You are on page 1of 327

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình Thổ nhưỡng học được biên soạn cho sinh viên các
ngành khoa học đất, hoá nông nghiệp, môi trường, quản lý đất đai, cây
trồng, bảo vệ thực vật… làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành
khác, học viên cao học, nghiên cứu sinh và cán bộ ngành nông nghiệp.
Với tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sự
đồng ý của trường Đại học Nông nghiệp I, bộ môn Khoa học đất tái bản
giáo trình Thổ nhưỡng học (xuất bản năm 2000) có sửa đổi, bổ sung, cập
nhật thông tin, thay đổi cách trình bày và được phân công chịu trách
nhiệm như sau:
PGS.TS. Trần Văn Chính: Chương VIII, IX, X, XV và một phần
chương III.
TS. Cao Việt Hà: Chương VI và VII. TS. Đỗ
Nguyên Hải: Chương XI, XII và XVI ThS.
Hoàng Văn Mùa: Chương I, II và XVII.
PGS. TS. Nguyễn Hữu Thành: Chương IV, V, XIII và XIV.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành: một phần chương III.
Hiệu đính và chủ biên lần tái bản này: PGS.TS. Trần Văn Chính

Bám sát yêu cầu đào tạo, các tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu
trong và ngoài nước, các kết quả nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên, do
trình độ và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Mong
nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ:

Bộ môn Khoa học đất - Trường Đại học Nông nghiệp I - Gia Lâm -
Hà Nội
Telephone: 04 8769272
Email: khoahocdat@yahoo.com
Bài mở đầu
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỔ NHƯỠNG

1. Khái niệm về đất và độ phì nhiêu


Trên mặt địa cầu có chỗ là một khối rắn chắc, có chỗ là bãi cát
mênh mông hoang mạc, có chỗ cây cối mọc xanh tươi bát ngát. Loài
người gọi vùng thứ nhất là đá (nham thạch), vùng thứ hai là sa mạc và
vùng thứ ba là thổ nhưỡng. Như vậy thổ nhưỡng là đất mặt tơi xốp của
vỏ lục địa, có độ dầy khác nhau, có thể sản xuất ra những sản phẩm của
cây trồng. Nguồn gốc của đất là từ các loại "đá mẹ” nằm trong thiên
nhiên lâu đời bị phá huỷ dần dần dưới tác dụng của yếu tố lý học, hoá
học và sinh học. Tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt giữa "đá mẹ" và đất là
độ phì nhiêu, nếu chưa có độ phì nhiêu, thực vật thượng đẳng chưa sống
được thì chưa gọi là thổ nhưỡng.
Thổ nhưỡng học là khoa học nghiên cứu đất nhằm giải quyết
những vấn đề quan trọng của sản xuất xã hội có liên quan đến đất. Do
yêu cầu sử dụng đất khác nhau, loài người đã dùng các phương pháp
nghiên cứu đất khác nhau và lích luỹ được rất nhiều kiến thức về đất.
Nhưng cũng có các nhận thức khác nhau về đất. Thí dụ đối với các công
trình xây dựng nhà cửa, đường sá, thuỷ lợi thì đất chỉ là nguyên liệu chịu
lực cho nên các cán bộ thuỷ lợi và xây dựng thường coi đất là một loại
nguyên liệu, chỉ quan tâm đến các tính chất vật lý và cơ lý của đất. Còn
trong sản xuất nông nghiệp đất là cơ sở sinh sống và phát triển cây
trồng. Cây trồng có thể sống trên đất là nhờ độ phì nhiêu. Độ phì phát
huy được tác dụng nhờ các yếu tố bên trong của đất (môi trường tự
nhiên của khu vực và yếu tố kỹ thuật canh tác).
Muốn có nhận thức đúng đắn về đất trồng cần phải nắm vững quan
điểm độ phì làm trung tâm. Nhờ có độ phì mà đất trở thành đối tượng
canh tác của loài người là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp và là
cơ sở để thực vật sinh trưởng và phát triển. Bởi vì độ phì nhiêu là khả
năng của đất có thể cung cấp cho cây đồng thời và không ngừng cả nước
lẫn thức ăn", khả năng đó nhiều hay ít (tức độ phì cao hay thấp) do các
tính chất lý học, hoá học và sinh học đất quyết định; ngoài ra còn phụ
thuộc vào điều kiện thiên nhiên và tác động của con người.
Như vậy độ phì không phải là số lượng chất dinh dưỡng tổng số
trong đất mà là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhiều hay ít.
Ðó là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ánh tất cả các tính chất của
đất vì thế cần có quan điểm toàn diện. Ðã có nhiều quan điểm khác nhau
về độ phì đất. Ricacđô và các nhà khoa học phương Tây cho rằng: "độ
phì đất giảm dần". Các nhà Thổ nhưỡng Liên Xô (cũ) mà đại diện là
Viliam thì cho rằng "độ phì đất không ngừng tăng lên, không có đất nào
xấu mà chỉ có chế độ canh tác tồi mà thôi". Các Mác khi bàn về vấn đề
địa tô đã chia độ phì đất làm 5 loại là: độ phì thiên nhiên, độ phì nhân
tạo, độ phì tiềm tàng, độ phì hiệu lực và độ phì kinh tế.

2. Nguồn gốc và thành phần cơ bản của đất


Các loại đá nằm trong thiên nhiên chịu tác dụng lý học, hoá học và
sinh học dần dần bị phá huỷ thành một sản phẩm được gọi là mẫu chất.
Trong mẫu chất mới chỉ có các nguyên tố hoá học chứa trong đá mẹ sinh
ra nó, còn thiếu một số thành phần quan trọng như chất hữu cơ, đạm,
nước... vì thế thực vật thượng đẳng chưa sống được. Trải qua một thời
gian dài nhờ tác dụng của sinh vật tích luỹ được chất hữu cơ và đạm,
thực vật thượng đẳng sống được, có nghĩa là đã hình thành thổ nhưỡng.
Như vậy có thể nói nguồn gốc ban đầu của đất là từ đá mẹ. Thí dụ ở
nước ta có đất nâu đỏ trên đá bazan, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất vàng đỏ
trên phiến thạch sét hoặc đá biến chất như phiến thạch Mica, Gơnai...
Dù là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất đồng cỏ, thậm chí đất
hoang đều gồm có các thành phần cơ bản sau
đây:
Không khí
Ch ất
Chất vô cơ vô cơ
- Chất rắn Chất hữu cơ Không khí
Thổ nhưỡng - Khe hở giữa các hạt Nước
Ch ất
hữu
Nước cơ
- Các loài sinh vật Trong đó:
* Chất vô cơ do đá phá hủy tạo thành chiếm 95% trọng lượng hay
38% thể tích của chất rắn.
* Chất hữu cơ do xác sinh vật phân huỷ chiếm dưới 5% trọng lượng
hoặc 12% thể tích chất rắn.
* Không khí một phần từ khí quyển nhập vào (O2+ N2) hoặc do đất sinh
ra (CO2 và hơi nước).
* Nước chủ yếu do từ ngoài nhập vào, vì có hoà tan nhiều chất cho nên
nước trong đất thực chất là dung dịch đất.
* Sinh vật trong đất có nhiều loài như côn trùng, giun, nguyên sinh động
vật, các loài tảo và một số lượng rất lớn vi sinh vật.
Những thành phần trên có thể rất khác nhau về tỷ lệ phối hợp. Thí
dụ trong đất than bùn hàm lượng chất hữu cơ có thể tới 70-80%. Ngược
lại trong đất cát, hoặc đất xói mòn trơ sỏi đá không có thực bì che phủ
thì hàm lượng chất hữu cơ chỉ có mấy phần nghìn mà thôi. Không khí và
nước trong đất cũng thay đổi rất nhiều bởi vì hai thành phần này tồn tại
trong các khe hở của đất, nó không những phụ thuộc độ chặt, độ xốp mà
còn phụ thuộc độ ẩm của đất. Cả hai thành phần này cộng lại có thể
chiếm trên 50% thể tích đất.
Cần quan tâm đến thành phần sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật bởi vì
hầu hết các quá trình biến hoá phức tạp xảy ra trong đất đều có sự tham
gia của vi sinh vật. Với nội dung của giáo trình, ở đây chỉ đề cập đến ảnh
hưởng của vi sinh vật đến đất.

3. Ðất là cơ sở sinh sống và phát triển thực vật, là tư liệu sản xuất cơ
bản của nông nghiệp
Ðặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp là tạo ra chất hữu cơ
trong đó có sản xuất thực vật. Trong cuộc sống thực vật cần có đủ 5 yếu
tố là ánh sáng (quang năng), nhiệt lượng (nhiệt năng), không khí (O2 và
CO2), nước và thức ăn khoáng. Trong đó 3 yếu tố đầu do thiên nhiên
cung cấp (yếu tố vũ trụ), nước vừa do thiên nhiên vừa do đất cung cấp,
còn thức ăn khoáng gồm rất nhiều nguyên tố như N, P, K, S, Ca, Mg và
các nguyên tố vi lượng là do đất cung cấp. Như vậy những năm thời tiết
khí hậu bình thường, trong điều kiện cùng một loại giống và trình độ
canh tác tương tự thì năng suất cây trồng trên các loại đất cao hay thấp
nói chung phụ thuộc vào khả năng cung cấp thức ăn của đất. Ngoài ra
đất còn là nơi để cho cây cắm rễ, "bám trụ" không bị nghiêng ngả khi
mưa to gió lớn.
Một loại đất được gọi là tốt phải bảo đảm cho thực vật "ăn no"
(cung cấp kịp thời và đầy đủ thức ăn), "uống đủ" (chế độ nước tốt), "ở
tốt" (chế độ không khí và nhiệt độ thích hợp) và "đứng vững" (rễ cây có
thể mọc rộng và sâu).
Sản xuất nông nghiệp bao gồm 2 nội dung lớn là: sản xuất thực vật
(trồng trọt) và sản xuất động vật (chăn nuôi). Chúng ta biết rằng nếu
không có thực vật hút thức ăn trong đất qua tác dụng quang hợp biến
thành chất hữu cơ thực vật thì động vật không thể có nguồn năng lượng
cần thiết để duy trì cuộc sống của chúng. Bởi vậy đất không những là cơ
sở sản xuất thực vật mà còn là cơ sở để sản xuất động vật. Trồng trọt
phát triển thì chăn nuôi cũng phát triển.

4. Ðất là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái


Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa các
sinh vật với môi trường. Trên địa cầu có vô số sinh vật, các sinh vật này
cùng với môi trường của chúng tạo thành sinh quyển. Sinh quyển do
nhiều hệ sinh thái tạo thành. Mỗi hệ sinh thái có tổ hợp sinh vật riêng
của nó. Trong môi trường thiên nhiên của một vùng thì động vật, vi sinh
vật, thổ nhưỡng làm thành một hệ sinh thái. Đó là một bộ phận quan
trọng trong hệ sinh thái của vùng. Mặt khác tình hình đất của một vùng
lại có quan hệ với những yếu tố khác cấu tạo nên hệ sinh thái của vùng
đó, giữa chúng có quan hệ điều tiết cân bằng lẫn nhau và khống chế
nhau. Vì vậy, trong khoa học môi trường, đất không những là tư liệu sản
xuất cơ bản của nông nghiệp mà còn được coi là một bộ phận quan trọng
của hệ sinh thái một vùng. Ðất có ý nghĩa quan trọng đối với loài người
tương tự như nước, không khí, sinh vật và khoáng sản.
Loài người sống trong môi trường thiên nhiên, luôn tìm cách cải
tạo môi trường xung quanh để phù hợp với yêu cầu của sản xuất và cuộc
sống, lập nên cân bằng động của hệ sinh thái. Nhưng mặt khác sự hoạt
động của loài người cũng có lúc phá huỷ cân bằng sinh thái thiên nhiên
mà hậu quả là những tổn thất không bù đắp được. Thí dụ hậu quả của ô
nhiễm đất không những gây nên tình trạng hoang hoá đất, thay đổi hệ
sinh thái đất từ đó làm thay đổi hệ sinh thái đồng ruộng, thậm chí có thể
dẫn đến sự hủy diệt một số sinh vật trong vùng. Ô nhiễm đất còn có thể
gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và gia súc.
Những năm gần đây, khoa học môi trường đã đòi hỏi công tác thổ
nhưỡng có biện pháp giám định, phòng ngừa và xử lý ô nhiễm đất, định
ra tiêu chuẩn làm sạch hoá đất. Từ đó ta thấy Thổ nhưỡng học cận đại đã
có sự phát triển mới, nó đã trở thành một bộ phận quan trọng trong khoa
học môi trường.
Từ những ý nghĩa trên, việc sử dụng đất không những căn cứ vào
yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và sự phát triển nông nghiệp mà còn
phải xuất phát từ góc độ khoa học môi trường, chú ý đến vấn đề cân
bằng động trong toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên. Nếu đất phù hợp với nông
nghiệp thì làm nông nghiệp, phù hợp với lâm nghiệp thì phát triển rừng.
Ðất phù hợp với chăn nuôi thì phát triển đồng cỏ... Ðối với những vùng
đất bị ô nhiễm nghiêm trọng thì cấm trồng cây lương thực thực phẩm
hoặc chăn thả gia súc mà nên chuyển sang trồng cây lâm nghiệp hoặc
cây lấy gỗ. Ðối với quản lý đồng ruộng cần lưu ý phòng chống ô nhiễm
do thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ hoặc ảnh hưởng của nước thải công
nghiệp. Ðối với khai hoang cần chú ý chống xói mòn đất và khô cằn đất
làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái của khu vực.

5. Ðối tượng và nhiệm vụ của thổ nhưỡng học


Thổ nhưỡng học là môn khoa học nghiên cứu đất trồng. Ðây là
một môn khoa học cơ sở nhằm trang bị cho học viên kiến thức về nguồn
gốc hình thành đất, quy luật phân bố các loại trên địa cầu, những đặc
tính về hình thái, lý học, hoá học và sinh học đất cùng với phương
hướng sử dụng, cải tạo và bảo vệ nhằm nâng cao độ phì đất để cây trồng
đạt năng suất cao và ổn định.
Ðể học tốt môn Thổ nhưỡng học cần có những kiến thức nhất định
về địa chất, thực vật, vi sinh vật, sinh lý, thực vật, toán, lý và nhất là hoá
học. Mặt khác, trên cơ sở đã học môn Thổ nhưỡng học viên sẽ có điều
kiện học tốt các môn chuyên môn có liên quan như nông hoá học, thuỷ
nông, đánh giá đất, định giá đất, quy hoạch đất, cây công nghiệp, cây
lương thực, rau quả, bảo vệ thực vật...
Muốn đánh giá đất đầy đủ cần phối hợp giữa kết quả khảo sát đất ở
thực địa, phân tích đất trong phòng thí nghiệm với kết quả thí nghiệm
đồng ruộng và trong chậu. Ngoài ra cần tổng kết kinh nghiệm quần
chúng.
Chương I
KHOÁNG VẬT VÀ ĐÁ HÌNH THÀNH ĐẤT

Vỏ Trái Ðất được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, một loại đá
thường được cấu tạo bởi một số khoáng vật nhất định. Ðá và khoáng vật
ở lớp ngoài cùng của vỏ Trái Ðất bị phá huỷ tạo thành mẫu chất, do tác
động của sinh vật mẫu chất biến đổi tạo thành đất. Vậy khoáng vật và đá
là cơ sở vật chất để hình thành nên đất.

1. Khoáng vật
1.1. Khái niệm chung về khoáng vật
Theo địa chất học: khoáng vật là sản phẩm tự nhiên của các quá
trình hoá lý và các quá trình địa chất diễn ra trong vỏ Trái Ðất, có thành
phần tương đối đồng nhất và có những tính chất vật lý, hoá học nhất
định.
Khoáng vật tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí, trong đó chủ yếu ở thể
rắn. Khoáng vật thể rắn hình thành và tồn tại ở 2 dạng cơ bản là kết tinh
tạo thành các tinh thể và vô định hình, hầu hết khoáng vật ở dạng tinh
thể. Hình dạng tinh thể do sự liên kết theo quy luật của các nguyên tử,
ion hoặc phân tử tạo nên các mạng lưới tinh thể.

a. Muối mỏ b. Thạch anh


Hình 1.1. Mạng lưới tinh thể và hình dạng một số khoáng vật
Các khoáng vật khác nhau có: hình dạng, kích thước, độ cứng, tỷ
trọng, màu sắc, cát khai, vết vỡ, thành phần hoá học... rất khác nhau, đây
cũng là những dấu hiệu để nhận biết và phân loại khoáng vật trong tự
nhiên.
Tuỳ điều kiện hình thành mà một khoáng vật có kích thước khác
nhau. Ví dụ: Khoáng vật mica là những tấm mỏng có kích thước từ vài
mm2 đến hàng m2.
Một số khoáng vật có cùng thành phần nhưng kết tinh ở mạng lưới
tinh thể khác nhau tạo nên khoáng vật có tính chất vật lý khác xa nhau.
Ví dụ: Than chì và kim cương có cùng thành phần hoá học là C nhưng
kết tinh ở mạng tinh thể khác nhau mà than chì có độ cứng 1, kim cương
có độ cứng 10.
Hiện nay đã xác định được trên 3000 loại khoáng vật có trong vỏ Trái
Ðất.
Theo Chetvericốp, toàn bộ khoáng vật có trong vỏ Trái Ðất nằm trong
10 lớp:
- Silicát - Sunphat
- Cácbonát - Haloit
- Oxyt - Phosphat
- Hydroxyt - Vonfranat
- Sunphua - Nguyên tố tự nhiên
Một số tác giả đề nghị ghép lớp Sunphua với Sunphát thành lớp
khoáng vật có lưu huỳnh... Dựa vào nguồn gốc thành tạo, các khoáng
vật nằm trong 2 nhóm lớn là khoáng vật nội sinh và khoáng vật ngoại
sinh. Có khoảng 50 khoáng vật chiếm tỷ lệ lớn trong các loại đá ở vỏ
Trái Ðất được gọi là khoáng vật chính tạo đá.
Trong thổ nhưỡng học, khoáng vật được chia làm 2 nhóm: khoáng
vật nguyên sinh và khoáng vật thứ sinh. Khoáng vật nguyên sinh được
hình thành đồng thời với sự hình thành đá. Ví dụ: thạch anh, Fenspat,
mica trong đá Granít là các khoáng vật nguyên sinh.
Khoáng vật thứ sinh được hình thành do quá trình biến đổi như các
quá trình phong hoá, các hoạt động địa chất.v.v. Do vậy khoáng vật thứ
sinh gặp nhiều trong mẫu chất và đất như oxyt, hydroxit, các keo
sét.v.v..
Sự phân biệt khoáng vật nguyên sinh với thứ sinh có tính chất
tương đối. Thạch anh trong đá Granít là nguyên sinh, khi granít bị phong
hoá cho ra thạch anh là khoáng thứ sinh, nhưng thạch anh thứ sinh lại là
thành phần chính tạo đá trầm tích là cát kết nên nó cũng là khoáng
nguyên sinh trong đá cát...
Các khoáng vật có thể tồn tại độc lập hoặc liên kết với nhau trong
những quá trình địa chất nào đó để tạo thành đá. Vì vậy khoáng vật là
thành phần vật chất cơ bản cấu tạo nên vỏ Trái Ðất.
Nhiều khoáng vật là nguồn tài nguyên khoáng sản rất có giá trị đối với
con người.
1.2. Một số loại khoáng vật trong vỏ Trái Ðất
a. Lớp Silicát
Silicát là lớp khoáng vật gặp nhiều nhất trong vỏ
Trái Ðất, có khoảng 1500 loại khoáng vật của vỏ
Trái Ðất nằm ở lớp này. Theo viện sĩ
A.Phecxman, lớp Nguyên tử Silic Silicát chiếm 75
% trọng
Nguyên t ử oxy lượng vỏ Trái Ðất, nhiều
khoáng vật của lớp này là
Hình 1.2: Cấu tạo của khối 4 mặt oxit
khoáng vật chính tạo đá.
silic, khoảng cách Si-O2 là 1,6 Ǻ Ðơn vị cơ sở cấu tạo
nên khoáng vật lớp Silicát là
4-
khối 4 mặt Silic-oxy có công thức [SiO4] với 1 nguyên tử Silic nằm
giữa 4 nguyên tử oxy nằm ở 4 đỉnh.
Các khối [SiO4]4- có thể ghép nối với nhau theo các phương để tạo
thành các lớp Silicát phụ là Silicát dải, Silicát đảo, Silicát khung... Ngoài
ra do thừa 4 hoá trị âm nên có thể liên kết với nhiều nguyên tố khác ở
dạng cation như Ca2+, Mg2+, K+, Na+... Ðặc biệt, Silic trong khối 4 mặt
có thể được thay thế bởi Al (thay thế đồng hình khác chất) tạo thành
nhôm Silicát (alumino Silicát). Sau đây là một số khoáng vật điển hình:
Ôlivin [(Mg,Fe)2.SiO4]
Màu xanh ô liu, độ cứng 6,5 - 7,0, tỷ trọng 3,3 - 4,0, ánh thuỷ tinh,
vết vạch không màu, cát khai trung bình. Kết tinh ở dạng khối hay dạng
hạt.
Ôlivin có nguồn gốc từ hoạt động macma, là khoáng vật chính tạo
thành các đá macma siêu bazơ, macma bazơ như: Ðunit, Peridotit,
gabro, bazan... Trong các quá trình biến đổi hậu sinh chuyển thành
Secpentin, Tan, Manhetit, Limonít và Ôpan.
Ôlivin đẹp được sử dụng làm đồ trang sức, loại chứa nhiều Mg
(45-50% MgO) dùng sản xuất gạch chịu lửa. Ở Việt Nam Ôlivin gặp ở
núi Nưa - Thanh Hoá, Phủ Quỳ - Nghệ An, Tây Nguyên...
Mica trắng và đen
Mica trắng có công thức hoá học: K.Al2[(Al.Si3.O10)].[OH]2 giàu
K
Mica đen có công thức hoá học: K(Mg,Fe)3[Si3AlO10][OH,F]2
Trong thành phần Mica đen có chứa nhiều Fe, Mg.
Các khoáng mica kết tinh ở dạng dẹt, tấm, vảy; Ðộ cứng 2-3; Tỷ
trọng 2,7-3,1. Ánh thuỷ tinh hoặc xà cừ; cát khai rất hoàn toàn dễ tách
thành tấm mỏng; màu sắc thay đổi từ trắng đến vàng, xám và đen. Mica
có nguồn gốc từ hoạt động macma rất phổ biến trong đá macma axit như
granít, ngoài ra còn gặp trong đá biến chất như đá phiến mica, đá trầm
tích cơ học như đá cát... Khi bị phá huỷ mica tạo thành Hyđromica,
Kaolinít, Hydroxyt...
Fenspat
Là một nhóm khoáng vật rất phổ biến, chiếm khoảng 50 % trọng
lượng vỏ Trái Ðất. Trong thành phần Fenspat còn có các nguyên tố kiềm
và kiềm thổ và được chia làm các nhóm phụ như octoclaz, plazoclaz.
Fenspat có độ cứng 6,0-6,5; Tỷ trọng 2,6-2,8; Màu trắng, hồng,
xám hay đen; cát khai hoàn toàn theo 2 phương.
Fenspat có nguồn gốc macma, là thành phần chính của các loại đá
macma. Khi bị phong hoá, Fenspat tạo thành Kaolinít, oxyt và các loại
muối kiềm và kiềm thổ.
Ôgít Công thức Ca(Mg, Al, Fe)(Si,Al)2O6
Ðộ cứng 5-6. Tỷ trọng 3,2-3,6. Màu đen, lục hay nâu. Ánh thuỷ
tinh; cát khai trung bình. Tinh thể dạng lăng trụ ngắn, tấm hoặc khối hạt
đặc sít. Ôgít hình thành do hoạt động macma, là thành phần chính của đá
macma bazơ như bazan, gabrô...
b. Lớp Cácbônát
Lớp khoáng vật này khá phổ biến, là muối của axit H2CO3. Khoáng
vật lớp này giòn, độ cứng nhỏ, dễ hoà tan trong nước và sủi bọt khi tác
động với HCl.
Canxit - Công thức CaCO3
Kết tinh ở nhiều dạng tinh thể như khối mặt thoi, hình hộp chữ
nhật lệch, hình tháp, hình lăng trụ hoặc tập hợp hạt đặc sít. Ðộ cứng 3, tỷ
trọng 2,6-2,8. Ánh thuỷ tinh; màu trắng, xám, vàng, nâu, lục, lam. Cát
khai hoàn toàn theo 3 phương. Sủi bọt mạnh khi tác động với axit HCl.
Canxít được hình thành do hoạt động địa chất ngoại sinh hoặc xác sinh
vật có chứa nhiều CaCO3. Canxít là thành phần khoáng vật chủ yếu tạo
đá vôi. Canxít là nguyên liệu để sản xuất vôi, xi măng, làm chất cải tạo
phản ứng chua cho đất.
Ðôlômít: Công thức (Ca, Mg)[CO3]2
Ðược hình thành do Mg thay thế Ca trong CaCO3. Ðộ cứng
3,54,0. Tỷ trọng 1,8-2,9. Ánh thuỷ tinh. Màu trắng, vàng, xám, lục, đen.
Không sủi bọt khi tác động với HCl ở nhiệt độ thường. Gặp Ðôlômít
trong đá vôi hoặc tạo thành các khối riêng. Ðôlômít được dùng sản xuất
gạch chịu lửa, sản xuất phân bón... c. Lớp Oxit
Khoáng vật lớp này gồm tất cả các oxyt. Lớp Oxyt có 200 khoáng
vật chiếm khoảng 17 % trọng lượng vỏ Trái Ðất.
Thạch anh: Công thức SiO2
Rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất. Ðộ cứng 7. Tỷ trọng 2,5 - 2,8.
Ánh thuỷ tinh. Màu trắng, vàng, tím, đen, hồng hoặc trong suốt. Thạch
anh gặp ở dạng khối đặc hoặc vụn, tinh thể có hình lăng trụ với 2 chóp 6
mặt. Thạch anh rất phổ biến trong đá macma axit, siêu axit, đá biến chất
và đá trầm tích.
Thạch anh là khoáng vật bền, rất khó bị phong hoá hoá học.
Hematit: Công thức Fe2O3
Là quặng sắt đỏ, màu vết vạch như màu của máu. Ðộ cứng 5,5-6,0.
Tỷ trọng 5,2. Ánh kim hay phi kim. Màu đỏ rượu vang, xám, sẫm, đen.
Kết tinh tạo khối hạt đặc sít hay trứng cá. Hêmatít có nguồn gốc biến
chất hoặc phong hoá hoá học đá macma siêu bazơ.
d. Lớp Hydroxyt
Khoáng vật lớp này là những hợp chất hoá học có thành phần là
kim loại và gốc - OH-.
Hydragilit: Công thức Al(OH)3
Ðộ cứng 2,5-3,5. Tỷ trọng 2,34. Màu trắng, xám, phớt lục, phớt đỏ.
Ánh thuỷ tinh. Tinh thể dạng tấm lục giác, vảy mỏng hoặc khối ẩn tinh.
Hydragilit được hình thành do sự phong hoá các khoáng nhôm
silicát.
e. Lớp khoáng vật có lưu huỳnh
Khoáng vật lớp này là hợp chất của kim loại với lưu huỳnh hoặc là
muối của axit H2SO4.
Pyrit: Công thức FeS2
Tiếng Hylạp "pyros" có nghĩa là lửa, màu khoáng vật này giống màu
của lửa nên được gọi tên là pyrit.
Ðộ cứng 6,0 - 6,5. Tỷ trọng 5. Màu vàng rơm. Không cát khai.
Tinh thể hình khối lập phương điển hình, Pyrit có nguồn gốc từ hoạt
động macma hoặc biến chất. Pyrit là nguyên liệu để điều chế axít H2SO4.
Trong đất phèn, sắt có thể tác động với các hợp chất có lưu huỳnh
như H2S để tạo FeS2, gặp điều kiện oxy hoá FeS2 bị biến đổi tạo thành
phèn sắt Fe2(SO4)3, phèn sắt dễ thuỷ phân khi gặp nước tạo thành H2SO4
và Fe(OH)3 kết tủa làm cho đất có phản ứng rất chua.
Anhydrit: công thức CaSO4
Ðộ cứng 3,0 -3,5. Tỷ trọng 2,8-3,0. Ánh thuỷ tinh. Màu trắng, xám
hay hơi đỏ. Cát khai hoàn toàn theo 3 phương. Anhydrit kết tủa từ nước
biển khi nhiệt độ trên 42oC hoặc kết tủa từ dung dịch có nồng độ bão
hoà. Anhydrit thường tập hợp đông đặc tinh thể nhỏ cùng với thạch cao
hoặc muối mỏ.
Trong nông nghiệp CaSO4 dùng để cải tạo đất mặn kiềm.
g. Lớp Haloit (lớp muối mỏ)
Khoáng vật lớp này là những muối của HF, HCl, HBr, HI với kim
loại.
Synvinit: Công thức KCl
Ðộ cứng 2. Tỷ trọng 2,1-2,2. Rất giòn và cát khai hoàn toàn. Ánh thuỷ
tinh. Màu trắng hoặc trong suốt, nếu lẫn tạp chất sẽ có màu xám, vàng,
đỏ. Tinh thể kết tinh dạng khối lập phương. Hình thành do sự kết tủa từ
nước biển khi bị khô cạn hay bão hoà muối tan.
Synvinit là nguyên liệu sản xuất phân Kali.
Cácnalit: Công thức KCl.MgCl2.6H2O
Ðộ cứng 1,0-2,5. Tỷ trọng 1,6. Màu trắng, nâu, hồng, đỏ. Cácnalit có
nguồn gốc từ trầm tích biển thường cùng gặp với NaCl, KCl.
Cacnalit dùng điều chế phân Kali và điều chế manhê. h. Lớp
phosphat
Khoáng vật lớp này là những muối phức tạp có chứa phospho.
Apatit: công thức Ca5(PO4)3(F,Cl)
Ðộ cứng 5. Tỷ trọng 3,2. Ánh thuỷ tinh. Màu trắng, vàng, lục, lam. Tinh
thể hình lăng trụ, hình kem hay hình tấm thường tập hợp tạo khối đặc
sít.
Apatit được hình thành trong hoạt động macma và hoạt động ngoại
sinh.
Apatit là nguyên liệu sản xuất phân lân dùng trong sản xuất nông
nghiệp.
Việt Nam có mỏ Apatit với trữ lượng lớn ở Cam Ðường- Lào Cai.
Phosphorit: Công thức Ca5(PO4)P.
Phosphorit có thành phần tương tự Apatit nhưng thường lẫn nhiều
tạp chất hơn. Phosphorit hình thành trong các hang đá vôi do xác sinh
vật chết từ lâu hoặc quá trình sinh hoá ở vùng biển cạn có nhiều chất
hữu cơ tích luỹ. Ở một số vùng nhân dân ta gọi là phân lèn gặp trong các
lèn (núi) đá vôi.
Phosphorit có công dụng như Apatit.
i. Nguyên tố tự nhiên
Nguyên tố tự nhiên là những khoáng vật chỉ có một nguyên tố hoá
học là kim loại hoặc á kim.
Nguyên tố tự nhiên là những khoáng sản rất quý như vàng (Au),
bạc (Ag), kim cương (C), lưu huỳnh (S)...

2. Ðá
2.1. Ðịnh nghĩa và phân loại đá
Ðá là một tập hợp nhiều hoặc một khoáng vật, là thành phần vật chất
chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Ðất.
Ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các loại đá cấu tạo nên vỏ
Trái Ðất gọi là nham thạch hay thạch học.
Theo nhà thạch học lỗi lạc người Ðức Rozenbút thì chỉ có những
tập hợp khoáng vật tạo thành những thể địa chất độc lập mới được gọi là
đá. Một thể địa chất độc lập phải có đủ các điều kiện sau:
- Phân biệt rõ với các khối xung quanh và được thành tạo do những
quá trình địa chất riêng.
- Có thành phần khoáng vật, hoá học xác định và khác với các khối
bao quanh.
- Các thành phần tạo đá có phương thức kết hợp riêng. Ðá do
nhiều loại khoáng vật tạo nên gọi là đá đa khoáng, do một loại khoáng
vật gọi là đá đơn khoáng. Ðá bị phong hoá để tạo thành đất gọi là đá mẹ.
Theo nguồn gốc hình thành, toàn bộ đá cấu tạo nên vỏ Trái Ðất nằm
trong 3 nhóm lớn là: Ðá macma, đá trầm tích và đá biến chất. Trong
từng nhóm chính lại chia ra nhiều nhóm nhỏ hơn. Ví dụ: nhóm đá
macma có các nhóm phụ là macma siêu axit, macma axit, macma trung
tính...
2.2. Ðá macma
a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá macma
Ðá macma là những đá được hình thành do sự đông cứng của dung
dịch macma. Nếu dung dịch macma đông cứng dưới sâu (trong vỏ Trái
Ðất) tạo đá macma xâm nhập, ngược lại dung dịch macma phun trào ra
phía ngoài mặt vỏ Trái Ðất rồi đông cứng lại thì tạo nên đá macma phun
trào.
Ðá macma có nhiều loại khoáng vật khác nhau, có kiến trúc và cấu
tạo phức tạp. Trong vỏ Trái Ðất đá nằm ở nhiều thể: tường mạch, nền,
trụ, nấm, lớp phủ, vòm phủ...
Có nhiều cách phân loại đá macma, phương pháp được sử dụng
rộng rãi là dựa vào hàm lượng SiO2 trong đá như ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Phân loại đá macma theo hàm lượng SiO2

Hàm lượng SiO2 Tên đá


(%)
> 75 Macma siêu
axít
65 - 75 Macma axít
52 - 65 Macma trung
tính
40 - 52 Macma bazơ
< 40 Macma siêu
bazơ
Ðá Macma có hàng trăm loại khoáng vật nhưng số khoáng vật
chính tạo đá không nhiều. Mười khoáng vật: Fenspat, Thạch anh,
Amphibon, Pyroxen, Mica, Ôlivin, Nephêlin, Lơxit, Manhêtit, Apatit
chiếm 99% trọng lượng đá macma; Thành phần hoá học chủ yếu của đá
macma là Silic, nhôm, sắt... thể hiện ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Hàm lượng trung bình của các nguyên tố

Các Hàm lượng trung chất


bình (%)
SiO2 59,12
Al2O3 15,13
Fe2O3 6,88
CaO 5,08
MgO 3,49
Na2O 3,84
K2O 3,13
H2O 1,15

Dựa vào màu sắc, các khoáng vật tạo đá macma chia làm hai nhóm
chính:
- Các khoáng vật sáng màu: Fenspat, Mica trắng...
- Các khoáng vật sẫm màu: Amphibon, Ôlivin, Manhêtit...
b. Một số loại đá Macma
Pecmatit
Là loại đá điển hình cho macma siêu axit, hình thành dưới sâu,
nằm ở thể mạch, có kiến trúc toàn tinh hạt lớn.
Các khoáng vật chính tạo đá là Fenspat dạng Octoclaz, Thạch anh,
Mica kết tinh tạo các tinh thể lớn, màu xám trắng hay trắng xám.
Pecmatit là loại đá cứng rắn rất khó bị phá huỷ hoá học. Sản phẩm
phong hoá của đá Pecmatit chủ yếu là các hạt cơ giới có kích thước khác
nhau. Ðất hình thành trên Pecmatit có thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất
mỏng chua và nghèo dinh dưỡng. Việt Nam gặp Pecmatit ở La Phù,
huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ.
Granit
Ðá Granit còn có tên gọi là đá hoa cương, đại diện cho đá macma
axit. Hình thành dưới sâu, rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất, màu xám
trắng, xám hoặc hồng. Kiến trúc toàn tinh với các kích thước hạt khác
nhau. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Octoclaz, Thạch anh, mica
trắng và đen, Hoocblen. Khoáng vật phụ có Plazoclaz, Apatit, Manhetit.
Các khoáng vật có thể quan sát nhận biết bằng mắt thường.
Dựa vào kích thước và thành phần khoáng vật mà có các tên gọi
như: Granit hạt thô, Granit hạt trung bình, Granit hạt mịn, Granit 2
mica...
Granit có Fenspat kiềm như Anbit, Microlis... thì có màu hồng, đỏ,
đỏ sẫm dùng làm gạch trang trí.
Granit là loại đá cứng rắn, khó bị phong hoá. Ðất hình thành trên
đá Granit nói riêng và Macma axit nói chung có thành phần cơ giới nhẹ,
tầng mỏng, rất chua và nghèo dinh dưỡng.
Ở Việt Nam gặp Granit ở nhiều nơi như Hoàng Liên Sơn (Lào
Cai), Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Ðèo Hải Vân, Thanh Hoá,
Quảng Bình...
Ðá phun trào tương ứng với Granit là Riôlit (còn gọi là Lipazit) có
thành phần khoáng vật giống với Granit nhưng có kiến trúc poocphia,
cấu tạo dòng chảy. Nếu Riôlit không kết tinh được gọi là thuỷ tinh núi
lửa. Dãy núi Tam Ðảo chủ yếu cấu tạo bởi Riolit.
Anđêzit và Poocphia
Là những đá macma trung tính điển hình, hình thành bằng con
đường phun trào.
Anđêzit có màu xám, xám đen, xanh đen, đen. Thành phần khoáng
vật chủ yếu là Plazoclaz, Hoocbles, Ôgít, Pyroxen, Biôtit.
Anđêzit là đá phun trào kiểu mới, Poocphia là đá phun trào cổ.
Ðá xâm nhập tương ứng với Anđêzit là Ðiorit có kiến trúc toàn
tinh, thành phần khoáng vật tương tự Anđêzit. Khi lộ ra ngoài Anđêzit bị
phá huỷ dễ hơn đá macma axit. Ðất hình thành trên loại đá này có thành
phần cơ giới nặng, tầng dày và có nhiều tính chất tốt.
Việt Nam gặp Anđêzit ở Thanh Hoá, Lai Châu, Tây Nguyên.
Ðiorit gặp ở Lào Cai, Kontum...
Bazan, Ðiabaz, Gabrô
Bazan là đá điển hình của Macma bazơ, hình thành bằng con
đường phun trào. Màu xám, xám đen, đen. Thành phần khoáng vật chính
tạo đá là Pyroxen (Ôgít hoặc Ðiopxit) chiếm khoảng 50 %, thứ đến là
Plazoclaz kiềm, khoáng vật phụ là Olivin, hoocblen. Ðá Bazan có kiến
trúc vi tinh hay hạt mịn, mắt thường không phân biệt được các tinh thể
khoáng có trong đá. Trong đá thường có các lỗ hổng hình tròn hay bầu
dục, nếu đá có nhiều lỗ hổng thường xốp, nhẹ gọi là đá bọt Bazan. Thế
nằm của đá Bazan chủ yếu là vòm phủ và dòng chảy.
Ðiabaz là Bazan cổ. Gabrô là đá xâm nhập tương ứng với phun
trào Bazan, có kiến trúc toàn tinh dạng hạt lớn và trung bình.
Khi lộ ra ngoài mặt, đá Bazan rất dễ bị phá huỷ, đất hình thành trên
đá Bazan có màu đỏ, nâu đỏ, thành phần cơ giới nặng, tầng dày và có
nhiều tính chất tốt.
Việt Nam gặp đá Bazan ở Tây Nguyên, Ðông Nam Bộ, Quảng
Ngãi, Quảng Trị, Nghệ An, Thanh Hoá...
Ðunít
Ðunít là đá Macma siêu bazơ hình thành dưới sâu. Ðá có kiến trúc
hạt trung bình hay hạt nhỏ. Màu xanh lục, xám đen, đen. Khoáng vật chủ
yếu là Ôlivin (thay đổi từ 85 - 100%), ngoài ra còn gặp một ít Crônit,
Manhêtít. Khi bị biến đổi Ôlivin tạo thành Secpentin.
Ðất hình thành trên đá Ðunít có màu đen. Việt Nam gặp Ðunít ở
Cổ Ðịnh - Thanh Hoá.
2.3. Ðá trầm tích
a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá trầm tích
Ðá trầm tích là đá hình thành từ sản phẩm phong hoá của các đá có
trước hoặc do xác sinh vật tích đọng tạo thành.
Ví dụ: Ðá cát kết (Sa thạch) do các hạt cát là sản phẩm của phong
hoá vật lý kết gắn tạo thành. Ðá vôi San hô do xác San hô chết tích đọng
tạo thành...
Dựa vào nguồn gốc hình thành, nhóm đá trầm tích thường được
chia thành các nhóm phụ sau: Trầm tích cơ học, trầm tích hoá học, trầm
tích sinh học và trầm tích hỗn hợp. b. Một số loại đá trầm tích
Ðá cát
Ðá cát là đá điển hình của trầm tích cơ học.
Hạt cát là sản phẩm phá huỷ cơ học các đá khác có kích thước từ
2mm - 0,1mm. Sản phẩm ở trạng thái rời rạc gọi là cát, nếu kết gắn lại
gọi là cát kết (Sa thạch).
Cát kết có 2 thành phần cơ bản là các hạt cát và chất xi măng kết
gắn. Thành phần khoáng vật của cát kết: Thạch anh, Fenspat, Mica,
Ziacon, Manhetít, Kaolinít... Cát kết có cấu tạo khối và cấu tạo phân lớp.
Xi măng kết gắn là Silic, sắt, canxi, sét...
Cát kết rất phổ biến trong vỏ Trái Ðất, chiếm khoảng 60% trầm
tích cơ học.
Ðất hình thành trên đá cát có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh
dưỡng, có nhiều tính chất xấu.
Ở Việt Nam đá cát gặp phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi
như Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Kontum... Cát rời
gặp ở ven các dòng sông suối, đặc biệt gặp một dải dài ven biển miền
Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
Ðá Vôi
Ðá vôi được hình thành do kết tủa CaCO3 từ dung dịch thật (trầm
tích hoá học) hoặc do xác sinh vật chứa nhiều CaCO3 tích đọng lại (trầm
tích sinh học). Màu trắng, hồng, xám, xanh, xám đen. Thành phần
khoáng vật chủ yếu là Canxit, ngoài ra còn gặp Aragônít, Kaolinit,
Thạch cao, oxyt sắt, nhôm, Ðôlômít... Ðá vôi sinh vật do xác các loại
sinh vật như Huệ biển, Tay cuộn, San hô, sò, hến,... Núi đá vôi ở vịnh
Hạ Long chủ yếu là xác San hô.
Ðất hình thành trên đá vôi có màu đỏ, nâu đỏ, trường hợp đặc biệt
có màu đen. Ðá vôi còn được dùng để sản xuất vật liệu xây dựng, làm
chất cải tạo đất chua...
Than bùn
Than bùn được hình thành do sự phân giải không hoàn toàn xác
thực vật trong điều kiện dư ẩm và thiếu oxy (vùng đầm lầy), màu đen,
nâu đen hay xám đen. Rất nhẹ, xốp và chứa nhiều di tích thực vật.
Thành phần hoá học của Than bùn: Oxy chiếm 30 - 38%, Cacbon
28 - 35%, Hyđro 5,5%, Nitơ 1- 2%. Than bùn có phản ứng rất chua.
Than bùn được sử dụng làm chất đốt, làm nguyên liệu để sản xuất
phân bón cho sản xuất nông nghiệp.
Ðá trầm tích hỗn hợp
Các thành phần tạo đá có nguồn gốc cơ học, hoá học và sinh học.
Tuỳ thành phần trong đá mà có các đá như: Sét vôi (macnơ), đá vôi sinh
hoá, sét bột...
2.4. Ðá biến chất
a. Ðịnh nghĩa và phân loại đá biến chất
Ðá biến chất là đá được hình thành do đá macma, đá trầm tích bị
biến đổi mạnh mẽ trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn.
Nguyên nhân tạo nhiệt độ cao và áp suất lớn là các hoạt động địa
chất diễn ra trong vỏ Trái Ðất như hoạt động macma, hoạt động kiến
tạo... Giới hạn dưới của nhiệt độ là 350oC, của áp suất là 250-300 atm
bắt đầu gây biến chất cho đá.
Dựa vào nguồn gốc đá ban đầu, dựa vào nguyên nhân, dựa vào
mức độ biến chất, dựa vào thành phần khoáng vật và hoá học để phân
loại đá biến chất.
Nhóm đá biến chất có các nhóm phụ là biến chất động lực, biến
chất nhiệt, biến chất nhiệt động và biến chất trao đổi.
Nếu đá biến chất có nguồn gốc macma thì thêm đầu ngữ là Octo,
có nguồn gốc từ đá trầm tích thì thêm tiếp đầu ngữ là Para.
Ví dụ: Octognai, Paragnai...
b. Một số loại đá biến chất
Nhóm đá phiến
Là những đá có cấu tạo phân phiến, gặp rất phổ biến trong vỏ Trái
Ðất với những đá điển hình sau:
- Phiến thạch sét: trước đây đá này xếp vào đá trầm tích, nay
được xếp vào đá biến chất, thực chất phiến thạch sét được coi là trung
gian giữa đá trầm tích và biến chất. Thành phần chính của đá là sét,
ngoài ra còn gặp một số khoáng vật đặc trưng của đá biến chất như:
Xêrixit, Clorit. Ðá có cấu tạo phân phiến điển hình, màu xám, xám đen,
đen hoặc xanh xám.
Khi lộ ra ngoài không khí đá dễ bị phá huỷ tạo thành đất đỏ và có
nhiều tính chất tốt. Ở Việt Nam, phiến thạch sét gặp ở nhiều nơi như
Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Tây Nguyên...
- Phiến thạch mica: Ðá có cấu tạo phân phiến nhưng không
điển hình như các đá phiến khác. Thành phần khoáng vật chính của đá là
sét, mica, khoáng vật phụ là Grơnat, Xinimanit, Ðites, Thạch anh. Màu
xám, xám vàng. Việt Nam gặp nhiều ở Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Sơn
La, Nghệ An...
- Phiến Clozit, phiến Philít: Là những đá có cấu tạo phân phiến
rất điển hình. Khoáng vật chủ yếu trong đá Clozit là sét và Clozit, trong
đá Philít là sét và Xêrixit. Vùng vòng cung sông chảy gặp khá phổ biến
Clozit và Philít.
- Amphibolít: Là đá phiến kết tinh của nhóm biến chất nhiệt
động. Thành phần khoáng vật chính tạo đá là Hoocblen và Plazoclaz,
khoáng vật phụ có Pyroxen, Biotit, Êpiđôt, thạch anh. Ðá có cấu tạo
phân phiến, cấu tạo phân lớp song song. Màu đen, lục, xám xanh, xanh
lá cây.
Ở Việt Nam Amphibolit gặp ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ...
Ðá Gnai
Thuộc nhóm đá biến chất nhiệt động, có kiến trúc hạt biến tinh với
kích thước hạt khá lớn. Thành phần khoáng vật chính tạo đá là Fenspat,
thạch anh và mica, khoáng vật phụ có Hoocblen, Pyroxen, Granát.
Gnai có nguồn gốc từ Granit, Ðioxit, Cát kết....
Ở Việt Nam Gnai gặp ở thượng nguồn sông chảy, Kontum...
Ðá hoa
Ðá hoa do đá vôi bị tái kết tinh khi gặp nhiệt độ cao. Thành phần
khoáng vật chính là Canxit kết tinh từ hạt mịn đến trung bình hoặc to,
ngoài ra còn gặp khoáng vật phụ là Ðôlômit, Xêrixit, Tan. Ðá có cấu tạo
khối, màu trắng, nâu, hồng...
Ở Việt Nam đá hoa gặp ở Phong Thổ - Lai Châu, Quốc Oai - Hà
Tây.
Quăczít
Quăczít thuộc nhóm đá biến chất nhiệt. Kiến trúc hạt biến tinh với
cấp hạt mịn là chính. Thành phần khoáng vật chủ yếu là Thạch anh,
ngoài ra còn gặp Xirêxit, Fenspat. Quăczít có nguồn gốc từ macma siêu
axit hay cát kết thạch anh. Màu vàng, trắng, hồng hoặc xám. Ðá rất cứng
rắn, khó bị phong hoá khi lộ ra ngoài không khí. Việt Nam gặp Quăczít
ở nhiều nơi như: Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Giang...

Mối quan hệ giữa 3 nhóm đá chính trong vỏ Trái Ðất


Câu hỏi ôn tập

1. Khái nhiệm chung về khoáng vật?


2. Khoáng vật điển hình của lớp silicat
3. Khoáng vật điển hình của các lớp oxyt, hydroxyt, sunfua và
sunphat, cácbônát, phosphat và muối mỏ.
4. Ðá là gì? Những nhóm đá chính cấu tạo nên vỏ trái đất?
5. Ðịnh nghĩa, phân loại và mô tả đá macma?
6. Ðịnh nghĩa, phân loại và mô tả đá trầm tích?
7. Ðịnh nghĩa, phân loại và mô tả đá biến chất?
Chương II
SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT

Sự hình thành đất là những quá trình biến đổi phức tạp của vật chất
diễn ra ở lớp ngoài cùng của vỏ Trái Ðất do sự tác động của các yếu tố
tự nhiên và nhân tạo.
Sự tác động của các yếu tố làm cho khoáng vật và đá bị phá huỷ
tạo thành mẫu chất. Sinh vật tác động lên mẫu chất làm cho mẫu chất
được tích luỹ chất hữu cơ, dần dần biến đổi tạo nên thể vật chất gọi là
đất.
Ðất là một sản phẩm đặc biệt được hình thành do sự tác động của
khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, năng lượng bức xạ mặt trời lên bề
mặt thạch quyển (vỏ Trái Ðất).

1. Quá trình phong hoá khoáng vật, đá và sản phẩm của nó


1.1. Quá trình phong hoá khoáng vật và đá
Dưới sự tác động của nước, các chất khí như O2, CO2... và nguồn
năng lượng bức xạ mặt trời, các khoáng vật và đá lộ ra ở phía ngoài
cùng của vỏ Trái Ðất bị phá huỷ. Quá trình phá huỷ khoáng vật và đá
được gọi là quá trình phong hoá. Có 3 loại phong hoá đá và khoáng vật
là phong hoá vật lý, phong hoá hoá học và phong hoá sinh học. Sự phân
chia các loại phong hoá chỉ là tương đối vì trong thực tế các yếu tố ngoại
cảnh đồng thời tác động lên đá và khoáng vật, do vậy 3 loại phong hoá
đồng thời cùng diễn ra. Các quá trình phong hoá liên quan mật thiết và
hỗ trợ cho nhau, tuỳ điều kiện cụ thể mà một trong 3 quá trình xảy ra
mạnh hơn.
a. Phong hoá vật lý
Phong hoá vật lý là sự vỡ vụn của các loại đá thành các hạt cơ giới
có kích thước khác nhau nhưng chưa có sự thay đổi về thành phần
khoáng vật, thành phần hoá học của các đá ban đầu.
Nguyên nhân gây nên việc phá vỡ khoáng vật và đá là do sự thay
đổi của nhiệt độ, áp suất và sự tác động của các hoạt động địa chất ngoại
lực như nước chảy, gió thổi xảy ra trên bề mặt vỏ Trái Ðất.
Sự thay đổi nhiệt độ làm cho các khoáng vật có trong đá bị giãn nở
không đều dẫn đến kết quả đá bị vỡ ra. Các khoáng vật khác nhau có hệ
số giãn nở rất khác nhau.
Ví dụ:
Tên khoáng vật Hệ số giãn nở
Thạch anh 0,00031
Octoclaz 0,00017
Mica 0,00035
Canxit 0,00020

Một loại đá được cấu tạo bởi nhiều khoáng vật khác nhau, do đó
nhiệt độ thay đổi các khoáng vật co giãn không giống nhau làm đá bị vỡ
vụn. Như vậy thành phần khoáng vật của đá càng nhiều thì đá càng dễ bị
vỡ vụn. Những đá cấu tạo bởi một loại khoáng vật (đá đơn khoáng) cũng
bị vỡ do hệ số nở dài theo các phương khác nhau. Sự chênh lệch nhiệt
độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm càng lớn thì phong hoá
vật lý diễn ra càng mạnh. Ví dụ, vùng sa mạc thường có sự chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nên vào ban đêm có thể nghe được tiếng
nổ vỡ của đá trong vùng.
Trong đá thường có các lỗ hổng và các vết nứt nguyên sinh chứa
đầy khí hay nước. Khi nhiệt độ xuống thấp dưới OoC, nước ở thể lỏng
chuyển thành thể rắn (nước đóng băng) làm tăng thể tích tạo áp suất lớn
có khi tới hàng ngàn atmôtphe lên thành khe nứt làm cho đá bị vỡ ra.
Các mảnh vụn sinh ra có thể di chuyển đi nơi khác theo dòng nước
chảy hoặc gió thổi sẽ phá huỷ các đá trên đường di chuyển của chúng.
Phong hoá vật lý có tính chất tiên phong, tạo điều kiện thuận lợi
cho phong hoá hoá học và sinh học. b. Phong hoá hoá học
Do sự tác động của H2O, O2, CO2... các khoáng vật và đá bị phá
huỷ, thay đổi về hình dạng, kích thước, thành phần và tính chất hoá học.
Có thể nói, phong hoá hoá học chính là các phản ứng hoá học diễn ra do
sự tác động của H2O, O2, CO2 lên đá và khoáng vật.
Phong hoá hoá học được chia thành 4 quá trình chính là: Ôxy hoá,
hyđrat hoá, hoà tan và sét hoá.
+ Quá trình ôxy hoá:
Quá trình này phụ thuộc chặt chẽ vào sự xâm nhập của O2 tự do
trong không khí và O2 hoà tan trong nước. Quá trình ôxy hoá làm cho
khoáng vật và đá bị biến đổi, bị thay đổi về thành phần hoá học.
Ví dụ:
Khoáng vật pyrít bị ô xy hoá và biến đổi như sau:
FeS2 + 7O2 + 2 H2O = 2 FeSO4 + 2 H2SO4
12 FeSO4 + 3O2 + 6 H2O = 4 Fe2(SO4)3 + 4 Fe(OH)3

Quá trình ôxy hoá diễn ra rất mạnh với hầu hết các nguyên tố hoá
học có trong khoáng vật và đá, đặc biệt là các nguyên tố hoá trị cao, ví
dụ Mangan.
+ Quá trình hyđrát hoá:
Là quá trình nước tham gia vào mạng lưới tinh thể của khoáng vật,
thực chất đây là quá trình nước kết hợp với khoáng vật làm thay đổi
thành phần hoá học của khoáng vật.

Ví dụ: + 2 H2O

CaSO4 CaSO4.2H2O
Anhyđrit Thạch cao

+ n H2O
Fe2O3
Fe2O3.nH2O Hêmatít
Limonit
+ Quá trình hoà tan:
Là quá trình các khoáng vật và đá bị hoà tan trong nước. Hầu như
tất cả các khoáng vật và đá bị hoà tan trong nước, nhưng mạnh nhất là
các khoáng vật của lớp cácbônát và lớp muối mỏ. Ví dụ: CaCO3
(đá vôi) bị hoà tan như sau:
CaCO3 + H2O + CO2  Ca(HCO3)2 Các
khoáng vật và đá bị hoà tan tạo thành các dung dịch thật.
+ Quá trình sét hoá:
Các khoáng vật silicat, nhôm silicat do tác động của H2O, CO2 sẽ
bị biến đổi tạo thành các khoáng sét (keo sét). Các chất kiềm và kiềm
thổ trong khoáng vật bị H+ chiếm chỗ trong mạng lưới tinh thể được
tách ra dưới dạng hoà tan. Như vậy thực chất của quá trình sét hoá là các
quá trình hoà tan, hyđrát hoá chuyển các khoáng vật silicát, nhôm silicat
thành các khoáng vật thứ sinh, các muối và oxýt.
Ví dụ:
K2Al2Si6O16 + H2O + CO2 H2Al2Si2O8.2H2O +
K2CO3+ SiO2.nH2O
Fenspatkali (orthoclaz) Kaolinit
Ôpan
c. Phong hoá sinh học
Hoạt động của sinh vật bậc thấp, bậc cao cũng tham gia phá huỷ
các khoáng vật và đá. Rễ cây xuyên vào các khe nứt hút nước và các
chất khoáng, theo thời gian, rễ to dần phá vỡ đá. Mặt khác rễ cây tiết
H2O và CO2 tạo H2CO3 để hoà tan đá và khoáng vật. Khi chết xác sinh
vật bị phân huỷ sinh ra các axit hữu cơ góp phần hoà tan các khoáng vật
và đá. Do vậy, bản chất của phong hoá sinh học là phong hoá vật lý và
hoá học do sự tác động của sinh vật lên khoáng vật và đá. Cũng trong
quá trình này mẫu chất được tích luỹ chất hữu cơ do xác sinh vật để lại
sau khi chết, làm cho mẫu chất xuất hiện những thuộc tính mới được gọi
chung là độ phì và mẫu chất biến đổi thành đất. Nhà khoa học nổi tiếng
người Nga Vecnatxki cho rằng: "Hoạt động hoá học của vỏ Trái Ðất,
gần 99% có liên quan tới quá trình sinh hoá học". 1.2. Sản phẩm phong
hoá, vỏ phong hoá
a. Sản phẩm và vỏ phong hoá
+ Sản phẩm phong hoá: Các sản phẩm phong hoá là kết quả của
quá trình phá huỷ các khoáng vật và đá, do vậy chúng rất phong phú và
đa dạng. Phong hoá vật lý tạo thành các hạt vô cơ có kích thước khác
nhau. Phong hoá hoá học tạo thành các hợp chất dễ tan, oxyt, Hydrôxit
và các loại keo sét. Phong hoá sinh vật ngoài sự tạo thành các sản phẩm
trên còn tạo sự tích luỹ chất hữu cơ trong mẫu chất.
+ Vỏ phong hoá: các loại sản phẩm phong hoá tích đọng lại tạo
thành vỏ phong hoá. Vỏ phong hoá là lớp vật chất nằm ở phía ngoài
cùng của vỏ Trái Ðất. Sản phẩm phong hoá biến đổi tạo thành mẫu chất,
mẫu chất chịu tác động sâu sắc của sinh vật dần dần trở thành đất.

b. Các loại vỏ phong hoá


Căn cứ vào quá trình tích luỹ, thành phần và tính chất, vỏ phong
hoá được chia thành vỏ phong hoá tại chỗ và vỏ phong hoá trầm tích.
+ Vỏ phong hoá tại chỗ:
Các sản phẩm phong hoá tích luỹ ngay trên đá gốc (đá mẹ) tạo
thành vỏ phong hoá tại chỗ. Vỏ phong hoá tại chỗ có các loại sau: -
Vỏ phong hoá vụn thô: các mảnh vụn cơ học có kích thước lớn tích
luỹ ngay trên đá gốc, gặp ở vùng xói mòn mạch.
- Vỏ phong hoá Feralit: phổ biến ở vùng ôn đới có khí hậu ôn hoà.
Hầu hết khoáng vật silicát, nhôm silicát đều hoá sét, các muối dễ tan của
các chất kiềm và kiềm đất có rất ít do bị rửa trôi mạnh. Các khoáng vật
nguyên sinh còn lại đều là khoáng vật bền vững như thạch anh - SiO2.
- Vỏ phong hoá alít: Phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới,
phong hoá diễn ra mạnh, khoáng vật nguyên sinh gặp phổ biến là thạch
anh, thành phần chính là các hợp chất của nhôm.
+ Vỏ phong hoá trầm tích
Sản phẩm phong hoá di chuyển theo dòng nước chảy hay cuốn
theo gió thổi, được tích luỹ lại khi gặp các điều kiện thuận lợi tạo thành
vỏ phong hoá trầm tích. Vỏ phong hoá trầm tích có các loại sau: - Vỏ
phong hoá trầm tích Sialit: chủ yếu là sét, các keo sét, ngoài ra còn có
limon cát. Khoáng vật nguyên sinh có thạch anh, Fenspat. - Vỏ
phong hoá cacbonat - Sialit: Thành phần giống vỏ phong hoá trầm tích
Sialit nhưng có chứa một lượng CaCO3 nhất định. - Vỏ phong hoá
Clorua, Sunphát, Cacbonát - Sialit: Thành phần giống 2 loại vỏ phong
hoá trầm tích Sialít, Cacbonat - Sialít và có chứa thêm các muối Clorua
Sunphát của các chất kiềm và kiềm đất. Theo viện sĩ Pôlưnốp có 3
loại mẫu chất là tàn tích (êluvi), sườn tích (đêluvi) và phù sa (aluvia).
Tàn tích là sản phẩm phong hoá tích đọng tại chỗ ngay trên đá gốc,
thường bị rửa trôi và xói mòn mạnh. Sườn tích là sản phẩm phong hoá
bị cuốn trôi từ trên đỉnh đồi, đỉnh núi xuống tích tụ ở sườn hay chân đồi,
núi. Do vậy sườn tích còn gọi là sản phẩm dốc tụ. Phù sa là sản phẩm
tích đọng từ các sản phẩm được cuốn trôi do dòng nước chảy, thành
phần phù sa phức tạp và khác xa so với đá gốc.
+ Vỏ phong hoá ở Việt Nam
Theo V.M.Fritland, Việt Nam có các loại vỏ phong hoá sau: - Vỏ
phong hoá Feralit: Phổ biến ở vùng trung du và núi thấp, các khoáng vật
thứ sinh chủ yếu là Kaolinit, gipxit, gơtit. Trên vỏ phong hoá này hình
thành nên nhóm đất Feralit - đất đỏ vàng ở nước ta. - Vỏ phong hoá
alit: gặp ở vùng núi cao từ 1700m trở lên, điển hình nhất là ở độ cao >
2000m. Khí hậu ẩm ướt, sắt bị rửa trôi mạnh nhưng nhôm được tích luỹ
do không bị rửa trôi như sắt.
- Vỏ phong hoá Macgalit - Feralit: Gặp ở Phủ Quỳ Nghệ An trên đá
bọt bazan
- Vỏ phong hoá trầm tích Sialit: Gặp ở các vùng đồng bằng tạo bởi
quá trình lắng đọng phù sa của hệ thống sông ngòi nước ta. Thành phần
là các loại keo sét, ngoài ra còn gặp các khoáng vật nguyên sinh như
Thạch anh, Fenspat, Mica.
Vùng ven biển còn gặp vỏ phong hoá Clorua, Sunphát - Sialit.

2. Yếu tố hình thành đất


Năm 1883, nhà bác học người Nga V.V.Docuchaev cho rằng đất
được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Ðá mẹ và mẫu
chất, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Sự tác động của các yếu tố
trên quyết định và chi phối các quá trình hình thành và biến đổi diễn ra
trong đất để hình thành nên các loại đất khác nhau. Những quan điểm
của V.V. Docuchaev được coi là học thuyết về phát sinh đất. Sau V.V.
Docuchaev, các nhà thổ nhưỡng học bổ sung thêm một yếu tố nữa là sự
tác động của con người trong sự hình thành đất.
2.1. Ðá mẹ và mẫu chất
Các đá lộ ra ở phía ngoài cùng của vỏ Trái Ðất bị phong hoá liên
tục cho ra các sản phẩm phong hoá và tạo thành mẫu chất. Ðược sự tác
động của sinh vật, mẫu chất biến dổi dần dần để tạo thành đất. Thành
phần khoáng vật, thành phần hoá học của đá quuyết định thành phần
mẫu chất và đất. Ðá bị phá huỷ để tạo thành đất được gọi là đá mẹ.
Ðá mẹ là cơ sở vật chất ban đầu và cũng là cơ sở vật chất chủ yếu
trong sự hình thành đất. Các loại đá mẹ khác nhau có thành phần khoáng
vật và hoá học khác nhau, do vậy trên các loại đá mẹ khác nhau hình
thành nên các loại đất khác nhau.
Ví dụ:
- Ðất hình thành trên đá mẹ là granít có độ dầy tầng đất từ mỏng
đến trung bình, thành phần cơ giới nhẹ và nghèo các chất dinh dưỡng.
- Ðất hình thành trên đá mẹ là bazan có tầng đất đất rất dầy, thành
phần cơ giới nặng và chứa nhiều các chất dinh dưỡng.
Trong việc nghiên cứu, phân loại đất vùng đồi núi Việt Nam chúng
ta thường dựa vào cơ sở đầu tiên là đá mẹ.
Về mẫu chất, cần phân biệt rõ 2 loại: mẫu chất tại chỗ và mẫu chất
phù sa. Mẫu chất tại chỗ hình thành ngay trên đá mẹ, có thành phần và
tính chất giống đá mẹ. Mẫu chất phù sa được lắng đọng từ vật liệu phù
sa của hệ thống sông ngòi nên có thành phần rất phức tạp. Ngoài ra ở
vùng đồi núi còn gặp mẫu chất dốc tụ.
Sự phân biệt giữa mẫu chất và đất có tính chất tương đối, nhiều
trường hợp rất khó phân biệt. Mẫu chất phù sa ở Việt Nam thực chất là
nhóm đất phù sa có nhiều tính chất tốt của nước ta.
Khi chưa có sự sống xuất hiện trên Trái Ðất, quá trình phá huỷ đá
mẹ diễn ra theo chu trình:
phá huỷ biến đổi
Ðá mẫu chất Ðất
Chu trình này có tên là đại tuần hoàn địa chất và được coi là cơ sở để
tạo thành đất.
2.2. Sinh vật
Sự sống xuất hiện cách đây 500-550 triệu năm (kỷ Cambri của
nguyên đại cổ sinh) sinh vật, trong đó chủ yếu là thực vật tác động lên
mẫu chất, tạo thành chất hữu cơ trong mẫu chất, làm thay đổi mẫu chất
và chuyển mẫu chất thành đất. Tham gia vào quá trình hình thành đất có
nhiều loại sinh vật khác nhau nằm trong 3 ngành chính là thực vật màu
xanh, động vật và vi sinh vật.
+ Vai trò của thực vật:
Thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho mẫu chất và
đất. Khoảng 4/5 chất hữu cơ trong đất có nguồn gốc từ thực vật. Trong
hoạt động sống của mình, các loài thực vật hút nước và các chất khoáng
trong mẫu chất và đất, đồng thời nhờ quá trình quang hợp tạo thành các
chất hữu cơ trong cơ thể. Sau khi chết, xác của chúng rơi vào mẫu chất
và đất bị phân giải trả lại các chất lấy từ đất và bổ sung thêm cácbon,
nitơ... tạo thành chất hữu cơ trong mẫu chất. Sự tích luỹ chất hữu cơ
làm cho mẫu chất xuất hiện độ phì và chuyển thành đất. Chu kỳ đất - cây
- đất diễn ra liên tục trong tự nhiên làm cho độ phì đất tăng dần. Thực
vật gồm các loại cây trong tự nhiên và hệ thống cây trồng trong sản xuất
nông - lâm nghiệp. Dưới các kiểu rừng khác nhau gặp các loại đất có độ
phì rất khác nhau. Ví dụ: đất dưới rừng tre, nứa hoặc trảng cỏ có độ phì
thấp hơn đất dưới rừng cây lá rộng.
Một số loài thực vật được dùng làm cây chỉ thị cho một số tính chất
đất. Ví dụ: cây sim, cây mua là cây chỉ thị cho đất chua, cây sú vẹt chỉ
thị của đất mặn..v.v.
+ Vai trò của động vật:
Các loài động vật có thể chia thành 2 nhóm: động vật sống trên
mặt đất và động vật sống trong đất.
Ðộng vật sống trên mặt đất gồm nhiều loài khác nhau, các chất thải
trong cuộc sống rơi vào đất cung cấp một số chất dinh dưỡng. Sau khi
chết xác chúng rơi vào đất bị phân giải bổ sung chất dinh dưỡng và chất
hữu cơ cho đất.
Ðộng vật sống trong đất có nhiều loài như: giun, kiến, mối... Giun
đất có vai trò rất lớn trong sự tạo độ phì đất. Theo Russell, một hecta đất
tốt có thể có tới 2.500.000 cá thể các loại giun. Giun ăn đất, phân giun là
các hạt kết viên bền vững làm cho đất tơi xốp. Khi chết xác chúng được
phân giải cung cấp nhiều nitơ và các chất khoáng cho đất.
Ðộng vật góp phần bổ sung chất hữu cơ và làm tăng độ phì đất.
+ Vai trò của vi sinh vật
Tập đoàn vi sinh vật trong đất rất phong phú với nhiều chủng loại
khác nhau. Về số lượng có thể có tới hàng trăm triệu con trong một gam
đất.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rất nhiều quá trình diễn ra trong
đất có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của tập đoàn vi sinh vật đất.
Quá trình phân giải xác hữu cơ, quá trình hình thành mùn, quá trình
chuyển hoá đạm trong đất, quá trình cố định đạm từ khí trời... trải qua
nhiều phản ứng, nhiều giai đoạn, mỗi phản ứng đều có sự tham gia của
một loài sinh vật cụ thể.
Hầu hết các loài vi sinh vật đều sinh sản theo cách tự phân nên
lượng sinh khối tạo ra trong đất lớn, sau khi chết xác các loài vi sinh vật
bị phần giải góp phần cung cấp chất hữu cơ và tạo độ phì đất. Như
vậy, sau khi sự sống xuất hiện, giới sinh vật đã có những tác động sâu
sắc về nhiều mặt tới mẫu chất để chuyển mẫu chất thành đất, sinh vật
tiếp tục tác động với đất để đất ngày càng phát triển. Nói cách khác nếu
không có sinh vật thì chưa có đất, vì vậy các nhà khoa học cho rằng sinh
vật là yếu tố quyết định trong sự hình thành đất.
2.3. Khí hậu
Các đặc trưng của khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ không khí, lượng
mưa... ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành đất.
+ Ảnh hưởng trực tiếp: khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phong hoá
đá, sự thay đổi nhiệt độ tạo sự phá huỷ vật lý, lượng mưa và chế độ mưa
ảnh hưởng tới phong hoá vật lý và hoá học... Nhiều quá trình diễn ra
trong đất như khoáng hoá, mùn hoá, rửa trôi, xói mòn... chịu sự tác động
rõ rệt của khí hậu.
Những vùng có lượng mưa > bốc hơi, lượng nước thừa sẽ di
chuyển trên mặt đất và thấm sâu xuống đất tạo nên các quá trình xói
mòn và rửa trôi. Các nguyên tố kiềm, kiềm đất rất dễ bị rửa trôi, do vậy
lượng mưa càng lớn đất bị hoá chua càng mạnh. Mối tương quan giữa
lượng mưa và độ chua được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Ảnh hưởng của lượng mưa đến độ chua của đất
(Theo Jenny - Bán đảo Mabrikia)
H+ Tổng cation kiềm
Lượng mưa Nhiệt độ trao đổi (me/100g pH
(me/100g
hàng năm (mm) (oC) đất)
đất)
600-1300 29,5 5,5 24,0 6,8
1300-1900 26,2 11,2 15,0 6,3
1900-2500 22,9 14,7 8,2 5,9
2500-3200 22,3 16,6 5,5 5,7
3200-3800 20,6 19,6 4,0 5,6

+ Ảnh hưởng gián tiếp: Ảnh hưởng gián tiếp của khí hậu thông qua
yếu tố sinh vật, khí hậu góp phần điều chỉnh lại yếu tố sinh vật. Mỗi đới
khí hậu trên Trái Ðất có các loài thực vật đặc trưng. Ví dụ: thực vật đặc
trưng của khí hậu nhiệt đới là cây lá rộng, thực vật đặc trưng của khí hậu
ôn đới là các cây lá kim... V.V.Docuchaev đã phát hiện ở mỗi đới khí
hậu có những loại đất đặc thù riêng.
2.4. Ðịa hình
Ðịa hình cũng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành
đất.
+ Ảnh hưởng trực tiếp: Các đặc trưng của địa hình như dáng đất,
độ cao, độ dốc... ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quá trình diễn ra trong
đất. Vùng đồi núi, vùng cao ở đồng bằng quá trình rửa trôi xói mòn diễn
ra mạnh. Ngược lại trong các thung lũng ở vùng đồi núi hoặc vùng trũng
ở đồng bằng diễn ra quá trình tích luỹ các chất. Lượng nước trong đất
cũng phụ thuộc địa hình; vùng cao thường thiếu nước, quá trình ôxy hoá
diễn ra mạnh; Vùng trũng thường dư ẩm, quá trình khử chiếm ưu thế...
kết quả ở các địa hình khác nhau hình thành nên các loại đất khác nhau.
+ Ảnh hưởng gián tiếp: địa hình ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình
thành đất thông qua yếu tố khí hậu và sinh vật. Càng lên cao nhiệt độ
càng giảm dần theo quy luật độ cao tăng 100 m, nhiệt độ giảm 0,5oC,
đồng thời ẩm độ tăng lên. Sự thay đổi khí hậu kéo theo sự thay đổi của
sinh vật. Ở các độ cao khác nhau có các đặc trưng khí hậu và sinh vật
khác nhau. Các nhà thổ nhưỡng đã phát hiện được quy luật phát sinh đất
theo độ cao. Năm 1968, Cao Liêm đã tìm ra quy luật hình thành đất theo
độ cao trên dãy núi Hoàng Liên Sơn như sau:
Ðộ cao (m) Loại đất
Dưới 1000 m Ðất Feralít
1000-1800 m Ðất Feralít - mùn trên núi
1800-2300 m Ðất mùn alít trên núi cao
2300-2900 m Ðất mùn thô trên núi
> 2900 m Ðất mùn thô than bùn trên
núi

2.5. Thời gian


Thời gian là tuổi của đất, gồm tuổi tuyệt đối và tuổi tương đối.
Tuổi tuyệt đối được tính từ khi mẫu chất được tích luỹ chất hữu cơ
(cacbon hữu cơ) đến ngày nay, nói cách khác tuổi tuyệt đối chính là tuổi
cacbon hữu cơ trong đất hay là tuổi mùn của đất. Ðể xác định tuổi của
mùn, dùng phương pháp phóng xạ cacbon. C12 có 2 đồng vị phóng xạ là
C13 và C14, trong cơ thể sống của thực vật tỷ lệ C13 và C14 là một hằng số
và giống trong khí quyển. Sau khi chết C14 không bền và bị phân huỷ
giảm dần, từ lượng C14 còn lại trong mùn dựa vào chu kỳ bán phân rã
của C14, tính được tuổi của mùn trong đất. Bằng phương pháp trên,
Devries (1958) đã xác định tuổi của đất vàng (hoàng thổ) ở Úc từ 32-42
ngàn năm.
Tuổi tương đối của đất được dùng để đánh giá sự phát triển và biến
đổi diễn ra trong đất nên không tính được bằng thời gian cụ thể. Dựa vào
hình thái đất để có các nhận xét về hình thành và phát triển của đất. Ví
dụ: Sự phân tầng chưa rõ của phẫu diện thường gặp ở những loại đất
mới được hình thành. Sự hình thành kết von hoặc đá ong trong một số
loại đất đỏ vàng chứng tỏ đất đã phát triển tới mức cao (già hơn) so với
đất cùng loại chưa có kết von.
2.6. Con người
Con người đã có những tác động rất sâu sắc đối với các vùng đất
được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Sự tác động về
nhiều mặt trong quá trình sử dụng đất đã làm biến đổi nhiều vùng theo
các hướng khác nhau, hình thành nên một số loại đất đặc trưng. Ví dụ:
Ðất phù sa, đất xám bạc màu, đất mặn, đất phèn... sau một thời gian sử
dụng gieo trồng lúa nước sẽ hình thành nên đất lúa nước.
Những tác động tốt của con người như: Bố trí cây trồng phù hợp
với tính chất đất; xây dựng các công trình thuỷ lợi; đắp đê ngăn lũ và
nước mặn; bổ sung chất dinh dưỡng trong đất bằng các loại phân bón;
bảo vệ đất; cải tạo tính chất xấu của đất... làm cho đất biến đổi theo
chiều hướng tốt dần lên. Ngược lại, những tác động xấu như: Bố trí cây
trồng không phù hợp; bón phân không đầy đủ; chặt phá rừng làm nương
rẫy; không thực hiện tốt các biện pháp chống thoái hoá đất... sẽ làm cho
đất biến đổi theo chiều hướng xấu.
Sự tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất sẽ quyết định
các quá trình hình thành và biến đổi diễn ra trong đất. Những quá trình
hình thành phổ biến trong tự nhiên:
- Quá trình hình thành đất sơ sinh.
- Quá trình tích luỹ chất hữu cơ và mùn trong đất.
- Quá trình tích luỹ sắt, nhôm trong đất.
- Quá trình rửa trôi, xói mòn đất.
- Quá trình glây.
- Quá trình hoá chua, phèn, nhiễm mặn.
- Quá trình lắng đọng vật liệu phù sa.

