You are on page 1of 6

ĐMT 0977 140782

BÀI TẬP PHÂN BÓN - PHỐT PHO


Câu 1: Một loại phân kali chứa 59,6% KCl, 34,5% K 2CO3 về khối lượng, còn lại là SiO 2. Độ dinh
dưỡng của loại phân bón trên là:
A. 61,10 B. 49,35 C. 50,70 D. 60,20
Câu 2: Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P 2O5. Vậy % khối lượng
Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là
A. 78,56%. B. 56,94%. C. 65,92%. D. 75,83%.
Câu 3: Một loại phân kali có thành phần chính là K 2SO4 chiếm 87,18% khối lượng (còn lại là các tạp
chất không chứa kali). Độ dinh dưỡng của phân này là
A. 65,75%. B. 55,00%. C. 47,10%. D. 55,55%.
Câu 4: Một loại phân lân chứa 80% Ca3(PO4)2 về khối lượng còn lại là các hợp chất không chứa
Photpho. Hỏi hàm lượng dinh dưỡng có trong loại phân lân đó là bao nhiêu?
A. 45,80%. B. 16,00%. C. 36,64%. D. 20,00%.
Câu 5: Cho m gam một loại quặng phot phorit (chứa 7% là tạp chất trơ không chứa photpho) tác dụng
vừa đủ với dung dịch H2SO4 đặc để sản xuất supephotphat đơn. Độ dinh dưỡng của supephotphat đơn
thu được khi làm khan hỗn hợp sau phản ứng là?
A. 34,20%. B. 26,83%. C. 42,60%. D. 53,62%.
Câu 6: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali)
được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. % khối lượng của KCl trong phân kali là 
A. 95,51%.  B. 87,18%.  C. 65,75%.  D. 88,52%. 
Câu 7: Phân supephot phat kép thực tế sản xuất được thường chỉ có 40% P 2O5. Vậy % khối
lượng Ca(H2PO4)2 trong phân bón đó là: 
A. 78,56%.  B. 56,94%.  C. 65,92%.  D. 75,83%.
Câu 8: Một loại phân đạm ure có độ dinh dưỡng là 46,00%. Giả sử tạp chất trong phân chủ yếu
là (NH4)2CO3. Phần trăm về khối lượng của ure trong phân đạm này là: 
A. 92,29%.  B. 96,19%.  C. 98,57%.  D. 97,58%. 
Câu 9:Tính khối lượng quặng photphorit chứa 75% Ca3(PO4)2 cần để điều chế 11 tấn axit
photphoric 50%. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 90%.
A.22,36 B. 55,68 C. 18,99 D. Đáp án khác
Câu 10: Khối lượng quặng photphorit chứa 65% Ca 3(PO4)2 cần lấy để điều chế 150kg P là ? Biết có
hao hụt 3% P trong sản xuất. 
A.22,34 B. 16,35 C. 34,68 D. Đáp án khác
ĐMT 0977 140782
Câu 11: Khối lượng dd H2SO4 65% dùng để điều chế được 525,37 kg supe phot phat kép là ? 
A. 239  B. 229  C. 339  D. Đáp án khác
Câu 12: Cho một mẫu quặng Apatit (chứa 77,5% khối lượng là Ca 3(PO4)2, còn lại là tạp chất trơ
không chứa photpho) tác dụng với H2SO4 đặc (vừa đủ). Làm khô hỗn hợp sau phản ứng thu được phân
lân super photphat đơn. Tính hàm lượng P2O5 trong loại phân bón này.
A. 23,99  B. 22,91  C. 33,93  D. 23,83 
Câu 13: Một loại phân supe photphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihi đrophotphat, còn lại gồm
các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là.
A. 48,52%. B. 42,25%. C. 39,76%. D. 45,75%.
Câu 14: Trong công nghiệp, phân lân supe phot phat kép được sản xuất theo sơ đồ chuyển hoá:
Ca3(PO4)2 → H3PO4 →Ca(H2PO4)2 Khối lượng dung dịch H 2SO4 70% dùng để điều chế được 468
kg Ca(H2PO4)2 là bao nhiêu ? Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%:
A. 392 kg. B. 520 kg. C. 600 kg. D. 700 kg.
Câu 15: Một loại phân lân có thành phần chính là Ca(H 2PO4)2 được sản xuất từ quặng photphorit có
độ dinh dưỡng 47%. % khối lượng của Ca(H2PO4)2 trong loại phân lân đó là
A. 87,18%.                      B. 65,75%.                      C. 95,51%.                      D. 77,45%.
Câu 16: Đốt m gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm vào 500 ml dung dịch chứa NaOH 0,1M và
KOH 0,2M cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 9,448 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 1,426. B. 1,085. C. 1,302. D. 1,395.
