You are on page 1of 13

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI GIỮA KÌ _ MÔN: CÔNG NGHỆ 10

NĂM HỌC: 2022 – 2023

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ TRỒNG TRỌT

I. VAI TRÒ VÀ TRIỂN VỌNG CỦA TRỒNG TRỌT TRONG BỐI CẢNH CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1. Vai trò
- Đảm bảo an ninh lương thực
- Thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi và công nghiệp
- Tham gia vào xuất khẩu
- Tạo việc làm cho người lao động
2. Triển vọng
a) Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu
- Công nghệ cao được áp dụng trong trồng trọt giúp:
+ Trồng trọt tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông
sản, bảo vệ môi trường.
+ Giảm sự lệ thuộc vào thời tiết nên giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục
được tính mùa vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản.
b) Hướng tới nền nông nghiệp 4.0
- Ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để thay đổi cách thức quản lí
nông nghiệp trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm giúp:
+ Giảm thiểu sức lao động
+ Hạn chế thất thoát, hiện tại do thiên tai, sâu, bệnh
+ Kiểm soát và tiết kiệm chi phí
+ Bảo vệ môi trường
II. MỘT SỐ THÀNH TỰU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG TRỒNG
TRỌT Ở VIỆT NAM
1. Cơ giới hóa trồng trọt
- Cơ giới hóa đã được áp dụng ở hầu hết các khâu trong quá trình trồng trọt (làm đất, gieo
trồng, chăm sóc, thu hoạch,...)
- Áp dụng cơ giới hoá giúp giải phóng sức người, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu
quả sử dụng đất đai, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế
trong trồng trọt.
2. Ứng dụng công nghệ thuỷ canh, khí canh trong trồng trọt
- Các mô hình trồng cây thuỷ canh đã được áp dụng ở nhiều nơi trong cả nước, trên nhiều
đối tượng cây trồng khác nhau như các loại rau ăn lá, dưa chuột, cà chua, dâu tây, khoai
tây, một số loại hoa.
- Vai trò: trồng trọt ở những nơi không có đất trồng, điều kiện thời tiết khắc nghiệt; tiết
kiệm không gian, tiết kiệm nước , kiểm soát tốt chất lượng nông sản, nâng cao năng suất
cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Ứng dụng công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt
- Tưới tự động, tiết kiệm là phương pháp cung cấp nước cho cây trồng một cách tự động,
hiệu quả nhất.
- Có ba phương pháp đang được áp dụng phổ biến trong trồng trọt là tưới nhỏ giọt, tưới
phun sương và tưới phun mưa
- Vai trò: giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm công lao động, tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng
phát triển, bảo vệ đất trồng.
4. Công nghệ nhà kính trong trồng trọt
- Trồng trọt trong nhà kính giúp kiểm soát sâu, bệnh hại; kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm của
đất và không khí, giúp bảo vệ cây trồng (tránh được các điều kiện bất lợi của thời tiết).
Nhờ đó, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật.
III. Một số thành tựu ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trên thế giới.
1. Khu nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lớn nhất thế giới tại Miyagi, Nhật Bản
- Sử dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED (17 500 chiếc).
2. Vườn hoa Keukenhof, Hà Lan
- Ứng dụng công nghệ chọn giống tạo ra hàng triệu cây hoa tulip với hàng trăm giống
khác nhau và rất nhiều giống hoa mới đặc sắc.
3. Trang trại táo ở California, Mỹ
- Kinh tế trang trại ở Mỹ rất phát triển, với tổng cộng hơn 2,1 triệu trang trại trên khắp cả
nước, trung bình mỗi trang trại rộng khoảng 174 ha và trang trại nào cũng áp dụng các
ứng dụng công nghệ mới ( máy bay không người lái, cảm biến cảnh báo sức khỏe cây
trồng, …..)
4. Khu vườn kì diệu ở Dubai
- Khu vườn được hình thành trên vùng đất sa mạc bằng cách sử dụng công nghệ tưới nhỏ
giọt và tận dụng nước thải để tưới cho cây, bên cạnh các ứng dụng khác như công nghệ
nhân giống, cảm ứng đo độ ẩm và phân tích dinh dưỡng trong đất.
IV. YÊU CẦU CƠ BẢN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA 1 SỐ NGÀNH NGHỀ
PHỔ BIẾN TRONG TRỒNG TRỌT
- Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó và có trách nhiệm cao trong công việc.
- Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về trồng trọt, có khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị,
máy móc trong trồng trọt
- Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt.
- Đam mê với xông việc

BÀI 2. CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG CÂY TRỒNG

I. PHÂN LOẠI CÂY TRỒNG

1. Phân loại theo nguồn gốc


- Nhóm cây ôn đới: gồm các loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng khí hậu ôn đới ( mùa
đông lạnh, mùa hè mát)

Ví dụ: lúa mì, đậu Hà lan, su hào, hành tây, dâu tây, mận, lê, táo, lựu,……

- Nhóm cây nhiệt đới: gồm các loại cây trồng có nguồn gốc từ vùng khí hậu nhiệt đới

Ví dụ: vải thiều, xoài, ổi, mít, ngô, cà chua, dưa leo, điều, ca cao….