3. Hình thái đất


Hình thái thể hiện ở phẫu diện đất, nói cách khác hình thái đất là phẫu
diện đất. Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ trên mặt đất xuống dưới
sâu.
3.1. Cấu tạo phẫu diện đất
Quan sát phẫu diện đất, từ trên mặt xuống dưới sâu thường có các tầng
đất khác nhau về: màu sắc, thành phần cơ giới, độ chặt, độ xốp, mức độ
đá lẫn, sự phân bố rễ cây trồng, độ ẩm...
Vậy tầng đất là gì? Tầng đất là những lớp đất nằm song song hay
gần song song với bề mặt đất, các tầng đất được phân biệt với nhau bởi
các dấu hiệu có thể quan sát, đo đếm tại thực địa hoặc thông qua phân
tích trong phòng.
Tầng đất trong phẫu diện là kết quả của một hay một số quá trình
hình thành hoặc biến đổi diễn ra trong đất, vì vậy tầng đất thường được
gọi là tầng phát sinh. Như vậy, nghiên cứu phẫu diện đất giúp ta chẩn
đoán được quá trình phát sinh đất. Tầng phát sinh là cơ sở để tiến hành
phân loại đất theo phát sinh, tầng phát sinh được định lượng các tính
chất gọi là tầng chẩn đoán trong phân loại đất theo phương pháp định
lượng.
V.V. Docuchaev là người đầu tiên dùng các ký tự là chữ cái in hoa
ký hiệu cho các tầng đất, theo ông từ trên mặt xuống dưới sâu có 3 tầng
cơ bản là A, B, C. Tầng A là lớp đất trên cùng (còn gọi là tầng mặt, tầng
canh tác), đây là tầng tích luỹ chất hữu cơ và mùn, đồng thời tầng A
cũng là tầng rửa trôi, tuỳ mức độ nghiên cứu mà tầng A được chia thành
Aoo, Ao (tầng thảm mục), A1, A2, A3. Tầng B là tầng tích tụ các chất rửa
trôi từ tầng A xuống, có thể được chia thành B1, B2, B3. Tầng C là tầng
mẫu chất nằm ngay trên đá mẹ phát sinh ra đất.
Hiện nay, các nhà khoa học đất đề nghị bổ sung thêm một số tầng
đất. Theo Soil Taxonomy và FAO-UNESCO, trong phẫu diện có các
tầng lần lượt từ trên xuống dưới như sau: tầng O, tầng H, các loại tầng
A, tầng E, các loại tầng B và tầng C (một phẫu diện đất không nhất thiết
phải có đủ tầng đất nêu trên)
Cấu tạo phẫu diện điển hình đất Việt Nam được thể hiện ở hình
sau:
A

Vùng đồi B núi: Phẫu diện điển hình có 3 tầng cơ bản là:
A, B, C. Ðá mẹ ký hiệu là C (Hình 2.1).
Tầng B thường có độ dày lớn nhất Chú ý: Ðộ dày từ
mặt C xuống tới đá mẹ được gọi là độ dày đất, còn
quen gọi
D
là độ dày tầng đất
Hình 2.1. Cấu tạo phẫu diện đất vùng đồi núi:

+ Vùng đồng bằng: Ðiển hình là phẫu diện đất lúa nước, thể hiện ở
hình 2.2:
AC AC: Tầng canh tác (còn gọi là tầng A), tầng này
càng dày, đất càng tốt
P P: Tầng đế cày: nằm ngay dưới tầng canh tác
B: Tầng tích tụ có màu loang lổ đỏ vàng,
tầng này tích tụ các chất rửa B trôi từ trên xuống, ngoài ra còn
tích tụ một số chất từ nước ngầm đem
lên, nên tầng B đất đồng bằng có tích tụ 2 chiều.
G: Tầng glây có màu xanh xám hoặc
G xám xanh.
Hình 2.2. Cấu tạo phẫu diện đất lúa nước
3.2. Màu sắc đất, chất mới sinh và chất lẫn vào
a. Màu sắc đất
Màu sắc đất thay đổi rất phức tạp, trong một phẫu diện các tầng
thường có màu sắc khác nhau. Các loại đất cũng có màu sắc khác nhau.
Màu sắc đất thay đổi theo độ ẩm. Màu sắc của đất được tạo bởi 3 nền
màu chính là đen, đỏ và trắng. Thành phần và tính chất đất quyết định
màu sắc của đất.
Màu đen của đất chủ yếu do mùn tạo nên, do vậy mùn càng nhiều
đất càng đen và độ phì càng lớn. Ngoài mùn còn có một số hợp chất hoá
học có màu đen như oxyt Mangan - MnO2.
Màu đỏ của đất chủ yếu do oxyt sắt - Fe2O3 tạo nên, nếu oxyt sắt
ngậm nước chúng sẽ có màu vàng. Ðại bộ phận đất vùng đồi núi và
vùng có địa hình cao ở đồng bằng Việt Nam có màu đỏ vàng hay loang
lổ đỏ vàng chủ yếu do Fe2O3 và Fe2O3.nH2O tạo nên.
Màu trắng của đất chủ yếu do thạch anh (SiO2), Canxi Cacbonát
(CaCO3) và Kaolinit tạo nên. Những đất có màu trắng thường chứa
nhiều SiO2, rất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng. Ðất xám bạc màu ở
Việt Nam có màu trắng hoặc xám trắng.
Những vùng đất luôn dư ẩm (đất có độ ẩm bão hoà) quá trình khử
diễn ra mạnh, sắt tồn tại trong đất ở dạng khử trong các hợp chất như:
FeO.nH2O, Fe(HCO3)2, Fe(OH)2... làm cho đất có màu xanh xám hoặc
xám xanh, đây chính là quá trình glây trong đất.
Sự phối hợp giữa 3 màu đen, đỏ và trắng cho ra nhiều màu khác
nhau. Zakharốp đã xây dựng một tam giác màu với 3 đỉnh là đen, đỏ và
trắng. Ngày nay, các nhà khoa học đất thế giới đã xây dựng một thang
màu chuẩn của đất - thang màu Munsel. Màu của đất đã được định
lượng theo hệ thống màu cụ thể rất thuận lợi cho việc mô tả màu sắc của
đất.
b. Chất mới sinh và chất lẫn vào
Những vật liệu như mảnh bom đạn, mảnh sành sứ, gạch ngói... gặp
trong đất được gọi là chất lẫn vào. Những chất lẫn vào không có ý nghĩa
với quá trình phát sinh đất nhưng có thể giúp chúng ta có những nhận
xét về tình hình sử dụng đất trước đây.
Các chất trong đất như: mùn, các hợp chất sắt hoá trị 3, các hợp
chất sắt hoá trị 2, các loại muối tan trong đất, phèn sắt, nhôm... là kết
quả của quá trình hình thành và biến đổi trong đất được gọi là những
chất mới sinh. Các chất mới sinh là căn cứ, là cơ sở giúp chúng ta có kết
luận chính xác về quá trình hình thành và biến đổi diễn ra trong đất.

Câu hỏi ôn tập


1. Quá trình phong hoá khoáng vật và đá? Liên hệ với thực tiễn Việt
Nam?
2. Vỏ phong hoá là gì? Vỏ phong hoá ở Việt Nam?
3. Các yếu tố hình thành đất? Liên hệ với thực tiễn Việt Nam?
4. Những quá trình hình thành và biến đổi đất?
5. Phẫu diễn đất là gì? Cấu tạo của phẫu diện đất? Phẫu diện điển
hình của đất vùng đồng bằng và đồi núi Việt Nam?
6. Ý nghĩa của màu sắc, chất mới sinh và chất lẫn vào trong đất?

Chương III
SINH VẬT ĐẤT

Quá trình hình thành đất là một quá trình biến đổi vật chất xảy ra ở
lớp ngoài cùng của vỏ trái đất liên tục và kéo dài từ hàng triệu năm nay.
Kết quả lớp phủ thổ nhưỡng hình thành trên bề mặt trái đất có hoạt động
sinh học. Học thuyết hình thành đất của V. V. Docuchaev đã chỉ ra rằng
sinh vật là một trong 5 yếu tố hình thành đất và được xem là yếu tố chủ
đạo. Sau khi đất được hình thành sinh vật giữ vai trò quan trọng trong
việc lưu chuyển với quyển khác trong sinh quyển. Đất là nơi hàng loạt
quá trình chuyển hóa vật chất, trao đổi dinh dưỡng và năng lượng để
hình thành và phát triển độ phì nhiêu của đất mà trong đó sinh vật đất
đóng vai trò quan trọng. Vì thế sinh vật đất không những là thành phần
không thể tách rời của đất mà còn là một trong các chỉ tiêu đánh giá độ
phì nhiêu của đất.
Tính toán của các nhà khoa học cho thấy ngoài hàng trăm tấn chất
xanh của thực vật bậc cao cung cấp cho đất, trên 1 ha đất canh tác (độ
sâu 20 cm) có 5- 7 tấn vi khuẩn, 2- 3 tấn nấm, xạ khuẩn và động vật
nguyên sinh và 3- 4 tấn động vật không xương sống. Rõ ràng ngoài chức
năng tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật chất, sinh vật đất sau
chu kỳ sống để lại cho đất sinh khối rất lớn tạo nên độ phì nhiêu của đất.
Tuy nhiên hoạt động của sinh vật đất cũng như sinh khối của chúng để
lại hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường như: khí hậu, tính
chất đất…Các yếu tố này lại gây tác động tương hỗ giữa sinh vật.
Nghiên cứu sinh vật đất rất phức tạp, trong phạm vi giáo trình này chúng
tôi chỉ giới thiệu sơ bộ một số nhóm sinh vật chính và tác dụng của
chúng đối với quá trình hình thành đất và biến đổi của đất, đó là vi sinh
vật đất, thực vật, nguyên sinh động vật và động vật đất.
3.1. Vi sinh vật đất (microorganisms)
3.1.1. Đặc điểm chung
Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước bé không quan sát
được bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy. Những
cơ thể nhỏ bé này có thể chưa phải là tế bào (virus), là tế bào nhưng
chưa có nhân thật (Prokaryota)- nhân nguyên sinh như vi khuẩn hay có
nhân (Eukaryota) như sinh vật bậc cao của vi nấm. Kích thước của vi
sinh vật thường được đo bằng micromet (µm) hay bằng nanomet (nm)
(1nm= 10-3µm = 10-6mm).
Có khả năng hấp thu và chuyển hóa mạnh vật chất do bề mặt tiếp
xúc lớn (từ mọi phía của tế bào). Chúng có thể hấp thu được khối lượng
lớn hơn hàng ngàn lần trọng lượng cơ thể.
Có khả thích ứng cao với môi trường và dễ biến dị. Đây sẽ là cản
trở trong quá trình chọn lọc hoặc và duy trì một giống vi sinh vật.
Sinh trưởng và phát triển nhanh. Nhiều loài cứ 20 phút thì một tế
bào được nhân đôi.
Vi sinh vật phổ biến khắp mọi nơi trong mọi điều kiện. Trong một
gam đất trồng trọt có thể có tới 109 tế bào với nhiều chủng loại khác
nhau.
Nếu theo định nghĩa chung thì vi sinh vật bao gồm nhiều nhóm.
Trong phạm vi phần này chúng tôi giới thiệu các nhóm chính sau đây:
Vi khuẩn, xạ khuẩn, vi nấm, tảo và địa y.
3.1.2. Vi khuẩn (Bacteria)
Vi khuẩn có cấu tạo tế bào nhưng chưa có nhân (prokaryota). Nhân
là một chuỗi AND không có màng nhân, có màng ngoài. Có cả gam âm
(bắt màu tím) và gam dương (bắt màu hồng). Vi khuẩn có nhiều dạng:
hình cầu, hình que, hình sợi, hình xoắn (Hình 3.1).
Hình 3.1. Hình thái của vi khuẩn (ảnh của WCB. McGraW- Hill. 1998)

Kích thước của vi khuẩn từ 0,2- 2,0 µm x 2,0- 8,0 µm. Vi khuẩn
nguyên sinh bé hơn. Trong đất vi khuẩn chiếm tới 90 % tổng số sinh vật.
Khối lượng của chúng trong đất có thể lên tới hàng tấn (trong đất đồng
cỏ ôn đới đạt 10 tấn/ ha).
a. Vi khuẩn nguyên sinh
Vi khuẩn nguyên sinh kích thước bé hơn vi khuẩn Eubacteria (vi
khuẩn thật), đa số sống ký sinh trên thực vật, trên động vật hay người.
Có 3 nhóm vi khuẩn nguyên sinh: Micoplatma ký sinh trên thực vật,
Ricketxi ký sinh trên người và động vật và Clamidia ký sinh trên các
sinh vật có nhân và gây bệnh cho chúng. b. Vi khuẩn (Eubacteria)
Bao gồm các vi khuẩn có cấu tạo tế bào đầy đủ gồm thành tế bào
(màng ngoài), màng tế bào chất (màng trong), nhân, tế bào chất,
riboxom và các vật thể nằm trong tế bào chất. Vi khuẩn này bắt màu cả
gam âm và gam dương. Có loài có cơ quan di chuyển gọi là tiêm mao.
Có loài hình thành bào tử sống rất lâu (có thể tới hàng ngàn năm). Sinh
sản nhân đôi. Một số loài tế bào xung quanh có lớp nhầy gọi là bao nhầy
hay giáp mạc. Các bào nhầy có tính dính do đó chúng kết lại thành khối
và cũng làm cho các hạt đất kết dính tạo nên kết cấu đất.
Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong đất, từ đất rất nghèo dinh dưỡng
như đất cát ven biển (Arenosols), đất xám bạc màu (Haplic Acrisols)
đến đất phù sa trung tính (Eutric Fluvisols) màu mỡ. Tuy nhiên thành
phần và số lượng của chúng trong các loại đất trên là rất khác nhau.
Phần lớn vi khuẩn thuộc vi khuẩn tự dưỡng - heterotrophia. Chúng
lấy dinh dưỡng bằng cách phân hủy xác hữu cơ. Vi khuẩn tự dưỡng
(autotrophia) có khả năng tổng hợp cacbon từ CO2 từ quá trình ôxy hóa
của các chất vô cơ. Nhờ vậy các vi khuẩn tự dưỡng sống được trong cả
các đất nghèo dinh dưỡng như đất cát và đất xám bạc màu. Đối với các
vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ thành chất khoáng cần thiết nhất là nitơ.
Phần lớn xác hữu cơ trong đất có hơn 1,5- 2,0 % N, nhìn chung là tương
đối đủ cho vi khuẩn. Nếu xác hữu cơ chứa ít nitơ thì vi khuẩn lấy nitơ từ
đất. Khi có nhiều xác hữu cơ năng lượng cao nhưng nghèo nitơ sẽ xảy ra
cạnh tranh về nitơ giữa vi khuẩn và thực vật. Vì thế tỷ lệ C/ N trong xác
hữu cơ có ảnh hưởng đáng kể. Người ta cho rằng tỷ lệ này bằng 25 là tốt
nhất, khi đó gần như toàn bộ nitơ được vi khuẩn sử dụng hết để nuôi cơ
thể, khi tỷ lệ này lớn hơn 25 sẽ xảy ra cạnh tranh và nitơ trong đất sẽ cạn
kiệt. Điều này khuyến cáo chúng ta không nên bón phân hữu cơ nghèo
đạm như rơm rạ chẳng hạn. Sự phụ thuộc số lượng vi khuẩn vào hàm
lượng chất hữu cơ trong phẫu diện đất có thể xem ở số liệu ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Phân bố chất hữu cơ và vi khuẩn trong đất đen
(chernozem)
Độ sâu Chất hữu Vi khuẩn (mln.g-1)
Tầng
(cm) cơ (%) Háo khí Yếm khí
A1 0- 6 8,04 49,2 1,0
A2 6- 12 3,18 131,8 1,0
B1 12- 28 2,41 158,3 10,0
B2 28- 48 1,76 45,3 1,0
C 48- 80 0,80 6,0 0,001
Nguồn: Timonina
Nhìn chung ở vùng rễ cây có nhiều vi khuẩn hơn vì rễ cây thải ra
một số chất hữu cơ là nguồn năng lượng cho vi khuẩn.
Pha rắn của đất có khả năng tiếp nhận vi khuẩn từ dung dịch đất vì
vậy vi khuẩn khó di chuyển trong dung dịch đất. Ví dụ, vi khuẩn amôn
hóa di chuyển từ dung dịch lên bề mặt các hạt đất và cư trú tại đó.
Hoạt động của vi khuẩn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện không khí
- nước trong đất. Người ta cho rằng hoạt động của vi khuẩn kém khi đất
khô và rất kém tại độ ẩm cây héo (pF= 4,2). Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy
rõ điều này.
Bảng 3.2. Quan hệ giữa độ ẩm đất và số lượng vi khuẩn trong đất
Tỷ lệ nước so với Số tế bào vi
Sức chứa ẩm tối khuẩn
nước mao quản
đa (%) (mln.g-1 .đ)
(%)
30,0 6,51 9,98
56,0 10,85 11,89
65,0 14,10 16,41
80,0 17,35 29,96
100,0 21,69 25,29
Nguồn: Musierowicz

Độ chua của đất cũng quyết định thành phần và số lượng của vi
khuẩn. Phần lớn vi khuẩn thích hợp ở pH = 7,0. Tuy nhiên chúng có thể
hoạt động được trong phạm vi rộng hơn nhiều (pH 1- 10). Vi khuẩn
phân giải lưu huỳnh (Bacillus thiooxidans) thích ứng tốt ở trong đất
chua.
Có rất nhiều loài vi khuẩn với chức năng khác nhau trong đất, ta có
thể phân biệt ra một số như sau:
- Vi khuẩn phân giải chất hữu cơ không chứa đạm
- Vi khuẩn phân giải protein, ure giải phóng amôniắc
- Vi khuẩn phản nitrat hóa
- Vi khuẩn tổng hợp nitơ tự do
- Vi khuẩn ôxy hóa lưu huỳnh - Vi khuẩn ôxy hóa sắt
- Vi khuẩn phân giải P, K.
3.1.3. Xạ khuẩn (Actinomycetes)
Về mặt cấu trúc xạ khuẩn thuộc nhóm Eubacteria vì chúng cũng
chưa có nhân đặc trưng, nhân của chúng giống với nhân của vi khuẩn
(prokaryota). Tuy nhiên hình thái, kích thước và cả vai trò trong đất có
những nét đặc trưng riêng khác với vi khuẩn (Hình 3.2).

Đốt thưa Đốt ngắn Đốt chùm

Đốt cong Đốt cong xoắn Đốt chùm quả

Đốt sao Đốt cành

Đốt xoắn ốc Đốt xoắn ốc chùm

Hình 3.2 Hình thái của xạ khuẩn (ảnh của WCB. McGraW - Hill. 1998)
Vì thế xạ khuẩn được giới thiệu tương đương với nhóm vi khuẩn
(Eubacteria). Xạ khuẩn có cấu trúc sợi, đường kính sợi thường 0,2- 3,0
µm. Xạ khuẩn cũng có khả năng hình thành bào tử để sinh sản. Xạ
khuẩn có gam dương.
Xạ khuẩn trong đất là một trong các nhóm sinh vật đất đông nhất
và quan trọng nhất, chúng chiếm tới 10- 70 % số tế bào vi sinh vật trong
đất. Ở môi trường trung tính xạ khuẩn phát triển mạnh nhất trong đất
giàu hữu cơ và thông thoáng. Xạ khuẩn có vai trò phân giải chất hữu cơ
và nhất là phân giải đường tan trong nước, hemicenluloza và cenluloza.
Xạ khuẩn tham gia vào quá trình hình thành các axit mùn. Một vài loài
xạ khuẩn có khả năng cố định nitơ tự do từ khí trời khi cộng sinh với
thực vật không thuộc bộ đậu. Xạ khuẩn là vi sinh vật tạo ra kháng sinh
chủ yếu (tới 80 % chất kháng sinh) vì thế trong đất có nhiều xạ khuẩn
cây trồng ít bị bệnh hơn. Đưa xạ khuẩn vào đất gây nhiễm sinh học là
một hướng nghiên cứu.
3.1.4. Vi nấm (Microfungi)
Vi nấm bao gồm các loài nấm đa bào và nấm sợi sinh quả thể lớn.
Kích thước của chúng bé nên là đối tượng của vi sinh vật học. Khác với
vi khuẩn và xạ khuẩn, vi nấm có nhân thật (Eukaryuta) giống như tế bào
sinh vật bậc cao kể cả của người.
Vi nấm gồm 2 nhóm: nấm men (Yeast) là nấm ở dạng đơn bào có
kích thước lớn hơn vi khuẩn (khoảng 10 lần) và nấm sợi (Filamentous
fungi) là nấm hệ sợi phức tạp, đa phần là đa bào, một số ít loài hệ đơn
bào.
Nấm men (Yeast) sinh sản bằng vô tính giống vi khuẩn, đa số theo
hình thức nảy mầm (mẹ mọc con, con mọc cháu…), một vài loài sinh
bào tử. Nấm cũng có sinh sản hữu tính như chi Saccharomyces. Nấm sợi
còn gọi là nấm mốc (Filamentous fungi) có quá trình sinh sản phức tạp
hơn nấm men. Sinh sản vô tính có nhiều cách: bào tử trần, bào tử kín.
Sinh sản hữu tính của nấm sợi cũng có vài hình thức khác nhau.
Sự phát triển của nấm trong đất phụ thuộc vào điều kiện không khí
- nước. Chúng có thể sống được trong những điều kiện khác nhau dù ít
hay nhiều không khí và nước, nhiệt độ cao hay thấp. Tuy nhiên khi nước
xuống dưới mức cây héo hoặc bão hòa nước gây khó khăn cho không
khí xâm nhập thì nấm phát triển kém.
Trong đất trồng trọt và đất đồng cỏ khối lượng nấm tương đương
khối lượng vi khuẩn. Ngược lại nấm lấy nhiều nitơ từ đất hơn là vi
khuẩn vì nấm dùng tới 60% xác hữu cơ phân giải để xây dựng bào tử.
Trong đất rất nhiều loài nấm phá hoại cây trồng. Ta có thể chia ra 3
nhóm: nhóm biểu sinh (saprofite), nhóm ký sinh (pasoryte) trên rễ và
nhóm tấn công trên thân, lá thực vật.
Thuộc nhóm thứ nhất có: loài Pythium gây tổn thương cho rễ bắp
cải, thuốc lá và củ cải đường nếu đất quá ẩm; giống Rhizoctma solani
gây tổn thương cho mầm khoai tây; loài Fusarium culmorum phá hoại rễ
ngũ cốc. Chúng gây tổn thương cho rễ chủ yếu tiết ra chất độc.
Thuộc nhóm hai một số nấm như loài Synchytrium endobioticum
gây ung thư khoai tây hoặc thối cổ rễ ngũ cốc như loài Ophiobolus
gramini hay Cercosporella herpotrichoides.
Cũng có loài tấn công vào các bộ phận trên thân, lá thực vật như
Piricularia oryzae gây bệnh đạo ôn cho lúa.
Ý nghĩa lớn nhất đối với quá trình hình thành đất là các nấm sống
trong đất chua dưới rừng, tập trung chủ yếu ở tầng thảm mục với chức
năng phân giải xác hữu cơ (ví dụ, phân giải cenlulo, tinh bột, nhựa,
lignin) và làm cho đất trở nên chua. Trong đất chua lầy thụt cũng có rất
nhiều nấm hoạt động.
Theo Waksman, Müller, de Koening… nấm đóng vai trò quan
trọng trong quá trình mùn hóa, đặc biệt là các loài: Cladosporium
humificans, Trichoderma viride…
Nấm lấy nitơ chủ yếu dưới dạng amôniắc nhưng lại không có khả
năng ôxy hóa amôniắc thành nitrat mặc dù có khả năng ôxy hóa các hợp
chất lưu huỳnh ở mức độ yếu.
Thường thường người ta cũng gặp các nấm cộng sinh với thực vật
tạo ra hiện tượng gọi là mikoryza. Mikoryza có trên rễ nhiều cây (như
cây rừng, ngũ cốc, cây bộ đậu…) chúng cung cấp cho cây nước và thành
phần dinh dưỡng (N, P, K…); ngược lại nấm trong các mikoryza lấy từ
cây cacbua hydro. Ngoài ra các nấm còn kích thích nảy mầm và sinh
trưởng cho cây.
3.1.5. Tảo (Algae)
Tảo là những sinh vật rất phổ biến trong đất. Chúng có cấu trúc đa
dạng (đơn bào, đa bào, tập đoàn) bao gồm nhiều ngành có kích thước,
cấu tạo (Hình 3. 3) và hình thức sinh sản khác nhau.
1. Cyanophyta- Tảo lam 2. Chlorophyta
- Tảo lục

3. Bacillariophyta - T ảo cát 4. Rhodophyta -


T ảo đỏ

5. Euglenophyta - Tả o mắt 6. Phaeophyta


- Tảo nâu

7. Chrysophyta - Tảo ánh vòng 8. Pyrrophyta -


Tảo giáp
9. Charophyta - Tảo vòng 10. Xanthophyta
- Tảo vàng

9. Charophyta - Tảo vàng 10.


Xanthophyta - Tảo vàng

Hình 3.3. Hình thái của các loại tảo (theo Robert Edward Lee, 1999)
Tất cả các tảo đều có diệp lục tuy các chất sinh sắc tố có khác
nhau. Đa phần tảo sống trong nước dạng phù du (plankton) và ở đáy
(benthos), một phần sống trong đất, trên cây và trên đá. Trong đất
Việt Nam ta gặp các ngành tảo sau:
- Tảo lam- Cyanophyta, cộng sinh với bèo dâu
- Tảo lục- Chlorophyta, sống ở nước ngọt và lợ
- Tảo vàng- Xanthophyta, sống ở nước lợ
- Tảo cát (silic)- Bacillariophyta, sống ở nước ngọt và lợ
- Tảo nâu- Phacophyta, sống ở nước mặn
- Tảo mắt- Eulenophyta, sống ở nước mặn
- Tảo ánh vàng - Chrysophyta, sống ở nước mặn và lợ
- Tảo giáp- Pyrophyta, sống ở nước mặn - Tảo vòng-
Charophyta, sống ở nước mặn.
Tảo không chỉ là người tiên phong (pioneer) trong việc phá hủy đá
và khoáng vật mà còn nhờ khả năng thích nghi cao vào điều kiện khắc
nghiệt cũng như sinh khối lớn đã cung cấp cho đất sa mạc một lượng
đáng kể chất hữu cơ. Ngoài ra ở đất xói mòn do gió tảo còn có khả năng
gắn kết các hạt đất nên hạn chế được sự xói mòn (H. Uggla, 1976).
3.1.6. Địa y (Lechnes)
Một ví dụ điển hình về sự cộng sinh giữa nấm và thực vật (tảo) là
địa y, trong đó tảo cung cấp cho nấm cacbua hydro do tảo có khả năng
quang hợp còn nấm cung cấp cho tảo nước và muối khoáng. Địa y
không có màu lục mà thường màu xám, xanh xám, nâu xám hoặc nâu
thẫm đôi khi đen. Địa y có thể sống trong cát, trên đá và gỗ- nơi mà các
sinh vật khác khó tồn tại được, ngay cả như đối với nấm và tảo nếu sống
độc lập. Địa y cũng là người tiên phong trong quá trình hình thành đất,
chúng giải phóng một số axit (ví dụ axit licheic) nồng độ đủ lớn để phá
hủy khoáng vật hình thành đất và lấy thành phần dinh dưỡng như: S, P,
Cu, F và các vi lượng khác để nuôi cơ thể.
Địa y có khoảng 20.00 loài, thuộc 400 chi. Ở Việt Nam đã phát
hiện có mặt của hầu hết đại diện của các chi thuộc 2 lớp chính: địa y túi
(Ascolichenes) và địa y đảm (Basidiolichenes).
Địa y túi (Ascolichenes) do nấm thuộc lớp nấm túi cộng sinh với
các tảo lam và tảo lục, chúng ở trong đất, đá và gốc cây…Ở Tam Đảo,
Sa Pa, Đà Lạt có loại Lobaria pulmonaria dùng chữa bệnh đường hô
hấp.
Ở Ba Vì có loài Usnea sp. dùng trị ho và lợi tiểu.
Địa y đảm (Basidiolichenes) do các nấm da (Thelephoraceae)
thuộc lớp nấm đảm cộng sinh với các tảo lam. Địa y đảm có trong hầu
hết các loại đất vùng nhiệt đới ẩm.
3.1.7. Vai trò của vi khuẩn và các vi sinh vật khác trong quá trình
hình thành đất
a. Phân giải chất hữu cơ không chứa đạm
Trong môi trường trung tính ít chua và đầy đủ ôxy, cenlulo bị phân
giải chủ yếu bởi vi khuẩn: Cytophaga, Cellvibrio, Pseudomonas và một
số xạ khuẩn.
Trong môi trường chua, nghèo dinh dưỡng hoặc rất chua và háo
khí, trong số các vi sinh vật phân hủy cenlulo nấm giữ vai trò quan
trọng. Trong môi trường dư ẩm cenlulo lại do vi khuẩn yếm khí như
Clostridium Omejanski, Plectridium phân hủy là chính.
Sản phẩm của quá trình phân giải vi sinh cenlulo một loạt chất
trung gian được tạo ra như celobioza, glucoza, axit uronic, axit béo…
Những hợp chất này sẽ bị khoáng hóa. Đồng thời xảy ra quá trình tổng
hợp một phần tạo nên mùn.
Lignin (mô tế bào gỗ) rất bền vững trong quá trình phân giải vi
sinh này. Trong điều kiện đủ ôxy, đất chua do nấm Basidiomycetes phân
hủy lignin là chủ yếu. Một số nhà khoa học không loại trừ khả năng
phân giải lignin của vi khuẩn giống Pseudomonas.
Trong sản phẩm phân giải của lignin có các hợp chất mùn màu tối,
chua, nghèo đạm, dễ hòa tan. Ở điều kiện thiếu ôxy các hợp chất này ít
bị phân hủy và được tích lũy khá nhiều (ví dụ, trong than bùn).
Quá trình phân giải xác hữu cơ không chứa nitơ phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: bản chất xác hữu cơ, độ ẩm đất, cây trồng, khí hậu…
Có thể xem qua các số liệu trong bảng 3.3
Bảng 3.3. Số lượng vi sinh vật trong các loại đất

mln CFU.g-1 đất khô


Vi Vi
Tình Tầng Tổn
Loại khuẩn khuẩn Xạ
trạng đất g số Nấm
đất amôn sinh bào khuẩn
đất (cm) VSV
hoá tử
Tự 0-10 21,5 19,506 11,281 1,605 0,383
A nhiên 10- 20 06 17,577 1,251 0,476 0,166
0- 10 18,1 22,613 7,650 1,475 0,648
Trồng 10- 20 29 2,938 2,938 0,225 0,101
trọt 24 ,
7
36
8,
70
1
B Tự 0- 10 20,6 16,148 1,927 3,948 0,585
nhiên 10- 20 82 6,173 2,963 0,864 0,395
0-10 7,32 20,012 8,245 1,677 0,263
Trồng 10- 20 0 12,807 4,564 0,855 0,208
trọt 21 ,
9
52
13 ,
7
60
C Tự 0- 10 13,2 10,230 3,910 1,954 1,092
nhiên 10- 20 67 6,904 2,132 0,588 0,847
0-10 15,798 6,805 2,539 0,255
Trồng 10- 20 8,33 10,750 3,125 1,125 0,300
trọt 9
18 ,
5
93
12 ,
1
75
D Tự 0- 10 14,7 13,143 4,599 1,424 0,350
nhiên 10- 20 91 8,009 2,543 0,649 0,152
0-10 8,81 12,920 7,450 2,000 0,226
Trồng 10- 20 0 4,832 1,890 1,158 0,200
trọt 15 ,
1
46
6,
19
0
E Tự 0- 10 9,30 8,351 3,497 0,722 0,227
nhiên 10- 20 0 4,371 2,342 0,319 0,224
0-10 4,91 8,466 2,332 1,257 0,296
Trồng 10- 20 0 5,302 1,703 0,320 0,243
trọt 10 ,
0
19
5,
85
6
Nguồn: Nguyễn Kim

Ghi chú: A là đất feralit/ phiến sét, rừng tái sinh hoặc được trồng
sắn
B là đất feralit/ phiến mica bỏ hoá 10 năm hoặc được trồng chè
C là đất feralit/ phiến sét cây bụi hoặc được trồng ngô
D là đất feralit/ phù sa cổ cây bụi hoặc được trồng sắn E là
đất feralit/ sa thạch cây chổi sể hoặc được trồng sắn b. Chuyển hóa
phospho
Kết quả của sự giải phóng axit, vi sinh vật là tác nhân chuyển hóa
các chất vô cơ khó tan trong đó có phospho. Các axit như: axit cacbonic,
axit hữu cơ có trong đất do từ quá trình phân giải xác hữu cơ. Theo
Bassalik, Clostridium pasteurianum tạo ra axit bơ có khả năng giải
phóng phospho từ apatit. Bacillus extorquens tạo ra axit cacbonic (yếu
hơn axit béo). Các axit mùn, axit nitric và axit sulfuric cũng tham gia
vào sự giải phóng phospho từ các hợp chất không tan. c. Chuyển hóa
kali
Người ta cho rằng vi khuẩn tạo ra axit hữu cơ. Ví dụ, Bacillus
amylobacter có ảnh hưởng tới việc giải phóng kali (cả nhôm) từ fenspat.
Các vi khuẩn Baccillus mucilaginsus, B. megatherium có khả năng giải
phóng kali từ khoáng sét alumin silicat. Tương tự, theo đó cây cũng
được cung cấp không chỉ P và K mà cả Ca, Mg… d. Chuyển hóa lưu
huỳnh
Ôxy hóa lưu huỳnh chủ yếu là các vi khuẩn lưu huỳnh, nhờ vậy
chúng có năng lượng để đồng hóa CO2. Beggiatoa mirabilis là một trong
các vi khuẩn ôxy hóa sulfua hydro thành axit sulfuric làm cho đất trở
nên chua. Thiobacillus được xem là một giống có vai trò rất quan trọng
để biến H2S thành H2SO4 trong đất phèn ở Việt Nam.

2H2S+O2 VSV 2 H2O + S2 + 126 Kcal

S2 + O2 VSV H2SO4 + 294 Kcal.

Một số nấm cũng có khả năng ôxy hóa lưu huỳnh.


Trong đất trung tính hay kiềm yếu cũng xảy ra quá trình ôxy hóa
lưu huỳnh mặc dù một số vi khuẩn đòi hỏi môi trường tối thích pH 2,0-
4,0. Quá trình ôxy hóa lưu huỳnh tạo ra H2SO4 phá hủy tiếp một số
khoáng sét đưa lại lợi ích cho một số loại cây. Thibacillus thiooxidans là
đối thủ của xạ khuẩn gây bệnh bỏng ở khoai tây trên đất kiềm Rendzin.
Ngoài việc ôxy hóa lưu huỳnh một số vi khuẩn có khả năng khử
H2SO4 về dạng H2S độc hại cho cây trồng
H2SO4 VSV H2S + 2O2

Ta gặp hiện tượng này trong đất ít chua, ngập nước và giàu hữu cơ.
Vòng chuyển hóa lưu huỳnh được thể hiện trên hình 3.4.

Hình 3.4. Chu trình chuyển hoá lưu huỳnh trong tự nhiên (Theo Dudy và
Zodrow)
e. Ôxy hoá sắt
Các vi khuẩn sắt ôxy hoá hợp chất hữu cơ chứa sắt hoá trị 2 thành
hoá trị 3 để lấy năng lượng là hiện tượng rất phổ biến trong tự nhiên.
Trong đất ta gặp Leptothrix, Crenothrix, Galionella là những vi khuẩn
có khả năng này (Hình 3.5).
Hiện tượng ôxy hoá mangan cũng xảy ra tương tự. Trong môi
trường ngập nước quá trình khử xảy ra (glây hoá) đối với sắt và mangan
(cả phospho) Mangan hoá trị 4 (Mn4+) bị khử thành mangan 2 (Mn2+) cây
trồng dễ dàng sử dụng.

T ế bào vi khuẩn

Nhựa do tổn thương

Hình 3.5. Vi khuẩn oxy hoá sắt (Theo Dudy và Zodrowa)

f. Quá trình chuyển hoá nitơ


Quá trình chuyển hoá nitơ trong đất xảy ra rất phức tạp dưới sự tác
động của nhiều loài vi sinh vật cũng như nhiều yếu tố tự nhiên. Hình 3.6
biểu diễn chu trình chuyển hoá nitơ trong tự nhiên. Sau đây ta tìm hiểu
những quá trình chính trong chu trình này.
N2 C ố định N 2 cộng sinh
khí quyển Cây tr ồng Đ ộng vật

C ố định N 2 tự do
Xác h ữu cơ
Phản nitrat hoá

Amôn hoá và
khoáng hoá
Kh ử nitrat và huy động
NO 3 NH 3
Nitrat hoá

Hình 3.6. Chu trình chuyển hoá nitơ trong tự nhiên

 Cố định nitơ từ không khí


Nhóm vi khuẩn có khả năng cố định nitơ từ không khí là những vi
khuẩn cộng sinh và không cộng sinh.
Vi khuẩn cộng sinh còn gọi là vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với
cây bộ đậu tạo ra nốt sần trên rễ cây (Hình 3.7). Các vi khuẩn này lấy
cacbua hydro từ cây và cung cấp nitơ cho cây.
a b c d

Hình 3.7. Vi khuẩn nốt sần (theo Ziemiecka)


a. Trên cỏ ba lá b. Trên đậu Hà Lan c. Trên cỏ lucena d. Trên đậu
lupin

Loài Rhizobium đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình này.
Một số giống vi khuẩn nốt sần thường gặp trên rễ các cây bộ đậu là:
Rhizobium leguminosorum - gặp trên cây đậu Hà Lan
R. triofolii - gặp trên cỏ ba lá
R. lupin - gặp trên cây đậu lupin
R. phasoli - gặp trên cây đậu cô ve
R. meliloti - gặp trên cỏ lucena
R. japonicum - gặp trên cây đậu tương
R. archium - gặp trên cây lạc
R. cajanus - gặp trên cây đậu triều
R. vigna - gặp trên cây đậu đũa
R. sesbania - Gặp trên cây điền thanh.
Vi khuẩn nốt sần phát triển tốt trong đất thoáng khí. Khi đất quá
thiếu ôxy thì ngừng hoạt động. Theo Lityński thì điện thế ôxy hoá khử
cũng có vai trò nhất định: áp suất ôxy thấp trong các nốt sần tương
đương với điện thế ôxy hoá khử cao trong đất. Vi khuẩn nốt sần phát
triển mạnh trong đất ẩm vừa phải, trong đất khô bộ rễ phát triển kém
mức nhiễm khuẩn thấp. Để khắc phục điều này người ta tiến hành xử lý
nhiễm khuẩn hạt giống hoặc cây trước khi gieo trồng bằng chế phẩm vi
sinh gọi là nitragina.
Vi khuẩn nốt sần đòi hỏi đất có phản ứng trung tính hay ít chua,
duy nhất có Rhizobium lupini trên cây đậu lupin có thể phát triển trong
đất chua.
Phát triển của Rhizobium còn phụ thuộc vào hàm lượng nitơ vô cơ
trong đất. Quá nhiều nitơ ở dạng này cũng kìm hãm Rhizobium phát
triển vì lúc đó một phần nitơ đã sử dụng vào giai đoạn đầu phát triển của
cây.
Canxi, phospho và kali ảnh hưởng tới phát triển của vi khuẩn nốt
sần. Ví dụ, Ca làm dễ dàng cho việc xâm nhập của vi khuẩn. Các vi
lượng cũng tác động đáng kể tới vi khuẩn này, nhất là bo và molipden.
Vi khuẩn nốt sần rất có ý nghĩa trong đất nghèo mùn như đất cát
ven biển, đất xám bạc màu trên phù sa cổ…Theo Nguyễn Kim Vũ thì
bình quân các vi khuẩn có thể cố định được từ 34 đến 290 kg N2 trên ha
tuỳ theo loại cây bộ đậu và loại đất.
Tuy nhiên, hoạt động của vi khuẩn nốt sần sẽ suy giảm hay kìm
hãm bởi hiện tượng gọi là "mỏi mệt" của đất. Đó là hiện tượng có thể do
virus ký sinh quá nhiều (trong đất độc canh cây họ đậu) đã tấn công phá
huỷ vi khuẩn nốt sần.
• Cố định nitơ trong ruộng lúa
Diện tích trồng lúa trên thế giới khá lớn (khoảng 150 triệu ha) vì thế
lượng phân bón thường xuyên thiếu hụt nhất là ở các nước đang phát
triển hoặc phải trồng chay, tuy vậy vẫn cho năng suất nhất định. Đó là
nhờ một phần đạm do hiện tượng cộng sinh tạo ra trong ruộng lúa. Thực
chất ở đây là do tảo lam (Blue-green algae) và các vi khuẩn dị dưỡng
sống tự do cố định nitơ. Chúng có thể làm tăng 10 % năng suất lúa ở
Nhật Bản và 20 % ở Philippine (Watanabe, 1981). Nếu trong ruộng lúa
có bèo dâu (Azolla) thì vi khuẩn lam Anabaena azolla cộng sinh với bèo
dâu làm tăng nguồn đạm cho đất và kết quả năng suất lúa có thể tăng tới
hơn 20 % (Nguyễn Hữu Thước, 1984).
• Vi khuẩn không cộng sinh
Vi khuẩn không cộng sinh thường gặp háo khí có Azotobacter
chroococcum, yếm khí có Clotridium pasteurianum. Azotobacter có
trong đất trồng trọt kết cấu tốt, chế độ nước - không khí điều hoà. Nó rất
mẫn cảm với môi trường chua, phát triển tốt nhất trong đất đầy đủ Ca và
P với pH 6,9- 8,0. Clotridium pasteurianum ít đòi hỏi hơn và thích ứng
tốt hơn trong đất chua (pH 4,7), thiếu ôxy (đất nặng, ẩm) vẫn phát triển
được.
• Phân giải protein và ure - Amôn hoá
Tham gia vào quá trình phân giải protein và biến đổi nitơ trong đó
là vi khuẩn, xạ khuẩn trong điều kiện háo khí và yếm khí và một số nấm
trong điều kiện yếm khí. Tuy nhiên vi khuẩn là nhân tố chính trong quá
trình amôn hoá.
Vi khuẩn háo khí có Bacillus mycoide, B. megatherium, B.
subtilis; vi khuẩn yếm khí có Bacillus putrificus, Clostridium
sporogenes. Tất nhiên trong quá trình amôn hoá một phần nitơ được tái
tổng hợp thành mùn.
Nấm tham gia vào quá trình tạo amôniắc thường gặp là Aspergillus
niger và các loài Mucor, Cladosporium, Botrytis. Chúng hoạt động chủ
yếu trong đất chua giàu mùn.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải protein (không kể
amôniắc) là: CO2, H2O,
H2 S, H3PO4 tự do.
Trong quá trình chuyển hoá ure thành amôniắc nhờ enzim ureaza
do vi khuẩn Urobacillus, Uroccus, Planosarcina, Ureae và một số xạ
khuẩn và nấm.
NH2
CO + H2O VSV (NH)2CO3 VSV 2 NH3
+ CO2 + H2O
NH2
Amôniắc được hình thành một phần cây lấy, một phần đất hấp phụ.
Phần còn lại tiếp tục bị biến đổi theo con đường sinh học mà chủ yếu là
nitrat hoá.

 Nitrat hoá
Nitrat hoá là quá trình chuyển hoá amôniắc thành axit nitric
(HNO3). Năm 1890 Vinogradski đã phân lập được vi khuẩn gọi là tác
nhân gây nitrat hoá. Quá trình này xảy ra theo 2 bước.
Bước thứ nhất, amôniắc bị ôxy hoá với sự tham gia của vi khuẩn
Nitrosomonas theo phản ứng:
2 NH3 + 3 O2 VSV 2 HNO2 + 2 H2O + 148 Kcal

Bước 2, axit nitơrơ (HNO2) bị ôxy hoá tiếp với sự tham gia của vi
khuẩn Nitrobacter thành axit nitric (HNO3)
HNO2 + O2 VSV 2 HNO3 + 48 Kcal

Trong đất thoáng khí, giàu P, Ca, Mn và Fe, môi trường trung tính
hoặc hơi chua nitrat hoá xảy ra mạnh nhất. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng tới
quá trình này. Trời quá rét làm kìm hãm quá trình nitrat hoá trong đất.
Ở đất chua quá trình nitrat hoá bị giảm dẫn đến tích luỹ quá nhiều
amôniắc. Lúc đó vi khuẩn hoạt động kém quá trình ôxy hoá nitơrơ thành
nitrat xảy ra yếu.
Nhờ có quá trình này mà cây trồng được tăng cường lượng dinh
dưỡng dưới dạng nitrat dễ tiêu.
 Phản nitrat
Phản nitrat là quá trình khử muối nitrat qua nitrit rồi cuối cùng là
nitơ phân tử (N2) thoát ra khỏi đất.
Quá trình phản nitrat xảy ra trong các đất nặng khó thoát nước
thiếu ôxy, phản ứng kiềm, trung tính hay ít chua. Quá trình này có sự
tham gia của một số vi khuẩn như Bacillus denitrificans. Quá trình này
cũng làm mất đạm trong phân chuồng.
Phản nitrat có thể xảy ra theo 2 mức.
Mức một, chỉ một phần axit nitric bị khử thành amôniắc
HNO3 + H2O VSV NH3 + 2O2

Mức hai, toàn bộ axit nitric bị khử thành N2

2 HNO3 VSV 2 HNO2 VSV 2 H NO VSV


N2
Người ta cho rằng quá trình phản nitrat ở mức hai ngoài vi khuẩn
có cả xạ khuẩn tham gia, còn ở mức một ngoài vi khuẩn và xạ khuẩn còn
có cả nấm tham gia.
3.2. Thực vật
Các giáo trình đã học như sinh vật học (phần thực vật) đã nói rất
kỹ về phân loại, anatomy, điều kiện sinh thái, sinh sản... Trong phần này
chúng tôi chỉ giới thiệu tóm tắt về các đặc điểm của thực vật và ý nghĩa
của chúng đối với quá trình hình thành đất và tạo độ phì nhiêu cho đất.
3.2.1. Đặc điểm chung
Thực vật như một tấm thảm xanh phủ bề mặt trái đất. chúng đóng
vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá vật chất trên hành tinh.
Chúng cung cấp cho người và động vật ôxy đồng thời sử dụng năng
lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ nước, CO2 và muối
khoáng.
Nói tới thực vật thì không thể không kể tới vai trò của rừng. Thực
vậy, khi con người chưa gây bùng nổ về dân số, trên trái đất cũng như ở
Việt Nam nói riêng thực vật phủ phần lớn diện tích đất tự nhiên. Lúc đó
rừng là kinh tế, rừng là mái nhà che chở cho chúng ta. Rất đáng tiếc diện
tích rừng ngày càng bị thu hẹp không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời
sống của con người, tới đất đai mà chính cả thảm thực vật, đặc biệt là
thành phần và chủng loại.
Thực vật, trừ nấm và tảo lam có những đặc điểm sau:
- Là những cơ thể tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các
chất vô cơ thông qua quá trình quang hợp. Một số thực vật sống ký
sinh trên thực vật khác đã mất khả năng tự dưỡng trở thành dị
dưỡng được gọi là dị dưỡng thứ cấp.
- Lớp màng ngoài của tế bào thực vật (còn gọi là thành tế bào)
thường cấu tạo bằng cenlulo, rất ít khi bằng kitin, có độ dày lớn
hơn màng tế bào của sinh vật khác.
- Chất dự trữ thường ở dạng tinh bột và một số chất khác.
- Hầu hết các thực vật chứa diệp lục nhóm a, b và c.
- Thực vật sinh sản bằng hữu tính, vô tính và cả vô tính - hữu tính
- Phân bố rộng khắp mọi nơi trên bề mặt trái đất, lan truyền bằng
nhiều hình thức như: do gió, do nước, do sinh vật khác kể cả con
người.
3.2.2. Ý nghĩa của thực vật đối với đất và sự hình thành đất
Thực vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất và sự hình
thành đất. Các thực vật bậc thấp như tảo, địa y là những thực vật đầu
tiên có khả năng quang tự dưỡng. Chúng cùng các vi khuẩn tự dưỡng đã
tạo nên những chất hữu cơ đầu tiên trên đá mẹ từ những chất vô cơ. Quá
trình quang hợp của những thực vật bậc thấp đầu tiên này đã biến CO2 và
H2O thành những hợp chất hữu cơ đầu tiên. Khi chết đi chúng để lại cho
đất chất hữu cơ. Từ đó, dưới tác động của vi sinh vật, mùn được hình
thành. Các tảo như tảo khuê, tảo khúc có khả năng phá huỷ khoáng vật
để lấy dinh dưỡng.
Địa y là nhóm thực vật bậc thấp có khả năng phá huỷ đá rất mạnh do
chúng tiết các axit. Cùng với các vi sinh vật như nấm các đá bị phong
hoá hoàn toàn.
Kết quả phát triển của thực vật bậc thấp làm tích luỹ các nguyên tố
như N, P, K, S…và chất hữu cơ. Đó là những chất dinh dưỡng cho thực
vật bậc cao phát triển. Thực vật bậc cao phát triển tiếp tục phá huỷ đá và
khoáng vật (ở mức độ nào đó với sự lớn lên của rễ cây cũng góp phần
vào quá trình phong hoá đá theo dạng phong hoá vật lý) đồng thời tổng
hợp chất hữu cơ.
Trải qua một quá trình lâu dài dưới tác động của các yếu tố lý, hoá
và sinh học, lớp đất mặt đã được hình thành và phát triển tạo điều kiện
cho thế giới thực vật lan rộng bao phủ bề mặt trái đất. Thực vật càng
phong phú về số lượng về thành phần thì càng cung cấp nhiều chất hữu
cơ cho đất sau khi chúng chết đi, đất được xem càng phì nhiêu. Rễ của
thực vật có tác dụng giữ nước, hạn chế xói mòn rửa trôi dinh dưỡng.
3.3. Động vật đất (Fauna)
3.3.1. Khái niệm về động vật đất
Nói một cách chung nhất, thì tất cả những động vật có hoạt động
sống phụ thuộc hoặc có liên quan ít hay nhiều tới môi trường đất đều gọi
là động vật đất. Như vậy thì thế giới của động vật đất vô cùng phong
phú và đa dạng. Chúng gồm đại diện của hầu hết các ngành động vật
không xương sống từ đơn bào đến đa bào và cả đại diện của động vật có
xương sống.
Tuỳ thuộc vào thời gian và mức độ gắn bó vào môi trường đất và
tuỳ theo vai trò của chúng đối với các quá trình sinh học trong môi
trường này mà có thể xếp động vật đất theo các nhóm đặc trưng, không
đặc trưng hay tạm thời. Cấu trúc của động vật đất được chia ra theo
nhiều dạng. Ngoài chia theo nhóm ra còn có các dạng chia khác: theo
phân loại tự nhiên, theo đặc điểm dinh dưỡng, theo đặc điểm hô hấp…
Hiện nay, việc phân chia động vật đất theo kích thước của chúng chưa
thống nhất nhưng có ưu điểm là dễ diễn tả sự thích nghi của chúng đối
với môi trường sống trong đất. Các nhà khoa học chia động vật đất ra
động vật bé (microfauna), động vật trung bình (mezofauna) và động vật
lớn (macrofauna).
3.3.2. Quan hệ giữa động vật đất và môi trường đất
• Đất là môi trường đặc thù gồm 3 thể rắn, lỏng và khí, trong đó thể
rắn là chủ yếu. Thể
rắn gồm các hạt vô cơ và các hạt hữu cơ. Đối với động vật đất đây là
môi trường sống đa hạt, với hệ thống khe hở chiếm 20- 30 % thể tích
chung của đất. Trong hệ thống khe hở này luôn luôn chứa không khí và
nước. Nước chứa các chất vô cơ và hữu cơ hoà tan; không khí luôn gần
như bão hoà hơi nước và các chất khí đặc biệt khí cacbonic và ôxy. Như
vậy rõ ràng đất là môi trường 3 thể cho động vật đất.
• Do cấu tạo của đất mang đặc thù riêng như một môi trường trung
gian cho nhiều sinh vật chuyển từ môi trường nước sang môi
trường cạn. Thực vậy, nhiệt độ trong đất biến thiên liên tục nhưng không
lớn như không khí khí quyển, ngược lại ổn định hơn trong môi trường
nước. Trong đất sinh vật sống theo một chế độ nhiệt khá ổn định và giữ
cho sinh vật không bị mất nhiệt - khác với sự sống trong môi trường
nước hay môi trường cạn. Trong đất ánh sáng trực tiếp từ mặt trời giảm
đi nhiều làm cho chức năng như sinh sản, hô hấp, dinh dưỡng không bị
thay đổi đột ngột. Chính nhờ tính chất trung gian này mà các động vật
nguyên thuỷ cổ đại dần dần thích nghi với môi trường sống trên cạn để
sau đó chiếm lĩnh khoảng không gian bao la.
Để tồn tại, phát triển và tiến hoá các động vật phải có biến đổi
thích nghi với môi trường đất. Trước hết là thích nghi về sự thiếu hụt
nước so với môi trường thuỷ vực, động vật đất cần có biện pháp chống
lại mất nước như vỏ cứng, dầy; thức ăn chứa nhiều nước đồng thời chất
thải ít nước như vón hòn, tạo khối… Để chống mất nhiệt thì cơ thể của
chúng phải tích luỹ nhiều mỡ.
• Hướng thích nghi cho di chuyển của động vật đất rất cao. Chính
vì thế để di chuyển thụ động trong hang chúng biến đổi cơ thể cho phù
hợp với chui luồn. Cũng có thể để di chuyển chủ động như vậy chúng
cần tự làm các đường đi như đào hang. Cũng có loài kết hợp cả 2
phương thức di chuyển trên như giun đất. Động vật đất có các hình thái
di chuyển khác nhau như bầy đàn, riêng lẻ, xuống thẳng đứng hay trên
mặt đất, vào ban đêm hay ban ngày…
3.3.3. Các nhóm động vật đất
Trong phần này chúng tôi giới thiệu các nhóm động vật đất có vai
trò nhất định đối với sự hình thành đất và độ phì nhiêu của đất mà ta hay
gặp.
a. Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Động vật nguyên sinh là nhóm sinh vật đơn bào, kích thước từ vài
µm đến vài cm thuộc động vật bé (microfauna). Có động vật nguyên
sinh tự dưỡng, dị dưỡng (lấy thức ăn hoà tan) như trùng roi, cũng có loài
giống như động vật - tiêu hoá xác vi sinh vật, tảo (tiêm mao). Kiểu sống
của chúng đa dạng, trong nước (trùng bánh xe - Habrotrochapusilla
mimetica) hoặc hô hấp ôxy tự do như tuyến trùng (Nemada). Trong đất
có rất nhiều động vật nguyên sinh, ta có thể dễ dàng gặp như: amip
(Amoeba polydia), trùng chân giả vỏ cứng (Cyclopyxis kahli), tiêm
trùng mao (Monas vivipara), trùng bào tử (Mnolia tetraodon), trùng đế
dày (Clopidium colpada)…(Hình 3.8).
Trong đất canh tác và đất đồng cỏ vùng ôn đới tiêm mao amip
(Amoeba) không nhiều (khoảng trên dưới 5 g/ m2 đất, ngược lại trong
đất vùng khí hậu lạnh có khá nhiều (đến 20 g/ m2 đất). Động vật nguyên
sinh không đóng vai trò lớn trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ thông
qua ăn và trung chuyển vật chất trong quá trình hình thành đất như hấp
thu nitơ và nhào trộn các hợp chất chứa đạm. Động vật nguyên sinh ăn
vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo và xác vụn hữu cơ. Nhờ cộng sinh với vi
khuẩn nên chúng có thể tiêu hoá được cenlulo. Chúng cũng tham gia
trực tiếp vào quá trình giải phóng nitơ qua phân huỷ thân giả của nấm.
Sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi nitơ là amôniắc. Hoạt động
tiêu hoá của động vật nguyên sinh đồng thời cũng kích thích quá trình
giải phóng phosphat.
Hình 3.8. Nguyên sinh động vật (Phan Trọng Cung, 1979)
1 - Trùng amip (Amoeba polypodia) 4 - Trùng bào tử (Mnobia
tetraodon)
2 - Trùng chân giả có vỏ cứng (Cyclopyxis kahli) 5 - Trùng đế giày
(Colpidium colpada)
3 - Trùng tiêm mao (Monas vivipara)

b. Giun tuyến trùng (nematoda)


Tuyến trùng thuộc động vật bé. Sự phát triển của chúng trong đất
phụ thuộc vào lượng xác hữu cơ và thực vật với bộ rễ của chúng. Tuyến
trùng thường tập trung ở vùng có nhiều xác hữu cơ thối rữa và số lượng
của chúng phụ thuộc vào cường độ giải phóng axit cacbonic. Tuyến
trùng có loài ăn vi thực vật hoại sinh, tảo và các xác hữu cơ từ thực vật
bậc cao. Có loài ký sinh, ăn thịt, ăn động vật nguyên sinh khác. Khả
năng ăn và tiêu hoá của tuyến trùng nói riêng giun tròn nói chung là rất
lớn. Ví dụ loài Rhabditis mỗi ngày tiêu hoá lượng thức ăn lớn gấp 10 lần
cơ thể chúng (15 mg).
Hơn 1/3 lượng tuyến trùng ăn vi thực vật, tham gia trực tiếp phá
huỷ mô tế bào thực vật (tiết dịch) mở đường cho động vật không xương
sống xâm nhập vào cơ thể cây xanh gây bệnh (Banuge, 1963). c. Bọ
nhảy
Bọ nhảy thuộc lớp chân khớp, về kích thước thuộc động vật bé. Có
ý nghĩa hơn cả là nhện và côn trùng. Về số lượng của chúng không có
nhiều trong đất so với những động vật khác.Trên hình (3. 9) là một số
động vật bé trong đất.
Vai trò của bọ nhảy đối với đất là nghiền nhỏ xác sinh vật thông
qua ăn và tích luỹ phần thải ra ngoài dưới dạng các cục hay hạt chứa
nhiều chất dinh dưỡng trong tầng đất mùn (A1, A2). Đặc biệt, các nghiên
cứu cho thấy vi sinh vật phân giải cenlulo có nhiều trong hệ thống tiêu
hoá cũng như trong phần thải của bọ nhảy.
Chế độ nước- không khí ảnh hưởng rất lớn tới bọ nhảy, nhìn
chung là nhện thích ứng với môi trường thiếu nước tốt hơn là côn trùng.
Điều này có thể thấy rõ qua số liệu ở bảng 3.4.
1
b
a 2

c d

h i

Hình 3.9. Động vật đất nhỏ


a- Bọ nhảy Rhagidia ; b 1,2- Bọ nhảy Haploderma; c- Bọ cạp
Neobisium;
d, e- Rết Polychaeta; f, g- Thân đốt Collembola; h- Bò vừng
Anisophia; i- Izopoda

Bảng 3.4 Quan hệ giữa độ ẩm và tỷ số số lượng côn trùng và bọ


nhảy trong đất
Độ ẩm đất (%) Tỷ số côn trùng: nhện
63 1: 1,5
61 1: 2,3
57 1: 2,4
23 1: 3,2
19 1: 5,3
11 1: 8,8
Nguồn: Margowski và Prusinkiewicz
d. Ve giáp và ve bét
Ve giáp (Oribatei) cùng với bọ nhảy là thành phần động vật nhỏ
tham gia vào quá trình phá huỷ xác thực vật, ăn nấm và các thành phần
của cây xanh. Trong đất ve giáp có mật độ khá lớn hàng chục ngàn cơ
thể trên một mét vuông đất. Chúng di chuyển theo chiều thẳng đứng và
chiều nằm ngang. Theo đặc điểm dinh dưỡng các ve giáp được chia ra
các nhóm: hoại sinh, ăn nấm, ăn thịt, ăn xác chết hay tạp dưỡng. Chúng
tiêu hoá lượng thức ăn chỉ bằng 1/ 10 trọng lượng cơ thể. Do số lượng
lớn nên phần mà chúng thải là không ít.
Ve bét gồm nhiều nhóm, ví dụ: Mosostigmata, Astigmata…Chúng
là những động vật ăn thịt, ăn xác chết. Trong số các thức ăn của ve bét
có cả bọ nhảy, bọ đuôi nguyên thuỷ, giun tròn, giun trắng…Vai trò quan
trọng của ve bét là phân huỷ xác thực vật tạo chất dinh dưỡng trong tầng
thảm mục dưới rừng và trong hệ sinh thái đồng ruộng. e. Giun trắng
(Enchytraeidae)
Giun trắng là động vật trung gian giữa động vật nhỏ và động vật
trung bình (giữa tuyến trùng và giun đất), có thể xếp là động vật trung
bình. Chúng đòi hỏi có môi trường giống tuyến trùng nhưng hoạt động
giống giun đất. Chúng có vai trò nhào trộn chất hữu cơ với phần khoáng
của đất và tích luỹ lượng lớn các cục đất thải với tỷ lệ hữu cơ cao.
Chúng nghiền các mô tế bào và tiếp tục biến đổi trong thành ruột. Trong
đất canh tác có thể đạt 8- 14 ngàn cá thể trên 1 m2. Ở đất trồng cỏ thâm
canh còn cao hơn nhiều (hơn 20- 30 ngàn cá thể trên 1 m2). Đặc biệt,
giun trắng có thể phát triển trong đất chua, nghèo dinh dưỡng như đất sa
mạc, đất potzon. Cũng có thể thấy chúng bám theo tảo thành đám ở
vùng đất ngập thuỷ triều. f. Giun đất
Giun đất là động vật hoại sinh, thuộc động vật trung bình
(mezofauna). Theo vị trí cư trú, ta thấy có loài chuyên sống ở lớp đất
mặt, có loài sống sâu dưới đất và có loài sống lưng chừng giữa những
loài trên.
Giun đất tham gia vào quá trình phân huỷ xác hữu cơ, chuyển hoá
thành mùn và chất khoáng. Trong ống tiêu hoá của giun người ta thấy có
nhiều loại dịch và men tiêu hoá, chính nhờ vậy mà xác hữu cơ sau khi
được nghiền nhỏ tiếp tục được phân huỷ.
Giun yêu cầu đất có độ ẩm phù hợp, giàu thức ăn, phản ứng trung
tính hoặc ít chua. Khi đất có pH nhỏ hơn 4,5 giun đất phát triển rất kém.
Sự phân bố của giun đất trong các loại đất rất khác nhau (hình 3.10).
Trong đất đồng cỏ vùng ôn đới khối lượng giun đất có thể lên 1000-
4000 kg/ ha. Ngược lại ở đất trồng trọt chỉ đạt 50- 500 kg/ ha.

đất thịt nặng đất thịt t/bình đất thịt nhẹ


phù sa cát rời

Hình 3.10. Mật độ quần thể giun đất Lumbricus terrestris trong các loại
đất
(Theo Guilda)

Hình 3.11. Lát cắt hang giun (theo Tischlerim)


a. Trứng b. Ấu trùng
Rất có ý nghĩa là việc giun đào hang lấy đất ăn và thải "phân giun"
(hình 3. 11) Các hạt đất đã qua bụng giun là những đoàn lạp lớn
(macroaggregates) rất giàu và đầy đủ thành phần dinh dưỡng (N, P, K,
Ca, Mg…) đến mức ta có thể xem là những viên phân. Các nhà khoa
học đã tính rằng nếu trong đất có 150 cá thể trên 1 m2 thì hàng năm có
tới hơn 120 tấn viên phân giun trong đó 20 tấn được đùn lên khỏi mặt
đất (theo Nguyễn Kim Vũ). Giun đất tạo ra một hệ thống "hang" có thể
chiếm tới 2/ 3 thể tích khe hở chung của đất (Uggla, 1976), rất có lợi cho
chế độ không khí - nước - nhiệt nhất là trong đất nặng. Do có nhiều tác
dụng như vậy nên giun đất được ví là "anh thợ cày cần mẫn". g. Cuốn
chiếu (Diplopoda)
Cuốn chiếu là động vật hoại sinh, kích thước trung bình
(mezofauna), có nhiều chân (chân kép). Chân kép giữ vai trò di chuyển
nhưng đồng thời tham gia vào quá trình nghiền thức ăn ban đầu tạo
thuận lợi cho quá trình tiêu hoá và phân huỷ tiếp theo dưới hình thức
cộng sinh với vi khuẩn khác nhau. Nhiều chất khoáng trong quá trình
phân huỷ này cuối cùng cũng được tích luỹ trong cơ thể và trên bộ vỏ
bao quanh cơ thể. Thức ăn của cuốn chiếu chủ yếu là mùn thực vật.
Cuốn chiếu rất phát triển ở vùng nhiệt đới và nhiệt đới ẩm trong
lớp thảm mục. Chúng cũng phát triển mạnh ở cả nơi khô và nóng như
vùng đất xám bán khô hạn ở Việt Nam hay vùng sa mạc.
h. Mọt ẩm (Oniscoidea) và ấu trùng bọ cánh cứng (Diptera)
Mọt ẩm thuộc động vật trung bình, phần lớn là hoại sinh, có vai
trò quan trọng trong quá trình phân huỷ bước đầu tầng thảm mục (gồm
thân, cành, lá rụng) của rừng lá rộng.
Mọt có đặc điểm dinh dưỡng và sinh thái gần giống cuốn chiếu
(Hình 3.7) nhưng khả năng tiêu hoá lớn hơn nhiều, đạt hiệu suất cao (30-
70 %). Phương thức phân huỷ xác thực vật của mọt giống giun đất, tuy
nhiên chúng chỉ tập trung ở lớp trên đất mặt, mà không kéo sâu xuống.
Nhiều nhóm sâu bọ hai cánh cứng không gắn bó suốt vòng đời trong đất
nhưng ở giai đoạn ấu trùng (Hình 3.12) lại sống trong đất và có vai trò
nhất định trong môi trường này. Đó là các họ ruồi, họ muỗi (Tipulidae,
Bibionidae, Lycoriidae…). Chúng hoạt động mạnh ở lớp đất mùn, ảnh
hưởng tới thành phần hoá học của các hợp chất hữu cơ.

Hình 3.12. Ấu trùng sâu bọ cánh cứng


k. Kiến và mối
Kiến và mối là những động vật đất trung bình và nhỏ.
Vai trò của kiến và mối đối với đất là "gặm" xác thực vật và nhào
nặn với phần khoáng của đất và tích luỹ chất hữu cơ. Trong ống tiêu hoá
của chúng tiết ra các chất men tiêu hoá phân huỷ cenlulo đồng thời lại có
cả vi khuẩn cộng sinh do đó hiệu suất tiêu hoá rất cao (60- 80 %). Ngoài
ra trong quá trình sống hệ thống đường đi mà chúng tạo ra cũng là điều
kiện vật lý có lợi cho cây trồng và các sinh vật khác phát triển. l. Động
vật lớn (macrofauna)
Trong số động vật lớn có ý nghĩa nhất là các động vật máu lạnh
như chuột chù, chuột chũi…thậm chí cả thỏ rừng. Vai trò chính của
chúng đối với đất là làm rời các khối đất, di chuyển vật liệu đất xuống
đôi khi rất sâu, đồng thời làm tơi đất. Đường đi của các động vật này
trong đất được gọi là hang chứa nhiều chất hữu cơ do chúng nhào lẫn
trên xuống. Những hạt đất chúng đào lên vừa có tính dính cao hơn bình
thường vừa là những hạt kết tốt. Chất thải của các động vật này rất giàu
và cân đối chất dinh dưỡng dễ tiêu góp phần làm tăng độ phì nhiêu của
đất..

Câu hỏi ôn tập


1. Khái niệm chung về các sinh vật đất, chúng gồm những nhóm sinh
vật nào?
2. Đặc điểm chung của vi sinh vật đất?
3. Vai trò của các nhóm vi sinh vật đất trong sự hình thành và sự tạo
độ phì nhiêu cho đất? Chú ý các quá trình chuyển hoá các chất hữu
cơ trong đất.
4. Vai trò của thực vật trong sự hình thành và tạo độ phì nhiêu cho
đất?
5. Vai trò của các nhóm động vật đất trong sự hình thành và tạo độ
phì nhiêu cho đất? Chú ý phương thức phân huỷ chất hữu cơ của
chúng.
Chương IV
CHẤT HỮU CƠ CỦA ÐẤT

1. Khái niệm chung về chất hữu cơ trong đất


Dấu hiệu cơ bản làm đất khác đá mẹ là đất có chất hữu cơ. Số lượng và
tính chất của chúng tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất,
quyết định nhiều tính chất: lý, hoá, sinh và độ phì nhiêu của đất.
Toàn bộ các hợp chất hữu cơ có trong đất được gọi là chất hữu cơ của
đất. Có thể chia chất hữu cơ của đất làm 2 phần: những tàn tích hữu cơ
chưa bị phân giải (rễ, thân, lá cây, xác động vật) vẫn giữ nguyên hình
thể và những chất hữu cơ đã được phân giải. Phần hữu cơ sau có thể
chia thành 2 nhóm: nhóm những hợp chất hữu cơ ngoài mùn và nhóm
các hợp chất mùn.
Nhóm hữu cơ ngoài mùn gồm những hợp chất có cấu tạo đơn giản
hơn như: protit, gluxit, lipit, lignin, tanin, sáp, nhựa, este, rượu, axit hữu
cơ, anđehit... Nhóm này chỉ chiếm 10% - 15% chất hữu cơ phân giải
nhưng có vai trò rất quan trọng với đất và cây trồng.
Nhóm các hợp chất mùn bao gồm các hợp chất hữu cơ cao phân tử,
có cấu tạo phức tạp (sẽ trình bày ở phần mùn), nhóm này chiếm 85% -
90% chất hữu cơ được phân giải.
Ðất khác nhau có hàm lượng chất hữu cơ khác nhau. Ở đất đen
(chernozem), đất mùn núi cao hàm lượng chất hữu cơ có thể đến 10%
hoặc hơn nữa, song ở đất bạc màu, đất cát lượng hữu cơ lại chỉ 1% hoặc
thấp hơn. Số lượng, đặc điểm hình thái, tính chất của chất hữu cơ của
đất rừng và đất trồng trọt rất khác nhau.
Chất hữu cơ là phần quý nhất của đất, nó không chỉ là kho dinh dưỡng
cho cây trồng mà còn có thể điều tiết nhiều tính chất đất theo hướng tốt,
ảnh hưởng lớn đến việc làm đất và sức sản xuất của đất.
Vai trò của chất hữu cơ lớn đến mức vấn đề chất hữu cơ của đất luôn
luôn chiếm một trong những vị trí trung tâm của thổ nhưỡng học và đã
dành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
2. Nguồn gốc chất hữu cơ đất
Trong đất tự nhiên nguồn hữu cơ cung cấp duy nhất cho đất là tàn
tích sinh vật bao gồm xác thực vật, động vật và vi sinh vật. Ðối với đất
trồng trọt ngoài tàn tích sinh vật còn có một nguồn hữu cơ bổ sung
thường xuyên đó là phân hữu cơ.
2.1. Tàn tích sinh vật
+ Sinh vật sống trong đất, lấy chất dinh dưỡng từ đất để sinh
trưởng, phát triển, khi chết để lại những tàn tích hữu cơ (xác hữu cơ).
Trong tàn tích sinh vật, chủ yếu (tới 4/5) là tàn tích thực vật màu xanh.
Trong quá trình sống chúng quang hợp tạo chất hữu cơ và khi chết
chúng để lại cho đất: thân, rễ, cành, lá, quả và hạt.
+ Thực vật màu xanh có nhiều loại, số lượng và chất lượng chất
hữu cơ chúng đưa vào đất cũng khác nhau. Cây gỗ sống lâu năm cung
cấp chủ yếu là cành, lá khô và quả rụng tạo thành trên mặt đất một tầng
thảm mục ở đất rừng, sau đó mới bị phân giải bởi vi sinh vật đất. Cây
thân cỏ cho lượng chất hữu cơ nhiều và tốt hơn, lượng hữu cơ mà chúng
để lại trong đất chủ yếu lại là rễ. Ở vùng đồng cỏ lượng rễ để lại trong
đất ở tầng mặt (0- 1 m) hàng năm 8 - 28 tấn/ha. Ðối với cây thân cỏ hàng
năm, lượng rễ để lại trong đất ít hơn, khoảng 3 - 5 tấn/ha; lượng thân, lá
khoảng 0,5 - 13 tấn/ha, phần lớn thân lá của chúng bị người và súc vật
sử dụng, vì vậy lượng tàn tích hữu cơ để lại trong đất để hình thành mùn
không nhiều.
+ Ngoài thực vật màu xanh còn có xác động vật và vi sinh vật,
lượng của chúng không nhiều, thường không vượt quá 100 - 200
kg/ha/năm trong đa số các loại đất, song chất lượng lại rất tốt đối với
dinh dưỡng cây trồng.
+ Thành phần hoá học của những tàn tích hữu cơ rất khác nhau tuỳ
thuộc vào nguồn gốc của chúng. Nhìn chung các tàn tích hữu cơ chứa
đến 75 - 90% là nước. Trong thành phần chất khô, ngoài các chất gluxit,
protit, lipit, lignin, tanin, nhựa, sáp, tàn tích hữu cơ còn chứa một lượng
nhất định các nguyên tố vô cơ (bảng 4.1). Phần lớn các hợp chất hữu cơ
trong cây là những hợp chất cao phân tử, ví dụ phân tử lượng protit: 105
- 106, polisacarit: 106. Tỷ lệ giữa các nhóm hợp chất chính trong các tàn
tích hữu cơ khác nhau cũng rất khác nhau.
Bảng 4.1. Thành phần hoá học của sinh vật, % chất khô (A.E.
Vozbutskaia)
Gluxit Lipit và
Cenluloa Hemicenluloa các hợp
Sinh vật Tro Protit Lignin
và gluxit chất
khác tanin
Vi khuẩn 2-10 40- có 1-40
70
Rong 20- 10- 5-10 50-60 1-3
30 15
Rêu 2-6 3-5 5-10 60-80 8-10 1-3
Dương xỉ 6-7 4-5 20-30 20-30 20-30 2-10
Cây lá kim:
Thân 0,1-1 0,5-1 45-50 15-25 25-30 2-12
Lá 2-5 3-8 15-20 15-20 20-30 15-20
Cây lá rộng:
Thân 0,1-1 0,5-1 40-50 20-30 20-25 5-15
Lá 3-8 4-10 15-25 10-20 20-30 5-15
Cỏ lâu năm:
Họ hoà 5-10 5-12 25-40 25-35 15-20 2-10
thảo 5-10 1020 25-30 15-25 15-20 2-10
Họ đậu

Ngoài hợp chất hữu cơ trong tàn tích sinh vật có chứa một lượng
các nguyên tố tro. Lượng chứa và tỷ lệ giữa chúng phụ thuộc vào từng
loại sinh vật và điều kiện sống của chúng. Trong thành phần tro có K,
Ca, Mg, Si, P, S, Fe... Chúng được chứa nhiều ở các cây thân cỏ.
+ Sau khi chết, xác sinh vật đi vào đất hoặc bị phân giải hoặc được
chuyển hoá thành các hợp chất mùn
2.2. Phân hữu cơ
Ðối với đất trồng trọt, nhất là những nơi có mức độ thâm canh cao
thì phân hữu cơ là một nguồn lớn bổ sung chất hữu cơ cho đất. Trong
các thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, ở nhiều vùng đất, người dân thu
hoạch cả hạt lẫn cây, vì vậy phân hữu cơ gần như nguồn chính để tăng
lượng mùn trong đất. Hiện nay có nhiều loại phân hữu cơ: phân chuồng,
phân bắc, phân rác, phân xanh, bùn ao... Số lượng và chất lượng của
chúng tuỳ theo trình độ kỹ thuât canh tác, thâm canh cây trồng ở mỗi
nơi.

