You are on page 1of 4

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊ ĐỜI SỐNG

SINH VẬT, SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT

I. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng


II. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
III. Thích nghi của sinh vật với nước
IV. Thích nghi của sinh vật với không khí
- Sinh vậ sử dụng không khi cho các quá trình quang hợp, hô hấp. Ngoài ra, không
khí còn giúp thực vật phát tán và động vật bay lượn.
- Cây sống nơi có gió mạnh thường thấp hoặc có thân bò. Cây nghiêng theo hướng
gió thổ, nhiều cây có bạnh gốc hoặc rễ chống, nhờ đó nó có thể đứng vững.
- Sống ở nơi lọng gió, các loài côn trùng thường có cánh ngắn hoặc tiêu giảm.

V. Thích nghi của sinh vật với lửa


- Thực vậ sống ở nơi khô hạn, hay xảy ra cháy thường có các đặc điểm thích nghi
như: thân có vỏ dày, chịu lửa tốt (cây trong rừng khộp), vỏ quả dày và cứng (cây
tràm), nhiều cây có thân ngầm dưới mặt đất (cỏ tranh).
- Các loài động vật có khả năng di chuyển nhanh để tránh lửa.

VI. Thích nghi của sinh vật với đất


1. Đất và ý nghĩa của đất trong đời sống sinh vật
Đất là môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho nhiều loài động vật, thực vật, vi
sinh vật và nấm. Các chất mùn bã hữu cơ phân hủy từ xác chết của các loài sinh vật và
nhiều loại khoáng chất có trong đất chính là nguồn dinh dưỡng phong phú của sinh vật.
Sinh vật được phân bố khác nhau theo chiều sâu của các lớp đất. Hoạt động của các sinh
vật như thực vật, động vật và nhất là các vi sinh vật đóng vai trò rát quan trọng trong quá
trình hình thành đất. Con người cũng đóng vai trò lớn ảnh hưởng tới những biến đổi của
đất trên Trái Đất.
2. Một số đặc điểm sinh thái của đất
a. Cấu trúc của đất
Theo độ sâu, đất được chia ra các tầng cơ bản:
- Tấng tích lũy mùn bề mặt mang nhiều các chất hữu cơ phân hủy từ xác sinh vật.
- Tần các chất rửa trôi là nơi giữ các chất từ tầng trên xuống.
- Tầng đất mẹ chứa các vật liệu của vỏ Trái Đất biến đổi thành đất.

1
Cấu trúc của đất tùy thuộc vào thành phần của cấp hạt, cấu tượng của đất và qua đó ảnh
hưởng tới các đặc điểm sinh thái của đất như: khả năng giữ nước, độ tơi xốp và thoáng
khí, tinh thấm nước.
b. Thành phần của đất
Đất có chứa chất rắn, nước và không khí. Ngoài ra, sự liên kết giữa mùn hữu cơ với
khoáng hình thành nên phức hệ keo của đất.
- Chất rắn là thành phần chủ yếu, chiếm toàn bộ khối lượng đất và được chia ra
thành hai loại:
 Chất rắng vô cơ là thành phần chủ yếu (chiếm 97-98%) khối lượng khô tuyệt
đối của đất.Người ta tính có khoảng 74 nguyên tố khoáng trong đất, tồn tại ở cả
hai dạng hòa tan hay liên kết. Những nguyên tố cây cần với khối lượng nhiều
gọi là nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, S,...). Nguyên tố vi lượng là những
nguyên tố cây cần ít nhưng nếu thiếu chúng, sinh trưởng của cây sẽ bị rối loạn
(Mn, Cu, Bo, Si,..)
 Chất hữu cơ của đất chỉ chiếm vài phần trăm khối lương của đất nhưng lại có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống của thực vật. Hàm lượng chất hữu cơ
là biểu hiện mức độ màu mỡ của đất. Chất hữu cơ trong đất có nguồn gốc từ
xác chết sinh vật, trong đó cây xanh có sinh khối lớn nhất.
- Nước trong đất: Hàm lượng nước trong dất thay đổi tùy theo khả năng giữ nước
của từng loại đất, tùy theo thời gian và thời tiết trong năm. Có khi đất khô nhưng
cũng có khi bị ứng. Tuy nhiên độ ẩm của đất thường cao hơn so với độ ẩm của
không khí.
- Không khí trong đất: Lượng khí O2 trong đất thấp và CO2 cao hơn không khí, tỷ
lệ thuận với chiều sâu của đất. Hoạt động của vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ
thải ra nhiều khi CO2, đồng thời cũng thải ra một số khí khác như ammonia
(NH3), hydrogen sunfua (H2S), methane (CH4),...
Đất ngập nước lâu ngày, nhiều mùn bã thối rữa có thể hình thành môi trường yếm khí.
3. Sinh vật sống trong đất và sự thích nghi của chúng
Đất là môi trường sinh thái khá đổn định nên sinh vật sống trong đất khá phong phú. Sinh
khối lớn nhất trong đất là rễ cây, sau đó đến các sinh vật nhỏ như các loài tảo lục, tảo
silic, vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm hiển vi. Trung bình trêm 1m2 đất có hơn 100 tỉ động vật
nguyên sinh, hàng triệu trùng bánh xe, giun tròn, nhiều ấu trùng sâu bọ, giun đất, thân
mềm và nhiều động vật nguyên sinh khác.
a. Thực vật
Trước hết, cấu trúc đất ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm hạt. Những hạt nhỏ và nhẹ
thường nảy mầm nhanh hơn trong đất nhỏ minh, do hạt nhỏ tiếp xúc với các thành phần

