You are on page 1of 5

CHƯƠNG IV

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN - MÔI


TRƯỜNG

SỐ TIẾT: 8
NGÀY SOẠN:

I. MỤC TIÊU

Thông qua phần này sinh viên cần thực hiện được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Trình bày được ý nghĩa và vai trò của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Phân tích được ảnh hưởng của việc bùng nổ dân số tác động đến môi trường.
- Phát biểu được các biện pháp bảo vệ môi trường.
-Ý nghĩa của việc đấu tranh sinh họcchống các VSV gây bệnh.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện cho giáo sinh khả năng phân tích, khái quát và thực hành thí nghiệm.
3. Giá dục:
Thông qua vai trò của việc bảo vệ môi trường giáo dục sinh viên có ý thức bảo vệ môi
trường.
II. PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP
1. Phương tiện:
- Huy động vốn hiểu biết của sinh viên
- Sử dụng kiến thức bài giảng
- Tài liệu tham khảo
2. Phương pháp:
Hỏi đáp + Thuyết trình
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

NỘI DUNG
I. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC

1.Các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước.


a. Bảo vệ tài nguyên nước chống ô nhiễm:
- Xây dựng hệ thống cấp và thải nước ở các khu đô thị, khu công nghiệp là một trong
những điều kiện cơ bản đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Phải xây dựng các hệ thống sử lý nước thải để làm giảm ô nhiễm nước tối đa.
- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cải tiến công nghệ để hạn chế tới mức thấp nhất.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu ( quy hoạch xây dựng nghĩa trang, y tế, khu công
nghiệp…)
- Cần cảnh giác khi sử dụng nước trong sinh hoạt (có nhiều VK gây bênh và nhiễm
độc)
b.Các biện pháp xư lý nước thải:
21
* Phương pháp sử lý cấp 1:
- Xử lý cơ học: nước thải được lọc qua lưới, sau đó chảy qua bể cát sỏi(các nhà máy
có thêm ống xifông để thu các màng mỡ dầu trên mặt nước)
- Phương pháp hóa lý: làm ngưng tụ các vẩn đục bằng hóa chất(fèn chua)
*Phương pháp sử lý cấp 2(sinh học): Dựa vào các hoạt động sống của các VSV có
khả năng phân hủy các chất thải có trong nước.
*Phương pháp xử lý cấp 3: Kết hợp cả 2 phương pháp trên với phương pháp sử dụng
thực vật tự dưỡng.
c.Bảo vệ tài nguyên nước tránh bị cạn kiệt:
- Bảo vệ rừng.
- Sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý.
Đảm bảo vòng tuần hoàn của nước
2. Bảo vệ tài nguyên nước Việt Nam.
- Phòng chống lũ lụt, thiên tai, rủi ro: xây dựng đê điều, trồng rừng.
- Khai thác hợp lý.
- Khai thác và bảo vệ nguồn nước ngầm hợp lý.
- Hình thành hệ thống giám sát, theo dõi nước chặt chẽ.
- Bảo vệ có chiến lược lâu dài, giảm hạn hán, lũ lụt.
II. BẢO VỆ TÀI NGUYÊN ĐẤT

1. Những biện pháp sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:


- Bảo vệ đất rừng chống du canh, du cư.
- Quản lý đất nông nghiệp, giảm đến mức độ tối thiểu việc sử dụng đất. nông nghiệp
vào mục đích khác.
- Chống bỏ hoang, từng bước sử dụng đất chống đồi núi chọc vào phát triển kinh tế.
- Khai hoang mở rộng diện tích.
- Chống xói mòn đất.
- Chống xa mạc hóa và khô hạn: trồng rừng
- Chống ngập úng đất.
- Chống mặn cho đất.
2. Cải tạo sử dụng đất theo hướng sinh thái bền vững:
- Phát triển bền vững: Sử dụng đất theo hướng sinh thái bền vững xuất phát từ nhiều
biện pháp tổng hợp: chọn giống cây trồng và vật nuôi phù hợp, biện pháp kỹ thuệt, cải
tạo đất, thủy lợi…
-Trồng xen canh, trồng gối(1 vụ, 2 vụ) ứng dụng phù hợp với từng vùng đất
- Sử dụng đất theo mô hình Lâm - Ngư nghiệp kết hợp (rừng ngập mặn)
- Sử dụng mô hình (V-A-C) có vai trò tích cực theo môi trường và phát triển được hệ
sinh thái bền vững.
III. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

1. Giảm ô nhiễm bụi, hơi và khí: Dùng thiết bị lọc làm sạch: làm sạch khí thải từ nhà
máy, các ống khói lò nung.
2. Biện pháp phân tán bụi và hơi khí:
Dùng các biện pháp kỹ thuật, sao cho vận tốc phân tán 8m/s nhà máy nhỏ, hoặc 20m/s
nhà máy lớn.
22
3. Các biện pháp đổi mới công nghệ ít gây ô nhiễm:
4. Biện pháp sinh thái học:
- Trồng cây xanh
- Giáo dục ý thức tự giác của người dân
IV. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
- Cần ngăn chặn nhanh nạn phá rừng, tích cực trồng rừng sao cho trồng rừng phải
nhiều hơn khai thác, bảo vệ các loài sinh vật đang bị đe dọa để bảo tồn tính đa dạng
sinh học.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về vai trò của rừng, thực trạng của rừng
để cùng bảo vệ rừng và trồng rừng.
-Vận động bà con dân tộc ít người sống trong rừng sống định canh định cư dồng thời
phát triển mô hình Nông - Lâm nghiệp.
- Chú trọng công tác quản lý quy hoạch và bảo vệ rừng tránh khai thác bừa bãi(sử
dụng tài nguyên đất bị suy thoái phát triển công tác Nông - Lâm)
- Giảm sự tăng dân số, di dân. Đồng thời kiểm soát dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, bảo về tính đa dạng sinh học đồng thời là nơi du
lịch văn hóa.
- Mỗi quốc gia phải coi việc bảo vệ rừng là thông điệp, là quốc sách để phát triển và
bảo vệ rừng vì rừng là: “lá phổi xanh”.
V. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ VEN BIỂN