3. Quá trình biến hoá xác hữu cơ trong đất


Sự biến hoá xác hữu cơ trong đất là một quá trình sinh hoá học
phức tạp, xảy ra với sự tham gia trực tiếp của vi sinh vật, động vật, oxy
không khí và nước.
Xác thực vật tồn tại trên mặt đất hoặc trong các tầng đất, trong quá
trình phân giải chúng mất cấu tạo, hình dạng ban đầu và biến thành
những hợp chất hoạt tính hơn, dễ hoà tan hơn. Một phần những hợp chất
này được khoáng hoá hoàn toàn, sản phẩm của quá trình này là nước,
một số khí và những hợp chất khoáng đơn giản, trong số đó có nhiều
chất dinh dưỡng cho thực vật thế hệ tiếp sau. Một phần được vi sinh vật
dùng để tổng hợp protit, lipit, gluxit và một số hợp chất mới, xây dựng
cơ thể chúng và khi chúng chết đi lại được phân huỷ. Phần thứ ba biến
thành những hợp chất hữu cơ cao phân tử có cấu tạo phức tạp - đó là
những hợp chất mùn. Những hợp chất mùn này lại có thể bị khoáng hoá.
Như vậy xác hữu cơ trong đất chịu sự tác động của 2 quá trình song
song tồn tại, tuỳ theo điều kiện đất, khí hậu, thành phần xác sinh vật mà
một trong hai quá trình ấy chiếm ưu thế. Hai quá trình này là: quá trình
khoáng hoá xác hữu cơ và quá trình mùn hoá xác hữu cơ.
Sự biến hoá xác hữu cơ trong đất có thể được khái quát bằng sơ đồ
sau:
Xác h ữu cơ
Quá trình mùn hoá Quá trình khoáng hoá

Khoáng hoá từ từ
Hợp chất mùn Muối khoáng,
Mùn hoá khí

Hình 4.1. Sơ đồ quá trình biến hoá xác hữu cơ trong đất

3.1. Quá trình khoáng hoá xác hữu cơ * Khái


niệm khoáng hoá chất hữu cơ là gì?
Khoáng hoá là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tạo thành
các hợp chất khoáng đơn giản, sản phẩm cuối cùng là những hợp chất
tan và khí.
* Ðặc điểm của quá trình khoáng hoá xác hữu cơ
Theo L.N. Alexandrova quá trình khoáng hoá xác hữu cơ trong đất
xảy ra theo 3 giai đoạn:
+ Các hợp chất hoá học phức tạp là thành phần cơ bản của xác hữu
cơ: protit, gluxit, lipit, lignin, tanin, nhựa do tác động của các men do vi
sinh vật đất tiết ra bị thuỷ phân để hình thành các sản phẩm có cấu tạo
đơn giản hơn: đường hexoza, pentoza, saccaroza, cenluloa, axit amin
mạch vòng và mạch thẳng, amin, các gốc purin và pirimidin, axit uronic,
axit béo, glixerin, polyphenol...
+ Do tác dụng của các phản ứng oxi hoá khử, khử amin, khử
cacboxyl... các sản phẩm của giai đoạn 1 tiếp tục bị biến đổi thành các
axit hữu cơ mạch vòng và mạch thẳng, axit vô cơ, axit béo, axit hữu cơ
dạng bay hơi, axit không no, andehit, rượu, các sản phẩm oxi hoá khử
dạng phenol, quinol.
+ Giai đoạn khoáng hoá hoàn toàn
- Trong điều kiện hảo khí các sản phẩm trung gian trên bị biến
đổi hoàn toàn thành các sản phẩm: R3PO4, R2SO4, RNO2, RNO3, NH3,
H2O, CO2 (R là Ca2+, Mg2+, K+, Na+, NH4+).
- Trong điều kiện yếm khí sản phẩm cuối cùng tạo thành từ các
sản phẩm trung gian bao gồm: NH3, H2O, CO2, CH4, H2, N2, H2S, PH3.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khoáng hoá
+ Thành phần xác hữu cơ: quá trình khoáng hoá các hợp chất hữu
cơ khác nhau không giống nhau. Khoáng hoá mạnh nhất là các loại
đường, tinh bột, sau đó đến protit, hemicenlulo và cenlulo, bền vững hơn
cả là lignin, sáp, nhựa, cho nên đối với những tàn tích sinh vật khác
nhau, có thành phần hoá học khác nhau thì tốc độ các quá trình khoáng
hoá không thể giống nhau.
+ Ðặc điểm của đất và khí hậu: tốc độ khoáng hoá cũng phụ thuộc
vào độ pH, thành phần cơ giới đất, độ ẩm, nhiệt độ... Khoáng hoá cần
điều kiện thoáng khí, nước, nhưng nếu độ ẩm cao quá gây ra yếm khí, vi
sinh vật khó hoạt động. Kết quả hiện nay cho thấy ở các điều kiện ẩm độ
70%, đủ ánh sáng, pH 6,5 - 7,5, nhiệt độ 25˚ - 30˚C là thích hợp cho sự
hoạt động của vi sinh vật, và do đó khoáng hoá xảy ra mạnh mẽ. Những
điều kiện này thích hợp với đất có nhiệt độ, ẩm độ như ở Việt Nam, cho
nên ở ta các quá trình khoáng hoá rất mạnh, phân giải ra nhiều chất dinh
dưỡng cho cây trồng, nhưng đồng thời chất hữu cơ và mùn trong đất bị
phá huỷ nhanh chóng làm cho đất không nhiều mùn và ít đạm, vì vậy
đối với đất nhẹ, cần có biện pháp giảm tốc độ khoáng hoá.
3.2. Quá trình mùn hóa xác hữu cơ
* Khái niệm
Mùn hoá là quá trình tổng hợp những sản phẩm phân giải xác hữu
cơ dẫn đến sự hình thành những hợp chất mùn.
Mùn là những hợp chất hữu cơ cao phân tử phức tạp mà phân tử
bao gồm nhiều đơn vị cấu tạo khác nhau, chúng được nối với nhau bằng
các cầu nối. Mỗi đơn vị cấu tạo bao gồm nhân vòng, mạch nhánh, chúng
chứa nhiều nhóm định chức khác nhau và mang tính axit.
Dragunop đã đưa ra sơ đồ cấu tạo phân tử axit humic (hình 4.2)
Hình 4.2. Sơ đồ cấu tạo phân tử axit humic

* Quan điểm về sự hình thành mùn


Ngày nay, người ta thống nhất rằng mùn được cấu tạo từ protit,
lignin, tanin và những thành phần khác nhau của xác sinh vật, nhưng bản
chất của các quá trình mùn hoá còn có những ý kiến khác nhau, nổi bật
là 2 quan điểm hoá học và quan điểm sinh hoá học về sự hình thành
mùn.
+ Những người theo quan điểm hoá học cho rằng sự hình thành
mùn chỉ trải qua một loạt những phản ứng hoá học đơn thuần, mà không
có sự tham gia của vi sinh vật. Ðại diện cho quan điểm này là Vacsman,
F. Scheffer... Ví dụ, Vacsman (Mỹ) cho rằng hạt nhân mùn được hình
thành do lignin kết hợp với các chất khoáng kiềm trong đất, sau đấy các
phản ứng oxy hoá đã kết gắn thêm các axit hữu cơ khác và hình thành
mùn. Hoặc theo Scheffer axit humic có thể được hình thành theo con
đường sinh hoá mà cũng có thể bằng con đường hoá học đơn thuần.
Bằng con đường hoá học, axit humic được tạo thành từ các phenol,
quinol và aminoaxit qua các phản ứng oxi hoá và trùng hợp. Quan điểm
hoá học ngày càng ít được các nhà nghiên cứu về mùn ủng hộ.
+ Quan điểm sinh hoá của việc hình thành mùn khẳng định rằng:
mùn được hình thành nhất thiết phải là sản phẩm phân giải xác hữu cơ
và tổng hợp những hợp chất được phân giải của vi sinh vật đất, những
phản ứng xảy ra trong quá trình tạo mùn là những phản ứng sinh hoá, có
tác động bởi các men do vi sinh vật tiết ra. Quan điểm này được nhiều
nhà nghiên cứu đất nổi tiếng trình bày một cách hệ thống: Traxop,
Docuchaev, Viliam, Tiurin, Kononova, Alexandrova và các học giả
phương tây khác: Posong, Bestremio, Sephe, Laatso, Baso, Focsaito,
Piusk, Alison... Quan điểm này đương là quan điểm thống soái ngày nay
và ngày càng được nhiều người ủng hộ.
* Quá trình hình thành mùn theo quan điểm hiện đại (sinh hoá)
+ Theo Docuchaev, Viliam và Tiurin, Kononova, Alexandrova đặc
điểm cơ bản của sự mùn hoá là những phản ứng sinh hoá oxy hoá dần
dần những hợp chất cao phân tử có mạch vòng khác nhau, trong đó
protit, lignin, tanin đóng vai trò quan trọng. Những phản ứng oxy hóa
này xảy ra khi phân giải các tàn tích sinh vật dưới ảnh hưởng của oxy
không khí, men oxydaza và các xúc tác vô cơ khác. Những hợp chất cao
phân tử kể trên liên kết lại với nhau dưới tác dụng của phản ứng trùng
hợp dẫn tới việc hình thành những hợp chất mùn cao phân tử và bền
vững.
+ Tham gia vào quá trình mùn hoá ngoài protit, lignin, tanin còn có
những sản phẩn khác của quá trình phân giải xác hữu cơ đất. Trong quá
trình sống của mình, vi sinh vật đất sử dụng những sản phẩm phân giải
hữu cơ, những sản phẩm trao đổi chất và tổng hợp của vi sinh vật như
axit, đường, amin, hợp chất thơm... cũng tham gia cấu tạo nên phân tử
mùn.
XÁC H ỮU CƠ

Cenluloa và Protit Lipit, tanin...


gluxit khác

Vi sinh v ật

Hợp chất phenol (sản Axit amin, peptit (sản phẩm Hợp chất phenol (sản
phẩm trao đổi chất) phân giải và tổng hợp) phẩm phân giải)

Oxi hoá
Oxi hoá

NH2
H C COOH
R

O O HO
OH
- 2e -2e
+ +
- 2H Trùng -2H
OH O
hợp O
HO

Hình 4.3. Sơ đồ quá trình mùn hoá (theo Kononova)

+ Quá trình hình thành mùn xảy ra theo ba bước:


Bước 1: từ protit, gluxit, lignin, tanin... (trong xác hữu cơ, hoặc là
sản phẩm tổng hợp của vi sinh vật) phân giải thành các sản phẩm trung
gian.
Bước 2: tác động giữa các hợp chất trung gian để tạo thành những
liên kết hợp chất, đó là những hợp chất phức tạp.
Bước 3: trùng hợp các liên kết trên tạo thành các phân tử mùn
* Cấu tạo của hợp chất mùn: phân tử mùn hình thành được xem
như một chuỗi xích, gồm nhiều mắt xích khác nhau, chúng được nối với
nhau qua các cầu nối. Mỗi mắt xích là một liên kết hợp chất, trong mỗi
liên kết này, không nhất thiết phải có sự tham gia của tất cả bốn hợp chất
chính (protit, gluxit, lipit, lignin - tanin) nhưng nhất thiết phải có nhân
vòng, mạch nhánh, trong đó bao gồm cả các nhóm định chức khác nhau.
+ Nhân vòng (nhân thơm): đây là vấn đề phức tạp nhất trong việc
hình thành nên phân tử mùn, Theo quan niệm hiện nay nhân vòng có
nguồn gốc phenol hay quinol như các loại: benzen, furan, pirol, piridin,
naftalin, antraxen, indol, quinolin. Hiện nay đa số học giả cho rằng một
trong những nguồn gốc nhân thơm của axit mùn là lignin, vai trò của
chúng khá lớn. Lignin là một chất trùng hợp, trong đó chứa nhân thơm là
dẫn xuất của fenylpropan.

Benzen Naftalin AntraxenFural

N
HH N N

Pirol Indol Piridil Quinolin

Hình 4.4. Công thức cấu tạo nhân vòng

Nguồn gốc của nhân thơm trong các hợp chất mùn cũng có thể là
cacbuahidro và các hợp chất khác dạng không no. Các hợp chất này nhờ
vi sinh vật phân giải, tổng hợp thành polifenola thứ sinh. Ngày nay
nhiều công trình nghiên cứu bằng cacbon đồng vị C14 đã chứng minh
điều này.
+ Mạch nhánh: có thể là cacbuahidro, có thể là hợp chất chứa nitơ,
chúng là sản phẩm của quá trình phân giải xác hữu cơ và cũng có thể là
sản phẩm tổng hợp của vi sinh vật đất từ những sản phẩm khoáng hoá. +
Nhóm định chức: gồm có những nhóm sau: COOH (cacboxyl), OH
(hydroxyl), OCH3 (metoxyl) và CO (cacbonyl). Những nhóm này hoặc
gắn trực tiếp với nhân vòng hoặc gắn với mạch nhánh.
Các liên kết hợp chất được gắn với nhau bằng các cầu nối. Cầu nối
có thể là 1 nguyên tử (- O -, - N -,...) hoặc 1 nhóm nguyên tử (- NH -, -
CH2 -,...).
* Những nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm và tốc độ quá trình hình
thành mùn đất
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự mùn hoá là: chế độ nhiệt,
không khí và nước của đất, thành phần cơ giới và các tính chất lý hoá
học của đất, thành phần và cường độ hoạt động của vi sinh vật, thành
phần xác hữu cơ đất.
+ Chế độ nước, không khí ảnh hưởng đến điều kiện hảo khí hoặc
yếm khí. Trong điều kiện khô hanh quanh năm, tốc độ mùn hoá chậm,
nhưng nếu thường xuyên ngập nước, mùn hoá thực hiện dưới tác động
của vi sinh vật yếm khí sẽ sinh ra những axit hữu cơ và các chất khử
(CH4, H2S...), những chất này kìm hãm sự hoạt động của vi sinh vật làm
cho tốc độ mùn hoá chậm hẳn và xác hữu cơ biến thành than bùn. Nhiệt
độ thích hợp cho quá trình mùn hoá là 25 - 30C. Người ta nhận thấy
trong điều kiện có mùa ẩm và mùa khô xen kẽ, thì mùn được tích luỹ
nhiều nhất. Ở mùa ẩm nóng, hảo khí, khoáng hoá chiếm ưu thế, khi khô
và lạnh các hợp chất hữu cơ đã hình thành khi phân giải ở mùa ẩm được
vi sinh vật chuyển hoá, trùng hợp lại, tạo thành mùn.
+ Thành phần vi sinh vật và sự hoạt động của chúng đóng vai trò
rất quan trọng trong việc phân giải chất hữu cơ và tích luỹ mùn. Người
ta nhận thấy, đi từ cực bắc đến xích đạo, số lượng vi sinh vật trong đất
và số loại cũng như cường độ hoạt động tăng dần. Nhiều nghiên cứu đã
chứng tỏ hoạt động sinh học đất quá mạnh hoặc quá yếu đều không làm
tích luỹ nhiều mùn. Mùn được tích luỹ nhiều nhất ở những đất có số
lượng vi sinh vật trung bình (số lượng này gọi là chỉ tiêu sinh học đất
tính bằng số vi sinh vật/1 gam mùn đất) như đối với các loại đất đen
(chernozem).
+ Về thành phần cơ giới và lý hoá tính đất, ta thấy ở đất sét và sét
pha, quá trình phân giải xác hữu cơ có chậm hơn ở đất cát và cát pha,
song mùn lại được tích luỹ nhiều hơn vì khoáng hoá trong đất sét, sét
pha yếu hơn nhiều, các phần tử nhỏ của đất cũng liên kết và giữ mùn tốt
hơn. Ðất chứa nhiều Ca, Mg vừa gây phản ứng trung tính vừa có nhiều
dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động, vừa liên kết tốt với
mùn tạo những hợp chất bền vững giữ mùn trong đất. Nhóm keo khoáng
giữ mùn tốt hơn cả là montmorilonit và vermiculit.
+ Một điều kiện ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mùn hoá là thành
phần xác hữu cơ. Xác hữu cơ chứa nhiều protit, gluxit và các nguyên tố
tro nhất là Ca, tỉ lệ C/N thấp, tạo thành mùn nhuyễn. Với cây thân gỗ
nghèo protit, các nguyên tố tro, giàu lignin, sáp, nhựa, tỉ lệ C/N cao cho
ta nhiều mùn thô.

4. Thành phần mùn đất và đặc điểm của chúng


Nhiều tác giả đã đề ra những phương pháp nghiên cứu khác nhau
nhằm tách mùn ra những thành phần khác nhau. Phương pháp được
nhiều nhà nghiên cứu sử dụng là phương pháp hoá học. Bằng phương
pháp hoá học người ta dùng dung dịch kiềm loãng cho tác động vào đất
để tách mùn đất thành 2 phần: phần không tan là các xác hữu cơ chưa
phân giải và hợp chất humin, phần hoà tan là các axit mùn. Axit hoá
phần hoà tan bằng axit H2SO4 thu được 2 phần: phần kết tủa (màu xẫm)
đó là axit humic và phần hoà tan (màu vàng hoặc vàng nhạt) là axit
fulvic. Như vậy từ hợp chất mùn của đất bao gồm 3 thành phần chính:
axit humic, axit fulvic và hợp chất humin.
4.1. Axit humic
+ Axit humic hoà tan tốt trong các dung dịch kiềm loãng NaOH,
Na2CO3, Na4P2O7.10H2O... Tuỳ theo nồng độ và loại đất mà các dung
dịch thu được có màu anh đào đến màu đen. Axit humic không hoà tan
trong nước và axit vô cơ.
+ Thành phần nguyên tố của axit humic
Thành phần nguyên tố của axit humic chủ yếu bao gồm C, H, O,
N. Hàm lượng các nguyên tố này khác nhau phụ thuộc vào loại đất,
thành phần hoá học của tàn tích sinh vật, điều kiện mùn hoá và phương
pháp tách axit humic khỏi đất. Theo L. N. Alexandrova hàm lượng bình
quân của C, H, O, N trong axit humic của một số loại đất chính ở Liên
Xô (cũ) như sau:
C: 56,2% - 61,9%
H: 3,4% - 4,8%
O: 29,5% - 34,8%
N: 3,5% - 4,7%
Ngoài 4 nguyên tố chính kể trên, axit humic còn chứa một lượng
nhỏ các nguyên tố tro (P, S, Al, Fe, Si). Hàm lượng tổng số của chúng
có thể đạt từ 1 đến 10%. Những nguyên tố này không nhất thiết phải có
tất cả trong thành phần phân tử axit humic.
+ Phân tử lượng
Ở những điều kiện khác nhau, nguồn gốc và phương thức hình
thành axit humic khác nhau nên axit humic không có công thức và phân
tử lượng cố định. Nhiều công trình nghiên cứu cho biết phân tử lượng
của axit humic có thể dao động từ 400 - 100.000, trung bình khoảng
50.000 - 90.000 đơn vị cacbon (theo D. X. Orlop, A. M. Amoxov, G. I.
Glebova, E. I. Gorskopva, N. P. Sin, M. L. Coresnhicop).
+ Cấu trúc của axit humic
Theo các tác giả trên phân tử axit humic bao gồm nhiều mạng lưới
cấu trúc. Mỗi mạng lưới cấu trúc bao gồm nhiều đơn vị cấu trúc. Ðơn vị
cấu trúc là phần phân tử axit humic hình thành khi phân huỷ chúng và có
cấu tạo tương đối đơn giản. Mạng lưới cấu trúc là một phần phân tử axit
humic chứa tất cả các đơn vị cấu trúc, công thức và kích thước của các
loại này khi phân huỷ axit humíc bằng benzolcacbonic như bảng sau:
Bảng 4.2. Công thức và phân tử lượng của đơn vị và mạng cấu
trúc mùn của một số loại đất
Ðơn vị cấu trúc Mạng lưới cấu trúc
Loại đất Phân tử Phân tử
Công thức Công thức
lượng lượng
Ðất C16H17O8N 354 C173H183O92N11 3885
Potzon
Ðất xám C14H14O7N 299 C71H59O32N4 2090

+ Về hình thái axit humic không có cấu tạo tinh thể, song những
nghiên cứu điện di và quang phổ rơnghen cho thấy chúng cấu tạo bằng
những mạng lưới xếp lớp. Quá trình mùn hoá càng phát triển thì những
mạng này xếp càng khít. Theo những nghiên cứu gần đây nhất về hình
dạng axit humic không đối xứng, chúng có dạng dài, tỷ lệ các trục từ 1:6
đến 1:12.
+ Trong đất, cơ bản axit humic là keo ở dạng gel, nhưng chúng rất
dễ bị tán bởi các dung dịch kiềm để tạo thành dung dịch phân tử hoặc
dung dịch keo. Vì ở dạng keo nên axit humic có khả năng hấp phụ cao.
Dung tích hấp phụ (CEC) từ 300 - 600 lđl/100g axit humic. Trong đó
nhóm COOH và OH phenol đóng vai trò quyết định. Tính đệm của axit
humic cũng rất cao cho nên ở đất giàu humic thì pH đất ổn định hơn.
Axit humic trong đất ít chua hơn axit fulvic vì nó ít mạch nhánh hơn mà
lại nhiều nhân vòng hơn.
+ Trạng thái tồn tại của axit humic
Chỉ có một phần rất nhỏ axit humic tồn tại ở dạng tự do, phần lớn
chúng liên kết với phần vô cơ của đất. Tác động tương hỗ giữa axit
humic và phần vô cơ của đất dẫn đến việc hình thành những hợp chất
hữu cơ-vô cơ khác nhau. Phụ thuộc vào hoạt tính của các hợp chất được
hình thành mà có quá trình tích luỹ các chất mùn và các chất vô cơ liên
kết với nó, hoặc là quá trình rửa trôi các hợp chất đó... Có những dạng
liên kết chính sau:
- Liên kết với các cation hoá trị 1 hoặc hoá trị 2 ở trong dung dịch
đất hay nằm trên bề mặt các khoáng sét với H+ của nhóm COOH hoặc
OH phenol của axit humic hình thành các humát NH4, Na, K, Ca, Mg là
các muối đơn giản (dị cực).

(COOH)mCOOM(COOH)m-1
R
R + 2M+ + 2H+
(OH)nOM(OH)n-1

Humat của các cation 1 hoá trị hoà tan vào nước tạo thành các
dung dịch thật vì vậy dễ bị rửa trôi, nhất là humat Na. Cho nên đất chứa
nhiều humat Na (đất mặn) thường nghèo mùn. Humat Ca, Mg không hoà
tan vào nước và tồn tại ở dạng gel bền vững với nước, tạo thành màng
mỏng bao quanh các phần tử đất, kết gắn chúng với nhau cho nên đất
giàu humat Ca có kết cấu viên bền vững và giàu mùn.
- Liên kết với các ion Fe, Al hoặc một số nguyên tố vi lượng,
nguyên tố gây độc hoặc ô nhiễm đất (Pb, Cd, Mn, Cu, Zn...) để hình
thành các muối phức (chứa các ion kim loại ở phần anion của phân tử),
ví dụ:

(COOH)nCOO (COOH)n-x

R M
R + xM+ + xH+
OH
(OH)m (OH)m-x

trong đó M là Fe(OH)2+, Fe(OH)2+, Al(OH)2+, Al(OH)2+


Hợp chất phức này vẫn còn các nhóm COOH và OH phenol tự do,
vì vậy có thể tiếp tục phản ứng với các ion K+, Na+, Ca2+, Mg2+, Al3+ để
hình thành các muối dị cực đơn giản:

COO- H+COOM1 C OO
COO
+ M 2M1++ 2H+ R M
R
OH OH
O- H+OM1

Các phức chất của axit humic bền vững hơn các phức chất của axit
fulvic. Sự hình thành các hợp chất này làm thay đổi tính hoà tan, sự
phân bố, di động, tích luỹ và mức độ dễ tiêu của các hợp chất của các
kim loại đa hoá trị, đặc biệt ở các đất có chứa nhiều chất hữu cơ. Sự liên
kết với các kim loại độc như Al, Pb, Cd, Ni,...làm giảm tác dụng độc của
các nguyên tố này trong đất.
- Tương tác với các khoáng sét hoặc các khoáng vật dạng vô định
hình hoặc tinh thể khác để hình thành các phức chất hấp phụ. Sự hình
thành các phức chất hấp phụ có thể bằng các liên kết giữa các phân tử,
liên kết ion hoặc liên kết hiđro,... Ví dụ phản ứng xảy ra giữa các nguyên
tử oxi hoặc các nhóm OH trên bề mặt khoáng vật và các nhóm OH hoặc
các nhóm NH2 của axit humic:
i
Phản ứng của khoáng sét vớ Kho¸ng sÐtO... OH
O
C HR nhóm
COOH

Phản ứng của khoáng sét với


nhóm OH Kho¸ng sÐt
O... OH R
H
Kho¸ng sÐtR O... H N
Phản ứng của khoáng sét với nhóm NH2
Kho¸ng sÐtR O

Phản ứng của khoáng sét với R nhóm este O... O CH

Dạng liên kết này đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành các
hợp chất hữu cơ-vô cơ của pha rắn và tầng tích luỹ mùn, sự hình thành
hạt kết, vi hạt kết và sự ổn định nhiều đặc tính hoá học, lý hoá và lý học
của đất.
4.2. Axit fulvic
+ Là axit mùn có màu vàng, dễ tan trong nước, axit hoặc kiềm
loãng
+ Thành phần nguyên tố
Cũng như axit humic thành phần nguyên tố của axit fulvic khác
nhau ở những đất khác nhau. Theo L. N. Alexandrova hàm lượng bình
quân của C, H, O, N trong axit fulvic của một số loại đất chính ở Liên
Xô (cũ) như sau:
C: 44,7 - 49,8%
H: 3,4 - 5,1%
O: 43,8 - 47,3%
N: 2,3 - 4,2%

+ Như vậy nếu so với axit humic thì C và N trong axit fulvic chiếm
tỷ lệ ít hơn, trong khi H và O nhiều hơn. Ngoài ra axit fulvic cũng chứa
một số nguyên tố tro như đã trình bày ở phần axit humic.
+ Phân tử lượng
Phân tử lượng của axit fulvic nhỏ hơn phân tử lượng axit humic rất
nhiều. Trung bình phân tử lượng của axit fulvic đạt 10000 - 12000 đơn
vị cacbon cho nên hoạt tính lớn hơn, mặt khác chúng lại dễ bị phân chia
nhỏ nên hoạt tính càng mạnh.
+ Cấu trúc của axit fulvic
Nguyên tắc và thành phần cấu trúc của axit fulvic cũng giống như
đối với axit humic. Ðiều khác nhau giữa chúng là phân tử axit fulvic ít
nhân vòng hơn, trái lại mạch nhánh nhiều hơn, số nhóm định chức đặc
biệt là nhóm COOH và OH phenol nhiều hơn, vì thế axit fulvic chua hơn
nhiều.
Theo Alexandrova một phần axit fulvic được hình thành do kết quả
của quá trình mùn hoá xác hữu cơ, phần khác được hình thành do sự
biến đổi axit humic thành axit fulvic. Cũng như axit humic nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng phân tử của axit fulvic bao gồm nhiều mạng lưới
cấu trúc và đơn vị cấu trúc.
+ Axit fulvic ở trạng thái tự do không nhiều và so với axit humic,
chúng có phân tử lượng nhỏ hơn, mặt khác nhiều mạch nhánh và nhóm
định chức vì vậy về mặt tính chất axit của axit fulvic lớn hơn axit humic.
Dung dịch của axit này có pH 2,6 - 2,8. Chúng có khả năng hấp phụ và
tính đệm thấp hơn axit humic. Do có phân tử lượng nhỏ hơn nên axit
fulvic hoạt tính hơn, dễ di chuyển và do đó cũng dễ bị rửa trôi khỏi đất.
+ Trạng thái tồn tại của axit fulvic
Axit fulvic ít tồn tại ở trạng thái tự do, phần lớn chúng ở trạng thái
liên kết. Ở trạng thái liên kết chúng cũng gồm 3 dạng như axit humic.
Fulvat của tất cả các kim loại hoá trị 1 và 2 đều hoà tan và di động dù ở
phản ứng axit, trung tính, hay kiềm yếu. Các hợp chất axit fulvic với Fe,
Al có tính tan phụ thuộc vào tỷ lệ giữa các phân tử kết hợp và nồng độ
chúng trong dung dịch. Nếu tỷ lệ R2O3/axit fulvic càng thấp tức là tỷ lệ
axit fulvic càng nhiều thì hợp chất Fe, Al của axit fulvic càng trở nên
hoạt tính hơn. Người ta cũng thấy hợp chất Fe - fulvic hoạt tính hơn
nhiều so với hợp chất Al - fulvic. Hoạt tính của các hợp chất Fe - Al -
fulvic có thể giải thích cho sự rửa trôi Al và Fe trong quá trình tạo đất
potzon và đất bạc màu. Với điều kiện thừa ẩm những hợp chất này
chuyển động xuống dưới theo phẫu diện đất, cho đến lúc gặp điều kiện
phá huỷ chúng và R2O3 kết tủa, tạo tầng tích tụ. Ngoài ra 1 phần axit
fulvic gắn với axit humic tồn tại trong đất.
4.3. Hợp chất humin
Humin là phần không hoà tan của hợp chất mùn, nó bao gồm các
axit mùn liên kết chặt chẽ với phần vô cơ của đất, các hợp chất mùn đã
bị khử cacboxyl mất đi khả năng hoà tan trong dung dịch kiềm, các hợp
chất hữu cơ không đặc trưng không hoà tan. Như vậy humin là nhóm các
hợp chất hữu cơ khác nhau, chúng phân biệt với các nhóm khác chủ yếu
bởi tính chất không hoà tan trong môi trường axit lẫn môi trường kiềm.

5. Vai trò chất hữu cơ và mùn trong đất


Có thể nói chất hữu cơ và mùn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối
với tất cả quá trình xảy ra trong đất và hầu hết các tính chất lý, hoá, sinh
của đất. Vai trò của chúng được thể hiện ở những điểm chính sau:
5.1. Ðối với quá trình hình thành và tính chất đất
+ Chất hữu cơ và mùn trong đất là dấu hiệu cơ bản phân biệt đất
với đá mẹ. Sự tích luỹ của chất hữu cơ và mùn trong đất gắn liền với sự
phát sinh đất.
+ Sự tích luỹ chất hữu cơ và mùn tập trung ở tầng đất mặt là dấu
hiệu hình thái quan trọng biểu thị độ phì nhiêu của đất.
+ Với lý tính đất: chất hữu cơ và mùn có tác dụng cải thiện trạng
thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những
hạt kết tốt, bền vững, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ lý tính đất như chế độ
nước (tính thấm và giữ nước tốt hơn), chế độ khí, chế độ nhiệt (sự hấp
thu nhiệt và giữ nhiệt tốt hơn), các tính chất vật lý phổ biến của đất, việc
làm đất cũng dễ dàng hơn. Nhờ đó mà nếu đất giàu chất hữu cơ người ta
có thể trồng trọt tốt cả nơi đất có thành phần cơ giới quá nặng hoặc quá
nhẹ.
+ Với hoá tính đất: chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hoá học, cải
thiện điều kiện oxy hoá, gắn liền với sự di động và kết tủa của các
nguyên tố vô cơ trong đất. Nhờ có nhóm định chức các hợp chất mùn
nói riêng, chất hữu cơ nói chung làm tăng khả năng hấp phụ của đất, giữ
được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất.
5.2. Chất hữu cơ và mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật
+ Chất hữu cơ đất (kể cả các chất mùn và ngoài mùn) đều chứa
một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K, S, Ca, Mg và các
nguyên tố vi lượng, trong đó đặc biệt là N. Những nguyên tố này được
giữ một thời gian dài trong các hợp chất hữu cơ, vì vậy chất hữu cơ đất
vừa cung cấp thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh dưỡng lâu
dài của cây trồng cũng như vi sinh vật đất.
+ Chất hữu cơ còn là nguồn lớn cung cấp CO2 cho thực vật quang
hợp.
+ Chất hữu cơ đất chứa một số chất có hoạt tính sinh học (chất
sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin...) kích thích sự phát sinh và phát
triển của bộ rễ, làm nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động
dinh dưỡng...
Theo L.A. Horistreva nồng độ dung dịch thật của axit humic ở
nồng độ một vài phần nghìn, phần vạn có tác dụng kích thích sinh
trưởng thực vật, nhưng nếu tăng đến một vài phần trăm thì trái lại có tác
dụng kìm hãm sinh trưởng.
5.3. Chất hữu cơ đất có tác dụng duy trì bảo vệ đất
+ Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho thực vật chống lại
sự phát sinh sâu bệnh và là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của hầu
hết vi sinh vật đất.
+ Tăng cường sự phân giải của vi sinh vật hoặc xúc tác cho sự
phân giải các thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
+ Cố định các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu
của các chất độc cho thực vật.

6. Chất hữu cơ của đất Việt Nam, biện pháp duy trì và nâng cao
6.1. Ðánh giá số lượng, chất lượng chất hữu cơ và mùn trong đất

* Về số lượng
Về mặt số lượng chất hữu cơ, chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá là
tỷ lệ % OC (cac bon hữu cơ tổng số) hoặc tỷ lệ % mùn hoặc OM (chất
hữu cơ tổng số = OC x 1,72) so với đất khô kiệt. Giá trị các chỉ tiêu này
càng cao thì đất càng tốt. W. Siderius (International Institute for
Aerospace Survey and Earth Science, 1992) đã đánh giá hàm lượng chất
hữu cơ trong đất (phân tích theo Walkley-Black) theo tiêu chuẩn sau:

Mức độ OC (%) OM (%)


Rất giàu > 3,50 > 6,0
Giàu 2,51 - 3,50 4,3 - 6,0
Trung bình 1,26 - 2,51 2,2 - 4,3
Nghèo 0,60 - 1,26 1,0 - 2,2
Rất nghèo < 0,60 < 1,0

Ở nước ta hàm lượng mùn trong đất (phân tích theo Tiurin) được
đánh giá theo tiêu chuẩn:

Mức độ Mùn (%)


Rất giàu >8
Giàu 4-8
Trung bình 2-4
Nghèo 1-2
Rất nghèo <1

Ngoài ra, khi nghiên cứu phẫu diện đất người ta xem xét tầng mùn
có dầy hay không? và trong mỗi tầng, mùn có trộn đều với phần khoáng
đất hay không? màu có thẫm không? Ðó cũng là những chỉ tiêu quan
trọng về hình thái có liên quan đến số lượng chất hữu cơ và mùn của đất.
* Về chất lượng
Chất lượng mùn được thể hiện bằng các chỉ tiêu sau:
+ Mùn nhuyễn, mùn thô: chất hữu cơ đất được chia làm 2 phần
(như đã trình bày ở phần trên)
- Phần 1 là xác hữu cơ chưa được phân giải hoàn toàn mà một
số tác giả gọi là mùn thô. Chúng tích tụ trên mặt đất, thường không hoặc
ít trộn lẫn với phần đất dưới, phần hữu cơ này chất lượng kém (ít chất dễ
tiêu, chua, tỷ lệ C/N cao), muốn có chất lượng tốt phải qua một quá trình
phân giải. Mùn thô được hình thành ở nơi nhiệt độ thấp, dưới thảm rừng
cây lá nhọn, có phản ứng chua (vùng núi cao) và ở những nơi úng nước
thông khí kém, thành phần cơ giới nặng (đất lầy thụt, đất chiêm trũng...).
- Phần 2 là xác hữu cơ đã được phân giải hoàn toàn mà nhiều
tác giả gọi là mùn nhuyễn. Phần này chất lượng tốt và được trộn đều với
các tầng đất cho nên ở đất nào tỷ lệ phần 2 lớn tức là chất lượng chất
hữu cơ tốt hơn.
+ Tỷ lệ C/N cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng chất
hữu cơ đất. Tỷ số này càng thấp chất lượng càng tốt, nó chứng tỏ xác
hữu cơ được phân giải mạnh, giải phóng nhiều đạm là nguyên tố mà vi
sinh vật hấp thụ để tổng hợp các hợp chất chứa đạm và là nguyên tố cần
thiết cho dinh dưỡng của cây trồng. Tỷ lệ C/N trong đất dao động trong
khoảng 8 - 20. + Tỷ lệ C.a.h , tỷ lệ này càng cao chất lượng mùn càng tốt.

C.a.f

6.2. Chất hữu cơ và mùn trong đất Việt Nam


Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, thực vật phong phú
và tươi tốt quanh năm, lượng chất hữu cơ được tạo ra trên một vị diện
tích hàng năm rất lớn, tàn tích sinh vật để lại cho đất rất khác nhau giữa
các đất hoang, đất trồng trọt và đất rừng. Quá trình mùn hoá thực hiện
với tốc độ nhanh, song quá trình khoáng hoá cũng rất mạnh mẽ dẫn đến
chất hữu cơ nói chung, mùn nói riêng bị phân giải nhanh chóng. Thêm
vào đó, các quá trình feralit, quá trình xói mòn, rửa trôi và việc sử dụng
đất không hợp lý ở một số nơi đã ảnh hưởng rất lớn tới số lượng cũng
như chất lượng hữu cơ và mùn trong đất.
* Về số lượng
Hàm lượng hữu cơ và mùn biến động rất lớn giữa các loại đất, nhìn
chung các loại đất nông nghiệp có hàm lượng hữu cơ và mùn không cao.
Theo Thái Phiên (2000), đa số đất đồi núi của nước ta có hàm lượng
chất hữu cơ từ 1 - 2%, có khoảng 20% diện tích đất có hàm lượng chất
hữu cơ < 1%. Ðất có hàm lượng chất hữu cơ và mùn cao nhất là các đất
trên núi cao, quanh năm mây mù che phủ, hoặc đất lầy thụt quanh năm
ngập nước, các đất này có hàm lượng OM  6%. Ðất nghèo chất hữu cơ
nhất là các đất cát hoặc đất bạc màu, các đất này có OM  1%.
Bảng 4.3. Hàm lượng mùn của một số loại đất Việt Nam


Mùn
Loại đất Loại đất n
(%)
(%)

Feralit mùn trên núi


7,24 Phù sa sông Hồng không 1,36 được bồi
Macgalit trên đá bọt 5,30 Phù sa sông Thái Bình 1,02
Feralit trên đá bazan (còn 3,89 Phù sa sông Mã 1,16
rừng)
Feralit trên đá bazan (cà 2,97 Bạc màu (Vĩnh Phúc) 0,98
phê)
Feralit trên phiến thạch 2,93 Bạc màu (Nghệ An) 0,83
mica
2,51 Chiêm trũng (Hà Nam) 3,12
Feralit trên phiến thạch sét
1,42 Lầy thụt (Thanh Hoá) 6,22
Feralit trên phiến sa thạch

Feralit trên đá granit (còn 3,45 Cát biển* 0,90


rừng)
Feralit trên đá granit (đã1,82 0,98
Mặn trung tính (Nam Ðịnh)
canh tác)
Feralit trên đá gơnai 2,05 Mặn trung tính (Thanh 0,95
Hoá)
Feralit trên phù sa cổ 1,83 Mặn chua (Hải Phòng) 1,35
Ghi chú: * theo Phan Liêu, các số liệu còn lại theo Nguyễn Vi,
Trần Khải

* Về chất lượng
+ Nhiều nghiên cứu đều thống nhất là đất mùn trên núi, đất lầy thụt
có lượng hữu cơ tổng số cao nhưng lại chứa nhiều mùn thô. Trong thành
phần của hợp chất mùn thì tỷ lệ nhóm humin cao hơn nhiều so với tỷ lệ
axit humic và axit fulvic.
+ Tỷ lệ giữa cacbon của axit humic và cacbon của axit fulvic trong
hầu hết các loại đất đều < 1, nghĩa là lượng axit fulvic cao hơn hẳn
lượng axit humic.
Nguyên nhân của đặc điểm này có thể do trong điều kiện nhiệt độ,
ẩm độ cao, hàm lượng bazơ thấp đã hạn chế việc tạo thành axit humic.
Ðiều này cũng giải thích đất feralit vùng đồi núi thấp là nơi có tỷ lệ
C.a.h thấp nhất, còn các đất miền núi cao do khí hậu ôn hoà nên tỷ số

C.a.f
này được nâng lên. Ðất lúa phù sa do canh tác bón phân nhiều nên axit
humic có điều kiện hình thành nhiều hơn. Ðặc biệt đất macgalit-feralit
có axit humic lại nhiều hơn axit fulvic vì hàm lượng bazơ ở đây cao.
Bảng 4.4. Tỉ lệ giữa cacbon axit humic và axit fulvic một số loại đất
C .a.h
Lo ại đất T ỷ lệ C .a. f
Ðất macgalit-feralit* 1,43
Ðất mùn alit trên núi* 0,57
Ðất feralit mùn trên núi* 0,56
Ðất feralit đỏ thẫm* 0,18
Ðất feralit vàng đỏ* 0,22
Ðất lúa phù sa** 0,60

Ghi chú: * theo V. M. Fritland, ** theo Nguyễn Ðức Thọ

+ Nhiều nghiên cứu cũng thấy rằng các axit humic của đất Việt
Nam hầu hết thuộc nhóm axit humic di động và rất gần với axit fulvic vì
nhân thơm của chúng thể hiện kém, đó cũng là đặc điểm chung của đất
nhiệt đới (Zonn, Lý Khánh Quỳ, Nhiễu Chí Viên, Tiurin, Fritland). Theo
chiều sâu phẫu diện đất, càng xuống sâu, đất càng chứa ít bazơ hơn, nên
axit humic hình thành càng ít.
+ Tỷ số C/N của mùn trong đất Việt Nam dao động từ 7,5 - 23,0.
Tỷ lệ này càng cao mùn đất càng thô.
6.3. Biện pháp duy trì và nâng cao chất hữu cơ trong đất
Trên đây chúng ta thấy rõ vai trò của chất hữu cơ nói chung đối
với sự hình thành đất, cấu tạo phẫu diện đất và các tính chất đất, vì vậy
việc nghiên cứu các biện pháp để nâng cao mùn trong đất cả về số lượng
lẫn chất lượng, bảo vệ chất hữu cơ đất là rất cần thiết, nhất là trong điều
kiện nước ta chất hữu cơ và mùn dễ bị khoáng hoá và rửa trôi khỏi đất.
* Biện pháp sinh vật: biện pháp này giữ vị trí rất quan trọng
+ Biện pháp thường xuyên và có hiệu lực nhất hiện nay là bón
phân hữu cơ cho đất (phân chuồng, phân rác, phân bắc, nước giải, phân
gia cầm, bùn ao, các loại phân chế biến khác). Bón phân hữu cơ, đặc biệt
là phân chuồng không những tăng chất lượng hữu cơ cho đất, nguồn
thức ăn đầy đủ các chất, mà còn cung cấp cho đất một lượng vi sinh vật
phong phú.
+ Trồng cây phân xanh (bèo dâu, điền thanh, các loại muồng, các
loại đậu, lạc, cốt khí, điêu tử, tử vân anh, trinh nữ, cỏ stilo, cỏ pangola,
các loại cỏ khác...). Ở vùng đồi núi tuỳ theo loại đất, khí hậu độ cao và
độ dốc mà chọn cây phân xanh cho thích hợp. Cây phân xanh có thể
trồng xen, phủ đồi trọc hoặc đồi mới khai hoang. Ngoài cây phân xanh
trồng các loại cây, cỏ và cây rừng là biện pháp rất tốt để bảo vệ đất đồi,
núi, nhất thiết không được để đồi, núi trọc. Nơi đã có rừng phải bảo vệ
và khai thác có kế hoạch, vừa tăng chất hữu cơ cho đất vừa chống xói
mòn đất. Ở đồng bằng, ngoài việc trồng các loại cây phân xanh mà chủ
yếu là bèo dâu và điền thanh, trong hệ thống luân canh để tăng cường
chất hữu cơ cho đất có thể trồng các loại cây cho nhiều chất xanh như
lạc, khoai, khi thu hoạch để thân lại đồng ruộng, hoặc gặt lúa xong ở
những ruộng dầm nên cầy vùi rạ.
* Bón vôi, đặc biệt bón vôi kết hợp với bón phân hữu cơ là
biện pháp tạo mùn ở dạng humatCa hoặc fulvatCa ít tan tránh được rửa
trôi, đồng thời điều hòa phản ứng đất tạo điều kiện cho vi sinh vật đất
hoạt động mạnh.
* Biện pháp canh tác
Muốn tạo điều kiện cho xác hữu cơ phân giải tốt, tạo nhiều mùn
cho đất ta phải làm đất thoáng vừa phải bằng các biện pháp canh tác như
cày bừa, xới xáo, tưới tiêu... hợp lý và kịp thời để đất luôn có độ ẩm
thích hợp.

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm, nguồn gốc và quá trình biến hoá xác hữu cơ trong
đất
2. Thành phần mùn đất và đặc điểm của chúng
3. Vai trò của chất hữu cơ và mùn trong đất
4. Chất hữu cơ của đất Việt Nam, biện pháp duy trì và nâng cao số
lượng và chất lượng mùn và chất hữu cơ cho đất.
Chương V
KEO ÐẤT VÀ KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CỦA ÐẤT

1. Keo đất
1.1. Khái niệm
Ðất là một hệ thống đa phân tán phức tạp bao gồm các hạt có kích
thước khác nhau. Keo đất là những hạt rất ít tan trong nước, có đường
kính rất nhỏ. Về kích thước của hạt keo giữa một số tác giả không thống
nhất. Ðường kính hạt keo dao động từ 0,01 - 10 m (1 m = 10-6 m)
(Garrison Sposito), hoặc nhỏ hơn 1 m (Nyle C. Brady, Ray R. Well,
Hinrich L. Bohn, Brian L. McNeal, George A. O'connor), hoặc nhỏ hơn
0,2 m (A.E. Vozbutskaia) hoặc bán kính nhỏ hơn 1 m (Van
Olphen),... Do kích thước của keo nhỏ như thế nên chúng thường lơ lửng
trong dung dịch, có thể chui qua giấy lọc phổ thông và chỉ quan sát được
cấu tạo của chúng bằng kính hiển vi điện tử. Số lượng keo trong đất rất
khác nhau tuỳ theo loại đất, từ 1 - 2% (đất cát) đến 40 - 50% khối lượng
đất (đất sét nặng). Ngay cả khi có hàm lượng rất nhỏ trong đất, keo đất
vẫn là đại diện chủ yếu cho khả năng hấp phụ của đất
Trong đất có keo vô cơ, keo hữu cơ và keo phức tạp hữu cơ- vô cơ.
Những keo vô cơ được tạo thành do tác dụng phong hoá đá hoặc do sự
ngưng tụ các phân tử trong dung dịch, keo hữu cơ tạo thành do quá trình
biến hoá xác hữu cơ trong đất. Keo vô cơ kết hợp với keo hữu cơ thành
keo hữu cơ - vô cơ.
Cấu tạo chung của keo đất (hình 5.1) như sau: phần trong cùng của
hạt keo (mixen keo) là nhân keo, đó là một hợp chất phức tạp có cấu tạo
vô định hình hoặc tinh thể. Thông thường keo vô cơ có nhân là axit
silisic, nhôm silicat, oxyt sắt, oxyt nhôm... Keo vô cơ bền, nó chỉ bị phá
huỷ sau một thời gian dài. Keo hữu cơ có nhân là axit humic, axit fulvic,
prôtit hoặc cenlulo. Keo hữu cơ kém bền, nó có thể bị phá huỷ rồi lại tạo
thành ngay từ các sản phẩm phân giải xác động vật, thực vật.

Ion
p
Ön

Ion
n
®i Ö

x
Ð

Ion

ng
c u

t
dÞc
n
t Õ

V ¹p
q a h
-

Nh©n
+
-

+
k

- -
+ +
+ +
+
+
+

Hình 5.1. Sơ đồ cấu tạo mixen keo (theo N.I. Gorbunov)

Theo Gorbunov keo đất có cấu tạo như sau: trong cùng là nhân
keo, trên mặt nhân keo có lớp điện kép, lớp nằm sát hạt nhân gọi là lớp
ion quyết định thế, lớp ion ngoài mang điện trái dấu gọi là lớp ion bù.
Ða số ion của lớp ion bù nằm sát lớp ion quyết định thế gọi là tầng ion
không di chuyển, những ion còn lại nằm xa cách tầng ion quyết định thế
làm thành tầng ion khuếch tán.
Ða số keo đất có lớp ion quyết định thế mang điện âm. Ðiều cần
lưu ý là trong đất những ion trên lớp điện bù có thể trao đổi với những
ion trong dung dịch tiếp xúc với nó nên gọi là "tầng ion trao đổi". Tổng
số cation trên tầng ion trao đổi tính bằng số ly đương lượng gam (meq)
trong 100 gam đất khô gọi là dung tích hấp phụ của đất.
Keo đất giữ vai trò rất quan trọng vì chúng quyết định nhiều tính
chất cơ bản của đất về mặt lý học, hoá hoc, đặc biệt là đặc tính hấp phụ
của đất. Bởi vậy những lý luận về keo được vận dụng rộng rãi trong lĩnh
vực phân loại đất, cải tạo đất và bón phân cho đất.
1.2. Ðặc tính cơ bản của keo đất
Khi nghiên cứu keo đất người ta thấy có 4 đặc tính quyết định
nhiều tính chất cơ bản của đất, đó là:
a. Keo đất có tỷ diện lớn
Tỷ diện là tổng số diện tích bề mặt của một đơn khối lượng (g)
hoặc một đơn vị thể tích (cm3). Diện tích bề mặt của các hạt có kích
thước khác nhau được thể hiện ở bảng 5.1. Keo đất có kích thước rất bé
nên tỷ diện của nó rất lớn. Theo số liệu ở bảng 5.1, số lượng keo đất chỉ
bằng 4% khối lượng pha rắn của đất, nhưng có diện tích bề mặt bằng
80% tổng diện tích bề mặt của đất. Như vậy đất sét có tỷ diện lớn nhất
rồi đến đất thịt và bé nhất là đất cát.

Bảng 5.1. Vai trò của kích thước hạt trong sự hình thành diện
tích bề mặt của đất thịt trung bình
Kích thước hạt Hàm Diện tích bề mặt (m2/1g % bề mặt tổng
(mm) lượng đất) số
(%)
0,25 - 0,05 17 0,5 0,2
0,05 - 0,01 50 4,1 1,7
0,01 - 0,005 20 9,9 4,1
0,005 - 0,001 6 12,7 5,2
0,001 0,0001 3 18,8 7,8

0,0001 4 194,0 81,0


Tổng số 100 240,0 100,0

b. Keo đất có năng lượng bề mặt


Các phân tử trong hạt keo chịu những lực tác động xung quanh
như nhau nên không có gì đặc biệt. Phân tử trên bề măt hạt keo chịu các
lực tác động xung quanh khác nhau vì nó tiếp xúc với thể lỏng hoặc thể
khí bên ngoài. Do các lực này không thể cân bằng lẫn nhau được, từ đó
sinh ra năng lượng tự do, sinh ra năng lượng bề mặt chỗ tiếp xúc giữa
các hạt keo với môi trường xung quanh. Thành phần cơ giới đất càng
nặng thì tỷ diện càng lớn và do đó năng lượng bề mặt càng lớn, khả năng
hấp phụ vật chất càng cao.
c. Keo đất có mang điện
Ðây là một đặc tính rất quan trọng của keo đất mà các hạt đất có
kích thước lớn không có. Do hạt keo có kích thước rất nhỏ nên hạt nhân
của keo có thể hấp phụ lên trên bề mặt các ion khác nhau. Sự hấp phụ
này phụ thuộc vào bản chất của keo. Tuỳ thuộc vào cấu trúc của hạt keo
mà keo đất có thể mang điện âm hoặc điện dương. Trong đất có keo âm,
keo dương và keo lưỡng tính. Phần lớn keo đất mang điện âm

d. Keo đất có tác dụng ngưng tụ


Keo đất có thể tồn tại ở hai trạng thái khác nhau: trạng thái keo tán
(sol) và trạng thái keo tụ (gel). Khi những hạt keo phân bố trong một thể
tích nước thì chúng nằm xa cách nhau, đó là trạng thái sol (hay
hydrosol). Trong trường hợp này môi trường phân tán là nước, tướng
phân tán là các hạt keo. Như thế sol chỉ keo ở trạng thái lơ lửng trong
chất lỏng. Hiện tượng này do các nguyên nhân: do thế điện động (điện
thế zeta) làm cho các hạt keo đẩy nhau không tiến lại gần nhau được,
hoặc do màng nước bao bọc ngoài keo ngăn cản không cho chúng dính
liền nhau.
Song trong thiên nhiên lại có cả quá trình ngưng tụ, nghĩa là quá
trình biến sol thành gel. Quá trình này chỉ xảy ra khi keo bị trung hoà
điện hoặc sức hút giữa chúng lớn hơn sức đẩy. Sự ngưng tụ keo có thể
do những nguyên nhân chính sau:
+ Keo ngưng tụ do tác dụng của chất điện giải: đây là nguyên nhân
chủ yếu. Ion chất điện giải tiếp xúc với hạt keo, điện của keo sẽ bị trung
hoà bởi ion mang điện trái dấu. Ta biết, đa số keo đất mang điện âm nên
nói chung chúng bị ngưng tụ do có cation trong dung dịch đất. Do chất
điện giải là một muối, các ion của muối này hydrat hoá lấy nước của hạt
keo, làm giảm bề dày màng nước giúp cho chúng có thể gần nhau; mặt
khác ion muối ngăn cản khả năng điện phân của các cation trao đổi làm
giảm điện thế zeta. Cả 2 nguyên nhân đó dẫn tới hiện tượng keo đất liên
kết với nhau mà ngưng tụ. Hoá trị của cation càng cao thì sức ngưng tụ
keo càng mạnh. Nghiên cứu sự ngưng tụ keo sét Gedroiz thấy rằng sức
ngưng tụ của cation hoá trị 2 lớn gấp 25 lần cation hoá trị 1, cation hoá
trị 3 gấp 10 lần cation hoá trị 2 (bảng 5.2). Các cation hoá trị 1 như Na+,
K+, H+ có tác dụng ngưng tụ nhưng không bền, khi chất điện giải trong
dung dịch bị rửa trôi thì xảy ra hiện tượng tán keo.
Bảng 5.2. Sự ngưng tụ keo sét phụ thuộc hoá trị chất điện giải

Hoá trị Chất điện Nồng độ chất điện giải khi keo bắt đầu ngưng
giải tụ (N)
1 NaCl 0,015 - 0,0125
1 NH4Cl 0,025 - 0,0125
1 KCl 0,025 - 0,0125
2 MgCl2 0,0012 - 0,0005
2 CaCl2 0,0012 - 0,0005
3 AlCl3 < 0,000125
3 FeCl3 < 0,000125

+ Keo ngưng tụ do hiện tượng mất nước: tuỳ khả năng giữ nước
người ta chia keo thành keo ưa nước và keo ghét nước. Keo ưa nước trên
bề mặt có những phân tử nước hoặc chất lỏng như dung dịch đất. Những
keo ưa nước như gelatin, axit silicic, nhựa cây, một vài chất hữu cơ
trong đất, một số keo sét... Keo ghét nước như hydroxít sắt, kaolinit...
Chúng không có màng nước xung quanh nên dễ ngưng tụ, chỉ cần dùng
dung dịch muối nồng độ thấp. Trái lại các keo ưa nước chỉ ngưng tụ
trong trường hợp chất điện giải ở nồng độ cao. Những lúc thời tiết hanh
khô hoặc hạn hán kéo dài làm cho đất khô thì keo ưa nước cũng có thể
ngưng tụ do màng nước quanh nó bị mất.
+ Keo ngưng tụ do sự liên kết hai hạt keo mang điện trái dấu
Như trên đã nói, đa số keo đất mang điện âm. Tuy nhiên vẫn gặp
một số keo mang điện dương như keo Fe(OH)3, Al(OH)3, khi keo âm và
keo dương kết hợp với nhau, sau lúc trung hoà điện tạo thành gel hỗn
hợp. Nếu số lượng keo âm nhiều gấp bội keo dương thì các keo âm bao
bọc keo dương tạo thành màng bảo vệ mang điện âm, kết quả lại tạo
thành sol.
1.3. Phân loại keo đất
Những keo đất phổ biến là axit humic, axit silicic, hydroxyt sắt,
nhôm và keo sét. Nói chung hàm lượng keo phụ thuộc tỷ lệ sét và mùn
trong đất, đất càng nhiều sét và mùn thì càng chứa nhiều keo. Dựa vào
tính mang điện, thành phần hoá học người ta phân loại keo đất như sau:
a. Dựa vào tính mang điện
Theo tính mang điện của keo, có thể chia keo đất thành các loại:
keo âm, keo dương và keo lưỡng tính,
+ Keo âm (asidoit)
Trên mặt nhân keo mang điện âm hay nói cách khác là lớp ion
quyết định thế là những anion. Các ion trên lớp điện bù là H+ hoặc các
cation khác. Ký hiệu keo âm là X-H. Trong đất, keo âm chiếm đa số.
Thường gặp là axit silicic, axit humic, keo sét...Ví dụ cấu tạo keo axit
silicic như hình 5.2. Phân tử axit silicic trên bề mặt hạt nhân phân ly
thành các ion:
H2SiO3 = 2H+ + SiO32-
Anion SiO32- được hấp phụ ngay trên bề mặt hạt nhân làm thành tầng ion
quyết định thế. H+ là ion bù phân phối ở tầng ion không di chuyển và
khuếch tán

khuÕch

h n di
q ®t

+ N h©n S iO 3
2-
H
+
H+
+ S iO 2 yH 2 O S iO 32
+ H+
S iO 3 2
+ 2- +
S iO 3 H
H+
+ + H
+

+ +
H
+
+ H

Hình 5.2. Sơ đồ cấu tạo keo âm (theo Gorbunov)

+ Keo dương (Basidoit)


Trên lớp ion quyết định thế hiệu là các cation, còn ở lớp điện bù là
ion OH- và các anion khác. Ký hiệu keo dương là X-OH. Các keo dương
thường gặp trong đất là Fe(OH)3, Al(OH)3 (trong môi trường axit). Cũng
có thể là kaolinit do quá trình ion hoá tạo thành keo dương:
...O3SiO2(OH)Al2(OH)3  ...O3SiO2(OH)Al2(OH)2]+ + OH-
Ví dụ cấu tạo keo Fe(OH)3 (hình 5.3)
khuÕch
d

q.®

Nh©n Cl
+ FeO +
-

+ FeO + Hình 5.3. Sơ đồ cấu tạo keo dương


C l-
+ Fe(OH)3
F eO + (theo Gorbunov)
+ C l-
FeO +
+
F eO +

C l-
Cl

Keo này tạo thành do sự thuỷ phân FeCl3


FeCl3 + 3H2O  Fe(OH)3 + 3HCl
Hạt nhân keo tạo nên do nhiều phân tử Fe(OH)3. Những phân tử
Fe(OH)3 trên bề mặt hạt nhân phản ứng với HCl tạo thành FeOCl:
Fe(OH)3 + HCl  FeOCl + H2O
FeOCl là chất điện giải nên ion hoá:
FeOCl  FeO+ + Cl-
Cation FeO+ được hấp phụ ngay trên bề mặt hạt nhân làm thành
lớp ion quyết định thế. Các anion Cl- được phân bố ở tầng ion trao đổi.
+ Keo lưỡng tính (Ampholitoit)
Keo này mang điện âm hay dương phụ thuộc vào phản ứng của
môi trường xung quanh. Các ion trao đổi có thể là H+, OH- hoặc các ion
khác. Ký hiệu keo này là X-O-H. Các keo lưỡng tính trong đất thường
gặp là Fe(OH)3, Al(OH)3,... Ví dụ: đối với keo Fe(OH)3, khi pH< 7,1
biểu hiện keo dương, nhưng khi pH > 7,1 biểu hiện keo âm (keo này có
điểm đẳng điện tại pH=7,1):
Fe(OH)3 + HCl  Fe(OH)2+ + Cl- +H2O (keo dương)
Fe(OH)3 + NaOH  Fe(OH)2O- + Na+ + H2O (keo âm)
Ðối với keo Al(OH)3 khi pH < 8,1 biểu hiện keo dương, khi pH >8,1 là
keo âm (điểm đẳng điện của keo tại pH=8,1):
Al(OH)3 + HCl  Al(OH)2+ + Cl- + H2O (keo dương)
Al(OH)3 + NaOH  Al(OH)2O- + Na+ + H2O (keo âm)
b. Dựa vào thành phần hoá học
Dựa vào thành phần hoá học có thể chia keo đất thành các loại: keo
hữu cơ, keo vô cơ và keo hữu cơ-vô cơ
+ Keo hữu cơ
Keo hữu cơ tạo thành do sự biến hoá xác sinh vật trong đất. Nói chung
lớp đất mặt chứa nhiều keo hữu cơ hơn các lớp dưới. Các keo hữu cơ
thường gặp là axit humic, axit fulvic, lignin, protit, xellulo, nhựa và các
hợp chất hữu cơ phức tạp khác. Những nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên
keo hữu cơ là C, H, O, N, S, P và một lượng nhỏ Na, K, Ca, Mg, Fe, Al,
Si... Ví dụ cấu tạo keo axit humic (hình 5.4)

khuÕch t
I n
h« g di
q.® t

+ Nh©n C OO
-
H
+
-
C OO +
R (C OOH )n O O H
+ + - H
+

C H
+
+ H
+
+ H
+ +
H +
H
+

Hình 5.4. Sơ đồ cấu tạo keo axit humic (theo Gorbunov)

+ Keo vô cơ (keo khoáng)


Chủ yếu là keo nhôm silicat được hình thành do kết quả phá huỷ đá và
khoáng vật tạo thành. Thành phần hoá học của keo này gồm:
SiO2 = 40% - 60%
Al2O3 = 10% - 25% Fe2O3 =
5% - 10%
và một ít Ca, Mg, Ti, Mn, K, Na, P, S cùng các nguyên tố vi lượng như
B, Zn, Mo, Cu... Tỷ lệ các nguyên tố ấy phụ thuộc đá mẹ, điều kiện hình
thành, khí hậu, thời gian, thực bì, vi sinh vật... Ví dụ cấu tạo keo nhôm
silicat (hình 5.5)
+ Keo hữu cơ-vô cơ
Các keo hữu cơ ít ở trạng thái tự do mà thường liên kết chặt với các
chất khoáng hoặc các keo vô cơ tạo thành keo hữu cơ-vô cơ phức tạp.
Theo L.N. Alexandrova các hợp chất hữu cơ vô cơ trong đất được chia
thành 3 nhóm: các muối dị cực, các muối phức dị cực và các phức chất
hấp phụ.

o khuÕch t

h« g di
I
q.® t
+
+ C a2+
Nh©n S
C a2+
= =

+ Si 2-
+ 3
H+
Si

S iO
)

2
+ 3
Si

=
i

+
H+
-
3

Mg 2+
2

+
+
+ H+
+ H+

Hình 5.5. Sơ đồ cấu tạo keo nhôm silicat (theo Gorbunov)


- Muối dị cực (muối đơn giản): khi các axit mùn phản ứng với
phần vô cơ của đất tạo thành các muối dị cực hay các humat hoặc fulvat.
Các muối này có công thức cấu tạo chung như sau:
(COO)nMem

R
(O)pMeq
trong đó: Me là Na+, K+, NH4+, Ca2+, Mg2+.... Các muối dị cực cũng có
thể được hình thành do sự tương tác giữa các axit mùn với các khoáng
vật sét qua cầu nối canxi có cấu tạo như sau:

Si O Ca OOC C OO Ca O Si
R
Si O Ca OOC C OO Ca O Si

Các humat canxi không tan có thể kết tủa và hình thành các màng trên
bề mặt các hạt keo.
- Muối phức dị cực được hình thành do phản ứng giữa các ion
sắt, nhôm với axit mùn để hình thành muối phức, trong muối này kim
loại tham gia vào phần anion của phân tử. Hợp chất phức này vẫn còn
các nhóm cacboxyl và nhóm hydroxyl phenol tự do, các nhóm này có
thể tiếp tục phản ứng với phần vô cơ của đất để tạo thành các muối dị
cực đơn giản. L.N. Alexandrova gọi những hợp chất có bản
chất kép như vậy là muối phức dị cực. Muối này có cấu tạo như sau:
OH
OOC
Me
R
H2O (COOH)n-1
H2O OH HO (OH)m-1

trong đó Me là Fe3+, Al3+. Các nhóm cacboxyl và nhóm hydroxyl phenol


tự do có thể phản ứng với các cation kiềm và kiềm thổ trong đất.
- Phức chất hấp phụ là các sản phẩm của sự tương tác giữa các
chất mùn với các khoáng vật dạng tinh thể hoặc vô định hình của đất
hoặc các sản phẩm hữu cơ vô cơ hấp phụ các chất mùn bằng phần vô cơ.
Các phức hệ sét mùn cũng là phức chất hấp phụ. Ðại diện cho các phức
hấp phụ trong đất là phức mùn với nhôm và sắt (a), phức mùn silic (b)
và phức hệ sét mùn (c)
OH OOC (COOH)n-1

Me(OH)3 Me R

OH OH (OH)m-1

(COOH)n
H2O ...R
(OH)m
SiO2.nH2O
COO
H2O ...[RMe] Me1+
OH

(a) Phức mùn nhôm, sắt (b) Phức mùn silic

(C OOH )n
-
O ...R
(OH) m
Si

O C OO
OH ...[R Me] Me
O
OOC (C OOH ) n-1
Al Al R
O (OH) m-1
(C OOH ) n
OH ...R
O (OH) m

Si
C OO
-
O ...[R Me] Me
O

(c) Phức hệ sét mùn

1.4. Các loại keo sét trong đất


Các keo sét thuộc loại keo vô cơ, là các khoáng vật thứ sinh alumin
silicat, được hình thành do sự biến đổi từ các khoáng vật nguyên sinh
trong quá trình phong hoá hình thành đất, phân bố rộng rãi trong các loại
đất. Các khoáng vật này là thành phần chủ yếu của cấp hạt sét vì vậy
chúng được gọi là các khoáng vật sét. chúng được phân biệt với nhau
bởi mức độ phân tán cao, không tan trong nước
Trong đất có nhiều loại keo sét, nhưng trong chúng có vai trò quan
trọng nhất là các keo sét nhóm kaolinit, montmorilonit và hydromica a.
Ðặc điểm chung của keo sét
Ðặc điểm chung của các keo sét là chúng có cấu tạo lớp giống như
mica và sự thay thế đồng hình.
+ Cấu tạo lớp của keo sét được tạo thành do sự liên kết của phiến
khối tứ diện (bốn mặt) oxit silic và phiến khối bát diện (tám mặt) gipxit.
- Phiến oxit silic được tạo thành do sự gắn liền các khối tứ diện
oxit silic với nhau. Mỗi khối tứ diện ở chính giữa là một nguyên tử silic,
bốn đỉnh là bốn nguyên tử oxi. Như thế thì khi ghép thành phiến hai bên
là hai lớp oxi, giữa là lớp silic,
- Phiến gipxit: phiến này được tạo thành do sự gắn liền các
khối bát diện với nhau. Mỗi khối bát diện chính giữa có một nguyên tử
Al, xung quanh có 6 oxi hay 6 OH- hoặc vừa oxi vừa OH- (hình 5.6).
+ Hiện tượng thay thế đồng hình
- Ở một số khoáng vật, trong đó có các khoáng vật sét (keo sét)
có hiện tượng một số nguyên tố trong mạng lưới tinh thể của chúng có
thể bị các nguyên tố khác ở bên ngoài vào thay thế. Sự thay thế này
không làm thay đổi hình dạng của khoáng vật mà chỉ thay đổi tính chất.
Vì thế gọi là hiện tượng thay thế đồng hình.
Hình 5.6. Sơ đồ cấu tạo khối tứ diện oxit silic, phiến oxit silic và khối
bát diện, phiến gipxit

- Ðiều kiện quan trọng của sự thay thế là: 2 ion muốn thay thế
nhau phải có bán kính tương đương, Ví dụ Al3+ trong tinh thể có bán
kính R = 0,57 Ǻ có thể bị Fe3+ có R = 0,67 Ǻ thay thế chứ không thể bị
Li+ có R = 1,22 Ǻ thay thế. Sự thay thế này xảy ra phổ biến ở một số keo
sét, ví dụ trong khối tứ diện oxit silic: Si4+ thường bị Al3+ thế, có trường
hợp Mn3+ hoặc P5+ thay thế Si4+ song rất ít; trong khối bát diện Al3+ bị
Mg2+ hoặc Fe2+ thế.
- Ðặc điểm của sự thay thế là: nếu hoá trị của 2 ion thay thế
tương đương nhau thì không những không thấy điểm gì khác trên tinh
thể mà còn làm cho khoáng vật trung hoà điện. Nếu hóa trị của chúng
chênh lệch nhau thì khoáng vật mang điện âm hoặc dương. Ví dụ Al3+
thế cho Si4+ thì khoáng vật mang điện âm, P5+ thế cho Si4+ khoáng vật
mang điện dương. Hiện tượng thay thế đồng hình thường gặp ở keo sét
là Al3+ thế Si4+ hoặc Mg2+ thế Al3+ vì vậy keo sét mang điện âm có thể
hấp phụ cation.
b. Ðặc điểm của các nhóm keo sét chính +
Nhóm kaolinit:
- Nhóm này gồm keo kaolinit và haluzit, metahaluazit, dikkit
và nakrit.
- Cấu trúc tinh thể loại hình 1:1, mỗi lớp tinh thể (tinh tầng)
gồm một phiến oxit silic và một phiến gipxit. Những lớp tinh thể như
vậy chồng xếp lên nhau, giữa chúng có các khe hở làm cho kaolinit có
cấu trúc lớp (hình 5.7).
- Theo hình vẽ cấu trúc của kaolinit, nhân cơ bản của mạng
lưới tinh thể keo trung hoà về điện và có công thức tương ứng là
Al2Si2O5(OH)4, nhưng bề mặt sườn lộ trần khi phá huỷ có hoá trị không
bão hoà gây ra sự hấp phụ các ion từ môi trường xung quanh. Haluazit
khác với kaolinit bởi sự tồn tại của nước trong mạng lưới tinh thể, cấu
trúc của nó phù hợp với công thức Al2Si2O5(OH)4.2H2O. Haluazit khi bị
hydrat hoá sẽ biến thành metahaluazit Al2Si2O5(OH)4.4H2O. Dikkit và
nakrit khác với kaolinit bởi các góc lệch của từng paket.Tỷ lệ Si:Al =
1:1 - Khoảng cách giữa các paket không đổi và bằng 7,2 Ǻ.
- Rất ít hoặc không có hiện tượng thay thế đồng hình xảy ra
trong mạng lưới tinh thể.
- Lực liên kết giữa các lớp tinh thể tầng trong kaolinit rất chặt
nên không thể co giãn để mở rộng khe hở hút nước và không có khả
năng trương.
- Do các đặc điểm trên mà khả năng hấp phụ của kaolinit
thường thấp (CEC = 5 - 15 lđl/100g keo). Bởi vậy, đất nào chứa nhiều
keo nhóm kaolinit thì tính giữ phân và giữ nước kém.
Hình 5.7. Sơ đồ cấu trúc kaolinit

+ Nhóm montmorilonit
- Nhóm này gồm keo montmorilonit, baydenlit và nontronit.
- Cấu trúc tinh thể loại hình 2:1, nghĩa là mỗi lớp tinh thể gồm
2 phiến oxit silic nằm ở 2 bên và một phiến gipxit ở giữa (hình 5.8).
- Cấu trúc của montmorilonit phù hợp với công thức
Al2Si4O10(OH)2.nH2O. Baydelit khác với montmorilonit ở chỗ, 1 trong 4
ion Si4+ của lớp khối tứ diện oxit silic bị thay thế bằng Al3+, điện tích âm
dư thừa được bù bằng cách thay thế 1 trong các ion oxi bằng nhóm
hidroxyl. Baydelit có công thức là: Al3Si3O9(OH)3.nH2O. Còn nontronit,
trong các khối bát diện của nó, ion Al3+ hoàn toàn được thay thế bằng
ion Fe3+. Nontronit có công thức: (Al,Fe)2Si4O10(OH)2.nH2O. Tỷ lệ Si: Al
(hoặc Fe) = 2: 1.
- Khác với kaolinit, khoảng cách giữa các paket của
montmorilonit thay đổi rất mạnh từ 9,6 đến 28,4 Å, phụ thuộc vào lượng
nước được hút vào khe hở giữa các paket. Khi hút nước keo sét
montmorilonit trương ra.
- Hiện tượng thay thế đồng hình xảy ra phổ biến: Al3+ thay thế
Si4+ trong khối tứ diện của phiến oxyt silic, Mg2+ hoặc Fe2+ thế Al3+ trong
khối bát diện của phiến gipxit. Kết quả là keo mang điện âm có thể hấp
phụ cation.
- Lực liên kết giữa các lớp tinh thể của montmorilonit kém
chặt nên có thể giãn nở khi hút thêm nước và cation.
- Do những đặc điểm trên mà khả năng hấp phụ cation của
nhóm keo này rất cao (CEC = 80 - 150 lđl/100 g keo). Bởi vậy, đất nào
chứa nhiều keo đất nhóm montmorilonit thì tính giữ phân và nước khá
cao.

Hình 5.8. Sơ đồ cấu trúc montmorilonit

+ Nhóm hydromica
- Chiếm một lượng lớn trong số các keo sét của đất, bao gồm
các loại sau: hydro mica trắng (hydromuscovit hoặc illit), hydro mica
đen
(hydrobiotit)và các dạng khác của mica bị hydrat hoá
- Hydromica có cấu trúc loại hình 2:1 tương tự montmorilonit
(hình 5.9)
- Công thức của hydromuscovit KAl2(Al.Si3O10)(OH)2.
Hình 5.9. Sơ đồ cấu trúc của hydromica

- Khoảng cách giữa các paket không đổi và bằng 10 Ǻ.


- Có hiện tượng thay thế đồng hình xảy ra trong mạng lưới tinh
thể, chủ yếu là sự thay thế của Si4+ trong phiến khối tứ diện bằng ion
Al3+, kết quả làm cho nó mang điện âm có thể hấp phụ cation đặc biệt là
K+ phân bố ở khe hở giữa các paket.
- Do lực liên kết giữa các lớp tinh thể khá bền vững vì vậy keo
thường có tính trương thấp và khả năng hấp phụ không cao.
- Khả năng hấp phụ của hydromica khoảng 20 - 40 lđl/100 g
keo.
+ Trong đất cũng thường gặp vermiculit gần giống hydromica,
giữa các paket của mạng lưới tinh thể của keo này tồn tại lớp kép các
phân tử nước bao quanh các kim loại, thường là Mg. Vermiculit là
magiealuminsilicat, Mg có trong các khối bát diện. Trong các khối bát
diện Mg2+ có thể được thay thế bằng Fe2+, còn trong các khối tứ diện Si4+
được thay thế bằng Al3+. Công thức tổng quát của vermiculit như sau:
(Mg2+,Fe2+)3(Si,Al)4O10(OH)2.4(H2O). Vermiculit có dung tích hấp phụ
khá cao, CEC của nó dao động từ 60 - 150lđl/100 g keo.
Trong đất còn gặp các keo dạng lớp hỗn hợp. Trong mạng lưới tinh
thể của chúng xen kẽ các lớp khối bát diện của các khoáng vật khác
nhau: montmorilonit với illit, kaolinit với muscovit, vermiculit với
clorit...
c. Keo sét trong đất Việt Nam
Qua các kết quả nghiên cứu thành phần keo sét trong đất Việt Nam
của các tác giả: Phạm Gia Tu, Nguyễn Vi và Trần Khải, Cao Liêm, Ðào
Châu Thu, Nguyễn Hữu Thành... bằng phương pháp hoá học, phương
pháp quang phổ, phương pháp nhiệt, phương pháp quang tuyến X và
phương pháp hiển vi điện tử có thể khái quát về sự phân bố của chúng
như sau:
+ Ðối với đất vùng đồi núi: keo sét chủ yếu trong các loại đất của
vùng này là keo kaolinit, gơtit và gipxit, ngoài ra tuỳ theo loại đất có thể
gặp các loại keo sét: hydromica (đất đỏ vàng trên đá granit, đất feralit
mùn trên núi trên đá philit, đất đen trên đá vôi...), montmorilonit (đất
đen trên đá vôi, đất đen trên đá bọt), vermiculit (đất đen trên đá vôi, đất
đen trên đá bọt, đất feralit mùn trên philit).
+ Ðối với đất đồng bằng: keo sét chủ yếu của các loại đất vùng
đồng bằng là kaolinit và hydromica. Vermiculit gặp ở các đất phù sa
trung tính ít chua, đất mặn trung tính, đất phèn, đất cát biển. Ngoài ra có
thể gặp gipxit (đất phù sa chua, đất bạc màu, đất cát biển) và gơtít (đất
bạc màu).

