You are on page 1of 10

TỔNG HỢP 20 CÂU SINH THÁI XÁC SUẤT CAO

Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Trí Sang.

Câu 1.[ThreeBioWord]. Ngao móng tay (Sphaerium corneum), còn được gọi là
Ngao Châu Âu, là một loài than mềm sống ở tầng đáy của các vùng nước ngọt,
chúng kiếm ăn bằng cách lọc vụn hữu cơ và các loài thực vật phù du trong nước.
Khi nghiên cứu hiệu quả nhóm ở một quần thể loài này qua tốc độ lọc nước, người
ta lập được biểu đồ thể hiện trong hình sau:

Khi phân tích kết quả trên, có bao


nhiêu nhận xét sau đúng?
I. Hiệu quả nhóm minh họa cho vai
trò của các mối quan hệ hỗ trợ cùng
loài.
II. Hiệu quả nhóm cao hay thấp phụ
thuộc nhiều vào mật độ cá thể, khi
mật độ quá cao hoặc quá thấp, hiệu quả nhóm đều giảm.
III. Hiệu quả nhóm ở Ngao móng tay là một nhân tố giúp cho môi trường nước
sạch hơn.
IV. Hiệu quả nhóm bị giảm xuống có thể do tăng mức độ cạnh tranh hoặc do giảm
mức độ hỗ trợ giữa các cá thể.
A.2 B.3 C.1 D.4
Câu 2.[ThreeBioWord]. Một loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn nhưng
không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Loài cá ép
sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để 3 loài vi sinh vật khác bám lên và
sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Quan hệ giữa cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ hội sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hội sinh.
III. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài cá ép bị tiêu diệt thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Team ThreeBioWord : https://www.facebook.com/threebioword


Câu 3.[ThreeBioWord]. Vườn cây ăn quả có loài côn trùng A chuyên đưa những
con rệp lên chồi non, nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa của cây ăn quả và thải ra
chất dinh dưỡng cho loài côn trùng A ăn. Để đuổi loài côn trùng A, người nông
dân đã thả vào vườn loài kiến ba khoang. Khi được thả vào vườn, loài kiến ba
khoang không chỉ tiêu diệt loài côn trùng A mà tiêu diệt cả rệp cây. Có bao nhiêu
phát biểu sau đây đúng?
I. Kiến 3 khoang và cây ăn quả là quan hệ hợp tác.
II. Côn trùng A và cây ăn quả là quan hệ cạnh tranh.
III. Kiến 3 khoang và côn trùng A là quan hệ sinh vật ăn sinh vật.
IV. Côn trùng A và rệp là quan hệ cộng sinh.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 4. .[ThreeBioWord] Cho các phát biểu sau về sơ


đồ lưới thức ăn ở hình bên:
I. Sâu ăn lá và xén tóc thuộc cùng bậc dinh dưỡng.
II. Quan hệ giữa chuột và rắn là quan hệ đối kháng.
III. Nếu rắn bị loại bỏ hoàn toàn thì số lượng chuột có
thể tăng.
IV. Có tối đa 3 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 5. .[ThreeBioWord] Các mối quan hệ dinh dưỡng trong một con sông được
mô tả trong bảng dưới đây

Team ThreeBioWord : https://www.facebook.com/threebioword


Một lưới thức ăn được thiết lập dựa trên các thông tin trên. Hãy cho biết có bao
nhiêu nhận định đúng về lưới thức ăn này?
I. Các loài tương ứng từ 1 đến 5 trong hình lần lượt là: nòng nọc, côn trùng, cá gai,
cá rô, ếch.
II. Có 3 loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 3.
III. Chuỗi dài nhất có 5 mắt xích.
IV. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là cá gai, cá rô, ếch.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 6. .[ThreeBioWord] Giả sử lưới thức ăn trong một hệ sinh thái được mô tả ở
hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 7 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn này.
II. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.
III. Sâu đục thân, sâu hại quả và chim ăn hạt
có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.
IV. Khi diều hâu biến mất thì sóc, chim ăn
hạt và chim ăn sâu đều không bị khống chế
số lượng.
A. 4. B. 3 .C. 2 D. 1

Câu 7.[ThreeBioWord]: Trong 1 giờ học thực hành, khi quan sát 1 lưới thức ăn,
một học sinh đã mô tả như sau: Sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng
cánh cứng ăn vỏ cây và chuột ăn rễ cây đều có nguồn thức ăn lấy từ cây dẻ. Chim
ăn sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả; diều hâu sử dụng chim
sâu, chim ăn hạt và chuột làm thức ăn; rắn ăn chuột; mèo rừng ăn chuột và côn
trùng cánh cứng. Dựa vào mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Diều hâu vừa thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 3 vừa thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 2.
(2) Không có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa rắn và diều hâu.
(3) Lưới thức ăn này có 8 chuỗi thức ăn.
(4) Quan hệ giữa mèo rừng và chim sâu là quan hệ hội sinh.

