You are on page 1of 61

Chuyên đề 7: HỆ SINH THÁI

Câu 1: Môi trường sống là gì? Có mấy loại môi trường sống? Vì sao sinh vật cũng
được gọi là môi trường?
--> Môi trường sống của sinh vật là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những
gì bao quanh chúng
--> Có 4 loại môi trường sống chủ yếu: Môi trường nước, môi trường trong đất, môi
trường trên cạn ( môi trường trên mặt đất- không khí), môi trường sinh vật
--> Các cơ thể sinh vật cũng được gọi là môi trường sống khi chúng là nơi ở, nơi lấy thức
ăn, nước uống của các sinh vật khác.
Ví dụ:Cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm, ruột người là môi trường sống
của giun, sán...
Câu 2: Thế nào là nhân tố sinh thái? Vì sao con người được tách thành 1 nhóm NTST
riêng?Ảnh hưởng của NTST lên sinh vật như thế nào?
--> NTST là những yếu tố của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật.
-->NTST được chia làm 2 nhóm:
+ NTST vô sinh: Tất cả các nhân tố vật lí, hóa học của môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, độ
ẩm, gió, nước....
+ NTST hữu sinh: Bao gồm nhân tố sinh thái các sinh vật khác (động vật, TV, v khuẩn...)
và nhóm NTST con người
--> Con người được tách thành 1 nhóm NTST riêng vì: Hoạt động của con người khác với
các sinh vật khác. Con người có trí tuệ nên bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên, con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên.
--> Các NTST ảnh hưởng tới sinh vật
+ Tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng. Ví dụ: Ánh sáng mạnh hay yếu, nhiệt độ
cao hay thấp, ngày dài hay ngắn...
+ Tùy theo môi trường và thời gian. Ví dụ: Ở vùng nhiệt đới, mùa hè nhiệt độ của không
khí có thể lên đến 400C, trong khi ở trong nước khoảng 200C- 220C, ánh sáng thay đổi từ
sáng đến trưa đến chiều tối....
Câu 3: a. Giới hạn sinh thái là gì? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển ntn khi chúng sống trong
các khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một NTST
nào đó?
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái
nhất định.
- Khi sống trong khoảng thuận lợi: Sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất
- Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng vẫn trong giới hạn sinh thái: Sinh trưởng và
phát triển kém hơn vì chúng luôn phải chống chịu những điều kiện bất lợi từ môi trường
- Khi sống ngoài khoảng giới hạn chịu đựng: Sinh vật sẽ yếu và chết dần
b. Mối quan hệ giữa giới hạn sinh thái với vùng phân bố và đời sống của sinh vật?
* Mối quan hệ của giới hạn sinh thái với vùng phân bố của chúng ( vì sao nói giới
hạn sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố của loài)
- Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thường có
phạm vi phân bố rộng
Những sinh vật có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thường có phạm vi
phân bố hẹp
- Những sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng về nhân tố này nhưng lại có giới hạn
sinh thái hẹp về các nhân tố sinh thái khác.
* Mối quan hệ của giới hạn sinh thái với đời sống của chúng
- Khi 1 NTST nào đó không phù hợp với cá thể sinh vật, thì giới hạn sinh thái của các
nhân tố khác có thể bị thu hẹp
- Trong cùng 1 loài, cùng điều kiện môi trường, mỗi cá thể có giới hạn sinh thái khác
nhau phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sinh lí, trạng thái sức khỏe...
+ Cùng 1 cá thể, các chức năng sinh lí khác nhau có giới hạn sinh thái khác nhau đối với
cùng 1 nhân tố sinh thái.
a. Ý nghĩa của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái đối với sinh vật
- Nghiên cứu giới hạn sinh thái cho ta biết loài nào phân bố rộng, loài nào phân bố hẹp.
+ Những sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái thường có
phạm vi phân bố rộng, sinh sống dược nhiều vùng trên trái đất
+Những sinh vật có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố sinh thái thường có
phạm vi phân bố hẹp
- Đối với thực tiễn sản xuất: Nghiên cứu giới hạn sinh thái giúp nhập nội các giống vật
nuôi, cây trồng phù hợp, bố trí các giống vật nuôi, cây trồng cho phù hợp với từng vùng
miền...
Câu 4: Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
a. Thực vật chịu hạn vùng sa mạc thích nghi với điều kiện khô hạn bằng cách nào?
- Rễ: Bộ rễ phát triển, ăn sâu và lan rộng--> Để tìm nước ở các mạch nước ngầm hoặc hút
các hạt sương đêm
- Lá: Có hình kim hoặc biến thành gai--> Giảm sự thoát hơi nước qua lá, giảm lượng khí
khổng trên lá
- Thân dày, lá dày để dự trữ nước
a1. Động vật sống vùng sa mạc có những đặc điểm thích nghi ntn?
- Vùng sa mạc có điều kiện khí hậu khắc nhiệt ( nóng quanh năm, đất đai khô cằn, lượng
mưa thấp), chỉ có 1 số loài động vật sinh sống được như chuột nhảy, rắn, lạc đà, 1 số loại
thằn lằn...
- Đặc điểm thích nghi:
+ Lạc đà có bướm mỡ dự trữ nước, chân cao nâng cơ thể cách xa mặt đất để chống sức
nóng của mặt đất bốc lên. Diện tích bàn chân nhỏ đề giảm bớt bề mặt tiếp xúc với cát
nóng. Da dày chống lại nắng nóng của mặt trời
+ Các động vật có bộ lông màu vàng nhạt, giống màu cát để lẩn trốn kẻ thù và không bắt nắng
+ Có các tập tính để chống nóng: Hoạt động vào ban đêm, ban ngày chui rúc trong cát để
tránh nắng. Có khả năng chịu khát, di chuyển bằng cách quăng mình để hạn chế tiếp xúc
với ánh nắng...
b. Những cây sống trong rừng có đặc điểm thích nghi ntn?
- Những cây sống trong rừng thân cây thường vươn cao, cành lá thường tập trung ở phía
trên. Còn những cành phía dưới sớm bị rụng
- Giải thích:
+ Trong rừng ánh sáng yếu nên thân cây vươn cao, cành tập trung ở phía trên cây để cây
nhận được nhiều ánh sáng
+ Còn những cành phía dưới do nhận được ít ánh sáng nên quá trình quang hợp diễn ra
yếu--> tạo ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ để bù lượng tiêu hao do hô
hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém, nên chúng sớm bị khô héo dần và rụng đi để tập
trung chất dinh dưỡng nuôi những cành ở phía trên.
c. Vậy nhưng cây sống nơi đất khô hạn, nhiều ánh sáng, nắng, gió ( ví đụ trên đồi trống) có
những đặc điểm thích nghi ntn?
- Thân thấp, phân cành nhiều do nhận được nhiều ánh sáng
- Bộ rễ ăn sâu ( để hút nước ở các mạch nước ngầm, giúp cây đứng vững) hoặc bộ rễ lan
rộng ( để hút các hạt sương đêm)
- Lá thường có lông hoặc sáp phủ bên ngoài để hạn chế sự thoát hơi nước qua lá
c1. Lá của cây trồng trong bóng râm và lá của cây cùng loài sống ở ngoài nắng thì tế bào lá của
cây nào chứa nhiều lục lạp hơn? Vì sao?
- Lá của cây sống trong bóng râm có nhiều lục lạp hơn vì
+ Hai cây cùng loài nên có nhu cầu ánh sáng như nhau
+ Trong bóng râm,ánh sáng ít, lá cây phải có nhiều lục lạp đề thu nhận ánh sáng.
c2. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cuticun dày?
- Có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.
c3. TV sống vùng ôn đới thích nghi ntn về mùa đông?
- Cây thường rụng nhiều lá-->Để làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm
sự thoát hơi nước
- Chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày tạo thành những
lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
c4. Giải thích hiện tượng ‘ mọc vống’ của thực vật sống trong bóng tối?
- Hiện tượng mọc vống là hiện tượng cây trong bóng tối sinh trưởng nhanh 1 cách bất
thường, thân cây có màu vàng và yếu ớt, sức chống chịu kém
- Vì trong bóng tối, lượng chất kích thích sinh trưởng (Auxin) nhiều hơn chất ức chế sinh
trưởng( Axit Abxinic) nên cây trong bóng tối sinh trưởng mạnh. Hơn nữa, cây trong bóng
tối cũng mất ít nước hơn
c5. Khi trong một hồ nước chứa nhiều muối của nitơ và muối của phốt pho có thể dẫn đến hiện
tượng “tảo nở hoa” (sự bùng phát số lượng tảo). Hiện tượng này gây hại như thế nào đối với các
sinh vật sống trong hồ. Giải thích.
- Hiện tượng này gây ức chế sự sinh trưởng hoặc làm chết nhiều sinh vật khác trong hồ.
- Giải thích:
+ Tảo nở hoa => làm giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước do:
+ cản trở sự khuếch tán ôxy từ không khí vào nước.
+ ôxy bị tiêu thụ trong quá trình phân hủy xác của thực vật phù du.