2. Khả năng hấp phụ của đất


2.1. Khái niệm chung
Hấp phụ là đặc tính của các hạt đất có thể hút được chất rắn, chất
lỏng, chất khí hoặc làm tăng nồng độ các chất đó trên bề mặt. Bemmelen
(Hà Lan) lần đầu tiên chỉ ra rằng keo đất là cơ sở của tác dụng hấp phụ,
tác dụng này phụ thuộc chất mùn, hydroxyt sắt và oxit silicic trong đất.
Năm 1908, Gedroiz (Liên xô cũ) tìm ra quy luật hấp phụ, khẳng định
khái niệm hấp phụ một cách chính xác. Gedroiz cho rằng, tính hấp phụ
của đất liên quan đến phức hệ hấp phụ, phức hệ ấy không tan trong
nước, thành phần khoáng của nó là nhôm silicat, thành phần hữu cơ của
nó chủ yếu là mùn, đó là các loại keo đất. Gedroiz chia khả năng hấp
phụ của đất thành 5 dạng: hấp phụ sinh học, hấp phụ cơ học, hấp phụ lý
học, hấp phụ hoá học và hấp phụ lý hoá học. 2.2. Các dạng hấp phụ
của đất
a. Hấp phụ sinh học
Hấp phụ sinh học là khả năng sinh vật (thực vật và vi sinh vật) hút
được cation và anion trong đất. Những ion dễ di chuyển trong đất được
rễ cây và vi sinh vật hút biến thành những chất hữu cơ không bị nước
cuốn trôi. Rễ cây, thân cây sau lúc chết đi sẽ tích luỹ xác hữu cơ trong
đất. Vi sinh vật phân giải xác hữu cơ này, do đó có quá trình hấp phụ
sinh học. Vi sinh vật cố định đạm cũng là một hình thức hấp phụ sinh
vật.
Sự trao đổi cation giữa đất và rễ cây đã được nghiên cứu nhiều
trong những năm gần đây. Nhiều thí nghiệm khẳng định rằng, ngoài hiện
tượng cây hút thức ăn dưới dạng ion từ dung dịch đất, cation và anion có
thể đi từ đất vào cây theo quá trình trao đổi ion. Do rễ cây hô hấp thải ra
CO2. CO2 kết hợp với H2O trong đất tạo thành H2CO3. Axit này phân li:
H2CO3  H+ + HCO3-. H+ khuếch tán đến keo đất và tại đó nó trao đổi
với Ca2+, Mg2+, K+ và cation khác hấp phụ ở keo đất, Còn các anion
HCO3- trao đổi với NO3-, SO42-, và PO43-. H2CO3 còn có tác dụng hoà tan
các muối khoáng khác (phosphat, sulfat...) có trong đất giúp cho cây có
thể hút được các ion này. b. Hấp phụ cơ học
Hấp phụ cơ học là đặc tính của đất có thể giữ lại những vật chất
nhỏ ở trong khe hở của đất, ví dụ: những hạt sét, xác hữu cơ, vi sinh
vật... Ðây là dạng hấp phụ phổ biến trong đất. Hiện tượng này thấy rõ
nhất khi mưa, nước mưa đục do lẫn cát, sét... nhưng khi thấm sâu xuống
các tầng đất dưới, nước mạch chảy vào giếng, nước trở nên trong, vì khi
thấm qua các tầng đất, các chất lơ lửng trong nước đã bị hấp phụ cơ học.
Nguyên nhân của hấp phụ cơ học do kích thước khe hở trong đất
bé hơn kích thước các vật chất hoặc bờ khe hở gồ ghề làm cản trở sự di
chuyển các hạt hoặc các vật chất mang điện trái dấu với bờ khe hở nên
bị hút giữ lại.
Có trường hợp hấp phụ cơ học không lợi cho quá trình hình thành
đất như làm xuất hiện trong đất những lớp quá nhiều keo sét, đất trở lên
chặt do đó lý tính xấu. Nhưng mặt khác, nhờ tính hấp phụ này mà các
phần tử đất không bị rửa trôi xuống sâu. c. Hấp phụ lý học (hấp phụ
phân tử)
Hấp phụ lý học là sự thay đổi nồng độ của các phân tử chất tan trên
bề mặt các hạt đất.
Nguyên nhân của hiện tượng hấp phụ lý học do tác dụng của năng
lượng bề mặt phát sinh ở chỗ tiếp xúc giữa các hạt đất với dung dịch đất
(hoặc không khí). Năng lượng bề mặt phụ thuộc sức căng bề mặt và diện
tích bề mặt. Vật chất nào làm giảm sức căng mặt ngoài của dung dịch
đất sẽ tập trung trên mặt hạt keo, đây là sự hấp phụ dương. Ví dụ axit
axetic có tác dụng làm giảm sức căng mặt ngoài của dung dịch đất sẽ
được tập trung trên mặt hạt đất. Vật chất nào làm tăng sức căng mặt
ngoài của dung dịch đất thì bị đẩy ra khỏi keo đất để đi vào dung dịch,
sự hấp phụ này gọi là hấp phụ âm. Ví dụ phân tử đường làm tăng sức
căng mặt ngoài của dung dịch đất sẽ bị đẩy ra khỏi keo đất để đi vào
dung dịch đất.
Tóm lại, bất kỳ một sự chênh lệch nào về nồng độ ở chỗ tiếp xúc
giữa hạt keo với môi trường xung quanh cũng sinh ra tác dụng hấp phụ
lý học.
Ngoài phân tử các chất hoà tan, đất còn hấp phụ chất khí. Ðất khô
hấp phụ không khí rất chặt. Khả năng hấp phụ các chất khí từ mạnh đến
yếu thứ tự như sau: hơi nước, NH3, CO2, O2, N2. Ðất càng nhiều mùn
càng hấp phụ nhiều NH3, CO2, và nước. Khả năng hút khí và hơi nước
của đất phụ thuộc thành phần chất rắn trong đất (bảng 5.3). Vì vậy đất có
khả hấp phụ khí NH3 sinh ra trong quá trình phân giải chất hữu cơ chứa
đạm. Ở đây ta càng thấy rõ lợi ích của việc trộn đất bột khô với phân
chuồng khi ủ phân. Ðất bột hút NH3 được tạo ra trong quá trình ủ phân,
làm giảm sự mất đạm.
Bảng 5.3. Khả năng hút khí và hơi nước của đất (ml /100 g chất hút)

Thành phần CO2 NH3 Hơi nước


đất
Thạch anh 12 145 197
CaCO3 14 320 278
Kaolinit 166 947 3172
Fe(OH)3 3526 5278 19236
Mùn 1264 24228 19772

d. Hấp phụ hoá học


Hấp phụ hoá học là sự tạo thành trong đất những muối không tan
từ những muối dễ tan. Ví dụ:
Na2SO4 + CaCl2  CaSO4 + 2NaCl,
Na2SO4 + Ca(HCO3)2  CaSO4 + 2NaHCO3, hoặc
NH4H2PO4 + 3Ca(HCO3)2  Ca3(PO4)2 + 2NH3 + 6CO2 + 6H2O
Fe3+ + PO43-  FePO4
Al3+ + PO43-  AlPO4
Sự hấp phụ hoá học là nguyên nhân tích luỹ P và S trong đất, làm
cho 2 nguyên tố này bị "giữ chặt" trong đất.
e. Hấp phụ lý hoá học (hấp phụ trao đổi)
Hấp phụ lý hoá học là đặc tính của đất có thể trao đổi ion trong
phức hệ hấp phụ với ion của dung dịch đất tiếp xúc. Trong dung dịch
đất, các axit vô cơ và muối của chúng phân ly thành cation và anion. Khi
dung dịch đất tác động với keo đất, keo đất không những chỉ hấp phụ
các phân tử (hấp phụ lý học) mà còn hấp phụ cả ion nữa. Nếu lấy một ít
đất đỏ (chua) tác động với dung dịch NH4Cl rồi lọc ta sẽ phát hiện trong
dịch lọc chứa nhiều H+ còn NH4+ thì giảm. Quá trình trao đổi ion này có
thể biểu thị bằng phản ứng sau:
[ KÐ]H+ + NH4Cl ⇄ [KÐ]NH4+ + HCl
Từ đó ta thấy thực chất của hấp phụ lý hoá học là sự trao đổi ion
trên keo đất với ion trong dung dịch quanh keo. Hiện tượng này xảy ra
khi thay đổi độ ẩm, khi bón phân, khi nước ngầm dâng lên, khi tưới
nước cho đất, nghĩa là khi có sự chênh lệch nồng độ của phản ứng thuận
nghịch. Trong đất có keo âm và keo dương nên đất có khả năng hấp phụ
cả cation và anion nhưng hấp phụ cation là chủ yếu vì phần lớn keo đất
là keo âm. Hấp phụ trao đổi ion có ảnh hưởng rất lớn tới độ phì nhiêu
đất, các tính chất vật lý, hoá học đất cũng như dinh dưỡng cây trồng. Vì
vậy cần nghiên cứu sâu hơn dạng hấp phụ này ở phần tiếp theo. 2.3.
Hấp phụ trao đổi ion
a. Hấp phụ trao đổi cation
* Hấp phụ cation xảy ra ở những keo âm vì tầng ion trao đổi
của keo chứa cation nên có thể trao đổi với những cation trong dung
dịch tiếp xúc với nó. Keo âm chiếm đa số trong đất nên tác dụng hấp
phụ cation là chủ yếu. Ví dụ khi bón đạm sunphat thì NH4+ được hấp
phụ theo phản ứng sau:
[KÐ]Ca2+ + (NH4)2SO4 ⇄ [KÐ]2NH4+ + CaSO4 Một phần nhỏ
cation hấp phụ như K+, NH4+, Ca2+, Mg2+ có thể không trao đổi được,
nghĩa là không bị cation của dung dịch muối đẩy ra ngoài. Nguyên nhân
của hiện tượng này có thể khác nhau. Nhiều thí nghiệm cho thấy K+ mất
khả năng trao đổi do keo đất quá già và phần nào đã kết tinh. K+ đã tham
gia cấu tạo lưới tinh thể do đó không trao đổi được nữa, hoặc có thể do
cation đi vào khe hở giữa các lớp tinh thể khoáng vật như
montmorilonit, baydelit, sau đó đất khô đi hay bị bao bọc xung quanh
bởi các hạt keo khác nhau như Fe(OH)3, Al(OH)3 hoặc các chất hữu cơ
nên cation đó mất khả năng trao đổi. Nguyên nhân rõ nhất và phổ biến
nhất là do các cation đã liên kết hoá học để tạo thành các hợp chất không
tan. Sự hấp thụ cation do vi sinh vật cũng là nguyên nhân làm cho cation
mất khả năng trao đổi.
* Sự hấp phụ cation tuân theo những qui luật nhất định:
+ Sự hấp phụ cation tuân theo quan hệ đương lượng: 1 đương
lượng gam cation này trao đổi với một đương lượng gam cation khác. Ví
dụ trong phản ứng:
[KÐ]Ca2+ + 2 NaCl ⇄ [KÐ]2Na+ + CaCl2

thì 1 đương lượng gam Ca (20 g) trao đổi với 1 đương lượng gam Na
(23 g). Do trao đổi bằng đương lượng (me) cho nên nếu có 3% Ca thì
3.
phải tính = 150 me, muốn trao đổi Na cũng cần có = 3,45%
Na mới trao đổi với 3% Ca được.
+ Trao đổi cation có thể tiến hành theo chiều thuận và nghịch phụ
thuộc nồng độ và đặc tính cation trong dung dịch đất.
+ Trao đổi xảy ra rất nhanh: các phản ứng trao đổi cation trong đất
tiến hành rất nhanh, có khi chỉ sau 5 phút đã thực hiện xong. Ðiểm này
có ý nghĩa thực tiễn khi bón phân chứa cation và bón vôi khử chua. Cần
chú ý là phải tạo điều kiện cho tiếp xúc đều giữa cation với đất bằng
cách bừa kỹ, sục bùn để trộn đều, hoặc bón phân kết hợp với vun gốc
cho cây.
+ Trao đổi cation phụ thuộc hoá trị, độ lớn và mức độ thuỷ hoá của
cation:
Hoá trị của cation càng cao, khả năng trao đổi càng mạnh, nghĩa là
khả năng trao đổi của cation hoá trị III > cation hoá trị II > cation hoá trị
I.
Nếu cùng hoá trị thì cation nào có bán kính lớn (tức bán kính thuỷ
hoá bé) thì trao đổi mạnh hơn. Trừ H+ do có màng thuỷ hoá rất mỏng
nên khả năng trao đổi của H+ không những vượt các cation hoá trị I mà
còn vượt cả cation hoá trị II (bảng 5.4).
Bảng 5.4. Quan hệ giữa hoá trị, bán kính và bán kính thuỷ hoá của
cation với khả năng trao đổi cation
Catio Hoá Bán kính cation Bán kính thuỷ Thứ tự trao
n trị (Å) hoá (Å) đổi
Li+ 1 0,78 10,03 6
Na+ 1 0,98 7,90 5
NH4+ 1 1,43 5,37 4
Mg2+ 2 0,78 13,30 3
Ca2+ 2 1,06 10,00 2
H+ 2 1

+ Khả năng trao đổi phụ thuộc nồng độ ion trong dung dịch. Nói
chung, nồng độ ion trong dung dịch đất càng cao thì phản ứng trao đổi
càng mạnh.
* Dung tích trao đổi cation và độ no bazơ của đất
+ Dung tích trao đổi cation của đất
Dung tích trao đổi cation của đất (dung tích hấp phụ) là tổng số
cation hấp phụ (kể cả cation kiềm và không kiềm) trong 100 gam đất,
tính bằng ly đương lượng gam, ký hiệu bằng chữ CEC (cation exchange
capacity).
Dung tích trao đổi cation được xác định bằng cách phân tích trực
tiếp hoặc tính theo công thức: CEC = S + H. Trong đó S là tổng số
cation kiềm, kiềm thổ hấp phụ (chủ yếu là Ca2+, Mg2+, K+ và Na+), H là
tổng số ion H+ và Al3+ hấp phụ (độ chua thuỷ phân). Tất cả đều tính bằng
đơn vị lđl/100 g đất.
Dung tích trao đổi cation của đất phụ thuộc thành phần keo, thành
phần cơ giới đất, tỷ lệ SiO2/R2O3 và pH.
- Thành phần keo khác nhau thì CEC của đất khác nhau (bảng 5.5)

Bảng 5.5. Dung tích hấp phụ của một số loại keo đất
Loại keo CEC (lđl/100 g) Fe(OH)3 và
Rất bé

Al(OH)3
Kaolinit 5 - 15
Montmorilonit 80 - 150
Illit 20 - 40
Axit humic 350

Như vậy, đất càng nhiều mùn và nhiều montmorilonit thì CEC
càng lớn.
- Thành phần cơ giới đất càng nặng CEC càng lớn (bảng 5.6)

Bảng 5.6. Các cấp hạt khác nhau và CEC của đất
Cấp hạt (mm) CEC (lđl/100 g đất)
0,25 - 0,005 0,3
0,005 - 0,001 15,0
0,001 - 0,0025 37,2
< 0,0025 69,9

- Tỷ lệ SiO2/R2O3 càng lớn thì CEC càng lớn (Bảng 5.7)

Bảng 5.7. Quan hệ giữa tỷ lệ SiO2/R2O3 và CEC của đất


Tỷ lệ SiO2/R2O3 CEC (lđl/100 g đất)
3,18 70,0
2,68 42,6
1,98 21,5
1,40 7,7
0,42 2,1

- pH đất tăng lên thì CEC tăng lên (Bảng 5.8)

Bảng 5.8. Ảnh hưởng của pH đến CEC của một số keo sét
Keo Kaolinit Montmorilonit
pH 2,5 - 6,0 7,0 2,5 - 6,0 7,0

CEC (lđl/100 4 10 95 100


g đất)

Bảng 5.9. CEC của một số loại đất Việt Nam

Loại đất CEC (lđl/100 g


đất)

Ðất đỏ nâu phát triển trên đá bazan 8 - 10

Ðất đỏ vàng phát triển trên đá phiến 7-8


sét
Ðất đỏ phát triển trên đá vôi 6-8
Ðất đỏ vàng phát triển trên đá liparit 4-6
(riolit)
Ðất macgalit - feralit 30 - 40
Ðất phèn 10 - 12
Ðất bạc màu 4-6
Ðất phù sa sông Hồng 10 - 15

+ Ðộ no bazơ (độ bão hoà bazơ) của đất


Nói chung CEC có giá trị càng cao thì đất càng tốt vì chứa nhiều
keo. Tuy nhiên dung tích trao đổi cation chỉ nói lên khả năng trao đổi
cation mà chưa nói lên thành phần cation hấp phụ. Thực tế một số đất
tuy có CEC lớn nhưng do nhiều H+ nên đất chua. Vì thế, cần có CEC lớn
nhưng tỷ lệ cation bazơ (bao gồm cả các cation kiềm và kiềm thổ) cũng
lớn đất mới tốt. Bởi vậy người ta còn dùng chỉ tiêu "độ no bazơ" để đánh
giá độ phì nhiêu đất.
Ðộ no bazơ của đất là tỷ lệ phần trăm các cation kiềm, kiềm thổ
chiếm trong tổng số cation hấp phụ, ký hiệu là BS (Base saturation), đơn
vị % và được tính theo công thức:
BS (%) = (S x 100)/CEC = (S x 100)/(S + H)
trong đó, S: tổng số cation bazơ trao đổi, H: độ chua thuỷ phân, CEC:
dung tích trao đổi cation của đất, cả ba đại lượng này đều tính bằng
lđl/100g đất. BS có giá trị càng lớn thì đất càng bão hoà bazơ. Người ta
đánh giá như sau:

BS < 50% đất đói bazơ


:
BS = 50 - đất có độ no bazơ trung bình
75%:
BS > 75% đất no bazơ
:
Ở nước ta, phần lớn đất đồi núi và một số đất phù sa chua do bị rửa
trôi các chất kiềm, kiềm thổ mạnh nên thường có BS < 50%. Vì vậy việc
bón vôi kết hợp với bón phân cho những đất này là cần thiết. a. Hấp
phụ trao đổi anion
Ðất không những có khả năng hấp phụ cation mà còn có khả năng
hấp phụ anion. Sự hấp phụ anion xảy ra trong trường hợp keo mang điện
dương. Tỷ lệ keo dương trong đất không nhiều nên hấp phụ cation vẫn là
chủ yếu. Sự hấp phụ anion của đất phụ thuộc vào các yếu tố: đặc điểm
của các anion, tỷ lệ SiO2/R2O3 và phản ứng môi trường đất.
+ Anion khác nhau xảy ra sự hấp phụ khác nhau. Khả năng hấp
phụ anion có thể sắp xếp như sau: H2PO4- > HCO3- > SCN- > SO42- > Cl-
> NO3-. Dựa vào khả năng hấp phụ có thể chia các anion trong đất làm 3
nhóm:
- Nhóm thứ nhất: gồm có những anion có thể bị hấp phụ rất
mạnh bằng cách tạo thành kết tủa khó tan với các cation trong dung dịch
đất như Ca2+, Fe3+... Ðó là kiểu hấp phụ hoá học đã nói ở phần trên.
Nhóm này có các anion của axit phosphorit như PO43-, HPO42- và H2PO4-
và anion của một số axit hữu cơ. Ngoài việc liên kết với cation hình
thành các hợp chất không tan, các ion này có thể bị hấp phụ vào keo đất
bằng cách trao đổi với anion OH- trên bề mặt keo đất như trường hợp
kaolinit.
- Nhóm thứ hai: gồm những anion hầu như không bị hấp phụ.
Nhóm này có NO3-, NO2- và Cl-. Nguyên nhân không có sự hấp phụ các
anion này là vì chúng không tạo thành với các cation của dung dịch đất
những chất khó tan. Chúng cũng không được giữ chặt bởi keo dương do
tính dễ hoà tan, trừ trường hợp đất rất chua, chứa rất nhiều secqui oxit,
một lượng nhất định các ion này sẽ được hấp phụ. Dựa vào tính dễ di
động của Cl- có thể dùng nước ngọt để rửa Cl- cho các đất mặn và chú ý
khi sử dụng phân đạm, nhất là các loại phân có chứa NO3- để hạn chế sự
mất đạm do NO3- dễ bị rửa trôi.
- Nhóm thứ ba: gồm các anion có khả năng hấp phụ trung gian
giữa 2 nhóm trên, đó là SO42-, HCO3-, CO3 2- và SiO32-. Cách chia như
thế chỉ có ý nghĩa tương đối vì ngay cả những anion này tuỳ điều kiện
của môi trường đất có thể có khả năng hấp phụ cao. Ví dụ, SO42- bị hấp
phụ rất ít, chỉ trong điều kiện đất có nhiều canxi và độ ẩm đất thấp mới
tạo thành CaSO4 hoặc CaSO4.2H2O ở dạng kết tủa. Các muối SO42- khác
(Mg, K, Na) đều dễ tan, các anion CO32-, HCO3- hấp phụ hoá học với
canxi tạo thành những chất cacbonat khó tan.
+ Khả năng hấp phụ anion phụ thuộc tỷ lệ SiO2/R2O3. Tỷ lệ này
càng thấp (tức tỷ lệ keo dương tăng) thì hấp phụ anion càng nhiều (bảng
5.10).
Bảng 5.10. Quan hệ giữa SiO2/R2O3 với hấp phụ anion
(Matxơn)
PO43 SO42 Cl
SiO2/R2O3
lđl/100 g đất
3,82 0,52
2,82 0,93 0,04
1,89 1,15 0,15 0,03
0,55 1,60 0,27 0,04

+ Khả năng hấp phụ anion còn phụ thuộc vào phản ứng môi trường. Ðất
có phản ứng càng chua, tỷ lệ keo dương trong đất sẽ càng tăng, vì vậy sự
hấp phụ anion của đất cũng sẽ tăng lên (bảng 5.11).

Bảng 5.11. Quan hệ giữa pH với hấp phụ anion (lđl/100 g đất) theo
Matxơn
Kaolinit Montmorilonit
pH Cl pH SO42 pH PO43 pH Cl pH PO43

7,2 0,0 7,2 0,0 7,5 29,7 6,8 0,0 6,5 32,4
6,7 0,3 6,9 0,7 6,7 40,8 5,6 0,0 5,1 36,3
6,1 1,1 6,6 2,9 6,1 46,5 3,2 0,1 4,8 38,7
5,8 2,4 6,2 4,6 5,5 56,1 3,1 0,1 4,0 47,4
5,3 3,8 5,9 6,6 4,6 75,0 3,0 0,1 3,3 60,6
4,0 5,9 5,0 10,5 3,8 92,1 2,8 0,4 2,9 81,0

3. Ảnh hưởng của keo đất, khả năng hấp phụ đến tính chất đất và
chế độ bón phân và cải tạo đất
3.1. Quan hệ giữa keo đất với quá trình hình thành đất
+ Kaolinit là keo sét điển hình cho quá trình hình thành đất nhiệt
đới ẩm, montmorilonit đặc trưng cho quá trình hình thành đất ôn đới.
Keo sét đặc trưng của một số loại đất thế giới như sau (theo J. Toth)
Loại đất Keo sét đặc trưng
Ðất tundra Illit
Ðất nâu hạt dẻ Montmorilonit
Ðất chernozem Illit + Montmorilonit
Ðất đồng cỏ ẩm Montmorilonit
Ðất potzon Illit
Ðất đỏ vàng potzon hoá Kaolinit
Ðất feralit nhiệt đới Kaolinit + halluazit
Ðất mùn gley Montmorilonit
Ðất mùn cacbonat Montmorilonit + kaolinit
Ðất phù sa và đất mặn Illit + kaolinit + haluazit

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cường độ phá huỷ đá giảm,
quá trình hình thành đất cũng thay đổi, tỷ lệ keo sét giảm nhưng tỷ lệ
keo hữu cơ tăng.
+ Tỷ lệ SiO2/Al2O3 trong keo sét liên quan mật thiết với mức độ
phong hóa, rửa trôi và mức độ biến đổi trong quá trình hình thành đất:

Tỷ lệ Quá trình hình thành đất


SiO2/Al2O3
< 2 Quá trình alit
> 3 Quá trình sialit
2 - 3 Trung gian giữa 2 quá
trình trên

3.2. Quan hệ giữa keo đất với lý tính đất


+ Ảnh hưởng của hiện tượng tụ keo và tán keo đến trạng thái kết
cấu đất: trong đất, keo thường ở trạng thái tụ (gel), ở đất ẩm một phần
các hạt keo tồn tại ở trạng thái tán (sol). Dù keo đất ở trạng thái tán ít
vẫn có hại cho đất vì nó làm cho đất bí. Hiện tượng tụ keo làm cho các
hạt đất dính lại với nhau tạo thành hạt kết có độ lớn khác nhau. Nếu gel
không trở lại trạng thái sol thì những hạt kết này bền, còn khi gel phần
nào biến thành sol thì hạt kết dễ nát vụn, đất có kết cấu không bền. Hiện
tượng keo tán không lợi cho đất vì phá vỡ kết cấu, rửa trôi các hạt keo
làm cho đất trở nên xấu.
+ Ảnh hưởng của thành phần cation hấp phụ đến kết cấu đất: nếu
keo hấp phụ nhiều cation hoá trị 1 như Li+, Na+, K+ thì tỷ lệ các hạt keo
và các hạt kết kích thước bé từ 0,005 - 0,002mm tăng lên nhiều. Ngược
lại khi hấp phụ nhiều cation hoá trị 2 thì tỷ lệ các hạt kết có kích thước
lớn từ 0,02 - 0,25mm tăng lên rất nhiều (bảng 5.12).
+ Ảnh hưởng của tính trương, co của keo đất đến lý tính đất: do
tính trương co của keo đất làm cho thể tích đất bị thay đổi, đất bị nứt nẻ
khi khô và nhão nhoét khi mưa, ảnh hưởng đến chế độ nước và chế độ
khí trong đất cũng như sự phát triển của bộ rễ cây. Ðất càng chứa nhiều
keo sét đất trương co càng mạnh, keo thuộc nhóm montmorilonit trương
co mạnh hơn keo nhóm kaolinit.
Bảng 5.12. Quan hệ giữa thành phần cation hấp phụ với hạt kết
trong đất
Tỷ lệ % hạt kết
Cation hấp
0,02
phụ > 0,02mm < 0,002mm
0,002mm
Li+ 10,53 35,94 53,53
Na+ 11,74 37,48 50,58
K+ 32,09 33,32 34,59
Mg2+ 54,97 38,02 7,11
Ca2+ 56,33 36,35 7,32
Be2+ 53,90 37,66 9,04

3.3. Quan hệ giữa keo đất với hoá tính đất


Thành phần cation hấp phụ trên keo còn ảnh hưởng đến hoá tính
đất. Trên mặt hạt keo luôn luôn tồn tại nhiều loại cation nhưng cation
nào chiếm ưu thế thì nó ảnh hưởng rõ rệt đến hoá tính đất.
+ Những đất giàu Ca2+ và Mg2+ có phản ứng trung tính hơi kiềm và
độ no bazơ cao (đất phù sa ngoài đê sông Hồng có BS > 80%).
+ Nếu tỷ lệ Mg2+ dưới 15% dung tích hấp phụ thì không có hại gì
đến tính chất đất, khi lớn hơn tỷ lệ này sinh ra hiện tượng mặn magiê
(vùng Trung Á ven Hắc Hải).
+ Những đất chứa nhiều H+ và Al3+ trong thành phần cation hấp
phụ sẽ có phản ứng chua, độ no bazơ thấp (đất feralit, đất đỏ, đất vàng,
đất potzon, đất phù sa chua).
+ Những đất có nhiều Na+ trong thành phần cation hấp phụ sẽ có
tính kiềm (đất mặn kiềm).
+ Các cation K+ và NH4+ ở dạng hấp phụ tương đối ít và cây dễ
dàng hấp thụ chúng, vì vậy các cation này ít ảnh hưởng đến tính chất của
đất.
+ Ðất càng nhiều keo tính đệm của đất càng cao.
3.4. Quan hệ giữa khả năng hấp phụ của đất với chế độ bón phân và
cải tạo đất
* Với chế độ bón phân
Chế độ bón phân cho các loại đất khác nhau tuỳ thuộc vào khả
năng hấp phụ của đất:
+ Ðối với đất có khả năng hấp phụ cao, khi bón phân có thể tập
trung bón lót, bón lượng phân lớn, còn đất có khả năng hấp phụ nhỏ
không nên bón lót nặng, cần bón thúc vào các giai đoạn sinh trưởng cây
cần nhiều dinh dưỡng để tăng hiệu quả của phân bón.
+ Bón phân khoáng không kèm theo bón vôi làm độ chua của đất
tăng lên rất nhanh, làm giảm mức độ bão hoà bazơ của đất, tăng hàm
lượng H+, Al3+ đôi khi cả K+ trong thành phần cation trao đổi của đất.
+ Khi sử dụng phân đạm có chứa gốc NO3-, nên hạn chế bón cho
các cây trồng trong điều kiện ngập nước để giảm sự mất đạm do quá
trình rửa trôi và phản nitrat hoá.
+ Bón vôi cho các đất chua trước khi sử dụng phân lân để hạn chế
sự cố định các ion phosphat bởi sắt và nhôm.
+ Khi bón phân kali cần chú ý sự cố định kali bởi các keo sét, đặc
biệt các keo nhóm hydromica.
* Với các biện pháp cải tạo đất
+ Phản ứng trao đổi cation của keo đất là cơ sở khoa học của biện
pháp hoá học cải tao đất. Trên cơ sở các phản ứng này có thể sử dụng
vôi để cải tạo các đất chua, hoặc sử dụng thạch cao để cải tạo các đất
mặn kiềm
[KÐ]2H+ + CaCO3  [KÐ]Ca2+ + H2O + CO2
[KÐ]2Na+ + CaSO4  [KÐ]Ca2+ + Na2SO4
+ Sử dụng nước ngọt để cải tạo các đất mặn (rửa Cl-, SO42-). Khi sử
dụng nước tưới, nước rửa mặn, chú ý hàm lượng Na+ trong nước để
tránh nguy cơ mặn kiềm hoá đất.

4. Biện pháp duy trì và nâng cao khả năng hấp phụ của đất
Như các phần trên đã trình bày, phức hệ keo ảnh hưởng lớn tới
thành phần và nồng độ dung dịch đất, tính chất lý học, hoá học, chế độ
nước và khí của đất, điều kiện phát triển của vi sinh vật... Vì vậy muốn
bảo vệ và nâng cao độ phì đất cần tìm cách duy trì, tăng cường và thay
đổi thành phần, số lượng keo đất.
+ Ðất cát chứa rất ít keo, khả năng hấp phụ kém, tính giữ phân
kém. Vì vậy đối với loại đất này cần tăng keo bằng cách bón đất sét kết
hợp với phân hữu cơ để tăng phức hệ hấp phụ cho đất, tăng độ dính hạt
kết làm cho nó trở nên bền. Ở Hungari cải tạo đất cát bằng cách trộn đất
sét với phân hữu cơ làm thành lớp dày 2 - 3 cm đem ủ rồi bón cho đất
cát. Ðó là phức hệ keo sét mùn có khả năng tạo cho đất nhiều đặc tính
tốt mà riêng phân chuồng không thể có được. Dĩ nhiên, không phải đất
sét nào cũng bón được cho đất nhẹ, ví dụ đất sét mặn không cải tạo được
đất cát, ở miền Bắc nước ta việc dùng bùn ao hoặc cầy sâu lật sét dưới
sâu lên kết hợp với phân hữu cơ để cải tạo đất thành phần cơ giới nhẹ
như đất bạc màu.
+ Phù sa các sông lớn chứa nhiều keo có thể dùng tưới cho ruộng
nhiều cát, đó cũng là biện pháp tăng lượng keo đất.
+ Bón phân hữu cơ và vô cơ còn là biện pháp thay đổi thành phần
ion hấp phụ của keo. Các ion OH-, COO- và SiO32-...có thể làm cho các
muối phosphat trở thành dễ tan hơn. Ví dụ bón natri silicat:
Na2SiO3 + H2O = H2SiO3 + 2NaOH
H2SiO3 + Ca3(PO4)2(khó tan) = 2CaHPO4(dễ tan) + CaSiO3 hoặc
bón phân hữu cơ:
R(COOH)2 + Ca3(PO4)2(khó tan) = R(COO)2 - Ca + 2CaHPO4(dễ
tan)
+ Ðối với những đất thành phần cơ giới quá nặng không phù hợp
yêu cầu cây trồng có thể cải tạo bằng cách bón cát, bón đất phù sa thô,
bón nhiều phân hữu cơ và trồng cây phân xanh.
+ Ðối với những loại đất có khả năng hấp phụ thấp có thể bón vào
đất các khoáng vật có dung tích trao đổi cation cao như bentonit, zeolit
để nâng cao dung tích hấp phụ cho đất.

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm keo đất, các đặc tính cơ bản của keo và phân loại keo
đất?
2. Ðặc điểm của các loại keo sét chính trong đất, thành phần của
keo trong các loại đất chính của Việt Nam?
3. Khả năng hấp phụ của đất là gì? Các dạng hấp phụ của đất, biện
pháp duy trì và nâng cao khả năng hấp phụ của đất?
4. Quan hệ giữa keo đất, khả năng hấp phụ của đất với tính chất
của đất và chế độ bón phân, cải tạo đất?

Chương VI
PHẢN ỨNG CỦA ĐẤT

1. Khái niệm về dung dịch đất và phản ứng của đất


1.1. Các khái niệm chung

Nước mưa trước khi nhập vào đất đã chứa một lượng nhỏ các
chất hoà tan và các khí như O2, CO2, N2, NH3. Như vậy nước mưa
không tinh khiết, thực ra nó là một dung dịch. Khi thấm vào đất, nước
mưa tiếp tục hoà tan thêm một số chất nữa trong thể rắn của đất và
tạo thành dung dịch đất.
Dung dịch đất có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành
đất và độ phì nhiêu của đất. Dung dịch đất là bộ phận linh hoạt nhất.
Nó tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành đất, vào các phản ứng
lý, hoá, sinh học, vào sự trao đổi chất dinh dưỡng của cây. Vì thế
dung dịch đất sẽ quyết định các phản ứng xảy ra trong đất như: phản
ứng chua, phản ứng kiềm, phản ứng đệm, phản ứng ôxy hoá khử của
đất.
Phản ứng của đất còn gọi là phản ứng của dung dịch đất. Phản ứng
của dung dịch đất chính là các quá trình hoá học hay lý - hoá học diễn ra
trong đất.
Trong thổ nhưỡng học phản ứng của đất gồm có: phản ứng chua,
phản ứng kiềm, phản ứng đệm và phản ứng oxy hoá khử. Các phản ứng
này ảnh hưởng rất lớn đến thành phần, tính chất và độ phì nhiêu của đất.
Nghiên cứu về dung dịch đất và phản ứng của nó luôn là nội dung không
thể thiếu của thổ nhưỡng học.
1.2. Ý nghĩa của dung dịch đất:
-Các chất hoà tan trong dung dịch đất chính là nguồn cung cấp dinh
dưỡng dễ tiêu cho cây.
-Nồng độ của dung dịch đất ảnh hưởng đến khả năng hút nước của
cây. Nếu đất bị mặn hay do bón nhiều phân hoá học thì áp suất thẩm
thấu của dung dịch đất tăng lên, cản trở sự hút nước của cây dù trong đất
còn một lượng nước tương đối cao. Ðây còn gọi là hiện tượng héo sinh
lý.
-Phản ứng của dung dịch đất ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ vi
sinh vật đất, đến tính chất lý - hoá học của đất và thức ăn nuôi cây. Ví dụ
như sự hoà tan của lân phụ thuộc vào pH.
-Trong dung dịch đất có một số muối và các chất hoà tan khác.
Anion và cation trong dung dịch đất làm cho đất có tính đệm, có thể giữ
cho độ pH của đất ít thay đổi
-Dung dịch đất có chứa một số chất hoà tan có thể làm tăng cường
quá trình phong hoá đá để hình thành đất. Thí dụ: NH3, NO2, CO2 từ khí
quyển khi tan trong nước làm sự phá huỷ đá vôi theo con đường hoà tan
được tăng cường. Ðộ hoà tan của đá vôi trong nước bão hoà CO 2 lớn
hơn trong nước tinh khiết 70 lần. Quá trình phá huỷ đá vôi với sự tham
gia của CO2 hoà tan trong nước xảy ra theo phương trình sau:
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2
1.3. Thành phần và nồng độ của dung dịch đất
Thành phần và nồng độ của dung dịch đất rất phức tạp và luôn thay
đổi. Nồng độ của dung dịch đất không lớn và thường không vượt quá vài
gam các chất trong 1 lít dung dịch. Riêng trường hợp đất mặn và đất
phèn hàm lượng các chất hoà tan trong dung dịch đất có thể đạt tới hàng
chục thậm chí hàng trăm gam trong 1 lít.
Về thành phần, dung dịch đất chứa các chất vô cơ, hữu cơ, hữu cơ -
vô cơ. Những chất này tồn tại trong dung dịch đất ở dạng phân tử hoà
tan hay ở dạng keo (ở trạng thái sol).
+ Các chất vô cơ trong dung dịch có:
-Các cation: Ca2+, Mg2+, NH4+, Na+, K+, H+. Trong đất chua còn có
cả Al3+ và Fe3+. Trong đất lầy có Fe2+
-Các anion: HCO3-, CO32-, NO3-, NO2-, SO42-, Cl-, H2PO4-, HPO42-...,
+ Những chất hữu cơ: các sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu

cơ, các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật (axit hữu cơ, axit

amin, đường, rượu, men, chất chát...) và cả các chất mùn.

+ Những chất hữu cơ - vô cơ trong dung dịch chủ yếu gồm những
hợp chất phức tạp của các chất hữu cơ có tính axit (các axit mùn,
poliphenol, axit hữu cơ phân tử thấp) với cation của sắt và nhôm.
+ Các chất khí hoà tan như CO2, O2, N2, NH3 v.v.
+ Trong dung dịch ngoài các chất hoà tan còn có các chất không hoà
tan thường là những phần tử keo hữu cơ, hữu cơ - vô cơ, keo sét, keo
silic, hiđrôxit sắt và nhôm. Theo K.K. Gedroi hàm lượng keo trong dung
dịch đất chiếm từ 1/4 đến 1/10 hoặc ít hơn tổng lượng keo của đất
Thành phần và số lượng các chất hoà tan trong dung dịch đất không
cố định nhưng cũng có thể dùng để phân biệt loại đất này với loại đất
khác ở mức độ nhất định.
Thành phần và số lượng các chất hoà tan trong dung dịch đất luôn
được bổ sung từ các nguồn sau:
- Do ta bón phân hữu cơ và vô cơ vào đất
- Do nước mưa hoặc nước ngầm mang tới
- Do quá trình trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất -
Do các sản phẩm của quá trình phong hoá đá và quá trình
phân giải các chất hữu cơ.
Thành phần và nồng độ dung dịch đất phụ thuộc vào thời tiết, khí
hậu, hàm lượng nước trong đất, sự hoạt động của sinh vật, phản ứng của
đất, thành phần đá mẹ, nước ngầm và chế độ canh tác.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu dung dịch đất
Muốn nghiên cứu dung dịch đất người ta dùng các phương pháp
khác nhau để chiết rút nó ra khỏi đất như:
+ Phương pháp phổ biến là dùng nước cất tác dụng lên đất theo tỷ lệ
đất: nước bằng 1:5 rồi lọc. Dung dịch này đã bị hoà loãng ra nhiều và
thành phần thay đổi vì lượng nước lớn có thể hoà tan các chất trước đó
không hoà tan. Tuy nhiên với phương pháp này ta cũng hiểu được cơ
bản về tính chất của dung dịch đất.
+ Dùng axit loãng tác dụng với đất. Ví dụ khi định lượng K+, NH4+
và P2O5 dễ tiêu ta dùng HCl 0.2N với tỷ lệ đất dung dịch là 1:5. Với
phương pháp này thành phần và nồng độ các chất hoà tan trong dung
dịch đất đã khác nhiều so với thực tế nhưng vẫn có thể đánh giá một
phần hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất.
+ Nghiên cứu dung dịch bằng phương pháp "thuỷ thẩm kế"
(Lizimet): Phương pháp này cho phép chúng ta nghiên cứu dung dịch
đất ở các độ sâu khác nhau. Có hai cách thu hồi dung dịch đất:
- Ở các độ sâu nhất định trong đất ta đặt các phễu hứng nước từ trên
chảy xuống và dẫn đến bình chứa. Phương pháp này có nhược điểm là
nước chỉ chảy đến phễu khi trong đất có nước thừa (nước trọng lực), có
nghĩa là thành phần và nồng độ dung dịch đất đã thay đổi nhưng dù sao
dịch này đã thấm qua đất nên cho ta khái niệm về dung dịch đất vững
chắc hơn các phương pháp trên.
- Ở các độ sâu nhất định trong đất nguời ta đặt các bình kín bằng sứ
xốp. Với bơm chân không người ta đưa áp suất trong bình về xấp xỉ 0
atm. Sự chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài bình làm dung dịch đất
bị hút vào bình. Với phương pháp này dung dịch mà ta thu được đúng
với dung dịch thực của đất (trong điều kiện là độ ẩm đất gần với độ trữ
ẩm đồng ruộng).
+ Phương pháp dùng áp lực đẩy dung dịch đất ra: Năm 1903 Bơrich
(Mỹ) dùng máy ly tâm quay 8000 vòng/phút nhưng chỉ tách được dung
dịch đất khi đất có độ ẩm cao. Năm 1916 Raman, Bamơ (Ðức) và Vanzi
(Hà lan) đã tách dung dịch đất bằng cách ép đất. Năm 1941, Rixa (Mỹ)
cho đất vào màng Xelophan và dùng áp lực 16 atmotphe đẩy dung dịch
đất qua màng. Năm 1947 Kriukôp (Nga) đã nghiên cứu dung dịch đất
bằng cách dùng sức ép 1000-2000 kg/cm2.
Hiện nay người ta dùng máy đo trực tiếp để nghiên cứu dung dịch
đất. Ví dụ: Ðo nồng độ H+ bằng pH meter; đo tổng số muối tan bằng
xuất dẫn điện; Ðo điện thế oxy hoá khử bằng Eh meter...

2. Phản ứng chua của đất


Ðất có phản ứng chua khi trong đất có chứa nhiều cation H+ và Al
3+ + 3+
, mức độ chua phụ thuộc vào nồng độ của các cation H và Al . Nồng
độ các cation nay trong đất càng cao thì đất càng chua.
2.1. Nguyên nhân gây chua cho đất
Khi nghiên cứu các nguyên nhân làm cho đất trở nên chua người ta
thấy có rất nhiều yếu tố chi phối. Sau đây ta sẽ xem xét những nguyên
nhân chủ yếu tác động vào quá trình hoá chua của đất.
a. Yếu tố khí hậu:
Các đặc trưng của khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ, đặc biệt là lượng mưa
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phong hoá đá, sự chuyển hoá và di
chuyển vật chất, đồng thời còn ảnh hưởng đến thực bì và hoạt động của
sinh vật trong đất. Tất cả các quá trình này đều có quan hệ chặt chẽ với
sự hình thành và biến đổi độ chua của đất. Nói chung nhiệt độ càng cao
và lượng mưa càng lớn thì càng có lợi cho tác dụng phá huỷ đá và rửa
trôi vật chất. Trong điều kiện lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi, một
phần nước mưa sẽ di chuyển từ trên mặt đất xuống dưới sâu do tác dụng
của trọng lực. Sự di chuyển này kéo theo một loạt các chất dễ tan có
trong đất, đặc biệt là các ion kim loại kiềm và kiềm thổ như Na +, K+,
Mg2+, Ca2+ làm cho đất hoá chua. Do nguyên nhân này mà phần lớn đất
vùng đồi núi Việt Nam cũng như ở các nước khác thuộc vùng nhiệt đới
nóng ẩm đều bị chua ở các mức độ khác nhau.

b. Yếu tố sinh vật


Trong quá trình hoạt động, vi sinh vật, rễ cây cũng như các loài sinh
vật khác trong đất không ngừng giải phóng ra CO2, khí này hoà tan trong
nước tạo thành axit H2CO3. Tuy độ phân ly của axit này không cao
nhưng nó là cũng là một trong những nguồn sinh H+ chủ yếu trong đất.
Trong quá trình vi sinh vật phân giải chất hữu cơ (đặc biệt trong
điều kiện yếm khí) sẽ sinh ra nhiều axit hữu cơ làm đất bị hoá chua. Bởi
vậy đất quanh năm ngập nước, đất lầy thụt và phần lớn đất than bùn đều
bị chua. Ðặc biệt nếu tàn tích sinh vật chứa nhiều lưu huỳnh (S) như xác
các cây sú, vẹt đước khi bị phân huỷ trong điều kiện yếm khí, trải qua
một quá trình biến đổi phức tạp sẽ sinh ra H2S. Khi có điều kiện oxy
hoá thì H2S chuyển thành H2SO4 làm đất rất chua:
2H2S + O2  2S + 2H2O
2S + 3O2 + 2H2O  2H2SO4 + 251 kCal
Các loại thực bì khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đến tính
chua của đất (chủ yếu nhờ quá trình tích luỹ sinh học các kim loại kiềm
và kiềm thổ). Trong thành phần tro của cây lá kim chứa ít chất kiềm nên
đất phát triển dưới rừng cây lá kim thường chua hơn đất hình thành dưới
rừng cây lá rộng. Trong đất rừng rậm nếu có nhiều nấm hoạt động sẽ tạo
thành nhiều axit fulvic làm cho đất chua thêm.
c. Ảnh hưởng của con người tới quá trình hoá chua của đất

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật màu xanh đã hút
một lượng lớn các chất kiềm trong đất như Na+, K+, Ca2+, Mg2+ v.v. để
hình thành cơ thể. Ðối với thực vật tự nhiên thì lượng các chất kiềm này
sẽ được trả lại cho đất trong các dạng xác thực vật. Nhưng với đất canh
tác thì một lượng lớn các chất kiềm bị lấy đi không hoàn lại cho đất dưới
dạng các sản phẩm nông nghiệp. Ðây là một nguyên nhân làm giảm các
chất kiềm trong đất canh tác và làm đất dần bị hoá chua.
Theo Vũ Cao Thái, với giống lúa IR62, năng suất 9,8 tấn thóc/ha và
8,3 tấn rơm rạ đất đã bị lấy đi 265 kg K2O, 58 kg MgO và 71kg CaO/ha.
Theo số liệu của Xmirnôp và Muravin (1989) để hình thành nên 1 tấn
hạt cây ngô đã lấy đi từ đất 30-35 kg N, 8-12kg P2O5 và 25-35 kg K2O.
Do thành phần hoá học, một số phân bón khi bón vào đất sẽ dần dần
làm cho đất hoá chua. Khi bón những loại phân như (NH4)2SO4, NH4Cl,
KCl vào đất các cation NH4+, K+ sẽ được keo đất và cây trồng hấp thụ để
lại gốc SO42- và Cl-. Các gốc axit này sẽ tạo HCl và H2SO4 làm cho đất bị
chua. Những phân có thể làm đất bị hoá chua bằng cơ chế này được gọi
chung là các phân chua sinh lý. Một số loại phân như supe lân trong
thành phần thường chứa một lượng nhất định axit dư nên khi bón nhiều
vào đất cũng có thể làm cho đất chua thêm. Tuy vậy nguyên nhân từ
phân bón chưa đáng lo ngại lắm vì trong thực tế lượng phân hoá học mà
ta bón vào đất chưa nhiều.
Ðối với những vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ thì vấn đề tưới
nước dư thừa cũng là một trong những nguyên nhân làm đất bị rửa trôi
các kim loại kiềm và kiềm thổ và dần dần hoá chua.
Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân làm cho trong đất bị hoá chua.
Ðiều cần quan tâm là diện tích đất chua ở nước ta rất lớn, đó là các loại
đất đỏ vàng vùng đồi núi, một phần đất phù sa hệ thống sông Hồng, phù
sa sông Mã, sông Chu, sông Lam, sông Cửu Long và phù sa sông khác;
các vùng đất bạc màu ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên,
Tây Ninh; các vùng đất phèn ở Hải Phòng, Thái Bình, Ðồng Tháp...; các
vùng đất trũng Nam Định, Hà Nam và các nơi khác.
2.2. Các loại độ chua của đất
Tất cả các nguyên nhân trên đã làm tăng hàm lượng ion H+ trong
đất. Phản ứng chua của đất được biểu thị bằng các loại độ chua. Những
ion H+ trong đất có thể tồn tại trong dung dịch hoặc bị hấp thu trên bề
mặt hạt keo. Trường hợp thứ nhất sinh ra "độ chua hoạt tính" có ảnh
hưởng trực tiếp tới cây và vi sinh vật. Trường hợp thứ hai gây nên "độ
chua tiềm tàng" của đất vì H+ (và Al3+) chỉ làm tăng độ chua dung dịch
và ảnh hưởng đến sinh vật khi bị đẩy vào dung dịch đất bởi các cation
khác. Hai loại độ chua này hợp thành tổng số độ chua của đất. a. Ðộ
chua hoạt tính
Ðộ chua hoạt tính do các ion H+ có trong dung dịch đất tạo nên,
nồng độ ion H+ càng cao thì đất càng chua.
Ðể xác định độ chua này ta chiết rút các ion H+ bằng nước cất rồi
xác định nồng độ ion H+ bằng pH meter. Ðộ chua hoạt tính được biểu thị
bằng pHH2O. pH là trị số âm của logarit nồng độ ion H+ trong dung dịch:
pH = - lgH+
Trong hoá học người ta đã quy định rằng nước tinh khiết hay bất cứ
dung dịch nào có H+ = OH- = 10-7 g ion/l nghĩa là pH = -lg10-7 = 7
thì đó là môi trường trung tính.
Nếu H+ <10-7 g ion/l nghĩa là pH > 7 đó là môi trường kiềm.
Nếu H+ > 10-7 g ion/l nghĩa là pH < 7 đó là môi trường chua.
Thông thường pHH2O của đất biến thiên từ 3-9 và được đánh giá như
sau:
pHH2O Mức đánh giá
< 4,5 Ðất rất chua
4,5-5,5 Ðất chua
5,6-6,5 Ðất chua ít
6,6-7,5 Ðất trung tính
7,6-8,0 Ðất kiềm ít
8,1-8,5 Ðất kiềm vừa
>8,5 Ðất kiềm
nhiều

Bảng 6.1: Ðộ chua hoạt tính của một số loại đất Việt nam

Loại đất (tầng 0-15cm) pHH2


O

Ðất phèn (An Hải - Hải Phòng) 4,2


Ðất nâu đỏ trên đá vôi (Ðồng Giao, Ninh 4,6
Bình) 4,5
Ðất nâu đỏ trên đá bazan (Phủ Quỳ, 4,5
Nghệ An) 5,0
Ðất đỏ vàng trên phiến thạch mica (Phú 4,8
Hộ, Phú Thọ) 7,7
Ðất nâu vàng trên phù sa cổ (Vĩnh Phúc) 5,0
Ðất phù sa trong đê sông Thái Bình (Hải 8,0
Dương)
Ðất phù sa ngoài đê sông Hồng (Phúc
Xá, Hà Nội)
Ðất xám bạc màu (Bắc Giang)
Ðất mặn (Rạng Ðông, Nam Định)
Ðộ chua hoạt tính được sử dụng trong việc bố trí cơ cấu cây trồng
phù hợp trên vùng đất canh tác hoặc xác định sự cần thiết phải bón vôi
cải tạo độ chua của đất cho phù hợp với đặc tính sinh học của loại cây
định trồng. Ða số cây trồng ưa môi trường trung tính nhưng cá biệt có
những cây cần đất chua như chè, cà phê, dứa, khoai tây...
Bảng 6.2. Khoảng pH đất tối thích cho một số cây trồng

Cây trồng pH Cây trồng pH


Lúa 6,2-7,3 Cà chua 5,0-8,0
Ngô 6,0-7,0 Dưa chuột 6,4-7,4
Khoai tây 4,5-6,3 Bông 6,5-8,0
Ðậu tương 6,5-7,5 Chè 4,0-5,5
Hành 6,4-7,5 Cà phê 5,0-6,0
Bắp cải 6,7-7,4 Dứa 5,0-6,0

Số liệu trong bảng 6.2 chỉ khoảng pH tối thích, trong thực tế phạm
vi pH cho phép cây sống được rộng hơn thế nhiều. Ví dụ cây lúa có thể
sống ở đất có pH dao động từ 4,0 đến 9,0, sống bình thường với pH từ
58 nhưng tốt nhất là trong khoảng 6,2-7,3.
Dựa vào độ chua hoạt tính và cơ cấu cây trồng ta có thể xác định
xem đã cần cải tạo độ chua cho đất hay chưa. Ðối với đa số cây trồng
nông nghiệp ngắn ngày nếu pHH2O <4,5 thì cấp thiết phải bón vôi, nếu
pHH2O = 4,6-5,5 cần vừa nếu pHH2O >5,5 thì chưa cần thiết phải bón vôi.
Khi đất chua nhiều (pHH2O < 4,0) có thể nghi trong đất chứa axit vô
cơ (ví dụ như H2SO4 trong đất phèn). Nếu đất kiềm nhiều (pHH2O > 8,5)
thì trong đất thường chứa nhiều Na2CO3 hay NaHCO3.
Ðộ chua hoạt tính chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau:
+ Mức độ phân ly thành ion của chất điện giải. Cùng nồng độ đương
lượng nhưng axit vô cơ phân ly thành ion nhiều hơn axit hữu cơ nên
pHH2O của dung dịch thấp hơn. Tương tự như vậy với các bazơ.
+ Hiện tượng trao đổi ion H+ và Al3+ trong keo đất với các ion khác
khi bón phân vô cơ như KCl, (NH4)2SO4... cũng làm tăng độ chua hoạt
tính.
b. Ðộ chua tiềm tàng
Như trên đã nói trong đất chua còn có các ion H+ và Al3+ được hút
bám trên bề mặt keo đất. Khi tác động lên đất một dung dịch muối thì H+
và Al3+ bị đẩy vào dung dịch đất. Nồng độ của các ion này trong dung
dịch tăng lên gây ảnh hưởng không tốt đến thực vật và vi sinh vật. Ðộ
chua thu được trong trường hợp này gọi là độ chua tiềm tàng.
Các ion H+ và Al3+ được hút bám trên keo với các lực khác nhau.
Tuỳ thuộc vào lực hút bám của các ion này trên keo mà người ta chia
độ chua tiềm tàng thành 2 loại: độ chua trao đổi và độ chua thuỷ
phân.
* Ðộ chua trao đổi: Là một loại độ chua của đất được xác định khi
cho đất tác dụng với một dung dịch muối trung tính, thường dùng
muối KCl, NaCl, BaCl2. Như vậy ngoài những ion H+ có sẵn trong
dung dịch đất còn có những ion H+ và Al3+ được đẩy ra từ keo đất
theo phản ứng:

K§  H 3
Al + 4KCl  KÐ4K+ + HCl + AlCl3

Muối Al thuỷ phân tạo ra axit theo phương trình:

AlCl3 + 3H2O  Al(OH)3  + 3HCl


Nếu cho đất tác động với dung dịch KCl 1M trong 60 phút, lọc lấy
dịch trong dùng dung dịch NaOH 0.01N chuẩn độ dịch lọc sẽ xác định
được độ chua trao đổi, đơn vị là lđl/ 100g đ (đất khô).
Nếu ta đem dung dịch lọc đo pH ta được pHKCl. Cùng một mẫu đất
pHKCl thường có trị số pH thấp hơn pHH2O từ 0.5 đến 1.0 đơn vị.
Chú ý: ở những vùng đất trung tính hay kiềm yếu chỉ xác định
được pHKCl chứ không xác định độ chua trao đổi bằng chuẩn độ vì dung
dịch đất sẽ có màu hồng ngay sau khi vừa cho chỉ thị màu
phenolphtalein vào dịch chiết đất.
Trường hợp đặc biệt, một số loại đất có pHKCl > pHH2O. Ðiều này
thường gặp ở những đất có lượng keo dương lớn (một số như: đất đỏ
feralit, đất potzon). Khi đó có thể do sự trao đổi anion Cl- của dung dịch
muối trung tính với các ion OH- trên keo đất nên lượng ion OH- bị
chuyển vào dung dịch đất sẽ trung hoà bớt các ion H+ làm trị số pH tăng
lên.
Thông thường độ chua trao của đất nhỏ hơn 1 lđl/100g đất. Khi độ
chua này lớn (trên 2 lđl/100g đất) chứng tỏ các cation kiềm hấp phụ trên
keo đất đã bị rửa trôi nhiều, cần phải bón vôi cải tạo độ chua cho đất
trước khi bón phân khoáng vào đất. Nếu không có vôi bón thì nên chia
phân khoáng bón thành nhiều đợt, tránh bón tập trung.

* Ðộ chua thuỷ phân


Dùng muối trung tính KCl tác động với đất nhiều khi vẫn chưa đẩy
dược hết các ion H+ và Al3+ ra khỏi keo đất. Các nhà hoá học đất đã đưa
ra phương pháp khác: dùng dung dịch chiết là muối tạo bởi một axit yếu
và một bazơ mạnh như CH3COONa hoặc Ca(CH3COO)2 thì hầu hết các
ion H+ và Al3+ sẽ bị đẩy ra khỏi keo vào dung dịch. Ðộ chua được xác
định bằng phương pháp này lớn hơn độ chua trao đổi nhiều và được gọi
là độ chua thuỷ phân. Ðộ chua thuỷ phân được ký hiệu là H, đơn vị là
lđl H+ và Al3+ trong 100g đất khô.
Trong dung dịch NaCH3COO bị thuỷ phân:
NaCH3COO + H2O  CH3COOH + NaOH
CH3COOH là axit yếu ít phân ly, NaOH thì phân ly hoàn toàn
thành Na+ và OH- vì vậy dung dịch có phản ứng kiềm yếu (pH =
8,28,5). Ðây là điều kiện để Na+ đẩy hết H+ và Al3+ trên keo đất vào
dung dịch theo sơ đồ sau:
K§  H  3
Al + 4NaCH3COO  [KÐ4Na+ + CH3COOH +
Al(CH3COO)3 (1)

Al(CH3COO)3 + 3H2O  Al(OH)3  + 3CH3COOH


(2)
Từ phản ứng (1) và (2) ta thấy H+ và Al3+ trong đất khi đẩy vào keo
đất đã tạo nên CH3COOH trong dịch lọc. Dùng dung dịch NaOH 0,1N
tiêu chuẩn chuẩn độ lượng CH3COOH trong dịch lọc thì ta xác định
được độ chua thuỷ phân của đất.
Như vậy độ chua thuỷ phân là độ chua lớn nhất vì nó bao gồm cả
ion H+ ( độ chua hoạt tính), ion H+ và Al3+ bám hờ (độ chua trao đổi) và
những ion H+ và Al3+ hút bám chặt trên bề mặt keo đất.

Bảng 6.3: Ðộ chua trao đổi và độ chua thuỷ phân của một số loại
đất Việt Nam
p Ðộ chua Ðộ chua
H trao đổi thuỷ
Loại đất (0-15cm)
phân
KCl lđl/100 g đất
Ðất nâu đỏ trên đá bazan (Phủ 4, 0,51 6,3
Quỳ) 4 2,61 10,4
Ðất nâu đỏ trên đá vôi (Ninh 4,
Bình) 3,50 8,0
2
Ðất phù sa sông Thái Bình 0,65 4,3
4,
0,30 4,8

(Hải Dương) 4
Ðất phèn Hải Phòng 3
,
Ðất trũng Nam Ðịnh
8
4,
6
Theo nguyên lý thì độ chua thuỷ phân thường lớn hơn độ chua trao
đổi nhưng cũng có những trường hợp cá biệt độ chua thuỷ phân bằng
hoặc nhỏ hơn độ chua trao đổi. Những trường hợp này có thể giải
thích như sau:
+ Một số loại đất như đất đỏ nhiệt đới hoặc đất potzon khi tác dụng
với dung dịch NaCH3COO thì anion CH3COO- có thể trao đổi với
anion OH- trên keo kaolinit tạo nên NaOH trong dung dịch. Lượng
NaOH này trung hoà bớt axit CH3COOH trong dung dịch làm độ
chua thuỷ phân giảm.
+ Saritvili (1948) cho rằng một số đất đỏ có khả năng hấp phụ phân
tử axit axêtic sinh ra trong tác dung thuỷ phân nói trên và chính vì
vậy khi chuẩn độ ta thấy độ chua thuỷ phân bé hơn độ chua trao đổi.
Người ta dùng độ chua thuỷ phân để tính dung tích hấp phụ cation
(CEC) của đất:
CEC = S + H
Trong đó S là tổng các cation kiềm trao đổi và H là độ chua thuỷ
phân
Hoặc tính độ no kiềm của đất theo công thức:
V (%) = S100 S H

Ðộ chua thuỷ phân được sử dụng để tính lượng vôi bón khi cải tạo
đất chua (cứ 1lđl ion H+ cần dùng 28mg vôi bột CaO hoặc 50 mg bột
đá vôi CaCO3 để trung hoà). Công thức tính cụ thể sẽ được trình bày
ở cuối chương này (phần bón vôi cải tạo đất chua).

3. Phản ứng kiềm của đất


Ðộ kiềm của đất do ion hyđroxyl quyết định. Ðất có phản ứng
kiềm khi nồng độ ion OH- trong dung dịch lớn hơn nồng độ ion H+.
Sự tích luỹ anion OH- trong đất do các nguyên nhân sau:
Các loại đá mẹ như đá vôi, đá macma siêu bazơ đá macma bazơ
chứa nhiều các nguyên tố kiềm và kiềm thổ như Ca, Mg, K, Na... khi
bị phong hoá sẽ tạo thành một số muối kiềm như CaCO3, Na2CO3,
K2CO3... những muối này khi bị thuỷ phân sẽ tạo thành các chất kiềm
trong đất. Ví dụ:
Khi các alumin silicat bị phong hoá:

K2AlSi6O16 + H2O + CO2  H2AlSi2O8 + K2CO3 + 4SiO2


Fenspat kali
K2CO3 + 2H2O  KOH + KHCO3

Khi trong đất có chứa CaCO3 (đất tích vôi). Ở đất này pH có thể lên
tới 8,0
2 CaCO3 + 2H2O  Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2

Ca(HCO3)2 + 2H2O  H2CO3 + Ca(OH)2

Một số vùng đất ven biển có chứa nhiều các muối dễ tan cũng có
thể làm cho đất có phản ứng kiềm. Ðất chứa nhiều Na2CO3 (pH có thể
lên tới 9 hoặc hơn):
2 Na2CO3 + 2H2O  H2CO3 + NaOH

Ðất mặn chứa nhiều Na+ ở dạng hấp phụ khi thuỷ phân sẽ sinh ra
NaOH:
KÐNa+ + H2O  KÐH+ + NaOH

Mùn có chứa Na, K, Ca và Mg:


(Mùn)Ca2+ + 2H2O  (Mùn)2H+ + Ca(OH)2
Trong điều kiện ngập nước, các muối dạng sunfat tác dụng với
chất hữu cơ tạo thành sunfua sau chuyển thành dạng muối cacbonat
trong đất, muối cacbonat thuỷ phân làm cho đất có phản ứng kiềm.
VSV yếm khí
Na2SO4 + 4R CHO - Na2S + 4R - C = O

Na2S + CaCO3  Na2CO3 + CaS

Na2CO3 + 2H2O  NaOH + H2CO3

Như vậy đất có phản ứng kiềm chủ yếu do trong đất có chứa nhiều
các muối kiềm cacbonat hoặc bicacbonat được hình thành từ nhiều
con đường khác nhau. Ðặc biệt khi tích luỹ nhiều Na2CO3 không
những độc cho cây (nồng độ >0,01%) mà còn làm xấu lý tính của đất
(dẻo, dính khi ẩm, cứng rắn khi khô), làm mùn dễ bị rửa trôi, chế độ
nước và không khí trong đất không điều hoà.
Ở Việt Nam, diện tích đất có phản ứng kiềm rất nhỏ. Một số vùng
đất phù sa ven biển nhiễm mặn như ở Hải Phòng, Nam Định... có pH
vào khoảng 7,0-8,0 không gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng vì thế
chúng được xếp vào "nhóm đất mặn trung tính". Thực tế theo kết quả
điều tra hiện nay chỉ có một ít đất kiềm tập trung ở tỉnh Bình Thuận.
Nhân dân địa phương gọi là đất mặn "cà giang". Ðất có chứa nhiều
Na2CO3 (có thể tới 9,8%) pH đất có thể lên tới 9,5.
4. Phản ứng đệm của đất
4.1. Khái niệm
Khi ta cho một lượng nhỏ axit hoặc bazơ vào nước cất rồi xác định
pH ta thấy pH nước thay đổi nhiều nhưng khi ta cho một lượng như vậy
axit hoặc bazơ vào đất rồi xác định pH của đất thì pH của đất vẫn ổn
định hoặc thay đổi không đáng kể. Ðiều này chứng tỏ đất có khả năng
chốnglại sự thay đổi pH.
Vậy: "tính đệm của đất là khả năng của đất có thể chống lại sự
thay đổi pH khi có một lượng axit hay bazơ nhất định tác động vào
đất"
4.2. Nguyên nhân tạo nên tính đệm của đất
Có nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Trong đất có chứa một số chất như muối cacbonat, muối
phosphat Fe, Al, Ca, các hydroxyt Fe, Al, Mn... có khả năng trung
hoà axit làm cho pH đất ổn định (đệm một chiều)
Ví dụ: CaCO3 + 2HNO3  Ca(NO3)2 + H2O
+ Do trong đất có các các axit hữu cơ (axit mùn và các axit amin).
Các axit này có cả gốc axit và bazơ (- OH, - COOH, - NH 2) nên có
thể đệm đuợc cả axit và bazơ (đệm hai chiều) - Ðệm do axit humic:
R CH - COOH + HCl  R - CH COOH + H2O
OH Cl
R CH - COOH + NaOH  R -CH COONa + H2O
OH OH
- Ðệm do axit amin:
R CH - COOH + HCl  R -CH COOH
NH2 NH3Cl
R CH - COOH + NaOH  R - CH COONa + H2O
NH2 NH2
Ðất chứa nhiều mùn và các chất hữu cơ có khả năng đệm cao
+ Do hoạt động trao đổi cation trong đất
Trên bề mặt keo đất, đặc biệt là keo âm thường hấp phụ các cation
kiềm và không kiềm. Các cation này có thể trao đổi với H+ hoặc Na+
làm cho pH dung dịch đất không đổi.
Ví dụ: KÐCa2+ + HCl  KÐ2H+ + CaCl2

KÐH+ + NaOH  KÐNa+ + H2O


Như vậy, số lượng keo âm trong đất càng nhiều thì tác dụng trao
đổi cation càng mạnh, hay nói cách khác: hàm lượng mùn càng cao
và thành phần cơ giới càng nặng thì tính đệm của đất càng lớn.
+ Tác dụng của Al3+ di động trong đất:
Theo R. K. Schofield lúc pH <5,5, cation Al3+ ở trạng thái xung
quanh có 6 phân tử H2O bao bọc Al(H2O)63+. Nếu có kiềm xâm
nhập thì một số phân tử nước của ion Al(H2O)63+ phân ly tạo H+ và
OH-, H+ sẽ trung hoà chất kiềm còn OH- được giữ trên bề mặt cation
Al3+ làm cho pH của đất ổn định. Al3+ di động chỉ có khả năng đệm
khi pH<5,5 và chỉ đệm một chiều với chất kiềm.
2Al(H2O)63+ + 2OH-  Al(OH)2(H2O)84+ + 4H2O

4+
H 2O H 2O H 2O H 2O

OH
-
Al Al
OH
H 2O H 2O H 2O H 2O

Nếu chất kiềm tiếp tục xâm nhập vào đất thì các phân tử nước trên
đó lại tiếp tục phân ly ra ion H+ để trung hoà làm ion nhôm kép trở
nên phức tạp hơn.

6+
H 2O H 2O H 2O H 2O H 2O H 2O H 2O H 2O

OH - OH - OH
- -
Al Al A l- Al
OH - OH - OH
H 2O H 2O H 2O H 2O H 2O H 2O H 2O H 2O

Lúc pH >5,5 thì ion nhôm kết tủa dưới dạng Al(OH)3 và mất khả
năng đệm. Như vậy nhôm chỉ có khả năng đệm khi pH của đất dưới
5,5 và chỉ đệm với bazơ (đệm một chiều.).
Qua các nguyên nhân nói trên ta có thể rút ra một nhận xét rằng:
Tính đệm của đất phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn và thành
phần cơ giới đất
Ðất giàu mùn > đất sét > đất thịt > đất cát
Thí nghiệm đơn giản sau đây có thể khẳng định thêm kết luận trên:
Với 3 loại đất (đất cát, đất sét và đất giàu mùn); mỗi loại đất ta dùng 6
ống nghiệm, trong mỗi ống nghiệm chứa 5 g đất bột. Ðổ lần lượt vào
các ống nghiệm lượng vôi bột CaO tương ứng 5, 10, 15, 20, 25, 30mg,
thêm 25ml nước cất, lắc đều trong 10 phút rồi xác định pH và biểu diễn
kết quả trên đồ thị. Qua đồ thị ta thấy muốn đưa pH từ 5 lên 7 cho 1 ha
thì phải dùng 9.000 kg vôi đối với đất đen giàu mùn, 4.500kg vôi đối
với đất sét và chỉ 1.500kg đối với đất cát.
Tính đệm có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Nhờ có tính đệm
mà pH của đất khá ổn định, tạo điều kiện tốt cho cây trồng và vi sinh
vật phát triển. Ngoài ra khi tính lượng vôi bón cho đất phải tính tới

Hình 6.3: Quan hệ giữa hàm lượng mùn, thành phần cơ giới với tính
đệm của đất
5. Phản ứng oxy hoá khử của đất
5.1. Khái niệmvề phản ứng oxy hoá khử
Oxy hoá khử là quá trình diễn ra phổ biến trong đất, đặc biệt là đất
lúa nước. Quá trình này giữ một vai trò quan trọng đối với độ phì
nhiêu đất. Oxy hoá là kết hợp với oxy hay mất hydro. Trái lại khử
oxy là mất oxy hay kết hợp với hyđro. Quá trình oxy hoá khử cũng
liên quan đến sự chuyển dịch điện tử (electron)… Các chất oxy hoá
(ký hiệu là ox) là những chất nhận điện tử. Quá trình chất oxy hoá
nhận điện tử gọi là quá trình khử. Các chất khử (ký hiệu là Red) là
những chất cho điện tử, quá trình chất khử cho điện tử là quá trình
oxy hoá. Cả hệ thống oxy hoá khử ký hiệu là Redox.
Trong một phản ứng cụ thể chất oxy hoá và chất khử tạo thành cặp
oxy hoá khử và được gọi là một hệ thống oxy hoá - khử trong đất.
Ví dụ: Fe3+ + e  Fe2+ hoặc Fe2+ - e  Fe3+
Trong đất có các chất oxy hoá là O2, NO3-, Fe3+, Mn4+, Mn3+, Cu2+
và vi sinh vật hiếu khí. Những chất khử là H2, Fe2+, Mn2+, Cu+ vi sinh
vật yếm khí và các sản phẩm phân giải xác hữu cơ trong điều kiện
yếm khí. Tất cả các phản ứng oxy hoá khử đều có sự tham gia của vi
sinh vật.
Dù trong điều kiện oxy hoá hay điều kiện khử oxy, chất hữu cơ vẫn
được phân huỷ chỉ khác nhau về tốc độ phản ứng và sản phẩm phân giải:
Bảng 6.4: Ảnh hưởng của trạng thái oxy hoá khử đến các dạng
sản phẩm
phân giải xác hữu cơ
Thành phần chất Sản phẩm oxy Sản phẩm
hữu cơ hoá (ox) khử (Red)
C CO2 CH4, CO
N NO2-, NO3 SO42 NH3, N2
S H2S
PO43
P PH3

Fe Fe3+ Fe2+
Mn Mn3+, Mn4+ Mn2+
Cu Cu2+ Cu+

Cường độ oxy hoá khử được xác định bằng điện thế oxy hoá khử,
ký hiệu Eh, đơn vị là milivon (mV), tính theo công thức: Eh (mV) =
Eo + 59/ n.lg (ox)/ (red)
Trong đó Eo là điện thế tiêu chuẩn, nghĩa là điện thế phát sinh ở các
điện cực nằm trong dung dịch có chất oxy hoá và chất khử oxy nồng
độ 1N và là hằng số với mỗi hệ oxy hoá khử.
Ví dụ:
Fe3+ + e -_  Fe2+ Eo = 770
mV
Mn4+ + 2e -  Mn2+
Eo = 344
Mn3+ + e -  Mn2+ mV
Eo =
MnO4- + 4H+ + 3e -  MnO2
1510 mV
+ 2H2O
Eo = 1640 mV
Còn ox là nồng độ đương lượng của chất oxy hoá
Red là nồng độ đương lượng của chất khử
Ví dụ: trong đất cụ thể nào đó có Fe2+ = 0,1 N và Fe3+ =
0,001
N thì
Eh = 770 + 59 lg0,001/ 0,1 = 625 mV
Hiện nay để xác định Eh đất người ta thường dùng các máy đo (Eh
meter) cho kết quả nhanh và chính xác hơn việc xác định nồng độ các
chất oxy hoá, khử.
5.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxy hoá khử
+ Trong đất có thể chứa nhiều hệ thống oxy hoá khử có nồng độ
khác nhau nhưng Eh của đất sẽ tương đương với trị số Eh của hệ
thống oxy hoá khử có nồng độ chất khử và chất oxy hoá cao nhất.
+ Trong đất thoáng khí quá trình oxy hoá khử trong đất được quyết
định bởi nồng độ O2 tự do trong không khí đất và O2 hoà tan trong
dung dịch đất. Nồng độ oxy trong không khí đất và trong dung dịch
đất càng cao thì Eh càng cao.
+ Ðộ ẩm đất: đất khô có quá trình oxy hoá mạnh nên Eh cao, đất
ẩm hoặc dư ẩm thì quá trình khử mạnh nên Eh của đất thấp.
+ Cây trồng: Eh đất phụ thuộc và loại cây trồng, mật độ cây. Eh
xung quanh rễ cây cũng khác nhau. Ví dụ: gần rễ cây lúa mỳ Eh giảm
vì rễ cây lúa mỳ tiết ra chất khử, gần rễ cây lúa nước Eh tăng do rễ
lúa tiết ra oxy.
+ Eh của đất có sự liên quan chặt chẽ với pH. Nếu trong dung dịch
đất có nhiều ion H+ sẽ diễn ra quá trình:
2 H+ + 2e - = H2
Khi thay đổi 1 đơn vị pH thì Eh thay đổi từ 57-59mV.
Klak đề nghị biểu thị điện thế oxy hoá khử trong đất là rH2 theo công
thức:
rH2 (mV) = Eh/ 30 + 2 pH +
Các biện pháp canh tác:
- Luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước làm cho Eh thay đổi
rất mạnh.
- Ðiều tiết độ ẩm đất làm cho Eh đất thay đổi.
- Cày sâu kết hợp với bón nhiều phân hữu cơ làm cho Eh giảm, xới
xáo đất làm tăng tính thông khí thì Eh tăng.
- Phơi ải đất lúa làm cho Eh tăng.
- Mật độ cây trồng: rễ lúa nước tiết ra oxy làm Eh của đất vùng
xung quanh rễ tăng. Vì vậy lúa nước cấy càng dày thì mật độ rễ
càng cao, Eh càng tăng và hàm lượng các chất khử càng giảm.
5.3. Ý nghĩa thực tiễn của phản ứng oxy hoá khử
+ Ðiện thế oxy hoá khử là chỉ tiêu đánh giá tính thông khí và tình
hình cung cấp dinh dưỡng trong đất. Các chất dinh dưỡng như NH4+,
NO3-, PO43-, SO42-... được hình thành do tác động của hệ vi sinh vật
đất trong những điều kiện cụ thể về pH, hoặc Eh nào đấy.
Ví dụ: khi pH = 7, Eh khoảng 400mV thì NO3- bị khử mạnh thành
NO2 cây không dùng được.
+ Các loại đất khác nhau có Eh khác nhau, trong một phẫu diện Eh
của các tầng khác nhau và thường giảm theo chiều sâu. Eh phù hợp
với sản xuất nông nghiệp biến động trong phạm vi 200-700 mV (đất
lúa nước từ 200-300mV). Eh quá cao chứng tỏ quá trình oxy hoá
trong đất xảy ra mạnh. Mùn tiêu hao nhanh và một số chất dinh
dưỡng có thể bị cố định lại. Ngược lại nếu Eh quá thấp nghĩa là quá
trình khử diễn ra mạnh, sinh ra một số chất độc như H2S, CH4....
+ Khi thay đổi Eh sẽ dẫn tới sự thay đổi một loạt trạng thái dinh
dưỡng trong đất. Thí dụ: khi đổ ải, đất chuyển từ trạng thái oxy hoá
sang trạng thái khử, Eh giảm mạnh. Lúc đó Fe3+ trong các hợp chất bị
khử thành Fe2+ (như Fe(OH)2 và FeHPO4) làm đất giảm tính chua
trong thời gian khoảng 1 tháng, hàm lượng lân dễ tiêu tăng lên, hàm
lượng NH4+ cũng tăng (do chất hữu cơ phân giải trong điều kiện yếm
khí tạo ra NH4+)... đây là một quá trình có lợi vì cung cấp nhiều dinh
dưỡng cho cây.
6. Một số biện pháp nâng cao độ phì của đất bằng cách điều tiết
phản ứng đất
6.1. Bón vôi cải tạo đất chua:
Ðộ chua ảnh hưởng đến đặc tính lý hoá sinh học của đất:
+ Dạng tồn tại và độ hữu hiệu của các nguyên tố Ca, Mg, P, cũng
như các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Cu, Mo, B... có quan hệ
chặt chẽ với độ pH của đất.
+ Phản ứng của đất cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh vật
và sự hoạt động của chúng. Chính vì vậy các phản ứng của đất có liên
quan chặt chẽ tới sự phân giải chất hữu cơ và sự chuyển hoá các chất
dinh dưỡng như đạm và lưu huỳnh trong đất. Các vi khuẩn và xạ
khuẩn có ích thích nghi nhất ở môi trường trung tính. Ví dụ như vi
khuẩn cố định đạm thích nghi ở pH 6,8; Vi khuẩn nitrat hoá ở pH 6-8.
Trong môi trường chua pH <5 nấm phát triển. Những sản phẩm do
nấm sinh ra đều có tính chua mạnh, trong điều kiện có nước có thể bị
rửa trôi không có lợi cho sự tích luỹ độ phì.
+ Trong đất chua sự di động của nhôm tăng. Trừ một số ít cây như
chè được Al3+ kích thích phát triển còn hầu hết các cây trồng không
chịu được hàm lượng nhôm di động cao.
+ pH đất ảnh hưởng đến sự hoà tan lân và hiệu lực phân lân. Trong
môi trường hoá học đơn thuần thì lân vô cơ hoà tan nhiều khi pH
giảm, lân hữu cơ hoà tan nhiều khi pH tăng. Song trong đất chua còn
có hiện tượng hấp phụ hoá học do tác dụng của sắt và nhôm với lân
nên nói chung trong môi trường trung tính lân hoà tan nhiều nhất.
+ pH ảnh hưởng đến cây trồng: trừ một số ít cây ưa môi trường
chua còn lại đều thích hợp ở môi trường trung tính. (xem mục 5.2)
+ pH đất ảnh hưởng đến độ hoà tan của các nguyên tố vi lượng
trong đất. Khi pH giảm phần lớn các nguyên tố vi lượng trở nên di
động hơn, dễ hấp thu hơn với cây (Mn, Cu, B, Zn...) nhưng sự di
động của molipden lại giảm đi rõ rệt.
Biện pháp cải tạo độ chua nhanh nhất và có hiệu quả nhất là biện
pháp bón vôi. Tác dụng của bón vôi thể hiện ở:
+ Khử chua nhanh chóng, kết tủa Al di động nên mất độc
+ Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất
+ Huy động thức ăn cho cây (trao đổi cation trên keo đất ra dung
dịch đất) tăng cường dinh dưỡng nuôi cây
+ Tăng hiệu lực một số loại phân bón như supe lân, đạm sunphat...
+ Làm ngưng tụ mùn tạo kết cấu đất tốt làm cho đất tơi xốp hơn +
Ðiều chỉnh pH phù hợp với yêu cầu của cây trồng.
Như vậy ta thấy bón vôi cho đất chua là việc cần thiết, song muốn
bón vôi hợp lý cho đất cần xét 4 yếu tố theo thứ tự sau:
+ Cần xem pH của đất đã phù hợp với cây trồng chưa. Thường là
khi pH đất <5,5 thì bắt đầu cần phải bón vôi nhưng có những cây
trồng phát triển tốt trên đất chua như chè, dứa thì khi pH xuống đến
4,0-4,5 vẫn chưa cần phải bón vôi
+ Dựa vào pH và độ no bazơ (BS %):
Nếu pH < 4,5 cấp thiết bón vôi
pH 4,6-5,5 cần vừa pH > 5,5
chưa cần bón vôi

Xét theo độ no kiềm: BS (%) <50% cấp thiết bón vôi


50-70% cần vừa
>70% chưa cần
+ Sau khi đã xét hai tiêu chuẩn trên nếu thấy cần phải bón vôi thì
dựa vào độ chua thuỷ phân để tính lượng vôi cần bón theo lý thuyết:
Có nhiều công thức bón vôi, các công thức đó tuy khác nhau về
cách thể hiện nhưng đều dựa trên một nguyên tắc chung là "cứ 1lđl
ion H+ trong đất cần dùng 1 lđl gam bột đá vôi (tức 50 mg CaCO3)
hoặc 1lđl vôi bột (28mg CaO) để trung hoà".
Trong thực tế chúng ta thường tính lượng vôi bón quy ra CaO.
Lượng CaO được tính theo công thức sau:
Q (kg/S) = 0,28.S.h.D.H
S - Diện tích cần bón (m2) h
- Bề dầy tầng canh tác (m)

D - Dung trọng đất (g/cm3)


H - độ chua thuỷ phân (lđl/100g đất)
+ Sau khi tính được lượng vôi bón theo lý thuyết thì xét tính đệm
của đất (thành phần cơ giới hoặc hàm lượng mùn trong đất) để điều
chỉnh lại lượng vôi đã tính cho phù hợp với thực tế.
Ví dụ: Ðất có thành phần cơ giới nhẹ và nghèo mùn chỉ cần bón
1/2 hay 2/3 lượng vôi đã tính. Ngược lại đất có thành phần cơ giới
nặng và nhiều mùn như đất phèn thì lượng vôi bón tăng 1,5 hoặc 2
lần lượng đã tính. (ta thường nói bón 1,5 hoặc 2 độ chua thuỷ phân).
6.2. Ðiều tiết phản ứng oxy hoá - khử
Eh của đất quá cao hay quá thấp đều không tốt, để điều chỉnh Eh
có nhiều biện pháp khác nhau:
+ Ðiều chỉnh độ ẩm đất, không để đất khô hạn hoặc dư ẩm trong
thời gian dài, làm cho quá trình oxy hoá và khử diễn ra hài hoà:
-Luân canh cây trồng cạn - nước theo công thức 2 lúa một màu (vụ
đông)
-Rút nước phơi ruộng, làm cỏ sục bùn: Sau khi trời mưa hoặc tưới
nước cần rút nước xới phá váng đất để đất được thoáng khí. Khi làm cỏ
phải sục bùn để oxy hoá những chất khử có tính độc, chuyển chúng ra
dạng không độc và tạo bước nhảy vọt Eh để sau đó Eh giảm xuống sẽ có
tác dụng giải phóng chất dinh dưỡng như, tăng NH4+, tăng lân dễ tiêu,
giảm chua... Vì thế nhân dân ta có câu "Công cấy là công bỏ, công làm
cỏ là công ăn".
-Cày ải sau vụ mùa đối với đất chuyên trồng lúa. Trong quá trình
phơi ải sẽ khử các chất độc như H2S, CH4, tăng cường phân giải chất
hữu cơ tăng nhiệt độ đất, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật hảo
khí, tăng Eh. Khi đổ ải (cho nước vào) Eh đất từ cao sẽ giảm xuống giải
phóng NH4+, P2O5 dễ tiêu, giảm chua do trong đất sinh ra Fe(OH)2 và
NH4OH... và như vậy đúng là "một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân". Mặt
khác nếu đất được phơi ải triệt để thì lúc đổ ải bừa rất dễ nên chất lượng
làm đất sẽ rất tốt. Ngoài ra phơi ải là quá trình oxy hoá hút nhiệt nên lúc
đổ ải sẽ toả nhiệt làm cho ôn độ đất tạm thời tăng lên cũng có tác dụng
nhất định trong quá trình sinh trưởng của lúa mới cấy trong thời tiết lạnh
của vụ đông xuân.
+ Bón phân hữu cơ và bón vôi làm tăng kết cấu đất, tăng độ tơi
xốp của đất, đất thông khí tốt thích hợp với cây trồng cạn. Bón vôi để
thay đổi pH ở đất chua vì pH ảnh hưởng đến Eh như đã nói ở trên.
+ Bón phân hữu cơ làm giảm Eh, nếu làm cỏ xới đất tiếp theo thì Eh
không giảm đột ngột.