2
của đất mịn tốt hơn. Hạt có kích thước lớn nảy mầm tốt khi đất thô, hạt do. Quá trình hạt
nảy mầm còn tùy thuộc vào kích thước và hình dạng của hạt, khả năng tiếp xúc của các
thành phần đất với hạt cũng như nhiệt độ và độ ảm của đất.
Nhiều loài cây có rễ phát triển rất sâu và rộng trong đất. Sự phát triển rễ cây phụ thuộc
vào nhiều nhân tố như: độ ẩm, nhiệt độ, thành phần cấu trúc, chất dinh dưỡng trong đất.
Vùng núi đá vôi do thiếu chất dinh dưỡng và thể nền rất cứng nên rễ cây gỗ len lỏi vào
các khe hở, vách đá, có khi rễ bao quanh một tảng đá lớn. Acid tiết ra từ các rễ cây này
hòa tan đá vôi, cung cấp một phần chất khoáng cho cây. Những cây thân cỏ mọng nước,
rễ chỉ thu hẹp phân bố trong một hốc đá nhỏ, cây thu nhận chất dinh dưỡng bị hạn chế
nên thường sinh trưởng chậm. Những loài cây ưa sống trên núi đá vôi thường có gỗ rắng
chắc như nghiến (Parapentace tonkinensis), trai (Garcinia fagraeoides),...
Vùng sa mạc có nhiều loài cây rễ phát triển nông, sát mặt đất, hút sương đêm. Nhưng
cũng có nhiều loài khác rễ đâm sâu xuống đất tới trên 20m lấy nuuowcs ngầm. Các cây
này thường có lá rất tiêu giảm.
Hệ rễ vùng ngập nước, vùng đóng băng phân bố nông và rộng. Ở vùng đầm lầy nước mặn
ven biển, do cây ngập nước định kì nên rễ cọc của cây thân gỗ sớm chết hoặc không phát
triển, cây phát triển nhiều rễ bên đâm ra từ gốc thân và rễ thở.
b. Vi khuẩn và nấm trong đất
Vi khuẩn có số lượng lớn nhất trong dất. Mật độ của chúng thay đổi từ một đến vài tỉ cá
thể trong 1g đát. Vi khuẩn có 2 loại:
- Vi khuẩn tự dưỡng: có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ và vô cơ.
- Vi khuẩn dị dưỡng: chiếm phần lớn trong đất. Chúng phân giải các hợp chất hữu
cơ.
Phần lớn vi khuẩn đều hiếu khí, số vi khuẩn kị khí chỉ chiểm tỉ lệ 5-10%
Nấm cũng là sinh vật dị dưỡng. Mật độ nấm trong đất ít hơn vi khuẩn, khoảng hàng nghìn
đến hàng trăm nghìn cá thể trong 1g đất. Ở đất chua (ph từ 4,5 - 5,5), nấm chiếm ưu thế
do môi trường này không phù hợp với khi khuẩ. Nấm có thể sống cộng sinh với rễ cây
thành rễ nấm giúp cây tăng cường khả năng hút nước và chất dinh dưỡng.
c. Động vật đất
Động vật được chia thành nhiều nhóm nhỏ, tùy theo kích thước của cơ thể. Phân chia như
vật là dựa trên cơ sở kích thước của cơ thể động vật có ảnh hưởng tới kích thước và số
lượng của cac mảnh vụn mà động vật sẽ ăn và phân giải.

3
- Động vật có kích thước nhỏ (động vật nguyên sinh, trùng bánh xe, giun tròn): các
động vật nguyên sinh trong đất có khả năng tiềm sinh rất lâu bằng cách tạo vỏ bọc,
tránh điều kiện bất lợi.
- Động vât có kích thước cơ thể từ 100 micrometer – 2 millimeter (sâu bọ không
cánh, sâu bọ có cánh, động vật nhiều chân).
- Động vật có kích thức từ 2mm – 20 mm (ấu trùng nhiều loài sâu bọ, giun đốt,
động vật nhiều chân,...): Chúng di chuyển trong đất bằng các mở rộng các khe hở
tự nhiên hoặc mở các lối đi mới.
- Động vật có kích thước lơn hơn 20mm (giáp xã, động vật nhiều châm giun đất, ốc
sên, ấu trùng nhiều loại cánh cứng,...)
Các nhóm động vật nêu trên trước hết cắn nhỏ các mảnh vụn hữu cơ và trộn lẫn các mảnh
vụn thực vật và thành phần hữu cơ trong đất, góp phần trực tiếp phát triển cấu trúc đất.
Sự phân bố của các nhóm động vật trong đất khác nhau ở từng vùng và thay đổi theo vĩ
độ Trái Đất.
- Các động vật lớn đào hàng (chủ yếu là thú): Nhiều loài sống suốt đời trong đất
(Chuột bốc xạ, chuột hốc thảo nguyên),....
Ngoài ra còn nhiều loài động vật lớn, tuy kiếm thức ăn trên mặt đất nhưng sinh sản,
ngủ đông, trốn kẻ thù trong dất (chuột vàng, chuột nhảy, thỏ, chồn,..). các con thú này
thường có vuốt dài, hệ cơ chi trước khỏe hoặc đầu bẹp, có khả năng đào đất rất khỏe.

You might also like