You are on page 1of 10

1

Sinh
Câu 1: hãy phân biệt cơ chế hấp thu nước với cơ chế hấp thụ
khoáng ở rễ

Câu 2:Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
-Khi đất bị ngập nước, oxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể
lấy oxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị
thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây bị chết.

Câu 3: vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây
dựng?
Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì:
- Khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều được thoát hơi ra ngoài môi trường,
và phần lớn là thoát ra qua khí khổng ở lá, việc này làm cho phía dưới tán cây, nhiệt
độ thường thấp hơn khoảng 6-10°C so với môi trường, người dưới gốc cây sẽ thấy
mát hơn.
- Cùng với quá trình khí khổng mở ra để thoát hơi nước thì O2 cũng được khuếch tán
ra môi trường và CO2 cũng khuếch tán vào lá. Việc có nhiều O2 và ít CO2 xung quanh
sẽ khiến cho người đứng dưới tán cây dễ chịu hơn.
- Các mái che bằng vật liệu xây dựng không thể làm được hai điều trên, ngoài ra chúng
còn hấp thu nhiệt độ môi trường và khó giải phóng nhiệt. Vì vậy người đứng dưới
mái che sẽ luôn cảm thấy nóng hơn so với khi đứng dưới bóng cây.
2

Câu 4: vì sao phải bón phân với liều lượng hợp lý tùy thuộc vào loại
đất loại phân bón giống và loại cây trồng?
Phân bón là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng. Tuy nhiên cần phải bón phân hợp
lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng vì:
- Trong đất cũng đã chứa đựng một phần các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Khi bón lượng phân quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư thừa trong
đất. Chúng làm thay đổi tính chất của đất theo hướng bất lợi, giết chết các vi sinh vật
có lợi, thấm vào nguồn nước ngầm hoặc bị rửa trôi xuống các ao, hồ, sông, suối gây ô
nhiễm nguồn nước.
- Mỗi loại phân bón cần được sử dụng cho đúng loại cây trồng với hàm lượng, thời
gian và thời điểm phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Lượng phân bón tồn dư trong
cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác dụng không mong muốn và có thẻ gây ngộ độc cho
sinh vật sử dụng.
- Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón phân phải
phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù hợp với điều kiện thời
tiết,… để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử dụng hiệu quả
- Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo
hiệu quả kinh tế, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường

Câu 5: thế nào là bón phân hợp lý và biện pháp đó có tác dụng gì
đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
- Bón phân hợp lí là bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài
cây; theo pha sinh trưởng và phát triển; theo đặc điếm lí, hóa tính của đất và theo
điều kiện thời tiết.
- Tác dụng của bón phân hợp lí với năng suất cây trồng: Cây sinh trưởng tốt, sức sống
cao, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao, giảm chi phí đầu vào, không gây ô
nhiễm nông phẩm và môi trường.

Câu 6: dựa vào kiến thức dinh dưỡng nitơ ở thực vật Em hãy giải
thích câu ca dao của ông cha ta: “ lúa chiêm lấp ló đầu bờ/ hễ nghe
tiếng sấm phất cờ mà lên”
-Lúa chiêm là vụ lúa vào khoảng tháng 2, tháng 3 thời điểm mưa nhiều, sấp sét nhiều.
-Khi có sấm sét liên kết N≡N trong N2 ( cây không hấp thu được ) bình thường rất bền bị phá
vỡ ⇒ N2 phản ứng ngay với O2 trong không khí.
N2 + O2 → 2NO ( điều kiện: tia lửa điện)
-NO Phản ứng ngay với O2:
2NO + O2 → 2NO2
- Mưa cung cấp nước cho phản ứng tạo thành HNO3:
3

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3


-HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất tạo thành muối nitrat ⇒ Cây hấp thu được, phát
triển mạnh ⇒ ‘Phất cờ mà lên'

Câu 7: nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp
thụ được?
 Các dạng nitơ có trong đất:
- Nitơ khoáng (nitơ vô cơ) trong muối khoáng
- Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật…)
 Dạng nitơ mà cây hấp thụ được là nitơ khoáng (NH4+ và NO3-).

Câu 8: vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không
thể sống được?
Thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không thể sống được vì Nitơ là nguyên tố
khoáng thiết yếu, có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình sống, sinh trưởng, phát triển
của cây lúa:
- Nitơ tham gia cấu tạo nên protein, enzim, côenzim, axit nuclêic, diệp lục,…
- Cây lúa thiếu nitơ sẽ yếu, quang hợp kém, kém phát triển, năng suất và chất lượng
thấp.