Câu hỏi ôn tập


1. Nêu khái niệm về dung dịch đất? Thành phần và nguồn gốc dung
dịch đất? Vai trò của dung dịch đất với quá trình hình thành và
phát triển của đất cũng như độ phì của đất?
2. Nêu khái niệm về phản ứng chua của đất? Nêu các nguyên nhân
làm đất hoá chua? Phân loại các loại độ chua và cách xác định
chúng? Nêu ý nghĩa của các loại độ chua? Cách điều tiết phản
ứng chua của đất?
3. Khái niệm phản ứng kiềm của đất? Các nguyên nhân làm đất có
tính kiềm? Cách điều tiết?
4. Khái niệm về phản ứng oxy hoá khử của đất? Các yếu tố ảnh
hưởng đến Eh đất? Vai trò của hệ thống oxy hoá khử trong đất
với độ phì của đất và cách điều tiết chúng?
5. Khái niệm về phản ứng đệm của đất? Các nguyên nhân làm đất
có tính đệm? Vai trò của phản ứng đệm với độ phì của đất và
cách điều tiết?
Chương VII
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT

Pha rắn của đất được hình thành từ các chất vô cơ, hữu cơ và hữu cơ
- vô cơ. Thành phần hoá học của đất có sự khác biệt rất rõ với thành
phần hoá học của mẫu chất hay đá hình thành đất.
Ðiểm đặc biệt nhất trong thành phần hoá học của đất chính là sự tồn
tại của các hợp chất hữu cơ cao phân tử đặc trưng của đất - các hợp chất
mùn. Ðây là các hợp chất hữu cơ cao phân tử chỉ có ở trong đất có thành
phần và cấu trúc rất phức tạp, không ổn định theo thời gian.
Trong hầu hết các loại đất thành phần vô cơ chiếm tới 80-90% trọng
lượng của đất, trừ trường hợp đất chứa nhiều xác thực vật như than bùn
thì tỷ lệ này mới giảm xuống.
Trong thành phần hoá học của đất người ta tìm thấy hầu hết các
nguyên tố hoá học có trong bảng tuần hoàn của Mendeleev. Quá trình
nghiên cứu thành phần của các nguyên tố hoá học riêng biệt trong đất
bắt đầu từ cuối thế kỷ 18.

1. Thành phần hoá học của đất


Hàm lượng tương đối của các nguyên tố hoá học trong đất và
trong vỏ trái đất khá khác nhau và dao động trong một khoảng khá
rộng (bảng 7.1)
Bảng 7.1: Hàm lượng bình quân (%) của một số nguyên tố hoá học
trong đất
và vỏ trái đất (Vinôgratdov, 1949)

Nguyên Vỏ trái Đất Nguyên tố Vỏ trái Đất


tố đất đất
O 47,2 49, Mg 2,10 0,
0 6
3
Si 27,6 33, C 0,10 2,
0 0
0
Al 8,8 7,1 S 0,09 0,
3 0
8

Fe 5,1 3,8 P 0,08 0


0 ,
0
8
Ca 3,6 1,3 Cl 0,04 0
7 ,
0
1
Na 2,64 0,6 Mn 0,09 0
3 ,
0
8

Trong thạch quyển, tính theo phần trăm trọng lượng thì oxy chiếm
47,2%; silic - 27,6; nhôm - 8,8 %; sắt - 5,1 %; canxi - 3,6 %, natri và
kali - 2,6 % mỗi loại, manhê - 2,1%. Tám nguyên tố này chiếm trên 99%
thạch quyển.
Trong vỏ trái đất cũng như trong đất có 4 nguyên tố chiếm tỷ lệ lớn
nhất là O, Si, Fe, Al. Các chất vô cơ của đất có nguồn gốc từ đá nên hàm
lượng các nguyên tố hoá học tương tự như trong thạch quyển và có
những nét chung nhưng đất khác thạch quyển ở chỗ: trong đất hàm
lượng cacbon nhiều 20 lần, nitơ hơn 10 lần so với thạch quyển. Chúng
được tích luỹ trong đất do hoạt động sống của các sinh vật.
Thành phần hoá học của các loại đất khác nhau cũng khác nhau,
chúng phụ thuộc vào thành phần của đá mẹ và các quá trình hình thành
đất. Vì chất vô cơ của đất có nguồn gốc từ đất nên thành phần hoá học
và thành phần khoáng vật của đất và của đá có liên quan mật thiết với
nhau. Ðất được hình thành từ các loại đá khác nhau thì có thành phần
hoá học và thành phần khoáng vật khác nhau. Mối quan hệ này được
biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn đầu của sự hình thành đất, về sau này thành
phần hoá học và khoáng vật của đất còn chịu ảnh hưởng của các quá
trình hoá học, lý học và sinh học diễn ra trong đất. Ví dụ: silic được tích
luỹ lại trong đất nhờ tính bền vững của thạch anh về mặt lý học và hoá
học; nhôm sắt được tích luỹ trong đất nhờ quá trình Feralit ở vùng khí
hậu nhiệt đới ẩm; các nguyên tố kiềm và kiềm thổ nghèo đi trong đất và
làm cho đất chua là do tính dễ hoà tan và bị rửa trôi của chúng.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật sử dụng một số
nguyên tố có nguồn gốc từ không khí và nước là C, H, O số còn lại bao
gồm N, P, Ca, Mg, S cùng với Fe, Mn, B, Zn, Mo... lấy từ đất nên những
nguyên tố này được gọi là các chất dinh dưỡng trong đất. Ðây là cơ sở
quan trọng của độ phì nhiêu.

2. Các nguyên tố hoá học chính trong đất và khả năng cung cấp
chúng cho cây.
Các nguyên tố hoá học tồn tại trong đất trong các hợp chất khác
nhau. Dưới đây chỉ nêu ra một số nguyên tố có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình hình thành đất cũng như đối với dinh dưỡng cây trồng.
2.1. Silic trong đất
Nguyên tố silic có tỷ lệ lớn thứ 2 sau oxy (27,6%). Trong đất silic
thường gặp ở dạng thạch anh (SiO2). Ðây là loại khoáng vật bền vững
với phong hoá. Silic cũng có trong thành phần của các alumin silicat và
ferosilicat. Khi các khoáng vật này bị phá huỷ trong quá trình phong hoá
và hình thành đất silic được giải phóng ra dung dịch dưới dạng các anion
của các axit octo- và metasilisic (SiO4)-4 và (SiO3)-2, silicat natri và
silicat Kali. Một phần silic hoà tan bị rửa trôi khỏi đất một phần khác bị
kết tủa (trong môi trường axit) dưới dạng gel (SiO2.nH2O). Ðây là kết
tủa vô định hình cứng rắn, khi mất nước nó có thể chuyển thành thạch
anh thứ sinh.
Tỷ lệ SiO2 trong đất khoảng 50-70%, hàm lượng đó xấp xỉ với số
liệu bình quân của vỏ trái đất. Ở vùng khí hậu nóng ẩm tốc độ phân
giải khoáng vật nhanh gây nên sự rửa trôi silic. Sự rửa trôi silic xảy ra
ở các vùng khác nhau phụ thuộc vào tác dụng phong hoá và tính chất
của đá mẹ
2.2. Nhôm trong đất
Trong đất nhôm có trong thành phần của các khoáng nguyên sinh,
thứ sinh, phức chất hữu cơ - vô cơ và trong trạng thái bị hấp phụ (trong
đất chua). Khi các khoáng nguyên sinh và thứ sinh bị phá huỷ Al được
giải phóng ra dạng Al(OH)3 là dạng keo vô định hình, cũng có thể kết
tinh. Ở môi trường trung tính và kiềm yếu, hydroxyt nhôm bị tách ra
hoàn toàn dưới dạng kết tủa keo - đó là dạng gel (Al2O3.nH2O). Gel này
khi kết tinh chuyển thành các khoáng thứ sinh gipxit (Al2O3.3H2O) và
bơmit (Al2O3.H2O).
Trong môi trường chua với pH<5 hydroxyt nhôm trở thành dạng di
động và xuất hiện trong dung dịch dưới dạng ion Al(OH)+2 Al(OH)+.
Những ion này gây ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của thực vật.
Al2O3.3H2O là khoáng vật tích luỹ nhiều trong đất đồi núi Việt
Nam. Tỷ lệ Al2O3 trong đất khoảng 10-20% phụ thuộc vào thành phần
khoáng vật của đá mẹ, khí hậu và địa hình
Nhôm có thể kết hợp với lân trong đất tạo thành AlPO4 không tan,
đó là một trong những nguyên nhân giữ chặt lân trong đất và làm giảm
hiệu lực của phân lân khi bón vào đất chua.
2.3. Sắt trong đất:
Trong đất sắt thường gặp trong thành phần của nhóm Ferosilicat,
dưới dạng oxyt, hydroxyt, các muối đơn giản và các phức chất hữu cơ
chứa sắt.
Nguồn gốc sắt trong đất từ các khoáng vật hêmatit (Fe2O3), manhêtit
(Fe3O4), limonit (2Fe2O3.3H2O), ogit, mica đen, hocnơblen, pyrit
(FeS2)... Khi các khoáng vật bị phong hoá thì sắt được giải phóng ra
dưới dạng oxit sắt ngậm nước (công thức chung là Fe2O3.nH2O).
Sắt trong đất có thể có hoá trị 2 hoặc 3. Các muối sắt hoá trị 2 dễ
tan, một phần nhỏ bị thuỷ phân làm cho đất hoá chua. Các muối sắt 3
khó tan trong nước và cây khó hấp thu (như FePO4), tuy nhiên trong đất
lúa nước FePO4 có thể bị khử để trở thành Fe3(PO4)2 dễ tan, từ đó có thể
cung cấp lân dễ tiêu cho lúa.
Sắt là một trong những nguyên tố cần thiết cho thực vật nhưng cây
sử dụng rất ít. Thiếu sắt cây không thể tạo được chất diệp lục nhưng nếu
hàm lượng sắt di động trong đất cao thì cũng gây độc cho cây. Ở những
vùng đất có phản ứng kiềm yếu với quá trình oxy hoá diễn ra mạnh thì
cây có thể bị thiếu sắt do tính di động của nguyên tố này quá thấp.
Hàm lượng sắt trong đất khoảng 2-10% phụ thuộc vào thành phần
đá mẹ, khí hậu. Thực tế ở vùng nhiệt đới nóng ẩm đất thường chứa nhiều
sắt, thí dụ đất nâu đỏ trên bazan vùng Phủ Quỳ, Nghệ An chứa tới
2022% Fe2O3. Hàm lượng sắt trong đất còn phụ thuộc vào một số điều
kiện khác: ở điều kiện khử, Fe3+ chuyển thành Fe2+ hoà tan và bị rửa trôi
đi làm cho hàm lượng sắt tầng đất mặt giảm xuống. Ví dụ tầng đất mặt
của đất mùn alit trên núi cao Hoàng Liên Sơn chỉ có 3-5% Fe2O3, hàm
lượng Fe2O3 trong tầng đất mặt của đất xám bạc màu chỉ có 3-6% Fe2O3.
Ðất đồi núi của nước ta chứa nhiều sắt nên có kết cấu tốt, tơi xốp, có
màu nâu đỏ hoặc vàng đỏ.
2.4. Ca và Mg trong đất
Ca và Mg có trong các khoáng như canxit, đôlômit, ogit,
amphibon... Khi các khoáng vật trên bị phong hoá thì Ca và Mg được
chuyển sang dạng các muối cácbonat và bicacbonat. Các muối này kết
hợp với các chất khác trong đất để tạo thành muối clorua, nitrat, sunfat,
phosphat.
Trong đất Ca và Mg phần lớn gặp ở dạng các muối đơn giản, bị hấp
phụ trên keo đất và hoà tan trong dung dịch đất. Trong số các cation trao
đổi thì Ca chiếm vị trí hàng đầu, Mg - thứ hai. Cả hai nguyên tố này đều
là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng với cây và đóng những vai trò sinh
lý học quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cây.
Thường thì lượng canxi và manhê trong đất không thiếu đối với thực vật
nhưng ở những đất quá chua cây có thể bị thiếu Ca và Mg.
2.5. Lưu huỳnh trong đất
Trong đất tồn tại dưới dạng muối sunphat, sunphít và trong thành
phần của các hợp chất hữu cơ. Sự tích luỹ sinh học lưu huỳnh trong các
tầng đất mặt phụ thuộc vào điều kiện hình thành đất. Hàm lượng lưu
huỳnh tổng số (SO3) trong tầng mặt của đất ôn đới dao động trong
khoảng 0,01-2%. Trong đất Việt Nam hàm lượng lưu huỳnh trong đất
không cao trừ đất phèn (S >0,75%). Đất cát biển, đất đỏ bazan thuộc vào
loại nghèo lưu huỳnh.
Cây hút lưu huỳnh dưới dạng ion SO42-. Ion SO42- trong dung dịch
đất được sinh ra trong quá trình khoáng hoá các hợp chất hữu cơ có chứa
lưu huỳnh, do sự hoà tan các muối sulphat hoặc tác dụng oxy hoá các
hợp chất của lưu huỳnh. Anion SO42- bị keo đất hấp phụ yếu và trong
điều kiện khô có thể tích luỹ trong đất. Thường thì lượng lưu huỳnh
trong đất đáp ứng được đòi hỏi của cây.
2.6. Nitơ trong đất
a. Hàm lượng đạm trong đất
Ðây là nguyên tố mà cây cần nhiều nhưng đất lại chứa ít. Trong đất
Việt Nam N% chứa khoảng 0,1-0,2%, có loại dưới 0,1% như đất bạc
màu. Hàm lượng N trong đất phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng hữu cơ.
Nói chung hàm lượng mùn càng nhiều thì đạm càng nhiều (N chiếm
510% khối lượng của mùn).
b. Các dạng đạm trong đất
Ðạm trong đất được chia thành hai dạng lớn: Ðạm vô cơ và hữu cơ
* Ðạm vô cơ: lượng đạm vô cơ trong đất mặt rất ít, chỉ chiếm
1-2% của N tổng số. Ở tầng dưới N vô cơ có thể chiếm tới 30% của N
tổng số.
N vô cơ trong đất tồn tại dưới dạng NH4+, NO3-, NO2- trong đó chủ
yếu là NO3- và NH4+. Các dạng N vô cơ đều dễ tan, dễ được cây hút nên
hàm lượng của chúng trong đất thay đổi rất nhiều không những theo
mùa mà còn thay đổi giữa ngày và đêm, giữa ngày mưa và ngày nắng.
NH4+ được sinh ra do tác dụng amôn hoá của vi sinh vật đối với chất
hữu cơ chứa nitơ. Trong điều kiện hảo khí NH4+ dễ bị chuyển hoá thành
NO3- nên chỉ trong đất lúa nước NH4+ mới ổn định và được tích luỹ.
Trong đất ion NH4+ dễ bị đất hấp phụ và một phần chuyển sang
trạng thái không trao đổi (nằm trong tinh thể khoáng sét). Ion NO 3-
không bị đất hấp phụ tồn tại chủ yếu trong dung dịch đất nên rất dễ bị
rửa trôi.
* Ðạm hữu cơ:
Ðây là dạng N chủ yếu trong đất có thể chiếm tới 95% N tổng số.
Dựa vào độ hoà tan và khả năng thuỷ phân người ta chia làm 3 loại:
+ N hữu cơ tan trong nước: Gồm các axit amin tương đối đơn giản,
các hợp chất dạng muối amon (chiếm <5% N tổng số).
+ N hữu cơ thuỷ phân: protein, nucleoprotein, azazon (chiếm >50%
N tổng số). Khi ở trong môi trường kiềm, axit hoặc khi lên men chúng
có thể thuỷ phân tạo các chất tương đối đơn giản hơn và dễ tan trong
nước.
+ N hữu cơ không thuỷ phân: Chiếm 30-50% của N hữu cơ tổng số,
không hoà tan trong nước và cũng không thể dùng kiềm hay axit để thuỷ
phân.
c. Nguồn gốc của N trong đất
+ Từ tàn tích sinh vật
+ Do bón phân: Phân đạm vô cơ, phân hữu cơ (Phân chuồng, phân
bắc, phân rác, phân xanh)
+ Tác dụng cố định đạm của VSV. Dựa vào khả năng cố định N2
của các vi sinh vật có như: Azotobacte, Rhizobium, Clostridium. Ngoài
vi khuẩn ra còn có tảo lam cũng có khả năng cố định N2 tự nhiên.
+ Tác dụng của sấm sét có thể oxy hoá N trong khí quyển thành
dạng NO và NO2 sau đó các dạng N này hoà tan với nước mưa và rơi
xuống đất
+ Do nước tưới đưa vào
Việc đảm bảo về nitơ cho cây phụ thuộc vào tốc độ phân giải các hợp
chất hữu cơ. Tuy vậy, muốn có sản lượng cây trồng cao không thể
trông chờ vào lượng nitơ dự trữ trong đất cho dù đất có trữ lượng
mùn lớn mà cần phải bón thêm phân hữu cơ hoặc vô cơ chứa nitơ vào
đất vì nhu cầu về nitơ của thực vật rất lớn.
2.7. Phospho (lân) trong đất
Lân là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây trồng. Lân
đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút dinh dưỡng
và vận chuyển các chất trong cây. Cây thiếu lân sẽ sinh trưởng chậm,
cho năng suất thấp phẩm chất nông sản kém.
Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Nam khoảng 0,03-0,2%.
Giàu P nhất là nâu đỏ trên bazan và nghèo P nhất là đất bạc màu và
đất cát Dưới đây giá trị của P trong vài đất
Loại đất P2O5 %
Ðất đỏ bazan 0,15-0,3
Ðỏ nâu trên đá vôi 0,12-0,15
Phù sa sông 0,08-0,01
0,03-0,04
Hồng
Ðất bạc màu
Hàm lượng lân tổng số của đất phụ thuộc chủ yếu vào thành phần
khoáng vật của đá mẹ, thành phần cơ giới đất, chế độ canh tác và
phân bón.
Trong đất phospho có trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Phospho
có trong thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ của tàn tích sinh vật. Các
hợp chất hữu cơ chứa phospho gồm có: Phitin, axit nucleic,
nucleoproteit, phosphatit, sacarophosphat... và các vi sinh vật đất.
Nguyên tố này được tích luỹ trong đất tầng mặt nhờ sự tích luỹ sinh học,
vì vậy trong tầng đất mặt thường chứa nhiều lân hữu cơ hơn các tầng
dưới sâu. Tỷ lệ lân hữu cơ phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng mùn trong
đất và dao động trong khoảng từ 10-50% của lân tổng số.
Hợp chất vô cơ chứa phospho chủ yếu là những muối của axit
octophosphoric với Ca, Mg, Fe và Al. Trong đất phospho còn có trong
thành phần của apatit, phosphoric và vivianit, cũng như trong trạng thái
hấp phụ của anion phosphat. Apatit là nguồn gốc đầu tiên của tất cả các
hợp chất phospho trong đất. Nó chiếm tới 95% hợp chất phospho trong
vỏ trái đất. Các dạng phospho vô cơ trong đất phần lớn có tính di động
kém.
Trong đất chua (có các dạng hoạt động hoá học của sắt và nhôm)
phospho phần lớn gặp ở dạng phosphat sắt và phosphat nhôm (FePO4,
AlPO4, Fe2(OH)2PO4, Al(OH)2PO4...) hoặc liên kết với oxyt sắt, nhôm
dưới dạng hợp chất bị hấp phụ. Các loại đất chua của Việt Nam đều có
hàm lượng phosphat sắt cao. Ví dụ: đất nâu đỏ trên bazan có lượng
phosphat sắt (Fe-P) chiếm trên 80% tổng số lân vô cơ; đất vàng đỏ trên
đá phiến sét có Fe-P trên 70% tổng số lân vô cơ; đất phù sa chua và đất
phèn có Fe-P tương ứng là 48-56% tổng số lân vô cơ.
Trong đất lúa nước và đất đầm lầy có thể gặp vivianit -
Fe3(PO4)2.8H2O - màu xanh lơ. Trong đất lúa nước phosphat sắt 3 có thể
bị khử thành phosphat sắt 2 hoà tan trong nước nên cây trồng có thể hấp
thụ được.
Trong đất chua ít, trung tính và kiềm yếu phospho chủ yếu tồn tại
dưới các dạng liên kết với canxi. Các phosphat canxi thường có độ hoà
tan thấp. Theo độ hoà tan tăng dần của các phosphat canxi trong đất
chúng ta có dãy sau:
Ca5(PO4)3Cl <Ca3(PO4)2 < Ca8H2(PO4)6.5H2O < CaHPO4 <

CaHPO4.2H2O < Ca(H2PO4)2

(apatit clo)

Tỷ lệ Ca/P trong các phosphat canxi tăng lên thì độ hoà tan giảm.
Phản ứng môi trường thuận lợi cho sự hấp thu phospho là phản ứng

chua ít (pH 5,0-6,5).


2.8. Kali trong đất
Kali là nguyên tố đa lượng với cây trồng. Nó tham gia vào nhiều quá
trình sinh lý sinh hoá quan trọng của cây. Trong cây, kali thường được
tích luỹ nhiều trong thân lá. Tỷ lệ kali trong cây biến động trong khoảng
0,5-6% chất khô.
* Hàm lượng kali trong đất:
Hàm lượng kali tổng số trong đất rất khác nhau phụ thuộc chủ yếu
vào thành phần khoáng vật của đá mẹ, điều kiện phong hoá đá và hình
thành đất, thành phần cơ giới đất, chế độ canh tác, phân bón. Ðất mặn,
đất phèn, đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến mica giàu Kali (K2O tổng
số từ 2 đến 3%). đất nghèo kali là các đất xám bạc màu và một số loại
đất đỏ vàng vùng đồi núi (<0,5%). Đất Feralit trên granit chứa nhiều K
hơn Feralit trên bazan. Đất Feralit trên granit ở tỉnh Hà Giang chứa
5,67% K2O, đất Feralit trên đá bazan ở tỉnh Nghệ An chứa 1,15% K2O
(Nguyễn Vy, 1974).
* Các dạng kali trong đất
+ Kali hoà tan: có trong dung dịch đất hàm lượng rất nhỏ
+ Kali trao đổi: là các ion kali được hấp phụ trên bề mặt keo đất, nó
có thể đi vào dung dịch đất nhờ phản ứng trao đổi cation
+ Kali chậm tiêu (kali bị giữ chặt): là các ion kali nằm trong mạng
lưới khoáng sét, ít có khả năng trao đổi do đó cây khó sử dụng được
+ Kali trong khoáng nguyên sinh: Là dạng kali nằm trong lưới tinh
thể của các khoáng nguyên sinh như fenspat kali (chứa 7,5-12,5% K2O),
mica trắng (chứa 6,5-9% K2O), mica đen (5-7% K2O). Các khoáng
nguyên sinh này khi bị phong hoá sẽ giải phóng kali dưới dạng muối tan,
cây trồng sử dụng được.
2.9. Nguyên tố vi lượng trong đất
Là các nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt
động sống của cây trồng nhưng hàm lượng của chúng trong cây rất ít từ
10-3-10-5 %. Các nguyên tố vi lượng gồm có Molipden (Mo), Bo (B),
kẽm (Zn), đồng (Cu), Mangan (Mn), Niken (Ni), Coban (Co), Iod (I),
Fluor (F)...
a. Ý nghĩa của nguyên tố vi lượng
Các nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng trong các quá
trình sinh lý và sinh hoá của động thực vật. Chúng có trong thành phần
của vitamin, các men và hocmon. Sự thiếu hay thừa các nguyên tố vi
lượng trong đất đều không có lợi cho sự phát triển của thực vật dẫn đến
sự suy giảm về năng suất cũng như chất lượng nông sản. Ví dụ thiếu Bo
sự nảy mầm của hạt phấn khó khăn, bầu nhị bị hạ thấp, giảm năng suất
của hạt, giảm khả năng chống bệnh của cây. Thiếu kẽm các cây thân gỗ
thường mắc bệnh đốm lá, lá dễ rụng...
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hàm lượng
các nguyên tố vi lượng trong đất một mặt với sản lượng của cây mặt
khác với sản phẩm động vật và sức khoẻ con người.
Ðất là nguồn gốc của các nguyên tố vi lượng trong cây, trong thức
ăn của động vật và trong sản phẩm dinh dưỡng cho người. Chính vì vậy
nghiên cứu hàm lượng và sự di động của các nguyên tố vi lượng trong
đất rất cần thiết để giải quyết những vấn đề thực tiễn của trồng trọt, chăn
nuôi, thú y và y học. Nghiên cứu các quy luật phân bố các nguyên tố vi
lượng trong đất tạo cơ sở khoa học cho việc bón phân vi lượng cho cây
và bổ sung vi lượng vào nguồn thức ăn vô cơ cho động vật. b. Hàm
lượng các nguyên tố vi lượng trong đất
Trong quá trình phong hoá đá và khoáng vật và trong quá trình
hình thành đất một số nguyên tố vi lượng được tích luỹ trong đất một số
khác bị rửa trôi và mất đi từ đất. Hàm lượng trung bình của các nguyên
tố vi lượng trong đất và trong thạch quyển được nêu trong bảng 7.2
Bảng 7.2: Hàm lượng trung bình của một số nguyên tố vi lượng
trong thạch quyển và trong đất (% trọng lượng) - Theo
Vinogradov, 1949
Nguyê Thạch Ðất Nguyê Thạch Đất
n tố quyển n tố quyển
Mn 9.10-2 8,5. Cu 1.10-2 2.1
10 0
F 2,7.10 2.1 Zn 5.10-3 5.1
-2 -2 -3
0 0
V 1,5.10 1.1 Co 3.10-3 3.1
-2 -2 -4
0 0
B 3.10-4 1.1 Mo 3.10-4 3.1 0-2
0-4
Ni 8.10-2 4.1 I 3.10-5 5.1
0-2 0-4

-2
-2

Từ những số liệu của bảng trên ta thấy các nguyên tố như iốt, Bo,
đồng được tích luỹ trong trong quá trình hình thành đất, một số khác như
mangan, fluor và niken lại bị rửa trôi khỏi đất nên hàm lượng của chúng
trong đất ít hơn trong thạch quyển, một số khác thì có hàm lượng tương
đương.
Nguồn gốc chủ yếu của các nguyên tố vi lượng trong đất từ đá mẹ.
Ðất phát triển trên những sản phẩm phong hoá của đá axit (granit,
liparit) thường nghèo Ni, Co, Cu. Ðất được hình thành trên sản phẩm
phong hoá của đá bazơ (bazan, gabro) lại giàu các nguyên tố trên.
Một số nguyên tố vi lượng có thể xâm nhập vào đất cùng với các
khí của khí quyển, khói bụi của núi lửa, của các nhà máy và từ các nông
dược được sử dụng trong quá trình canh tác.
Do kết quả của quá trình hình thành đất hàm lượng các nguyên tố
vi lượng và sự phân bố của chúng trong các tầng phát sinh có khác nhau.
Mức độ khác nhau phụ thuộc và tính chất của đất, quá trình hình thành
đất và tính chất của chính các nguyên tố vi lượng. Hàm lượng trung bình
của các nguyên tố vi lượng trong một số loại đất Việt Nam được trình
bày trong bảng 7.3.
Bảng 7.3: Hàm lượng trung bình các nguyên tố vi lượng dễ tiêu
trong một số loại đất Việt Nam (mg/kg đất khô)
Lo ại đất M M Z C B

n o n u
Ðất bạc màu Vĩnh Phú 2, 0, 8, 3 0
Ðất phù sa sông Hồng 4 1 5 , ,
3 7 1
Phù sa sông Mã 1 2
1, 0, 0, 9 0
Phù sa sông Thái bình ,
6 1 5 ,
Ðất chiêm trũng Hà Nam 4 2 2
Ninh 8, 3,
1
7 0, 7 4
Ðất bạc màu Hà Bắc 0
5, 1 0, ,
Ðất phèn ,
2 0 4 8
1
Ðất mặn trung tính 0, 0
1 3, 6
2, 1 5 ,
0,
9 5 2
4, 2
0, 9 7
2 2
- 6, 0
7 ,
6 ,
-
0, 0 2
7,
1 0 2
1
0 , 0,
0, 1 1
4 0 4
1
0, , 0
1 3 ,
3 5
9
0
,
4
7
* Nguồn Nguyễn Vi, Trần Khải, 1978. Mn rút bằng H2SO4
0,1N; Mo rút bằng dung dịch Tamm (xitrat amon); Zn, Cu rút bằng
dung dịch HCl 0,1N; B rút bằng nước cất nóng.

Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hàm lượng các vi lượng trong
đất là thành phần đá mẹ, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn trong đất,
phản ứng của đất, chế độ phân bón và canh tác.
c. Các dạng của nguyên tố vi lượng trong đất
Trong đất các nguyên tố vi lượng nằm trong mạng lưới tinh thể của
các khoáng nguyên sinh và thứ sinh, trong các hợp chất vô cơ không hoà
tan (muối, oxyt và hydroxyt), trong trạng thái ion trao đổi, trong thành
phần các chất hữu cơ và trong dung dịch đất.
Sự di động của các nguyên tố vi lượng và các dạng tồn tại của
chúng trong đất chịu ảnh hưởng rất lớn của phản ứng của môi trường,
điều kiện oxy hoá khử, nồng độ khí CO2 và hàm lượng chất hữu cơ
trong đất.
Trong đất chua sự di động của Cu, Zn, Mn, Co tăng lên nhưng sự di
động cuả Mo lại giảm. B, F, và I có tính di động cao cả trong môi trường
chua và kiềm.
Hoá trị của nhiều nguyên tố vi lượng trong đất thay đổi phụ thuộc
vào điều kiện oxy hoá khử của đất. Sự thay đổi hoá trị ảnh hưởng đến
tính di động của chúng. Khi chuyển từ môi trường khử sang môi trường
oxy hoá một số nguyên tố vi lượng chuyển từ hoá trị thấp sạng hoá trị
cao, tạo thành những hợp chất khó tan hoặc không tan làm sự di động
của chúng giảm (Mn2+  Mn4+). Một số nguyên tố khác trái lại khi
chuyển lên hoá trị cao tính di động lại tăng lên (Cr3+  Cr6+; V3+  V5+).
Sự tăng nồng độ khí CO2 trong không khí đất cũng làm tăng sự di
động của một số nguyên tố vi lượng trong đất như Ba, Ni, Sr, Mn... Các
nguyên tố này có khả năng kết hợp với CO2 trong không khí đất để tạo
các muối cacbonat khó tan. Khi nồng độ CO2 trong không khí đất tăng
thì các muối cacbonat chuyển thành dạng Bicacbonat dễ hoà tan hơn và
làm tăng khả năng di động của các nguyên tố.
Các hợp chất mùn và các axit hữu cơ có phân tử lượng thấp (axit
oxalic, axit xitric, axit fomic...) có thể liên kết với các nguyên tố vi
lượng tạo nên các hợp chất dễ tan hoặc các hợp chất khó tan, cây không
sử dụng được.
Tóm lại khi nghiên cứu các nguyên tố vi lượng trong đất cần quan
tâm không chỉ hàm lượng tổng số của các nguyên tố mà còn cần phải
tìm hiểu hàm lượng các dạng di động của chúng. Ðối với các cây trồng
cụ thể cần phải tìm hiểu thêm về nhu cầu dinh dưỡng vi lượng của từng
loại cây.

Câu hỏi ôn tập

1. Tìm hiểu nguyên nhân sự sai khác về thành phần hoá học của
vỏ trái đất và của đất?
2. Nêu tên các nguyên tố chính trong thành phần hoá học của
đất? các dạng tồn tại và sự di động của chúng trong đất?
3. Nêu tên các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và trung lượng
trong đất? Hàm lượng tổng số và dễ tiêu của chúng trong đất?
4. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về các nguyên tố vi
lượng trong đất, ý nghĩa của chúng với dinh dưỡng cây trồng?
Chương VIII
THÀNH PHẦN CƠ GIỚI VÀ KẾT CẤU ĐẤT

1. Thành phần cơ giới đất


1.1. Khái niệm về cấp hạt cơ giới và thành phần cơ giới đất
Kết quả của quá trình hình thành đất đã tạo ra được các hạt đơn đất
có kích thước và hình dạng khác nhau. Những hạt đơn đất đó được gọi là
"phần tử cơ giới đất" hay còn gọi là hạt cơ giới đất. Như vậy các phần tử
cơ giới đất có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hay vô cơ- hữu cơ. Nhưng
trong đất phần lớn các hạt đất có nguồn gốc vô cơ trừ các loại đất được
gọi là đất hữu cơ (có từ 16 % cacbon hữu cơ trở lên).
Những phần tử cơ giới nằm trong một phạm vi kích thước nhất định
thì có đặc tính và thành phần hoá học khác với những hạt trong phạm vi
kích thước khác. Người ta gọi những hạt có phạm vi cùng kích thước đó
là cấp hạt cơ giới. Ta có 3 cấp hạt cơ giới cơ bản, đó là: cấp hạt cát, cấp
hạt bụi còn gọi là Limon và cấp hạt sét.
Hàm lượng các cấp hạt đựơc biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm khối
lượng. Tỷ lệ tương đối giữa các cấp hạt cơ giới gọi là thành phần cơ giới
đất hay còn gọi là thành phần cấp hạt. Dựa trên tỷ lệ của các cấp hạt đó
tên đất được gọi là đất cát,đất thịt hoặc đất sét...Nhiều khi người ta cũng
gọi là đất nhẹ, đất trung bình hoặc đất nặng.
Cũng cần lưu ý rằng, các phần tử cơ giới của đất là những hạt độc
lập riêng rẽ. Trong trường hợp các hạt cơ giới liên kết lại với nhau thì đó
là một đối tượng nghiên cứu khác được gọi là kết cấu đất hay cấu trúc
đất (structure). Vì vậy trong quá trình xác định các cấp hạt để nghiên
cứu thành phần cơ giới đất cần tách triệt để các hạt đơn đất ra bằng việc
kết hợp các phương pháp phù hợp như tán, lắc, khuấy, đun sôi, các hoá
chất phân tán.
1.2. Phân chia cấp hạt cơ giới
Tiêu chuẩn phân chia cấp hạt cơ giới của các nước trên thế giới có
khác nhau nhưng vẫn có một "mốc" chung. Tại mốc này sự thay đổi về
kích thước các hạt đất sẽ dẫn tới sự thay đổi đột ngột về tính chất đặc
biệt là tính chất vật lý của đất. Ví dụ, tính mao dẫn xuất hiện ở mốc 1,0-
2,0 mm hay mốc 0,1- 0,2 mm là mốc bắt đầu có tính dính, tính dẻo và
đất khó thấm nước. Ta có thể so sánh sự khác nhau trong việc phân chia
cấp hạt của các nước trên thế giới qua bảng 8.1.
Bảng 8.1. Cấp hạt cơ giới của Liên Xô (cũ), Bộ Nônghiệp Mỹ
(USDA),
FAO- UNESCO (mm)
Liên Xô (cũ) USDA FAO- UNESCO
Ðá cục
>250
Ðá vụn Cuội
>3 250-64
Cuội Cuội Sỏi
3-1 > 2 64- 4
Sỏi Sạn
2-1 4-2
Cát thô 1- Cát thô Cát rất thô
0,5 1- 0,5 1-2
Cát trung bình 0, 5- Cát trung bình 0, 5- Cát thô
0,25 0,25 1-0,5
Cát mịn 0,25- Cát mịn 0,25- Cát trung bình 0,5-
0.05 0.02 0,25
Cát rất mịn 0,2- Cát mịn
0,05 0,25- 0,1
Cát rất mịn 0,1-
0,05
Bụi thô 0,05- Bụi Bụi 0,05-
0,01 0,05-,005 0,002
Bụi trung bình 0,01-
0,005
Sét thô 0,005- Sét < sét <
0,0005 0,005 0,002
Sét mịn 0,0005-
0,0001
Keo <
0,0001

** Cát vật lý
> 0,01
Sét vật lý
< 0,01

** Cát vật lý là những hạt lớn hơn 0,01 mm. Khi những hạt có kích
thước như thế sẽ thể hiện rõ nét những tính chất vật lý của các hạt cát
như lắng rẽ, tính dễ thoát nước, tính mao dẫn rất bé, không có tính
trương (giãn nở) và tính co, tính dính, tính dẻo... Sét vật lý là những hạt
có kích thước < 0,01 mm. Những hạt này thể hiện rõ tính vật lý của hạt
sét như tính dẻo, tính trương, tính co, tính thấm nước kém, tính mao dẫn
lớn, lúc ướt thì dẻo quánh, lúc khô thì rắn chắc... Cũng nên lưu ý rằng sự
phân chia như trên được thực hiện trong quá trình phân tích cấp hạt, còn
trong thực tiễn áp dụng vào phân loại đất theo thành phần cơ giới thì
người ta chỉ xét theo 3 cấp hạt chủ yếu là cát, bụi và sét. Các cấp hạt chi
tiết chỉ được ứng dụng khi nghiên cứu đất ở các cấp phân vị thấp nhất
như cấp chủng của Liên Xô (cũ), cấp series của Mỹ, cấp phases của
FAO- UNESCO.
Cho đến nay ở Việt Nam vẫn áp dụng bảng phân chia cấp hạt của
Liên Xô (cũ) và một số trường hợp dùng bảng của Liên Hiệp Quốc
(LHQ) hay của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Tuy nhiên bảng của FAO-
UNESCO (1970) được áp dụng phổ biến vì hai lý do: thứ nhất, trong
thực tế phân tích cấp hạt người ta được phép đơn giản hoá số cấp hạt còn
lại 3 cấp cơ bản; thứ hai, phương pháp phân loại đất theo FAO-
UNESCO đang ngày càng được áp dụng rộng rãi. So với bảng của LHQ
năm 1927, bảng của FAO- UNESCO có một ít thay đổi, từ 7 cấp tăng
lên 11 cấp chủ yếu ở các cấp lớn hơn 2 mm.
1.3. Thành phần và đặc tính của các cấp hạt cơ giới
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy thành phần hoá học của các cấp hạt
khác nhau rất khác nhau, đặc biệt là tỷ lệ 3 nguyên tố silic, nhôm và sắt.
Ðiều này rất phù hợp với thành phần khoáng vật trong đất. Ta có thể
thấy rõ qua số liệu của N.A. Kachinxki (1970) ở bảng 8.2
Bảng 8.2. Thành phần hoá học của các cấp hạt cơ giới trong đất
rừng xám sáng

Cấp hạt Tỷ lệ các chất (%)


(mm) SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO K2O P2O5
0,05- 0,01 87,57 5,72 3,43 0,46 0,53 1,43 Vệt
0,01 82,01 7,83 4,85 0,11 0,18 1,45 Vệt
0,005
0,005 68,89 17,49 6,35 0,93 2,28 1,46 0,26
0.0001
< 0,0001 53,76 26,36 11,38 0,96 4,13 2,15 0,26
Nhìn chung cấp hạt càng mịn, tỷ lệ các nguyên tố (trừ silic) trong đó
có cả nguyên tố dinh dưỡng càng cao. Tuy nhiên các nguyên tố dinh
dưỡng N và P thì không phải lúc nào cũng tuân theo quy luật này vì bản
thân các hạt sét không chứa các nguyên tố đó. Do vậy ở những loại đất
sét ta không bón phân năng suất cây trồng rất thấp.
Ta càng thấy sự khác nhau rõ nét của các cấp hạt đất qua một số tính
chất vật lý của chúng được V.V. Okhotin và V. G. Trasuc trình bày
trong bảng 8.3.
Ta dễ dàng nhận thấy các cấp hạt từ to đến nhỏ như sau:
• Ðộ ẩm phân tử cực đại tăng dần lên
• Khả năng thấm nước giảm dần
• Cột nước trong mao dẫn tăng cao dần
• Từ 0,25 mm thì bắt đầu có tính trương (giãn nở) và tăng nhanh
• Tính co biểu hiện rất chậm và chỉ xuất hiện ở những cấp hạt bé nhất
• Từ 0,25 mm xuất hiện tính dẻo và tăng dần
Sức chống nén và sức dính chỉ xuất hiện ở các cấp hạt mịn hơn 0,01 mm
và tăng nhanh.
Bảng 8.3 lần nữa chứng minh về mốc xuất hiện các tính chất vật lý
một cách đột ngột là mốc 1,0 mm và mốc 0,01 mm và cũng ở những
mốc như vậy các tính chất hoá lý của đất có sự thay đổi nhất định.
Bảng 8.3. Tính chất vật lý của các cấp hạt cơ giới

Ðộ Ðộ Cột Giã Co Ðộ ẩm (%) Sức Sức


Cấp hạt ẩm thấ nướ n the theo chốn dính

(mm) phân m c nở o g nén cực


tử nướ mao the thể Giới tạm đại
cực c dẫn o tích Giới hạn thời ( G/c
đại (cm/ (cm) thể nặn (G/c m
(%) hạn 2
(%) s) tích đượ m2 )
chảy )
c

3,0- 2,0 0,2 0,5 0 - - -


2,0-1,5 0,7 0,2 1,5- - - - -
3,0

1 .4. Phân loại đất theo thành phần cơ giới


1,5-1,0 0,80,12 4,5 - - - -
1,0- 0,5 0,90,07 8,7 - - - -
2
0,5-0,25 1,0 0,05 20- 0 - khô khô - -
6 27 ng ng
0,25- 0,1 1,1 0,03 50 5 - dẻo dẻo - -
9
0,1- 0,05 2,2 0,00 91 6 - - -
5
0,05- 0,01 3,1 0,00 200 16 - 0 4,2
4
0,01- 15,9 - - 105 - 40 28 1,75 60
0,005
0,005- 31,0 - - 160 4,0 48 30 31,25 456
0,001
< 0,001 - - - 405 8,2 87 34 125,0 -

triển việc phân loại đất theo thành phần cơ giới đã đưa ra tiêu chuẩn cụ
thể trên cơ sở tỷ lệ tuơng đối giữa các cấp hạt. Việc phân loại đất theo
thành phần cơ giới cũng đồng nghĩa với việc gọi tên đất. Cần lưu ý rằng
phân loại đất theo thành phần cơ giới khác với việc phân loại đất (soil
classification) theo nguồn gốc và quá trình hình thành đất.
Trên thế giới có nhiều bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới
khác nhau, nhưng phổ biến nhất là bảng của Liên Xô (cũ), của USDA và
của FAO- UNESCO.Trước đây Liên Xô và LHQ thường trình bày dưới
dạng bảng để đối chiếu và phân loại đất theo thành phần cơ giới. Gần
đây FAO- UNESCO tương tự như USDA trình bày trên tam giác đều.

Trong thực tiễn sản xuất vai trò của thành phần cơ giới rất quan
trọng. Nông dân ta từ xưa đã dựa vào những nhận xét ngoài đồng ruộng
trong quá trình sản xuất để chia đất ra thành các loại: đất cát già, cát non,
thịt pha cát, thịt nhẹ, thịt nặng, đất sét, đất gan gà, đất gan trâu... Mỗi
loại đất chỉ phù hợp với một số loaị cây trồng nhất định và cần có biện
pháp canh tác thích hợp. Khi ngành thổ nhưỡng học hình thành và phát
Sau đây ta tìm hiểu các bảng phân loại đó.
Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Liên Xô dựa vào 2
cấp hạt: sét vật lý và cát vật lý và được áp dụng cho các nhóm đất
potzôn, đất thảo nguyên, đất đỏ, đất vàng, đất mặn riêng biệt. Ðây là sự
khác với bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của USDA và của
FAO- UNESCO áp dụng cho mọi loại đất không phân biệt nguồn gốc và
quá trình hình thành.
Cách sử dụng bảng này để gọi tên đất cũng rất đơn giản. Ví dụ, một
loại đất potzôn có các cấp hạt:
5 % hạt 0- 0,25 mm 20 % hạt 0,01- 0,005
mm
15 % hạt 0,25- 0,05 mm 10 % hạt 0,005-
0,001 mm
48 % hạt 0,025- 0,01 mm 60 % hạt <
0,001 mm
68 % hạt cát vật lý ( > 0,01mm) 32 % hạt sét vật lý (
< 0,01 mm)
Bảng 8.4 Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của Liên Xô
(Kachinxki, 1957)

Sét vật lý( < 0,01 mm) Cát vật lý( > 0,01 mm)

Loại đất Ðất Ðất


thảo thảo
Ðất nguyên, Ðất Ðất nguyên, Ðất
potzôn đất đỏ, mặn potzôn đất đỏ, mặn
đất đất
vàng vàng
Ðất cát rời 0- 5 0- 5 0- 5 100 95 100- 95 100
95
Ðất cát dính 5- 10 5- 10 5- 10 95- 90 95- 90 95- 90
Ðất cát pha 10- 20 10- 20 10 15 90- 80 90- 80 90- 85

Ðất thịt nhẹ 20- 30 20- 30 15 20 80- 70 80- 70 85- 80

Ðất thịt trung 30- 40 30- 45 20 30 70- 60 70- 55 80-70


bình
Ðất thị nặng 40- 50 45- 60 30 40 60- 50 55- 40 70- 60

Ðất sét nhẹ 50- 65 60- 75 40 50 50-35 40-25 60-50

Ðất sét trung 65- 80 75- 85 50 65 35- 20 25- 10 50- 35


bình
Ðất sét nặng > 80 > 85 > 65 < 20 < 15 < 35
Tra bảng 8.4, ta dễ dàng gọi tên đất này là đất thịt trung bình.
Ðể tiện lợi cho việc sử dụng USDA cũng như FAO- UNESCO đã
xây dựng tam giác đều, trên đó các phần diện tích tương ứng với những
tên đất đã được tính toán theo bảng phân lo100ạ% séti (hình 8.1 và hình
8.2).
Theo đó, ở Mỹ theo thành phần cơ giới đất có 12 tên gọi khác nhau.
1. Ðất sét
2. Ðất sét pha cát 3. Ðất sét pha limon
4. Ðất thịt pha sét và limon
5. Ðất thịt pha sét
6. Ðất thịt pha sét và cát
7. Ðất thịt pha cát
90 10
8. Ðất thịt 9. Ðất thịt 80 20
pha limon 10. Ðất % sét 70 30
1
limon 60 40
50 % limon
11. Ðất cát pha
50
2 3
40 60

12. Ðất cát 30


6
5 4 70
20 80
10 7 8 9 90
12 11 10
% cát 100
100% 90 80 70 60 50 40 30 20 10
% limon
% cát
Hình 8.1 Sơ đồ xác định thành
phần cơ giới đất của
USDA. (Harry Bucknam- Nyle
C. Brady, 1980)
Muốn xác định tên gọi của đất trên sơ đồ này, ta làm như sau: Trên
các cạnh theo chiều tăng dần của sét, limon và cát, lấy 3 điểm ứng với tỷ
lệ các cấp. Từ 3 điểm ta kẻ 3 đường thẳng song song với 3 cạnh: cát, sét
và limon. Ðiểm gặp của 3 đường ở miền nào ta có tên gọi của đất ở đó.
Ví dụ, đất A có 15 % sét + 25 % limon + 60 % cát; lần lượt ta kẻ đường
xuất phát từ 15 % sét song song với cạnh cát; từ điểm 25 % limon ta kẻ
đường thứ 2 song song với cạnh sét và từ điểm 60 % cát ta kẻ đưòng
song song với cạnh limon. Ba đường này gặp nhau tại miền số 7, ta có
tên đất là đất thịt pha cát.
Năm 1976 FAO- UNESCO có sự thay đổi nhỏ trong việc phân loại
đất theo thành phần cơ giới, kết quả được trình bày trên sơ đồ tam giác
cơ giới (hình 8.2). Tương tự, ta cũng sử dụng kỹ thuật nêu trên để tìm và
gọi tên đất theo thành phần cơ giới trong sơ đồ hình tam giác đều FAO-
UNESCO đưa ra. Theo đó đất có 6 tên gọi chính được chia thành 16 tên
phụ ứng với 16 miền trên sơ đồ

100

90 10

80 20
Sét rất
mịn
70 30
clay- sét (%)
Sét
60 40
Limon
50 Sét pha 50 (% )
Sét mịn
Hình 8.2 Sơ đồ xác định thành phần cơ giới đất
của FAO- UNESCO

1.5. Tính chất các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau và biện
pháp cải tạo
Do thành phần hoá học cũng như tính chất của các cấp hạt khác nhau
nên các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau có độ phì nhiêu khác
nhau. Từ đó việc sử dụng cũng như biện pháp cải tạo chúng đựoc áp
dụng khác nhau cho phù hợp và hiệu quả. Sau đây ta so sánh 3 loại đất
có thành phần cơ giới khác nhau: đất cát, đất sét và đất thịt.
+ Ðất cát
Là loại đất trong đó tỷ lệ cấp hạt cát lớn, có thể đạt tới 100 %. Ðất
cát có những ưu nhược điểm sau:
• Do các hạt có kích thước lớn nên tổng thể tích khe hở, lớn nhất là
khe hở phi mao quản, từ đó nước dễ thấm xuống sâu và đồng thời
cũng dễ bốc hơi nên dẫn tới đất dễ bị khô hạn.
• Trong đất cát điều kiện ôxy hoá tốt nên chất hữu cơ bị khoáng hoá
mạnh dẫn đến đất nghèo mùn.
• Ðất cát dễ bị đốt nóng vào mùa hè và cũng dễ mất nhiệt trở nên
nguội lạnh vào mùa đông, bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật phát
triển.
• Ðất cát rời rạc, dễ cày bừa giảm công làm đất, nhưng nếu mưa to hay
tưới ngập, đất thường bị lắng rẽ, bí chặt.
• Ðất cát chứa ít keo nên khả năng hấp phụ thấp, khả năng giữ nước
giữ phân (chất dinh dưỡng) kém. Vì vậy nếu bón nhiều phân tập
trung vào một lúc cây không sử dụng hết, một phần lớn bị rửa trôi do
đó gây lãng phí. Trên đất cát khi bón phân hữu cơ nhất thiết phải vùi
sâu để giảm sự "đốt cháy".
• Ðất cát thích hợp với nhiều loại cây trồng có củ như khoai lang,
khoai tây, lạc...Trong đất cát rễ và củ dễ dàng vươn xa và ăn sâu mà
không bị chèn ép. Các cây họ đậu có khả năng cộng sinh với vi
khuẩn nên cũng có thể thích ứng trên đất cát. Một số vùng đất cát
người ta còn trồng các loại: dưa hấu, dưa lê hay vừng, kê; thậm chí
cây đặc chủng như thuốc lá cũng được trồng trên đất cát.
Thực tế sản xuất trên đất cát, do cơ sở vật chất không cho phép
chúng ta cải tạo thành phần cơ giới bằng đưa sét vào. Muốn đạt năng
suất cao nhất chỉ có thể bố trí những loại cây trồng phù hợp với đất cát
đồng thời áp dụng những kỹ thuật canh tác hợp lý. Tuy vậy một số vùng
đất cát trong phẫu diện dưới tầng cát có tầng sâu(subsoil horizon) với tỷ
lệ sét cao, ta có thể cày sâu lật sét lên tầng mặt. Lúc đó nhất thiết phải
tăng cường phân bón nhất là phân hữu cơ để cải thiện được độ phì và
cho năng suất cao.
+ Ðất sét.
Ðất sét là loại đất trong đó cấp hạt sét chiếm tỷ lệ cao, ngược lại
tỷ lệ cát thấp hoặc không có. Khi xét về đất sét ta cần lưu ý đến trạng
thái kết cấu của đất. Nếu đất sét không có kết cấu hay kết cấu kém thì
có những ưu nhược điểm dưới đây:
• Hạt sét bé nên khe hở giữa chúng nhỏ dẫn đến thoát nước kém dễ bị
úng gây tác hại cho cây trồng cạn.
• Ðộ thoáng khí thấp nên dễ gây ra glây hoá, xác hữu cơ phân giải
chậm, lượng chất hữu cơ tích luỹ nhiều hơn.
• Ðất chứa nhiều sét hơn nên sức cản lớn, tính dính cao gây khó khăn
hơn cho việc làm đất.
• Do nhiều sét nên đất có khả năng hấp phụ lớn, các chất ít bị rửa trôi,
tính đệm cao
hơn. Ngoài ra độ ẩm cây héo cao hơn nhiều đã làm giảm lượng nước
hữu hiệu so với đất cát.
• Tuy nhiên, nếu đất sét chứa nhiều chất hữu cơ trở nên có kết cấu tốt
thì lại là một loại đất lý tưởng nhờ khả năng cung cấp chất dinh
dưỡng, nước, không khí được cải thiện thoả mãn cho cây trồng.
+ Ðất thịt.
Ðất thịt là loại đất có tỷ lệ của các cấp hạt cũng như các đặc tính lý
hoá học nằm trung gian giữa 2 loại đất cát và đất sét. Thường đất thịt có
mặt đầy đủ cả 3 cấp hạt cát, limon và sét. Nếu là đất thịt nhẹ thì tỷ lệ cấp
hạt cát lớn, ngược lại đất thịt nặng tỷ lệ cấp hạt cát giảm mà tỷ lệ cấp hạt
sét tăng.
Nói chung đất thịt trung bình là tốt vì vừa có những đặc tính lý, hoá
học và sinh học phù hợp cho nhiều loại cây trồng vừa dễ làm đất và
chăm bón lại có năng suất cao.
1.6. Phương pháp phân tích thành phần cơ giới
Sau khi đã áp dụng các phương pháp thích hợp để phân tán các phần

tử cơ giới, ta tiến hành tách các cấp hạt từ mẫu đất. Có 2 nhóm phương

pháp cơ sở, đó là sa lắng và dòng chảy. Thuộc nhóm thứ nhất có các

phương pháp của Atterberga, phương pháp pipet (ống hút) của Koln-

Kachinxki, phương pháp tỷ trọng kế của Bouyoucos được Cassagrande

và Proszynski cải tiến; thuộc nhóm thứ hai có phương pháp của Schony

và phương pháp của Kopexki. Gần đây người ta áp dụng phương pháp li

tâm để tách các cấp hạt bé nhất.


Hiện nay phương pháp pipet được dùng phổ biến ở Việt Nam, trong

một số trường hợp người ta cũng sử dụng cả phương pháp li tâm.

• Phương pháp pipet


Ðịnh luật sa lắng của Stockes nói rằng, tồn tại một sự phụ thuộc

giữa lực cản vật rơi trong môi trường phân tán (w) với kích thước vật

rơi, với tốc độ rơi và với độ nhớt chất lỏng.

w=6krv

(1)

Trong đó: w tính theo dyn, r theo cm, v theo cm/s và k theo g/cm/s.

Khi vật rơi trong nước lực đẩy Archimedes (F) được tính theo công

thức

F = (M - M1) g

(2)
Trong đó: M là khối lượng vật rơi lý tưởng = 4/ 3  r3 D1

D1 là tỷ trọng vật rơi r là bán kính vật rơi

M1 là khối lượng chất lỏng do vật rơi chiếm = 4/ 3  r3

D2

D2 là tỷ trọng của chất lỏng

g là gia tốc tự do = cm/s2

Thay vào công thức (2), ta có: F = 4/3  r3 (D1 - D2) g

(3)

Cân bằng công thức (1) và (3), ta có: 6  k r v= 4/3  r3 (D1 - D2) g

(4)

Giả sử: đất thịt có tỷ trọng 2,65; tỷ trọng của nước là 0, 99823 ở 20
0 2
C; độ nhớt của nước là 0,0101 g/cm/s; gia tốc rơi tự do là 981 cm/ s .
d
Sau khi biến đổi ta thu được: v = 35652 r2 = 35652

d
=r= v
35652

4 2

(5)

h
Tốc độ rơi của vật v= . Trong đó: h- chiều cao vật rơi,
t

(6)
t- thời gian vật rơi

Từ công thức vận tốc rơi v = 35652d , ta có h = 35652d suy ra:


2 2

4 t 4

h
d=2 35652t với d là bán kính vật rơi (cm)

(7)

Như vậy nếu định sẵn tại thời điểm đo nào đấy, ta sẽ thu được các

hạt rơi trong phạm vi kích thước d với giả thiết vật rơi tròn.
Phương pháp pipet chính xác đối với các cấp hạt từ 0,1 mm đến

0,001 mm. Vì thế các cấp hạt lớn hơn ta dùng phương pháp rây còn

những cấp hạt bé hơn ta nên dùng phương pháp li tâm.

 Phương pháp li tâm


Trên cơ sở định luật sa lắng của Stockes, G. Wiegner đã cải tiến

thành phương pháp ly tâm.

v = 2r D D g  h r2;
2 1 2
1 g1 = 42.n2.r1

9 k t

r=
r  9kh  22 9kh
t (D1 - D2)g1 8 n tr1 (D1 - D2)

2r  d  2 2 9 kh

2 n tr1 D1 - D2

(8)
Trong đó: d - đường kính hạt li tâm D1- tỷ trọng của đất

r - bán kính hạt li tâm D2- tỷ trọng của

nước

h - chiều cao cột nước li tâm (cm) g1 - gia tốc rơi tự

do

k - độ nhớt nước n - tốc độ quay

(vòng/ s)

t - thời gian hạt rơi (s) r1 - bán kính li tâm

2. Kết cấu đất


2.1. Khái niệm chung về kết cấu
Ta gọi một trạng thái ở đó đất có cấu tạo hạt kết (đoàn lạp-
Aggregate) đảm bảo cho cây trồng có điều kiện thích hợp về chế độ
nước, không khí và nhiệt là kết cấu đất.
Trong đất có kết cấu, tồn tại một trạng thái cân bằng, kết quả là các
khe hở và các đoàn lạp được duy trì. Ngược lại trạng thái này bị phá vỡ
thì đất mất kết cấu. Một trạng thái cân bằng như vậy chỉ có thể tồn tại ở
những môi trường thổ nhưỡng nhất định. Con người có thể tác động vào
đất thông qua những kỹ thuật canh tác thích hợp như làm đất tối thiểu,
phân bón, thuỷ lợi và đặc biệt là hệ thống cây trồng để tạo ra một trạng
thái kết cấu tốt.
Khái niệm kết cấu trong thực tế nông nghiệp được hiểu là "cấu tạo
đất có hạt kết" (có đoàn lạp). Nhưng kết cấu hiểu đúng bao gồm:
• Cấu tạo hạt kết (đoàn lạp)
• Hệ thống và độ hổng đất.
Biểu hiện bề ngoài của kết cấu đất là cấu tạo hạt kết. Ở một số loại
đất, ngay cả trong một phẫu diện đất các hạt kết (đoàn lạp) không được
hình thành, ví dụ, trong đất cát thô hay trong mẫu chất. Ðất như vậy ta
gọi là đất không hạt kết. Từ đó, ta có thể phân biệt 2 dạng cấu tạo đất
như sau:
• Cấu tạo không hạt kết (rời rạc và khối đặc).
• Cấu tạo hạt kết (cấu tạo đoàn lạp). Cấu tạo hạt kết lại chia ra cấu tạo
tự nhiên và cấu tạo nhân tạo (trong đất trồng trọt).

Hình 8.3 Ðất cấu tạo hạt kết tự nhiên


a- hạt kết hạt, b- hạt kết viên hạt, c- hạt kết cục có góc cạnh,
d- hạt kết lăng trụ, e- hạt kết hình cột và hình trụ, f- hạt kết tấm (vỉa).
Cấu tạo hạt kết tự nhiên có trong đất tự nhiên không trồng trọt như đất
rừng, đất thảo nguyên (đồng cỏ tự nhiên) hay các tầng dưới sâu của phẫu
diện đất trồng trọt. Ta có thể chia các loại hạt kết tự nhiên ra (hình 8. 3):
• hạt kết hạt
• hạt kết viên hạt
• hạt kết cục có góc cạnh
• hạt kết lăng trụ
• hạt kết khối hình trụ (cột)
• hạt kết tấm (vỉa).

Trong đất trồng trọt ở tầng canh tác có thể phân biệt các dạng hạt
kết sau (hình 8.4):  hạt kết viên hạt  hạt kết cục nhẵn cạnh
• hạt kết cục nhẵn cạnh lớn.

a b
Hình 8.4. Đất cấu tạo hạt kết nhân tạo a- hạt kết
viên hạt, b- hạt kết cục nhẵn cạnh lớn

2.2. Cấu tạo không hạt kết


Cấu tạo không hạt kết rời rạc (hạt đơn) có trong đất cát, khi các hạt
cơ giới không liên kết với nhau (hình 8.5 a). Ðất như vậy rời rạc, dễ bị
xói mòn bề mặt. Ðiển hình là các đất cát, đất xám bạc màu trên phù sa
cổ. Về lý thuyết ta có thể tạo kết cấu qua việc bón chất hữu cơ các loại
hay trồng cây họ đậu, tuy nhiên yếu tố hạn chế sự tạo thành kết cấu
chính là nước. Nước ít, xác hữu cơ bị đốt cháy, mùn được hình thành
không đáng kể. Người ta cũng đã thử nghiệm làm kết cấu nhân tạo bằng
các hợp chất tạo kết cấu. Đó là các dẫn xuất của axit acrilic. Nhưng do
không kinh tế và có thể gây ô nhiễm nên những hợp chất này cũng
không sử dụng trong thực tế.

a b
Hình 8.5. Cấu tạo đất không hạt kết
a- Các hạt rời; b- Khối đặc (không khe hở)

(H. Uggla. 1976)


Cấu tạo không khe hở (khối đặc) thường thấy ở những tầng dưới
trong đất cơ giới nặng nơi có điều kiện nước- không khí không điều hoà.
Toàn bộ khối lượng đất (có độ xốp rất bé) bao gồm các hạt liên kết chặt
chẽ với nhau, gây ra bí chặt (hình 8.5 b). Từ một khối đất, khi ta tác
động bằng một lực không thu được các hạt kết bé. Ðương nhiên tầng
mặt của đất này không thể hiện hoàn toàn cấu tạo không khe hở do ít
nhiều tồn tại một lượng hữu cơ và hoạt động sinh học.
2.3. Cấu tạo hạt kết
a. Các dạng hạt kết đất tự nhiên
Hạt kết hạt
Hạt kết hạt tồn tại trong đất giàu chất hữu cơ, và có mặt của hạt sét
và hạt limon, đặc biệt là dưới đồng cỏ, rừng tự nhiên hay đất trồng trọt
thâm canh cao. Ta có thể dễ dàng gặp dạng hạt kết này ở đất đen, đất
xám feralit hay tầng canh tác đất phù sa sông Hồng. Kích thước của
những hạt này khác nhau, có thể như hạt ngô, hạt cốc ba cạnh... Các hạt
kết khá bền trong nước. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trong quá trình trồng
trọt các hạt kết này có
thể chuyển thành dạng
viên hạt lớn khi chúng
có điều kiện liên kết lại
với nhau.
Hạt kết viên hạt
Trong đất chứa một
lượng chất hữu cơ nhất
định như đất đồng cỏ,
đất rừng tự nhiên hay đất
trồng trọt có thành phần
cơ giới thịt pha limon, pha cát, ta thường gặp loại hạt kết này. Chúng
có dáng hình tròn không theo một quy tắc nào cả, tạo ra độ hổng lớn,
có thể dễ dàng bóp ra các hạt bé hơn (hình 8.6) và thường bám vào rễ
cỏ hay rễ cây họ đậu. Ở nước ta có thể gặp loại hạt kết này ở đất phù sa
sông Hồng trồng rau, đậu hoặc đất đen cacbonat.
Hình 8.6 Cấu tạo hạt kết trong
phẫu diện đất đen
(H. Uggla. 1976)
Hạt kết cục có góc cạnh
Dạng hạt kết này thường gặp ở tầng A3 ở đất rừng hay tầng canh tác
đất phù sa. Kích thước của hạt kết có thể từ 5 đến 15 mm với các khối
đa giác khác nhau (hình 8.7).
Hình 8.7 Ðất cấu tạo hạt kết cục có góc cạnh (ảnh T. Bortkiewicz)
Cấu tạo khối lăng trụ

Các hạt kết có dạng kéo dài rõ rệt (hình 8.8). Ta thường gặp ở tầng
phía dưới phẫu diện đất có thành phần cơ giới nặng. Ví dụ, gặp ở các
tầng sâu trong đất phù sa thịt nặng, đất mặn đã được cải tạo do trồng lúa
nhiều năm, đất xám phát triển trên phiến sét... Dưới sâu phẫu diện hàm
lượng mùn ít dẫn đến các hạt kết này không có độ bền cao, dễ bị trương
và co. Kích thước của các khối lăng trụ 10-50 mm
Hình 8.8 Cấu tạo hạt kết lăng trụ (ảnh T.
Bortkiewicz)
Hạt kết khối hình trụ, cột
Những hạt kết có xu thế kéo dài theo một phía và kích thước 10- 50
mm hay hơn. Cấu tạo dạng này (hình 8.9) dễ thấy ở các tầng sâu đất phù
sa. Hạt kết hình cột khác với hình trụ ở chỗ, mặt trên hình cột gần như là
hình tròn. Hạt kết cột ta gặp trong đất mặn kiềm lục địa.
Hình 8.9. Cấu tạo hình cột dưới sâu đất mặn phát triển bột sét
(ảnh T. Bortkiewwicz)

b. Cấu tạo hạt kết tầng canh tác


Trong quá trình canh tác, cấu tạo hạt kết của đất dần dần bị thay đổi.
Chủ yếu gây ra thay đổi này là do tác dụng cơ học của dụng cụ, trâu bò...
Làm đất khi quá ẩm làm các hạt kết dính chặt với nhau và tạo nên "vai"
cày lớn. Ngược lại làm đất lúc quá khô đưa đến các hạt kết bị vỡ vụn.
Nhìn chung, làm đất quá ẩm là bất lợi và sau đó gây ra lớp đất cứng rắn
trên mặt.
Hạt kết viên hạt
Trong đất canh tác hợp lý, đạt được mức độ thuần thục nhất định,
trạng thái kết cấu có lợi cho sự phát triển của cây trồng sẽ xuất hiện mà
đặc trưng là các đoàn lạp viên hạt (kết cấu viên hạt). Các đoàn lạp này
có hình dạng và kích thước tương đối đồng nhất (hình 8.10).

Hình 8.10 Cấu tạo hạt kết viên hạt (ảnh T. Bortkiewwicz)
Những hạt này khi bóp nhẹ dễ dàng tạo ra các hạt bé hơn trên tay ta. Các
đoàn lạp này đặc trưng bởi độ xốp lớn. Vật liệu kết gắn các đoàn lạp bé
thành đoàn lạp lớn ở đây chủ yếu là chất hữu cơ và keo sét. Ðộng vật
đất, nhất là giun đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hình
thành đoàn lạp.
Hạt kết cục bé và hạt kết cục lớn
Trong đất nghèo chất hữu cơ, ngay cả khi canh tác làm đất hợp lý,
các hạt đất nhẵn cạnh, hơi tròn nhưng kém xốp được hình thành. Những
hạt kết như vậy gọi l à hạt kết cục nhẵn cạnh (hình 8.11).

A B
Hình 8.11 Cấu tạo hạt kết cục nhẵn cạnh (ảnh T. Bortkiewwicz)
A- Cục nhẵn cạnh bé B- Cục nhẵn cạnh lớn
Trong đất thành phần cơ giới nặng, làm đất quá ẩm có thể tạo ra đoàn
lạp cục nhẵn cạnh lớn. Những cục này khi làm đất phải dùng các nông
cụ có độ rung lớn mới có thể tách ra các hạt bé. Ta có thể cải thiện độ
xốp của đất có kết cấu cục bằng nâng cao hàm lượng mùn như bón phân
hữu cơ, bón vôi, trồng cây họ đậu...
2.4. Hệ thống và độ hổng đất
Một nhân tố hết sức quan trọng của kết cấu đất là khoảng trống giữa
các hạt sơ cấp (cơ giới) và các đoàn lạp. Các loại hạt thứ nhất và cả loại
hạt thứ hai có thể sắp xếp rời rạc (trong đất cát) hoặc không khe hở
(trong đất sét). Hệ thống các hạt càng tơi, độ xốp đất càng lớn. Tính chất
này phụ thuộc không chỉ vào sự sắp xếp giữa các đoàn lạp mà cả vào độ
hổng bên trong các đoàn lạp. Tính chất đặc trưng của hệ thống đoàn lạp
và cả độ hổng của chúng là dung trọng. Dung trọng càng bé thì hệ thống
càng tơi xốp. Dung trọng của đất sẽ được nói ở chương X.
Trong thực tế sản xuất nông nghiệp ta phân biệt các hệ thống đất cơ
sở và hệ thống chuyển tiếp sau đây:
• hệ thống rời rạc • hệ thống dính
• hệ thống bí • hệ thống hơi
• hệ thống rất bí bở

• hệ thống bở- dính • hệ thống bở

Hệ thống rời rạc có ở đất thiếu sự liên kết của các hạt cơ giới. Ta
gặp trong đất cấu tạo không đoàn lạp- hạt rời như trong đất cát.
Hệ thống bở đặc trưng cho đất có kết cấu là những đoàn lạp viên
hạt, xốp. Ta thường gặp ở tầng canh tác, tầng tích luỹ mùn trong đất tự
nhiên; đất có thành phần cơ giới là thịt nhẹ, thịt trung bình.
Hệ thống bở-dính có thể gặp ở các tầng dưới đất canh tác hay các
đất khác; thường là những đất có thành phần cơ giới là thịt nhẹ, thịt
trung bình hay thịt pha sét. Ðất thường có cấu tạo đoàn lạp cục góc cạnh
(khối đa mặt).
Hệ thống dính thường gặp ở những tầng sâu trong đất canh tác hay
dưới tầng tích luỹ mùn đất tự nhiên; thường là những đất có thành phần
cơ giới là thịt trung bình hay thịt pha sét. Ðất có cấu tạo đoàn lạp khối
lăng trụ. Ðất này thường thấm nước tốt nhưng khi mưa nhiều hay tưới
đẫm dễ trương lên trở thành khó thấm nước.
Hệ thống bí hay gặp ở độ sâu từ trung bình trở xuống trong phẫu
diện đất có thành phần cơ giới nặng như đất thịt pha sét hay đất sét. Các
hạt đất dính chặt vào nhau làm cho nước không thoát được. Những đất
này thường có cấu tạo không đoàn lạp nghĩa là khối đặc.
Hệ thống rất bí. Hệ thống này ta gặp ở đất rất nặng, tỷ lệ sét có thể
đạt 50-60 %. Trong đất này quá trình khử xảy rõ rệt.
Ðộ hổng của các đoàn lạp trong đất thường liên quan tới hoạt động
của hệ thống rễ cây chủ yếu là rễ nhỏ, động vật đất, vi sinh vật đất. Các
lỗ hổng bé cũng như lớn có thể nhìn thấy được trên vi mẫu lát mài (hình
8.12).
Hình 8.12 Lát mài đất có khe hở lớn rõ ràng (H. Uggla)
2.5. Sự hình thành hạt kết
a. Cơ chế hình thành hạt kết
Theo các nhà khoa học Tiurin (1936), Matson (1938), Kataraep
(1945)..., sự tạo thành hạt kết gắn liền với trạng thái ngưng tụ của keo
đất. Như vậy đất có cấu tạo hạt kết hay không chính là do keo ở trạng
thái ngưng tụ (gel) hay phân tán (sol) (hình 8.13).

Hình 8.13 Sơ đồ cấu tạo (Ðuysôphua, 1965) a-đất có


cấu tạo đoàn lạp b- đất không có cấu tạo đoàn lạp

Chúng ta biết rằng, các keo đất mang điện khi tiếp xúc với nhau sẽ
ngưng tụ. Các keo đất mang điện trái dấu hoặc cùng dấu nhưng điện thế
khác nhau chúng luôn có xu thế liên kết với nhau để trung hoà điện. Ðầu
tiên là 2 hạt keo liên kết với nhau để tạo nên hạt kết bé (cấp 1), chúng
chưa trung hoà về điện sẽ liên kết với cặp bên cạnh lập nên hạt kết lớn
hơn (cấp 2) nhưng vẫn chưa đạt trạng thái trung hoà. Tương tự như vậy
đến cấp thứ n thì hoặc đã trung hoà về điện hoặc do mối liên kết giữa hạt
cấp n và những hạt cấp 1, 2 quá yếu. Ðến đây cấp hạt thứ n không còn
khả năng tạo lập cấp hạt thứ n+1 nữa, hạt kết ổn định tại đây. Cơ chế
này được Kachinxki minh họa như trên hình 8.14.