- Một số tảo nở hoa tiết các chất độc.
- Tảo nở hoa => Làm nước có màu đen, mùi khó chịu.
=> gây hại cho sinh vật.
c.6. Đặc điểm hình thái, giải phẫu, màu sắc lá, thân của cây sống đồi trọc và trong rừng
rậm (cùng 1 loài)
- Cây sống đồi trọc: Phiến lá nhỏ, màu nhạt, dày, cứng, tầng cutincun dày, mô dậu phát
triển. Thân cây có vỏ dày, màu nhạt, thân thấp, tán rộng
- Cây sống trong rừng: Phiến lá lớn, màu thẫm, mỏng, mềm, mô dậu kém phát triển. Thân
cây có vỏ mỏng, màu thẫm, thân coa thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn
c.7. Cho các đặc điểm sau
(1). Thân gỗ cao, to (4). Tán cây vừa và nhỏ, dạng lùn, bụi
(2). Lá to, màu xanh sẫm (5). Tán cây thấp, nhỏ, lá mềm
(3) Tán cây to, mọc phần ngọn cây (6). Lá nhỏ, xanh nhạt
Hãy sắp xếp các đặc điểm trên phù hợp cho từng loại cây ưa sáng hoặc ưa bóng
- Đặc điểm cây ưa bóng:2; 5,
- Đặc điểm cây ưa sáng: 6; 3, 1; 4
d. Vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt và bắt mồi về ban đêm?
- Ếch thường sống nơi ẩm ướt để đảm bảo da luôn ẩm ướt--> Thuận lợi cho việc thực
hiện quá trình hô hấp qua da được dễ dàng( vì ếch hô hấp qua da là chủ yếu)
- Chúng kiếm ăn về ban đêm để tránh nhiệt độ cao, làm cho da bị khô
e. Tại sao bò sát lại có thể sống được ở những nơi khô ráo của hoang mạc?
- Vì bò sát có lớp da được phủ vảy sừng nên có khả năng chống mất nước có hiệu quả. Do
đó, nhiều loài bò sát thích nghi cao với môi trường khô ráo của hoang mạc
f. Hiện tượng ngủ đông của 1 số động vật được giải thích ntn?
- Nhiệt độ là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của sinh vật hoặc ảnh
hưởng gián tiếp thông qua sự biến đổi của các nhân tố khác như lượng mưa, băng tuyết,
độ ẩm, gió....
- Ở những vùng giá lạnh, khi mùa đông tới, nhiệt độ hạ rất thấp đã ảnh hưởng trực tiếp tới
đời sống của động vật. Để tránh rét, nhiều loài động vật có tập tính ngủ đông. Khi ngủ
đông, thân nhiệt chúng giảm, sự tiêu hao năng lượng hạn chế ở mức tối đa..
- Ví dụ: Hiện tượng ngủ đông của gấu Phương bắc khi mùa đông tới
Câu 6: Các sinh vật cùng loài và khác loài có những mối quan hệ nào?
- Sinh vật cùng loài: Hổ trợ và cạnh tranh
- Sinh vật khác loài
Quan hệ Đặc
điểm
Hổ trợ Cộng sinh - Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật
Hội sinh - Sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó, 1 bên có lợi
và 1 bên kia không có lợi cũng không có hại
Đối địch Cạnh tranh - Các sinh vật khác loài tranh giành nhau về: Thức ăn,
nơi ở và các điều kiện sống khác nhau của môi trường
- Các loài sinh vật kìm hãm sự phát triển của nhau
Kí sinh, nữa kí sinh - Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy
các chất dinh dưỡng, máu...từ sinh vật đó để sống
Sinh vật ăn sinh vật - Gồm các trường hợp: ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV, TV ăn
khác ĐV
Câu 6a: Các sinh vật cùng loài hổ trợ và cạnh tranh trong điều kiện nào? Việc tách ra khỏi
nhóm của 1 số cá thể có ý nghĩa gì?
 Quan hệ hổ trợ cùng loài: Xảy ra Khi gặp điều kiện thuận lợi, các cá thể cùng loài tập
trung theo bầy, nhóm, đàn… để hổ trợ nhau trong việc tìm kiếm thức ăn, nơi ở, tự vệ,
sinh sản….
Ví dụ1: Khi ngủ đông, những con dơi bám vào nhau thành 1 đám để
chống rét Ví dụ 2: Các cây thông sống thành nhóm có khả năng chống
gió, bảo tốt hơn
Quan hệ cạnh tranh cùng loài: Xảy ra khi gặp điều kiện sống bất lợi( thiếu thức ăn, chỗ
ở chật chội, số lượng cá thể tăng cao, cạnh tranh con cái…
- Sự cạnh tranh cùng loài giúp đào thải những cá thể yếu, làm cho loài phát triển
mạnh hơn Ví dụ1: Những con sói tranh giành thức ăn với nhau khi hạ được con
mồi.
Ví dụ 2: Trong rừng lim, các cây lim thường xuyên cạnh tranh nhau về ánh sáng, nước,
muối khoáng
 Việc 1 số cá thể tách ra khỏi nhóm có ý nghĩa: Làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá
thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng
Câu 6b: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?
Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa ở TV diễn ra mạnh mẽ.Từ mối quan hệ trên,
trong trồng trọt và chăn nuôi ta cần lưu ý điều gì để đạt năng suất cao?
- Đó là mối quan hệ cạnh tranh ánh sáng giữa các sinh vật cùng loài hoặc khác loài
- Tự tỉa diễn ra mạnh mẽ khi mật độ cây trồng quá lớn, nguồn sống trong đất bị thiếu hụt.
- Để đạt năng suất cao
+ Nuôi, trồng đúng mật độ.
+ Cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn.
Câu 6c: Sự giống và khác nhau giữa cộng sinh và hội sinh
- Giống nhau: Đều là mối quan hệ hổ trợ khác loài
- Khác nhau:
+ Cộng sinh: 2 loài cùng sống với nhau và cùng có lợi. Ví dụ: Vi khuẩn sống trong nốt
sần cây họ Đậu
+ Hội sinh: 2 loài cùng sống với nhau nhưng chỉ có 1 bên có lợi, bên kia không có lợi
cũng không có hại . Ví dụ: Cá ép vào rùa biển, nhờ đó, cá được đưa đi xa
6b. Phân biệt mối quan hệ kí sinh – vật chủ với mối quan hệ vật ăn thịt -con mồi.
Kí sinh - vật chủ Vật ăn thịt - con mồi
- Vật kí sinh sống nhờ trên cơ thể vật - Vật ăn thịt và con mồi sống tự do.
chủ. - Ăn toàn bộ con mồi.
- Vật kí sinh lấy chất dinh dưỡng, máu - Giết chết conmồ.
từ cơ thể vật chủ.
- Thường không làm chết vật chủ.
6d. Trong mối quan hệ giữa sinh vật ăn thịt- con mồi, nếu số lượng cá thể của 2
quần thể đều bị bắt với mức độ như nhau thì số lượng cá thể của quần thể nào được
phục hồi nhanh hơn? Vì sao?
- Quần thể con mồi phục hồi nhanh hơn vì
+ Mỗi con vật ăn thịt thường sử dụng nhiều con mồi để làm thức ăn. Do đó, khi tiêu diệt 1
con mồi ăn thịt sẽ có nhiều con mồi được sống sót hơn
+ Con mồi thường có kích thước bé, tốc độ sinh trưởng nhanh nên có tiềm năng sinh học
lớn.
6k. Quan hệ cạnh tranh cùng loài và quan hệ cạnh tranh khác loài khác nhau như thế nào?
- Cạnh tranh cùng loài: Xảy ra khi gặp điều kiện sống bất lợi( thiếu thức ăn, chỗ ở chật
chội, số lượng cá thể tăng cao, cạnh tranh con cái…--> kết quả số lượng cá thể trong quần
thể giảm phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường
- Cạnh tranh khác loài: Xảy ra khi 2 loài có chung nhu cầu dinh dưỡng và nơi ở--> kết
quả 2 loài cùng bị ảnh hưởng hoặc có 1 loài thắng thế phát triển mạnh, còn loài kia bị tiêu
diệt
6l. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài xảy ra trong một thời gian dài sẽ có ảnh hưởng
như thế nào đến sự phân bố của quần thể
- Cạnh tranh cùng loài về lâu dài sẽ dẫn đến mở rộng khu phân bố của quần thể
- Vì khi phải cạnh tranh với nhau, nhiều cá thể không nhận được thức ăn cũng như các
yếu tố sinh thái khác. Lúc này, những cá thể nào có thể sử dụng được nguồn thức ăn mà
các cá thể bình thường không ăn được sẽ có cơ hội sống sót tốt hơn. Cứ như vậy, lâu dần
khu phân bố của quần thể sẽ được mở rộng
- Ở loài khác nhau: Nếu có sự trùng nhau một phần về khu phân bố thì sự cạnh tranh giữa
các loài này sẽ xảy ra gay gắt hơn. Nếu quá trình này xảy ra trong thời gian dài thì khu
phân bố của một hoặc cả hai loài trên sẽ bị thu hẹp (giảm phần chống lấn của các loài)
6e. Khi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, bìa các rừng thông trên Tây Nguyên xuất hiện nhiều cây
thông ‘mạ’. Sau đó, có hiện tượng nhiều cây thông non bị chết
+. Hiện tượng trên gọi là gì? Giải thích
- Hiện tượng tự tỉa thưa
- Giải thích: Do mật độ quá dày, nhiều cây non không cạnh tranh nổi ánh sáng và muối
khoáng nên bị chết dần, số còn lại đủ duy trì mật độ vừa phải, cân bằng với điều kiện
sống của môi trường
+. Hiện tượng trên thể hiện mối quan hệ sinh thái nào? Vai trò của mối quan hệ sinh thái
đó?
- Mối quan hệ: Cạnh tranh cùng loài
- Vai trò của mối quan hệ: Là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
6l. Phân biệt mối quan hệ kí sinh- vật chủ và mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi
Kí sinh-vật chủ Vật ăn thịt- con mồi
- Vật kí sinh sốn nhờ trên cơ th vật chủ - Vật ăn thịt và con mồi sống tự do
- Vật kí sinh lấy chất dinhdưỡng, máu - Ăn toàn bộ con mồi
từ vật chủ
- Thường không làm chết vật chủ - Giết chết con mồi
6f. Sau đây là sơ đồ hình thái cây sống ở các môi trường sinh thái có độ chiếu sáng khác
nhau

