You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS ĐỒNG HẢI

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA 8


GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2023-2024

I/ LÝ THUYẾT
A/ TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhóm đất nào chiếm tỉ trọng lớn nhất ở nước ta?
Nhóm đất feralit
Câu 2: Hệ quả của đất bị xói mòn, rửa trôi ở miền núi là ?
Bồi tụ ở đồng bằng
Câu 3: Nhóm đất thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hàng năm là ?
Phù sa
Câu 4: Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở vùng nào?
Vùng miền núi cao
Câu 5: Nhóm đất feralit có đặc điểm gì?
- Chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng
- Có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất badơ và mùn
Câu 6: Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi
cho việc?
Nuôi trồng thủy sản
Câu 7: Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào ngày càng mở rộng?
Hệ sinh thái nông nghiệp
Câu 8: Hệ sinh thái nào thuộc hệ sinh thái nhân tạo?
Vùng chuyên canh
Câu 9: Loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta là gì
Feralit
Câu 10: Đất bị xói mòn, rửa trôi theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng
sẽ hình thành nên loại đất nào?

Câu 11: Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với loại cây nào?
Lương thực
Câu 12: Ở nước ta, nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở đâu ?
Các đồng bằng
Câu 13: Nhóm đất phù sa có đặc điểm gì?
Có độ phì cao, rất nhiều dinh dưỡng
Câu 14: Trong lâm nghiệp, đất feralit thích hợp để phát triển rừng nào ?
Rừng sản xuất
Câu 15: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào?
Hệ sinh thái nông nghiệp
Câu 16 : Hệ sinh thái nào thuộc hệ sinh thái tự nhiên trên cạn?
Rừng mưa nhiệt đới
B/ TỰ LUẬN
Câu 17: Chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam?
- Đa dạng về thành phần loài: có hơn 50 ngàn loài sinh vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm
như Trầm hương, trắc, sâm ngọc linh, sao la, voi, bò tót, trĩ,…
- Đa dạng về nguồn gen di truyền: trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa
dạng của nguồn gen di truyền
- Đa dạng về hệ sinh thái: hệ sinh thái tự nhiên trái cạn, dưới nước và các hệ sinh thái nông
nghiệp
Câu 18: Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam?
- Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng nên việc bảo tồn đa
dạng sinh học trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta:
+ Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: số lượng cá thể, các loài thực vật, động vật hoang dã
suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như: nhiều
loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,…); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót,
tê giác,…)

+ Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu
là rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển cũng đứng trước nguy cơ
bị tàn phá bởi con người.
+ Suy giảm nguồn gen: việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã khiến
nguồn gen suy giảm
Câu 19:Chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng nước ta?
- Lớp phũ thổ nhưỡng dày
- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta
- Đất feralit thường bị rửa trôi, xói mòn mạnh
Câu 20: Tính cấp thiết của vấn chống thoái hoá đất ở Việt Nam?
- Thực trạng: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng 10 triệu ha, chiếm khoảng 30% diện
tích cả nước. Một số biểu hiện của thoái hóa đất ở Việt Nam:
+ Nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn,
nghèo dinh dưỡng; nguy cơ hoang mạc hoá có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng. Diện
tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.
- Hậu quả của thoái hóa đất: Thoái hoá đất dẫn đến độ phì của đất giảm khiến năng suất cây
trồng bị ảnh hưởng, thậm chí nhiều nơi đất bị thoái hoá nặng không thể sử dụng cho trồng trọt.
=> Vì vậy, việc ngăn chặn sự thoái hoá đất, nâng cao chất lượng đất có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp.
Câu 21: Hãy nêu một số hành động cụ thể em có thể làm để ứng phó với biến đổi khí hậu?

- Một số hoạt động mà bản thân và gia đình có thể làm để góp phần ứng phó biến đổi khí
hậu:

+ Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức
+ Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày.

+ Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…

+ Thu gom phế liệu (giấy, chai lọ,…) để tái chế.

+ Hạn chế sử dụng túi ni-lông; tăng cường sử dụng các loại túi làm từ nguyên liệu giấy, vải,

+ Đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng (xe bus,…) để tới trường.

+…
Câu 20: Liên hệ trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và môi trường biển
đảo?
II/ Bài tập:
- Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích các nhóm đất chính. Nhận xét tỉ trọng và nơi phân bố của ba
nhóm đất trên?

HẾT

You might also like