- Nhóm cây á nhiệt đới: gồm các loại cây trồng có nguồn gốc ở những vùng có khí hậu á
nhiệt đới

Ví dụ: bơ, chery, dưa hấu, bầu, bí, mía……..

2. Phân loại theo đặc tính sinh vật học

- Phân loại theo chu kì sống:

+ Cây hàng năm: lúa, cà chua, dưa leo……

+ Cây lâu năm: nhãn, bưởi, sanh, si, cà phê,……

- Phân loại theo khả năng hóa gỗ

+ Cây thân gỗ: nhãn, bưởi, bạch đàn, ……

+ Cây thân thảo: ngô, đậu tương, hoa cúc,…..

- Phân loại theo số lượng lá mầm

+ Cây 1 lá mầm: hành, tỏi, tre.......

+ Cây 2 lá mầm: cam, xoài, lạc (đậu phộng),…..

3. Phân loại theo mục đích sử dụng

- Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành nhiều loại như cây lương
thực, cây ăn quả, cây rau, cây dược liệu, cây lấy gỗ, cây hoa, ……
+ Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn…..

+ Cây ăn quả: chuối, bưởi, vải…..

+ Cây rau: cà chua, bắp cải, dưa leo, cải xanh, rau muống, ….

+ Cây hoa, cây cảnh: hoa hồng, hoa lan, hoa mai, sanh, bưởi, lưỡi hổ, . .

+Cây dược liệu: tam thất, đinh lăng, nhân sâm….

+ Cây công nghiệp: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, ……

+ Cây lấy gỗ: keo lá tràm, bạch đàn, sưa,……

II - Một số yếu tố chính trong trồng trọt


1. Giống cây trồng
- Giống quy định năng suất, phẩm chất của nông sản, khả năng chống chịu sâu, bệnh và
các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh.
- Cùng điều kiện trồng trọt, chăm sóc như nhau nhưng giống cây trồng khác nhau thì khả
năng sinh trưởng, phát triển, cho năng suất và chất lượng sản phẩm sẽ khác nhau.
2. Ánh sáng
- Cây trồng nhờ có ánh sáng mới thực hiện được quá trình quang hợp để tạo ra chất hữu
cơ, giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
- Các loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu ánh sáng khác nhau.
3. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình hô hấp, quang hợp, thoát hơi nước, hấp
thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng.
- Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của phản lớn cây trồng là từ 15
°C đến 40 °C.
4. Nước và độ ẩm
- Nước tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp, là môi trường hoà tan muối khoáng và
chất dinh dưỡng trong đất để cung cấp cho cây.
- Nước còn giữ vai trò điều hoà nhiệt độ cho cây thông qua việc thoát hơi nước.
- Độ ẩm đất quá thấp hoặc quá cao sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh vật đất, các chất
hữu cơ trong đất không được phân giải, quá trình chuyển hoá chất dinh dưỡng cho cây bị
ngưng trệ khiến cây trồng thiếu dinh dưỡng, phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất và
chất lượng nông sản.
5. Đất trồng
- Đất trồng có vai trò dự trữ và cung cấp chất dinh dưỡng, nước và không khí cho cây,
giúp cho cây đứng vững.
6. Dinh dưỡng
- Cây trồng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đề sinh trưởng, phát triển và cho
năng suất.
7. Kĩ thuật canh tác
- Kĩ thuật canh tác là một chuỗi các tác động của con người trong quy trình trồng trọt
nhằm mục đích chăm sóc cây, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời ngăn
ngừa sự phát sinh, lây lan mầm bệnh của dịch hại.