a. Mối dạng cây A, B,C có thể mọc ở những vị trí tương ứng nào?
- Cây A: Mọc ở bìa rừng có các cành phía bên trong rừng kém phát triển, các cành hướng
ra phía ngoài phát triển hơn
- Cây B: Cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn, các
cành phía dưới héo và rụng sớm
- Cây C: Cây mọc nơi trống trãi, ánh sáng mạnh nên thân thấp, nhiều cành và có tán lá rộng
b. Giải thích vì sao lại có sự khác nhau về hình thái?
Nguyên nhân là do sự phân bố ánh sáng không đồng đều ở các vị trí của cây trong môi
trường của chúng
- Cây trong rừng rậm rạp, các cành phía dưới nhận được ít ánh sáng nên quang hợp
kém,tổng hợp được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ để bù lượng tiêu
hao do hô hấp kém và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo
dần và rụng sớm. Còn các cành phía trên vươn cao để thu nhận được nhiều ánh sáng
- Cây mọc nơi trống trải có điều kiện ánh sáng đầy đủ, nên chúng không cần thiết phải
vươn cao mà phát triển tán cây xòe rộng
- Cây mọc ở bìa rừng có điều kiện chiếu sáng không đồng đều giữa các cành phía trong
rừng và các cành bên ngoài rừng nên các tán cây phát triển lệch về 1 bên
Câu 7: Ứng dụng mối quan hệ trong thực tế để nâng cao năng suất.
a. Trong thực tiễn sản xuất cần có biện pháp gì để giảm cạnh tranh làm tăng năng
suất của vật nuôi, cây trồng?
* Trong sản xuất, để hạn chế cạnh tranh cần
- Trong trồng trọt:
+ Trồng luân canh, xen kẽ
+ Trồng với mật độ thích hợp, chủ động tỉa thưa phù hợp
+ Chăm sóc tốt ( cung cấp đầy đủ thức ăn, môi trường vệ sinh sạch sẽ)
+ Đúng mùa vụ
- Trong chăn nuôi:
+ kết hợp nuôi nhiều loài có nhu cầu sống khác nhau trong cùng môi trường sống
+ Nuôi với mật độ thích hợp, chủ động tách đàn
+ Chăm sóc tốt ( cung cấp đầy đủ thức ăn, môi trường vệ sinh sạch sẽ)
b. Dựa vào mối quan hệ cạnh tranh ánh sáng giữa các cá thể trong quần thể cây trồng, giải
thích biện pháp kĩ thuật để trồng được các cây thân gỗ to, cao, thẳng, ít phân nhánh ở
phần gốc?
- Trồng cây với mật độ phù hợp để các cây có thể sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất hữu
cơ, sinh trưởng và phát triển
- Trồng cây không quá dày để tránh hiện tượng tự tỉa ở TV dẫn đến cây có thể chết.
- Trồng cây không quá thưa để có thể xảy ra hiện tượng tỉa cành ở tầng thấp, từ đó cây
cao, to, ít phân nhánh
b. Muốn nuôi được nhiều cá trong ao và đề có năng suất cao cần phải nuôi các loài cá NTN đề
phù hợp
- Muốn nuôi được nhiều cá trong ao và đạt năng suất cao thì cần phải chọn nuôi các loài
cá phù hợp
+ Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy...=> Giảm mức độ cạnh tranh
giữa các loài
+ Nuôi nhiều cá ăn các loại thức ăn khác nhau, tân dụng được nguồn thức ăn trong tự
nhiên để đạt năng suất cao
c: Một số dân tộc miền núi thường đốt rẩy để lấy đất trồng cây lương thực, nhưng chỉ canh tác
được vài năm rồi lại chuyển đi nơi khác. Hãy cho biết bà con cần phải làm gì để trồng cây
lương thực lâu năm mà không di dời nơi khác? Giải thích
 Để bà con nông dân có thể trồng các cây lương thực lâu năm….thì phải bổ sung nguồn
dinh dưỡng cho đất bằng cách bón thêm các loại phân
 Ngoài ra, cần trồng các loại cây để luân canh, giúp các loại cây trồng có thể khai thác
và bổ sung nguồn đảm bảo cung cấp nước và chất dinh dưỡng 1 cách hợp lí
d. Thế nào là sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên? Tại sao việc trồng cây họ Đậu luân phiên
với các vụ trồng lúa trong năm là biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất?
* Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên:
-->Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, do đó, cần phải sử dụng 1 cách tiết kiệm
và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy
trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau
--> Việc trồng cây họ Đậu luân phiên với các vụ trồng lúa trong năm là biện pháp sử dụng hợp
lí tài nguyên đất vì:
Trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu có vi khuẩn cộng sinh bổ sung đạm cho đất, làm tăng độ
phì nhiêu, màu mỡ của đất
k. Ánh sáng có ảnh hưởng tới những đặc điểm nào của thực vật? Dựa vào nhu cầu về ánh sáng,
thực vật được chia thành những nhóm nào? Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân ứng
dụng điều này như thế nào?
- Ánh sáng ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.
- Dựa vào nhu cầu về ánh sáng, thực vật được chia thành nhóm cây ưa sáng và nhóm cây
ưa bóng
- Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp
Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện ánh sáng khác nhau. Do đó, cần phải
+ Trồng cây với mật độ phù hợp để các cây có thể sử dụng ánh sáng để tổng hợp chất
hữu cơ, sinh trưởng và phát triển
+ Trồng xen kẽ những cây có nhu cầu ánh sáng khác nhau ( xen lạc với đậu, ngô với
lạc...) để tăng năng suất thu hoạch
Câu 8: Thế nào là sinh vật biến nhiệt, sinh vật hằng nhiệt. Nhóm sinh vật nào phân bố
rộng hơn? Vì sao?
- Sinh vật biến nhiệt: Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường
- Sinh vật hằng nhiệt:Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường
- Nhóm sinh vật hằng nhiệt phân bố rộng hơn vì: Sinh vật hằng nhiệt có khả năng điều
hòa thân nhiệt, có giới hạn chịu đựng rộng và không thay đổi theo nhiệt độ của môi
trường.
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI
Câu 1: Thế nào là quần thể sinh vật?Đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?Đặc trưng
nào là quan trọng nhất?Vì sao?
--> Quần thể sinh vật: Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong khoảng không
gian xác định,vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản để tạo ra thế hệ mới
--> Đặc trưng cơ bản của quần thể
+ Tỉ lệ giới tính: Là tỉ lệ cá thể đực: cá thể cái của quần thể đó--> Cho biết tiềm năng
sinh sản của quần thể
+ Thành phần nhóm tuổi: Gồm các nhóm tuổi trước sinh sản, sau sinh sản, sinh sản
-> Cho biết khả năng phát triển của quần thể
+ Mật độ quần thể: Là số lượng cá thể trong 1 đơn vị diện tích hoặc 1 đơn vị
thể tích Mật độ quần thể phụ thuộc vào:
- Nhịp ngày, tuần trăng, mùa, năm và chu kì sống của sinh vật
- Các sự cố bất thường :cháy rừng, bảo lũ, dịch bệnh...
- Nguồn thức ăn dồi dào mật độ sẽ tăng lên và ngược lại.
--> Mật độ quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất vì mật độ quần thể ảnh hưởng đến:
+ Mức sử dụng nguồn sống của quần thể
+ Tần số gặp nhau giữa các cá thể đực và cá thể cái trong quần thể
+ Sức sinh sản và sự tử vong của các cá thể.
Câu 2: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng như thế nào?
( Tại sao trong tự nhiên, quần thể sinh vật có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể ở mức
cân bằng)
- Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, đất đai, nguồn thức ăn, nơi ở...thay
đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi số lượng cá thể trong quần thể
+ Khi môi trường sống thuận lợi ( khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng
rãi...) thì số lượng cá thể tăng cao
+ Tuy nhiên, khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi
ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể sẽ bị chết. Khi đó, mật độ quần thể lại được
điều chỉnh ở mức cân bằng--> Tạo nên hiện tượng cân bằng cá thể trong quần thể.
2b.Thế nào là trạng thái cân bằng số lượng của quần thể? Cơ chế duy trì .
- Cân bằng số lượng của quần thể là trạng thái quần thể có số lượng cá thể ổn định và
phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
- Cơ chế duy trì trạng thái cân bằng của quần thể là cơ chế điều hòa mật độ quần thể
trong trường hợp quá cao hoặc quá thấp
2c. Những nghiên cứu về sự biến động số lượng cá thể trong quần thể có ý nghĩa như thế
nào đối với sản xuất nông nghiệp và bảo vệ các loài sinh vật?
- Giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng
trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, từ đó đạt năng suất cao hơn.
- Đồng thời, giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động hơn trong việc hạn chế sự phát
triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái
Câu 3: Quần thể người có những điểm giống và khác các quần thể sinh vật khác như thế nào?
Tại sao lại có sự khác nhau đó?
a. Giống nhau
- Đều là sinh vật sống thành quần thể
- Đều có các đặc trưng cơ bản: Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ, tỉ lệ sinh, tỉ
lệ tử vong, sự phân bố..
- Đều bị biến động theo chiều hướng giảm do sự cố: lũ lụt, động đất...
b. Khác nhau: Quần thể người có những đặc trưng khác mà các quần thể khác không có,
đó là các đặc trưng về kinh tế- xã hội như pháp luật, hôn nhân, giáo dục, văn hóa...
- Sự khác nhau đó là do con người có lao động, có tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh
các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
Câu 4: Ý nghĩa của sự phát triển dân số hợp lí ở mỗi quốc gia? Vì sao nước ta cần có pháp lệnh
dân số
- Phat triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững ở mỗi quốc gia, tạo sự hài
hòa giữa phát triển kinh tế- xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước
- Phát triển dân số hợp lí là không để dân số tăng quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn
thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng, tài nguyên thiên nhiên
- Phát triển dân số hợp lí đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và
toàn xã hội, mọi người trong xã hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát
triển tốt
* Việt Nam đang thực hiện pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc
sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xã hội đều được nuôi
dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt
- Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài
hòa với sự phát triển kinh tế- xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước.
Câu 5: Quần xá sinh vật là gì? Vì sao quần xã có cấu trúc động ( Ổn định tương đối).
* Quần xã sinh vật: Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng
sống trong 1 khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với
nhau.
* Nói quần xã có cấu trúc động vì:
- Quần xã là tập hợp nhiều quần thể sinh vật được hình thành trong quá trình lịch sử
- Quần xã luôn có tương tác với môi trường thể hiện mối quan hệ tương hổ giữa các quần
thể với nhau và với môi trường ở một mức độ nhất định ( tính ổn định)
- Tuy nhiên, quàn xã có thể làm biến đổi môi trường và môi trường bị biến đổi đó sẽ tác
động trở lại làm thay đổi cấu trúc quần xã ban đầu ( Cấu trúc động)
Câu 6:
a. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã?
- Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi
- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh như sự thay đổi theo chu kì ngày đêm, ví
dụ trong rừng mưa nhiệt đới: ếch, nhái, chim cú, muỗi ít hoạt động vào ban ngày, chúng
hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Chu kì mùa, ví dụ như ở quần xã vùng lạnh: Chim và
nhiều loià động vật di cư để tránh mùa đông giá lạnh, và quay lại vào mùa xuân ấm áp...
Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái hữu sinh như sự tăng lượng thức ăn TV dẫn đến tăng số
lượng ĐV ăn TV, tăng ĐV ăn thịt. Ngược lại khi ĐV ăn thịt tăng quá cao thì số lượng ĐV là
con mồi sẽ giảm...
- Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Tuy nhiên,
số lượng cá thể luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng đáp ứng
của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
b. Khi nào thì quần xã sinh vật có sự cân bằng sinh học? Cho ví dụ ( Cân bằng sinh học là
gì?)
- Quần xã sinh vật được cân bằng khi : số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã
luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng đáp ứng của môi trường, tạo
nên sự cân bằng sinh học trong quần xã
- Ví dụ: Xét mối quan hệ giữa số lượng sâu và số lượng chim
+ Khi gặp điều kiện thuận lợi (ấm áp, độ ẩm cao...), cây cối xanh tốt--> Sâu ăn lá sinh sản
mạnh-->Số lượng sâu ăn lá tăng---> Số lượng chim ăn sâu cũng tăng theo.
+ Khi số lượng chim ăn sâu tăng quá nhiều--> Số lượng sâu lại giảm
d.Trong quần xã, các loài khác nhau thường chiếm cứ những khu phân bố khác nhau. Hãy
giải thích tại sao có hiện tượng đó? Sự phân bố của các loài như vậy có ý nghĩa gì?( Sự
phân tầng có ý nghĩa gì?)
- Các loài thường chiếm cứ những khu phân bố khác nhau vì
+ Mỗi loài có một nhu cầu sống( nhiệt độ, ánh sáng, nguồn thức ăn...) khác nhau
- Sự phân bố đó ý nghĩa( Sự phân tầng có ý nghĩa gì?)
+ Giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài khác nhau
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường
+ Phân bố không gian hợp lí
Câu 7: Thế nào là 1 hệ sinh thái? Một hệ sinh thái hoàn cnhỉnh bao gồm những thành
phần nào? (Cấu trúc của hệ sinh thái)
- Hệ sinh thái : bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong
hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô
sinh của môi trường tạo thành 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. Ví dụ: Hệ sinh
thái rừng nhiệt đới
- Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm các thành phần:
+ Các thành phần vô sinh: đất, đá, nước...
+ Sinh vật sản xuất là thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ gồm ĐV ăn thực vật, Đv ăn Đv
+ Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm...
Câu 7: Cân bằng sinh thái là gì?Nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái? Nêu hậu quả
của mất cân bằng sinh thái đối với đời sống con người
* Nguyên nhân mất cân bằng sinh thái
- Một trong các yếu tố cấu thành hệ sinh thái bị phá hủy, bị giảm sút làm cho sự chuyển
hóa năng lượng, vật chất trong hệ sinh thái mất cân đối
- Do các biến động lớn của môi trường: núi lửa, động đất, ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn hán...
- Do tác động của con người ảnh hưởng đến các mắt xích thức ăn
* Hậu quả của mất cân bằng sinh thái
- Môi trường bị biến đổi gây giảm sút số lượng cá thể trong các quần thể, quần xã sinh vật
- Phá vỡ chuỗi thức ăn, hệ sinh thái bị biến đổi về cấu trúc
- Gây lũ lụt, xói mòn, thiệt hại về tài nguyên...
Câu 8: Nguyên nhân, ý nghĩa của sự phân tầng của các quần xã sinh vật? Cho ví dụ cụ thể
- Nguyên nhân sự phân tầng: Do sự phân bố không đồng đều của các nhân tố ngoại cảnh
- Ý nghĩa của sự phân tầng: Tăng khả năng sử dụng các nguồn sống trong quần xã, làm
giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã
- Ví dụ cụ thể:
+ Rừng mưa nhiệt đới thường cố 5 tầng: tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái rừng (tầng tán
rừng), tầng dưới tán, tầng cây bụi thấp và tầng cỏ, dương xỉ
+ Ở thủy vực có tầng trên mặt có ánh sáng gọi là tầng tạo sinh, lớp nước sâu thiếu ánh sáng,
ớ đó thực vật không phát triển được gọi là tầng phân hủy.
Câu 9: Phân biệt quần thể và quần xã
Dấu hiệu so sánh Quần Quần
thể xã
Đơn vị cấu trúc - Cá thể - Quần thể
Số lượng loài - Chỉ 1 loài - Gồm nhiều loài
Chức năng dinh dưỡng - Là 1 mắt xích trong chuỗi - Tạo lưới thức ăn với nhiều
thức ăn chuỗi thức ăn, nhiều mắt xích
thức ăn, đóng vai trò quan trọng
trong hệ
sinh thái
Cơ chế đảm bảo sự cân - Cơ chế điều hòa mật độ - Khống chế sinh học
bằng sinh học quần thể
Câu 10:a. Hiện tượng khống chế sinh học là gì? Nêu ý nghĩa trong thực tiễn
- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể
của quần thể khác kìm hãm
- Khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong 1 thế cân
bằng bảo đảm sự tồn tại của các loài trong quần xã, đảm bảo sự ổn định cho hệ sinh thái
- Khống chế sinh học có ý nghĩa thực tiễn rất lớn: Là cơ sở khoa học cho biện pháp đấu
tranh sinh học--> Giúp con người chủ động kiểm soát các loài gây ra sự hưng thịnh hoặc
trấn át 1 loài nào đó theo hướng có lợi mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh học
+ Ví dụ: Dùng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân, dùng kiến vống để tiêu diệt sâu hại
cam, dùng rắn để tiêu diệt chuột...
b Phân biệt trạng thái cân bằng của quần thể và hiện tượng khống chế sinh học
* Giống nhau:
+ Đều dẫn đến kết quả làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể giao động ở 1 trạng thái
cân bằng
+ Đều có liên quan đến sự tác động của môi trường sống ( thức ăn, kẻ thù...)
* Khác nhau
Trạng thái cân bằng của quần thể Hiện tượng khống chế sinh học