Câu 9: phương trình tổng quát của quang hợp? vai trò của quang
hợp?
Phương trình tổng quát của quang hợp:
6CO2 +12H2O ——asmt ,diệp lục—> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

 Vai trò :
- Cung cấp nguồn thức ăn cho sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho sản xuất
công nghiệp, chế biến dược phẩm của con người.
- Cung cấp năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới.
- Điều hoà không khí thông qua việc giải phóng khí ôxi và hấp thụ khí cacbônic.
4

Địa
Câu 1: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu
hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?
1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế
a) Thương mại thế giới phát triển mạnh
- Tốc độ gia tăng trao đổi hàng hóa trên thế giới nhanh hơn nhiều so với gia tăng GDP.
- Hình thành tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
b) Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh
- Từ năm 1990 → 2000 tổng đầu tư nước ngoài tăng từ 1.774 tỷ USD lên 8.895 tỷ USD
(tăng hơn 5 lần)
- Trong đó, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhất là tài chính – ngân hàng – bảo
hiểm…
c) Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.
- Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã
hội thế giới.
d) Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
- Số lượng ngày càng nhiều.
- Vai trò:
+ Hoạt động trên nhiều quốc gia.
+ Nắm nguồn của cải vật chất lớn.
+ Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế
a) Tích cực
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ, tăng cường sự hợp tác
quốc tế.
b) Tiêu cực
- Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo, trong từng quốc gia và giữa các nước
trên thế giới.

Câu 2: Tại sao hiện nay các quốc gia trên thế giới cần phải chống
biến đổi khí hậu?
5

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu làm tăng nhiệt độ trái đất, làm tan chảy phần lớn
băng trên trái đất, khiến mực nước biển tăng, các hệ sinh thái bị phá hủy, dẫn đến nguy cơ
xảy ra “thảm họa khí hậu” và các hiện tượng thời tiết nghiêm trọng như hạn hán, bão lụt,
phát sinh dịch bệnh... ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và tác động tiêu cực tới cuộc
sống của con người.
Đây là vấn đề mà cộng đồng quốc tế phải quan tâm vì không một quốc gia nào có thể sống
yên ổn trước sự biến đổi khí hậu, “các quốc gia trên thế giới đều đang cùng chung một con
tàu. Nếu con tàu đắm, sẽ chẳng ai có cơ hội sống sót”(1). Do đó, trong những thập niên gần
đây, nhiều nước trên thế giới đã có những thông điệp mạnh mẽ, kêu gọi phải kịp thời ứng
phó với biến đổi khí hậu để “cứu lấy con người, cứu lấy con cháu chúng ta”.

Câu 3: Hãy trình bày các hậu quả do nhiệt độ trái đất tăng lên và
tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên trái đất.
Hậu quả:
- Nhiệt độ Trái Đất tăng lên:
+ Nhiệt độ tăng làm băng ở 2 cực tan, mực nước biển tăng lên, hậu quả là nhấn chìm các
khu vực địa hình thấp ven biển trên thế giới.
Dự báo trong tương lai, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia trên thế giới sẽ chịu hậu quả nặng
nề nhất của băng tan, cụ thể là đồng bằng sông Cửu Long.
+ Biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ: thời tiết thay đổi thất thường; nắng nóng, giá rét cực
đoan, nhiệt độ tăng giảm bất thường, khó dự đoán hơn; bão, lũ xuất hiện với tần suất dày,
kéo dài và nguy hiểm hơn…
- Thủng tầng ô dôn:
+ Các tia cực tím có hại cho sức khỏe con người sẽ xuyên thẳng xuống Trái Đất với mật độ
dày hơn: gây các bệnh ung thư da, cháy nắng.
+ Sinh vật phù du cũng chịu ảnh hưởng của tia tử ngoại, hoạt động quang hợp của cây trồng
bị hạn chế, chất lượng nông sản suy giảm.
+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục
trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.

Câu 4: Tại sao hiện nay các quốc gia trên thế giới cần phải bảo vệ tài
nguyên rừng?
Phải bảo vệ rừng vì rừng hiện nay vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt
và sản xuất của người dân như
- Rừng giúp chúng ta thanh lọc không khí, điều hòa khí hậu bằng cách hấp
thụ khí CO2, nhả khí O2 vào khí quyển. Bên cạnh đó rừng có hàng tỷ tán lá
cản và giữ bụi.
6

- Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây
bệnh trong không khí.
- Rừng là ngôi nhà của nhiều sinh vật, đặc biệt là sinh vật quý hiếm. Môi
trường ở rừng đảm bảo cân bằng sinh thái cho sự sống.
- Đồng thời cũng là địa điểm du lịch phát triển kinh tế.
- Những khu rừng ven biển dùng để giữ đất, cản ánh sáng mặt trời và tốc độ
gió. Ngoài ra còn ngăn chặn hiện tượng sa mạc hóa.
- Rừng cung cấp các loại lâm sản quý, nguyên liệu cho công nghiệp và dược
liệu,…
-> bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Sử
Câu 1 trong cải cách của Minh Trị, nội dung nào được đánh giá là
nhân tố “chìa khóa” để đưa nước Nhật phát triển
Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là một cuộc cải cách toàn diện trên tất
cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quân sự và cải cách về giáo dục.
Trong các lĩnh vực đó, cải cách về giáo dục được đánh giá là cải cách mang tính
chất “chìa khóa”, bởi vì:
- Cải cách giáo dục làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực, giúp Nhật Bản
phát huy nhân tố con người cho sự phát triển của đất nước: học hỏi, chiếm lính
khoa học – kĩ thuật phương Tây,...
- Tri thức tiên tiến học hỏi được sẽ đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc
hậu thành một nước tư bản hùng mạnh, sau đó trở thành một nước đế quốc ở
châu Á.
Câu 2 nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung
Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Quy mô: diễn ra liên tục, rộng lớn, quyết liệt, sôi nổi và đạt được những kết
quả nhất định.
- Lãnh đạo: sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản.
7

- Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân.


- Kết quả: đều thất bại.
- Tính chất: mang tính dân tộc sâu sắc.
- Ý nghĩa: Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước
thuộc địa khu vực Châu Á. Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường
của nhân dân Trung Quốc và để lại những bài học kinh nghiệm cho cách mạng.
Câu 3 hãy làm rõ nguyên nhân Đông Nam á bị xâm lược cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nguyên nhân khách quan:
- Các nước tư bản thực dân (cụ thể là Pháp) đang trong quá trình phát triển chủ
nghĩa đế quốc mạnh mẽ, cần nguyên liệu, thị trường, thuộc địa,... nên đang tích
cực đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
Nguyên nhân chủ quan:
- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.
+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái
Bình Dương.
+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.
- Tài nguyên, thiên nhiên: Là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương
liệu, động vật, khoáng sản,…
- Dân cư: Có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu,
xã hội khủng hoảng.
Câu 4 vì sao xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam á
không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây
Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa
của các nước tư bản phương Tây, vì:
- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V:
+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,
xã hội, quân sự, giáo dục,…
8

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng “mở cửa”. Chính cuộc cải
cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản
thế giới.
- Nhờ chính sách đối ngoại “mềm dẻo”:
+ Chủ động “mở cửa”, quan hệ với tất cả các nước.
+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh – Pháp.
+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào
và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước.
Câu 5 phân tích nguyên nhân trực tiếp sâu xa dẫn đến bùng nổ
chiến tranh thế giới thứ nhất
· Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ
XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước
đế quốc.
- Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể
tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.
- Hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo
– Hung, I-ta-li-a) >< khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
⟹ Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
· Duyên cớ:
- Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a.
Nhân cơ hội đó giới quân phiệt Đức, Áo đã tuyên chiến.
⟹ Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
Câu 6 từ những kiến thức đã học về cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất 1914-1918 hãy nêu ý kiến của em về hậu quả của chiến tranh
đối với nhân loại từ đó liên hệ vai trò của bản thân trong việc góp
phần bảo vệ hòa bình thế giới
Chiến tranh gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên mọi phương diện.
· Con người:
- Để lại những thương vong về bên ngoài:
9

+ Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh, họ là những con người không
tên không tuổi.
+ Có những con người may mắn sống sót nhưng vẫn để lại nhiều di chứng: các
thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam.
- Để lại những nỗi đau ở bên trong: những dư chấn thời hậu chiến: ám ảnh về
cái chết, nỗi đau mất mát người thân, gia đình bị ly tán…
· Của cải, vật chất:
- Ô nhiễm môi trường, thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.
- Các công trình của văn minh nhân loại bị phá hủy.
- Nền kinh tế trở nên kiệt quệ.
- Trình độ văn hóa thấp, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc.
· Mối quan hệ quốc tế:
- Ngày một trở nên căng thẳng.
- Ảnh hưởng đến nền hòa bình của toàn cầu.
-Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia
bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.
– Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên
truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các
thế lực thù địch.
– Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực
bất ổn hiện nay trên thế giới.
– Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì
thị phân biệt màu da.
Câu 7 hãy phân tích tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất
Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc
phi nghĩa. Vì:
- Mục đích tham chiến của các nước đế quốc: tranh giành thuộc địa của nhau,
khuếch trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ
đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền.
10

- Hậu quả: nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,… Những hậu
quả này đè nặng lên vai những người dân vô tội.

You might also like