Hình 8.14 Sơ đồ hình thành hạt kết (Kachinxki 1957)


Những vi hạt kết này được hình thành nhưng không bền vững trong
nước. Muốn hạt kết bền vững thì cần có chất kết gắn như mùn hay oxyt
sắt, nhôm.
b. Những yếu tố tạo kết cấu
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đối với sự hình thành kết
cấu, các nhà khoa học đều cho rằng có nhiều yếu tố chi phối. Sau đây ta
điểm qua những yếu tố chủ yếu đó.
 Các hợp chất mùn
Các hợp chất mùn là những keo hữu cơ đặc trưng trong đất, có khả
năng gắn các hạt đơn thành các hạt kết. Các hợp chất mùn tạo thành
màng bao bọc xung quanh các hạt đất, gắn các hạt đất lại với nhau.
Tiurin (1952) cho biết có sự ảnh hưởng trạng thái tồn tại của mùn tới kết
cấu đất như sau:
Khi kết hợp với R2O3.nH2O tự do, mùn được giữ lại bằng liên kết rất
chặt; còn với các cation trao đổi như Na+, Ca2+, Mg2+ lực liên kết yếu
hơn. Những liên kết này được ông minh hoạ như sau: Liên kết chặt:

(HO)Al O

Liên kết yếu hơn:

COO OOC

R
Si O Al(OH) (HO)Al O Si
Si O Al(OH) COO OOC Si

Si O Ca COO OOC Ca O Si
R

Si O Ca COO OOC Si Ca O

Trong đất nghèo hay thiếu cation trao đổi, các keo đất thường ở trạng
thái tự do nhiều.
• Keo sét
Theo cơ chế trung hoà về điện, bản thân các hạt sét có thể tạo ra
được kết cấu và thường chỉ tạo được hạt kết cột, tảng. Khi mất nước
chúng hình thành nên những tảng lớn do nứt nẻ. Nếu trong đất có nhiều
mùn như đất đen trên đá vôi hay đất chernozem ở Nga các vi đoàn lạp sẽ
được mùn liên kiên kết lại tạo nên hạt kết viên lớn rất tơi xốp.
• Sắt và nhôm
Các nguyên tố này có vai trò quan trọng trong sự tạo thành hạt kết ở
đất vùng nhiệt đới. Khi cation sắt và nhôm (Fe3+, Al3+) ở trạng thái kết
hợp với sét tạo phức hệ bền vững ngay cả trong trong môi trường chua.
Bản thân sắt hoà tan di chuyển đến khe hở giữa các hạt kết, khi nước
mất, oxyt sắt đã gắn các hạt đất lại kiểu như xi măng. Ðất feralit có cấu
tạo đoàn lạp viên hạt bền vững điển hình cho vai trò của sắt và nhôm.
• Canxi
Canxi đóng vai trò là cầu nối giữa keo vô cơ và keo hữu cơ tạo ra
cấu tạo đất có đoàn lạp viên hạt. Ngoài ra canxi cũng giữ vai trò xi măng
giống như sắt và nhôm. Vì vậy Kachinxki cho rằng, bón vôi là biện pháp
gây kết cấu cho đất. Với ý nghĩa tương tự bón super lân Ca(H 2PO4)2
cũng góp phần tạo nên kết cấu cho đất.
• Sinh vật đất
Người ta thấy rằng, trong quá trình hoạt động, sinh vật tiết ra các chất
có thể gắn các hạt đất với nhau. Như đã nói, giun đất giữ vai trò hết sức
quan trọng trong sự tạo thành kết cấu ở nhiều loại đất. "Phân" giun có
thể ví là những hạt kết viên hoàn hảo, nó không chỉ có kích thước để khi
sắp xếp tạo ra khoảng trống lớn trong đất mà trong các "hạt phân" cũng
chứa nhiều khe hở bé; ngoài ra, các hạt này rất giàu chất dinh dưỡng.
Chính vì thế mà người ta ví giun đất là "anh thợ cày cần mẫn". Một số
động vật như chuột chũi, dế... đào bới làm tổ và tìm thức ăn cũng góp
phần tạo ra các hạt kết làm đất thông thoáng.
• Khí hậu
Vai trò tạo kết cấu của khí hậu thông qua tác dụng của nước trong
đất. Ðất nặng bão hào nước khi khô gây nứt nẻ tạo nên những tảng đất
lớn, không khí xâm nhập được vào đất. Lớp bùn phù sa mới bồi khi khô
cũng tạo kết cấu dạng tấm. Trạng thái ẩm khi làm đất ảnh hưởng rất rõ
tới kết cấu đất. Như ta đã biết, làm đất ở trạng thái quá ẩm hay quá khô
đều gây bất lợi cho sự tạo thành kết cấu của đất.
• Canh tác
Canh tác bao hàm việc làm đất tối thiểu, chăm sóc, phân bón... để đất
trở nên tơi xốp, tái tạo các đoàn lạp. Bừa ruộng cấy lúa là trường hợp
đặc biệt, các đoàn lạp lớn bị phá vỡ hầu như hoàn toàn, các vi đoàn lạp ít
bị phá vỡ hơn nhiều. Kết quả trong đất chỉ có các vi đoàn lạp bền vững.
Tuy nhiên trạng thái này lại phù hợp cho cây lúa phát triển, đặc biệt đối
với sự bén rễ khi mới cấy. Làm cỏ, xới xáo cũng là biện pháp tạo kết cấu
cho đất. Bón phân hữu cơ là biện pháp rất hữu hiệu để tạo kết cấu, nhất
là khi kết hợp với vôi hay bột phosphorit.
2.6. Những nguyên nhân làm đất mất kết cấu
a. Nguyên nhân cơ giới
Trong quá trình canh tác, trâu bò, máy móc... thường xuyên tác động
lên lớp đất mặt. Tác dụng cơ giới này có thể làm đất mất kết cấu nhiều
khi sâu tới vài chục centimet. Như đã nói làm đất lúc quá ẩm hay quá
khô đều gây phá vỡ kết cấu, kết quả trái với mục đích của việc làm đất.
Những trận mưa đá hay mưa rào cũng có tác động gây phá vỡ kết
cấu ở lớp đất mặt.

b. Nguyên nhân lý hoá học


Nguyên nhân này chủ yếu là phá vỡ mối liên kết giữa keo vô cơ và
keo hữu cơ qua cầu nối canxi. Sự phá vỡ này theo cơ chế lý hoá học, có
thể giải thích như sau: ion hoá trị một đã thay thế ion canxi theo sơ đồ
Mùn- Ca + (NH4)2SO4  Mùn- 2NH4 + CaSO4 hay Mùn- Ca +
2NH4Cl  Mùn- 2NH4 + CaCl2
Liên kết Mùn- 2NH4 là liên kết kém bền vững do đó màng hữu cơ
bao quanh hạt đất dễ bị mất nên kết cấu bị phá vỡ.

c. Nguyên nhân sinh học


Có thể cho rằng, khi thiếu thức ăn trong đất vi sinh vật đã phá huỷ
các hợp chất hữu cơ để lấy dinh dưỡng nuôi cơ thể làm cho hàm lượng
mùn giảm xuống không còn đủ bao quanh các hạt đất như là chất xi
măng. Ngoài ra trong quá trình hoạt động sống các sinh vật nói chung
đã tiết ra các chất axit hữu cơ, CO2 vào đất, làm canxi bị hoà tan và rửa
trôi, kết quả là đất mất kết cấu.
2.7. Vai trò của kết cấu đối với đất và cây
Kết cấu có ảnh hưởng rất lớn tới các tính chất nhất là những tính chất
vật lý của đất. Chế độ nước, không khí, nhiệt và chế độ thức ăn là những
yếu tố cơ bản của độ phì nhiêu đất. Những đặc tính này ở đất có cấu tạo
hạt kết và đất cấu tạo không hạt kết khác nhau rất xa. a. Kết cấu với chế
độ nước, chế độ nhiệt trong đất
Ðất cát rời rạc không có kết cấu khi mưa hay tưới không giữ được
nước do đó cây trồng nhanh chóng thiếu nước. Ðất sét nếu không có cấu
tạo hạt kết (đoàn lạp), do vậy khả năng giữ nước trong đất chủ yếu là
nước hấp phụ, trong đất này hệ thống mao dẫn rất kém, khi mưa nước
khó thấm xuống sâu mà dễ dàng chảy tràn bề mặt. Kết quả đất vừa
không tích luỹ được nước vừa bị xói trở nên thoái hoá.
Nếu đất có kết cấu, đặc biệt là có hạt kết viên hạt, lượng nước mưa
lớn được đưa vào đất và giữ lại trong các khe hở mà chủ yếu là mao dẫn.
Khi các mao dẫn đã đầy nước, nếu tiếp tục mưa, nước ngấm sâu xuống
tầng không thấm nước tạo thành nước ngầm tạm thời. Trời nắng nước ở
lớp mặt bốc hơi, nước ngầm sẽ leo lên trong các mao dẫn đến tầng mặt
do đó cây không bị hạn.
Ðất có cấu tạo hạt kết nhất là hạt kết viên hạt sẽ chứa được nhiều
nước. Nước có những tính chất về nhiệt khác với pha rắn của đất như
tính dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng,... cao hơn do đó vào mùa đông đất sẽ
ấm, vào mùa hè đất sẽ mát là những điều kiện thuận lợi cho cây trồng
phát triển.

b. Kết cấu đất với chế độ không khí và chế độ thức ăn


Không khí và nước chiếm trong các khe hở. Tổng thể tích các khe hở
đạt được lớn nhất ở đất có cấu tạo hạt kết nhất là từ những hạt kết viên
hạt. Ở đất cấu tạo không hạt kết, tổng khe hở bé hơn nhiều lần.
Trong đất có cấu tạo không kết cấu (khối đặc), nước mưa hay nước tưới
chiếm chỗ của không khí làm cho vi sinh vật háo khí không hoạt động
được, chất hữu cơ không bị phân giải thành thức ăn nuôi cây.
Ðất này khi có đủ không khí lại thiếu nước, cây không hút được thức ăn.
Còn đất có cấu tạo hạt kết trong điều kiện tự nhiên hầu như lúc nào tỷ lệ
giữa không khí và nước điều hoà, nghĩa là trong đất dù nhiều hay ít, hai
hệ vi sinh vật yếm khí và háo khí cùng tồn tại và hoạt động. Xác hữu cơ
vừa được phân giải (khoáng hoá) vừa được tích luỹ (tổng hợp thành mùn
- mùn hoá), trong đất lại có nước để thức ăn hoà tan cho cây trồng lấy.
Ðất có cấu tạo không hạt kết (rời rạc), khả năng giữ phân và nước kém
(do khả năng hấp phụ thấp) nên hầu như luôn ở tình trạng thiếu nước,
thiếu dinh dưỡng; trong đất này vi sinh vật háo khí là chính, vì thế xác
hữu cơ bị phân giải mạnh, mùn không tích luỹ được.
Tóm lại, có thể sơ bộ rút ra một số ưu điểm của đất có cấu tạo hạt
kết tốt như sau:
• Ðất tơi, xốp, làm đất tối thiểu dễ dàng, hạt dễ mọc, rễ cây dễ phát
triển.
• Nước thấm nhanh và được giữ nhiều, hạn chế xói mòn bề mặt.
• Ðất thoáng khí, đầy đủ oxy cung cấp cho cây và các hệ vi sinh vật,
động vật đất hoạt động.
• Nước và không khí điều hoà, quá trình khoáng hoá và mùn hoá đồng
thời xảy ra nên xác hữu cơ biến thành thức ăn đầy đủ cho sinh vật
vừa được tích luỹ lại trong đất dưới dạng các hợp chất mùn.
Với những ưu điểm đó nên việc tạo cho đất có cấu tạo hạt kết bền
vững và duy trì trạng thái này cũng đồng nghĩa với việc nâng cao độ phì
nhiêu cho đất.
2.8. Biện pháp duy trì và cải thiện kết cấu của đất
Cho đến nay chủ yếu người ta vẫn dùng những biện pháp canh tác
cơ bản để duy trì và cải thiện kết cấu đất. a. Làm đất tối thiểu
Làm đất tối thiểu được hiểu là ta dùng những nông cụ cơ bản như
máy cày, máy phay, cái cày, cái bừa... để tạo ra những hạt kết theo kích
thước mong muốn. Làm đất tối thiểu hợp lý vừa duy trì được kết cấu
hiện có vừa có thể tạo ra những hạt kết ưu việt hơn. Thực tế sản xuất cho
thấy rằng, nếu làm đất khi độ ẩm thích hợp gọi là đất "vừa chín", tương
đương 60- 70% sức chứa ẩm đồng ruộng tối đa. Tuỳ theo loại cây trồng
mà ta tạo ra các hạt đất (nông dân vẫn hay gọi là cục đất) có kích thước
khác nhau, thường khoảng từ 5 mm đến 10 mm. Cũng có trường hợp tạo
các cục đất lớn hơn (50 mm) như khi trồng khoai lang trên đất phù sa
sông Hồng hay mịn như khi gieo hạt rau. Ngoài độ ẩm này, ta làm đất sẽ
gây bất lợi hoặc tạo ra các tảng, cục lớn khi đất quá ẩm hoặc tốn nhiều
công sức mà biến đất thành "bụi" khi đất quá khô.

b. Tăng cường hàm lượng mùn


Muốn nâng cao hàm lượng mùn trong đất ta cần đồng thời tăng
cường lượng xác hữu cơ như bón phân hữu cơ các loại, để lại tối đa phụ
phế phẩm cho đất như thân, cành, lá rễ, hoa quả... và tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình khoáng hoá và mùn hoá xảy ra hài hoà.

c. Thực hiện chế độ canh tác hợp lý


Rõ ràng việc luân canh, xen canh, gối vụ các loại cây trồng là một
biện pháp tốt phục hồi kết cấu cho đất. Những hệ thống cây trồng thích
hợp ngoài tác dụng tăng cường hàm lượng hữu cơ do cây để lại hoặc do
yêu cầu lượng bón cao, tác dụng cải thiện kết cấu đất một phần là do
làm đất. Theo kết quả nghiên cứu của Viện lúa Quốc tế (IRRI) thì việc
thay đổi một vụ lúa một vụ màu đã làm cho năng suất lúa tăng 12 % nhờ
sau vụ trồng màu kết cấu đất được hồi phục.
Ở đất trồng màu, quá trình chăm sóc cũng góp phần tạo kết cấu
tốt, nhất là việc phá "váng" sau khi mưa kéo dài.
Ở một số nước như Mỹ và Canada, người ta nuôi giun đất trên nền
đất giàu hữu cơ hay than bùn sau xử lý rồi đưa toàn bộ vào ruộng. Làm
như thế vừa tăng cường phân bón vừa cải thiện kết cấu cho đất nhanh
chóng.
Ngoài ra, ở một số nước tiên tiến trên thế giới, người ta dùng các
hợp chất hoá học được gọi là chất tạo kết cấu (Revut, 1971). Các hợp
chất này có khả năng gắn các hạt đơn đất với nhau thành những hạt kết
viên hoàn chỉnh. Những chất này có chung một tên gọi là Crylium. Ví
dụ: ở Mỹ dùng Vinilacetatemaleic acid, tên thương phẩm là VAMA.
CRD.186, dạng bột, màu trắng, pH= 3, khi hoà tan trong nước thì có
tính dính như hồ; ở Nga dùng Poliacryloamide (P.A.A). Trong một thí
nghiệm trên đất nâu vàng ở Trung Quốc, người ta bón P.A.A với lượng
0,01 % trọng lượng đất ở tầng canh tác thì thu được 30,1 % các hạt bền
trong nước có kích thước > 0,25 mm; khi bón 0,1 % thu được 82,9 %
cấp hạt tương ứng so với đối chứng. Tuy nhiên, do chi phí cao đồng thời
khả năng gây ô nhiễm đất chưa được kiểm chứng nên trong thực tế sản
xuất các hợp chất này không được dùng phổ biến.

Câu hỏi ôn tập

1. Nêu các khái niệm về hạt cơ giới, cấp hạt cơ giới và thành
phần cơ giới đất và giải thích cơ sở khoa học để phân chia
các cấp hạt.
2. Nêu cơ sở của phương pháp phân tích thành phần cơ giới đất
Robinson.
3. Nêu nguyên tắc gọi tên đất theo thành phần cơ giới đất.
4. Giải thích vì sao người ta cần xác định thành phần cơ giới
đất.
5. Nêu khái niệm về kết cấu đất và vai trò của kết cấu đất đối
với đất và cây.
6. Kể tên các dạng hạt kết và tên các hệ thống đất.
7. Nêu cơ chế hình thành hạt kết và những yếu tố ảnh hưởng.
8. Nêu nguyên nhân phá vỡ kết cấu đất.
9. Nêu vai trò của kết cấu đất đối với đất và cây.
10. Nêu những biện pháp duy trì và cải thiện kết cấu đất.
Chương IX
NƯỚC TRONG ÐẤT

1. Vai trò của nước trong đất


Trước hết nước tham gia vào sự phong hoá các loại đá và khoáng
vật ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành đất. Các tầng đất trong
phẫu diện được tạo ra ngoài kết quả của các quá trình hoá học, lý học,
sinh hoá học; quá trình vận chuyển vật chất do nước cũng giữ một vai
trò quyết định. Nước còn là nhân tố điều hoà nhiệt và không khí trong
đất. Các tính chất cơ lý đất như tính liên kết, độ chặt, tính dính, tính dẻo,
tính trương và co... đều do nước chi phối. Nước cũng liên quan chặt chẽ
tới sự hình thành chất mới sinh như kết von, đá ong, vệt muối.... Sự di
chuyển của nước có thể gây ảnh hưởng xấu đến độ phì nhiêu đất, vì nó
làm các chất dinh dưỡng bị rửa trôi, phá vỡ kết cấu và gây xói mòn ở
vùng đất dốc. Nhờ có nước hoà tan các chất dinh dưỡng, cây trồng và
các sinh vật khác mới hút được. Cây trồng nông nghiệp muốn tạo ra 1
gram chất khô cần phải hút từ 250 đến 1062 gram nước, tuỳ theo từng
loài và từng miền khí hậu.
Tóm lại, nước rất quan trọng đối với các quá trình hoá học, lý học,
sinh hoá học xảy ra trong đất. 2. Tính chất của nước trong đất
2.1. Cấu tạo và khả năng liên kết của phân tử nước
Ðặc tính nước có liên quan tới tính chất hoá lý của nước. Phân tử
nước bao gồm 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxy. Các nguyên tử
này sắp xếp không cân xứng, khoảng cách từ proton hydro đến proton
oxy là 0,97 Å, giữa 2 proton hydro là 1,54 Å, chúng tạo ra góc H-O-H =
1050. Từ đó phân tử nước có số proton tích điện âm bằng số proton tích
điện dương, nó là trung tính. Tuy nhiên, do trung tâm tích điện dương
được dịch chuyển về trung tâm tích điện âm, phân tử nước có momen
lưỡng cực gây ra điện trường trong vùng phụ cận của phân tử. Kết quả
phân tử nước tác động với nhau, với ion hoà tan, với điện trường của các
khoáng vật, của chất hữu cơ trong đất. Ðiện trường momen phân cực
của phân tử nước bên cạnh làm tăng lực tác động hình thành mối liên kết
hydro yếu bên trong phân tử giữa proton của nguyên tử hydro của 1
phân tử và nguyên tử oxy của phân tử khác. Tác động của lực hút yếu
hình thành nên hạt hiệu ứng làm cho các phân tử liên kết lại với nhau.
Do mối liên kết hydro yếu, các phân tử giao động nhiệt, tác động
của môi trường xung quanh nên phân tử nước ở trạng thái rắn có cấu
trúc tinh thể hoàn chỉnh nhất và do đó ổn định. Khi nhiệt độ trên 0 0C, đá
tan, liên kết hydro giảm (độ dài giữa các proton hydro lên đến khoảng
2,9Å), tỷ trọng nước tăng dần đến khi nhiệt độ đạt 4 0C. Ở trạng thái lỏng
mỗi phân tử nước có 5 hay hơn phân tử khác bao quanh bởi liên kết
hydro, cấu trúc phân tử ổn định. Chỉ có trạng thái hơi làm phân tử nước
hoàn toàn mất liên kết hydro bên trong.
Do mối liên kết cân bằng điện giữa các nguyên tử oxy và hydro của
các phân tử độc lập bền vững, hạt nhân hydro có năng lực giới hạn tiếp
nhận năng lượng nhiệt để phá vỡ lực hút với điện tích của nó và để ion
hoá tạo thành hydroxôni H3O+ với phân tử nước có liên kết hydro. Ðơn
hydroxyl (OH-) còn lại mất proton tích điện dương từ một trong số các
nguyên tử hydro tạo nên phân tử nước trung hoà, nó sẽ tích điện âm.
Phản ứng ngược chiều như sau:
2H2O  H3O+ + OH-
Ion hoá lượng nhỏ các phân tử nước; hạt tích điện này có điện trường
khác với phân cực của phân tử không phân ly. Kết quả, lượng phân ly
không lớn có ảnh hưởng đến hoạt tính của hạt tích điện (khoáng tích
điện) khi tiếp xúc với dung dịch và với rất nhiều phản ứng hoá học xảy
ra trong đất.
Hằng số điện ly (Kw) đối với phản ứng ion hoá được viết theo
phương trình:
Kw = [H]+[OH]- = 10-14
Nguyên nhân phân ly là rõ ràng, tồn tại một sự khác biệt nhỏ giữa
hoạt tính với nồng độ của các ion hydro và oxy. Xác định mức độ ion
hoá của nước được gọi là pH và bằng âm logarit thập phân nồng độ mol
ion hydro [H]+:
pH = - log10 [H]+
2.2. Tính chất của nước ở thể lỏng
 Tính chất nhiệt học và cơ học
Nước là chất lỏng đặc biệt. Nước có điểm sôi và điểm tan cao, tỷ
trọng bé, pha lỏng nặng hơn pha rắn. Nước yêu cầu nhiệt lượng lớn
được gọi là nhiệt nóng chảy. Lượng nhiệt làm nước bốc hơi còn lớn hơn
gọi là nhiệt bốc hơi. Nước có hằng số cách điện cao, tạo ra tính cách đảo
điện cao và nhiệt dung riêng lớn. Ta có thể tóm tắt một số tính chất cơ lý
trong bảng 9.1.
Bảng 9.1 Một số tính chất vật lý của nước tinh khiết

Tính chất Giá trị Ðơn vị tính Nhiệt độ


(0C)
Tỷ trọng: lỏng 0,998 g/cm3 20
rắn 0,910 g/cm3 0
hơi 1,73. 10-5 g/cm3 20
Nhiệt nóng chảy 3,34. 10-8 erg/g 0
Nhiệt bốc hơi 2,54.10-9 erg/g 20
Nhiệt dung riêng 0,999 erg/g/0C 20
Hằng số điện ly 80 20
Sức dẫn nhiệt 6,03. 103 erg/cm/s/g/0 20
C
-2
Ðộ nhớt 1,0. 10 erg/cm/s 20
Áp suất bề mặt 72,7 erg/cm2 20
William A. Jury và cs (1991)

Sức căng bề mặt và đường cong mặt trong


Khi nước tiếp xúc với hạt đất hay với không khí sẽ tạo ra mặt trong
giữa hai vật chất. Các phân tử ở gần mặt trong sẽ chịu lực tác động khác
so với những phân tử trong phạm vi cùng chất lỏng. Ví dụ, ở mặt trong
của không khí và nước, phân tử trong khối lỏng từ mặt trong ra sẽ liên
kết hydro với phân tử bên cạnh và thể hiện yếu lực kéo trực tiếp ra khỏi
nước. Vì thế phân tử ở mặt trong không khí-nước xuất hiện sức hút đi
vào dung môi làm cho mật độ các phân tử nước ở phía không khí bé hơn
phía chất lỏng. Lực hút không cân bằng đã phá vỡ liên kết hydro của các
phân tử trên mặt cong trong và tạo ra tính chất "màng" đối với bề mặt,
thể tích tăng làm căng giống như "da". Kết quả các phân tử nước đòi hỏi
năng lượng để tồn tại trên mặt cong trong. Năng lượng lớn theo đơn vị
diện tích bề mặt để giữ lại các phân tử trên mặt cong được gọi là sức
căng bề mặt. Cũng có thể định nghĩa là năng lượng tính theo đơn vị diện
tích cần có để tăng diện tích bề mặt của mặt trong hoặc là lực tính theo
đơn vị độ dài để giữ bề mặt với nhau.
Ðường cong của mặt trong nước-không khí ở thế cân bằng có quan
hệ với sự chênh lệch lực cắt ngang mặt trong. Nếu nước tinh khiết và
mặt trong là mặt phẳng ngang thì áp lực ở trên và dưới mặt là như nhau.
Khi mặt trong là đường cong, áp lực sẽ lớn hơn ở phía mặt lõm của mặt
trong do tổng hợp mà lực đó phụ thuộc vào đường kính đường cong và
áp lực bề mặt của dung môi. Ðối với mặt trong của hình cầu có đường
kính R, chênh lệch lực p giữa mặt không khí và mặt chất lỏng của mặt
trong là: p = 2

R
(1)
Trong đó: : áp lực bề mặt
Trong đó p = Pa - Pl khi đường cong của mặt trong đối với dung
môi (có nghĩa là không khí sủi bọt trong nước và p = Pl - Pa khi đường
cong mặt trong lồi về phía chất khí có nghĩa giọt nước ở trong không
khí. Hình 9.1 mô tả quan hệ giữa đường cong và chênh lệch áp suất đối
với các mặt trong khác nhau.
khÝ
chất lỏng Pkhí > Plỏng
khÝ chất lỏng Pkhí = Plỏng

khÝ chất lỏng Pkhí < Plỏng


R

Hình 9.1 Quan hệ giữa đường cong mặt trong và độ chênh lệch áp suất
trên mặt pha rắn và pha khí

• Góc tiếp xúc


Khi chất lỏng có ở trong hệ 3 pha gồm cả thể khí và thể rắn, góc đo
từ bề mặt trong rắn- lỏng đến bề mặt trong lỏng- khí gọi là góc tiếp xúc
. Khi chất lỏng hấp dẫn (được hút) đối với chất rắn mạnh hơn đối với
hấp dẫn dính giữa các phân tử chất lỏng thì góc sẽ bé và chất lỏng gọi là
"làm ướt" chất rắn. Ngược lại lực dính của chất lỏng lớn hơn nhiều so
với lực hấp dẫn hút đối với chất rắn thì góc sẽ lớn và chất lỏng gọi là
ghét chất rắn (hình 9.2).

chất khí

chất khí chất


lỏng
 `

chất lỏng
chất rắn
chất rắn

Hình 9.2 Hình biểu diễn góc tiếp xúc


a) Góc tiếp xúc bé ở đất làm ướt; b) Góc tiếp xúc lớn ở
đất "ghét" nước

• Leo cao trong mao dẫn


Khi chất lỏng tiếp xúc với ống mao dẫn hở, chất lỏng sẽ leo lên
trong ống mao dẫn. Trên bề mặt cột nước xuất hiện mặt cong trong
nước- không khí (hình 9.3).
Giả thiết mao dẫn là ống thuỷ tinh, có bán kính R. Ta có, chênh lệch áp
suất là: p = Pl - Pa = 2. Với thể tích AH, khi A = R2 là diện tích mặt

R
cắt ngang và H là chiều cao dâng lên của nước trong mao dẫn. Lúc đó:
lực đẩy lên thẳng là: Fup = pA = R2p = 2 R; lực đi
xuống là trọng lực của cột nước (Mg), khi M = w V là khối lượng nước
F down = w V = R2w Hg.
Tại trạng thái cân bằng, 2 lực bằng nhau, từ đó ta có thể tính:
H = 2δ

ρwgR

(2)
Phương trình (2) cho ta chiều cao cột nước có thể dâng lên trong mao
dẫn với bán kính R và góc tiếp xúc zero. Khi góc tiếp xúc không phải
zero, chiều cao của cột nước tới hạn sẽ bé hơn giá trị này. Trên hình 9.3,
bán kính của đường cong mặt trong r = R/ cos . Khi đó chênh lệch áp
lực là:
2δcosγ
p =

= =
R R
2δcosγ
và cân bằng lực lúc này diễn ra: H =
ρwgR

(3)
Trong trường hợp thứ 2 chiều cao cột nước bé hơn.
R


r

Gãc tiÕp xóc K h«ng khÝ



n­ í c èng thuû tinh s¹ ch

Hình 9.3. Cột nước trong ống mao dẫn

Ðến đây ta có thể kết luận rằng, đường kính mao dẫn càng bé thì cột
nước leo trong đó càng cao. Cũng cần chú ý rằng trong đất các khe hở
có kích thước và hình dạng rất khác nhau. Chỉ những khe hở liên tục và
kích thước trong giới hạn (0,1- 0,001 mm) trong đất có cấu tạo hạt kết
thì được xem là những mao dẫn. Những khe hở bé hơn giới hạn trên
không cho phép nước dâng cao vì lực hấp phụ của các hạt đất đối với
các phân tử nước lớn hơn nhiều, tuy chúng vẫn liên tục.
 Ðộ nhớt
Do các phân tử nước đứng cạnh nhau hút lẫn nhau, chúng chống lại
xu thế làm tăng số lượng của nước trong phạm vi chất lỏng khi có lực
tác động lên nó. Lực cản này được gọi là lực kéo hay lực cắt. Trên hình
9.4 trình bày thí nghiệm xác định độ nhớt của nước.
Mặt chuyển động
L ực F
V=V max

Ch ất lỏng Mặt đứng yên

Hình 9.4 Tấm nhỏ trên mặt nước được đẩy sang phải bằng lực F đạt
vận tốc tối đa
Vmax.Tốc độ tăng lên tuyến tính theo hướng y

Nước tiếp xúc với tấm khối lượng bé sẽ chuyển động với Vmax, và
nước tiếp xúc đáy không chuyển động, tạo ra sự thay đổi tuyến tính của
tốc độ nước theo chiều thẳng đứng.Tỷ số giữa lực đo bằng đơn vị diện
tích của tấm (lực tiếp tuyến theo đơn vị diện tích, hoặc lực cắt ) và
gradient tốc độ thẳng đứng cho chuyển động (phương trình Vmax / L)
được gọi hệ số độ nhớt  (những đơn vị khối lượng trên độ dài trên thời
gian):  = F / A = FL (4)

V max A AV max x
Biểu thức tổng quát của mối quan hệ giữa lực hãm và tốc độ được
gọi là định luật độ nhớt của Newton
 = F/ A = -  dV/ y
(5) khi y là mặt thẳng đứng với dòng chất
lỏng.
 Áp suất thẩm thấu
Từ chỗ các phân tử nước có momen lưỡng cực, các ion trong dung
dịch bị cuốn hút bởi điện trường xung quanh các phân tử nước độc lập
và hướng tập trung gần chúng. Tác động của sự chụm có trạng thái năng
lượng thấp hơn của nước. Nếu màng thấm đối với nước nhưng không
thấm đối với chất tan trong nước được sử dụng để tách nước sạch khỏi
dung dịch chứa ion, nước từ phía sạch của màng sẽ đi sang phía dung
dịch. Khối lượng di chuyển này sẽ tiếp tục không giới hạn trừ phi có lực
đối kháng. Nếu dung dịch được ngăn bên trong một hộp dẻo như màng
cao su, lúc đó nước đi vào hộp sẽ làm tăng thể tích và gây ra sự tăng lên
của áp suất thuỷ tĩnh, kết quả là ngừng dòng nước. Cuối cùng áp suất
thuỷ tĩnh của dung dịch cân bằng lực hút ion của nước tại điểm cân
bằng, áp suất đó được gọi là áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) . Ðối
với dung dịch loãng, áp suất này được tính gần đúng theo công thức:
 = CsRT
(6)
Trong đó  là áp suất thẩm thấu theo erg trên cm 2; Cs là nồng độ mol
trên cm2; T nhiệt độ Kelvin và R là hằng số khí (8,32. 107 erg/ mol deg).
Phương trình dùng cho tổ hợp hình thành bởi các phần tử đơn ion. Ví
dụ, dung dịch HCl có nồng độ 0,001M ở T= 3000K. Dùng công thức (6)
ta có:
 = (10-5 mol/ cm3) (300) (8,32 x 107) (erg/ mol)
= 2,5 x 104 erg/ cm3  0,25 atm.

3. Các dạng nước trong đất


Do đặc điểm cấu tạo, nước có thể liên kết với các hạt đất hay độc lập
trong các khe hở. Khi xâm nhập vào đất nó chịu tác động của nhiều lực
khác nhau như lực hấp phụ, lực thẩm thấu, lực mao dẫn và trọng lực.
Bởi vậy nước được giữ lại bằng các lực khác nhau, tạo nên nhiều dạng
nước trong đất.
3.1. Nước liên kết hoá học
Nước liên kết hoá học gồm nước cấu tạo và nước kết tinh.
Nước cấu tạo là dạng nước tham gia vào thành phần cấu tạo của
khoáng vật dưới dạng nhóm OH-. Nước này chỉ mất đi khi nung nóng
khoáng vật ở nhiệt độ cao từ 5000C trở lên, khi đó khoáng vật bị phá huỷ
hoàn toàn.
Nước kết tinh là dạng nước tham gia vào sự hình thành tinh thể
khoáng vật dưới dạng phân tử nước liên kết với khoáng vật (ví dụ thạch
cao - CaSO4; limonit - Fe2O3.3H2O). Có tài liệu cho rằng, nước kết tinh
bị mất khi nung khoáng vật từ 1050C đến 2000C. Dưới tác dụng của
nhiệt độ, các phân tử nước nước kết tinh không mất đi ngay cùng một
lúc mà mất dần theo từng bước nhảy, mỗi phân tử nước mất ở nhiệt độ
thích hợp. Ví dụ, khi nung thạch cao thì phân tử nước thứ nhất bị mất ở
1070C, còn phân tử thứ 2 mất ở nhiệt độ 1700C. Khi nước kết tinh bị mất
khoáng vật không bị phá huỷ nhưng một số tính chất vật lý thay đổi.
Nước liên kết hoá học không di chuyển. Thực vật không thể sử dụng
được dạng nước này.
3.2. Nước ở thể rắn
Khi nhiệt độ dưới 00C nước trong các khe hở chuyển sang thể rắn,
không di chuyển được và cây trồng cũng không sử dụng được.
3.3. Nước ở thể khí (hơi nước)
Bình thường nước luôn tồn tại ở thể hơi trong không khí khí quyển
và trong không khí trong đất. Giữa thể rắn, lỏng và khí tồn tại trạng thái
cân bằng tức thời. Trạng thái này phụ thuộc và ẩm độ của đất, nồng độ
dung dịch đất, nhiệt độ và hàm lượng sét. Trong đất hơi nước nằm trong
không khí, một phần bị các hạt đất giữ lại trên bề mặt bằng lực hấp phụ.
Hơi nước trong đất rất linh động và có thể di chuyển được do 2 nguyên
nhân:
• Do chênh lệch áp suất nên hơi nước di chuyển từ nơi có áp suất cao
đến nơi có áp suất thấp hơn, do đó cũng di chuyển từ nơi ẩm sang nơi
khô hơn. Khi nhiệt độ của đất hạ xuống, hơi nước di chuyển đến nơi
nhiệt độ thấp hơn. Chính nhờ khả năng di chuyển nên có sự trao đổi
tỷ lệ hơi nước giữa không khí trong đất và không khí khí quyển sát
mặt đất.
• Hơi nước di chuyển thụ động do gió thổi.
Thực vật chỉ sử dụng được khi hơi nước đã chuyển sang thể lỏng.
Thực ra hàm lượng nước ở thể hơi trong đất không nhiều, nhất là ở đất
bão hoà nước, vì lúc đó phần lớn khe hở đã bị nước chiếm.
3.4. Nước hấp phụ
Là dạng nước được các hạt đất hút và giữ lại trên bề mặt của chúng
nhờ lực hấp phụ. Lực hấp phụ bao gồm:
• Phân tử nước và nguyên tử oxy trên bề mặt hạt đất (đặc biệt là hạt
keo) hình thành liên kết Hydro. Lực hấp phụ này khá lớn, có thể đạt
hàng ngàn atmotphe, nhưng phạm vi tác động của chúng chỉ ở cự ly
ngắn.
• Do bề mặt hạt keo mang điện âm nên vành ngoài của chúng hút các
ion trái dấu và ở đó phát sinh ra điện trường tĩnh. Phân tử nước lưỡng
cực nên được hút trong điện trường đó, và giữa các phân tử nước
cũng hút lẫn nhau qua liên kết hydro. Lực hấp phụ này có khoảng
cách tác động hữu hiệu lớn hơn nên lực hút bé hơn, thậm chí chỉ đạt
vài atmotphe ở vành ngoài cùng.
Nước hấp phụ ở sát bề mặt hạt đất có đặc điểm là: tỷ trọng lớn hơn
nước bình thường (có thể đạt 1,4- 1,5), nhiệt dung bé (0,5- 0,8
Calo/cm3), không có khả năng hoà tan vật chất (như: đường, axit,
bazơ...), tính dẫn điện rất kém gần như bằng 0, điểm đóng băng rất thấp
(- 780C) và không di chuyển. Dạng nước hấp phụ này mất hẳn tính vận
động nhiệt, vì vậy trong quá trình hấp phụ giải phóng nhiệt lượng được
gọi là "nhiệt ẩm ướt".
Nước hấp phụ ở các lớp ngoài chịu lực hút nhỏ hơn, có tính chất gần
giống với nước bình thường nhưng độ nhớt của nó vẫn lớn hơn, điểm
đóng băng vẫn thấp hơn, di chuyển rất chậm, các ion ở lớp khuếch tán
của keo đất có thể được phân bố trong đó.
Lực hấp phụ nước trong đất được quyết định bởi tỷ diện hoà tan của
đất, loại keo, lượng keo và ion hấp phụ cùng với lượng chất hoà tan (vì
ảnh hưởng tới trạng thái tụ keo hay tán keo). Thành phần cơ giới càng
nặng, keo hữu cơ và keo sét loại hình 2:1 càng nhiều, keo càng phân tán
thì lực hấp phụ càng lớn, lượng nước được giữ lại càng nhiều. Hình 9.5
mô tả các dạng nước, giới hạn nước được giữ lại trong các khe hở bằng
các lực (pF) khác nhau.
Đất cát

Nước hấp phụ

Nước cây không


lấy được
Đất thịt

Hy max
Đi ểm cây héo

Nước mao
Nước cây

quản treo

Nước bão hoà


khó lấy

Nước hiệu
lực
Sức chứa ẩm
đồng ruộng
Nước thấm qua

Nước trọng lực


Nước thấm nhanh

g H 2O/100g đất

Hình 9.5 Ðường cong hấp phụ của nước trong đất cát và đất thịt
(H. Uggla)
(m là đường kính của các mao dẫn)

Nước hấp phụ chia làm 2 loại: nước hấp phụ chặt và nước hấp phụ
hờ.
• Nước hấp phụ chặt:
Là nước được giữ chặt bởi lực hấp phụ xuất hiện ở bề mặt hạt đất.
Các phân tử nước bám quanh hạt đất tạo thành các lớp mỏng, có chiều
dày bằng 2- 3 đường kính phân tử nước và chỉ di chuyển khi biến sang
dạng hơi. Khi lớp đơn phân tử nước còn đứt đoạn, chưa vây kín hạt đất
thì gọi là "nước hấp phụ bé" và có ký hiệu là Hy. Trường hợp này xảy ra
khi đất khô ở trạng thái bình thường. Nếu xác định độ ẩm lúc này ta
được độ ẩm đất khô không khí. Khi để đất khô trong không khí bão hoà
hơi nước (không khí chứa  94,2 % hơi nước), các phân tử nước bị hấp
phụ sẽ vây kín xung quanh hạt đất tạo thành một lớp đơn tử nước, được
gọi là "nước hấp phụ tối đa", có ký hiệu là Hymax. Ðối với một loại đất,
Hymax là một hằng số. Người ta thấy rằng cây chỉ có thể hút được nước
khi lượng nước trong đất gấp 1,5 lần giá trị của Hymax trở lên. Từ đó
người ta có thể tính độ ẩm cây héo bằng công thức sau:
Wc.h (%) = 1,5 Hymax
Nước hấp phụ bị mất khi ta sấy đất ở nhiệt độ 105- 1100C.
• Nước hấp phụ hờ (nước màng)
Nước màng là nước được đất giữ lại bên ngoài lớp nước hấp phụ
chặt bằng lực phân tử định hướng và do sức hút của các ion trên bề mặt
hạt đất (lực thuỷ hoá). Lớp nước này có bề dày gấp hàng chục lần đường
kính phân tử nước bao gồm nhiều lớp đơn phân tử nước. Lực giữ nước
trong trường hợp này yếu hơn nhiều so với lực giữ nước hấp phụ chặt.
Dạng nước này có thể di chuyển được từ hạt đất có màng dày sang hạt
đất có màng mỏng hơn đứng cạnh bên cho đến khi độ dày của hai màng
cân bằng nhau. Tuy nhiên sự di chuyển này là rất chậm chạp, khoảng 2,4
mm/giờ. Thực tế cây trồng không sử dụng được dạng nước này.
3.5. Nước tự do
Là dạng nước không liên kết với đất, không bị giữ chặt bằng lực liên
kết hoá học hay lực hấp phụ. Nước này di chuyển được do tác dụng của
lực mao quản hay trọng lực, từ đó được chia ra 2 dạng: nước mao quản
và nước trọng lực.
• Nước mao quản:
Nước mao quản di chuyển trong các ống mao quản có đường kính
bé, theo các hướng khác nhau, và cây trồng dễ dàng hút được nước này.
Tính chất vật lý và hoá học của dạng nước mao quản hoàn toàn giống
nước tự do, nó bị giữ lại bởi lực bé, chỉ khoảng mười lăm atmotphe đến
một vài phần trăm atmotphe. Nước mao quản di chuyển dễ dàng nhất
trong các mao quản đường kính khoảng 0,002- 0,850 mm ( = 0,2- 8,5
m) Nếu ống mao quản bé hơn 0,002 mm thì chứa đầy nước hấp phụ,
làm cho sự di chuyển của nước trong mao quản gặp khó khăn. Nước
mao quản có thể nối liền với nước ngầm và thường xuyên được nước
ngầm cung cấp gọi là "nước mao quản leo". Khi mạch nước ngầm ở quá
sâu hoặc hạn hán lâu ngày nước ngầm không tồn tại, nước trong mao
quản không được nước ngầm cung cấp ta gọi là "nước mao quản treo".
Nước mao quản là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng, vì
thế cần bảo vệ và nâng cao hàm lượng nước này trong đất bằng các biện
pháp phù hợp như bón phân hữu cơ tạo kết cấu, tăng cường xới xáo, che
phủ chống bốc hơi nước...
• Nước trọng lực
Là nước ngấm sâu khi mưa, khi tưới hay từ nguồn nước khác, dưới
tác động của trọng lực và di chuyển nhanh trong các khe hở lớn và
đọng lại trên một tầng đất không thấm nước đó là nước ngầm. Nước
ngầm được chia ra thành 2 loại: nước ngầm tạm thời và nước ngầm
vĩnh cửu. - Nước ngầm tạm thời là nước được đọng lại ở độ sâu
nhất định (không lớn lắm), tầng đất này được gọi là tầng chứa nước.
Ngoài địa hình, nó còn phụ thuộc khá chặt chẽ vào thời tiết. Nếu mưa
nhiều thì mạch nước ngầm dâng lên cao, ngược lại hạn hán lâu ngày thì
mạch nước ngầm hạ xuống sâu thậm chí không tồn tại.
- Nước ngầm vĩnh cửu là nước nằm giữa 2 tầng đất không thấm
nước. Dạng nước này không phụ thuộc vào thời tiết mà phụ thuộc vào
địa hình, địa mạo và đá mẹ... Muốn khai thác nước ngầm vĩnh cửu ta
phải khoan sâu hàng chục hoặc hàng trăm mét.
Nhìn chung cây trồng ít sử dụng được nước trọng lực vì nó di
chuyển đi xuống quá nhanh. Tuy nhiên nếu nước ngầm tạm thời nằm
không quá sâu thì nó trở thành nguồn cung cấp nước dưới dạng nước
mao quản leo. Khi nước ngầm tạm thời nằm nông, chiếm đầy các khe hở
trong đất lâu ngày thì gây ra hiện tượng yếm khí, có hại cho cây trồng và
các sinh vật hữu ích khác.
4. Khái niệm năng lượng của nước trong đất
Sự tồn tại và di chuyển trong đất, hút và vận chuyển trong cây, sự
mất vào không khí của nước đều là những hiện tượng có liên quan tới
năng lượng. Các loại năng lượng khác nhau đều liên quan với nhau, bao
hàm cả động năng và thế năng. Ðộng năng là nhân tố rất quan trọng tạo
ra dòng chảy mãnh liệt của dòng sông, nhưng di chuyển của nước trong
đất rất chậm chạp nên thành tố động năng thường dễ bị bỏ qua còn thế
năng trở nên có ý nghĩa. Thế năng hết sức quan trọng trong việc xác
định trạng thái và sự di chuyển của nước trong đất. Ðể đơn giản hoá,
trong mục này ta dùng thuật ngữ năng lượng dành cho thế năng.
Khi xem xét năng lượng, ta cần phải hiểu rằng tất cả các vật chất
bao gồm cả nước di chuyển hay biến đổi là thay đổi trạng thái năng
lượng từ cao sang thấp. Vì thế, nếu biết các mức năng lượng chính xác
ở các điểm khác nhau trong đất, ta có thể đoán trước được hướng di
chuyển của nước. Ðó là sự chênh lệch mức năng lượng từ vị trí tiếp xúc
đến các vị trí khác gây tác động tới sự di chuyển của nước.
4.1. Các lực tác động thế năng
Trong thảo luận nêu ở phần trên, cấu trúc và đặc tính của nước đã
đưa ra 3 yếu tố rất quan trọng tác động đến mức năng lượng của nước
trong đất. Thứ nhất, sự xâm nhập hay sự lôi kéo nước vào thể rắn của
đất (matrix) gây ra do lực matric (liên quan đến sự hấp phụ và mao dẫn)
làm giảm trạng thái năng lượng của nước ở bề mặt hạt đất một cách rõ
ràng. Thứ 2, sự lôi kéo nước đối với các ion và các chất tan khác, kết
quả tạo ra lực thẩm thấu, dẫn đến làm giảm trạng thái năng lượng của
nước trong dung dịch đất. Di chuyển của nước sạch qua màng bán thẩm
thấu vào dung dịch biểu hiện trạng thái năng lượng thấp của dung dịch.
Thứ 3, chủ yếu là trọng lực tác động lên nước, luôn luôn kéo nước đi
thẳng xuống. Mức năng lượng của nước trong đất tại một độ cao nào đó
trong phẫu diện là cao hơn của nước ở độ cao thấp hơn. Sự chênh lệch
mức năng lượng tạo ra dòng đi xuống.
4.2. Thế năng của nước trong đất
Sự chênh lệch mức năng lượng của nước từ một điểm hay một điều
kiện so với điểm khác hay điều kiện khác (nghĩa là trong đất khô hay đất
ướt) quyết định hướng, tỷ số nước di chuyển trong đất và trong cây.
Trong đất ướt phần lớn nước được giữ lại trong khe hở lớn hoặc trong
màng nước dày quanh hạt đất. Do đó các phân tử nước không bám chặt
và không phủ kín hạt rắn (matrix). Ở điều kiện này các phân tử nước di
chuyển tự do, vậy mức năng lượng của chúng gần tương đương mức
năng lượng của các phân tử trong nguồn nước sạch (tinh khiết) bên
ngoài đất. Trong đất khô, nước tồn tại trong các khe hở bé và trong các
màng nước mỏng, và vì thế được các hạt đất giữ chặt. Như vậy trong đất
khô các phân tử nước di chuyển khó khăn, mức năng lượng của chúng
thấp hơn nhiều so với nước trong đất ướt. Nếu mẫu đất khô tiếp xúc với
mẫu đất ướt, nước sẽ di chuyển từ mẫu ướt (trạng thái năng lượng cao
hơn) sang mẫu khô (trạng thái năng lượng thấp hơn).
Xác định mức năng lượng tuyệt đối của nước ở trong đất là rất khó,
đôi khi không thể. Rất may, ta không nhất thiết phải biết mức năng
lượng tuyệt đối của nước để có thể dự đoán trước di chuyển như thế nào
trong đất và trong môi trường. Tuy nhiên, giá trị tương đối năng lượng
của nước trong đất là cần thiết. Thường thường trạng thái năng lượng
của nước trong đất tại vị trí quan tâm trong phẫu diện được so sánh với
nước ở trạng thái sạch có áp suất và nhiệt độ chuẩn không chịu ảnh
hưởng của đất và được đặt ở độ cao tham chiếu. Sự chênh lệch mức
năng lượng giữa nước sạch ở trạng thía tham chiếu và nước trong đất
được gọi là thế nước trong đất (xem thêm hình 9.5), thuật ngữ thế
giống như thuật ngữ áp suất ám chỉ sự chênh lệch trạng thái năng lượng.
Nếu tất cả giá trị của thế nước được xem xét có điểm tham chiếu
chung (trạng thái năng lượng của nước sạch) sự chênh lệch thế của
nước ở 2 mẫu đất trong thực tế sẽ phán ánh sự chênh lệch mức năng
lượng tuyệt đối của chúng. Ðiều này có nghĩa là nước sẽ di chuyển từ
vùng đất có thế nước cao sang vùng có thế nước thấp hơn.
Thế nước trong đất liên quan tới một số lực, mà mỗi một trong số
đó là thành tố của thế tổng thể t của nước trong đất. Các thành tố này
liên quan tới chênh lệch mức năng lượng do lực trọng trường, lực
matric, thuỷ lực hỗn hợp, lực thẩm thấu và chúng được gọi là thế trọng
lực (g), thế matric (m), thế ngập nước và thế thẩm thấu (o). Quan hệ
tổng quát của thế nước trong đất với các mức năng lượng được biểu
diễn trên hình 9.6 và theo phương trình:
t = g + m + o +....... *
(7)
* các dấu chấm (...) hàm ý là các thế thành phần khác chưa đưa
vào đây

Hính 9.6 Quan hệ giữa thế năng của nước sạch ở trạng thái tham
chiếu tiêu chuẩn
(áp suất, nhiệt độ và độ cao và nước trong đất) (N.C.
Brady, R.R. Well)
ăng lượng cao hơn

Thế năng của nước trong đất ở


ếu chuẩn

mức cao hơn trạng thái tham


chiếu chuẩn
Dương

+
ham chi

Thế
Trên hình, nếu nước trong đất chứa muối và các chất tan khác, sức
hút tương hỗ giữa các phân tử nước và các hoá chất đó sẽ làm giảm thế
năng của nước, mức giảm đó được gọi là thế thẩm thấu. Tương tự,
tương tác giữa các hạt rắn (matrix) và các phân tử nước cũng làm giảm
thế năng của nước. Từ đó cả hai tương tác làm giảm mức thế năng của
nước so với của nước sạch, sự thay đổi mức năng lượng (thế thẩm thấu,
thế matric) của cả 2 là âm. Ngược lại, sự chênh lệch năng lượng có liên
quan tới trọng lực (thế trọng lực) là luôn luôn dương. Ðiều này được tạo
ra do độ cao tham chiếu của nước sạch được thiết kế tại điểm có chủ
định trong phẫu diện bên dưới nước trong đất. Rễ cây gắng sức làm di
chuyển nước từ đất ẩm thì phải vượt qua cả 3 lực hợp lại.
Thế trọng lực
Lực của trọng trường tác động lên nước cũng giống như lên các vật
khác, lực này hướng vào tâm trái đất. Thế trọng lực g của nước có thể
biểu diễn theo toán học là:
g = gh
(8)
Nơi g là gia tốc, h là chiều cao của nước trong đất bên trên độ cao
tham chiếu. Ðộ cao nước tham chiếu thường được chọn trong phạm vi
phẫu diện hoặc tại ranh giới dưới để đảm bảo rằng thế trọng lực trên
điểm tham chiếu sẽ luôn luôn dương.
Sau mưa hoặc tưới, trọng lực giữ vai trò rất quan trọng đối với sự
di chuyển của nước từ tầng trên và đối với sự động nước ngầm phía dưới
phẫu diện.
Thế áp suất (bao gồm thế ngập nước và thế matric)
Thành tố này được xem là kết quả của tác động lên thế nước của
tất cả các nhân tố ngoài trọng lực và các mức hoà tan. Nó bao hàm
chung nhất (1) áp suất thuỷ lực dương (positive) liên quan trọng lượng
nước trong đất bão hoà và dung môi, và (2) áp suất âm liên quan tới lực
hút giữa nước và thể rắn hay matrix.
Áp suất thuỷ lực tăng lên đến giới hạn thường được gọi là thế
ngập nước sr, thành tố mà chỉ được thể hiện đối với nước trong vùng
bão hoà nằm dưới mặt nước ngầm. Ðã có người nhảy xuống đáy bể bơi
để nhận thấy áp suất thuỷ lực đè lên màng nhĩ.
Sự hút kéo nước đến bề mặt pha rắn làm tăng thế matric mr mà
luôn đạt giá trị âm do nước bị các hạt đất hút có trạng thái năng lượng
thấp hơn so với của nước sạch. (Những áp lực âm này đôi khi được xem
là sức hút hoặc sức căng). Thế matric tồn tại trong đất không bão hoà
bên trên mạch nước ngầm trong lúc thế ngập nước xảy ra đối với nước
trong đất bão hoà hoặc nằm dưới mạch nước ngầm (hình 9.7).
Trong khi mỗi một áp lực này là đáng kể ở mỗi điều kiện đồng ruộng cụ
thể, thì thế matric mr là kết quả từ hiện tượng xâm nhập (hay hấp
phụ) và mao dẫn, ảnh hưởng tới sự duy trì ẩm tốt nhất khi nước di
chuyển. Ðộ chênh lệch giữa thế m của 2 vùng đất kế nhau tăng cường
sự di chuyển của nước từ vùng ẩm (trạng thái năng lượng cao) đến vùng
khô (trạng thái năng lượng thấp) hay từ khe hở lớn đến khe hở bé. Tuy
nhiên, sự di chuyển này rất chậm, nhưng rất quan trọng nhất là đối với
việc cung cấp nước cho cây.
Th ế áp suất

Chi ều
Th ế matric
sâu
phẫu có giá trị âm
diện Mực nước ngầm

Th ế ngập
nước có
giá trị
dương

Hình 9.7. Thế matric và thế ngập nước (N.C. Brady, R.R. Weil)

Trên hình, cả 2 thế matric và thế ngập nước đều là thế áp suất góp
phần vào thế tổng thể của nước. Thế matric luôn luôn âm, thế ngập nước
luôn luôn dương. Khi nước trong đất không bão hoà nằm trên mạch
nước ngầm (đỉnh của vùng bão hoà) chịu ảnh hưởng của các thế matric.
Nước ở dưới mạch nước ngầm trong đất bão hoà chịu ảnh hưởng của thế
ngập nước. Trong ví dụ này thế matric giảm tuyến tính tới điểm bên trên
mạch nước, rõ ràng nước dâng lên bằng lực hút mao dẫn từ mạch nước
là nguồn cung cấp duy nhất trong phẫu diện. Mưa hay tưới có sự đổi
khác hoặc đường cong trở nên rõ ràng, nhưng không thay đổi quan hệ cơ
bản đã được mô tả. Thế matric lại là quan trọng ở tất cả các đất không
bão hoà vì ở đây có sự tương hỗ đồng thời giữa các pha rắn và nước. Sự
di chuyển của nước trong đất, khả năng cung cấp nước cho cây, và các
dung dịch đối với nhiều vấn đề kỹ thuật cần được xác định để mở rộng
nghiên cứu bằng thế matric. Như vậy thế matric sẽ được chấp nhận là
mối quan tâm trước hết, tiếp theo là thế trọng lực và thế thẩm thấu.
Thế thẩm thấu
Thế thẩm thấu o biểu hiện sự có mặt của chất tan trong dung dịch
đất. Các chất tan này có thể là chất vô cơ hay chất hữu cơ. Sự có mặt của
chúng làm giảm thế năng của nước, cơ bản do giảm sự di động tự do của
các phân tử nước bao quanh các ion hay phân tử chất tan. Nồng độ chất
tan càng cao thì thế thẩm thấu càng thấp. Lúc nào cũng vậy, nước sẽ di
chuyển đến nơi mức năng lượng của nó thấp hơn, trong trường hợp này
nước đi chuyển đến vùng có nồng độ chất tan cao hơn. Tuy nhiên, nước
thể lỏng sẽ di chuyển trong mối quan hệ tới sự chênh lệch thế thẩm thấu
(quá trình được gọi là thẩm thấu) chỉ khi có màng bán thẩm thấu giữa 2
vùng thế thẩm thấu cao và thấp cho phép nước đi qua nhưng ngăn cản sự
di chuyển của chất tan. Nếu không có màng, chất tan lại khác với nước,
nói chung là di chuyển để cân bằng nồng độ.
Vì các vùng đất nhìn chung không bị ngăn cách bằng màng, thế
thẩm thấu o ảnh hưởng nhỏ đến khối lượng di chuyển của nước. Ảnh
hưởng chính của nó là sự hút nước qua tế bào rễ cây được ngăn cách với
dung dịch đất bởi màng tế bào bán thẩm thấu. Ở đất có nhiều muối tan
thế thẩm thấu o là thấp hơn (có giá trị âm lớn hơn) so với trong tế bào
rễ. Ðiều này dẫn đến sự kìm hãm việc lấy nước của cây. Trong đất quá
nhiều muối thế thẩm thấu của nước trong đất thấp đến nỗi gây ra hiện
tuợng chảy dịch (plasmolyze) ở cây non khi nước di chuyển từ tế bào ra
vùng đất có thế thẩm thấu thấp hơn.
Sự di chuyển tự nhiên của các phân tử nước gây ra do một số thoát
khỏi thể lỏng đi vào không khí và trở thành hơi nước. Từ đó, sự có mặt
của muối tan chống lại sự di chuyển của nước, số phân tử phân tử nước
thoát sẽ ít hơn khi nồng độ chất tan của nước tăng. Vì thế áp suất hơi
nước sẽ thấp hơn ở không khí trên vùng nước mặn so với ở không khí
trên vùng nước sạch. Bằng sự ảnh hưởng của áp suất hơi nước, o tác
động đến sự di chuyển hơi nước trong đất.
4.3. Các phương pháp biểu diễn mức năng lượng
Một số đơn vị có thể được sử dụng để biểu diễn sự chênh lệch mức
năng lượng của nước trong đất. Thứ nhất là chiều cao cột nước (thường
là centimet) mà trọng lượng của nó tương đương với thế dưới điều kiện
nghiên cứu. Ta luôn gặp nội dung biểu diễn này từ độ cao h trong
phương trình mao dẫn cho ta biết thế matric của nước trong mao dẫn.
Ðơn vị thứ 2 là áp suất không khí tiêu chuẩn tại mực nước biển có giá trị
760 mm thuỷ ngân hoặc 1020 cm nước. Ðơn vị này được gọi là bar
tương đương với áp suất không khí tiêu chuẩn. Năng lượng cũng có thể
biểu diễn theo đơn vị khối lượng (junes/ kg) hoặc đơn vị theo thể tích
(newtons/ m2). Trong hệ các đơn vị Quốc tế (SI), 1 pascal (Pa) tương
đương 1 newton tác động trên một diện tích 1 m2. Ở đây ta dùng Pa hoặc
kilopascals (kPa) để biểu diễn thế của nước trong đất. Bảng 9.2 trình bày
giá trị tương đương trong các phương pháp chung biểu thị thế của nước
trong đất.
Bảng 9.2. Tương đương gần đúng trong phạm vi biểu diễn thế
nước của đất

Chiều cao cột Thế của nước trong Thế của nước trong
nước, cm đất, bar đất, kPa*
0 0 0
10,2 -0,01 -1
102 -0,1 -10
306 -0,3 -30
1.020 -1,0 -100
-1.500
15.300 -15
31.700 -3.100
-31
102.000 -10.000
-100
* Ðơn vị hệ SI kilopascal (kPa) tương đương với 0,01 bar
4.4. Ðo thế năng nước trong đất
Hiện nay có một số phương pháp xác định thế năng của nước trong
đất. Các phương pháp này dùng những dụng cụ khác nhau và đo được
các dạng thế với giá trị khác nhau. Ví dụ: "ẩm kế nhiệt kép" để đo tổng
thế thẩm thấu và thế matric (mà ở mức đó thế nước trong rễ cây phải lớn
hơn cây mới lấy được nước), "Ẩm kế nhiệt kép" đo được thế với lượng
nước bé và đạt mức chính xác  5 kPa; Phương pháp dùng Tensiomet
đo được thế có giá trị -80 đến 85 kPa; Phương pháp dùng "Màng áp
suất" có thể đo được thế matric rất thấp như là -10.000 kPa chẳng hạn....
Sau đây giới thiệu 2 trong số đó.
 Phương pháp dùng "Tensiomet".
Ðộ vững chắc giữ nước trong đất được biểu diễn theo thế năng của
nước . Tensiometer ngoài đồng ruộng là dụng cụ để đo sức hút hay sức
căng. Tensiometer là ống đầy nước được bịt kín phía dưới bằng cốc sứ
có lỗ, đầu trên được bịt kín hoàn toàn (hình 9.8). Ðặt tensiomet vào
trong đất, nước trong tensiometer sẽ di chuyển qua lỗ trên cốc sứ vào
vùng sát cạnh đó cho đến khi thế của nước trong ống và trong đất cân
bằng nhau.
Khi nước đi xuống,
khoảng trống đầu trên sẽ
tăng lên, có thể đo được bằng đồng hồ (gauge) hộp chấn lưu điện
tử. Nếu mưa hay tưới làm ướt đất, nước sẽ đi ngược vào tensiomet

Đồng hồ đo Buồng chân không


Nước

làm giảm thể tích khoảng


trống hoặc sức căng được
ghi trên đồng hồ. L ỗ cho
nước đi
Tensiomet dùng để qua
đo trong khoảng 0 đến -
85 kPa, khoảng 1/ 2 hay
nhiều hơn lượng nước
tích luỹ trong đất. Hình 9.8 Tensiomet đo thế nước ngoài
Tensiomet trong phòng thí nghiệm
được gọi đồng ruộng
là"tấm căng hay tấm áp
lực", đo được
trong khoảng thế tương
tự. Khi đất khô vượt quá -80
đến -85 kPa, tensiomet sẽ
không dùng được
vì không khí đi vào ống
giảm khoảng không

 Phương pháp dùng "Màng áp suất"


"Màng áp suất" (hình 9.9) được dùng đo thế matric của nước thấp
độ - 10.000
kPa. Khi dùng
Nguồn
thế
Áp su ất cao Đĩa có
áp hơn khí quyển lỗ nhỏ
matric
đặc trưng
đối với một
Áp k ế Áp su ất khí quyển
thuỷ ngân
mẫu đất, hàm
lượng nước
của đất được xác định. Dụng cụ quan trọng này trong phòng
tạo ra số đo chính xác hàm lượng nước trên Hình 9. 9 Dụng cụ màng
áp suất. khoảng rộng của thế matric trong một thời
gian tương đối ngắn. Dùng máy này cho kết quả có thể xây dựng đường
cong nước đặc trưng.
Dụng cụ này dùng xác định quan hệ thế matric- hàm lượng nước
trong đất. Nguồn khí bên ngoài làm tăng áp suất bên trong buồng nhỏ
(cell). Nước ép lên mẫu đất qua tấm có lổ trong buồng với áp suất không
khí. Áp suất kèm theo khi dòng đi xuống không ngừng đưa cho số đo
của thế nước. Máy có thể đo được giá trị thế thấp hơn (đất khô) so với
tensiomet
5. Sự di chuyển của nước trong đất
Mọi sự di chuyển của nước trong đất đều do thế năng của nước
quyết định. Tuy nhiên, chủ yếu chỉ sự di chuyển của thể lỏng và thể hơi,
nước ở thể rắn không di chuyển được trừ khi đã chuyển thể.
5.1. Sự di chuyển nước thể lỏng
Trong thực tế, di chuyển của nước trong đất lại phụ thuộc vào trạng
thái cấu tạo (kết cấu) và trạng thái ẩm của đất.
Nước thể lỏng di chuyển trong các khe hở của đất. Khe hở càng bé
nước di chuyển càng khó, càng chậm. Tốc độ di chuyển của nước dưới
một áp lực nhất định tỷ lệ cấp số mũ với bán kính mao quản r 4. Nếu
giảm bán kính khe hở giảm đi 1/ 2 thì tốc độ di chuyển của nước chỉ còn
lại bằng 1/16 so với ban đầu.
Hình dạng khe hở trong đất ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ và khả
năng di chuyển của nước. Trong lúc đó khe hở trong đất lại rất đa dạng
và phức tạp. Các khe hở lớn bé xen kẽ nhau và nằm theo nhiều hướng
khác nhau. Mặt khác, bản thân đất không phải là đồng nhất, các khe hở
không phải là lý tưởng (không thẳng, đều và dài).
Ðất càng ẩm sự di chuyển của nước càng dễ dàng bởi thế năng của
nước càng cao. Ngược lại, đất càng khô mức năng lượng của các phân tử
nước càng thấp do đó càng khó di chyển. Nói cách khác dòng chảy của
nước trong đất bão hoà khác với dòng chảy trong đất không bão hoà
nước.
Trong đất ở trạng thái bão hoà, dòng nước chảy qua đất với một
khối lượng được biểu diễn bằng định luật Darcy như sau: Q  AK  t
sat

l
Trong đó: A là diện tích cắt ngang của cột đất nước chảy qua; K sat
là sức dẫn thuỷ lực bão hoà,  là biến động của thế nước giữa 2 đầu cột
nước; L là chiều dài cột nước

(cao) Thế matric (tỷ lệ logarit) (thấp)

Hình 9.10. Quan hệ giữa matric và sức dẫn thuỷ lực

Trong đất không bão hoà nước. Trong đất bão hoà nước chiếm
chỗ hầu hết các loại khe hở còn trong đất không bão hoà nước chỉ chiếm
trong các khe hở bé và rất bé, tại đây sự di chuyển của nước khác với sự
di chuyển của nước trong đất bão hoà nước. Ở đây sự chênh lệch thế
năng không phải do trọng lực mà chủ yếu do lực hút. Gradient thế matric
là sự chênh lệch thế matric giữa vùng đất khô và vùng đất ẩm bên cạnh.
Nước sẽ di chuyển từ vùng có màng nước dày hơn (thế matric cao, ví dụ
khoảng -1 kPa) đến vùng có màng nước mỏng hơn (thế matric thấp hơn,
ví dụ khoảng -100 kPa) trong phẫu diện. Thành phần cơ giới có ảnh
hưởng rất lớn tới sự di chuyển của nước trong đất không bão hoà. Hình
9.10 mô tả quan hệ tổng quát giữa thế matric m (theo đó là hàm lượng
nước) và sức dẫn thuỷ lực của đất cát và đất thịt. Dòng bão hoà hình
thành ở thế zero hay sát zero, trong khi phần nhiều dòng không bão hoà
hình thành từ thế -0,1 bar (-10 kPa) trở xuống
Tính xâm nhập và tính thấm
Tính xâm nhập (tính lọc- infiltration) và tính thấm là trường hợp
đặc biệt, nước tự do đi vào đất từ mặt trong đất- không khí khí quyển.
Ðây là quá trình chủ yếu xảy ra ở thuỷ địa hình, ảnh hưởng rất lớn tới
chế độ ẩm đối với cây và tiềm năng thoái hoá đất như: rửa trôi, xói mòn
hay ngập úng. Nguồn nước gây ra là nước mưa hoặc tưới.
Quá trình nước đi vào đất và trở thành nước của đất được gọi là tính
xâm nhập (infiltration), tỷ số nước có thể xâm nhập vào đất được gọi
là khả năng xâm nhập i:
Q
i=

A.t
Trong đó: Q là thể tích nước xâm nhập (m3), A là diện tích mặt đất
biểu hiện sự xâm nhập (m2), t là thời gian (s). Do Q và A có đơn vị là m3
và m2 nên có thể đơn giản hoá ta lấy đơn vị của i là m/s hay cm/h. Tỷ số
xâm nhập không phải là hằng số theo thời gian. Nếu đất khô hoàn toàn
khi bắt đầu xâm nhập các lỗ hổng mở lớn sẽ dẫn nước vào. Ở đất giàu
sét có độ co giãn lớn, sự xâm nhập lúc đầu cực kỳ mạnh, nước đi vào
mạng các kẽ nứt. Vì thế khi các kẽ nứt đã đầy nước thì tỷ số xâm nhập
giảm đột ngột sau đó giảm từ từ và nhanh chóng đạt đến hằng số.
Sự xâm nhập là hiện tượng chuyển tiếp xảy ra ở mặt đất. Khi nước
xâm nhập đầy đủ vào đất, nước di chuyển thẳng xuống trong phẫu diện
theo một quá trình được gọi là thấm (percolation). Cả dòng bão hoà và
dòng không bão hoà đều tham gia vào quá trình thấm và tỷ số thấm liên
quan tới sức dẫn thuỷ lực của đất. Trong trường hợp nước xâm nhập vào
đất khô tương đối dấu vết di chuyển của nước có thể quan sát được bằng
màu tối khi đất trở nên ướt. Ranh giới khô ướt đo rất rõ ràng và được gọi
là front ướt. Khi mưa lớn hay tưới đẫm di chuyển của nước sát mặt đất
xảy ra chủ yếu là dòng bão hoà có liên quan tới trọng lực. Tại front ướt
nước di chuyển xuống tầng đất khô nằm dưới do gradient thế matric
cũng như thế trọng lực. Lúc mưa ít cả sự xâm nhập và sự thấm đều tạo
ra dòng không bão hoà khi nước di xuống bằng lực matric vào các khe
hở "bẫy" không tích luỹ ở tầng mặt hay trong khe hở lớn.
5.2. Sự di chuyển của hơi nước
Hơi nước là thành phần của không khí trong đất. Hơi nước di
chuyển theo dạng khuếch tán. Trong đất hơi nước di chuyển từ nơi có
thế năng cao đến nơi có thế năng thấp tức là từ nơi nóng đến nơi lạnh
hơn hoặc từ nơi độ ẩm tương đối không khí cao hơn đến nơi độ ẩm
tương đối không khí thấp. Như vậy, ban ngày hơi nước đi xuống do lớp
đất mặt bị đốt nóng, ban đêm hơi nước đi lên. Khi đi lên khỏi mặt đất đi
vào không khí lạnh hơi nước sẽ ngưng tụ thành sương muối.
6. Sự bốc hơi nước của đất
Bốc hơi là một trong các hiện tượng làm mất nước của đất. Quá
trình bốc hơi nước rất phức tạp và xảy ra với 3 điều kiện:
- Thứ nhất, luôn có nhiệt lượng đến mặt đất đủ để nước chuyển
từ thể lỏng sang thể khí (hơi). Ở tiêu chuẩn 150C cần khoảng 590 Calo
cho 1 gam nước biến thành hơi.
- Thứ 2, áp lực hơi nước ở mặt đất cao hơn áp lực hơi nước
trong khí quyển.
- Thứ 3, mặt đất luôn luôn có ẩm hoặc luôn được cung cấp
nước từ tầng dưới lên.
Sự bốc hơi nước phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:
• Nhiệt độ của đất. Nhiệt độ đất càng cao nước bốc hơi càng nhanh.
• Ðộ ẩm đất. Ðộ ẩm đất càng cao nước bốc hơi càng nhanh và càng
nhiều.
• Thành phần và số lượng keo đất. Ðất giàu keo sét, keo montmorilonit
khi khô có nhiều kẽ nứt lớn và sâu thuận lợi cho sự bốc hơi của nước.
• Cấu tạo của đất (hệ thống). Ðất chặt, dí nước bốc hơi nhanh vì thế đất
tơi xốp ở tầng mặt sẽ hạn chế nước từ tầng dưới.
• Trạng thái vật lý mặt đất. Mặt đất gồ ghề, lượn sóng, màu sẫm nước
bốc hơi mạnh hơn mặt đất bằng phẳng, đất màu sáng.
• Ðộ ẩm tương đối không khí khí quyển. Ðộ ẩm này càng thấp nước
bốc hơi càng mạnh.
• Ngoài ra còn phụ thuộc vào độ che phủ mặt đất, thời gian và cường
độ của gió.
7. Cách biểu thị độ ẩm đất
Ðộ ẩm đất là khái niệm biểu thị mối quan hệ giữa nước trong đất
với đất. Nói cách khác, độ ẩm biểu thị mức độ chứa nước của đất. Ðộ
ẩm đất được dùng để:
• xác định lượng nước trong đất,
• xác định lượng nước tưới và thời điểm tưới để điều tiết nước cung
cấp cho cây trồng. Ta có một số cách biểu thị độ ẩm của đất.
7.1. Ðộ ẩm biểu thị theo khối lượng (Wm)
- Có thể tính theo khối lượng đất khô kiệt (một cách tuyệt
đối). Lấy khối lượng nước có trong mẫu đất so với khối lượng
mẫu đất sấy khô ở 1050 C
Wma (%) = M 100
w

Msd

Trong đó Mw là khối lượng nước, Msd là khối lượng đất khô kiệt
- Có thể tính theo khối lượng đất ẩm (một cách tương
đối). Lấy khối lượng nước có trong mẫu đất so với khối lượng
mẫu đất ẩm (gồm khối lượng của nước và khối lượng của đất)
Wmr (%) = Mw
100

Mw + Msd
Ðể có kết quả đúng với khối lượng đất, ta phải điều chỉnh bằng cách
lấy kết quả phân tích nhân với hệ số khô kiệt K được tính như sau: K =
(100 + Wma): 100. Nếu phân tích đất ẩm thì hệ số K được tính: K = 100:
(100- Wmr)
7.2. Ðộ ẩm tính theo thể tích Wv
Ðộ ẩm biểu thị theo thể tích cũng có thể tính tuyệt đối và tương đối
- Theo thể tích tuyệt đối Wva
Khi xem nước ở điều kiện bình thường có tỷ trọng bằng 1 nghĩa là
1 cm3 có khối lượng là 1 gam thì quan hệ giữa Wma và Wva như sau:
Wva Vw Mw Vw.Msd M sd
= : = = =D

Wma Vsd Msd Vsd.Mw Vsd


D là dung trọng của đất. Từ đó ta có:
Wva (%) = Wma (%). D
Nếu biết độ hổng, có thể tính Wva bằng cách lấy thể tích nước Vw
trong mẫu chia cho hiệu giữa 1 và độ hổng.
- Theo thể tích tương đối Wv r
Wvr (%) = V .100
w

Vs

Trong đó Vw và Vs là thể tích nước và thể tích đất ẩm (đất ở trạng


thái tự nhiên bao gồm thể tích đất, thể tích nước và không khí).
Tuy nhiên, hiện nay độ ẩm biểu thị theo khối lượng tuyệt đối được
dùng phổ biến vì thuận tiện cho tính toán trong các mô hình nghiên cứu
về nước trong đất.
8. Các phương pháp xác định độ ẩm đất
Có nhiều phương pháp xác định độ ẩm đất như phương pháp trọng
lượng, phương pháp điện trở, phương pháp phóng xạ....
8.1. Phương pháp trọng lượng (sấy)
Lấy mẫu đất từ ngoài đồng ruộng về. Cân mẫu đất ẩm (P 1 gam),
đưa vào tủ sấy đặt ở nhiệt độ 1050C, sấy cho đến khi trọng lượng không
đổi rồi đem cân (P2 gam). Hiệu giữa P1 và P2 là lượng nước có trong mẫu
đất nghiên cứu. Phương pháp này tuy tốn nhiều thời gian và năng lượng
nhưng rất chính xác.
8.2. Phương pháp điện trở
Người ta dùng một điện cực thích hợp cắm vào một gói đựng các
hạt đã chế biến từ thạch cao trong (gói bằng nylon hay bông thuỷ tinh).
Sau đó chôn gói thạch cao vào đất ở độ sâu nghiên cứu. Cả 3 vật liệu:
thạch cao, nylon hay bông thuỷ tinh đều hút nước, chúng hút nước cho
đến khi đạt trạng thái cân bằng năng lượng của nước trong vật liệu và
của đất. Ðiện cực nói trên được nối với một máy đo điện trở. Giữa điện
trở và hàm lượng nước trong đất có mối quan hệ nhất định, vì vậy có thể
suy ra độ ẩm của đất.
Ðây là phương pháp gián tiếp, thích hợp cho đất không mặn.
8.3. Phương pháp phóng xạ
Ðặt một "máy đếm" và hay đất có độ dày quá bé cũng như đất
một nguồn neutron vào trong có nhiều chất hữu cơ.
ống bằng nhổ mồi cắm vào đất
(hình 9.11). Khi chùm tia
neutron phóng ra xung quanh
gặp phân tử nước thì đổi
hướng và giảm tốc độ thành
"neutron chậm", cuối cùng
được thu vào "máy đếm".
Nước trong đất càng nhiều thì
số lượng "neutron chậm" thu
được trong "máy đếm" càng
cao. Từ đó có thể suy ra độ ẩm
đất.
Phương pháp này khá
chính xác và nhanh nhưng
nhược điểm là không thực
hiện được ở lớp đất quá mỏng
ống v ỏ nhôm B ộ phận của
máy đếm

Phân
tử
Nguồn nước
nơtron
Hình 9.11 Sơ đồ máy đo độ neutron
ẩm đất bằng nguồn

9. Các giới hạn ẩm đặc trưng trong đất (hay các hằng số nước)
Ðây là những mốc giới hạn về độ ẩm, tương ứng với dạng nước của
đất. Mỗi một mốc này ở trong một loại đất nhất định sẽ có giá trị
không đổi hay rất ít thay đổi nên người ta gọi là các hằng số nước của
đất. Các giới hạn này có ý nghĩa rất lớn, phản ánh khả năng cung cấp
nước cho cây trồng của một loại đất (xem hình 9.5).
9.1. Ðộ hút ẩm tối đa Hymax
Giới hạn này được hiểu là lượng nước tối đa mà đất khô có thể hút
được từ không khí bão hoà hơi nước (> 96 %) và được ký hiệu là Hymax.
Lượng nước này chủ yếu do khả năng hấp phụ của đất quyết định, phụ
thuộc vào một số yếu tố như: thành phần và tỷ lệ các loại keo trong đất,
thành phần cơ giới, hàm lượng muối tan... Nước này cây trồng không
hút được vì được đất giữ bằng lực hấp phụ rất lớn (nhiều ngàn
atmotphe).
9.2. Ðộ ẩm đồng ruộng (sức chứa ẩm đồng ruộng tối đa)
Ðộ ẩm đồng ruộng W dr%) biểu thị tỷ lệ phần trăm lượng nước tối
đa mà đất ở trạng thái tự nhiên có thể giữ lại không kể nước trọng lực,
hơi nước, tương đương với dạng nước mao quản leo. Thực tế ngoài đồng
ruộng đó là lượng nước đất giữ lại được ngay sau khi mưa lâu hoặc tưới
đẫm, nước ngầm xuất hiện ở độ sâu nhất định nhưng đất không bị ngập
trong nước. Ðộ ẩm này phụ thuộc rất lớn vào trạng thái cấu tạo của đất
(độ hổng). Giá trị độ ẩm này càng lớn cây trồng càng dễ dàng lấy được
nước. Ðây là giới hạn trên của lượng nước hữu hiệu đối với cây trồng.
9.3. Ðộ ẩm bão hoà (độ ẩm toàn phần)
Ðộ ẩm bão hoà biểu thị trạng thái ẩm cao nhất của đất khi tất cả các
khe hở đều đã bị nước chiếm. Giá trị của độ ẩm bão hào tương đương
với độ hổng. Thực tế ngoài đồng ruộng là lúc đất đã bị ngập trong nước
sau một khoảng thời gian nhất định. Khi đất bão hoà nước lâu ngày sẽ
gây ra hiện tượng glây hoá bất lợi cho cây trồng.
9.4. Ðộ ẩm cây héo (W ch)
Ðộ ẩm cây héo là lượng nước còn lại trong đất khi cây bị héo và
được ký hiệu là Wch. Ðây là giới hạn dưới của lượng nước hữu hiệu. Ðộ
ẩm cây héo phụ thuộc vào khả năng hấp phụ của đất do đó bị chi phối
bởi thành phần và tỷ lệ các loại keo, thành phần cơ giới, hàm lượng
muối tan trong đất. Ngoài ra, mặc dù không phải là chủ yếu nhưng độ
ẩm này còn phụ thuộc vào loại cây và thời kỳ sinh trưởng, phát triển của
cây.
Nếu xem áp lực hút nước của rễ cây tối đa là 15,2 bar, từ đây trở
lên cây không còn khả năng lấy được nước nữa, sẽ bị héo chết. Trên cơ
sở đó, ta có thể tính gián tiếp độ ẩm cây héo theo công thức:
Wch (%) = 1,5 Hymax
Muốn biết chính xác độ ẩm cây héo của một loại đất đối với cây
trồng cụ thể ta tiến hành trồng cây ngoài ruộng hay trong chậu. Tuỳ
theo mục đích nghiên cứu mà để cho cây bắt đầu héo ở giai đoạn sinh
trưởng phát triển nào đó rồi lấy mẫu đất phân tích độ ẩm.
Từ độ ẩm đồng ruộng và độ ẩm cây héo có thể tính độ ẩm hữu
hiệu (Whh) như sau:
Whh (%) = Wdr%) - Wch (%)
Như vậy độ ẩm hữu hiệu chính là lượng nước mà cây trồng có thể
hút được. Giá trị của Whh phụ thuộc vào giá trị của Wdr và Wch.
10. Cân bằng nước trong đất
Cân bằng nước trong đất là chỉ sự "thu, chi" nước trong một thể
tích đất nhất định (thường tính ở tầng đất hữu hiệu- tầng đất rễ cây vươn
tới).
Theo định luật bảo toàn vật chất thì hàm lượng nước trong một thể
tích nhất định sẽ không tăng thêm nếu không có nguồn bổ sung thêm từ
ngoài vào (như nước xâm nhập, nước ngầm dâng lên trong mao quản).
Ðồng thời, nếu không có nước bị hao hụt do bốc hơi, phát tán vào không
khí hoặc thấm xuống tầng sâu thì lượng nước trong đất cũng không bị
giảm.
Trên đồng ruộng, cân bằng nước có liên quan mật thiết với cân
bằng năng lượng vì sự "thu, chi" nước cần có năng lượng, đặc biệt là
hiện tượng bốc hơi nước là quá trình tiêu hao năng lượng rất lớn. Vì vậy
quá trình bốc hơi là do sự cung cấp đồng thời nước và năng lượng quyết
định.
Sự cân bằng nước trong đất cho một thời gian nghiên cứu* có thể
biểu thị như sau:
N1 + N2 + N3 + N4 + N5 + N6 = N7 + N8 + N9 + N10 + N11
+N12
Trong đó vế trái công thức là các nguồn nước thu vào, bao gồm:
N1 là nước có trong đất lúc bắt đầu nghiên cứu,
N2 là nước mưa trong thời gian nghiên cứu,
N3 là nước ngầm trong thời gian nghiên cứu,
N4 là nước ngưng tụ từ khí quyển trong thời gian nghiên cứu,
N5 là nước xâm nhập từ mặt đất trong thời gian nghiên cứu,
N6 là nước xâm nhập từ mạch ngang trong thời gian nghiên
cứu,
Vế trái công thức là các nguồn nước thu vào, bao gồm:
N7 là nước bốc hơi trong thời gian nghiên cứu,
N8 là phát tán trong thời gian nghiên cứu,
N9 là nước thấm sâu xuống tầng dưới trong thời gian nghiên
cứu,
N10 là nước chảy tràn bề mặt trong thời gian nghiên cứu,
N11 là nước mất đi theo mạch ngang trong thời gian nghiên
cứu,
N12 là nước còn lại sau thời gian nghiên cứu.
* Thời gian nghiên cứu thường là một năm tròn.
Nếu trong hoàn cảnh khí hậu ít biến động, qua một chu kỳ nghiên
cứu, lượng nước lúc kết thúc bằng lượng nước lúc bắt đầu nghiên cứu
(N11 = N1).
Trong thực tế nông nghiệp truyền thống, nước đi vào trong đất chủ
yếu là nước mưa (phần thấm vào đất mà thôi) và nước tưới. Do đó:
Nước thu = Nước mưa + Nước tưới
Khi tính toán cân bằng nước trong đất thường dùng đơn vị là m3/ha
hay mm cột nước.
Nguyên lý cân bằng nước trong đất được ứng dụng rộng rãi trong
nghiên cứu đất và nước. Hai thí dụ đơn giản sau đây:
Thí dụ 1. Lượng nước trong đất ở tầng hữu hiệu là 50 mm, trong đó
nước vô hiệu là 30 mm (cây héo). Lượng mưa thời kỳ này thấp, bình
quân 0,6 mm/ ngày; lượng nước do cây trồng tiêu hao là 1,6 mm/ ngày.
Nếu không có nước ngầm cung cấp và xem lượng nước hữu hiệu cây sẽ
hút hết, ta có thể tính sau bao nhiêu ngày nữa phải tưới để đảm bảo cho
cây trồng đủ nước theo cách sau:
ngày
 20

Thí dụ 2. Tính lượng nước hao hụt hàng ngày trong một tầng đất:
hàm lượng nước trong đất tưới lần trước vào ngày 10/ 3 là 89,6 mm, sau
đó tưới thêm 45 mm, đến ngày 18/ 3 xác định hàm lượng nước trong đất
là 100 mm. Trong thời gian từ 10/ 3 đến 18/ 3 trời không mưa, vậy
lượng nước hao hụt trung bình hàng ngày là:
 4,3 ngày.
11. Xác định trữ lượng nước trong đất
11.1. Tính tổng lượng nước dự trữ trong một lớp đất
Muốn tính tổng lượng nước dự trữ trong một lớp đất ta dùng công
thức:
W (tấn/ ha) = Wsd. D. h
Trong đó: Wsd là độ ẩm theo khối lượng đất khô kiệt (%)
D là dung trọng của đất (g/cm3)
h là độ dày của lớp đất (cm)
11.2. Tính tổng lượng nước dự trữ trong tầng đất hữu hiệu
Muốn tính tổng lượng nước dự trữ trong tầng đất hữu hiệu ta tính
lượng nước dự trữ của từng lớp đất riêng rồi cộng lại. Chú ý: lớp
đất có thể được xác định theo tầng đất phát sinh hay tầng chẩn
đoán cũng có thể lấy bình quân cứ 10-20 cm một lớp tuỳ theo
mục đích nghiên cứu.
Wt (tấn/ ha) = W1sd. D1. h1 + W2sd. D2. h2 +..... Wnsd. Dn. hn
Trong đó: W1sd,W2sd...Wnsd là độ ẩm của tầng đất 1, 2...n
D1, D2... Dn là dung trọng của tầng đất 1, 2... n h1,
h2... hn là độ dày của tầng đất 1, 2... n
12. Biện pháp điều tiết nước trong đất
Ðiều tiết nước trong đất bao gồm tổng hợp các biện pháp nhằm tạo
điều kiện cung cấp nước thoả mãn nhu cầu cây trồng.
Làm thay đổi "thu, chi" nước trong đất sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng
nước dự trữ và lượng nước hữu hiệu của nó. Từ đó ta thấy biện pháp
điều hoà nước đúng đắn sẽ làm tăng năng suất cây trồng. Muốn tạo điều
kiện tốt cho cây phát triển, trước hết phải làm sao cho lượng nước xâm
nhập và lượng nước tiêu hao bằng nhau. Ðể điều tiết nước trong đất ta
có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Làm thuỷ lợi. Ví dụ, tiêu nước cho đất lầy, đất úng hay
tưới nước cho đất khô hạn. Ðây là biện pháp vừa nhanh vừa
triệt để. Tuy nhiên đòi hỏi đầu tư lớn ban đầu để xây dựng hệ
thống kênh mương, đập- hồ chứa nước, trạm bơm...
- Các biện pháp tăng khả năng giữ nước của đất, làm
giảm lượng nước tiêu hao vô dụng bao gồm: cải tạo kết cấu đất,
che phủ đất chống bốc hơi nước bằng các vật liệu khác nhau
hay thảm cây cây trồng, gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc cây
như: làm cỏ, xới xáo....
Tóm lại, điều hoà chế độ nước trong đất là tổng hợp các biện pháp
canh tác, biện pháp công trình thuỷ lợi, trồng rừng và bảo vệ rừng.