- Xảy ra trong nội bộ quả mỗi quần thể - Xảy ra trong mối quan hệ giữa các quần
thể khác loài trong quần xã
- Yếu tố tạo ra trạng thái cân bằng là các - Yếu tố tạo ra trạng thái cân bằng là do mối
điều quan hệ dinh dưỡng giữa các loài khác
kiện của môi trường sống làm ảnh hưởng nhau: Loài này ăn loài kia và bị loài khác
đến tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh sản của quần nữa ăn
thể
Câu 11: Người ta tiến hành thả 1 số cá thể chuột đồng vào 1 cánh đồng cỏ, lúc đầu số
lượng chuột đồng tăng cao nhanh chóng, nhưng sau đó tăng châm lại và càng về sau
số lượng chuột ngày càng ít biến đổi
a. Nguyên nhân dẫn đến số lượng chuột tăng lên nhanh ở giai đoạn đầu?
- Do nguồn sống dồi dào, nơi ở rộng rãi...môi trường chưa bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận
lợi cho sức sinh sản quả quần thể tăng cao, số lượng cá thể mới sinh ra nhiều hơn số cá
thể bị tử vong
b. Nguyên nhân làm giảm dần mức độ tăng số lượng chuột?
Do khi số lượng chuột tăng lên nhanh sẽ khai thác ngày càng nhiều nguồn sống từ môi
trường, dẫn đến sự thiếu hụt nguồn sống. Quần thể trở nên thiếu thức ăn, nơi ở chật chội,
chất thải ngày càng nhiều...dẫn đến bệnh dịch, cạnh tranh giữa các cá thể về thức ăn, nơi
ở...ngày 1 gay gắt. Trong điều kiện sống khó khăn, sức sinh sản của quần thể giảm dần và
mức độ tử vong tăng lên. Câu 12: Trong một đồng cỏ, xét chuỗi thức ăn sau:
Thực vật  châu chấu  ếch rắn.
Nếu người ta loại bỏ rắn ra khỏi đồng cỏ thì sinh khối của sinh vật sản xuất sẽ thay đổi
như thế nào? Giải thích.
Nếu người ta loại bỏ rắn ra khỏi đồng cỏ thì sinh khối của thực vật sẽ tăng lên.
Vì: Sau khi rắn bị loại bỏ ra khỏi quần thể thì ếch không còn bị rắn ăn số lượng cá thể
ếch sẽ tăng lên làm giảm số lượng châu chấu (do bị ếch sử dụng làm thức ăn) sinh
khối của thực vật sẽ tăng lên.
Câu 10: Chuỗi thức ăn là gì? Các loại chuỗi thức ăn? Các thành phần của chuỗi thức ăn?
Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi thức ăn?
- Chuỗi thức ăn:
+ Là 1 dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là 1 mắt xích,
vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ
- Có 2 loại chuỗi thức ăn
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất
Ví dụ: Cỏ--> Châu chấu--> Ếch--> Rắn--> Đại bàng--> Sinh vật phân giải
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu từ mùn
Ví dụ: Mùn--> Ấu trùng ăn mùn--> Sâu bọ ăn thịt--> Cá--> sv phân giải
- Các thành phần của chuỗi thức ăn
+ Sinh vật sản xuất
+ Sinh vật tiêu thụ: SVTT 1, SVTT2...
+ Sinh vật phân giải
- Ý nghĩa nghiên cứu chuỗi thức ăn:
+ Khi biết 1 loài nào đó trong quần xã, qua chuỗi thức ăn ta có thể dự đoán sự có mặt của
1 số loài khác giúp cho việc khai thác nguồn tài nguyên hợp lí
Câu 11: Khái niệm lưới thức ăn?Lưới thức ăn cho ta biết điều gì? Thành phần của lưới
thức ăn
- Lưới thức ăn:
+ Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn
- Lưới thức ăn cho biết điều gì?
+ Biết được mối quan hệ dinh dưỡng giũa các loài sinh vật trong hệ sinh thái
+ Biết độ đa dạng các sinh vật trong quần xã và sự ổn định trong quần xã
- Thành phần của lưới thức ăn.
+ Sinh vật sản xuất
+ Sinh vật tiêu thụ: SVTT 1, SVTT2...
+ Sinh vật phân giải
Câu 12 : Giải thích các câu sau
1. Sự phát triển quá mạnh của 1 số loài sinh vật ngoại lai ( ốc bươu vàng, rùa tai
đỏ...) ở nước ta hiện nay ảnh hưởng ntn đến cân bằng sinh học
-->Sự phát triển quá mạnh của 1 số sinh vật ngoại lai trên làm mât cân bằng sinh học
trong quần xã
2a. Độ phức tạp của lưới thức ăn ở rừng vùng nhiệt đới và rừng ôn đới khác nhau ntn?Giải
thích vì sao có sự khác nhau đó?
- Ở vùng nhiệt đới, thường có lưới thức ăn phức tạp hơn nhiều hơn so với ở rừng vùng ôn đới
- Giải thích: Vì ở rừng nhiệt đới, chế độ khí hậu quanh năm thay đổi ít, do đó, có độ đa
dạng về loài cao hơn so với rừng vùng ôn đới
b. Nêu và giải thích sự khác nhau cơ bản giữa chuỗi thức ăn trên cạn với chuỗi thức ăn ở dưới
nước
--> Một chuỗi thức ăn của sinh vật trên cạn thường có ít mắt xích hơn chuỗi thức ăn ở
dưới nước. Do sự tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng là rất lớn
--> Các động vật sống ở dưới nước do môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn môi
trường trên cạn rất nhiều nên sự tiêu hao năng lượng của cơ thể để điều chỉnh thân nhiệt
cho phù hợp với môi trường của các sinh vật dưới nước ít hơn so với sinh vật trên cạn
3. Trong 1 chuỗi thức ăn thường không có quá 6 mắt xích
- Trong 1 chuỗi thức ăn thương không quá 6 mắt xích do: Do sự tiêu phí năng lượng qua
các bậc dinh dưỡng là rất lớn và năng lượng được sử dụng ở mỗi bậc là rất nhỏ nên trong
chuỗi thức ăn thường có 4-6 mắt xích
4. Trong quần xã có độ đa dạng cao, lưới thức ăn càng có nhiều chuỗi thức ăn thì quần xã
đó càng ổn định ( hoặc câu hỏi: Vì sao hệ sinh thái có lưới thức ăn càng phức tạp thì tính
ổn định và khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái càng cao?)
- Quần xã có độ đa dạng cao, lưới thức ăn có nhiều chuỗi thức ăn sẽ có nhiều loài trong
QX có cùng bậc dinh dưỡng. Do đó, loài này bị tiêu diệt thì loài khác thay thế làm cho
chuỗi thức ăn không bị biến động--> QX ổn định
- Mặt khác, QX có độ đa dạng cao, lưới thức ăn càng phức tạp--> Các loài ràng buộc
nhau càng chặt chẽ làm cho quần xã ổn định
- Ngoài ra sự khống chế sinh học của loài này đối với loài khác trong chuỗi thức ăn cũng
góp phần làm cho quần xá được ổn định
5. Vì sao các vùng nhiệt đới, sa mạc, ôn đới…độ đa dạng sinh học thường cao nhất ở các
khu vực miền núi?/
- Địa hình vùng núi đa dạng, phân hóa thành nhiều dạng hơn phù hợp với nhiều loài sinh
vật
- Các yếu tố: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng… phân hóa mạnh dẫn đến phân bố các thảm thực
vật, động vật
- Nói chung ở các vùng núi có nhiều môi trường sống phù hợp với nhiều loại sinh vật nên
độ đa dạng sinh học cao
5. Vì sao trong cung 1 thời gian, số thể hệ mỗi loài ĐV biến nhiệt ở vùng nhiệt đới lại
nhiều hơn số thế hệ của cùng loài đó ở vùng ôn đới?
-Tốc độ phát triển và số thế hệ trong 1 năm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt
độ xuống thấp dưới 1 mức nào đó ( ngưỡng nhiệt phát triển) thì ĐV không sống được.
Nhưng khi nhiêt độ trên ngưỡng thì sự trao đổi chất của cơ thể lại được phục hồi và bắt
đầu phát triển
- Như vậy, thời gian phát triển tỉ lệ nghịch với nhiệt độ môi trường. Nghía là ở vùng nhiệt
đới, tổng nhiệt trong ngày cao thì thời gian phát triển của ĐV biến nhiệt đó ngắn hơn( số
thể hệ nhiều hơn) so với vùng ôn đới
Ví dụ: Khi nhiệt độ môi trường 25 oC thì chu kì sống 10 ngày đêm, khi nhiệt độ môi
trường 18oC thì chu kì sống là 17 ngày đêm
6. Trong môi trường thủy sinh nơi co sự đa dạng sinh học cao, chuỗi thức ăn thường có
nhiều mắt xích và hiệu suất sinh thái cao hơn so với chuỗi thức ăn của sinh vật trên cạn
- Do môi trường thủy sinh có nhiệt độ ổn định--> Sinh vật mất ít NL cho sự điều tiết nhiệt
- Môi trường thủy sinh có độ đa dạng cao--> Nguồn thức ăn phóng phú--> Chuỗi thức ăn
có thể dài
- Kích thước cơ thể phù hợp với hìn thức bắt mồi và nuốt toàn bộ con mồi--> Năng
lượng bị mất qua chuooic thức ăn giảm
7. Trong hệ sinh thái, năng lượng hóa học luôn mất đi sau mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn?
- Năng lượng bị mất đi qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn do
+ 1 phần năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng
+1 phần năng lượng mất đi qua chất thải (chất bài tiết, phân, nước tiểu, rụng lá, rụng
lông, lột xác...) ở mỗi bậc dinh dưỡng
8. Trong các quần xã trẻ, số lượng cá thể mỗi loài ntn khi độ đa dạng của loài còn thấp và
khi độ đa dạng của loài còn cao dần?
- Số lượng cá thể mỗi loài nhiều khi độ đa dạng loài còn thấp
- Số lượng cá thể mỗi loài giảm dần về mức tối thiểu khi độ đa dạng loài tăng dần
9. Tại sao những loài có độ thường gặp cao nhưng độ thường gặp thấp, ngược lại những
loài có độ thường gặp cao nhưng mật độ lại thấp
- Loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp thấp vì
+ Nguồn sống của loài phân bố không đồng đều trong môi trường
+ Loài có tập tính sống tập trung theo nhóm.
- Loài có mật độ thấp nhưng độ thường gặp cao vì
+ Nguồn sống của loài phân bố không đồng đều trong môi trường
+ Loài có tập tính sống riêng lẽ
10. Tại sao không nên tiêu diệt hoàn toàn 1 loài nào đó trong tự nhiên ngay cả đó có hại
cho con người?
 Vì mỗi loài trong tự nhiên đều tham gia vào 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn, khi loài đó
bị tiêu diệt hoàn toàn sẽ gây ra sự biến động số lượng với các loài khác trong quần xã, có
thể gây mất cân bằng sinh thái
 Hơn nữa, tuy loài có hại cho con người song nó lại có lợi cho các loài sinh vật khác duy
trì ổn định của quần xã, hệ sinh thái
11. Nếu hai loài cùng sống trong một khu vực lại cạnh tranh với nhau một cách gay gắt thì
kết quả sẽ như thế nào?
- Nếu hai loài cùng sống trong một khu vực lại cạnh tranh gay gắt với nhau thì có thể dẫn
đến kết quả là một loài phải di chuyển đi chỗ khác.
- Nếu không di chuyển đi chỗ khác thì một loài có thể bị tiêu diệt do không thể cạnh tranh
được với loài kia.
Câu 12: 1 học sinh khảo sát kết quả đánh bắt cá thát lát tại 2 hồ chứa A và B của ngư dân
và thu được bảng số liệu sau đây
Tỉ lệ khai thác tại hồ A Tỉ lệ khai thác tại hồ B
Trước ss Đang ss Sau ss Trước ss Đang ss Sau ss
Tỉ lệ % 58 28 14 18 35 47
Từ các số liệu trên, hãy đưa ra nhận định về mức khai thác tại 2 hồ chứa trên và đề xuất
phương hướng khai thác phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.
a. Nhận định về mức độ khai thác của 2 hồ
+ Tỉ lệ khai thác tại hồ A: Cá khai thác được chủ yếu là cá non (trước sinh sản). Nhận
định có thể mức độ khai thác ở hồ A lớn, quá mức, dẫn đến tỉ lệ cá trưởng thành thu được
nhỏ. Vậy mức độ khai thác ở hồ A chưa hợp lí
+ Tỉ lệ khai thác tại hồ B: Cá khai thác được chủ yếu là cá trưởng thành (sinh sản và sau
sinh sản). Nhận định có thể mức độ khai thác ở hồ B nhỏ, do đó, tỉ lệ cá trưởng thành thu
được nhiều hơn con non. vậy mức độ khai thác ở hồ B là hợp lí.
b. Đề xuất phương hướng khai thác phù hợp cho giai đoạn tiếp theo
+ Hồ A: Hạn chế khai thác để các cá thể trong hồ tiếp tục sinh trưởng, sinh sản, tăng dần
số lượng cá thể
Hồ B: Khai thác hợp lí các cá thể trưởng thành sau sinh sản theo chu kì để tạo điều kiện
cho các cá thể trong mùa sinh sản và con non tiếp tục sinh trưởng, sinh sản, tăng nhanh số
lượng cá thể.
Câu 13a: Các nghiên cứu về thành phần nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác có hiệu
quả hơn tài nguyên sinh vật. Trong nghề đánh cá, người ta thống kê được trong nhiều lần đánh
bắt có tỉ lệ cá bé chiếm chủ yếu, cá lớn rất ít
Em hãy đưa ra nhận định về thực trạng đánh bắt cá trong thống kê trên và đưa ra
hướng khai thác có hiệu quả hơn
--> Qua thống kê cho thấy:thực trạng nghề đánh bắt cá đang rơi vào tình trạng khai thác
quá mức
--> Hướng khai thác cá có hiệu quả: Hạn chế đánh bắt cá, vì nếu tiếp tục đánh bắt cá với
mức độ lớn thì quần thể cá sẽ bị suy kiệt
Câu 13b. Trong một hồ nuôi cá A, khi kéo lưới thường xuyên thu được tỉ lệ cá lớn nhiều, cá nhỏ
ít. Ở một hồ B thì ngược lại, thu được tỉ lệ cá lớn ít, cá nhỏ nhiều. Cho biết tình hình khai thác
và tiềm năng khai thác ở những hồ này?
- Tình hình khai thác
+ Hồ A khai thác chưa khai thác hết tiềm năng
+ Hồ B đã hết tiềm năng để khai thác tiếp
- Tiềm năng để khai thác
+ Hồ A tiếp tục khai thác.
+ Hồ B ngừng khai thác
* Giải thích thêm cho ý 2:
+ Hồ A: Khi số lượng cá thể lớn chiếm ưu thế( tức là số lượng cá trưởng thành nhiều và
chưa được khai thác kịp)--> Cần tiếp tục khai thác
+ Hồ B: Có số lượng cá nhỏ nhiều--> Quần thể đã bị khai thác quá mức--> Cần ngừng
khai thác để quần thể tăng trưởng rồi mới khai thác tiếp.
Câu 14: Trong 1 mẻ lưới đánh cá, người ta thống kê được tỉ lệ cá thu ở các nhóm tuổi khác nhau
như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản:300 con
- Nhóm tuổi sinh sản:150 con
- Nhóm tuổi sau sinh sản:50 con
Xác định tỉ lệ % các nhóm tuổi của quần thể cá thể trên. Từ đó cho biết có nên tiếp
tục đánh bắt loại cá này không?VÌ sao?
 Tỉ lệ % các nhóm tuổi của quần thể trên
-Nhóm tuổi trước sinh sản:300: (300+150+50)= 60%
- Nhóm tuổi sinh sản:150: (300+150+50)= 30%
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 100%- 60%-30%= 10%
 Không nên khai thác vì trong quần thể tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản cao. Nếu số cá thể
trước tuổi sinh sản bị bắt sẽ nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi khác  Lâu dần làm mất
nguồn hậu bị cho quần thể Quần thể bị suy giảm số lượng
Câu 15: Khảo sát 3 quần thể khác loài trong 1 hệ sinh thái, thành phần nhóm tuổi của các
quần thể được thống kê như sau