A. 4. B. 3 C. 1. D. 2.

Câu 8.[ThreeBioWord]. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô →
Chim bói cá. Khi nói về chuỗi hức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ
cạnh tranh.

Team ThreeBioWord : https://www.facebook.com/threebioword


II. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế
sinh học.
III. Tôm, cá rô và chim bói cá đều là sinh vật tiêu thụ.
IV. Sự tăng, giảm số lượng chim bói cá sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng
cá rô.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 9.[ThreeBioWord]. Giả sử lưới thức ăn trong
1 hệ sinh thái được mô tả ở hình bên. Nếu trâu rừng
bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ sinh thái này thì theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Rận trâu sẽ bị loại bỏ khỏi hệ sinh thái này nếu
chúng không lấy
thức ăn từ mắt xích khác.
(2) Số lượng cá thể sâu ăn lá có thể tăng lên vì có
nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn.
(3) Số lượng cá thể nai không bị ảnh hưởng vì không liên quan đến cỏ 1.
(4) Mức độ cạnh tranh giữa hổ và báo có thể tăng lên.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 10.[ThreeBioWord]Giả sử lưới thức ăn trong 1 hệ sinh thái được mô tả ở
hình bên. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về
lưới thức ăn này?
(1) Rắn có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2
hoặc là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
(2) Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích.
(3) Nếu chuột bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ sinh
thái này thì lưới thức ăn còn 3 chuỗi thức ăn.
(4) Đại bàng có thể thuộc 3 bậc dinh dưỡng khác nhau.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Team ThreeBioWord : https://www.facebook.com/threebioword


Câu 11.[ThreeBioWord].Hình dưới đây cho biết
sự biến động về kích thước quần thể qua các năm
của hai loài chim A và B. Xét các phát biểu về
đặc điểm sinh học của 2 loài chim này với các
nhận xét sau đây:
(1) Loài A là loài có kích thước cơ thể lớn so với
loài B.
(2) Quần thể của loài A có kích thước lớn hơn
của kích thước quần thể loài B.
(3) Loài A có tiềm năng sinh học lớn hơn loài B.
(4) Loài A thường có khả năng mẫn cảm với thay đổi của điều kiện môi trường
hơn loài B.
A. 1 . B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12.[ThreeBioWord].Sói xám (Canis lupus) ở vườn quốc gia Yellowstone bị
con người săn bắn từ năm 1926 và dẫn đến tuyệt chủng ngay sau đó. Điều này có
ảnh hưởng lớn đến cấu trúc quần xã trong đó tiêu biểu là số lượng nai sừng tấm
(hình A), làm ban quản lí rừng phải chủ động giết bớt nai khỏi khu vực (lên tục đến
năm 1968 - khi quần thể nai đạt số lượng tương đối thấp mới dừng lại) và số lượng
thực vật trong rừng (hình B, tỉ lệ thuận với lượng cây con tái sinh). Năm 1995,
người ta quyết định nhập thêm 14 cá thể sói xám từ Canada sau 70 năm vắng bóng
loài động vật ăn thịt ở vùng đất này.

Phân tích các dữ liệu trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi không chịu áp lực bởi con người cũng như vắng mặt sói xám, số lượng thực
vật sẽ tăng rất nhanh.
II. Vai trò sinh thái của nai sừng tấm là loài ưu thế.

Team ThreeBioWord : https://www.facebook.com/threebioword


III. Ở các giai đoạn tiếp theo, quần thể nai sẽ phục hồi số lượng và dao động quanh
mức cân bằng với quần thể sói xám.
IV. Mô hình kiểm soát được áp dụng cho quần thể này là khống chế từ trên xuống.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 13.[ThreeBioWord].Ốc bưu vàng (Pomacea canalicaluta) là loài ngoại lai