1. Môi trường biển và việc sử dụng tài nguyên biển:


Môi trường biển là môi trường nước có thể hòa tan nhiều chất hữu cơ, vô cơ, và nhiều
loại khí, tài nguyên rất phong phú.
- Nguồn tài nguyên sinh vật
- Nguồn khoáng sản chứa trong nước, trên mặt và đáy đại dương
- Nguồn năng lượng sạch được khai thác từ nhiệt biển, dòng thủy chiều, gió…
- Mặt biển và dòng nước biển ven bờ tạo điều kiện cho giao thông phát triển (du lịch).
* Đặc điểm môi trường biển:
- Môi trường biển không hoàn toàn đồng nhất với nhau và khác nhau theo đặc tính của
từng vùng biển trên trái đất và luôn chịu sự chi phối của lục địa và khí quyển.
- Môi trường ven bờ có nhiều loại sinh thái khác nhau: đầm lầy, nhiệt đới, cửa sông,
cửa biển…
*Tài nguyên sinh vật:
- Rất đa dạng và phong phú về số loài
- Năng suất sinh học phân bố không đều: càng gần bờ càng giàu
- Cung cấp hải sản
*Tài nguyên khoáng sản:
Đa dạng: NaCl (vô tận), dầu đốt, cát (đen, vàng, trắng)
2.Các biện pháp bảo vệ môi trường biển:
a. Sử dụng hợp lý tài nguyên sinh học biển và bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ:
- Xác định mức độ khai thác hải sản phù hợp, tránh khai thác quá mức, làm cạn kiệt +
kết hợp với nuôi trồng.
- Lựa chọn hình thức quy mô khai thác phù hợp(quy mô nhỏ đánh bắt truyền thống
dung thuyền bè nhỏ, lớn).
23
- Thiết lập các vùng bảo vệ tài nguyên sinh vật biển.
- Bảo vệ những nguồn gen qúy của biển(những loài có giá trị kinh tế cao).
- Xác định những loài khai thác quá mức để có các biện pháp khai thác phù hợp.
- Bảo vệ sinh thái ven bờ là bảo vệ nơi sống, nơi sinh sản và cung cấp thức ăn cho hệ
sinh thái.
b. Chống bồi lấp biển do khai thác tài nguyên khoáng sản:
Khi khai thác không nên đỏ đất ra bờ biển. Cần bảo vệ rừng ven biển và tích cực trồng
rừng để hạn chế rửa trôi bề mặt ra biển.
c.Chống ô nhiễm môi trường biển:
- Chống ô nhiễm dầu: khi khai thác nguồn dầu thoát ra hoặc tàu thuyền
- Không đổ bừa bãi các chất thải công nghiệp (xây dựng khu thải và xử lý rác).
- Hạn chế ô nhiễm gây ra do sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón dùng trong
nông nghiệp.
- Không nên phá rừng ngập mặn.
- Hàng năm tổ chức ngày làm sạch biển.
d.Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật và giáo dục bảo vệ môi trường biển:
-Thực hiện nghiêm ngặt các điều luật môi trường trong việc bảo vệ môi trường biển.
- Nhgiêm cấm khai thác các loài đang có nguy cơ bị cạn kiệt.
- Đánh bắt hải sản phải có kế hoạch, hạn chế việc đánh mìn.
- Giáo dục và phổ biến kiến thức, sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường biển
3. Sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, ven biển Việt Nam:
- Phòng chống ô nhiễm và cảnh giác chất thải công nghiệp gây ô nhiễm.
- Cần xây dựng luật pháp về bảo vệ môi trường biển.
- Khai thác hợp lý.
- Bảo vệ hệ sinh thái ven biển.
VI. ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC VSV GÂY HẠI

1. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để tiêu diệt VSV gây bệnh:
- Ưu điểm: tiêu diệt nhanh, phạm vi rộng, đặc hiệu.
- Nhược điểm: tiêu diệt một số thiên địch có lợi, để lại trữ lượng làm ô nhiễm môi
trường.
2. Dùng các biện pháp sinh học để tiêu diệt VSV gây hại:
- Biện pháp sinh học: kháng sinh, ký sinh vào các giai đoạn phát triển của sinh vật gây
bệnh, phối hợp hoạt động chu kỳ ngày đêm-sinh sản
- Biện pháp cơ học: dùng đèn bẫy
VII. KIỂM SOÁT DÂN SỐ

1. Lý do:
- Dân số tăng: khai thác tài nguyên, dư thừa dân số, nhu cầu nhà ở thức ăn
- Tác động mạnh đến môi trường làm mất cân bằng sinh thái
2.Các biện pháp chủ yếu:
a. Hạ tỷ lệ sinh:
Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1- 2 con
Cách nhau khoảng 5 năm
b. Phân bố dân cư hợp lý:

24
Tuyên truyền và khuyên dân tộc ít người sống định cư, không nên di cư
c.Tuyên truyền giáo dục:
- Giáo dục thông qua hoạt động của con người làm ô nhiễm môi trường
- Tuyên truyền đến mọi tầng lớp.

CÁC HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN NHÓM

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam
Hoạt động 2: Lấy ví dụ và phân tích sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên mà bạn
biết
Hoạt động 3: Đề xuất các biện pháp khai thác hợp lý và biện pháp bảo vệ môi trường

25

You might also like