You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ 9: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở TỈNH PHÚ THỌ

Luyện tập:
1. Chuẩn bị:

Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết,… về các hoạt động khai thác tài nguyên thiên
nhiên ở địa phương.

Hoạt động khai thác đất đồi chè tại Đoan Hùng.

Khai thác đá tại mỏ đá Công ty Cổ phần xây dựng và khai thác đá Mỹ Lung, xã Mỹ
Lung, huyện Yên Lập.
+) Hoạt động: Bảo vệ, khai thác tài nguyên nước ở tỉnh Phú Thọ.

2. Xác định những hoạt động nên làm và không nên làm để bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và môi trường ở địa phương.

Đối với từng loại tài nguyên, ta có thể đưa ra những hoạt động nên làm và
không nên làm sao cho phù họp với từng loại tài nguyên:
Tài nguyên Hoạt động nên làm Hoạt động không nên làm

Tài nguyên Khai thác hợp lí, bảo vệ tài nguyên đất Sử dụng quá nhiều hoá chất; không
đất không bị ô nhiễm, không bị thoái hoá đất; canh tác khiến đất trở nên khô cằn.
áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp
và cải tạo đất đai.
Tài nguyên Khai thác hợp lí, bảo vệ và phát triển tài Xả rác thải ra nước, làm ô nhiễm
nước nguyên nước, không làm ô nhiễm, cạn nguồn nước; sử dụng lãng phí.
kiệt tài nguyên nước.
Tài nguyên Bảo vệ, phát triển rừng, vườn quốc gia; Phá rừng làm nương; chặt cây lấy
sinh vật phát triển, đẩy mạnh việc trồng rừng; bảo gỗ.
vệ đa dạng sinh học.
Tài nguyên Hoàn thiện việc thăm dò, lập quy hoạch, Khai thác khoáng sản vô giới hạn;
khoáng sản quản lí chặt chẽ hoạt động khai thác và làm tổn hại đến tài nguyên chưa khai
chế biến, đổi mới công nghệ khai thác. thác.
Các tài Cần khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ Phá hoại các vật thể có giá trị lịch
nguyên khác môi trường nhằm phát triển bền vững. sử; xả rác ở các khu di tích.

3. Lựa chọn thông tin và chia sẻ về biện pháp sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên gắn với bảo vệ môi trường ở địa phương.

- Tài nguyên du lịch tự nhiên ở tỉnh Phú Thọ: Phú Thọ là tỉnh giàu tài
nguyên du lịch tự nhiên, tiêu biểu như: Vườn quốc gia Xuân Sơn, mỏ nước khoáng
nóng (huyện Thanh Thuỷ), đầm Ao Châu, Ao Giời – Suối Tiên, đầm Vân Hội
(huyện Hạ Hoà)…

- Sự phát triển của các hoạt động du lịch ngày nay đã và đang tạo ra nhiều
thách thức cho tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh, một số trường hợp còn gây ra
các tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường,
cảnh quan sinh thái, giá trị văn hoá bản địa.

VD: +) Sự gia tăng mức độ sử dụng tài nguyên.


+) Tăng lượng rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường.

+) Hoạt động tham quan gây ảnh hưởng đến tập tính sinh sống của các loài
động vật…

- Và để khắc phục những tình trạng trên, các địa phương đều chỉ đạo xây
dựng kế hoạch cụ thể:

+) Tổ chức trồng và bảo vệ cây xanh.

+) Khuyến khích, hướng dẫn người dân và các cơ sở dịch vụ du lịch thực
hiện thu gom rác một cách khoa học, hợp lý.

+) Gắn giáo dục môi trường với các chương trình đào tạo cho mọi đối
tượng tham gia hoạt động du lịch.

+) Có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá trong vùng gắn
với bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên.

+) Tăng cường hợp tác liên ngành bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du
lịch.

+) Hiện nay, tại các khu, điểm du lịch đều lắp đặt các cụm pano tuyên
truyền về công tác bảo vệ môi trường, khẩu hiệu tuyên truyền về công tác bảo vệ
môi trường và trang bị các thùng thu gom, xử lý rác đúng nơi quy định, không xả
rác thải ra gây ô nhiễm.

Học sinh, sinh viên góp sức mình giữ gìn cảnh quan công viên Văn Lang
Đoàn viên Thanh niên hưởng ứng tháng thanh niên năm 2021 với chủ
đề “Chung tay xây dựng môi trường Du lịch xanh” tại bản Dù – Vườn
Quốc Gia Xuân Sơn

You might also like