Quần thể Nhóm tuổi trước sinh Nhóm tuổi sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản
sản
Chuột đồng 50 con/ha 48 con/ha 12 con/ha
Chim trĩ 75 con/ha 25 con/ha 5 con/ha
Nai 15 con/ha 50 con/ha 5 con/ha
a. Hãy trình bày ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sinh sản

b. Dạng tháp tuổi nào tương ứng với mỗi quần thể trên? Giải thích?

a. Ý nghĩa sinh thái nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi trươc sinh sản
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: Làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể
+ Nhóm tuổi sinh sản: Quyết định mức sinh sản của quần thể
b. Dạng tháp tuổi của 3 quần thể

- Quần thể chuột đồng: Tháp ổn định- Vì số lượng nhóm tuôi trước sinh sản và sinh sản
tương đương nhau
- Quần thể chim trĩ: Dạng phát triển- Vì số lượng nhóm tuổi trước sinh sản chiếm tỉ lệ
cao( gấp 3 lần nhóm tuổi sinh sản và gấp 15 lần nhóm tuổi sau sinh sản)
- Quần thể Nai: Dạng giảm sút- Vì nhóm tuổi sinh sản chiếm tỉ lệ lớn hơn 2 nhóm tuổi
còn lại( gấp khoảng 3 lần nhóm tuổi trước sinh sản và 10 lần nhóm sau sinh sản)
Câu 18.
1. Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.
- Tài nguyên tái sinh: Dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi
- Tài nguyên không tái sinh: Dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt6
2. Cho các loại tài nguyên: đất, nước, rừng, than đá, dầu lửa, khí đốt, năng lượng ánh sáng
mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, khoáng sản. Trong các loại tài nguyên
trên thì những tài nguyên nào không thuộc nhóm tài nguyên tái sinh và tài nguyên không
tái sinh? Vì sao?
- Những dạng tài nguyên không thuộc 2 nhóm tài nguyên trên: Năng lượng ánh sáng Mặt
trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.
- Vì đây là những tài nguyên thuộc tài nguyên năng lượng vĩnh cữu
3. Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm
trọng. Theo em, đó là những hậu quả gì?
- Gây xói mòn, lũ lụt, hạn hán
- Giảm lượng nước ngầm, giảm lượng mưa, thay đổi khí hậu
- Mất nơi ở của sinh vật--> giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh học
--> Gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản con người và các sinh vật khác.
Câu 19
a. Nêu các loài khái niệm: hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã( sinh cảnh)
- Ô nhiễm môi trường: Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các
tính trạng vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, ảnh hưởng đên con người
và sinh vật khác
b .Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng?
+ Lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia
+ Phòng chống cháy rừng
+ Vận động đồng bào dân tộc định canh, định cư
+ Trồng cây, gây rừng
+ Tăng cường giáo dục bảo vệ rừng
- Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển
+ Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải
+ Bảo vệ các sinh vật biển quý hiếm
+ Nuôi trồng các sinh vật biển quý hiếm
+ Chống ô nhiễm môi trường biển
+ Hạn chế hiện tượng tràn dầu trên biển
Câu 19b. Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người ảnh hưởng đến môi
trường như thế nào? Biện pháp khắc phục?
- Ảnh hưởng:
Việc khai thác không hợp lí các nguồn tài nguyên, làm cho môi trường không còn khả
năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như cháy rừng, biến đổi khí hậu,
hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…
- Biện pháp khắc phục
+ Cần phải sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng
tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế
hệ mai sau
+ Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất
+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch,ít gây ô nhiễm môi trường
Câu 20: Trong tập quán du canh, du cư của đồng bào một số dân tộc, khi đến chiếm lĩnh
vùng đất mới, họ đốt rừng làm nương rẫy, thời gian đầu, cây trồng cho năng suất cao nhưng
sau 1 năm năng suất giảm và không cho thu hoạch vì vậy họ phải di chuyển nơi khác
Trên quan điểm sinh thái, hãy giải thích đất trồng đã bị biến đổi như thế nào sau vài
vụ gây giảm sút về năng suất và cần có biện pháp gì để có thể duy trì năng suất cây
trồng giúp đồng bào dân tộc ổn định lâu dài tại một địa điểm
- Giải thích:
+ Thời gian đầu cho năng suất cây trồng cao do đất rừng có nhiều mùn bã hữu cơ giàu
dinh dưỡng, độ ẩm đất còn cao
+ Do mất độ che phủ, đất mất độ ẩm, quá trình xói mòn xảy ra làm đất mất chất dinh
dưỡng--> Cây cho năng suất thấp
- Biện pháp:
+ Làm ruộng bậc thang để giữ nước và dẫn nước cung cấp cho đồng ruộng
+ Bổ sung phân chuồng và phân xanh cho đất
B. BÀI TẬP

DẠNG 1: VẼ SƠ ĐỒ GIỚI HẠN SINH THÁI


Bài 1: Cá Rô phi nước ta chết khi nhiệt độ xuống thấp dưới 5 0C hoặc cao hơn 420C và
sinh sống tốt nhất ở 300C
a. Các giá trị nhiệt độ 50C, 420 C, 300C. Khoảng cách hai giá trị 50C- 420 C được gọi là gì?
b. Cá chép nuôi ở nước ta có giá trị nhiệt độ tương ứng 2 0C, 440 C, 280C. So sánh giới hạn
sinh thái của hai loài và cá chép. Loài cá nào phân bố rộng hơn. Vẽ sơ đồ về giới hạn sinh
thái của 2 loài trên trên cùng 1 đồ thị
c. Từ thông tin trên, hãy rút ra kết luận về ý nghĩa của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái
của 2 loài trên nói riêng và của sinh vật nói chung.
Bài 2 : Khi tìm hiểu về giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của 3 loài động vật A,B,C người ta
có bảng sau
Loài Giới hạn dưới 0C Giới hạn trên0C Điểm cực thuận
A 3 15 10
B 5 50 30
C 25 45 37
a. Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của 3 loài trên cùng 1 đồ thị
b. Đem nuôi 3 loài A, B,C trong cùng 1 vùng có nhiệt độ dao động trong năm từ 15-
400C. Hãy cho biết khả năng sống sót của 3 loài A,B,C trong cùng trên
Bài 3 : Sau đây là khả năng chịu nhiệt của 1 số loài động vật
Loài Giới hạn dưới 0C Giới hạn trên0C Điểm cực thuận
Chuột cát -50 30 10
Một loài cá -2 2 0
a. Vẽ trên cùng 1 sơ đồ về giới hạn sinh thái của 2 loài
b. Loài nào phân bố rộng hơn? Vì sao?
Bài 4: Nghiên cứu khả năng chịu nhiệt của 3 loài A,B,C người ta có bảng sau

Loài Giới hạn dưới 0C Giới hạn trên0C Điểm cực thuận
A 2 16 9
B 2 34 18
C 20 34 27
a. Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài trên trên cùng 1 đồ thị
b. Gọi tên các giá trị nhiệt độ: 2-160C, 2- 340C, 20- 340C
c. So sánh khả năng chịu nhiệt và phân bố của 3 loài A,B,C theo điều kiện nhiệt độ của
môi trường.
Bài 5: Sơ đồ sau đây biểu diễn mối tương quan về giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài
A,B,C. Dựa vào sơ đồ hãy đưa ra dự đoán về khả năng phân bố của 3 loài này? Giải thích
Câu 6.
a. Xét hai loài động vật biển (A và B).Loài A sống ở tầng mặt của vùng cửa sông, loài B
sống ở tầng đáy ngoài biển khơi xa. Nêu và giải thích sự khác nhau về giới hạn sinh thái
của 2 loài A và B đối với nhân tố nhiệt độ và nồng độ muối
b. Có hai loài cá: loài cá cơm phân bố phổ biến ở vùng biển ôn đới châu Âu và loài cá
miệng đục sống trong các rạn san hô vùng biển nhiệt đới. Trong hai loài trên loài nào
rộng nhiệt hơn? Vì sao?
Câu 7:aBảng sau đây cho biết một số thông tin về giới hạn sinh thái của nhân tố nhiệt độ
ở 1 số loài

