You are on page 1of 4

KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.

VN – Học để khẳng định mình

KHÓA LIVE S 2023:


TS. PHAN KHẮC NGHỆ
BÀI 43: QUẦN XÃ VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
LIVE CHỮA: 21g30, thứ 2 (02/01/2023)
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


Câu 1. Quần xã sinh vật là gì? Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở những đặc điểm nào?
- Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. Quần xã có độ đa dạng càng
cao thì tính ổn định càng cao, cấu trúc của mạng lưới thức ăn càng phức tạp.
Câu 2. Loài ưu thế là gì? Loài đặc trưng là gì?
Câu 3. Nguyên nhân của sự phân tầng trong quần xã? Sự phân tầng trong quần xã có ý nghĩa gì?
Câu 4. Hãy cho biết các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã được chia thành mấy nhóm lớn. Mỗi nhóm
gồm những mối quan hệ nào?
Câu 5. Những mối quan hệ nào không gây hại cho các loài tham gia? Cho ví dụ minh họa.
Câu 6. Những mối quan hệ nào gây hại cho các loài tham gia? Cho ví dụ minh họa.
Câu 7. Khống chế sinh học là gì? Trong thực tế người ta ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học như thế nào?
II. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B
giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ nào sau đây?
A. Kí sinh. B. Ức chế - cảm nhiễm.
C. Cạnh tranh. D. Sinh vật ăn thịt – con mồi.
Câu 2. Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm hình thành địa y?
A. Hải quỳ. B. Vi khuẩn lam. C. Rêu. D. Tôm
Câu 3. Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển
C. Sâu bọ sống trong các tổ mối
D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối
Câu 4. Mối quan hệ giữa mèo rừng và thỏ thuộc mối quan hệ nào sau đây?
A. Hội sinh. B. Kí sinh–vật chủ.
C. Cạnh tranh. D. Vật ăn thịt-con mồi.
Câu 5. Khi nói về quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường
II. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.
III. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã không phụ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
IV. Trong quần xã sinh vật, một loài sinh vật có thể tham gia đồng thời vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 6. Khi nói về quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một quần xã sinh vật bao gồm tập hợp các quần thể cùng sống trong một môi trường và có mối quan hệ sinh
thái tương hỗ.
II. Cấu trúc của quần xã sinh vật luôn được duy trì ổn định theo thời gian.
III. Trong mỗi quần xã sinh vật, thường có một hoặc một số quần thể (loài) ưu thế.
KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
IV. Trong mỗi quần xã sinh vật, thường có một số quần thể (loài) đặc trưng.
V. Loài ưu thế thường quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 7. Khi nói về đặc trưng của quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các quần xã sống ở vùng khí hậu nhiệt đới thường có thành phần loài giống nhau.
II. Trong quần xã, thường chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật mà không có sự phân tầng của các loài động
vật.
III. Sinh vật phân bố theo nhiều ngang thường gặp ở những vùng có điều kiện sống thuận lợi, thức ăn dồi dào.
IV. Trong cùng một quần xã, nếu điều kiện môi trường càng thuận lợi thì độ đa dạng của quần xã càng cao.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 8. Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
I. Sự phân tầng sẽ góp phần làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường dẫn tới làm tăng cạnh tranh khác loài.
II. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố không đều của nhân tố sinh thái và do sự
thích nghi của các loài sinh vật.
III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có tính phân tầng mạnh mẽ hơn so với hệ sinh thái tự nhiên
IV. Trong quần xã sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Khi nói về sự phân tầng của quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phân tầng chính là sự phân bố các quần thể (các loài) theo chiều thẳng đứng.
II. Quần xã rừng nhiệt đới thường có sự phân tầng mạnh nhất.
III. Sự phân tầng làm phân hóa ổ sinh thái của các loài.
IV. Trong ao nuôi cá, nuôi ghép các loài cá ở nhiều tầng khác nhau sẽ làm tăng năng suất.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 10. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra
sự cạnh tranh khác loài.
