nhau lại trong hình 36.5 biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể ? Lối sống bầy
đàn của động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì ?
- Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình biểu hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể nhờ đó bảo dừng cảnh
giác với kẻ thù từng gặp xung quanh và chống lại chúng tốt hơn.
- Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích :
+ Việc tìm mồi , tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn.
+ Ngoài ra, sống trong bầy đàn khả năng tìm gặp của con đực và con cái dễ dàng hơn để đảm bảo cho sinh sản thuận
lợi.
-Trong một số đàn có hiện tượng phân chia đẳng cấp ,những cá thể thuộc đẳng cấp như trên (như con đầu đàn ) luôn
chiếm ưu thế và những cá thể thuộc đẳng cấp dưới luôn lép vế , sự phân chia này giúp cho các cá thể trong đàn
nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn còn giúp cả đàn có tính tổ chức và vì vậy
thêm phần sức mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn.
6. Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá lóc nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?
- Khi mức độ tăng quá cao, môi trường không đáp ứng được nhu cầu của tất cả các cá thể ,sự cạnh tranh giữa các cá
thể tăng, làm giảm tỉ lệ sinh sản ,tỉ lệ tử vong tăng … để đưa mật độ cá thể về mức ổn định

7. Nếu hai ví dụ về quần thể sinh vật và hai ví dụ về quần xã sinh vật
+ Ví dụ về quần thể sinh vật : quần thể trâu rừng, tập hợp cá chép trong ao
+ Ví dụ về quần xã sinh vật : quần xã sinh vật rừng Nam Hải Vân, quần xã sinh vật rừng Sơn Trà

Câu 1 (0,5 điểm): Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 125000 cá thể. Quần thể này có
tỉ lệ sinh là 10%/năm, tỷ lệ tử vong là 7%/năm và tỷ lệ xuất cư là 1%/năm. Sau một năm số lượng cá thể trong quần
thể đó được dự đoán là bao nhiêu?

You might also like