Loài Giới hạn dưới (0C) Giới hạn trên (0C)


Một loài thân mềm 1 60
Cá rô phi 5 42
Một loài giáp xác 45 48
Một loài cá sống ở Nam cực -2 2
Dựa vào bảng trên hãy cho biết: Loài nào có giới hạn sinh thái rộng nhất, hẹp nhất? Giải
thích
7b. Bảng sau đây cho biết thông tin về giới hạn của nhân tố nhiệt độ đối với một số loài
sinh vật

Loài sinh vật Giới hạn dưới Điểm Giới hạn trên(0C)
(0C) cực
thuận(0C
)
Một loài cá Nam cực -2 0 2
Cá Rô phi Việt Nam 5 30 42
Một loài giáp xác 40 45 48
Một loài vi khuẩn suối nước 0 55 90
nóng
Dựa vào bảng trên, hãy cho biết: Loài có giới hạn sinh thái rộng nhất?Hẹp nhất? Giải thích
Câu 8: Hình bên mô tả khoảng giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 2 loài cá rô phi và cá
chép. Từ các thông tin trên, hãy đánh giá mức độ phân bố của 2 loài trên? Có thể xác đinh
được giá trị nhiệt độ cực thuận cho sự phát triển của hai loài không?
Câu 9:Người ta thực hiện thí nghiệm để xác định ảnh hưởng của mật độ ruồi giấm lên
tuổi thọ của chúng, thu được kết quả ở bảng như sau
Mật độ 3,3 5,0 6,7 12,4 20,7 28,9 44,7 59,7 67,3
trung
bình(số ruồi/dtích)
Tuổi thọ trung bình 29,3 34,5 34,2 37,9 38,5 39,4 40 32,3 27,3
(ngày)
a. Hãy cho biết giới hạn thích hợp của mật độ đối với tuổi thọ của ruồi giấm?giải thích?

b. Tìm mối quan hệ cùng loài của các cá thể ruồi giấm khi mật độ của chúng nằm trong và
ngoài giới hạn trên?
Câu 10:
a. Có các loài sinh vật sau
- Loài A sống ở cửa sông Mã ở tầng nước mặt
- Loài B sống ở biển( ngoài khơi cách cửa sông Mã 200km, độ sâu 500m)
- Loài C sống trên cây ở vườn quốc gia Bến En
Hãy sắp xếp 3 loài trên theo mức độ giảm dần về giới hạn nhiệt(rộng hay hẹp) và giải thích?
b. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu tác động mạnh nhất của biến
đổi khí hậu Trái Đất. Người ta dự tính đến năm 2050 thì nhiều vùng ven biển sẽ bị ngập
chìm do mực nước biển tăng lên. Giải thích vì sao xảy ra hiện tượng trên và nêu một số
biện pháp khắc phục

HƯỚNG DẪN GIẢI


Bài
1
a. Tên gọi các giá trị nhiệt độ 50C, 420 C, 300C, 50C- 420 C
- 50C, 420 C: gọi là điểm gây chết. Trong đó:
+ 50C: Giới hạn dưới
+ 420 C: giới hạn trên
- 300C: Điểm cực thuận
- 50C- 420 C : Giới hạn chịu đựng (giới hạn sinh thái) về nhiệt độ của cá Rô phi Việt Nam
b. So sánh khả năng phân bố của 2 loài cá
- Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá chép rộng hơn cá Rô phi Việt Nam--> do đó, cá
chép có khả năng phân bố rộng hơn cá Rô phi
- Sơ đồ: HS tự vẻ
c.Kết luận về ý nghĩa của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái của 2 loài trên nói riêng và
của sinh vật nói chung.
* Đối với 2 loài cá trên
- Dựa vào giới hạn sinh thái của 2 loài, cho biết cá chép phân bố rộng hơn. Do đó, nếu
căn cứ vào thời tiết nước ta thì cá Rô phi nuôi ở miền Nam phù hợp hơn ở Miền Bắc. Nếu
nuôi ở miền Bắc thì nuôi tốt nhất vào khoảng giữa mùa xuân hè, không nên nuôi vào mùa
đông
* Đối với sinh vật nói chung
- Nghiên cứu giới hạn sinh thái cho biết loài nào phân bố rộng, loài nào phân bố hẹp.
+ Loài nào có giới hạn sinh thái rộng về các nhân tố sinh thái thì có khả năng phân bố rộng,
sống được ở nhiều vùng trên trái đất.
+ Ngược lại, Loài nào có giới hạn sinh thái hẹp về các nhân tố sinh thái thì có khả năng
phân bố hẹp, chỉ sống được ở những vùng nhất định
- Đối với thực tế sản xuất: Nghiên cứu giới hạn sinh thái giúp nhập nội các giống vật
nuôi, cây trồng phù hợp, bố trí các giống vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng vùng miền
Bài 2
a. Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của 3 loài trên cùng 1 đồ thị: hs tự vẻ
b. Khả năng sống sót của 3 loài A,B,C trong nhiệt độ 15- 400C
- Chỉ có loài B sống và sinh trưởng bình thường
- Loài A không thể sống được khi thời điểm nhiệt độ của vùng lên cao hơn 15 0C, loài C
không thể sống được khi nhiệt độ của vùng xuống thấp hơn 250C
Bài 3
a. Vẽ trên cùng 1 sơ đồ về giới hạn sinh thái của 2 loài

b. Khả năng phân bố của 2 loài


- Loài A chịu nhiệt rộng, sống ở nơi có khí hậu lục địa khắc nhiệt
- Loài B chịu nhiệt hẹp, sống ở nơi quanh năm nước đóng băng
Bài 4:
a. Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài trên trên cùng 1 đồ thị: hs tự vẻ
b. Tên gọi các giá trị nhiệt độ: 2-160C, 2- 340C, 20- 340C
-2-160C: Là giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của
loài A 2- 340C: Là giới hạn chịu đựng về nhiệt độ
của loài B 20- 340C: Là giới hạn chịu đựng về
nhiệt độ của loài C
c. So sánh khả năng chịu nhiệt và phân bố của 3 loài A,B,C
- Loài B phân bố rộng, có thể sống ở nhiều vùng có nhiệt độ khác nhau từ 2- 340C
- Loài A và C phân bố hẹp. Trong đó.
+ Loài A sống ở vùng có nhiệt độ thấp (VD: vùng ôn đới...).
+ Loài C sống ở vùng có nhiệt độ cao (VD: vùng nhiệt đới...).
Bài 5:
Khả năng phân bố của 3 loài
Nhìn vào đồ thị ta thấy:
- Loài A có khả năng phân bố rộng, có thể phân bố ở nhiều nơi trên Trái Đất

GV: ĐINH THỊ LIỄU- 0972733702 Page


133
- Loài B và C phân bố hẹp. Trong đó
+ Loài B sống ở vùng có nhiệt độ thấp ( 10- 250C) như vùng ôn đới...
+ Loài C sống ở vùng có nhiệt độ cao (25- 350C) như vùng nhiệt đới...
Câu 6. a.Sự khác nhau về giới hạn sinh thái của 2 loài A và B đối với nhân tố nhiệt độ và
nồng độ muối
- Về nhiệt độ:
+ Loài A rộng nhiệt hơn loài B
+ Vì: Loài A sống ở tầng mặt, nơi có nhiệt độ dao động thường xuyên; loài B sống ở tầng
đáy biển, nơi có nhiệt độ ổn định hơn
--> Loài A rộng nhiệt, loài B hẹp nhất
- Về nồng độ muối
+ Loài A rộng muối, loài B hẹp muối
+ Vì loài A sống vùng tiếp giáp với sông, nơi có nồng độ muối dao động nhiều hơn loài
B sống ở vùng khơi- nơi có nồng độ muối ổn định
6b.- Loài cá cơm rộng nhiệt hơn loài cá miệng đục
- Giải thích: Vì ở vùng ôn đới nhiệt độ nước giao động mạnh hơn, ngược lại ở vùng nhiệt
đới nhiệt độ nước khá ổn định
Câu 7:a
- Loài có giới hạn sinh thái rộng nhất là: Loài thân mềm
- Loài có giới hạn sinh thái hẹp nhất là: Giáp xác
- Giải thích: Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của các loài thân mềm, cá rô phi, một loài cá
sống Nam Cực ,giáp xác lần lượt là: 590C> 370C> 40C> 30C
Bài 7b
Biên độ dao động trong giới hạn sinh thái đối với nhiệt độ của các loài là:
+ Loài cá Nam Cực: 2- (-2)= 40C
+ Loài Cá rôphi Việt Nam: 42- 5= 370C
+ Loài giáp xác: 48- 40= 80C
+ Loài vi khuẩn suối nước nóng: 90- 0= 900C
--> Vì: 40C < 80C < 370C< 900C nên loài có giới hạn sinh thái rộng nhất là Loài vi khuẩn
suối nước nóng, loài có giới hạn sinh thái hẹp nhất là loài cá Nam cực
Câu 8:
- Cá chép có mức độ phân bố rộng hơn cá rô phi vì chúng có thể sống được ở những nơi
lạnh hơn và nóng hơn so với cá rô phi( giới hạn sinh thái rộng hơn)
- Từ hình vẽ không thể xác định được giá trị nhiệt độ cực thuận của hai loài cá vì không
có số liệu xác thực giá trị này
Câu 9
a. Giới hạn thích hợp của mật độ đối với quần thể Ruồi giấm là: 6,7- 44,7 cá thể/đơn vị diện
tích.
Vì trong khoảng mật độ này, tuổi thọ trung bình của Ruồi giấm tăng
b.Mối quan hệ