II. Ở mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ.
III. Quan hệ cạnh tranh khác loài không tạo nên động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa.
IV. Mối quan hệ vật chủ - sinh vật kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trùng roi sống trong ruột mối là mối quan hệ cộng sinh.
II. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng bắt ve bét là mối quan hệ hợp tác.
III. Cây nắp ấm bắt côn trùng là mối quan hệ vật ăn thịt con mối.
IV. Dây tơ hồng sống bám trên các cây nhãn là mối quan hệ hội sinh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quan hệ hội sinh các loài đều có lợi.
II. Ở mối quan hệ đối kháng giữa các loài, không có loài nào có lợi.
III. Ở quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường không tiêu diệt vật chủ.
IV. Ở quan hệ hội sinh, loài có lợi thường là loài có kích thước cơ thể lớn.
V. Cạnh tranh giữa các loài có thể ảnh hưởng đến sự phân bố địa lí của các loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Khi nói về quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mỗi quần xã thường có một số lượng loài nhất định, khác với quần xã khác.
KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
II. Các quần xã ở vùng ôn đới do có điều kiện môi trường phức tạp nên độ đa dạng loài cao hơn các quần xã ở
vùng nhiệt đới
III. Tính đa dạng về loài của quần xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sự cạnh tranh giữa các loài, mối quan hệ
vật ăn thịt - con mồi, sự thay đổi của môi trường vô sinh.
IV. Quần xã càng đa dạng về loài bao nhiêu thì số lượng cá thể của mỗi loài càng ít bấy nhiêu
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14. Có 4 loài cùng sống trong một môi trường và có ổ sinh thái về dinh dưỡng được mô tả theo các vòng
tròn như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng? A
I. Loài A và loài D không cạnh tranh nhau. D
B
II. Loài B và loài C có ổ sinh thái trùng nhau một phần nên
C
không cạnh tranh nhau.
III. Nếu 4 loài này sống ở các môi trường khác nhau thì chúng sẽ
không cạnh tranh nhau.
IV. Loài A và loài D bị cạnh tranh khốc liệt hơn loài B và C.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15. Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho
các loài tham gia?
I. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
II. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
III. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
IV. Giun sán sống trong ruột lợn.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 16. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
I. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt.
II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
III. Trong tiến hoá, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.
IV. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến
hoá.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 17. Mèo rừng và rắn cùng bắt chuột làm thức ăn; Quan hệ giữa mèo rừng và rắn là quan hệ gì?
A. Hợp tác. B. Cộng sinh. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh.
Câu 18. Quan hệ giữa vi khuẩn lam và bèo hoa dây thuộc mối quan hệ nào?
A. hội sinh. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. ức chế cảm nhiễm.
Câu 19. Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B:
Được sống chung Không được sống chung
Trường hợp
Loài A Loài B Loài A Loài B
(1) - - 0 0
(2) + + - -
(3) + 0 - 0
(4) - + 0 -
Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở trường hợp (1), nếu A là một loài động vật ăn thịt thì B sẽ là loài thuộc nhóm con mồi.
II. Ở trường hợp (2), nếu A là loài mối thì B có thể là loài trùng roi sống trong ruột mối.
III. Ở trường hợp (3), nếu A là một loài cá ép sống bám trên cá lớn thì B có thể sẽ là loài cá lớn.
KHÓA LIVE S 2023 – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ MOON.VN – Học để khẳng định mình
IV. Ở trường hợp (4), nếu A là loài giun kí sinh ở trong ruột của lợn rừng thì B có thể sẽ là loài lợn rừng.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 20. Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống
mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan
hệ giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là mối quan hệ
A. ức chế - cảm nhiễm. B. động vật ăn thịt và con mồi.
C. hội sinh. D. cạnh tranh khác loài.

You might also like