CHƯƠNG II. ĐẤT TRỒNG

BÀI 3. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT TRỒNG

I. KHÁI NIỆM

- Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống,
phát triển và sản xuất ra sản phẩm.
- Đất trồng được hình thành từ đá mẹ, dưới tác động của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh
vật, thời gian và con người.
- Ví dụ: đất phù sa, đất thịt đen, đất đỏ bazan, đất đá ong, đất thịt pha cát, đất sét, đất cát,
đất thịt.
II. CÁC THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CƠ BẢN CỦA ĐẤT TRỒNG

Thành phần Vai trò


1. Phần lỏng (dung dịch đất) - Cung cấp nước cho cây
- Thành phần chính là H2O - Duy trì độ ẩm đất
- Hòa tan các chất dinh dưỡng cho cây
2. Phần rắn - Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
- Chất vô cơ ( 95%) - Giúp cây đứng vững
- Chất hữu cơ ( < 5%)
3. Phần khí - Tham gia vào hô hấp của hệ rễ cây trồng và
- Chủ yếu là N2, O2 , CO2, hơi nước và 1 hoạt động của vi sinh vật đất
số loại khí khác
4. Sinh vật đất - Cải tạo đất
- Gồm côn trùng, giun, động vật nguyên - Phân giải các chất dinh dưỡng khó tiêu
sinh, các loại tảo và các vi sinh vật thành dễ tiêu để cung cấp cho cây

III. KEO ĐẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT

1. Keo đất

a, Khái niệm

- Keo đất là những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng 1 µm, không hòa tan mà
ở trạng thái lơ lửng trong nước (trạng thái huyền phù).
b. Cấu tạo

Keo âm Keo dương

- Nhân có có
- Lớp ion quyết định điện _ +

- Lớp điện bù + Lớp ion không di chuyển + _

+ Lớp ion khuếch tán + _

c. Vai trò
- Quyết định khả năng hấp phụ và nhiều tính chất vật lí, hóa học khác của đất.
3.2. Một số tính chất của đất trồng
a. Thành phần cơ giới của đất
- Là tỉ lệ % các cấp hạt cát, limon và sét có trong đất
- Đất chứa càng nhiều hạt có kích thước nhỏ thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng
càng tốt.

- Dựa vào thành phần cơ giới, chia đất thành 3 loại chính: đất cát, đất thịt, đất sét.
b. Phản ứng của dung dịch đất
- Do[ H+] và nồng độ [OH- ] quyết định :
+ Nếu [ H+] > [OH- ] đất có phản ứng chua, pH < 6,6
+ Nếu [ H+] < [OH- ] đất có phản ứng kiềm, pH > 7,5
+ Nếu [ H+] = [OH- ] đất có phản ứng trung tính, pH: 6,6 – 7,5

BÀI 4. SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG


I. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG
1. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất
- Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một loại đất nhất định.
2. Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất
- Kết hợp việc trồng trọt và bón phân hợp lí để bù đắp chất dinh dưỡng cho đất, giúp cải
tạo đất.
3. Canh tác bền vững
- Gồm luân canh, tăng vụ, trồng xen, trồng gối, làm ruộng bậc thang, bố trí thời vụ thích
hợp, ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao……nhằm tăng năng suất cây trồng,
tạo việc làm cho người dân, nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích gieo trồng.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TẠO ĐẤT TRỒNG

Phân loại Đất chua Đất mặn Đất xám bạc màu

- Khái niệm - [ H+] > [OH- ], nhiều - Nồng độ muối hòa - Tầng canh tác
Al3+, Fe3+ tự do tan ( NaCl, Na2SO4, mỏng, thành phần
CaSO4, MgSO4……) cơ giới nhẹ, nghèo
trên 2,56 ‰ chất dinh dưỡng, đất
chua, vsv đất ít và
hoạt động yếu

- Nguyên nhân - Rửa trôi các cation - Nước biển theo - Địa hình dốc thoải
kiềm trong đất cửa sông vào những - Tập quán canh tác
- Bón phân hoá học nơi có địa hình thấp lạc hậu
chua sinh Ií ( (NH4)2 vùng ven biển
SO4 , KCl,….) vào đất - Nước ngầm chứa
- Chất hữu cơ phân giải muối hòa tan thấm
trong điều kiện kị khí lên tầng đất mặt
sinh ra nhiều loại acid
hữu cơ
- Biện pháp - Bón vôi khử chua - Bón vôi kết hợp - Bón vôi
rửa mặn
- Bp thuỷ lợi: đắp đê - * Bp thủy lợi: xây - Bp thủy lợi: Xây
kết hợp trồng cây chắn dựng hệ thống đê dựng hệ thống tưới
sóng điều, trồng cây chắn
sóng. tiêu hợp lí
- Bp canh tác: hạn chế - Bp canh tác: xây
hoặc không làm đất dựng chế độ luân - Bp canh tác: bố trí
vào mùa mưa vùng đất canh, bố trí thời vụ hệ thống cây trồng
trống, đất dốc. thích hợp. Phối hợp
hợp lí
luân canh, tăng vụ,
trồng xen cây họ

- Chế độ làm đất Đậu.

thích hợp: cày - Bp bón phân: ưu


không lật, xới đất tiên sử dụng các loại
nhiều lần, không phân hữu cơ, phân
làm đất ải xanh