- Mật độ cá thế < 6,7 cá thể/đơn vị diện tích, sự hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể
giảm--> Tuổi thọ giảm
- Mật độ quần thể: 6,7- 44,7 cá thể/đơn vị diện tích, các cá thể sử dụng tốt nguồn sống của
môi trường, sự hổ trợ giữa các cá thể tăng --> Tuổi thọ tăng lên
- Mật độ quần thể > 44,7 cá thể/đơn vị diện tích, nguồn sống của môi trường không đủ
cung cấp cho tất cả các cá thể--> Sự cạnh tranh gay gắt, tỉ lệ tử vong cao--> Tuổi thọ thấp
Câu 10
a.- Sắp xếp theo mức độ giảm dần về giới hạn nhiệt: Loài C--> Loài A--> Loài B
- Giải thích:
+ Loài C rộng nhiệt nhất vì loài này sống trong không khí có biên độ dao động nhiệt lớn
nhất
+ Loài A hẹp nhiệt nhất vì ở nước nhiệt độ ổn định hơn ở không khí
+ Loài B hẹp nhiệt hơn loài A vì loài này sống ở tầng nước sâu, nơi có nhiệt độ ít thay đổi
b. Giải thích
- Từ những năm gần đây, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh cùng với quá trình đô thị
hóa... lượng CO2 tăng lên gây hiệu ứng nhà kính--> nhiệt độ Trái Đất tăng--> Trái Đất
nóng lên làm băng tan ở 2 cực--> Nước biển tăng lên
- Theo dự tính của các nhà khoa học: Nếu nồng độ CO 2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi
thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng khoảng 3,6 0C. Nếu không ngăn chặn kịp thời thì
khoảng 30-40 năm nữa, mực nước biển sẽ dâng lên cao 1,5- 3,5m làm chìm ngập nhiều
làng mạc, thành phố ở các vùng đồng bằng ven biển
* Khắc phục: Giảm khí thải công nghiệp, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên,
sử dụng nguồn năng lượng sạch, trồng rừng, xây dựng công viên...
DẠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC SINH VẬT CÙNG LOÀI, KHÁC LOÀI
Cho các hiện tượng. Xếp chúng vào các mối quan hệ đã học. Giải thích ngắn gọn
1. Vi khuẩn nốt sần và cây họ Đậu
- Cộng sinh (hổ trợ khác loài). vì Cây được cung cấp nitơ từ trong không khí nhờ vi khuẩn
này. Ngược lại, vi khuẩn được lợi khi khu trú bên trong các cấu trúc đặc biệt (nốt sần) cung
cấp chất dinh dưỡng từ cây chủ. Đây là mối quan hệ cần thiết cho mỗi loài
2. Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau
- Hổ trợ cùng loài vì hiện tượng liền rễ ở các cây thông trong rừng giúp chúng có quan hệ
trao đổi chất chặt chẽ hơn, do đó,những cây này sinh trưởng và khả năng chịu hạn tốt hơn
so với những cây sống riêng lẽ
3. Vi khuẩn phân hủy Xenlulozo, sống trong ruột già của người
- Cộng sinh (hổ trợ khác loài). Vì Vi khuẩn lấy thức ăn trong ruột người để duy trì sự
sống, ngược lại vi khuẩn giúp con người phân hủy Xenlulzơ
4. Bọ chét, ve sống trên lưng trâu
- Kí sinh: Vì bọ chét, ve hút máu trâu để tồn tại, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát
triển của trâu
5. Dây tơ hồng trên thân cây gỗ
- Quan hệ kí sinh vì dây tơ hồng hút chất dinh dưỡng của cây gỗ, gây hại cho cây gỗ
17. Cây tầm gửi và cây chủ
- Quan hệ kí sinh vì cây hút chất dinh dưỡng từ cây, gây hại cho cây gỗ lớn.
6. Cá mập con ăn trứng chưa nở của cá mẹ
- Cạnh tranh cùng loài vì cá mập con sử dụng trứng làm thức ăn trong điều kiện thiếu thức ăn
7. Các cây tràm cùng sống trong1 rừng tràm
- Hổ trợ cùng loài vì những cây sống thành rừng có khả năng chống chọi với thời tiết tốt hơn
9. Nhạn biển và cò làm tổ sống chung
- Quan hệ hợp tác: Vì nhạn bể và cò cùng nhau tìm kiếm nguyên vật liệu để làm tổ và
sống chung với nhau. Tuy nhiên, sự hợp tác này không nhất thiết phải gắn bó suốt đời
10. Những con gấu tranh giành ăn thịt 1 con thú
- Cạnh tranh cùng loài. Vì các con gấu tranh cùng tranh dành 1 con mồi.
11. Giun đũa sống trong ruột người
- Kí sinh vì giun đũa lấy chất dinh dưỡng từ ruột người để sống, gây hại cho con người
12.1 số cây, khi phát triển bộ rễ tiết ra các chất kìm hãm các cây xung quanh phát triển
- Ức chế cảm nhiễm vì các chất tiết ra từ bộ rễ của cây sẽ kìm hãm sự phát triển của các
cây xung quanh.
13. Khi gặp nguy hiểm, đàn ngựa xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa
- Hổ trợ cùng loài. Vì chúng làm như vậy để bảo vệ những con ngựa non, ngựa già trước kẻ thù
14. Sáo đậu trên lưng trâu
- Quan hệ hợp tác: Vì chim sáo bắt ve, rận trên lưng trâu làm thức ăn, giúp trâu được vệ
sinh.Mặt khác, khi có kẻ thù, chim sáo sẽ bay đi báo hiệu cho trâu biết. Tuy nhiên, sự hợp
tác này không nhất thiết phải gắn bó suốt đời
15. Tảo hiển vi làm chết cá nhỏ xung quanh
- Ức chế cảm nhiễm vì Tảo vi tiết ra chất độc vào môi trường, làm cho các loài cá nhỏ
xung quanh nó chết
16. Cá ép vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa
- Hội sinh (hổ trợ cùng loài). Vì cá được đưa đi xa, rùa không có lợi cũng không có hại
18. Hải quỳ và tôm kí cư
- Quan hệ cộng sinh. Sự hợp tác này cả 2 hai bên đều có lợi. Khi tôm kí cư này di chuyển thì
hải
quỳ được di chuyển và kiếm thức ăn trên đường đi. Ngược lại,con tôm kí cư lại có chỗ ở
và bảo vệ bởi những xúc tu đầy chất độc của hải quỳ
19. Cây sống theo nhóm
- Hổ trợ cùng loài vì khi đó, chúng có khả năng chống chọi với gió bão, hạn hán nhiều hơn
20. Trùng roi xanh sống trong ruột mối
- Cộng sinh. Vì mối ăn gỗ vào trong ruột được trùng phân giải gỗ thành đường gluco
cung cấp cho cả trùng roi và mối. Nếu không có trùng roi thì mối sẽ bị chết vì không tiêu
hóa được gỗ. Nếu không có mối thì trùng roi sẽ bị chết vì không có gỗ để tiêu hóa.
Bài 2: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ, bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong
dạ cỏ của bò. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Hãy cho biết mối quan
hệ giữa các loài sinh vật trên đồng cỏ
Trả lời
- Đối địch
+ Sinh vật ăn sinh vật: Bò ăn cỏ; chim sáo ăn rận
+ Cạnh tranh: Các con bò tranh giành cỏ
- Hổ trợ khác loài
+ Cộng sinh: Vi sinh vật sống trong dạ cỏ bò- bò
Bài 3: Tiến hành quan sát các loài sinh vật trên 1 giàn mướp đang thời kì ra hoa, người
ta thấy có bọ xít đang hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay săn nhện
a. Vẽ sơ đồ biểu diễn chuỗi thức ăn giữa các loài trên

b. Trên hao mướp cái, có nhiều rệp đang bám vào bầu nhụy. Giữa các loài sinh vật đã
quan sát được có các mối quan hệ sinh thái nào? Nêu ví dụ minh họa
Trả lời:
a. Sơ đồ chuỗi thức ăn: cây mướp--> bọ xít--> nhện--> tò vò

b. Các mối quan hệ sinh thái


- Quan hệ kí sinh: cây mướp và bọ xít; cây mướp và rệp
- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: bọ xít--> nhện--> tò vò
- Quan hệ cạnh tranh: bọ xít và rệp cùng hút nhựa cây

Bài 4: Hình bên ghi lại số liệu thống kê số lượng thỏ rừng và mèo rừng bắt đươc trong
cùng một khu vực. Dựa vào số liệu, em hãy xác định mối quan hệ giữa thỏ rừng với mèo
rừng và phân tích mối quan hệ này để giải thích hình bên?

Trả lời
- Mối quan hệ giữa thỏ rừng và mèo rừng: Mối quan hệ sinh động vật ăn động vật ( mèo rừng
ăn thỏ) Phân tích mối quan hệ trên hình
Số lượng cá thể mèo rừng (vật ăn thịt) biến đổi tương hỗ với số lượng cá thể thỏ rừng
(con mồi). Cụ thể như sau
- Khi số lượng thỏ tăng --> mèo rừng có nhiều thức ăn sức sống tăng, khả năng sinh sản
tăng, tỉ lệ tử vong giảm--> số lượng mèo rừng tăng
- Khi số lượng mè rừng tăng quá mức -->sử dụng nhiều thỏ làm thức ăn-->số lượng thỏ
giảm --> mèo rừng thiếu thức ăn, sức sống giảm, khả năng sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong
tăng--> số lượng mèo rừng giảm theo--> thỏ ít bị ăn thịt số lượng thỏ tăng trở lại nhờ quá
trình sinh sản
=> Như vậy: Sự biến động số lượng giữa thỏ rừng và mò rừng có tính chu kì như hình vẽ.
Bài 5: Trên cánh đồng cỏ, một đàn trâu hàng ngày vẫn tới cánh đồng này ăn cỏ. Những
con chim sáo thường bắt ve bét trên lưng trâu và bắt châu chấu ăn cỏ. Từ trên cao, chim
đại bàng rình tập bắt chim sáo làm mồi cho chúng. Hãy xác định mối quan hệ hổ trợ và
đối địch giữa các sinh vật ở đồng cỏ trên?
- Quan hệ hổ trợ: Chim sáo- trâu
- Quan hệ đối địch: Trâu- châu chấu, ve bét- trâu; cỏ- trâu; cỏ- châu chấu; ve bét- chim
sáo; đại bàng- chim sáo
Bài 6: Trong một ruộng lạc (đậu phộng), có thể có các mối quan hệ nào giữa các sinh vật
khác loài (cỏ, sâu, vi khuẩn sống trong nốt sần rễ lạc, lạc). Nêu tên gọi cụ thể của mối quan
hệ?
- Cỏ và lạc: cạnh tranh.
- Sâu và lạc: sinh vật ăn sinh vật.
- Sâu và cỏ: sinh vật ăn sinh vật.
- Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây lạc: cộng sinh.
DẠNG 3: VẼ SƠ ĐỒ CHUỖI, LƯỚI THỨC ĂN
Câu 1: Cho quần xã sinh vật gồm các quần thể sinh vật sau: Châu chấu, ếch, cỏ, cầy, rắn,
chuột, hươu, hổ và vi sinh vật
a. Hãy vẽ lưới thức ăn
b. Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã trên thì những loài nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp,
những loài nào số lượng cá thể sẽ tăng lên? Giải thích
Câu 2: Cho hệ sinh thái đồng cot gồm các loài sinh vật: rắn, chim ăn sâu, châu chấu, sâu
hại thực vật, thỏ, cáo, thực vật, ếch, vi sinh vật, cú mèo, đại bàng, chuột
a. Vẽ lưới thức ăn. Nêu các mắt xích chung
b. Nêu các trường hợp biến động số lượng theo hướng loài nào có số lượng cá thể phát
triển, kéo theo loài khác phát triển. Từ đó, rút ra quy luật chung về kiểu biến động số
lượng này.
c. Quần xã bị thay đổi ntn nếu:
+ Tiêu diệt toàn bộ chim cú mèo
+ Tiêu diệt toàn bộ cỏ
+ Xảy ra sự cố đồng cỏ bị cháy
Câu 3:
a. Thế nào là hệ sinh thái? Các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái hoàn chỉnh?
b.Lưới thức ăn của 1 ao nuôi cá như sau:
Trong đó, vật dữ đầu bàng có sô lượng rất ít ỏi. Từ hiện trạng của ao, em hãy chỉ ra cho
người nông dân nên áp dụng biện pháp sinh học nào đơn giản nhất nhưng có hiệu quả để
nâng cao tổng giá trị sản phẩm trong ao.
Câu 4 : Cho quần xã sinh vật gồm các quần thể sau: Cào cào, ếch, thỏ, rắn, thực vật, chuột,
đại bàng, vi sinh vật
A. Vẽ lưới thức ăn
B. Nêu điều kiện để quần thể trở thành quần xã
C. Phân tích mối quan hệ giữa 2 loài sinh vật trong quần xã đó để chứng minh rằng
+ Có thể bảo vệ loài này bằng việc bảo vệ loài kia
+ Bảo vệ loài này đồng thời gây hại cho loài kia
Câu 5: Cho các sinh vật sau:Cây cỏ, ếch nhái, rắn bọ rùa, châu chấu, diều hâu, nấm, vi
khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ.
Vẽ lưới thức ăn. Từ lưới thức ăn cho ta biết điều gì?
Câu 6: Trên 1 cây cam có: bọ xít hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang săn
nhện
A. Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
B. Trên ngọn cây và lá cây cam còn có rệp bám, quanh vùng rệp bám có nhiều kiến đen
Hãy cho biết mối quan hệ sinh thái giữa toàn bộ các loài sinh vật trên ( cho biêt rệp tiết dịch
cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp)
Câu 7: Cho quần xã sinh vật sau:

Xác định sv sản xuất, sv tiêu thụ bậc 1, sv tiêu thụ bậc 2, sv tiêu thụ bậc 3, SV tiêu thụ bậc
4

A. Giả sử chim ăn hạt là loài chim quý hiếm cần được bảo vệ thì việc tiêu diệt hoàn toàn
chim diều hâu có phải là biện pháp hữu hiệu hay không? Vì sao?
- Câu 8: Khi khảo sát 1 hệ sinh thái, người ta lập được lưới thức ăn sau: (A,B, C,D, E,
F ,G là tên sinh vật, A là thực vật)