Câu hỏi ôn tập

1. Nêu vai trò của nước trong đất.


2. Nêu những tính chất của nước ở thể lỏng.
3. Cho biết khái niệm về năng lượng và thế năng của nước trong
đất.
4. Các phương pháp biểu diễn năng lượng của nước trong đất.
5. Nêu các phương pháp đo thế năng của nước.
6. Nêu vấn đề vận chuyển của nước trong đất bão hoà.
7. Nêu vấn đề vận chuyển của nước trong đất không bão hoà.
8. Nêu khái niệm tính xâm nhập và tính thấm của nước.
9. Nêu sự bốc hơi nước và những yếu tố chi phối.
10. Nêu cách biểu thị độ ẩm và cách tính trữ lượng nước trong
đất.
11. Những giới hạn đặc trưng của nước trong đất và ý nghĩa của
chúng.
12. Nêu phương trình cân bằng nước tổng quát.
Chương X
KHÔNG KHÍ VÀ NHIỆT TRONG ÐẤT

1. Không khí trong đất


1.1. Vai trò của không khí trong đất
Các chất khí trong đất rất cần thiết cho sự sống của các sinh vật
sống trong đất, cho các quá trình sinh học tiến hành thuận lợi
Trong số các chất khí, đặc biệt là ôxy và cacbonic có tác động về
nhiều mặt đến các tính chất đất, làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
đến năng suất cây trồng.
a. Vai trò của ôxy (O2)
• Ôxy tác động trực tiếp đến hô hấp của cây trồng. Thiếu ôxy quá trình
hô hấp yếu, cây thiếu năng lượng hoạt động dẫn đến năng suất giảm.
• Ðất thoáng khí (nhiều ôxy) rễ cây phát triển thuận lợi, lấy nước và
thức ăn mạnh, cây sinh trưởng và phát triển nhanh. Ðặc biệt giai đoạn
nảy mầm, cây cần nhiều ôxy nhất.
• Ôxy ảnh hưởng đến điện thế ôxy hoá khử.
• Thiếu ôxy quá trình khử xảy ra mạnh sinh ra một số chất độc trong
đất, giảm trữ lượng chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới cây trồng.
• Trong đất đầy đủ ôxy các quá trình háo khí xảy ra, tạo cho đất có
nhiều đặc tính tốt.
b. Vai trò của khí cacbonic (CO2)
• Thành phần tham gia quá trình quang hợp
• Tham gia vào các phản ứng hoá học trong đất, nhất là các phản ứng
hoà tan, góp phần tăng cường thức ăn cho cây. Ví dụ, nếu dung dịch
bão hoà CO2 thì sẽ hoà tan rất nhiều CaCO3,, MgCO3....
• Nếu trong đất có quá nhiều khí CO2 thì ảnh hưởng xấu đến quá trình
hô hấp của sinh vật, đặc biệt là đối với sự nảy mầm và sự phát triển
của rễ cây non.
1.2. Thành phần và hàm lượng không khí trong đất
Không khí trong đất chiếm tất cả các khe hở không chứa nước, do
đó về số lượng nó phụ thuộc chặt chẽ vào tổng số độ hổng và độ ẩm đất.
Nếu cấu tạo của đất ổn định thì có thể nói rằng trong đất nhiều nước thì
không khí ít. Nói cách khác, về khối lượng, nước và không khí trong đất
đối kháng nhau.
Phần thể tích mà không khí chiếm trong đất ở độ ẩm hiện tại gọi là
độ chứa khí của đất hay độ thông khí của đất, được tính theo phần trăm
so với thể tích chung của đất. Vì độ hổng và độ ẩm đất luôn luôn thay
đổi nên độ chứa khí của đất cũng là một đại lượng biến động trong từng
loại đất khác nhau, theo mùa khác nhau và trạng thái canh tác đất. Ðộ
hổng trong các loại đất khác nhau biến động từ 25 % đến 90 % nên độ
chứa khí cũng biến động trong khoảng ấy nhưng thấp hơn 2 giới hạn
trên một ít vì trong độ hổng còn chứa nước ít hoặc nhiều.
Về nguồn gốc không khí đất gồm các chất khí trong không khí khí
quyển và không khí được sinh ra trong quá trình sinh học, hoá học xảy
ra trong đất.
Về thành phần không khí đất có khác so với không khí trong khí
quyển (bảng 10.1).
Nhiều nghiên cứu cho thấy thành phần không khí khí quyển là ổn
định, đây chính là sự khác biệt so với thành phần không khí đất. So với
thành phần không khí khí quyển, thành phần không khí đất chứa ít ôxy
hơn nhưng cacbonic nhiều hơn và chúng luôn luôn thay đổi, ngay cả
nitơ có khối lượng lớn nhất. Lượng nitơ thay đổi do hoạt động biến đổi
chất hữu cơ của vi sinh vật, do các quá trình nitơrát hoá hay phản nitơrát
hoá xảy ra trong đất...
Bảng 10.1. Thành phần khí quyển và không khí đất (% thể tích)

Các chất khí Trong khí Trong không


quyển khí đất
Nitơ (N2) 78,08 78,08- 80,42
Ôxy (O2) 20,95 20,90- 0,00
Argon (Ar) 0,93 -
Cacbonic (CO2) 0,03 0,03- 20,00
Các khí khác(Ne, 0,04 -
CH4, O3, Xe) He,

Lượng chứa nhiều cacbonic, ít ôxy và sự biến động lớn của chúng
là vì:
• Do tiêu hao nhiều ôxy mà sinh ra nhiều cacbonic (như quá trình hô
hấp, phân giải chất hữu cơ, các phản ứng hoá học, quá trình quang
hợp...).
• Do sự thay đổi tốc độ trao đổi không khí giữa đất và khí quyển, giữa
các tầng đất, giữa các mùa trong năm và cả chế độ canh tác. Ở
những tầng đất mặt thoáng khí, tỷ lệ ôxy trong không khí đất gần
ngang với trong khí quyển. Còn ở những tầng quá trình trao đổi khó
khăn như đất glây, đất ngập nước... thì lượng ôxy giảm xuống rất
mạnh, thậm chí còn lại phần vạn. Lượng chứa CO 2 thì ngược lại tăng
lên.
Theo Monthei và cộng sự (1964) cho rằng: dòng khí CO 2 là 1,5
g/ngày vào mùa đông và 6,7 g/ngày vào mùa hè trên đất sét trống.
Currie (1970) xác định giá trị của khí này là 1,2 g/ngày vào mùa đông và
16 g/ngày vào trong mùa hè trên đất trống; còn trên đất trồng cải xoăn
giá trị ứng với các mùa này là 3,0 và 35 g/ngày.
Năm 1967, Kemper đưa ra giá trị tiêu hao O2 trong khoảng 2,5 và
5,0 g/ m2/ ngày trên đất trống và giá trị này lớn gấp 2 lần trên đất có
canh tác. Cũng theo Currie (1970) tỷ số tiêu hao O2 là giữa 60 và 75 %
của tỷ số CO2 được tạo thành đạt tối đa là 24 g/m2 dưới cây cải xoăn vào
mùa hè.
Ngoài các chất khí kể trên, trong đất còn có thể một số chất khí khác
được sinh ra như: NH3, H2S, CH3...
Trong đất các chất khí biến hoá liên tục và được cân bằng theo
phương trình sau:
Khối lượng theo thể tích chất khí đi vào qua diện tích x y*
tại z trong thời gian t = khối lượng chất khí thoát ra qua
diện tiện tích x y tại z+z trong thời gian t
+ Khối lượng chất khí tăng lên theo thể tích được giữ lại trong
thời gian t
+ Khối lượng chất khí theo thể tích mất trong thời gian t bằng
con đường phản ứng hoá học hay sinh học.
1.3. Tính thông khí của đất
Tính thông khí của đất là khả năng di chuyển của không khí qua các
tầng đất. Là nhân tố thường xuyên quyết định tốc độ trao đổi khí giữa
đất và khí quyển, nghĩa là quyết định lượng O2 và CO2 trong đất, do đó
ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của vi sinh vật, của các phản ứng xảy
ra trong đất, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới đời sống cây trồng.
Sự di chuyển không khí trong đất chính là quá trình khuếch tán của
khí tiến hành ở các khe hở liên tục, không bị tắc và không chứa nước.
Khe hở càng lớn tính thông thoáng càng cao. Theo kết quả nghiên cứu
ngoài đồng ruộng của Học viện nông nghiệp Timiriazev (CHLB Nga)
thì điều kiện tiên quyết đối với tính thông khí là độ hổng phi mao quản
lớn. Nếu nó đạt trên 10 % thì sự thông khí thực hiện hoàn toàn, khi đó
độ ẩm dù có tăng đến độ ẩm bão hoà thì tính thông cũng không giảm
đáng kể. Ðất sét không có kết cấu nên độ hổng phi mao quản thấp thì
tính thông khí thấp và có thể giảm tới zero ngay cả khi độ ẩm chưa đạt
mức bão hoà. Ðất có kết cấu tốt (độ hổng mao quản và phi mao cao),
tính thông khí lớn cho dù khi độ ẩm rất cao.
W. A. Jury và cộng sự (1986) đã cải biên định luật khuếch tán chất
khí trong tự nhiên của Fick để xác định dòng khí trong đất như sau:
a
Cg s C g
Jg= g Dg Dg
z z
Trong đó D D là hệ số khuếch tan chất khí trong đất; g là hệ số
s
g g
a

uốn khúc < 1; g= a, khi  là hằng số, a là hằng số khí theo thể tích,
D là hệ số khuếch tán không khí trong tự nhiên.
g
a

g được Millingt và Quirk (1961) mô hình hoá thành:


g= a10/ 3/ 2
Trong đó:  là độ hổng đất và a phụ thuộc rất lớn vào cấu tạo đoàn
lạp của đất, theo Penma (1940) lấy trong khoảng 0,195< a < 0,676 hoặc
theo Flegg (1953) trong đất 0,35<a < 0,75, có thể lấy < 0, 89 trong đất
đoàn lạp tốt.
1.4. Biện pháp điều tiết không khí trong đất
Muốn điều tiết chế độ không khí trong đất có lợi cho cây trồng và
các sinh vật khác, ta cần áp dụng những biện pháp làm tăng hàm lượng
và cải thiện thành phần các chất khí, điều chỉnh tính thông khí của đất
bằng tổng hợp các biện pháp sau:
- Tăng cường và cải thiện kết cấu đất, làm tăng độ hổng mao quản
và phi mao quản bằng việc cày sâu kết hợp bón nhiều phân hữu cơ
hay trả lại phế phụ phẩm nhiều nhất cho đất.
- Làm tăng độ thoáng khí bằng cách lên luống, làm cỏ sục bùn, xới
xáo (đặc biệt là xới đất phá váng sau khi mưa).
- Xếp ải là biện pháp rất tốt để cải thiện thành phần không khí đất,
làm tăng hàm lượng các hợp chất ôxy hoá, giảm chất khử, chất độc. -
Ðối với những chân ruộng trũng, không có điều kiện làm ải (thời gian
ngắn) nên làm dầm rồi sau đó bừa kỹ.
2. Nhiệt trong đất
2.1. Nguồn nhiệt trong đất và vai trò của nhiệt
Nguồn nhiệt chính cung cấp cho đất là năng lượng từ tia nắng mặt
trời. Hằng số năng lượng mặt trời năng lượng của tia nắng mặt trời chiếu
thẳng góc đến 1 cm2 đất trong 1 phút, khi trái đất cách mặt trời một
khoảng trung bình. Hằng số này là 1964 Calo/cm2/phút. Các quá trình
hao tổn dọc đường phụ thuộc rất nhiều yếu tố: độ dài đường đi, nồng độ
khí, mây mù, góc chiếu. Trong thực tế năng lượng này ít hơn nhiều do
quá trình khúc xạ vào khí quyển và phản xạ từ mặt đất. A. Geiger (1965)
và Chang (1961) cho rằng chỉ khoảng 45 % năng lượng mặt trời đi tới
mặt đất, trong đó lại chỉ có 67 % cung cấp cho đất, phần còn lại hao tổn
theo các con đường khác nhau như: phản xạ, hấp phụ trong không trung
(hình 10.1).
Song song với nguồn nhiệt chính nói trên còn có nguồn nhiệt sinh
ra từ các phản ứng hoá học, sinh học xảy ra trong đất và những nguồn
nhiệt khác như nhiệt thấm ướt, nhiệt từ trong lòng đất, từ các nguyên tố
phóng xạ... Tuy nhiên vai trò của các nguồn nhiệt này bé hơn nhiều so
với bức xạ mặt trời.
Chế độ nhiệt thông qua nhiệt độ rất quan trọng đối với quá trình
hình thành và biến đổi của đất, nhiệt độ quan hệ chặt chẽ với quá trình lý
học, hoá học và sinh học xảy ra trong đất.
Nhiệt độ trong đất còn ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các giai đoạn
sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ví dụ, sự phát triển của bộ rễ và
nốt sần ở cây họ đậu, sự phát triển của thân, lá, hoa, kết trái và độ chín
của quả...đều đòi hỏi ở nhiệt độ phù hợp.
Trong đất sự hoạt động của các vi sinh vật trong các khoảng nhiệt
độ là khác nhau. Nhìn chung nhiệt độ thích hợp cho các quá trình phát
triển của nhiều loài sinh vật là 25 đến 300C.
B ức xạ mặt trời
ngoài khí quyển
Phản xạ (100%)
(28%) (11%)

mây

(37%) Khuy ếch tán


Hấp phụ
(16%) Tia trực
tiếp (19%) B ức xạ khí
quyển (25%)
B ức xạ toàn
cầu (45%)
Bốc hơi
phát tán
Phản xạ
(16%) 100%

B ức xạ ra
ngoài hữu ích Nhiệt
(17%) cảm ứng
B ức xạ hữu hiệu (67%)

Dòng nhiệt vào đất (0%)

Hình 10.1 Phân bố bức xạ ngoài và trên mặt đất trong mùa hè
A. A. Geiger (1965) và Chang (1961)

2.2. Ðặc tính nhiệt trong đất


Các tính chất cơ bản của nhiệt trong đất là: Khả năng hấp thụ nhiệt,
nhiệt dung, tính dẫn nhiệt và khả năng phóng nhiệt a. Tính hấp thụ
nhiệt
Tính hấp thụ nhiệt là khả năng thu nhận nhiệt từ tia nắng mặt trời
của đất, được đặc trưng bằng "suất phản xạ"(Albedo). "Suất phản xạ" A
là tỷ số phần trăm của năng lượng phản xạ từ mặt đất hay cây Hf so với
tổng số năng lượng ánh sáng chiếu xuống đất Hr
A (%) = H f
100

Hr
A là đặc trưng cho chế độ nhiệt trong đất và phụ thuộc vào các yếu
tố (bảng 10.2) sau:
Bảng 10.2 Quan hệ trạng thái mặt đất với suất phản xạ

Ðặc trưng mặt A (%) Ðặc trưng mặt A (%)

đất đất
Phủ tuyết trắng* 75-95 Ðất đen khô** 14
Ðụn cát sáng* 30-60 Ðất đen ướt** 8
Ðồng cỏ và hoa 12-30 Ngô (New 23,5
màu* York)++
5-20 5-18
Rừng*
3-10 Mía (Hawai)++ 5-8
Mặt nước*
25-30 Dứa (Hawai)++ 15-25
Ðất xám khô**
10-12 Khoai tây
Ðất xám ướt** (LB
23
Ðất sét khô** Nga)++
16
Ðất sét ướt**
Nguồn: * Geiger (1965); ** Chudnovskii (1966); ++ Chang (1968)
Suất phản xạ phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
• Màu sắc đất. Ðất màu tối thu nhiệt tốt làm giảm giá trị của A. Vì thế
đất giàu mùn phản xạ nhiệt ít, nhận được nhiều nhiệt hơn đất nghèo
mùn.
• Thành phần cơ giới đất. Ðất nặng chứa nhiều sét, khả năng hấp phụ
nước và các vật chất khác cao hơn đất nhẹ. Chứa nhiều nước dẫn đến
suất phản xạ của đất nhỏ.
• Ðộ ẩm đất. Ðất ẩm có suất phản xạ bé hơn đất khô do nước có nhiệt
dung lớn hơn đất.
Ngoài ra, quá trình bốc hơi nước tiêu hao khá nhiều nhiệt. Vì vậy, đất
ẩm vào mùa đông ấm, ngược lại vào mùa hè mát.
• Trạng thái mặt đất. Mặt đất bằng phẳng giá trị A càng lớn.
• Thảm thực vật. Mức độ ngăn cản ánh nắng mặt trời phụ thuộc vào
loại cây và mật độ của cây.
• Hướng dốc cũng ảnh hưởng đáng kể đến suất phản xạ. Dốc theo
hướng Nam sẽ có giá trị của A bé hơn.
• Vĩ độ. Vĩ độ càng cao thì suất phản xạ càng lớn do hai nguyên nhân.
Trước hết là trên đường đến mặt đất xa hơn bức xạ bị hao tổn do các
yếu tố sẽ lớn hơn. Thứ hai, góc tới của bức xạ càng lớn suất phản xạ
càng cao.
b. Nhiệt dung của đất
Nhiệt dung riêng của đất là số calo cần thiết để đốt nóng 1 gam đất
hay 1 cm3 đất lên 10C. Ðất cấu tạo bao gồm pha rắn, pha lỏng và pha
khí. Trong đó chất khí có nhiệt dung riêng rất thấp (0,000306 calo/g
đất). Vì thế nhiệt dung riêng của đất là do hạt rắn và nước trong đất
quyết định. Nhiệt dung riêng của nước là 1 cal/g (4,18 jun/g), quân bình
của đất khô kiệt là 0,2 cal/g (gần 0,8 jun/g). Các loại đất có nhiệt dung
riêng khác nhau. Ví dụ, theo A.H. Xabanhin nhiệt dung riêng A các đất
đen, xám và đỏ lần lượt là: 0,230; 0,217 và 0,248.
Ðể tính chính xác nhiệt dung riêng của đất ta dùng công thức sau:
N

Cđất= Xa Ca+XwCw+ X C si si

J1

(1)
Trong đó: X phần thể tích, C là nhiệt dung riêng theo thể tích và a,
w, si chỉ không khí, nước, và loại hạt rắn i trong đất. Và được de Vries
(1963) mô hình hoá như sau:
Cđất=  0,461 X  0,60X
0 0 (2)
Trong đó: X0 là thể tích phần chất hữu cơ;  là độ hổng;  là lượng
nước theo thể tích; - X0 là phần thể tích của tất cả các loại khoáng vật

c. Tính dẫn nhiệt


Tính dẫn nhiệt là khả năng truyền nhiệt qua các tầng đất hay các
vùng trong đất. Sự di chuyển của nhiệt tương tự như nước trong đất, tỷ
số dòng nhiệt có thể xác định bằng lực truyền (driving force) và bằng sự
thoát với dòng nhiệt qua đất. Tỷ số này được biễu diễn theo định luật
Fourier:
dT
JHc = - λ

dz
Trong đó: JHc là dòng dẫn nhiệt,  là hằng số sức dẫn nhiệt; T là
nhiệt độ.
 phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
• Ðộ ẩm đất. Ðộ ẩm càng cao sức dẫn nhiệt của đất càng lớn do nước
truyền nhiệt cao hơn không khí.
• Ðộ chặt của đất. Ðất chặt, các hạt đất xếp sít vào nhau trong khi các
hạt khoáng dẫn nhiệt tốt hơn nước do đó đất ẩm bị nén chặt dẫn nhiệt
tốt hơn.
• Thành phần và số lượng cấp hạt. Có thể xếp sức dẫn nhiệt theo thứ tự
sau: cát > thịt > sét > than bùn.
Có thể tham khảo sức dẫn nhiệt của một số loại đất có ẩm độ khác
nhau do Geiger (1965) đưa ra trong bảng 10.3.
Bảng 10.3 Sức dẫn nhiệt của các loại đất khác nhau

Ðất  (10-3 cal cm-1 s-1 Ðất  (10-3 cal cm-1 s-1
0 -1 0 -1
C) C)
Cát ướt 4,00 Ðất thịt -
Cát khô 0,55 ướt Ðất -
Sét ướt 3,50 thịt khô 0,85
Sét khô 0,17 Than bùn 0,20
ướt Than
bùn khô

2.3. Cân bằng nhiệt ở mặt đất


Cân bằng nhiêt ở mặt đất là cân bằng giữa lượng nhiệt đi vào mặt
đất và lượng nhiệt đi ra khỏi mặt đất trong một khoảng thời gian nhất
định.
Nếu ta xem nhiệt đi vào làm thay đổi nhiệt độ mặt đất thì có thể
viết cân bằng năng lượng nhiệt trạng thái ổn định ở mặt đất như sau:
Năng lượng thực đi vào mặt đất = năng lượng thực thoát khỏi mặt
đất
Thành phần của cân bằng năng lượng nhiệt. Tồn tại 3 quá trình
vận chuyển nhiệt chủ yếu khỏi mặt đất. Một, dòng nhiệt đối lưu hay
dòng nhiệt mẫn cảm S biểu hiện không khí ấm đi lên từ vùng bề mặt vào
khí quyển bên trên. Quá trình này trước hết xảy ra do sự đối lưu hỗn
loạn của không khí. Thứ hai, gọi là dòng nhiệt của đất JH biểu thị dòng
nhiệt thẳng đứng đi vào đất. Thứ ba, đối lưu nhiệt do bốc hơi phát tán và
hơi nước tiếp tục rời khỏi mặt đất vào khí quyển phía trên và được gọi là
dòng nhiệt "ngầm" Hv. ET, trong đó ET là bốc hơi phát tán của dòng hơi
nước và Hv là nhiệt ngầm của quá trình bốc hơi (chuyển thể của nước).
Vận chuyển hơi nước chủ yếu cũng theo con đường đối lưu. Vậy
phương trình cân bằng nhiệt trạng thái ổn định có thể viết:
Rn = S+ Hv.ET + JH
(3)
Rn là nhiệt bức xạ hữu hiệu
Mỗi thành phần ở phía phải của phương trình là âm khi chúng đi ra
khỏi mặt đất (hình 10.2). Giá trị các thành phần của phương trình trên
thể hiện như sau:

Thành phần bức Ðất trống khô Ðất ướt, cây phủ
xạ kín
S/RN 0,45 0,30
Hv. ET/ RN 0 0,70
JH/ RN 0,55 0
B ức x ạ hữu hiệu

B ốc hơi

Nhi ệt cảm ứng

Mặt đất Nhi ệt đất

Ban ngày

B ức x ạ hữu hiệu
Nhi ệt cảm ứng

B ốc hơi

Mặt đất

Ban đêm Nhi ệt đất

Hình 10.2 Sơ đồ biểu diễn thành phần của cân bằng năng lượng bề mặt
(Tanner 1968)
2.4. Sự thay đổi nhiệt độ đất hàng năm
Ngoài đồng ruộng, nhiệt độ thay đổi không ngừng. Trên cơ sở mô
hình của phương trình dòng nhiệt ổn định, phương trình tính nhiệt độ
hàng năm như sau:
T(t) = TA + A sin t
(4)
Trong đó: TA nhiệt độ trung bình năm, A là biên độ dao động bề
mặt, = 2 là tần số góc,  là chu kỳ của sóng. Giả thiết khi z (độ
sâu) giảm đến vô cùng, ta có thể biến đổi thành
lim T(z,t) = TA
(5)
z 
Carslaw và Jaeger, 1959 đã mô hình hoá (4) như sau:
T(z,t) = TA + A z / dsintz/ d
<
 z<0 (6)
Trong đó: d= 2K T / = K /
T

Một kết quả ứng dụng phương trình (6) ta thu được trên hình 10.3.
Nhi ệt độ đất ( C)
0

Hình 10.3 Sơ đồ nhiệt độ tại mặt đất và 3 độ sâu theo hàm thời gian
của phương trình (6)
2.5. Ðiều hoà nhiệt trong đất
Ðiều hoà nhiệt trong đất là quá trình nhằm điều chỉnh nguồn nhiệt
và nhiệt độ theo hướng có lợi cho cây trồng, bao gồm một số biện pháp
kỹ thuật, biện pháp cải tạo đất và biện pháp điều hoà khí hậu. a. Các
biện pháp kỹ thuật
Ðây là những biện pháp tương đối đơn giản nhưng rất hiệu quả như
làm đất, chế độ canh tác.
Làm đất: Tuỳ theo từng vùng đất, từng mùa mà điều chỉnh mức độ
cày sâu hay nông khác nhau. Nén đất cũng là biện pháp giữ nhiệt tốt cho
đất vì càng chặt sự truyền nhiệt càng dễ. Nhờ đó mà tầng dưới nhiệt độ
có thể tăng 3-5 0C. Việc lên luống làm tăng sự gồ ghề cho mặt đất dẫn
đến tăng bức xạ nhiệt.
Che phủ đất cũng làm thay đổi khả năng phản xạ và phóng nhiệt
của đất. Che phủ đất bằng nguyên liệu màu đen có thể tăng bức xạ lên
10-15% do đó làm đất ấm lên nhất là vào mùa đông. Ngày nay người ta
dùng PE màu sáng cho phép tia hồng ngoại đi qua, tăng được nhiệt cho
đất.
b. Các biện pháp cải tạo đất
Các biện pháp cải tạo đất có ảnh hưởng lâu dài và cơ bản đến chế
độ nhiệt trong đất. Ta thường sử dụng những biện pháp như tưới tiêu
nước, trồng rừng để thay đổi chế độ nhiệt.
Tưới nước làm giảm suất phản xạ đáng kể, có thể tới 20 % thấp hơn
khi không tưới. Tưới nước cũng làm tăng tính dẫn nhiệt do đó nhiệt độ
trong đất đều nhau giữa các tầng và các vị trí. Ðất được tưới, nước bốc
hơi, từ đó bức xạ nhiệt trong không khí trên sát mặt ruộng tăng làm tăng
nhiệt độ, mạ non không bị chết rét.
Trồng rừng đầu ngọn gió hay đầu bờ ruộng có tác dụng ngăn tốc độ
gió dẫn đến thay đổi tiểu khí hậu cho vùng cây trồng đứng sau.
Bón phân nhất là phân hữu cơ có tác dụng làm thay đổi nhiệt độ vì
chất hữu cơ dẫn nhiệt kém giữ nhiệt lâu, ngoài ra vi sinh vật phân giải
chất hữu cơ giải phóng nhiều năng lượng. c. Các biện pháp điều hoà
khí hậu
Ngoài biện pháp cơ bản là trồng rừng, ngày nay con người có thể
thay đổi thời tiết nhân tạo. Ví dụ làm mưa kể cả mưa đá, làm gió hay
phá tan một cơn mưa... Tất cả những kỹ thuật này đều ảnh hưởng tới
nhiệt độ trong đất.

Câu hỏi ôn tập

1. Nêu vai trò của không khí trong đất.


2. Giải thích vì sao có sự khác nhau về thành phần giữa không khí
trong đất và trong khí quyển.
3. Nêu tính thông khí của của đất và mô hình toán tính dòng khí
trong đất.
4. Nêu những biện pháp điều tiết không khí trong đất.
5. Cho biết những đặc tính nhiệt trong đất và những yếu tố chi phối.
6. Nêu phương trình cân bằng nhiệt trạng thái ổn định
7. Trình bày mô hình toán tính nhiệt độ năm của đất
8. Kể các biện pháp điều hoà nhiệt thường được áp dụng
Chương XI
MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ CƠ LÝ CỦA ĐẤT

1. Khái niệm chung về tính chất vật lý và cơ lý của đất


Ðất có một số tính chất vật lý và tính chất cơ lý chủ yếu như tỷ
trọng, dung trọng, độ xốp, tính dính, tính dẻo, độ chặt, sức cản...
Những tính chất này thường được quyết định bởi các thành phần
khoáng vật (nguyên sinh, thứ sinh), thành phần các cấp hạt (cát,
limon, sét), thành phần chất hữu cơ có trong đất và tính liên kết giữa
các thành phần trên để tạo ra kết cấu của đất. Trong thực tiễn sản xuất
nông nghiệp những tính chất vật lý và cơ lý tính luôn là những yếu tố
chi phối trực tiếp đến quá trình canh tác như khả năng làm đất cày,
bừa, xới xáo, sức kéo của máy móc công cụ làm đất... ngoài ra các
tính chất trên còn đặc biệt có liên quan và ảnh hưởng đến một số đặc
tính lý học khác của đất như chế độ nước, chế độ không khí và khả
năng sinh trưởng cũng như phát triển của cây trồng, do đó trong
nghiên cứu đất cần xác định và tìm hiểu rõ về chúng.

2. Một số tính chất vật lý cơ bản của đất


2.1. Tỷ trọng của đất
Ðịnh nghĩa: Tỷ trọng của đất là tỷ số khối lượng của một đơn vị
thể tích đất ở trạng thái rắn, khô kiệt với các hạt đất xếp sít vào nhau so
với khối lượng nước cùng thể tích ở điều kiện nhiệt độ 4oC.
Ðể tính tỷ trọng người ta áp dụng công thức: d=
P / P1
Trong đó: d- Tỷ trọng của đất.
P- Khối lượng các hạt đất (khô kiệt, xếp xít vào nhau và không

có khoảng
hổng không khí) trong một thể tích xác định (thường được đo

bằng g/cm3).

P1- Khối lượng nước được chứa trong cùng thể tích ở điều kiện
T0: 4oC (g/cm3).
Tỷ trọng của các loại khoáng vật khác nhau có sự giao động khá
lớn song nhìn chung biến động trong phạm vi từ 2,40 - 2,80 (bảng 11.1)
Bảng 11.1. Tỷ trọng của một số khoáng vật có trong đất
Khoáng vật Tỷ trọng
Thạch anh tinh khiết 2,65
Canxít 2,60
Canxít tinh khiết 2,80
Fenspat K- Na 2,72
Dolomit 2,60
Gypxít 2,80
Mica 2,80
Khoáng sét 2,90
Bốcxít (Nhôm ôxit) 2,32
Ôlivin, pyrôxen, amphibole (có chứa sắt) 2,80
Hêmatít 3,10
Quặng chì 2,60
2,90
2,09
2,90
3,50
5,30
7,60
Tỷ trọng của đất được quyết định chủ yếu bởi các loại khoáng
nguyên sinh, thứ sinh và hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Nhìn
chung do tỷ lệ chất hữu cơ trong đất thường không lớn nên tỷ trọng đất
sẽ phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật của đất. Các loại
đất có thành phần cơ giới khác nhau có tỷ trọng khác nhau:
Loại đất Tỷ trọng
Ðất cát 2,65 ± 0,01
Ðất cát pha 2,70 ± 0,017
Ðất thịt 2,70 ± 0,02
Ðất sét 2,74 ± 0,027
Dựa vào tỷ trọng đất, Katrinski đã đưa ra mức đánh giá chung khi
xác định tỷ trọng của đất trồng như sau:
Tỷ trọng Loại đất
<2,50 Ðất có lượng mùn cao
2,50 - 2,66 Ðất có lượng mùn trung
bình
>2,70 Ðất giàu sắt Fe2O3

Ý nghĩa thực tiễn: Tỷ trọng đất được sử dụng trong các công thức
tính toán độ xốp, công thức tính tốc độ, thời gian sa lắng của các cấp
hạt đất trong phân tích thành phần cơ giới. Thông qua tỷ trọng đất
người ta cũng có thể đưa ra được những nhận xét sơ bộ về hàm lượng
chất hữu cơ, hàm lượng sét hay tỷ lệ sắt, nhôm của một loại đất cụ thể
nào đó.
2.2. Dung trọng của đất
Ðịnh nghĩa: Dung trọng của đất là khối lượng (g) của một đơn vị thể
tích đất (cm3) ở trạng thái tự nhiên (có khe hở) sau khi được sấy khô
kiệt.
Dung trọng của đất được người ta xác định bằng cách đóng ống kim
loại hình trụ có thể tích bên trong 100 cm3 thẳng góc với bề mặt đất ở
trạng thái hoàn toàn tự nhiên, sau đó đem sấy khô kiệt rồi tính theo công
thức sau:
D=P/V
Trong đó:
D - Dung trọng của đất (g/cm3);
P - Khối lượng đất tự nhiên trong ống trụ đóng sau khi đã được
sấy khô kiệt (được tính theo g).
V - Thể tích của ống đóng (được tính theo cm3).
Như vậy dung trọng của đất thường nhỏ hơn so với tỷ trọng vì thể
tích đất khô kiệt được xác định ở đây bao gồm cả các hạt đất rắn và các
khe hở tự nhiên trong đất.
Bảng 11.2. Quan hệ giữa dung trọng đất với thành phần cơ giới và thành
phần vật liệu cấu tạo ở một số loại đất
TPCG đất Dung Thành phần vật liệu cấu Dung
trọng tạo đất trọng
Cát 1,55 Tro núi lửa 0,85
Thịt pha cát 1,40 Vật liệu hữu cơ 0,50- 0,60
Cát mịn 1,30 Tảo cát 0,60- 0,90
Ðất thịt 1,20 Can xít mềm, xốp 1,60
Ðất thịt mịn 1,15 Than bùn 0,50
Ðất thịt pha 1,10
sét 1,05*
Sét 1,00
Sét vón cục
* Khi sấy khô bị mất nhiều nước dẫn đến sét có tỷ trọng bé.

Như vậy dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, độ chặt và
kết cấu của đất. Các loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và mùn thường
có dung trọng nhỏ và ngược lại những loại đất chặt bí kém tơi xốp và
nghèo chất hữu cơ thường có dung trọng lớn (bảng 11.2). Trong phẫu
diện đất của phần lớn các loại đất, dung trọng có chiều hướng tăng
dần khi xuống tầng đất dưới sâu, vì càng xuống sâu hàm lượng mùn
của đất càng giảm, mặt khác do quá trình tích tụ sét và các vật liệu
mịn bị rửa trôi từ trên xuống lấp đầy các khe hở và bị nén đã làm cho
đất bị chặt gí hơn các tầng trên.
Katrinski đã đưa ra đánh giá dung trọng của một số loại đất có thành
phần cơ giới từ thịt và sét như sau:
Dung trọng (g/cm3) Ðánh giá
<1 Ðất giàu chất hữu

1,0 - 1,1 Ðất trồng trọt điển
hình
1,2 Ðất bị nén ít
1,3 - 1,4 Ðất bị nén chặt
1,4 - 1,6 Những tầng đất bị nén chặt
canh tác dưới tầng
1,6 - 1,8 Tầng tích tụ bị nén mạnh
Ý nghĩa: Dung trọng của đất được sử dụng trong việc tính độ xốp
của đất, tính khối lượng đất canh tác trên 1 ha để xác định trữ lượng các
chất dinh dưỡng, lượng vôi cần bón cho đất hay trữ lượng nước có trong
đất...
Dựa vào đặc tính nén của đất dung trọng còn được dùng để kiểm
tra chất lượng các công trình thủy lợi, đê, bờ mương máng... để đảm bảo
độ vững của các công trình trên đòi hỏi dung trọng cần đạt được tối thiểu
phải lớn hơn 1,5 g/cm3.
2.3. Ðộ xốp của đất
Ðịnh nghĩa: Ðộ xốp của đất là tỷ lệ % các khe hở chiếm trong đất
so với thể tích chung của đất (ký hiệu P).
Công thức tính độ xốp của đất: Do các khe hở trong đất có các
hình dạng phức tạp và kích thước rất khác nhau nên việc tính toán trực
tiếp thể tích của các khe hở trong đất là rất khó, do đó để xác định được
độ xốp của đất người ta phải tính một cách gián tiếp từ tỷ trọng và dung
trọng của đất theo công thức sau:
P(%) = (1 - D/ d) x 100
Trong đó:
P - Ðộ xốp của đất (%);
D - Dung trọng đất;
d - Tỷ trọng đất.
Ðộ xốp của đất có thể biến động từ 30-70% tùy thuộc vào đất rời
rạc không có kết cấu như đất cát, đất bạc màu cho đến những loại đất
có kết cấu viên như đất đỏ vàng đồi núi. Như vậy độ xốp phụ thuộc
vào kết cấu, tỷ trọng và dung trọng của đất.
Ðộ xốp của đất thường được phân cấp như sau:

P (%) Mức độ
60 - 70 Ðất rất xốp
50 - 60 Ðất khá xốp
40 - 50 Ðất xốp trung bình
30 - 40 Ðất ít xốp
<20 Ðất chặt bí (do hiện
tượng glây)
Ý nghĩa thực tiễn: Ðộ xốp của đất rất có ý nghĩa đối với sản xuất
nông nghiệp và các loại cây trồng vì nước và không khí di chuyển được
trong đất nhờ vào những khoảng trống hay độ xốp của đất. Các chất dinh
dưỡng của đất có thể huy động được cho cây trồng, các hoạt động của vi
sinh vật đất chủ yếu cũng diễn ra ở đây, chính bởi vậy mà người ta nói
độ phì đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp của đất. Ngoài ý nghĩa trên
chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy nếu đất tơi xốp thì làm đất cũng dễ
dàng, rễ cây phát triển tốt, khả năng thấm, thoát nước và trao đổi không
khí diễn ra cũng hết sức thuận lợi và nhanh chóng. Vùng đồi núi nếu đất
có độ xốp cao thì phần lớn nước mưa được thấm xuống sâu, hạn chế
hiện tượng nước chảy tràn trên mặt đất và do đó hạn chế được xói mòn
trên bề mặt. Bảng 11.3 biểu diễn quan hệ giữa dung trọng, tỷ trọng và độ
xốp của một số loại đất.
Bảng 11.3 Dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của một số loại đất
ở việt nam
Loại đất Ðộ
(theo phát Dung tr(g/cmọ)ng trTọỷng xốp
3

sinh) (%)

Ðất cát biển 1,48 - 1,55 2,62 - 41 -


2,65 44
Ðất mặn 0,97 - 1,22 2,43 - 54 -
2,65 61
Ðất phèn 0,64 - 1,07 2,30 - 55 -
2,40 73
Ðất lầy và than bùn 0,12 - 0,74 1,66 - 72 -
2,63 92
Ðất phù sa 0,79 - 1,40 2,41 - 40 -
2,75 69
Ðất bạc màu 1,20 - 1,31 2,52 - 2,66 51 -
53
Ðất đen nhiệt đới 0,80 - 1,18 2,45 - 2,54 53 -
68
Ðất đỏ vàng 0,76 - 1,30 2,50 - 2,90 51 -
Feralit 74
Ðất mùn trên núi 0,62 - 0,79 1,34 - 1,75 66 -
cao 90

3. Một số tính chất cơ lý của đất


3.1. Tính liên kết của đất
Ðịnh nghĩa: Tính liên kết của đất là sự dính kết giữa các phần tử
đất với nhau (khi đất khô tính chất này biểu hiện rõ) những loại đất có
tính liên kết lớn thường tạo thành trong đất những kiểu kết cấu tảng cục
lớn.
Ðơn vị đo tính liên kết của đất được xác định bằng lực ấn vào đất
(G/cm2).
Những yếu tố ảnh hưởng đến tính liên kết của đất là: thành phần cơ
giới, độ ẩm đất, cấu trúc của đất, hàm lượng mùn và thành phần
cation hấp phụ trong đất.
Ðất có thành phần cơ giới nặng do chứa nhiều sét nên tính liên kết
của chúng rất lớn, ngược lại đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát,
do có tỷ lệ các hạt cát cao nên có tính liên kết kém. Ðộ ẩm đất chi phối
đến khả năng liên kết của đất, ở những loại đất có tính liên kết lớn như
đất sét nếu đất càng khô thì tính liên kết của đất thể hiện càng mạnh.
Hàm lượng mùn cao trong đất có tác động dung hòa rất tốt đến tính liên
kết của một số loại đất có kết cấu kém hoặc không có kết cấu như đất cát
và đất sét nặng. Ngoài ra thành phần cation hấp phụ trong đất cũng là
yếu tố ảnh hưởng đến tính liên kết của đất, ví dụ: Ðất mặn do hấp phụ
nhiều cation Na+ đã tạo cho đất sức liên kết lớn khi khô do đó đã làm
loại đất này thường bị chai cứng khi khô hạn nhưng tính liên kết này
cũng dễ dàng bị mất đi khi đất bão hòa nước.
Ý nghĩa thực tiễn: tính liên kết của đất ảnh hưởng rất lớn đến việc
làm đất và áp dụng các biện pháp canh tác. Ðất có kết cấu tốt (như
dạng kết cấu viên) lực liên kết giữa các hạt đất không lớn, do đó rất
dễ cày, bừa và xới xáo. Ngược lại ở những đất loại đất sét có kết cấu
tảng lớn thì việc làm đất rất khó khăn, đặc biệt là khi đất bị khô vừa
phải cày bừa và vừa phải đập cho đất vỡ vụn ra.
3.2. Tính dính của đất
Ðịnh nghĩa: Tính dính của đất là khả năng kết dính của đất với
những vật tiếp xúc với chúng.
Tính dính của đất thường làm tăng lực cản đối với các công cụ làm
đất như cày bừa, những máy móc và công cụ phay, đập đất... do vậy đất
có tính dính càng cao thì việc làm đất càng khó khăn và càng đòi hỏi
phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc làm đất.
Giống như tính liên kết của đất, tính dính phụ thuộc thành phần các
cấp hạt trong đất, kết cấu và độ ẩm đất. Những loại đất có tỷ lệ các
cấp hạt sét cao với các thành phần khoáng sét càng cao thì tính dính
của chúng càng lớn, trong các thành phần khoáng sét thì
montmorilonit, illit có tính liên kết và tính dính cao hơn hẳn các
khoáng sét kaolinit và các hydroxit sắt. Ngược lại với tỷ lệ sét, khi đất
có hàm lượng mùn càng lớn thì càng làm giảm tính dính của đất. Hầu
hết đất bắt đầu có tính dính cao khi độ ẩm trong đất đạt 60 - 80% độ
trữ ẩm cực đại.
Ðộ dính được đo bằng lực cần thiết (G/cm2) để làm dứt rời, tách
phần tiếp xúc của đất ra khỏi đĩa, chúng được xác định bằng công thức
sau:

r=P/S
Trong đó:
r - độ dính (G/cm2);
P - lực hao tổn để làm rơi phần đất tiếp xúc với đĩa (G); S-
diện tích của đĩa kim loại (cm2).
3.3. Tính dẻo của đất
Tính dẻo hay độ dẻo của đất thường thể hiện khi đất ở trạng thái
ẩm, có khả năng nặn tạo được những hình dạng nhất định và có thể giữ
nguyên được hình dạng đó khi không có lực bên ngoài tác động. Ðất có
chứa 15% hàm lượng sét trở lên thì bắt đầu có biểu hiện tính dẻo rõ, tính
chất này có liên quan đến bản chất tự nhiên của các hạt sét khi chúng
hấp phụ nước.
Tính dẻo của đất chỉ thể hiện khi đất có phạm vi độ ẩm nhất định,
đất quá khô hay bão hòa nước đều không có tính dẻo. Nếu khô, hòn
đất chỉ có thể nứt vỡ ra còn nếu ẩm quá thì khoảng cách giữa các hạt
đất sẽ lớn, đất bị nhão hay bị lỏng như "cháo" không còn tính dẻo
nữa.
Tính dẻo của đất phụ thuộc vào thành phần cơ giới đất và thành
phần khoáng sét của đất. Ðất càng giàu sét, đặc biệt là nhóm khoáng
sét montmorilonit, illit thì đất càng dẻo và ngược lại ở những đất
nghèo sét như đất cát hoàn toàn không có tính dẻo.
Phạm vi xuất hiện tính dẻo của đất được xác định bởi hai giới hạn
(các giới hạn này có liên quan tới độ ẩm của đất). Giới hạn dưới thể
hiện đặc tính đất bắt đầu nặn được hay vê thành dạng như con giun và
giới hạn trên (vượt quá tính dẻo), là đất bắt đầu không thể nặn được
nữa, ở mức giới hạn trên này thường bất lợi cho sản xuất nông nghiệp
(trừ đất trồng lúa nước).
Ý nghĩa thực tiễn: đất có tính dẻo cao thường có những ảnh
hưởng không tốt đến việc làm đất vì ở trạng thái ẩm, ướt khi cày bừa
đất sẽ tạo thành tảng lớn chứ không không tơi vỡ tạo ra các kết cấu
thích hợp cho cây trồng. Còn ngược lại ở trạng thái đất khô thì lại rất
cứng, làm tăng lực cản của đất đối với các công cụ làm đất và làm
tiêu tốn nhiều năng lượng trong làm đất. Tuy nhiên tính dẻo của đất
rất có ý nghĩa trong việc phân loại đất, trong kỹ thuật xây dựng, vì
chúng liên quan tới sức chống nén khi xây dựng nhà ở và đường giao
thông.
3.4. Tính trương và tính co của đất
Tính trương và tính co của đất là đặc tính thể tích của đất tăng lên
khi ẩm và bị co lại khi khô. Tính trương co của đất có liên quan đến sự
xâm nhập và mất nước giữa các tinh tầng khoáng sét do đó đặc tính này
phụ thuộc chủ yếu vào thành phần và hàm lượng sét có trong đất và
thành phần các cation hấp phụ trong đất. Ví dụ: Ðất có nhiều thành phần
khoáng kaolinit thì ít bị trương co hơn so với đất chứa nhiều khoáng sét
montmorilonit, smectit, trong khi đó đất có chứa nhiều khoáng hydrôxit
sắt thì hầu như rất ít bị trương co. Ðất hấp phụ nhiều ion Na+ có tính
trương co mạnh hơn so với đất hấp phụ ion Ca2+. Tính co của đất được
Till phân cấp ở bảng 11.4
Bảng 11.4 Phân cấp tính co của đất có thành phần cơ giới khác
nhau
(theo Till)
Mức co Thành phần cơ giới đất
0,5 - 1,0% Ðất cát
0,5 - 1,5% Ðất cát pha, thịt nhẹ
3,0 - 4,5% Ðất thịt trung bình
4,5 – 6,0% Ðất thịt nặng
6,0 - 8,0% Ðất sét
8,0 - 10% Ðất sét nặng

Ý nghĩa thực tiễn: những loại đất có tính trương và tính co mạnh
đều gây ra những bất lợi cho sản xuất. Ðất thịt nặng và sét khi bão hòa
nước, đất sẽ bị trương rất nhanh lấp hết các khe hở trong đất làm giảm
và mất khả năng thấm theo chiều sâu, tạo nên dòng chảy trên bề mặt gây
xói mòn rửa trôi mạnh (thường xảy ra ở miền núi). Trong khi ở vùng
đồng bằng và vùng ven biển trên những đất phù sa thành phần cơ giới
nặng trồng lúa khi bị khô hạn đất sẽ bị co mạnh làm mặt đất bị nứt nẻ
với những kẽ nứt rộng hàng vài ba cm, hiện tượng nứt nẻ bề mặt càng
làm tăng quá trình bốc hơi nước trong đất và làm đất mất ẩm nhanh
chóng, bốc mặn lên lớp đất mặt và ngoài ra hiện tượng co mạnh còn làm
đứt rễ các cây trồng gây ra ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của
cây.
3.5. Sức cản của đất
Khi chuẩn bị đất canh tác cần phải tiến hành cày, bừa, phay đất cho
tơi nhỏ nhằm tạo ra kết cấu đất thích hợp cho cây trồng. Ðể làm được
các công việc trên, các công cụ làm đất phải tạo ra được những lực cần
thiết để thắng sức cản của đất và lực này được đặc trưng bởi lực cản
riêng của đất. Lực cản riêng của đất là lực cần để cắt mảnh đất có tiết
diện ngang là 1cm2 và được biểu thị là Kg/cm2.
Việc nghiên cứu sức cản của đất để nhằm mục đích giảm chi phí và
nâng cao chất lượng làm đất. Sức cản (P) có thể đo bằng lực kế lắp sau
máy kéo.
P = k.a.b
Trong đó: k - Hệ số chỉ sức cản riêng của từng loại đất, cụ thể:
đất cát 0,2 - 0,3 Kg/cm2, đất thịt 0,6 Kg/cm2, đất sét 0,9 Kg/cm2.
a - Chiều sâu cày (cm). b - Chiều rộng hoạt động của lưỡi
cày (cm).
Có nhiều yếu tố chi phối và ảnh hưởng đến lực cản riêng của đất
như: thành phần cấp hạt, độ ẩm, hàm lượng mùn và kết cấu đất... Về
ảnh hưởng của thành phần cơ giới được thể hiện qua hệ số chỉ sức cản
riêng của các loại đất cát, thịt, sét... Ðộ ẩm đối với sức cản của đất
được thể hiện đất ở trạng thái khô hay ướt, đất khô có lực cản lớn hơn
nhiều so với đất ướt. Ðất có kết cấu thích hợp ở dạng viên thường có
sức cản giảm so với đất có kết cấu dạng tảng. Ngoài ra các biện pháp
canh tác bón vôi và đặc biệt là phân hữu cơ cho đất có tác dụng làm
giảm lực cản của đất một cách rõ rệt.
Ý nghĩa thực tiễn: việc nghiên cứu lực cản có ý nghĩa rất lớn đối
với các biện pháp canh tác vì dựa trên những số liệu đo lực cản có thể
nhận định về mức độ làm đất dễ hay khó, thành phần cơ giới đất và
khả năng phát triển của bộ rễ cây trồng. Ðặc biệt trong vịec làm đất
người ta thường dùng trị số về lực cản để lựa chọn các máy móc,
công cụ làm đất cho phù hợp.

4. Ảnh hưởng của biện pháp canh tác tới tính chất vật lý và cơ lý
tính của đất
Khi đề cập đến các biện pháp canh tác nông nghiệp có nghĩa là nói
tới các hoạt động cụ thể trong sản xuất như việc làm đất (cày, bừa,
đập, xới xáo đất), bón vôi, bón phân, xây dựng các công thức luân
canh cây trồng, thủy lợi... tất cả các biện pháp canh tác trên đều có
ảnh hưởng rất lớn đến các tính chất vật lý và cơ lý tính của đất. Cụ thể
khi làm đất, cày bừa quá kỹ sẽ làm phá vỡ tính liên kết của đất do đó
dần dần làm đất bị mất kết cấu, thay đổi độ xốp và dung trọng. Ngược
lại việc bón đầy đủ phân hữu cơ và vôi cho đất canh tác sẽ làm đất
tăng độ xốp, giảm tính liên kết và giảm dung trọng đất. Các biện pháp
tưới, tiêu hợp lý sẽ đảm bảo duy trì được độ ẩm thích hợp cho đất và
các tính chất cơ lý khác như tính dính, tính dẻo, tính trương và co
cũng như sức cản khi làm đất. Việc bố trí các hệ thống cây trồng và
các hệ thống canh tác luân canh hay độc canh liên tục trên một mảnh
đất cụ thể nào đó cũng sẽ tác động và dần dần ảnh hưởng đến các tính
chất lý tính và cơ lý tính của đất. Một ví dụ về ảnh hưởng của làm đất
bằng máy ở các mức độ nhiều, trung bình, ít và bằng tay đến dung
trọng của đất canh tác ở Gana (Bafoe- Bonnie và Quansah. 1975) trên
đất sét pha cát có độ dốc 3,5% được trình bày ở bảng 11.5
Bảng 11.5. Ảnh hưởng của các hệ thống làm đất đến dung trọng của
đất

Cách làm đất Dung trọng đất khô (1) g/cm3


Ðộ sâu 0 Ðộ sâu 7,5
7,5cm 15cm
Làm đất kỹ (bằng máy) 1,53 1,56
Làm đất trung bình (bằng 1,36 1,46
máy)
Làm đất ít (bằng máy) 1,29 1,35
Làm đất bằng tay 1,52 1,50
LTI (0,05) 0,05 0,11
(1) Trị số được xác định sau khi xử lý, làm đất.
Ðể điều tiết và cải thiện những tính chất lý học và cơ lý tính của
đất người ta có thể áp dụng một số biện pháp canh tác chính dưới đây:
Biện pháp thủy lợi: là biện pháp ảnh hưởng và chi phối rất lớn
đến tính dính, tính dẻo, tính trương và co cũng như sức cản đất. Ðất
thừa hay thiếu ẩm (khô) đều không tốt cho các đặc tính chất cơ lý trên
do đó việc sử dụng chế độ tưới tiêu hợp lý để điều tiết độ ẩm đất ở
mức độ thích hợp cho làm đất nhằm duy trì những đặc tính tốt về cơ
lý của đất và không phá vỡ kết cấu đất là điều rất cần thiết.
Biện pháp sử dụng phân bón: trong các loại phân bón cho cây,
phân hữu cơ và vôi có ảnh hưởng rất tốt cho kết cấu đất, tăng cường
khả năng liên kết giữa các hạt đất qua đó cải thiện dung trọng, tỷ
trọng và đồng thời hạn chế sức cản của đất đối với các công cụ làm
đất.
Biện pháp cây trồng: Các hệ thống cây trồng dài ngày, cây trồng
ngắn ngày độc canh, đa canh, luân canh... và các biện pháp quản lý
chúng đều có ảnh hưởng rất lớn các tính chất vật lý và cơ lý của đất.
Nên đối với các hệ thống cây trồng khác nhau cần có những biện
pháp quản lý đất thích hợp nhằm duy trì, cải thiện và không gây ra
các tác hại làm ảnh hưởng xấu đối với các đặc tính vật lý và cơ lý của
đất.
Biện pháp làm đất: Cần phải xác định các biện pháp làm đất thích
hợp cho từng loại đất khác nhau, có những loại đất cần được cày bừa
nhiều lần hay cày bừa kỹ (như đất sét, đất thịt nặng) và có những loại
nên cày bừa vừa phải như với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ
(đất thịt nhẹ, đất cát pha) để vừa nhằm đạt được các mục đích của
việc làm đất là tạo ra các kết cấu thích hợp đối với cây trồng vừa
đồng thời duy trì bảo vệ được kết cấu và cải tạo được các hạn chế về
lý tính của đất. Cày, bừa đất ngoài việc xác định được mức độ cần
phải tiến hành cho thích hợp với từng loại đất và cây trồng cần phải
biết xác định lựa chọn thời điểm đất có độ ẩm thích hợp để tiến hành
làm đất nhằm giảm được công và năng lượng chi phí cho việc làm đất
đồng thời không làm ảnh hưởng nhiều đến kết cấu và một số đặc tính
vật lý của đất canh tác.
Hiện nay trên thế giới đang có xu hướng áp dụng các biện pháp
làm đất tối thiểu nhằm bảo vệ đất canh tác, thực chất của biện pháp
này là hạn chế tới mức thấp nhất các tác động cơ giới đối với đất.
Trong thực tế, làm đất tối thiểu là chỉ cày, xới đất ở mức độ hạn chế
nhất song vẫn đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển được. Vì
việc làm đất phá vỡ kết cấu và gây xáo trộn đất ít nhất cho nên tác
động của các yếu tố canh tác đối với tính chất vật lý (kết cấu, dung
trọng...) và cơ lý tính (tính liên kết, tính dính, dẻo...) và đặc biệt là
hiện tượng xói mòn trên đất dốc được hạn chế ở mức thấp nhất. Các
biện pháp này đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước tiên tiến như
Mỹ, Canađa và ở những nước có nhiều diện tích đất canh tác. Tuy
nhiên ở một số nước đang phát triển như Việt Nam biện pháp này mới
chỉ được áp dụng cho các vùng đồi dốc, còn đối với những vùng đồng
bằng khó có thể áp dụng do diện tích canh tác rất hạn chế, làm đất tối
thiểu làm năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích có thể thấp đi
và gặp nhiều khó khăn trong việc khống chế cỏ dại do đó chưa được
hưởng ứng rộng.
Trên thực tế việc cải tạo các đặc tính vật lý - cơ lý của đất là không
đơn giản và dễ dàng, tuy nhiên bằng những biện pháp tác động tổng
hợp thì từng bước cũng sẽ dần cải thiện và làm thay đổi được những
đặc tính vật lý và cơ lý cơ bản của đất.

Câu hỏi ôn tập

1. Tỷ trọng của đất là gì? Hãy nêu tỷ trọng của một số loại đất
chính? Ý nghĩa thực tiễn của tỷ trọng đất?
2. Dung trọng của đất là gì? Hãy nêu dung trọng của một số loại đất
chính? Ý nghĩa thực tiễn của dung trọng đất?
3. Ðộ xốp của đất là gì? Hãy nêu độ xốp của một số loại đất chính?
Ý nghĩa của độ xốp đối với đất và cây trồng?
4. Thế nào là tính dính, tính dẻo của đất, ảnh hưởng của chúng đến
các tính chất đất?
5. Thế nào là tính trương, tính co của đất, ảnh hưởng của chúng đến
các tính chất đất và biện pháp làm đất?
6. Ðể cải thiện một số tính chất vật lý và cơ lý của đất trong các
biện pháp canh tác người ta thường áp dụng các biện pháp gì?
Chương XII
XÓI MÒN ĐẤT

1. Khái niệm về xói mòn và ý nghĩa của việc nghiên cứu xói mòn đất
Sự tồn tại của cuộc sống con người phụ thuộc rất nhiều vào lớp đất
trồng trọt để sản xuất ra lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu sản
xuất công nghiệp phục vụ cho đời sống của con nguời. Tuy nhiên sự tồn
tại của lớp đất có khả năng canh tác này lại luôn chịu những tác động
mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên và các hoạt động canh tác do con
người có thể làm cho chúng bị thoái hóa và dần mất đi khả năng sản
xuất, trong đó một trong những nguyên nhân làm cho đất bị thoái hóa
mạnh nhất là do xói mòn. Hiện tượng mất đất do xói mòn mạnh hơn rất
nhiều so với sự tạo thành đất trong quá trình tự nhiên, một vài cm đất có
thể bị mất đi chỉ trong một vài trận mưa giông hoặc gió lốc trong khi để
có được vài cm đất đó cần phải có thời gian hàng trăm năm, thậm chí
hàng ngàn năm mới tạo ra được. Trên thế giới hầu như không có quốc
gia nào là không chịu ảnh hưởng của xói mòn, nhất là ảnh hưởng của xói
mòn do nước và do gió. Các nước thuộc miền nhiệt đới ẩm do có lượng
mưa, bão hàng năm lớn tập trung theo mùa, phần lớn đất đai canh tác
nằm ở những địa hình dốc nên xói mòn do nước mưa là nguy cơ chính
tạo ra hiện tượng xói mòn ở đây. Trong khi đó hiện tượng xói mòn do
gió lại xảy ra chủ yếu ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, nơi có
lượng mưa thấp không duy trì được lớp thảm thực vật thường xuyên trên
bề mặt đất. Xói mòn mạnh có thể làm mất tới 1400 tấn đất/ ha/năm,
tương đương với toàn bộ tầng canh tác dày 10cm có dung trọng 1,4
g/cm3 (Benntt 1939). Còn ở những nơi chịu ảnh hưởng của xói mòn do
gió gây ra thì lượng đất mất cũng thường cao hơn 11,2 tấn/ ha/ năm
tương đương với lớp đất dày 0,8cm.
Bên cạnh những tác động trực tiếp đến khả năng sản xuất do xói
mòn gây ra đối với đất canh tác, vấn đề môi trường cũng sẽ dần xuất
hiện khi những vùng đất bị xói mòn trở thành những vùng đất trống, đồi
trọc trơ sỏi đá hay thậm chí mất đi hẳn lớp đất chỉ còn lại các đá gốc.
Các hạt đất mịn khi bị cuốn đi theo dòng nước còn gây ra hiện tượng
lắng đọng bùn ở dưới vùng hạ lưu các lòng sông, hồ và đập thủy điện
làm ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy và có thể gây ra lũ lụt.
Có thể nhận thấy đối với thực tiễn sản xuất nông nghiệp không có
sự thoái hóa đất nào mạnh và hiểm họa hơn xói mòn đất bởi nó liên quan
đồng thời tới các quá trình mất đất, mất chất dinh dưỡng và nước cho
cây trồng đồng thời còn gây ra các tác động xấu đến môi trường. Do đó
việc nghiên cứu xói mòn là vô cùng cần thiết cho mọi quốc gia, đặc biệt
đối với nước ta là một nước nằm trong vành đai nhiệt đới với 3/4 diện
tích đất tự nhiên là đồi núi, thường xuyên phải hứng chịu các hậu quả do
xói mòn gây ra thì việc khống chế hiện tượng xói mòn đất càng trở nên
cực kỳ quan trọng để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và bảo vệ môi trường
sinh thái.

2. Các kiểu xói mòn đất chính


Xói mòn đất là quá trình làm mất lớp đất trên mặt và phá huỷ các
tầng đất bên dưới do tác động của nước mưa, băng tuyết tan hoặc do gió.
Ðối với đất sản xuất nông nghiệp thì nước và gió là hai tác nhân quan
trọng nhất gây ra xói mòn và các tác nhân này có mức độ ảnh hưởng
tăng giảm khác nhau theo các hoạt động của con người đối với đất đai.
2.1. Kiểu xói mòn do nước
Kiểu xói mòn do nước gây ra do tác động của nước chảy tràn trên
bề mặt (nước mưa, băng tuyết tan hay tưới tràn). Hiện tượng xói mòn do
nước gây ra đối với đất sản xuất nông nghiệp thường mạnh nhất ở các bề
mặt đất trống, sau khi làm đất chuẩn bị gieo trồng. Ðể xảy ra xói mòn,
nước cần có năng lượng để tách các hạt đất, rồi sau đó vận chuyển
chúng đi. Mưa và nước có thể tách được các hạt đất song việc vận
chuyển được chúng đi bao xa phải phụ thuộc vào dòng chảy. Tác động
của mưa gây ra xói mòn đối với đất gồm các tác động va đập phá vỡ,
làm tách rời các hạt đất và sau đó vận chuyển các hạt đất bị phá hủy theo
các dòng chảy tràn trên mặt đất. Dòng chảy của nước có thể tạo ra các
rãnh xói, khe xói hoặc bị bóc theo từng lớp, người ta chia kiểu xói mòn
do nước gây ra thành các dạng:
- Xói mòn thẳng là sự xói lở đất, đá mẹ theo những dòng chảy
tập trung, ăn sâu tạo ra các rãnh xói và mương xói.
- Xói mòn phẳng là sự rửa trôi đất một cách tương đối đồng
đều trên bề mặt do nước chảy dàn đều, đất bị cuốn đi theo từng lớp,
phiến.
Khi lớp đất trên bề mặt bị xói mòn thì rất khó khôi phục và những
thiệt hại của xói mòn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức sản xuất
của đất. Ví dụ một phép tính đơn giản nếu đất bị xói mòn 1cm đất thì
trên 1 ha đất mất đi 100m3 đất, tương đương 150 tấn, trong đó có 6 tấn
mùn và 1,5 tấn đạm. Trong khi đó, ở vùng nhiệt đới có những nơi xói
mòn làm mất 3 cm đất mặt hàng năm. Riêng vùng đồi núi hàng năm
bình quân mất đi khoảng 2 cm điều này làm cho đất ở đây bị thoái hóa
nhanh chóng. Trên những vùng đất cao, dốc, mưa lớn còn tạo nên những
dòng chảy cực đại trên sườn dốc và ngoài việc bào mòn lớp đất mặt
chúng còn có khả năng tạo ra những dòng xói hoặc rãnh xói. Có rãnh
sâu 5- 6m tới tận lớp đá mẹ và làm mất đi hoàn toàn khả năng sản xuất
của đất đai.
2.2. Kiểu xói mòn do gió
Kiểu xói mòn do gió là hiện tượng xói mòn gây ra bởi sức gió.
Ðây là hiện tượng xói mòn có thể xảy ra ở bất kì nơi nào khi có những
điều kiện thuận lợi sau đây
- Ðất khô, tơi và bị tách nhỏ đến mức độ gió có thể cuốn đi
- Mặt đất phẳng, có ít thực vật che phủ thuận lợi cho việc di
chuyển của gió
- Diện tích đất đủ rộng và tốc độ gió đủ mạnh để mang được
các hạt đất đi
Thông thường đất cát là loại đất rất dễ bị xói mòn do gió vì sự liên
kết giữa các hạt cát là rất nhỏ, đất lại bị khô nhanh. Ảnh hưởng của xói
mòn do gió gây ra khá phức tạp, đất bị chuyển dịch đi có thể dưới các
hình thức nhảy cóc, trườn trên bề mặt hoặc bay lơ lửng.
3. Xói mòn do nước và các yếu tố ảnh hưởng
Hiện tượng xói mòn do nước xảy ra ở khắp mọi nơi trên bề mặt
trái đất, song tập trung mạnh nhất ở những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
nơi thường có tổng lượng mưa hàng năm lớn, tập trung theo mùa với
cường độ cao kết hợp với đất có địa hình cao và dốc đã tạo ra những
dòng chảy tràn lớn trên bề mặt đất. Trong nhiều vùng đất dốc hiện tượng
nước chảy tràn trên mặt không chỉ làm mất đi một lượng nước lớn trong
mùa mưa (khoảng 50 - 60% lượng mưa hàng năm) mà kèm theo đó là
hiện tượng đất bị mất do xói mòn mạnh và đây mới chính là thiệt hại
nghiêm trọng đối với đất canh tác hơn cả vì chúng làm cho lớp đất mặt
bị bào mòn dẫn đến hậu quả là đất bị mất dần và thậm chí không còn khả
năng sản xuất. Khi xói mòn xảy ra, thông thường những thành phần hạt
đất nhỏ, mịn trên cùng lớp đất mặt bị đẩy đi trước tiên và ở lớp đất này
thường tập trung độ phì nhiêu cao nhất do vậy hàm lượng các chất dinh
dưỡng bị mất đi trong đất do xói mòn cũng rất lớn, Tuy nhiên lượng
dinh dưỡng mất đi còn phụ thuộc vào hệ thống cây trồng trên đó, thí
nghiệm của Batie (1983) về xói mòn ở vùng Missouri (Mỹ) cho thấy
lượng dinh dưỡng bình quân hàng năm bị mất đi ở các ruộng có phương
thức canh tác khác nhau thể hiện ở bảng 12.1
Bảng 12.1 Hàm lượng dinh dưỡng bị rửa trôi (kg/ ha/ năm)

Ðiều kiện trồng trọt N P K Ca Mg S

Ngô trồng liên tục 74 20 678 247 93 19


Luân canh: Ngô lúa 29 9 240 95 33 7

3.1. Các dạng xói mòn do nước
a. Xói mòn theo lớp: tác động của xói mòn làm đất bị mất đi theo lớp
không đồng đều nhau trên những vị trí khác nhau của bề mặt của dốc.
Tuy nhiên, dạng xói mòn này đôi khi cũng kèm theo những rãnh xói nhỏ
đặc biệt rõ ở những đồi trọc trồng cây hoặc bị bỏ hóa.
b.Xói mòn theo các khe, rãnh: Là hiện tượng trên bề mặt đất tạo thành
những dòng xói theo các khe, rãnh trên sườn dốc nơi mà dòng chảy
được tập trung, sự hình thành các khe lớn hay nhỏ tùy thuộc mức xói và
đường cắt của nước chảy xuống dưới.
c. Mương xói: Thường thể hiện ở những nơi có mức độ xói mòn nghiêm
trọng, đất bị xói mòn đồng thời cả ở dạng lớp và dạng khe, rãnh ở mức
độ mạnh do khối lượng nước lớn tập trung theo các khe thoát xuống
chân dốc với tốc độ lớn, làm đất bị đào khoét theo chiều sâu đôi khi đến
tận đá gốc.

Như vậy nguyên nhân của hiện tượng xói mòn do nước xảy ra ở
các nước vùng nhiệt đới ẩm chủ yếu là do mưa nhiều và đất dốc. Ngoài
tác động va đập của mưa và dòng chảy đối với đất thì khả năng xói mòn
còn bị chi phối bởi các yếu tố độ dốc, chiều dài dốc của bề mặt đất; cấu
trúc đất và các biện pháp canh tác áp dụng đối với đất. Những tác động
tổng hợp trên được thể hiện qua phương trình mất đất phổ dụng của xói
mòn do nước được Weischmaier và Smith xây dựng.
3.2. Phương trình mất đất phổ dụng do xói mòn của nước
Sau rất nhiêu năm nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn,
các nhà khoa học Weischmaier và Smith đã xác định được phương trình
dự tính lượng đất xói mòn do nước gây ra, thường được gọi là phương
trình mất đất phổ dụng có công thức sau:
A = R.K.L.S.C.P Trong
đó:
A - Lượng đất mất bình quân trong năm (tấn/ha/ năm);
R - Yếu tố mưa và dòng chảy;
K - Hệ số bào mòn của đất (tấn/ha/ đơn vị chỉ số xói mòn);
L - Yếu tố chiều dài của sườn dốc;
S - Yếu tố độ dốc;
C - Yếu tố che phủ và quản lý đất;
P - Yếu tố hoạt động điều tiết chống xói mòn;

Việc hiểu rõ các yếu tố này sẽ giúp cho xác định hướng khống
chế xói mòn đối với đất.
a. Yếu tố mưa và dòng chảy (R)
Ðây là thước đo sức mạnh xói mòn của mưa và sức chảy tràn trên
mặt. Yếu tố được thể hiện qua tổng lượng mưa và cường độ mưa. Với
tổng số lượng mưa hàng năm lớn song nếu được chia ra nhiều trận ở
mức độ nhẹ thì có thể mức độ xói mòn cũng sẽ ít đi so với tổng lượng
mưa hàng năm tuy không cao song mưa tập trung với cường độ cao có
thể gây kết quả xói mòn nghiêm trọng, điều này thường xảy ra đối với
xói mòn ở những vùng bán khô hạn.
Sự phân bố của mùa mưa cũng là yếu tố chi phối và quyết định đến
lượng đất mất do xói mòn. Những trận mưa lớn nếu xảy ra ở những thời
điểm đất trống trải như ở giai đoạn làm đất trước gieo trồng hoặc sau khi
thu hoạch cũng là nguyên nhân làm cho lượng đất bị mất nhiều hơn.
Hệ số R còn được gọi là chỉ số xói mòn do mưa và trong đó tính
đến những ảnh hưởng của bão. Tổng động năng của mỗi trận bão (liên
quan đến cường độ mưa và tổng lượng mưa) với cường độ lớn nhất diễn
ra trong 30 phút được ngưới ta cân nhắc cộng với lượng mưa bình quân.
Tổng của các chỉ số cho tất cả những trận bão xảy ra trong năm cung cấp
cho chỉ số hàng năm và bình quân của các chỉ số này trong nhiều năm
được sử dụng trong công thức mất đất phổ dụng. Việc xác định hệ số R
được tính theo công thức (Mutchler và Murphree, 1985):
R= EI30/ 100.
Trong đó: E (động năng mưa) = 451 + 331 log10I (tấn/ha). I: cường
độ mưa (mm/giờ) và I30: cường độ mưa lớn nhất trong 30 phút (mm/h)
Chỉ số R tại Việt Nam biến động từ 523 đến > 1200. Chỉ số lớn
nhất (R>1200) thu được tại các vùng Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Tây
Bắc, Lai Châu và Tam Ðảo. Còn phần lớn diện tích ở Bắc Bộ có chỉ số
R= 700 - 1200.
Bảng 12.2 Diện tích của những loại hình sử dụng đất chính và tỷ lệ
(%) đất bị xói mòn trên giới hạn 11 Mg/ha/ năm* ở Mỹ

Ðất bị xói mòn do nước Diện


tích
Loại sử dụng đất vượt trên giới hạn 11Mg/
(1000 ha) ha/ năm* (%)
Ðất trồng tất cả các loại 167,288 23,5
cây
Trồng ngô 37, 832 33,6
Trồng đậu tương 24,020 44,3
Trồng bông 6,713 33,6
Trồng lúa mì 28,995 12,9
Ðồng cỏ 53,846 10,0
Ðất rừng có cỏ 24,696 15,0

* Theo Bộ nông nghiệp Mỹ (1980) giới hạn bị xói mòn trên


11Mg/ha (tương đương 5tấn/100 m2) là giới hạn ở đó việc duy trì sức
sản xuất ổn định là rất khó.