xâm hại có nguồn gốc từ Nam Mĩ được du nhập tới Đài Loan và phát triển mạnh ra
khắp Đông Nam Á. Nghiên cứu sự tác động của loài này đến các loài khác ở một
quần xã ruộng lúa bản địa, người ta lập được đồ thị
thể hiện ở hình sau. Một nghiên cứu khác tại quần
xã này cũng cho thấy, kể từ khi có ốc bưu vàng,
hàm lượng chất dinh dưỡng (các loại khoáng) trong
nước đã tăng lên gấp 5 lần chỉ sau 2 tháng.
Có bao nhiêu khẳng định sau là đúng?
I. Ốc bưu vàng có ưu thế cạnh tranh cao hơn những
loài họ hàng gần.
II. Dù là loài ngoại lai, ốc bưu vàng nhanh chóng trở thành loài ưu thế trong quần
xã này.
III. Ốc bưu vàng làm giảm độ đa dạng trong quần xã nhưng có thể tăng năng suất
lúa nước.
IV. Để hạn chế tác động xấu của ốc bưu vàng, bổ sung vật ăn thịt vào quần xã hợp
lý hơn là việc đánh bắt và diệt ốc thường xuyên.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

Câu 14.[ThreeBioWord]. Thí nghiệm về tác động của nhiệt độ lên mối quan hệ
cạnh tranh khác loài của 2 loài cá hồi suối đã được thực hiện trong phòng thí
nghiệm. Hai loài cá đó là Salvelinus malma và S.leucomaenis, chúng phần lớn
phân bố tách biệt theo độ cao. Ba tổ hợp cá thể cá đã được thí nghiệm, bao gồm
các quần thể có phân bố tách biệt của S.malma, S.leucomaenis, và các quần thể
cùng khu phân bố của của cả 2 loài. Cả ba nhóm đều được thí nghiệm với nhiệt độ
thấp (6°C) và nhiệt độ cao (12°C), trong đó trên thực tế thường gặp các quần thể
của S.malma (6°C) và quần thể S.leucomaenis (12°C). Phân tích và cho biết nhận
định nào dưới đây đúng khi nói về kết quả thí nghiệm trên?

Team ThreeBioWord : https://www.facebook.com/threebioword


A. Loài S.leucomaenis có ổ sinh thái rộng hơn loài S.malma
B. Khi sống cùng một khu phân bố thì kích thước quần thể loài S.leucomaenis
tăng, kích thước quần thể loài S.malma giảm
C. Khi sống tách biệt, loài S.malma có tỉ lệ sống sót cao hơn loài S.leucomaenis
D. Quan hệ sinh thái giữa hai loài trên thuộc quan hệ hỗ trợ.
A. 1 . B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15..[ThreeBioWord]Ở 1 hệ sinh thái có 2 loài sên biển X và Y là động vật ăn
tảo cùng sinh sống. Một thí nghiệm được
tiến hành để tìm hiểu tác động của mật độ
sên biển lên khả năng sinh trưởng của
chúng và mật độ của tảo. Số liệu được
trình bày như hình bên. Khi nói về hệ
sinh thái trên, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Ở khoảng thời gian 1, quần thể X có
khả năng sinh trưởng kém hơn quần thể
Y.
II. Tốc độ sinh trưởng của loài Y giảm nhanh hơn so với loài X theo thời gian.
III. Loài Y có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài X khi nguồn thức ăn trong môi trường
suy giảm.
IV. Khi nguồn sống càng giảm, loài X có khả năng sinh trưởng giảm nhưng ưu thế
cạnh tranh lại tăng.
A. 1 . B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16 .[ThreeBioWord].Một hệ sinh thái có hai loài sên biển Ba và Cc là động
vật ăn tảo cùng sinh sống. Một thí nghiệm được tiến hành để tìm hiểu tác động của
mật độ sên biển (tổng cộng cả hai loài) lên khả năng sinh trưởng (g/g sinh khối ban
đầu) của chúng và mật độ của tảo (μm2 bề mặt tảo/μm2 diện tích đáy). Số liệu
được trình bày ở hình dưới. Có bao nhiêu nhận định sau đúng?

Team ThreeBioWord : https://www.facebook.com/threebioword


I. Khi các quần thể mới hình thành, quần thể Ba có khả năng sinh trưởng kém hơn
quần thể Cc.
II. Tốc độ sinh trưởng của loài Ba giảm nhanh hơn so với loài Cc khi độ phong phú
của sên biển
trong môi trường tăng.
III. Loài Cc có ưu thế cạnh tranh cao hơn loài Ba khi nguồn thức ăn trong môi
trường suy giảm.
IV. Khi nguồn sống giảm, khả năng sinh trưởng của một số loài tham gia cạnh
tranh có thể giảm nhưng ưu thế cạnh tranh của chúng lại tăng.
A. 1 . B. 2. C. 3. D. 4
Câu 17. .[ThreeBioWord].Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ
sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của
3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3
loài chim trên là đúng?

A. Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn.

Team ThreeBioWord : https://www.facebook.com/threebioword


B. Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại.
C. Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau.
D. Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được
nhiều thức ăn hơn .