Câu 17: Một loại quặng có chứa 74,4% Ca3(PO4)2, còn lại là CaCO3 và SiO2. Để điều chế phân
supephotphat đơn (hỗn hợp gồm Ca(H 2PO4)2 và CaSO4) từ 100 kg quặng trên người ta cần dùng vừa đủ
110 kg dung dịch H2SO4 63,7%. Xác định độ dinh dưỡng của loại supephotphat đơn điều chế được trên?
A. 22,22%. B. 38,67%. C. 9,70%. D. 19,34%.
Câu 18: Chất A là một loại phân đạm chứa 46,67% nitơ. Đốt hết 1,8 gam A cần 1,008 lít O2 (đktc). Sản
phẩm cháy gồm N2, CO2, hơi H2O, trong đó tỉ lệ thể tích VCO2:VH2O=1:2. Xác định công thức cấu tạo
của A. Biết rằng công thức đơn giản nhất của A cũng là công thức phân tử.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 19: Ngô là loại cây trồng “phàm ăn”, để đảm bảo độ dinh dưỡng trong đất, với mỗi hecta đất trồng
ngô, người nông dân cần cung cấp 150 kg N; 60 kg P 2O5 và 110 kg K2O. Loại phân mà người nông dân
sử dụng là phân hỗn hợp NPK (20 – 20 – 15) trộn với phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và ure (độ
dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1 hecta đất gần nhất với giá trị nào
ĐMT 0977 140782
A. 604 B. 460 C. 560 D. 550
Câu 20: Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là:
1. Thành phần chính của supephotphat đơn là Ca(H2 PO4 )2
2. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo % khối lượng của K2O  ứng với kali trong phân.
3. Một trong những nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân lân nhân tạo hiện nay là H2SO4.
4. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo % về khối lượng của nitơ trong phân.
5. Phân bón amophot là hỗn hợp muối NH4H2PO4  và (NH4)2HPO4.
6. Phân bón nitrophotka là phân hỗn hợp.
7. Phân lân nung chảy thích hợp cho đất chua.
8. Chỉ bón phân đạm amoni cho các loại đất ít chua hoặc đã được khử chua trước bằng vôi.
9. Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2SiO3.
10. Có thể dùng phân lân tự nhiên bón cho một số loại cây trồng.
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 21: Cho 14,2 gam P2O5 vào V ml hỗn hợp gồm NaOH 1M, thu được 27,3 gam chất rắn. V là
A. 350,0. B. 462,5. C. 600,0. D. 452,5.
Câu 22: Trong thực tế 1 hecta đất trồng cần cung cấp 135kg N và 35,5kg P2O5 cùng 40kg K2O. Để
có đc lượng chất dinh dinh dưỡng này cần trộn phân bón NPK (30.10.10) với phân KCl (độ dinh
dưỡng 60%) và phân ure (độ dinh dưỡng 46%). Nếu người dân sử dụng 100kg phân bón vừa trộn trên
thì bón được cho bao nhiêu hecta đất trồng ?
A. 0,263 B. 0,142 C. 0,345 D. 0,378
Câu 23: Cho m gam P2O5 vào 350 ml dung dịch KOH 1M, thu (2m + 6,7) gam chất rắn. Giá trị m
A. 10,65 B. 14,20 C. 7,10 D. 21,30
Câu 24: Cho 0,25a/17 mol P2O5 vào 125 gam dung dịch NaOH 16% được dung dịch B chứa hai muối
NaH2PO4 và Na2HPO4. Giá trị a ở trong khoảng:
A. 17 < a< 34 B. 4,25 < a < 8,5 C. 8,5 < a < 17 D. 8,5 < a < 34
Câu 25: Cho a gam P2O5 vào 500 ml dd hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,3M, sau phản ứng hoàn toàn
thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 17,7 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của a là
A.  7,1 gam. B.  3,55 gam. C.  21,3 gam. D.  14,2 gam.
Câu 26: Một loại supephotphat kép được sản xuất từ H2SO4 đặc và nguyên liệu là quặng photphorit
(chứa 50% Ca3(PO4)2, còn lại là tạp chất không chứa photpho). Để sản xuất được 159,75 tấn phân lân
supephotphat kép có độ dinh dưỡng 40% thì cần dùng ít nhất m tấn quặng photphorit trên. Biết hiệu
suất của cả quá trình sản xuất là 80%. Giá trị của m là
ĐMT 0977 140782
A. 211,63.       B. 279,00       C. 348,75.         D. 139,50
Câu 27: Cho 100 ml dung dịch H3PO4 vào 100 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được dung dịch chứa