Ðiều đáng chú ý là lượng mưa và cường độ mưa luôn khác nhau
giữa các vùng do vậy ảnh hưởng của xói mòn cũng rất khác nhau tùy
theo nơi.

b. Hệ số xói mòn đất (K)


Hệ số xói mòn K thể hiện mức độ bị bào mòn vốn có của đất,
lượng đất mất tự nhiên được tính qua thực nghiêm trong ô thí nghiệm có
chiều dài 22m, độ dốc 9% (tương đương khoảng 160) ở điều kiện bỏ hóa
liên tục. Có hai đặc tính ảnh hưởng và liên quan chặt chẽ tới hệ số xói
mòn đó là khả năng thấm và sự ổn định về mặt cấu trúc của đất. Khả
năng thấm của đất chịu ảnh hưởng chủ yếu bằng sự ổn định của cấu trúc,
đặc biệt là ở các tầng đất trên mặt và thêm vào đó là thành phần cơ giới,
hàm lượng hữu cơ có trong đất. Sự ổn định khả năng chống chịu của các
hạt kết ở đất vùng nhiệt đới được tạo thành từ các hydrôxit sắt, nhôm có
thể làm tăng khả năng chống chịu của các loại đất này đối với tác động
của mưa lớn.
Hệ số bào mòn K có giá trị từ gần giá trị 0 cho tới 0,6. Hệ số này
có giá trị thấp đối với những loại đất có cấu trúc tơi xốp, thấm nước
nhanh và tiêu nước tốt hay các loại đất trong vùng nhiệt đới có chứa
nhiều khoáng sét sắt, nhôm hoặc kaolinit. Những loại đất có khả năng
thấm trung bình và tính ổn định trung bình về mặt cấu trúc thường có hệ
số K từ 0,2- 0,3. Trong khi những loại đất dễ bị xói mòn và có khả năng
thấm thấp sẽ có hệ số K lớn hơn 0,3.
Theo Nguyễn Trọng Hà và các cộng sự, đất Việt Nam có hệ số K dao
động từ 0,09- 0,35. Ví dụ cụ thể trên một số loại đất như sau: đất đen có
tầng kết von dày K= 0,11; đất xám feralit K= 0,22; đất nâu đỏ K= 0,23...

c. Yếu tố địa hình (L,S)


Phản ánh chiều dài dốc và mức độ dốc. Trong cùng các điều kiện
như nhau đất có độ dốc càng lớn khả năng xói mòn càng lớn bởi vì
chúng làm tốc độ của dòng chảy và lượng nước chảy tràn tăng lên. Về
mặt lý thuyết, khi tăng tốc độ dòng chảy lên gấp đôi thì mức độ vận
chuyển đối với các hạt có thể lớn hơn 64 lần, nó cho phép mang các vật
liệu huyền phù (hòa tan trong nước) lớn hơn gấp 30 lần và kết quả làm
tăng sức mạnh của xói mòn gấp 4 lần. Chiều dài dốc cũng góp phần
quan trọng đối với khả năng xói mòn đất bởi vì chúng mở rộng diện tích
nghiêng của dốc, do đó tập trung nhiều lượng nước chảy trên mặt. Một
ví dụ về nghiên cứu xói mòn ở vùng tây nam Lowa đã chỉ ra cho thấy
khi ta tăng gấp đôi chiều dài dốc ở độ dốc 9% lượng nước chảy sẽ tăng
lên 1,8 lần và làm tăng lượng đất mất lên 2,6 lần. Chính bởi lý do này
nên khi người ta thiết kế những kênh, mương khống chế cắt ngang sườn
dốc sẽ làm giảm đáng kể lượng đất mất.

d. Yếu tố che phủ và quản lý (C)


Yếu tố này chỉ ra mức độ tác động của các hệ thống cây trồng và
những khác biệt trong quản lý sử dụng đất đối với lượng đất bị mất do
xói mòn. Các rừng và đồng cỏ là những hệ thống bảo vệ đất tự nhiên tốt
nhất như đã từng được biết tới, tiếp đó là các loại cây trồng có khả năng
che phủ cao thường được trồng mật độ dày như các cây ngũ cốc, các cây
họ đậu... có khả năng bảo vệ đất khá tốt. Tuy nhiên, một số loại cây như
ngô, đậu tương, khoai tây, trồng theo luống thường có khả năng che phủ
thấp ở giai đoạn đầu khi mới trồng có thể làm tăng khả năng xói mòn lên
rất nhiều.
Bảng 12.3. Quan hệ giữa độ dốc và lượng đất bị xói mòn trên đất
canh tác không được bảo vệ (Theo Lai, 1976)
Ðộ dốc của đất (%) Lượng đất bị mất (tấn/
ha/ năm)
1 3,5
5 37
10 49
15 115

Sự kết hợp giữa các loại cây trồng và khả năng duy trì lớp phủ bề
mặt đất (bao gồm cả sự che phủ của các lớp cỏ giữa các băng cây trồng)
theo thời gian trong năm thông qua các hệ thống luân canh hợp lý làm
giảm xói mòn rất nhiều. Vì vậy chúng được gọi là "Hệ thống canh tác
bảo vệ đất". Nếu hệ thống này để lại các tàn thể thực vật sau thu hoạch
cũng sẽ làm giảm khá nhiều hiểm họa của xói mòn. Chúng ta có thể thấy
rõ những tổn thất do rửa trôi khi canh tác theo phương pháp cổ truyền
trên các sườn dốc trung bình ở một số vùng nhiệt đới (bảng 12.4).
Bảng 12.4. Lượng đất bị xói mòn trên một số hệ thống canh tác ở
vùng nhiệt đới (Theo Sheng, 1982)

Ðộ đ Lượng
Nước hoặc Cấu dốc ất mất
Cây trồng và cách làm đất hàng
lãnh thổ tạo đất (độ năm
)
(t/ha)
Jamaica, - Khoai mỡ trồng trên Sét 17 133
vùng Smith các mô đất Mùn
field - Trồng chuối làm sạch
Lượng mưa đất
3300
mm/năm
Elxanvado, Ngô trồng thành hàng nhấp Mùn 17 127
vùng nhô, đất được làm sạch Sét
Metapa
Lượng mưa
1900
mm/năm
Ðài Loan
Lượng mưa Dứa trồng nhấp nhô Sét 11 62
2500 Mùn
mm/năm
Vùng Trung Khoai lang trồng theo luống Cát 12 172
du Mùn
Vùng Hsing - Trồng liên tục trong 2 năm Mùn 18 208
Wa cao lương, khoai lang, đậu
tương và ngô.
- Tất cả đều làm sạch
Giá trị (C) cho những vùng riêng biệt phụ thuộc vào nhiều nhân tố
gồm: cây trồng hiện tại, các giai đoạn phát triển của cây trồng, hệ thống
làm đất và các yếu tố quản lý khác. Trị số C sẽ cao (gần đến 1,0) với
những loại đất có độ che phủ thấp, như ở những vùng đất canh tác vừa
mới làm đất sạch và mới gieo hạt hoặc mới trồng cây con tán cây chưa
phát triển, ngược lại trị số này sẽ đạt giá trị thấp (<0,1) ở trên những
diện tích đất rừng có tán che phủ dày hay những diện tích đất canh tác
có để lại khối lượng tàn dư thực vật cao. Giá trị C thường được tính toán
bởi những nhà khoa học có kinh nghiệm, hiểu biết về ảnh hưởng của độ
che phủ và quản lý trong mỗi vùng xác định. Ðộ che phủ của cây trồng
có ý nghĩa trong việc giảm tốc độ va đập của hạt mưa vào đất và hạn chế
tốc độ dòng chảy trên mặt. Hệ số C phụ thuộc vào cây trồng và điều kiện
canh tác của mỗi vùng. Ví dụ, theo Nguyễn Trọng Hà và các cộng sự ở
vùng Xuân Mai, Hòa Bình C dao động từ 0,05- 0,07; C ở vùng đất
trống:
1; C ở đất lúa nương: 0,5...
đ. Yếu tố hoạt động trợ giúp của con người (P)
Yếu tố này phản ánh hiệu quả tác động của con người trong canh
tác đối với quá trình xói mòn đất cụ thể như việc trồng cây theo đường
đồng mức, trồng cây theo băng dải và các hoạt động trợ giúp khác, tỷ lệ
đất mất được xác định đối với từng biện pháp xác định khi chúng được
áp dụng trên đất dốc. Trong sử dụng đất dốc biện pháp chính để bảo vệ
đất có liên quan đến khả năng che phủ bề mặt và quản lý cây trồng luôn
cần phải có sự trợ giúp của các hoạt động khác, các hoạt động trợ giúp
(hay yếu tố P) bao gồm việc làm đất theo đường đồng mức, trồng các
băng dải cây trồng theo đường đồng mức, các hệ thống ruộng bậc thang
và các hệ thống đường dẫn thoát nước... Các tác động quản lý được thể
hiện trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
Việc khai thác rừng một cách bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, sau
đó cày xới là tác động có tính phá hoại đối với đất trên sườn dốc, đặc
biệt cách làm này thường được tiến hành vào trước mùa mưa làm đất dễ
bị rửa trôi ngay ở những trận mưa đầu tiên, hoặc các biện pháp canh tác
không hợp lý đối với đất dốc như canh tác theo đường dốc, không trồng
các dải bảo vệ hoặc dải cây che phủ để ngăn dòng chảy đều tạo điều kiện
cho xói mòn xảy ra mạnh mẽ.
Giá trị P đối với mỗi hoạt động trợ giúp được xác định theo tỷ lệ
đất mất diễn ra ở ô đất áp dụng các biện pháp trợ giúp chống xói mòn so
với ô đất không sử dụng biện pháp chóng xói mòn. Ví dụ: P= 1 khi canh
tác không áp dụng biện pháp chống xói mòn còn các giá trị P cho việc
canh tác theo đường đồng mức hoặc trồng cây theo băng ở cấp độ dốc
khác nhau được trình bày ở bảng 12.5.
Bảng 12.5. Giá trị P cho ruộng bậc thang canh tác theo đường đồng
mức và độ dốc

Canh tác theo Canh tác theo băng


Ðộ dốc (%)
đường đồng mức cây trồng

1- 2 0,60 0,30
3- 8 0,50 0,25
9- 12 0,60 0,30
13- 16 0,70 0,35
17- 20 0,80 0,40
21- 25 0,90 0,45

Nguồn: từ Wischmaier và Smith (1978)


Canh tác theo các đường đồng mức, trồng cây thành dải, kết hợp
các dải bảo vệ trên các đường đồng mức, tăng mật độ trồng, tạo các hệ
thống thềm đất bảo vệ là những biện pháp trợ giúp tích cực để hạn chế
tác động của dòng chảy và kết quả hạn chế được quá trình xói mòn đất
(bảng 12.6).
Bảng 12.6. Ảnh hưởng của việc quản lý đất đai đến dòng chảy tràn
và xói mòn trên vùng đất dốc 8% ở Statevill, bang Carolin bắc
(Lowdermilk, 1953)
Dòng chảy
Ðất mất trung
tràn
Quản lý đất đai bình hàng
trung bình
năm (tấn/ha/năm)
(%)
Bỏ hóa, làm đất sạch, không gieo 29 143
trồng
Trồng bông liên tục, làm đất sạch 10 49

Luân canh cây trồng 9


Phủ cỏ >1
Rừng đốt hàng năm 3,5 0,1
Rừng không đốt <0,3

4. Xói mòn do gió và các yếu tố ảnh hưởng


Xói mòn do gió xảy ra chủ yếu ở các vùng khô hạn, đôi khi cũng
xảy ra ở vùng khí hậu ẩm về mùa khô. Gió và những trận cuồng phong
có thể mang những hạt đất mịn lên cao và đưa đi xa hàng trăm km.
Những ảnh hưởng của xói mòn do gió thường rất nghiêm trọng, nó
không chỉ bào mòn, bóc đi lớp đất mặt phì nhiêu nhất mà còn có thể bóc
hết đất mặt làm trơ bộ rễ của cây trồng và cuối cùng làm cây trồng
không thể sống được. Ảnh hưởng của xói mòn do gió đôi khi không chỉ
xảy ra ở những vùng khô hạn mà cả ở những vùng ít mưa hoặc có mùa
khô kéo dài và khốc liệt như ở vùng ven biển hoặc Tây Nguyên ở nước
ta, gió có thể di chuyển các đụn cát hay bào mòn lớp đất mặt về mùa
khô.
4.1. Tác động cơ học của gió
Tương tự như đối với xói mòn do nước, hiện tượng xói mòn làm
mất đất do gió gây ra cũng có liên quan tới hai quá trình đó là các quá
trình tách rời các hạt đất và vận chuyển chúng đi theo gió. Ðầu tiên
bằng các hoạt động va đập gió làm tách rời những phần tử nhỏ từ các hạt
hoặc cục đất, sau đó chúng lôi cuốn các hạt này theo gió và sẽ tạo ra sức
va đập mài mòn lớn hơn, rồi sau đó tùy thuộc vào điều kiện sức gió,
chúng lôi cuốn các hạt đất bị tách rời đi ra khỏi vị trí ban đầu của chúng,
những hạt lớn thì chỉ bị lôi cuốn đi ở một khoảng cách nhất định, còn
những hạt nhỏ mịn (bụi) có thể bị gió cuốn đi rất xa.
Việc vận chuyển các hạt sau khi chúng đã bị tách rời diễn ra theo
nhiều cách, cách đầu tiên và quan trọng nhất là cách vận chuyển theo
kiểu nhảy cóc ở trường hợp này các hạt đất có thể di chuyển liên tục
theo hướng gió ở những khoảng cách ngắn và ít khi được đưa cao quá
30cm, khối lượng vận chuyển các hạt đất theo kiểu này chiếm tới 50-
75% lượng đất chuyển dời. Sự di chuyển của xói mòn theo gió cũng có
thể xảy ra theo kiểu lăn trườn trên bề mặt đối với những hạt có kích
thước lớn hơn (có đường kính khoảng 0,84 mm) khối lượng đất vận
chuyển theo kiểu này chiếm khoảng 5- 25%. Quá trình vận chuyển đáng
chú ý nhất của xói mòn do gió là sự di chuyển của các hạt bụi như thể
huyền phù chúng bao gồm các hạt cát mịn và những hạt có kích thước
nhỏ hơn chúng có thể được gió đưa lên cao rồi mang đi xa hàng trăm
dặm. Tỷ lệ vận chuyển ở dạng này thường chiếm tới trên 15% và đôi khi
chiếm tới 40%.
4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn do gió
Sự nhạy cảm của xói mòn do gió có liên quan rõ đến độ ẩm của
đất, đất ẩm thường không bị gió cuốn. Những vùng khô hạn và có gió
nóng kéo dài sẽ làm cho đất đạt đến giới hạn độ ẩm cây héo hoặc thấp
hơn đây cũng chính là thời điểm trước khi hiện tượng xói mòn do gió
xảy ra. Tốc độ của các dòng gió xoáy và giông bão có tác động gây ra
xói mòn đất mạnh hơn rất nhiều so với tốc độ gió thông thường. Những
thử nghiệm đã chỉ ra cho thấy khi đất khô tốc độ gió đạt khoảng 20km/h
có thể bắt đầu lôi cuốn được các hạt đất và lượng đất bị mang đi theo gió
sẽ tăng lên rất nhanh theo cấp lũy thừa khi tốc độ gió đạt tới mức từ 30
km/h trở lên. Xói mòn do gió chịu ảnh hưởng của các yếu tố:
- Tốc độ gió và sức cuốn của gió
- Ðiều kiện bề mặt đất
- Ðặc tính của đất
- Tình trạng thực vật che phủ trên bề mặt đất
- Sự ổn định về các đặc tính cơ lý của đất như dung trọng, tỷ trọng
và kích thước của các hạt có khả năng bị bào mòn do đất. Xói mòn
do gió thường không nghiêm trọng ở những nơi có độ ẩm, bề mặt đất có
độ gồ ghề được tạo ra bởi những biện pháp làm đất thích hợp như: cày
bừa tạo ra những cục đất có kích thước lớn, lên những mặt luống cao để
tạo ra độ gồ ghề, giữ lại các gốc rơm rạ, thảm thực vật và cây trồng...
Ðây cũng chính là những biện pháp tác động có hiệu quả để giảm thiểu
tác hại của xói mòn do gió.
Lượng đất mất do xói mòn của gió được xác định là hàm của nhiều yếu
tố.
E = f (ICKLV)
Trong đó: E- khả năng lượng đất bị xói mòn do gió, f- phương
trình đất bị xói mòn, I- yếu tố khí hậu xói mòn do gió ở địa phương, C-
mức độ gồ ghề của bề mặt đất, K- độ rộng của cánh đồng, L- chất lượng
che phủ của thảm thực vật, V- ảnh hưởng của các biện pháp canh tác. Số
liệu ở bảng 12.7 cho thấy sự xói mòn phụ thuộc vào cây và kỹ thuật
canh tác.
Bảng 12.7. Ảnh hưởng của việc chuẩn bị đất đối với xói mòn do gió
trên cánh đồng ngô mới trồng ở vùng Ðông bắc Ohio (Hoa Kỳ)
tháng 5/1967 (Woodruff, 1972)

Ðất mất trung bình


Chuẩn bị đất Loại đất
(tấn/ha/năm)

Cày và gieo cấy Cát mịn pha thịt 403,0


Ottokee
Bừa nặng và gieo cấy Cát mịn pha thịt 7,6
Oakville
Không làm đất và Cát mịn pha thịt 1,3
gieo cấy Spink
Cánh đồng phủ bởi Cát mịn pha thịt thân 0,8
ngô, không làm Oakville
đất

5. Các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn, rửa trôi đất
Có nhiều biện pháp kỹ thuật để chống xói mòn bảo vệ đất. Song
mỗi biện pháp chỉ có khả năng thích ứng tối ưu với từng khu vực và
trong từng điều kiện cụ thể. Một số biện pháp được áp dụng phổ biến là:
5.1. Một số biện pháp công trình nhằm hạn chế xói mòn
Trong các vùng nhiệt đới, biện pháp công trình (thiết kế đồi ruộng,
xây dựng ruộng bậc thang nắn dòng chảy...) là rất cần thiết trong việc
canh tác và bảo vệ đất dốc. Chức năng chủ yếu của công trình là dẫn
dòng, ngăn dòng làm cho chảy chậm lại, lưu chứa tạm thời hay bố trí
dòng chảy an toàn để xói mòn là thấp nhất. Các biện pháp công trình
bao gồm thiết kế lô thửa, xây dựng hệ thống ruộng bậc thang. Những
biện pháp này có tác dụng bảo vệ đất tốt nhất (đạt hiệu quả bảo vệ 80-
90%) nhưng cũng đòi hỏi việc đầu tư vốn lớn sau đây là một số biện
pháp chính thường được áp dụng ở vùng đồi núi nước ta:

a. Thềm bậc thang


Thềm bậc thang là một dãy các dải đất nằm ngang hay gần nằm
ngang chạy cắt ngang sườn dốc với các khoảng cách xác định theo chiều
đứng. Các dải đất nằm ngang được dùng để canh tác, chúng được giữ
bằng các bờ dốc hay mái dốc được xây dựng bằng đất hoặc đá. Ruộng
bậc thang có mặt ruộng bằng phẳng có bờ ruộng, xây dựng thành từng
tầng theo các đường đồng mức trên đất dốc. Ruộng bậc thang là biện
pháp chống xói mòn tích cực nhất được áp dụng ở nhiều vùng đất dốc
trên thế giới bởi chúng có khả năng canh tác lâu dài trên đất dốc, tạo
điều kiện thâm canh cho cây trồng, năng suất, sản lượng cao và ổn định.
Ở nước ta đồng bào dân tộc đã biết xây dựng ruộng bậc thang để trồng
lúa từ lâu đời, có những khu ruộng ở Sapa đã được xây dựng cách đây
hàng trăm năm vẫn cho năng suất rất ổn định (Hình 12.1).
- Ðể xây dựng ruộng bậc thang đất đai phải có các điều kiện để sau
đây:
+ Ðất phải có tầng dày tối thiểu từ 60 cm trở lên, đất càng dày làm
ruộng bậc thang càng thuận lợi, bề rộng của mặt ruộng càng rộng. + Ðộ
dốc có thể xây dựng ruộng bậc thang tốt nhất từ 5- 250, ở những nơi có
độ dốc lớn hơn 250 vẫn có thể làm được ruộng bậc thang như ở vùng
Sapa, tuy nhiên đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và rất tốn đất.
+ Những nơi làm ruộng bậc thang để trồng lúa nước đòi hỏi phải
có nguồn nước hoặc có khả năng giải quyết được nước tưới. -
Nguyên tắc thiết kế ruộng bậc thang:
+ Ruộng bậc thang phải thiết kế theo đường đồng mức
+ Ruộng bậc thang nhất thiết phải có bờ. Mặt ruộng rộng hay hẹp
phụ thuộc vào độ dốc và tầng dày đất.
+ Ðất bị san làm tầng không vượt quá 2/3 độ dày tầng đất ban đầu,
phải đảm bảo trả lại được lớp đất màu trên mặt, tỷ lệ sử dụng đất phải
đạt 65- 70% so với diện tích ban đầu.

a)Ruéng bËc thang


MÆt ®Êt ban ®Çu
B ê ch¾n

V ï ng ph©n bè dßng x ãi
M Æt Êt b an Çu
M Æt thÒm n»m ngang

Hình 12.1. Ru ộng bậc thang


b. Các công trình và thềm đơn giản
Có thể đạt được mục đích chống xói mòn với chi phí thấp bằng các
biện pháp xây dựng các công trình đơn giản kết hợp với các biện pháp
hỗ trợ nông nghiệp. Trên các mái dốc khác nhau có thể áp dụng các loại
thềm hay công trình đơn giản dưới đây (Hình 12.2):
Thềm cây ăn quả: là một dạng thềm canh tác không liên tục của
dạng thềm bậc thang hẹp, dốc nghịch. Thềm cây ăn quả có thể làm trên
sườn dốc > 30o (58%). Khoảng cách giữa hai hàng cây ăn quả được bảo
vệ bằng những băng lớp phủ thực vật tự nhiên lâu năm hay các cây cỏ,
cây họ đậu và các cây bảo vệ đất khác. Cây trồng chính được trồng theo
các bồn riêng.
Thềm sử dụng linh hoạt: là các dạng thềm nằm cách nhau khá xa,
xen kẽ là các dải sườn đồi chưa được xử lý dùng để canh tác hỗn hợp.
Thềm để trồng cây lương thực là chủ yếu, trong khi ở phần sườn dốc
chưa xử lý ở giữa thì trồng cây dài ngày hay cây lấy gỗ.
Thềm tự nhiên: thềm tự nhiên được hình thành sau khi tạo ra các
bờ thấp (dải chắn) bằng đất hay đá có thể thu lượm tại chỗ, hay các dải
cỏ dày theo đường đồng mức trên các sườn dốc thoải. Chúng được thiết
kế và thi công sao cho đỉnh của đê chắn phía dưới cao ngang tâm điểm
giữa đoạn sườn dốc tới đê kế tiếp ở phía trên. Sau vài năm canh tác thềm
sẽ được hình thành do sự bồi đắp tự nhiên. Loại này thường chỉ áp dụng
cho sườn dốc 7-12o.
Hình 12.2. Thềm tự nhiên bảo vệ đất
5.2. Biện pháp nông nghiệp
Biện pháp bảo vệ bằng nông nghiệp thực chất là các kỹ thuật đã
được áp dụng qua việc quản lý, sử dụng đất trồng, chúng liên quan chặt
chẽ với các quy trình canh tác bình thường, nhưng được thiết kế hay lựa
chọn một cách đặc biệt nhằm đem lại lợi ích cho công tác bảo vệ đất
trồng, chi phí đòi hỏi không lớn và có thể áp dụng tương đối dễ dàng.
Việc giới thiệu các biện pháp bảo vệ bằng nông nghiệp cần phải được
cân nhắc tính thích hợp của chúng với phương pháp canh tác đã có và hệ
cây trồng cụ thể cùng với hiệu quả chống xói mòn. Các biện pháp
thường được áp dụng trong nông nghiệp như: canh tác theo đường đồng
mức, cày bừa ngang dốc, bố trí đa canh, trồng cây thành dải, biện pháp
phủ bổi, trồng cây bảo vệ đất, làm đất tối thiểu, trồng các dải cây chắn...
đây là những biện pháp có hiệu quả có tác dụng tăng năng suất cây trồng
và dễ dàng thực hiện hơn so với các biện pháp công trình đã nói ở trên;
mức độ chi phí của biện pháp nông nghiệp cũng không tốn kém. Ðiều
này rất phù hợp với điều kiện kinh tế của những nước đang phát triển
như nước ta. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có thể áp dụng được
trên những sườn đồi núi không dốc lắm (dưới 12o), ở những nơi có độ
dốc cao hơn thì cần phải kết hợp giữa biện pháp nông nghiệp với các
biện pháp công trình đơn giản như đã trình bày ở phần biện pháp công
trình.
5.3. Biện pháp lâm nghiệp: trên các đỉnh đồi, núi, sườn dốc đứng và ở
những vị trí hợp thủy không có điều kiện xây dựng đồi ruộng phải được
trồng rừng hoặc bảo vệ rừng tái sinh. Các diện tích rừng bảo vệ này có
tác dụng chống xói mòn, ngăn chặn dòng chảy và giữ ẩm cho đất đồng
thời còn hạn chế cả xói mòn gây ra do gió.
5.4. Biện pháp hóa học: một số nước tiên tiến trên thế giới người ta
nghiên cứu các chất kết dính hóa học (phụ phẩm của ngành chế biến gỗ)
đưa vào đất để tạo cho đất có thể liên kết chống xói mòn. Ngoài ra người
ta còn dùng một số chất có khả năng giữ đất khác như thạch cao, sợi,
thủy tinh tạo thành màng bảo vệ trên mặt đất.
5.5. Biện pháp canh tác khống chế xói mòn do gió
Ðể hạn chế những tác hại xói mòn của gió người ta thường thực hiện
các biện pháp sau:
Luôn duy trì độ ẩm cho đất, tránh để hiện tượng đất bị khô kiệt. Có
thể thực hiện bằng các biện pháp xây dựng hồ chứa nước, hệ thống thủy
lợi phục vụ tưới tiêu, các giếng khoan.
Thường xuyên che phủ cho đất bằng các đai rừng chắn gió, thảm
thực vật tự nhiên (rừng đồng cỏ...) và các hệ thồng cây trồng thích hợp
cho khu vực thông qua việc sử dụng các mô hình nông - lâm kết hợp các
công thức luân canh và xen canh.
- Trong hoạt động quản lý canh tác ở các vùng xói mòn do gió phải
hết sức chú ý tới các đai rừng bảo vệ, không cày bừa hoặc lên luống theo
hướng gió thổi thường xuyên mà phải cắt vuông góc với hướng gió, tạo
cho mặt đất có độ gồ ghề bằng cách lên luống cao, không nên làm đất
quá kỹ làm các hạt đất bị vỡ nhỏ hình thành nhiều các hạt mịn dễ bị gió
cuốn đi.

Câu hỏi ôn tập chương

1. Các kiểu xói mòn chính do nước gây ra?


2. Phương trình mất đất phổ dụng do xói mòn của nước gây ra? Giải
thích các yếu tố chi phối tới hiện tượng xói mòn trong phương
trình?
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn do gió?
4. Hãy trình bày một số biện pháp công trình thường được áp dụng
trong thực tiễn để hạn chế xói mòn do nước gây ra?
5. Hãy trình bày một số biện pháp nông nghiệp thường được áp dụng
trong thực tiễn nhằm hạn chế xói mòn do nước?
6. Một số biện pháp khống chế xói mòn gây ra do gió?

Chương XIII
Ô NHIỄM ÐẤT

1. Khái niệm về ô nhiễm đất


Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhiều đô
thị và thành phố cũng được hình thành thì tình hình ô nhiễm môi trường
ngày càng nghiêm trọng. Khói thải từ các nhà máy và các xe cơ giới làm
ô nhiễm bầu không khí. Nước thải từ các nhà máy và khu dân cư đô thị
làm ô nhiễm nguồn nước. Khi không khí và nước bị ô nhiễm thì đất
cũng bị ô nhiễm.
Trong nông nghiệp, chúng ta đã và đang sử dụng ngày càng nhiều các
loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và một số phân hoá học, một số trong các
loại hoá chất đó cũng có thể gây ô nhiễm đất. Hàm lượng các chất độc
hại đó tích luỹ trong đất tới mức độ nào đó sẽ gây hại cho cây trồng và
vi sinh vật đất, từ đó phá vỡ cân bằng sinh thái giữa đất và các hệ sinh
thái khác.
Ô nhiễm đất không những làm giảm khả năng sản xuất của đất mà
còn lấy đất làm điểm xuất phát để ảnh hưởng tới thực vật, động vật và
người - một số nguyên tố vi lượng hoặc siêu vi lượng có tính độc hại
tích luỹ lại trong nông sản phẩm từ đó gây tác hại nghiêm trọng đối với
động, thực vật và người.
Ô nhiễm đất còn làm hại đến môi trường khác như nước ngầm,
nước mặt, không khí. Ví dụ, một số chất ô nhiễm có tính hoà tan trong
nước, thấm xuống nước ngầm, hoặc có thể bị dòng nước di chuyển đi
nơi khác tạo nên sự ô nhiễm nước trên mặt đất. Gió thổi có thể chuyển
chất ô nhiễm đi xa làm cho diện tích ô nhiễm mở rộng hơn. Bởi vậy, ô
nhiễm đất cũng có thể trở thành nguồn ô nhiễn đối với nước và không
khí.
Muốn phòng chống ô nhiễm đất cần tìm hiểu nguồn gốc, số lượng,
các dạng, sự di chuyển, sự chuyển hoá, sự tích luỹ và tiêu tan của các
chất gây ô nhiễm.

2. Nguồn gây ô nhiễm


Nguồn gây ô nhiễm đất trước hết là từ nước và không khí, ngoài
các chất đặc biệt do núi lửa phun ra còn có các chất thải trong công
nghiệp và sinh hoạt (hơi thải, nước thải, cặn thải, phân hữu cơ, rác). Tất
nhiên, phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, các khoáng sản đang
khai thác, các chất phóng xạ... cũng đều là các chất ô nhiễm từ bên ngoài
vào đất.
2.1. Tưới nước thải công nghiệp làm ô nhiễm đất
Nông dân dùng nước thải công nghiệp từ các nhà máy ra hoặc nước
cống thành phố để tưới cho cây, tuy nước đó có thể làm tăng được một ít
năng suất cây trồng nhưng nếu sử dụng không đúng, lâu dài tích luỹ lại
có thể gây ô nhiễm đất, làm giảm độ màu mỡ của đất hoặc gây ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng phát triển cây trồng cũng như sức khoẻ của
con người và gia súc. Ví dụ, nếu dùng nước của một số nhà máy có chứa
muối mặn, chất kiềm hoặc chất axit sẽ làm cho đất dần dần hoá mặn,
hoá kiềm hoặc hoá chua từ đó làm giảm khả năng sản xuất của đất.
Nghiêm trọng nhất có nhà máy thải ra một số nguyên tố kim loại nặng
như: Cd, Ni, Cr...
Các nhà máy hoá chất, các xưởng sản xuất nông dược thải ra Hg,
Pb, As. Các chất này sau khi tích luỹ trong đất thì khó loại ra, có thể ảnh
hưởng xấu cho cây. Do hoạt động của vi sinh vật, chúng có thể bị tiêu
tan dần, nhưng dù chỉ nằm trong đất một thời gian ngắn vẫn gây độc hại.
Những vùng mỏ đang khai thác như mỏ pyrit (FeS2), mỏ than chứa
lưu huỳnh (S), sau oxy hoá sẽ sinh ra H2SO4 làm cho môi trường rất
chua, ảnh hưởng xấu đến đất. Ðất bị nhiễm lưu huỳnh ban đầu trở nên
chua nhiều làm giảm năng suất cây trồng, sau đó còn sinh ra các muối
như sunphat sắt, nhôm hoặc mangan, bị các chất hữu cơ trong đất khử
oxy tạo thành các hợp chất sunphit lưu lại trong đất tiếp tục gây hại dưới
dạng axit hoặc dạng lưu huỳnh.
2.2. Một số chất khí thải làm ô nhiễm đất
Thường gặp nhất là SO2 hoặc HF do các nhà máy thải ra. Chất thứ
nhất sinh ra axit H2SO4, chất thứ hai sinh ra axit HF. Chúng được nước
mưa kéo xuống đất. Chất đầu có thể cho một vùng đất bị chua, chất sau
có thể làm cho hàm lượng flo hoà tan trong đất tăng lên có hại cho sức
khoẻ của người và gia súc.
2.3. Các chất phế thải của công nghiệp làm ô nhiễm đất
Các chất thải của các nhà máy và hầm mỏ thường chứa một số kim
loại nặng hoặc một số chất độc dạng hữu cơ và dạng axit, dạng bazơ
hoặc các muối khác làm cho đất bị ô nhiễm ở các kiểu khác nhau. Vấn
đề này rất phổ biến ở các thành phố và khu công nghiệp lớn.
2.4. Nông dược và phân bón làm ô nhiễm đất
Các hợp chất clo hữu cơ trong nông dược dễ tồn lưu lại trong đất,
nếu sử dụng liều lượng lớn và liên tục nhiều năm có thể gây ô nhiễm
đất. Trong sản xuất phân hoá học, do nguyên liệu không tinh khiết có
thể đem lại một số nguyên tố có hại như công nghiệp sản xuất phân lân
liên tục với số lượng nhiều sẽ làm cho hàm lượng các nguyên tố Cd,
As... tăng lên gây ô nhiễm đất. Nếu dùng phân đạm dạng cyanamit canxi
(CaCN2) có thể tồn lưu trong đất gây hại cho cây trồng.
2.5. Các chất phóng xạ làm ô nhiễm đất
Các chất phóng xạ tồn tại trong đất thường là K40, Ra87, C14. Hiện
nay người ta đã tìm thấy nhiều nguyên tố khác nhập vào đất nhưng trong
đó chỉ có Sn90 và Cs137 là hai chất phóng xạ bền vững ở trong đất, chu kỳ
bán huỷ của chúng là 28 và 30 năm. Theo tài liệu của Mỹ thì trong đất
Mỹ Sn90 và Cs137 có khoảng 150 và 240 milicuri trên 1 cây số vuông
Anh. Hàm lượng K40 tự nhiên bình quân khoảng 20000 milicuri. Nói
chung sự ô nhiễm của các chất đó đối với đất chưa nghiêm trọng nhưng
nếu có các chất phóng xạ do vũ khí nguyên tử phóng ra thì đất sẽ bị ô
nhiễm nặng.
2.6. Các chất thải trong sinh hoạt làm ô nhiễm đất
Ở các vùng dân cư đông đúc như các thành phố lớn, có nhiều chất
thải sinh hoạt tập trung trong các cống rãnh hoặc các bãi rác chưa được
xử lý, trong quá trình phân giải xác hữu cơ có thể sinh ra một số chất
làm ô nhiễm đất, nhất là khi nông dân dùng nước bẩn đó để tưới hoặc
dùng các loại phân hữu cơ chưa được xử lý đầy đủ.
3. Các nguyên tố gây độc và sự chuyển hoá của chúng trong đất
Sự ô nhiễm của các nguyên tố kim loại nặng có tính chất "bán vĩnh
cửu", vì vậy nếu đất mới bị ô nhiễm thì khó loại trừ. Nếu các nguyên
tố vi lượng cần cho cây như Cu, Cr, As, Zn vượt quá giới hạn nhất
định sẽ độc cho cây và ô nhiễm đất. Trong đó có Cd và As là độc
nhất; Hg, Pb và Ni là loại độc vừa; còn B, Cr, Mn và Zn thì ít độc
hơn. Sự tích luỹ và di chuyển các nguyên tố trên phụ thuộc các điều
kiện sau:
+ Tác dụng giữa các hợp chất có nguyên tố kim loại nặng với đất
+ Ðộ pH của đất
+ Ðiện thế oxy hoá khử của đất
Tác dụng này bao gồm sự trao đổi ion, kết tủa hoá học, thuỷ phân,
tạo phức... có trường hợp xảy ra đơn độc, có trường hợp liên quan lẫn
nhau (bảng 13.1)
3.1. Asen (As)
Trong đất, asen thường tồn tại ở dạng axit bao gồm muối của axit
asenic (As hoá trị 5) và bất cứ As ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ đều độc hại,
tuy dạng hữu cơ ít độc hơn nhưng ở trong đất dễ chuyển thành dạng vô
cơ. Hàm lượng As trong đất từ 2 - 13 ppm phụ thuộc vào thành phần đá
mẹ, hàm lượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới đất. Theo tài liệu của
Mỹ, hàm lượng bình quân của As trong đất Mỹ bị nhiễm As là 165 ppm,
cao nhất có thể tới 263 ppm.
Bảng 13.1: Các chất chủ yếu làm ô nhiễm đất và nguồn gốc của
chúng

Dạn Chất ô nhiễm Nguồn gốc chủ yếu g

As Nông dược chứa As, H2SO4, y dược, nước thải


công nghiệp thuỷ tinh

Cd Luyện kim, mạ điện, xưởng thuốc nhuộm, hơi


thải chứa Cd

Cu Luyện kim, công nghiệp chế đồ đồng, nông dược chứa chất
đồng
Cr Luyện kim, mạ, nước thải xưởng in và nhuộm
Chất
Hg Xưởng sản xuất hợp chất có chứa Hg, nông dược ô chứa
thuỷ ngân
Pb Nước thải luyện kim, nông dược
m vô Nước thải luyện kim, xưởng dệt, nông
Zn dược chứa Zn, phân lân

Ni Nước thải luyện kim, mạ, luyện dầu,
thuốc
nhuộm
F Nước thải sau khi sản xuất phân lân
Muối kiềm Nước thải nhà máy giấy, nhà máy hoá
chất
Axit Nước thải nhà máy sản xuất H2SO4, đá
dầu, mạ điện
Phenol Công nghệ hoá dầu, sản xuất
benzenphenol, cao su, nông dược
Hợp chất Mạ, luyện kim, in ấn, phân bón
Chất xyanua
ô
C12H22 Nước thải công nghiệp đá dầu
nhiễ

nhiễ
Ðá dầu Khai thác đá dầu, luyện dầu, ống dẫn dầu bị rò
m
hữu Nông dược Sản xuất nông nghiệp và sử dụng

hữu cơ
Các chất Nước cống rãnh thành phố, thực phẩm, công
huyền phù hữu nghiệp giấy, công nghiệp xellulo cơ
có N

Gốc axit asenic kết hợp với Ca, Al, Fe tạo thành các hợp chất
không tan như Ca3(AsO4)2, AlAsO4, FeAsO4. Tích số hoà tan của chất
đầu là 6,8.10-19, của 2 chất sau là 5,7. 10-24 do đó chất đầu độc hại hơn 2
chất sau. Bởi vậy, nếu ta bón các muối sunphat sắt nhôm (phèn chua)
vào đất bị ô nhiễm As có thể giải độc As dần dần do nguyên nhân nói
trên. Ðiều cần lưu ý là cùng một loại đất và cùng bón thử một
lượng As như nhau nhưng lượng As tích luỹ trong bột gạo cao hơn trong
bột mỳ. Kết quả thí nghiệm ở đất vùng Tân Trạch (Trung Quốc) cho
thấy hàm lượng As2O3 trong rơm rạ cao hơn trong hạt thóc 10 - 20 lần vì
vậy cần lưu ý lúc sử dụng rơm rạ ở vùng đất có ô nhiễm As làm thức ăn
cho trâu bò.
3.2. Cadimi (Cd)
Bản thân nguyên tố Cd không độc nhưng hợp chất của nó thì độc
hại nhiều. Hàm lượng Cd trong đất khoảng 0,5 ppm. Ðất Nhật Bản bị ô
nhiễm Cd rất nặng, họ quy định nếu đất chứa dưới 2 ppm là không độc.
Trong đất ô nhiễm các nguyên tố kim loại nặng, hàm lượng Cd có
quan hệ với hàm lượng Zn và Pb, nếu Cd nhiều thì Zn và Pb cũng nhiều.
Tầng đất mặt ở các vùng lân cận nhà máy luyện kẽm có thể chứa
1700 ppm Cd. Cd trong đất có thể ở dạng hoà tan trong nước (dạng ion
và phức chất) và dạng không tan trong nước (dạng hấp phụ, dạng kết tủa
và dạng phức tạp khó tan). Hai dạng này có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ
điều kiện môi trường. Cd gây độc hại cho cây chủ yếu ở dạng hoà tan
trong nước.
Trong môi trường chua, độ tan của Cd tăng, độ độc sẽ tăng, trong
môi trường kiềm, tạo thành kết tủa Cd(OH)2, vì vậy trong đất có phản
ứng cacbonat hoặc đất bón nhiều vôi thì độ độc hại của Cd sẽ giảm. Ðộ
hoà tan của các hợp chất Cd theo thứ tự như sau: hợp chất Cd với S <
hợp chất Cd với OH < hợp chất Cd với cacbonat.
Ðiều kiện oxy hoá khử là yếu tố xúc tiến sự chuyển hoá các hợp chất
Cd.
Cây lúa bị ô nhiễm Cd thì trong gạo có thể chứa trên 1 ppm, nếu ăn
liên tục nhiều năm loại gạo này con người sẽ bị bệnh đau xương. Cây
trồng khác nhau thì lượng hút Cd và tồn lưu cũng khác nhau. Nói chung
ở các loại mạch nhiều hơn ở cây họ đậu, cây họ đậu nhiều hơn cây lúa,
cây rau hút Cd ít, cây ăn củ hút tương đối nhiều Cd. Gạo chứa > 1ppm,
tiểu mạch: 1 - 3,5 ppm, đỗ tương: 1 ppm, cà: 0,27 ppm, cà rốt: 0,2 ppm,
khoai tây: 0,2 ppm, cải bắp: 0,1 ppm, hành: 0,1 ppm, dưa chuột: 0,15
ppm và nho: 0,06 ppm.
3.3. Crom (Cr)
Theo tài liệu nước ngoài, một số đất bị ô nhiễm nặng, hàm lượng
Cr có thể đến 4600 ppm. Một số đất trồng ở Trung Quốc hiện nay có
hàm lượng Cr từ 17 - 270 ppm, bình quân là 80 ppm.
Cr trong đất phần lớn ở dạng hợp chất oxit không tan. Keo đất có
khả năng hấp phụ Cr3+ tương đối mạnh, Fe2O3.nH2O và Al2O3.nH2O
cũng hấp phụ nhiều Cr2O72-. Trong keo sét, Al trong khối tám mặt của
phiến gipxit có thể trao đổi với Cr3+ và như thế Cr trở thành nguyên tố
cấu tạo tinh thể keo khoáng. Bởi vậy, Cr trong đất rất khó tan, cây khó
hút. Kết quả thí nghiệm trong chậu của Ðại học Nông nghiệp Triết
Giang Trung Quốc về tưới nước nhiễm Cr đã phát hiện 85 - 99% Cr tồn
lưu lại trong đất và hầu như toàn bộ nằm trong tầng đất mặt 0 - 5 cm.
Ðộ pH và trạng thái oxy hoá khử của đất có thể làm thay đổi trạng
thái hợp chất Cr. Trong đất trung tính hoặc kiềm Cr3+ sẽ kết tủa ở dạng
Cr(OH)3. Khi Eh thấp thì Cr6+ bị khử thành Cr3+.
Loại cây khác nhau hút Cr6+ và Cr3+ cũng khác nhau. Ví dụ cây
thuốc lá hút có tính chọn lọc Cr6+, cây ngô không hút Cr6+, cây lúa hút cả
Cr6+ và Cr3+ nhưng bất cứ lúa xuân hoặc lúa mùa đều hút Cr6+ nhiều hơn
Cr3+. Trong các bộ phận cây lúa thì hàm lượng Cr3+ ở rơm rạ lớn hơn
trong vỏ trấu và thấp nhất là ở gạo.
3.4. Chì (Pb)
Chì gây ô nhiễm môi trường là do một chất chứa chì trộn lẫn vào
xăng có tên gọi là tetraethyl chì Pb(C2H5)2. Chất này được đốt cháy cùng
với xăng tạo thành chất khí PbCl2, PbBr2 và một ít PbO sau đó thải ra
ngoài gây ô nhiễm không khí rồi rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Càng
gần đường giao thông thì đất ô nhiễm chì càng nhiều. Phần lớn chì
phóng ra trong phạm vi 33 cm kể từ lề đường. Càng xuống sâu tỷ lệ chì
càng giảm chứng tỏ độ hoạt hoá của chì rất kém.
Trong môi trường trung tính hoặc kiềm chì tạo thành PbCO3 hoặc
Pb3(PO4)2 ít hoà tan, cây khó hút vì vậy trong đất có phản ứng cacbonat
hoặc trong đất trung tính vấn đề ô nhiễm chì không đáng kể. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, khả năng hấp phụ chì của keo sét cao hơn 2 - 3 lần
hấp phụ canxi. Chất hữu cơ cũng hấp phụ chì mạnh. Vì tính di động của
chì kém nên cây bị ô nhiễm có lẽ do chì trong không khí là chủ yếu.
3.5. Thuỷ ngân (Hg)
Ở Nhật Bản đất bị ô nhiễm thuỷ ngân rất nặng. Từ 1953 - 1967 trên
toàn bộ đất canh tác Nhật Bản đã sử dụng hơn 6800 tấn thuỷ ngân, hàm
lượng thuỷ ngân trong gạo từ 0,02 ppm (1946) tăng lên 0,15 ppm (1966)
vì thế ở Nhật bắt đầu ngừng và hạn chế bón thuỷ ngân. Hợp chất
thuỷ ngân vô cơ vào đất có thể bị hút và giữ chặt vì keo sét và keo hữu
cơ hấp phụ thuỷ ngân mạnh, Fe(OH)3 và Al(OH)3 có thể hút các anion
HgCl3- và HgCl42-. Một số keo có thể hấp phụ vật lý đối với thuỷ ngân ở
dạng phân tử HgCl và Hg2Cl4. Mặt khác, tác dụng kết tuả hoá học của
thuỷ ngân vô cơ trong đất rất mạnh, tạo thành các hợp chất hydroxyl
thuỷ phân, muối phosphat, muối cacbonat và HgS đều khó tan, vì vậy
thuỷ ngân vô cơ ít độc đối với cây. Nhưng khi hợp chất thủy ngân bị khử
oxy thành thủy ngân kim loại, sau đó xuất hiện dưới dạng hơi thuỷ ngân
(như lúc núi lửa hoạt động) có thể qua khí khổng ở lá mà nhập vào cây.
Dưới tác dụng của vi sinh vật yếm khí, hợp chất thuỷ ngân vô cơ
có thể chuyển thành dạng thuỷ ngân hữu cơ. Trong đất trũng lầy nhờ tác
dụng của vi sinh vật yếm khí có thể tạo ra Hg(CH3)2 và ion CH3Hg+ theo
phản ứng:
Hg2+  Men
 (CH3)2Hg  CH3Hg+

CH3Hg+ hoà tan trong nước có thể bị cây hút, bởi vậy trong điều
kiện đất lúa ngập nước nếu chứa thuỷ ngân sẽ gây độc cho cây.
Trong đất cạn, lượng thuỷ ngân dễ tiêu rất ít, nhưng sau ngập nước
thì thuỷ ngân dễ tiêu tăng lên, ví dụ một loại đất đá vôi khi khô phân tích
Hg dễ tiêu rất ít hoặc không có nhưng sau ngập nước 7 ngày, Eh giảm
xuống 328 mV thì thuỷ ngân dễ tiêu tăng lên 0,05 ppm, sau đó giảm dần
xuống 0,02 - 0,01 ppm, vì thế cây lúa nước bị ô nhiễm thuỷ ngân rõ hơn
tiểu mạch.
Theo tiêu chuẩn vệ sinh quy định về hàm lượng Hg trong lương
thực không được vượt quá 0,02 ppm
3.6. Flo (F)
Tuy không phải là nguyên tố kim loại nặng nhưng tính độc hại của
nó cũng tương tự. Vùng không khí bị ô nhiễm flo (F2 và HF) thì hàm
lượng F trong đất tăng. Trong đất cạn có phản ứng trung tính hoặc kiềm,
hợp chất của flo (như CaF2) có độ hoà tan rất bé nên cây khó hút. Trong
đất cát và đất chua, F dễ bị cây hút hơn. Kết quả thí nghiệm cho thấy:
lúc trong đất chứa 500 ppm F sẽ ức chế cây đậu tằm và cây cà rốt. Cây
sống trên đất nhiều F có hàm lượng F trong các bộ phận cũng khác nhau
(rễ > lá > hạt). Nếu bầu không khí nhiễm F sẽ ảnh hưởng rõ đến cây,
Bảng 13.2: Ảnh hưởng của F ô nhiễm đất và không khí đối với hàm
lượng F trong các bộ phận cây đậu tằm (ppm)
Công thức xử lý Hạt Lá Rễ
Ðất được bón 500 ppm F 0 20 35
Ðất được bón 500 ppm F + ô nhiễm 1,5 820 248
không khí
4. Nông dược và phân bón tồn lưu trong đất và sự chuyển hoá
của chúng
4.1. Sự tồn lưu và chuyển hoá của nông dược trong đất
Sự ô nhiễm nông dược đã gây ảnh hưởng xấu cho người và gia súc
nên người ta rất chú trọng. Có thể chia nông dược ra 3 loại như sau: hợp
chất kim loại nặng (chứa Pb, As và Hg); thuốc trừ sâu dạng lân hữu cơ
và thuốc trừ cỏ.
Thành phần hoá học và tính bền vững của các loại nông dược rất
khác nhau, sự chuyển hoá của chúng ở trong đất cũng khác nhau. Nông
dược gây ô nhiễm chủ yếu là clo hữu cơ (như DDT, 666) và các hợp
chất kim loại nặng, do tính chất của chúng ổn định khó phân huỷ. Thuốc
trừ cỏ, lân hữu cơ phần lớn bị vi sinh vật phân giải, thời gian tồn lưu
trong đất ngắn nhưng chúng gây độc hại nhiều cho cá và các động vật
hoang dã. Sự ô nhiễm của nông dược đối với môi trường đã làm ảnh
hưởng xấu cho môi trường sinh thái, vì vậy phải tìm cách phòng chống.
* Sự tồn lưu nông dược trong đất
+ Tính tồn lưu của nông dược
Do đặc tính lý hoá của bản thân nông dược cùng với tác dụng tổng
hợp của các yếu tố ảnh hưởng làm tiêu tan nông dược cho nên tính tồn
lưu của chúng ở trong đất khác nhau nhiều. Bảng 13.3 cho biết thời gian
cần cho một loại nông dược ở trong đất tiêu tan một nửa (thời gian bán
hủy). Nếu nông dược nào có thời gian bán hủy trên một năm thì gọi là
nông dược có tính tồn lưu.
Bảng 13.3. Thời gian tồn lưu trong đất của một số nông dược
Loại nông dược Thời gian bán huỷ (năm)
Hợp chất kim loại nặng (Pb, 10 - 30
As, Cu, Hg) 2-4
Clo Hữu cơ (666, DDT) 1-2
Thuốc trừ cỏ - 0,4
2,4D và 2,4,5-T 0,02 - 0,2
Thuốc trừ sâu dạng lân hữu cơ 0,02
Thuốc trừ sâu có gốc ammon
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tồn lưu của nông dược là thành
phần cơ giới, hàm lượng mùn, độ pH, độ ẩm, trạng thái vi sinh vật đất,
chế độ canh tác, loại cây trồng... Thí dụ nghiên cứu DDT cho thấy trong
điều kiện yếm khí chất này chuyển ra dạng DDD nhanh hơn nhiều so với
khi chuyển ra dạng DDE trong điều kiện hảo khí, đặc biệt nếu bón phân
xanh vào thì phân giải càng nhanh. Từ đó ta thấy rằng với các chế độ
canh tác khác nhau thì tính tồn lưu nông dược cũng khác nhau.
Do tốc độ phân huỷ của DDD và DDE rất chậm cho nên dù đã đình
chỉ sử dụng DDT nhưng chúng vẫn tồn lưu lâu dài ở trong đất. Số lượng
nông dược tồn lưu trong đất được gọi là "tồn dư" tính theo đơn vị mg/kg
đất hoặc ppm.
+ Ảnh hưởng của sự tồn tại nông dược
Sau phân giải thì tính độc của một số nông dược càng tăng. Ví dụ thuốc
trừ cỏ 2,4,5-T ở trong đất bị vi sinh vật phân giải tạo thành một số chất
có thể gây nên quái thai động vật. Năm 1970 ở Mỹ đã công bố hạn chế
sử dụng nông dược này, ở Nhật năm 1965 đã chế ra một loại rượu chống
được bệnh đạo ôn không có hại cho lúa nhưng khi sử dụng rơm rạ đã xử
lý bằng rượu này để ủ phân thì vi sinh vật phân giải và tạo ra hai chất có
hại cho cây, vì hai chất đó có đặc tính hoá học ổn định:
CH2OH COOH COOH
Cl V i sinh vËt Cl ClCl ClCl
+ Cl Cl
Cl ClClCl

2,3,4,5,6 Pentachlobenzylic 2,3,5,6 axit Tetrachlobenzoic 2,3,6 axit Trichlobenzoic


Rîu chèng ®¹o «n (kh«ng h¹i cho c©y) Một số nông dược
(§éc h¹i cho c©y)
tồn lưu trong đất cây hút sẽ tồn lưu trong cây. Một số cây trồng có thể
tích luỹ nông dược. Ví dụ rơm rạ của cây lúa sống trên đất ô nhiễm 666
có hàm lượng 666 nhiều hơn 4 - 6 lần so với trong đất. Cây có dầu như
lạc, hạt lạc có thể chứa clo hữu cơ nhiều hơn ở trong đất 3 - 4 lần do đó
có ảnh hưởng xấu đến con người.
Các loại cây như khoai tây, cà rốt, cải củ có lớp biểu bì ở rễ có thể
hút trực tiếp sau đó qua tác dụng thẩm thấu vào trong cây tạo thành nông
dược tồn lưu. Một số cây như dưa chuột, ngô thì qua rễ nông dược được
vận chuyển lên các bộ phận của cây trên mặt đất như thân, lá, quả, hạt.
Nồng độ nông dược tồn lưu trong đất có ảnh hưởng tới khả năng
hút nông dược của rễ cây. Trong phạm vi nồng độ thấp thì lượng hút
tương quan thuận với nồng độ nông dược trong đất.
Ngoài ra loại nông dược khác nhau thì cây hút được cũng khác
nhau.
Thuốc trừ sâu còn ảnh hưởng rất xấu tới động vật và vi sinh vật
đất. Ví dụ, DDT có thể giết chết 99% động vật bé ở trong đất, nếu muốn
phục hồi phải mất 2 năm. Sau khi dùng nông dược, các tuyến trùng, vi
khuẩn và nấm sẽ giảm số lượng, tuy chúng sẽ được phục hồi nhưng vẫn
ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất đặc biệt là những đất dùng nhiều
nông dược và dùng liên tục.
Các nông dược có thể bị các động vật hút giữ lại trong đất ví dụ lượng
DDT trong cơ thể giun đất nhiều gấp 1,18 - 4,86 lần trong đất, nơi nó
sống.
Sự biến hoá vi sinh vật, động vật trong đất tất nhiên sẽ gây nên sự
biến hoá độ màu mỡ và chế độ dinh dưỡng trong đất.
* Sự chuyển hóa nông dược trong đất
Nông dược trong đất chuyển hoá theo các con đường sau đây: +
Bay hơi
Một số nông dược có tính bay hơi như thuốc trừ cỏ (EPTA,
CDEA) và thuốc trừ sâu, chúng bốc hơi ở tầng đất mặt. Tuy nhiên thuốc
trừ sâu dạng lân hữu cơ có áp suất bay hơi bé nhưng nó bốc hơi từ trong
đất rất rõ: khi bốc hơi kéo dài và gặp mưa, 2 dòng đối lưu đó sẽ làm cho
phân tử thuốc bay hơi và cuối cùng trở lại mặt đất. Theo tính toán, trên
diện tích 1 km2 mỗi năm có thể tích luỹ 20 g DDT. + Hoà tan, rửa trôi và
chảy tràn
Loại nông dược có tính hoà tan mạnh ở trong nước (như 2,4D) dễ
di động và rửa trôi ra khỏi đất gây ô nhiễm nước trên mặt đất và nước
ngầm. Nói chung, thuốc trừ cỏ dễ rửa trôi hơn thuốc trừ sâu và thuốc
diệt khuẩn. Nếu loại thuốc nào bị đất hút chặt thì không di chuyển theo
phẫu diện xuống dưới nhưng khi mưa to hoặc sau tưới sẽ theo nước
nhập vào mặt đất rồi lắng xuống cùng bùn, nếu dùng bùn đó bón ruộng
thì đất bị ô nhiễm. Nước chảy tràn trên mặt có thể hoà tan và di chuyển
một số nông dược vì vậy sau khi sử dụng nông dược 1 - 2 ngày nếu trời
mưa to thì nước xung quanh vùng đó dễ bị ô nhiễm gây hại cho người và
cây.
+ Ánh sáng phân giải
Mặt đất chịu bức xạ của mặt trời, tia tử ngoại có tác dụng phân giải
một số thuốc trừ cỏ và DDT. Tốc độ phân giải thường chậm.
+ Tác dụng hoá học
Thuốc trừ sâu dạng lân hữu cơ bị tiêu tan chủ yếu do tác dụng phân
giải theo con đường hoá học có xúc tác và không có xúc tác. Phản ứng
không xúc tác bao gồm thuỷ phân, oxy hoá, ion hoá và hình thành muối.
Cơ chế xúc tác trong đất chưa được sáng tỏ, chủ yếu phụ thuộc vào tính
chất nông dược. Nồng độ ion H+ xung quanh keo sét ảnh hưởng rõ đến
phân giải hoá học. Ngược lại, sự tồn tại của chất hữu cơ sẽ cản trở tác
dụng phân giải hoá học.
+ Tác dụng phân giải của vi sinh vật
Ðây là con đường tự hoại quan trọng của nông dược trong đất. Các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của vi sinh vật như nhiệt độ, ẩm độ,
hàm lượng mùn, điện thế oxy hoá khử (Eh) và độ pH đều ảnh hưởng đến
tốc độ phân giải.
+ Tác dụng hấp phụ nông dược của đất
Chủ yếu là hấp phụ lý học, hấp phụ trao đổi ion. Hấp phụ trao đổi
ion bao gồm:
- Hấp phụ anion: trong phân tử nông dược có các gốc OH,
NH2, NHR và CONH2 chúng có thể bị keo dương trong đất hút. Hiện
tượng này rõ nhất ở đất giàu sắt, nhôm như đất đỏ (Ferralsols).
- Hấp phụ cation: khi nông dược phân ly ra cation hoặc tồn tại
ở dạng cation chúng có thể trao đổi với những cation trên bề mặt keo sét
hoặc keo hữu cơ, kết quả là cation của nông dược được hút bám trên
keo. Tác dụng hấp phụ cation này phụ thuộc vào hàm lượng mùn và
thành phần cơ giới đất (đất sét > đất thịt > đất cát). Mùn càng nhiều thì
hấp phụ càng mạnh.
Tác dụng hấp phụ nông dược của đất chẳng những hạn chế sự di động
của nông dược mà còn làm yếu sự phân giải hoá học và tốc độ phân giải
của vi sinh vật. Vì thế khi hấp phụ càng nhiều thì lượng tồn lưu nông
dược trong đất càng nhiều.

4.2. Sự tồn lưu và chuyển hoá của phân bón trong đất
* Sự tồn lưu của phân bón trong đất
Phân hoá học phổ biến được sử dụng trên thế giới là phân đạm,
phân lân và phân kali. Phân đạm chủ yếu là urê, amonisunphat,
amonclorua, amoninitrat... Phân lân chủ yếu là superphosphat,
tecmophosphat, phosphorit... Phân kali chủ yếu là kali clorua, kali
sunphat.. Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng làm tăng năng
suất cây trồng, nhưng cũng có những mặt trái, đặc biệt ở những vùng
thâm canh cao bằng phân hoá học, sử dụng không cân đối phân N, P, K
và các loại phân hữu cơ và phân vi lượng khác. Hiện tượng có thể gặp là
sự hoá chua của đất, kết cấu đất bị kém đi, sự tích đọng kim loại nặng
(Pb, Cd, Cu, Zn, Ni...) và NO3-, NH4+... trong đất, nước.
Sự tồn lưu của phân bón trong đất khác nhau tuỳ thuộc loại phân
sử dụng.
+ Ðối với phân đạm: phần lớn phân đạm dễ tan, ngoài phần cây
trồng sử dụng, phần còn lại trong đất tham gia vào các quá trình chuyển
hoá khác nhau trong đất và được giữ lại chủ yếu ở dạng NO3- và NH4+.
NH4+ được keo đất giữ, trong điều kiện oxi hoá NH4+ dễ dàng bị nitrat
hoá để hình thành NO3-. Theo Viện Tài nguyên thế giới, đến năm 1993
quỹ đất của thế giới là 13.042 triệu ha. Như vậy, theo mức sử dụng phân
đạm năm 1995 của thế giới là 91 triệu tấn N và hiệu suất sử dụng đạm
của cây trồng khoảng 50% thì mỗi ha đất sẽ chứa khoảng 15 kg NO3-.
Diện tích đất trồng trọt bằng 20,6% quỹ đất, vì vậy lượng NO3- tích luỹ
trong đất trồng trọt tăng lên 5 lần, khoảng 75 kg/ha. Nếu tính lượng đất
trong 1 ha có chứa NO3- ngấm sâu 0,5m thì sau 1 năm sử dụng phân đạm
hoá học, lượng NO3- tích luỹ trong đất khoảng 7,5 - 8,0ppm. Tuy nhiên
do NO3- ít được keo đát giữ và sự hấp phụ hoá học xảy ra với ion này rất
yếu nên quá trình rửa trôi theo nước mặt và thấm sâu, cộng với quá trình
phản nitrat hoá làm hàm lượng NO3- trong đất giảm nhiều sau một năm
canh tác.
+ Ðối với phân lân: khác với phân đạm, phân lân ít bị mất đi trong
quá trình sử dụng. Ngoài phần P cây hút và một phần nhỏ dễ hoà tan bị
mất đi theo dòng chảy, phần lớn lân tồn tại ở trong đất ở dạng các hợp
chất khó tan với Ca, Al và Fe. Ngoài ra, trong điều kiện đất vùng nhiệt
đới chua nhiều, một phần P bị giữ chặt do hấp phụ lý hoá học bởi các
keo dương. Ðây chính là lý do tại sao hàm lượng lân tổng số trong một
số loại đất tăng lên nhiều trong những năm gần đây do bón phân lân liên
tục. Tồn dư của P trong đất tuy không ảnh hưởng xấu đến môi trường,
nhưng sự cố định lân quá mạnh của một số loại đất làm giảm hiệu suất
sử dụng của phân lân.
+ Ðối với phân kali: Khác với phân lân, phân kali dễ tan hơn. Tồn
dư của kali trong đất không gây độc cho đất và môi trường. Kali tồn lưu
này có thể tồn tại ở trong đất dưới các dạng khác nhau tuỳ thuộc vào
lượng tồn dư và loại đất. Một phần kali tồn lưu có thể hoà tan tồn tại
trong nước, phần kali này dễ bị rửa trôi khỏi đất hoặc dễ dàng được cây
hấp thụ. Phần lớn kali tồn lưu được keo đất hấp phụ ở dạng kali trao đổi
hoặc kali nằm sâu trong khe hở giữa các lớp tinh thể của keo sét. Ðặc
biệt các đất có chứa nhiều hydromica sự hấp phụ và cố định kali càng
mạnh. Khác với lân, kali sau khi được đất hấp phụ hoặc cố định trong
các khe hở của keo sét có thể chuyển thành kali dễ hoà tan và kali trao
đổi để cung cấp cho cây.
* Sự chuyển hoá của phân bón trong đất
Phân bón trong đất chịu tác động của những chuyển hoá chính sau:
+ Quá trình điện ly, ví dụ sự điện ly của amonisunphat
(NH4)2SO4  2NH4+ + SO42-
+ Quá trình hoà tan, ví dụ sự hoà tan của superphosphat
Ca(H2PO4)2 + H2O  Ca2+ + 2H2PO4- + H2O
+ Quá trình thuỷ phân, ví dụ sự thuỷ phân ure để hình thành NH3
CO(NH2)2 + 2H2O  (NH4)2CO3 (NH4)2CO3
 2NH4+ + CO32-
+ Quá trình nitrat hoá
Nitrosomon as
+ -
2NH4 +
+
2NO2 + 4H
3O2 +2H2O + Q
O2 Nitrono
+ monas Quá trình phản nitrat hoá
- -
2NO2 + 2NO3 + Q
NO3-  NO2-  NO  N2O  N2
+ Quá trình hấp phụ trao đổi, ví dụ sự hấp phụ trao đổi kali
H+K+
§
K + 3 KCl K§K++ + HCl + CaCl2
Ca2+K
+ Quá trình kết tủa
Ca(H2PO4)2 + Ca(HCO3)2  2CaHPO4 + 2H2CO3

5. Tình hình ô nhiễm đất Việt Nam hiện nay


5.1. Ô nhiễm đất do sử dụng phân hoá học
Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 1999, ở Việt
Nam, 80% phân bón hoá học dành cho lúa, lượng NPK bón còn thấp.
Năm 1980 toàn bộ phân bón cả nước qui ra đơn vị dinh dưỡng nguyên
chất là 129.000 tấn, đến năm 1998, đỉnh cao của phân hoá học đã dùng
(qui ra nguyên chất) là 636.000 tấn.
Nếu tính trên mỗi ha: năm 1970 tổng lượng NPK đã bón 51,3
kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1,0: 0,61: 0,24); bình quân năm từ 1976 -
1980 đã bón 36,5 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O = 1,0: 0,36: 0,15); bình quân
từ năm 1981 - 1985 đã bón 62,7 kg/ha (tỷ lệ N: P2O5: K2O=1,0: 0,29:
0,07). So với bình quân thế giới vào thời gian ấy là 95,5 kg/ha (tỷ lệ N:
P2O5: K2O = 1,0: 0,8: 0,35) thì mức bón và lượng P, K còn rất thấp. Ở
trung du và miền núi lại càng thấp.
Năm 1997 đã bón 126,1 kg/ha, xấp xỉ mức trung bình của thế giới,
nhưng còn thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Tuy nhiên ở một số vùng thâm canh tăng vụ cao thì lượng phân bón có
thể được sử dụng nhiều hơn.
Tuy chưa gây ra những tác động ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, nhưng việc bón phân vô cơ đơn độc liên tục đã ảnh hưởng đến sự
chua hoá ở tầng canh tác. Một số vùng sử dụng đạm nhiều có liên quan
với sự tích luỹ NO3- trong nước. Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế, 20%
số giếng khoan ở vùng biển có chứa đến 10 mg NO3-/lít nước, 13,8% số
giếng khơi ở vùng đồng bằng có chứa hơn 7 mg NO3-/lít nước.
5.2. Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và diệt cỏ
Những loại thuốc chính được sử dụng là: thuốc diệt sâu, diệt cỏ,
diệt nấm, diệt chuột, diệt giun tròn...
Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở nước ta trong những năm
qua thuộc 4 nhóm chính: clo hữu cơ, lân hữu cơ, cacbamat và
pyrethroid, trong đó thuốc nhóm lân hữu cơ trong những năm gần đây
chiếm 60%.
Khối lượng thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta sử dụng không nhiều
trong vòng 10 năm gần đây, tính bình quân chỉ đạt 0,3 - 0,4 kg hoạt
chất /ha/năm. Năm cao nhất cũng chỉ đạt 0,6 - 0,7 kg hoạt chất/ha/năm.
Năm 1990 dung 0,2 kg hoạt chất/ha/năm. Tuy nhiên, nếu dùng không
đúng vẫn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Cần rất chú ý vì hiện nay người dân vẫn sử dụng một số loại thuốc
mà thế giới đã hạn chế hoặc cấm sử dụng vì rẻ tiền. Việc sử dụng thuốc
chưa tuân thủ chặt chẽ qui chế và qui trình sử dụng trong khi đó một số
loại thuốc có thể tồn tại trong đất khá lâu.
5.3. Ô nhiễm đất do ảnh hưởng của nước thải thành phố, khu công
nghiệp
+ Kết quả nghiên cứu của N.M. Maqsud (1995-1997) về ô nhiễm
môi trường vùng nội và ngoại ô thành phố Hồ Chí minh cho thấy: nước
và bùn ở kênh, rạch thuộc thành phố đã bị ô nhiễm đến mức rất nặng:
nồng độ các kim loại nặng trong nước ô nhiễm của các kênh, rạch này
vượt quá ngưỡng cho phép, so với nước kênh, rạch không bị ô nhiễm
tăng từ 16 - 700 lần (bảng 13.4).
Bảng 13.4. Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước kênh, rạch
của
thành phố Hồ Chí Minh
Nồng độ (mg/L )
Kênh, rạch
Cd Cr Cu Pb Zn
Hệ thống Nhiêu Lôc, Thị 1-3 1520 1230 5-140 100500
Nghè 7-8 1518 1825 7-300 395650
Chi lưu kênh Cầu Bông
Các hệ thống Tân Hoà 3-4 20- 20- 10-20 150-
22 72 800
Kênh Doi Tê, Tân Hu, Bến 2-7 12- 10- 10- 200-
Nghé 19 180 160 250
Nhánh kênh U Cay 2-6 8-10 8-85 30- 690-
350 900
Nước kênh, rạch không bị ô 0,5 1 3 0,5 10
nhiễm
Tích tụ (tối đa) 16 22 60 700 90

+ Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị An Hằng (1995-1998) về ô


nhiễm kim loại nặng của khu vực công ty pin Văn Ðiển và Orion-Hanel
cho thấy:
- Nước thải của mỗi công ty đều chứa kim loại nặng vượt quá
TCVN 5945/1995 (Tiêu chuẩn Việt Nam) đối với nước thải công nghiệp
loại B. Ở Công ty pin Văn Ðiển Hg gấp 9,04 lần, ở công ty Orion-Hanel
Pb gấp 1,12 lần. Các kim loại này có nồng độ đáng kể trong đoạn sông
Tô Lịch và mương Hanel gần cống thải.
- Hàm lượng các kim loại nặng trong trầm tích sông Tô Lịch cao hơn
hàm lượng nền 13,88 - 20,50 lần.
+ Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khang và Nguyễn Xuân
Thành (1997), các sông của nội thành Hà Nội: Kim Ngưu, Tô Lịch và
phần cuối của sông Nhuệ (tiếp giáp với sông Tô Lịch) đều bị ô nhiễm cả
về mùi, màu sắc và nhiều chỉ tiêu lý, hoá học khác, ví dụ đối với nước
sông Kim Ngưu có BOD5: 50 - 190mg/L, NH4+: 3 - 25mg/L, COD: 90 -
495mg/L, DO: < 1mg/L, H2S: 7 - 11mg/L, cặn lơ lửng: 50 - 200mg/L.
Bảng 13.5. Hàm lượng (ppm) của một số kim loại nặng trong đất
gần công ty Orion-Hanel
Kim Ðộ sâu, ÐR.20 ÐR.150 ÐL.200 ÐL.150 ÐR.1
loại cm 0 0 0
0 - 20 21,24 18,80 23,02 20,65 20,01
Cu
20 - 40 18,22 17,36 17,26 16,14 16,86
0 - 20 27,93 18,50 26,83 19,02 16,35
Pb
20 - 40 21,46 13,77 19,28 14,18 7,47
0 - 20 43,72 36,65 44,50 37,69 32,25
Zn
20 - 40 39,25 32,46 41,02 32,58 28,26
0 - 20 0,31 0,17 0,30 0,17 0,09
Cd
20 - 40 0,28 0,13 0,23 0,11 0,08
0 - 20 0,08 0,05 0,06 0,04 0,02
Hg
20 - 40 0,03 0,03 0,04 0,03 0,01
Ghi chú: ÐR.200 - Ðất trồng rau cách mương thải 200m
ÐR.1500 - Ðất trồng rau cách mương thải 1500m
ÐL.200 - Ðất lúa cách mương thải 200m
ÐL.1500 - Ðất lúa cách mương thải 1500m
ÐR.1 - Ðất trồng rau không tưới nước thải
6. Phương hướng phòng chống ô nhiễm đất
Muốn phòng chống ô nhiễm đất cần tiến hành các mặt sau:
6.1. Ðiều tra và phân tích đất
Triển khai điều tra và phân tích đất bị ô nhiễm. Ðịnh ra tiêu chuẩn
đánh giá ô nhiễm. Ðây là một trong những công tác cơ bản đánh giá đất,
phòng ngừa phát sinh và phát triển ô nhiễm đất. Ðiều tra ô nhiễm đất là
tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm. Hiện nay người
ta lấy "trị số cơ bản" làm tiêu chuẩn đánh giá. Căn cứ vào hàm lượng
bình quân của hợp chất hoặc nguyên tố độc hại trong đất vượt quá "trị số
cơ bản" để đánh giá.
Ðánh giá chất lượng đất là khâu quan trọng trong công tác bảo vệ
môi trường. Cần lấy mẫu đất định kỳ hoặc đặt máy đo tự động ở khu vực
đại diện, phân tích các tính chất lý, hoá và sinh học đất để theo dõi động
thái biến đổi, quy luật ô nhiễm, từ đó tính toán số lượng tồn lưu chất ô
nhiễm trong đất, dự kiến được trạng thái ô nhiễm và xu thế chuyển hoá
của chúng và nêu ra biện pháp phòng tránh.
6.2. Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm
Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ
khép kín, không sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại
cần có cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ
các nhà máy và nước cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây
trồng cần phải cẩn thận. Trước lúc dùng, cần phân tích thành phần độc
hại và nồng độ của chúng, nếu không đạt được tiêu chuẩn nước tưới thì
phải tìm cách cải tạo hoặc tìm nguồn nước khác.
Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn
lưu trong đất. Hiện nay còn phải tạm dùng một số nông dược tồn lưu
nhiều như chế phẩm kim loại nặng, cần được hạn chế phạm vi sử dụng,
lượng dùng và số lần dùng. Một hướng mới hạn chế dùng thuốc gây ô
nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với
phương pháp khác (phòng trừ tổng hợp).
6.3. Làm sạch hoá đồng ruộng
Dùng vôi và muối phosphat kiềm để khử chua, chuyển phần lớn
nguyên tố kim loại nặng sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ
của chúng trong dung dịch.
Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố
kim loại nặng chuyển sang dạng khó tan.
Luân canh lúa màu có thể xúc tiến phân huỷ DDT.
Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ.
Ðối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút
các cation kim loại và nông dươc, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao
độ màu mỡ của đất, tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động phân huỷ các
nông dược tồn lưu trong đất.
6.4. Ðổi đất, lật đất
Khi đất bị ô nhiễm nặng (như Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi
đất, lật đất. Ưu điểm của cách này là cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện
trên diện tích rộng.
6.5. Thay cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật
Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng
cây hoa, cây cảnh hoặc cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên
thu hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất.
Ngoài ra có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng
hút mạnh các chất có chứa nguyên tố kim loại nặng. Ví dụ, nếu trồng lúa
nước trên đất ô nhiễm 10% Cd phải mất 350 năm mới hút hết Cd, nếu
trồng lúa nương (cạn) mất 30 năm, nhưng có loại cây chỉ mất 7 năm là
hút hết. Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng Cúc vạn thọ (Marigold)
có khả năng chịu được ô nhiễm Cd, Pb.
Gần đây người ta thấy có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô
nhiễm. Ví dụ, các nhà khoa học đã phát hiện được một loài vi khuẩn
chuyên ăn dầu mỏ, hễ gặp dầu là ăn ngay và phát triển nhanh chóng. Sau
lúc ăn, chúng phân giải dầu mỏ thành CO2 và H2O làm sạch môi trường.
Phenol là một chất độc hại cho người, một số vi sinh vật có thể
phân giải phenol thành CO2 và H2O. Có loài trực khuẩn nha bào có thể
biến phenol thành axit axetic để làm thức ăn cho bản thân.
6.6. Thực hiện Luật môi trường
Nhà nước đã công bố Luật môi trường, phải giáo dục bồi dưỡng
cho toàn dân, đặc biệt là các nhà máy sản xuất kinh doanh có kiến thức
về môi trường và sinh thái học. Ðối với các cơ sở sản xuất hiện có cần
áp dụng các biện pháp tái sử dụng (thu hồi) để giảm ô nhiễm và hạ giá
thành, xử lý chất thải, thay đổi quy trình công nghệ. Cần xử lý nghiêm
khắc những trường hợp vi phạm Luật môi trường.

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm về ô nhiễm đất, các nguyên nhân gây ô nhiễm đất.
2. Sự tồn lưu và chuyển hoá của nông dược trong đất.
3. Sự tồn lưu và chuyển hoá của phân bón trong đất.
4. Tình hình ô nhiễm đất ở Việt Nam và phương hướng phòng,
chống ô nhiễm đất.

You might also like