Câu 18 .[ThreeBioWord].Jaenike và Brekke (2011) đã thực hiện một thí nghiệm


sử dụng các quần thể ruồi giấm trong phòng thí nghiệm (Drosophila neotestacea)
để kiểm tra xem liệu loài cộng sinh có thể được di truyền qua các thế hệ để gia tăng
tần số trong quần thể vật chủ bị kí sinh. Ruồi có một loại vi khuẩn cộng sinh thuộc
chi Spiroplasma giúp bảo vệ chúng khỏi giun kí sinh Howardula aoronymphium.
Howardula có thể làm ruồi cái vô sinh và làm giảm sự thành công khi giao phối ở
ruồi đực.
Jaenike và Brekke tiến hành thí nghiệm thứ nhất với năm quần thể giống nhau
trong đó ruồi được tiếp xúc với giun kí sinh ở tất cả các thế hệ và năm quần thể
giống nhau khác nhưng không có giun kí sinh. Ban đầu, mỗi quần thể đã có 50%
ruồi trưởng thành cộng sinh với Spiroplasma và 50% ruồi không được nhiễm vi
khuẩn. Trong thí nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu tiến hành thí nghiệm với năm
quần thể (cũng giống nhau) trong đó tất cả ruồi đều nhiễm Spiroplasma và năm
quần thể ruồi khác không bị nhiễm bệnh. Tất cả các quần thể trong thí nghiệm thứ
hai này được tiếp xúc với giun ký sinh Howardula (nhưng không nhất thiết bị
nhiễm) chỉ trong thế hệ đầu tiên. Cả hai thí nghiệm được theo dõi trong bảy thế hệ,
kết quả thu được được trình bày ở 2 biểu đồ dưới đây. Biểu đồ A thể hiện tỉ lệ ruồi
giấm cộng sinh với Spiroplasma, Biểu đồ B thể hiện tỉ lệ ruồi giấm bị nhiễm giun
kí sinh Howardula.

Phân tích dữ liệu và các đồ thị trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Team ThreeBioWord : https://www.facebook.com/threebioword


I. Tỉ lệ ruồi cộng sinh với vi khuẩn ở quần thể có giun kí sinh cao hơn so với không
xuất hiện giun.
II. Sự có mặt của vi khuẩn cộng sinh Spiroplasma giúp bảo vệ ruồi giấm khỏi giun
Howardula.
III. Quần thể ruồi ở thế hệ 3 đã có 95% cá thể bị nhiễm giun kí sinh và tất cả các
quần thể đều tuyệt chủng ở thế hệ thứ 6.
IV. Dựa vào hai biểu đồ trên có thể kết luận rằng việc nuôi dưỡng Spiroplasma
phải tốn lượng lớn chi phí.
A. 1 . B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19. .[ThreeBioWord]Năm 2002, trận cháy lớn đã ảnh hưởng đến hơn 3000
ha rừng U Minh. Sau gần 20 năm, khoảng 90% diện tích rừng U Minh bị cháy
đang dần được phục hồi. Hình nào dưới đây phù hợp để mô tả sự thay đổi số lượng
loài trong quá trình diễn thế sinh thái ở rừng U Minh?

A. Hình I. B. Hình II. C. Hình III. D. Hình IV.

Câu 20. .[ThreeBioWord] Công nghệ sinh thái trồng hoa trên bờ ruộng (gọi tắt là
mô hình “ruộng lúa, bờ hoa”) nhằm lợi dụng côn trùng có ích tiêu diệt sâu bệnh
trên lúa, qua đó giảm bớt việc sử dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng. Những
giống hoa được chọn trồng như: cúc dại, mười giờ, sao nhái, đậu bắp,... Đây là
những loại hoa có màu sắc sặc sỡ và khả năng thích nghi tốt trong điều kiện sống
ngoài đồng ruộng. Đặc biệt, hoa có nhiều mật và phấn sẽ thu hút được các loại
thiên địch như ong, bướm... đến cư trú và ăn côn trùng gây hại trên lửa. Vì vậy,
ruộng lúa sẽ hạn chế hoặc không cần phải phun thuốc như tập quân canh tác thông
thường của nông dân... Từ tháng 8/2013, chương trình được triển khai tại 22 tỉnh
thành phía Nam. Hãy cho biết mô hình trên có cơ sở từ hiện tượng nào trong Sinh
học?
A. Khống chế sinh thái. B. Cân bằng sinh học
C. Cân bằng quần thể. D. Khống chế sinh học.

Team ThreeBioWord : https://www.facebook.com/threebioword

You might also like