20,2 gam hỗn hợp muối. Nồng độ mol/l của dung dịch H3PO4 là:

A. 1,5M B. 1,0M C. 1,4M D. 1,2M


Câu 28: Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung
dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Khối lượng muối trong X
A. 16,4 gam. B. 14,2 gam. C. 12,0 gam. D. 11,1 gam.
Câu 29: Đốt 6,2 gam photpho trong khí O 2 dư, sản phẩm sinh ra cho vào 500 ml dung dịch hỗn hợp
NaOH 0,4M và KOH 0,6M, thu được dung dịch X. Tổng khối lượng muối có trong X là:
A. 39,0g. B. 44,4g. C. 35,4g. D. 37,2g.
Câu 30: Cho 2,13 gam P2O5 tác dụng hết với V ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa 4,48 gam muối. Giá trị của V là
A. 80 ml. B. 90 ml. C. 70 ml. D. 75 ml.
Câu 31: Cho 2,13 g P2O5 vào 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu dung dịch X chứa m gam muối. Tính m
A. 4,70. B. 4,48. C. 2,46. D. 4,37.
Câu 32: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol P2O5, 0,15 mol K2O, 0,1 mol Na2O vào nước dư thu được dung
dịch Y chứa m (gam) muối. Giá trị của m là :
A. 45,2 B. 43,5 C. 34,5 D. 35,4
Câu 33: Cho 68,2 gam canxi photphat tác dụng với 39,2 gam dung dịch H 2SO4 80%. Sau phản ứng cô
cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn B. Trong B chất có số mol ít nhất là
A. 0,1 mol B. 0,12mol C. 0,14mol D. 0,08 mol
35: Cho x gam P2O5 vào 338ml dung dịch NaOH 4M, thu được 3x gam chất rắn. Giá trị x là:
Câu

A. 11,36 B. 12,78 C. 22,72 D. 14,2


Câu 36: Lấy V ml dung dịch H3PO4 35%(d=1,25 g/ml) đem trộn với 100 ml dung dịch KOH 2 M thu
được dung dich X có chứa 14,95 gam hỗn hợp hai muối K 3PO4 và K2HPO4. Giá trị của V là:
A. 26,25 ml B. 21ml C. 7,35ml D. 16,8ml
Câu 37: Cho m gam P2O5 vào 1 lít dd hỗn hợp NaOH 0,2M và KOH 0,3M đến phản ứng hoàn toàn
thu được dd X. Cô cạn cẩn thận X thu được 35,4 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là:
A. 21,3 gam. B. 28,4 gam. C. 7,1 gam. D. 14,2 gam.
Câu 38: Cho 7,1 gam P2O5 vào 100 ml dd KOH 1,5M thu được dd X. Cô cạn X được các chất là:
A. KH2PO4 và K2HPO4. B. KH2PO4 và H3PO4. C. KH2PO4 và K3PO4. D.K3PO4 và K2HPO4.
ĐMT 0977 140782
Câu 41: Hòa tan 3,82 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được
dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 50 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối
lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO 3 dư là
A. 20,95 gam. B. 16,76 gam. C. 12,57 gam. D. 8,38 gam.
Câu 42: Đốt cháy m gam P rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol KOH. Sau
khi các phản ứng hoàn toàn cô cạn dd thu (m + 9,72) gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 1,86 B. 1,55 C. 2,17 D. 2,48
Câu 43: Đốt hết m gam P sau đó hòa hết sản phẩm cháy vào H 2O thu được dung dịch X. Người ta cho
300ml dung dịch KOH 1M vào X sau phản ứng cô cạn thu 18,56 gam rắn khan. Giá trị m là:
A. 2,48 B. 2,265 C. 1,86 D. 1,24
Câu 44: Cho m gam NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol H 3PO4, sau phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch Y. cô cạn dung dịch Y thu được 1,22m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với:
A. 8,1. B. 4,2. C. 6,0. D. 2,1.
Câu 45: điều chế axit photphoric theo sơ đồ sau:

Quặng photphorit P P2O5 H3PO4


Biết hiệu suất chung của quá trình là 90%. Để điều chế được 1 tấn dung dịch H3PO4 49%, cần khối
lượng quặng photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 là
A. 1,18 tấn. B. 1,81 tấn. C. 1,23 tấn. D. 1,32 tấn.
Câu 46: Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là:
(1) P trắng là chất rắn trong suốt, màu trắng hoặc màu vàng nhạt có cấu trúc tinh thể phân tử.
(2) P đỏ là chất bột màu đỏ có cấu trúc polime nên khó nóng chảy và khó bay hơi hơn P trắng.
(3) Trong tự nhiên photpho tồn tại dạng tự do.
(4) Ở nhiệt độ thường, photpho trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.
(5) Ở nhiệt độ thường photpho kém hoạt động hóa học hơn nitơ do độ âm điện nhỏ hơn.
(6) Phần lớn photpho dùng sản xuất axit photphoric, một phần sản xuất diêm, bom, đạn cháy.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 47: Cho các phát biểu sau: Số phát biểu đúng là:
(1) Nitơ có cả tính oxi hóa và tính khử nhưng tính oxi hóa vẫn là tính chất chủ yếu.
(2) Trong phòng thí nghiệm, CO2 được điều chế từ HCOOH và H2SO4 đặc.
(3) Trong tự nhiên, silic tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất.
(4) Phân supephotphat kép có độ dinh dưỡng cao hơn supephotphat đơn.
ĐMT 0977 140782
(5) Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí là khí than ướt.
(6) SiO2 tan dễ trong dung dịch kiềm loãng.
(7) Phương pháp để sản xuất HNO3 trong công nghiệp đi từ hai chất ban đầu là NaNO 3 và H2SO4 đặc;
(8) Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 49: Cho các nhận định sau: Số nhận định đúng là:
(1) Trong tự nhiên, photpho tồn tại ở cả hai dạng đơn chất và hợp chất
(2) Hai khoáng vật chính của photpho là photphorit Ca 3(PO4)2 và apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2
(3) Axit photphoric là chất tinh thể trong suốt, rất háo nước, tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào
(4) Axit photphoric không có tính oxi hóa
(5) Trong công nghiệp, axit photphoric được điều chế từ quặng apatit hoặc quặng manhetit
(6) H3PO4 tinh khiết được dùng trong công nghiệp dược phẩm
(7) Cho dung dịch Na3PO4 tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được kết tủa trắng
A.  5                      B.  4                      C.  6                      D.  3
Câu 50: Các nhận xét sau: Số nhận xét sai là
(a) Phân đạm amoni không nên bón cho loại đất chua.
(b) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng photpho.
(c) Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.CaSO4.
(d) Người ta dùng loại phân bón chứa nguyên tố kali để tăng cường sức chống bệnh, chống rét và
chịu hạn cho cây.
(e) Tro thực vật cũng là một loại phân kali vì có chứa K2CO3.
(f) Amophot là một loại phân bón phức hợp.
A.  2                      B.  4                      C.  6                      D.  3

You might also like