BÀI 5. GIÁ THỂ TRỒNG CÂY


I. GIỚI THIỆU GIÁ THỂ TRỒNG CÂY
- Giá thể là các vật liệu để trồng cây, giúp cây giữ nước, tạo độ thoáng môi trường thuận
lợi cho sự nảy mầm của hạt, giúp cây hấp thụ nước, dinh dưỡng để sinh trưởng và phát
triển.
- Lợi ích trồng cây bằng giá thể:
+ Cây trồng khỏe, sinh trưởng và phát triển tốt
+ Cây trồng sạch bệnh, tạo ra nông sản sạch và an toàn.
- Phân loại giá thể:
+ Giá thể hữu cơ tự nhiên (than bùn, mùn cưa, trấu hun, xơ dừa...)
+ Giá thể trơ cứng (perlite, gốm...)
II. MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ HỮU CƠ TỰ NHIÊN
Nội dung Giá thể than Giá thể mùn Giá thể trấu Giá thể xơ dừa
bùn cưa hun

Nguồn gốc - Xác các loại - Mùn cưa - Vỏ trấu được - Vỏ dừa
thực vật thủy đốt trong điều
phân trong điều kiện kị khí
kiện kị khí

Ưu điểm - Xốp, nhẹ, - Giúp đất tơi, - Sạch, tơi, xốp, - Nhẹ, tơi, xốp,
thoáng khí, giữ xốp, ổn định giữ nước, giữ thoáng khí, giữ
ẩm tốt, khó bị nhiệt, cung cấp phân tốt, không và duy trì độ
rửa trôi. dinh dưỡng. có nấm bệnh và ẩm tốt, thoát
vi khuẩn. nước nhanh.

Nhược điểm - Hàm lượng - Độ thoáng khí - Dinh dưỡng - Xơ dừa khó
chất dinh dưỡng thấp, giữ ẩm kém, hấp thụ phân hủy -> gây
thấp. không đều. nhiệt lớn. khó khăn trong
quá trình hút
dinh dưỡng và
nước của cây.

Quy trình B1. Thu gom, B1. Thu gom, B1. Thu gom, B1. Thu gom,
tập kết nguyên tập kết nguyên tập kết nguyên tập kết nguyên
liệu liệu liệu liệu
B2. Xử lí B2. Xử lí B2. Xử lí B2. Xử lí
nguyên liệu nguyên liệu nguyên liệu nguyên liệu
- Phơi khô và - Phơi khô và - Đốt trấu trong - Xử lí với nước
nghiền nhỏ đảo đều điều kiện kị khí và nước vôi để
-> làm nguội loại bỏ chất độc
bằng nước
B3. Phối trộn, ủ B3. Ủ với chế B3. Trộn với B3. Phối trộn, ủ
với vôi + chất phẩm vi sinh chế phẩm vi với chế phẩm vi
phụ gia+ chế vật sinh vật sinh vật
phẩm vi sinh
vật
B4. Kiểm tra B4. Kiểm tra B4. Kiểm tra B4. Kiểm tra
chất lượng, chất lượng, chất lượng, chất lượng,
đóng gói đưa ra đóng gói đưa ra đóng gói đưa ra đóng gói đưa ra
thị trường hoặc thị trường hoặc thị trường hoặc thị trường hoặc
cơ sở cây trồng. cơ sở cây trồng. cơ sở cây trồng. cơ sở cây trồng.

III. MỘT SỐ LOẠI GIÁ THỂ TRƠ CỨNG

Nội dung Giá thể perlite Giá thể gốm

Nguồn gốc - Đá perlite tự nhiên - Đất sét, đất phù sa + phụ


phẩm nông nghiệp (trấu, lõi
ngô)

Ưu điểm - Chứa nhiều silic, xốp, nhẹ, - Xốp, nhẹ, thoáng khí, giữ
nhiều khoáng chất, giữ chất dinh dưỡng tốt
nước, độ thông thoáng tốt, - Rẻ, sạch, không gây ô
giúp đất xốp, cân bằng nhiễm.
nhiệt...

Nhược điểm - Chứa nhiều nhôm làm độ - Không giữ nước, khô
pH của đất giảm. nhanh, không chứa chất
dinh dưỡng.

Quy trình B1. Xay, nghiền nhỏ quặng B1.Thu gom vật liệu
đá perlite ( 0,2 -1mm) B2. Nghiền và tạo viên
B2. Nung ( T0: 800 – 8500C) B3. Nung ( T0: 1200 –
B3: Kiểm tra chất lượng và 13000C
đóng gói B4. Kiểm tra chất lượng và
đóng gói

You might also like