A. Nêu thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái


B. Người ta đưa vào hệ sinh thái 1 loài sinh vật H( H chỉ tác động trực tiếp đến 1 loài
trong hệ sinh thái). Kể từ khi có loài H xuất hiện đã làm cho số lượng cá thể của tât cả các
loài trong hệ sinh thái trên đều giảm. Hãy cho biết H đã tác động trực tiếp đến loài nào
trong lưới thức ăn? Loài H là ĐV hay TV? Giải thích
Câu 9: Trong 1 quẫn xã sinh vật gồm các loài A,B,C,D,E,F,G,H,I. Nếu bỏ loài A thì toàn
bộ các loài sẽ chết. Bỏ loài B thì loài E và F sẽ chết, loài C tăng nhanh số lượng. Bỏ loài
G và B thì E,F,I sẽ chết, loài H tăng nhanh về số lượng
a. Hãy đưa ra 1 lưới thức ăn có thể thõa mãn giả thiết trên
b. Vì sao ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây tác hại to lớn cho nông
nghiệp. Giải thích
Bài 10: Dưới đây là sơ dồ lưới thức ăn trong đầm

Dựa vào mối quan hệ sinh thái giữa các loài sinh vật ở lưới thức ăn trên, hãy cho biết nếu
cá măng bị khai thác cạn kiệt thì có ảnh hưởng tới số lượng cá mè không?
Bài 11: Quan sát một cây bưởi đang thời kì ra hoa, phát hiện bọ xít đang hút nhựa cây,
nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang bay sắn nhện
- Hãy viết sơ đồ biểu diễn chuỗi thức ăn
- Trên cùng cây bưởi trên, còn có nhiều rệp đang bám hút nhựa cây, quanh vùng rệp bám
lại có nhiều kiến đen đang bảo vệ nó, kiến đen sử dụng dịch do rệp tiết ra. Hãy xác định
mối quan hệ giữa các sinh vật trên
Bài 12: Hình sau thể hiện lưới thức ăn điển hình của 1 quần xã trên cạn gồm các loài sinh
vật: A,B, C, D, E, F, G, H, I
a. Nêu tên các loại chuỗi chuỗi thức ăn có trong quần xã trên
b. Có bao nhiêu chuỗi thức ăn gồm 5 mắt xích trong quần xã? Viết sơ đồ các chuỗi thức ăn

c. Nếu hai loài C và D bị diệt vong sẽ khiến cho quần xã bị mất bao nhiêu phần trăm số loài
Bài 13: Cho lưới thức ăn

a. Lưới thức ăn trên có bao nhiêu chuỗi thức ăn? Hãy viết chuỗi thức ăn dài nhất và chuỗi
thức ăn ngắn nhất?
b. Trong lưới thức ăn trên, cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc mấy?

Câu 14: Dựa vào sơ đồ lưới thức ăn như hình bên dưới đây, hãy

a. Viết các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn đó


b. Chuỗi thức ăn dài nhất có mấy mắt xích?
c. Các mắt xích chung của lưới thức ăn là các loại nào?
d. Nếu nhiệt độ môi trường thay đổi làm số lượng động vật không xương sống nhỏ giảm
mạnh thì số lượng tất cả các loài động vật trong lưới thức ăn sẽ tăng hay giảm? Giải
thích?
Bài 15: Hình bên biểu hiện 1 lưới thức ăn của 1 quần xã trong 1 hệ sinh thái. Trong đó,
A,B,C,D,E,F,G,H,K là những quần thể sinh vật của các loài khác nhau. A là sinh vật sản
xuất, K là sinh vật phân giải, còn lại là sinh vật tiêu thụ, mũi tên chỉ hướng của dòng năng

lượng
a. Hãy viết các chuỗi thức ăn có thể có từ lưới thức ăn trên?
b. Nếu hệ sinh thái này bị nhiễm độc kim loại nặng thì loài sinh vật nào bị nhiễm độc
nặng nhất? Vì sao?
Bài 16: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A,B, C, D, E, F, I, H.
Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất

a. Lưới thức ăn trên có bao nhiêu chuỗi thức ăn

b. Loài F tham gia vào bao nhiêu chuỗi thức ăn?

c. Khi chúng ta triệt tiêu những loài nào gây nguy cơ tan rã lưới thức ăn và biến đổi quần
xã sinh vật
Bài 17: Cho các quần thể các loài sinh vật: Đại bàng, châu chấu, lúa, ếch, rắn
- Xây dựng chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên
- Loại bỏ mắt xích nào trong chuỗi thức ăn thì sẽ gây hậu quả lớn nhất? Vì sao
Bài 18: Cho lưới thức ăn

a. Hãy sắp xếp các loài vào các mối quan hệ sinh thái có thể có

b. Sắp xếp các loài trên theo từng thành phần của quần xã
c. Nếu loài F bị con người săn bắn dẫn đến tuyệt chủng, thì loài nào có cơ hội phát triển
mạnh nhất? Vì sao
Bài 19:Khảo sát một ao cá nước ngọt, người ta phát hiện trong áo cá có: mùn bả, cua và
cá dữ cỡ nhỏ, rong đuôi chó, cầu gai, cá dữ cỡ lớn, ốc gạo, cá trắm nhỏ, sò lông, thực vật
nổi, giáp xác sống tầng đáy, tôm nhỏ
a. Hãy vẽ lưới thức ăn cho quần xã nói trên?
b. Nếu nguồn thức ăn trong ao bị nhiễm độc chì. Muốn khai thác cá dữ cỡ lớn phải theo
con đường nào để cá ít bị nhiễm độc nhất? Tại sao?
Bài 20:Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật thuộc hệ sinh thái đồng cỏ
a. Liệt kê những loài(nhóm loài) trong lưới thức ăn
b. Hãy sắp xếp các loài (nhóm loài) trong lưới thức ăn theo từng thành phần của hệ sinh thái
c. Trong chuỗi thức ăn dài nhất, chim ăn thịt cỡ lớn(chim ưng) thuộc bậc dinh dưỡng cấp
mấy?
d. Loài nào trong số các loài động vật của lưới thức ăn này có số lượng cá thể ít nhất? Vì
sao? Bài 21:Trong một quần xã sinh vật có các loài sau: thỏ, cây cỏ, hổ, cây gỗ, hươu,
sâu ăn lá cây, bọ ngựa, vi sinh vật phân giải, cáo
a. Vẽ lưới thức ăn của hệ sinh thái với các loài trên?
b. Trong lưới thức ăn đã lập có các mối quan hệ sinh thái nào? Cho ví dụ
- Cạnh tranh: Thỏ và hươu cùng tranh giành thức ăn (cỏ), Hổ và cáo tranh giành
thức ăn (thỏ)...
Bài 22: Cho một hệ sinh thái đồng cỏ có các loài sinh vật sau đây: Thực vật, thỏ, rắn,ếch,
chuột, châu chấu, sâu ăn lá, đại bàng, chim ăn sâu
a. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã sinh vật nói trên?
b. Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã trên thì những loài nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp,
những loài nào có số lượng cá thể tăng ? Vì sao?
Bài 23: Một hệ sinh thái trên cạn gồm các loài: Lúa, đại bàng, sâu ăn lá, ếch, rắn hổ mang,
1. Hãy thiết lập chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái trên?

2. Giả sử nếu hệ sinh thái trên bị nhiễm độc chất hóa học thì đại bàng sẽ là loài bị nhiễm
độc nhiều nhất đúng hay sai? Giải thích?
Bài 24:Có những loài sinh vật sau: Cỏ, ếch, thỏ, châu chấu, rắn, đại bàng, sán kí sinh ở
động vật, giun đất, vi sinh vật phân giải
a. Nêu điều kiện cần thiết để các loài sinh vật trên thành một quần xã sinh vật.

b. Nếu loại bỏ hết cỏ thì quần xa sinh vật đó bị biến đổi như thế nào?

Bài 25: Cho một lưới thức ăn như hình dưới đây

(1) Việc loại bỏ C1 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến C2? Giải thích? Biết rằng B1 là sinh
vật cạnh tranh mạnh hơn B2
(2) Nếu du nhập vào lưới thức ăn một loài động vật D chuyên ăn thịt C1 và C2 thì số
lượng C3 thay đổi như thế nào? Vì sao?
c. Nếu hệ sinh thái này bị nhiễm độc kim loại nặng thì loài sinh vật nào bị nhiễm độc
nặng nhất? Vì sao?
Bài 16: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A,B, C, D, E, F, I, H.
Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất

d. Lưới thức ăn trên có bao nhiêu chuỗi thức ăn

e. Loài F tham gia vào bao nhiêu chuỗi thức ăn?

f. Khi chúng ta triệt tiêu những loài nào gây nguy cơ tan rã lưới thức ăn và biến đổi quần
xã sinh vật
Bài 17: Cho các quần thể các loài sinh vật: Đại bàng, châu chấu, lúa, ếch, rắn
- Xây dựng chuỗi thức ăn có đầy đủ các loài trên
- Loại bỏ mắt xích nào trong chuỗi thức ăn thì sẽ gây hậu quả lớn nhất? Vì sao
Bài 18: Cho lưới thức ăn

d. Hãy sắp xếp các loài vào các mối quan hệ sinh thái có thể có

e. Sắp xếp các loài trên theo từng thành phần của quần xã
f. Nếu loài F bị con người săn bắn dẫn đến tuyệt chủng, thì loài nào có cơ hội phát triển
mạnh nhất? Vì sao
Bài 19:Khảo sát một ao cá nước ngọt, người ta phát hiện trong áo cá có: mùn bả, cua và
cá dữ cỡ nhỏ, rong đuôi chó, cầu gai, cá dữ cỡ lớn, ốc gạo, cá trắm nhỏ, sò lông, thực vật
nổi, giáp xác sống tầng đáy, tôm nhỏ
c. Hãy vẽ lưới thức ăn cho quần xã nói trên?
d. Nếu nguồn thức ăn trong ao bị nhiễm độc chì. Muốn khai thác cá dữ cỡ lớn phải theo
con đường nào để cá ít bị nhiễm độc nhất? Tại sao?
Bài 20:Hình bên mô tả lưới thức ăn của một quần xã sinh vật thuộc hệ sinh thái đồng cỏ
a. Liệt kê những loài(nhóm loài) trong lưới thức ăn
b. Hãy sắp xếp các loài (nhóm loài) trong lưới thức ăn theo từng thành phần của hệ sinh thái
c. Trong chuỗi thức ăn dài nhất, chim ăn thịt cỡ lớn(chim ưng) thuộc bậc dinh dưỡng cấp
mấy?
d. Loài nào trong số các loài động vật của lưới thức ăn này có số lượng cá thể ít nhất? Vì
sao? Bài 21:Trong một quần xã sinh vật có các loài sau: thỏ, cây cỏ, hổ, cây gỗ, hươu,
sâu ăn lá cây, bọ ngựa, vi sinh vật phân giải, cáo
c. Vẽ lưới thức ăn của hệ sinh thái với các loài trên?
d. Trong lưới thức ăn đã lập có các mối quan hệ sinh thái nào? Cho ví dụ
- Cạnh tranh: Thỏ và hươu cùng tranh giành thức ăn (cỏ), Hổ và cáo tranh giành
thức ăn (thỏ)...
Bài 22: Cho một hệ sinh thái đồng cỏ có các loài sinh vật sau đây: Thực vật, thỏ, rắn,ếch,
chuột, châu chấu, sâu ăn lá, đại bàng, chim ăn sâu
c. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã sinh vật nói trên?
d. Nếu loại trừ rắn ra khỏi quần xã trên thì những loài nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp,
những loài nào có số lượng cá thể tăng ? Vì sao?
Bài 23: Một hệ sinh thái trên cạn gồm các loài: Lúa, đại bàng, sâu ăn lá, ếch, rắn hổ mang,
3. Hãy thiết lập chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái trên?

4. Giả sử nếu hệ sinh thái trên bị nhiễm độc chất hóa học thì đại bàng sẽ là loài bị nhiễm
độc nhiều nhất đúng hay sai? Giải thích?
Bài 24:Có những loài sinh vật sau: Cỏ, ếch, thỏ, châu chấu, rắn, đại bàng, sán kí sinh ở
động vật, giun đất, vi sinh vật phân giải
c. Nêu điều kiện cần thiết để các loài sinh vật trên thành một quần xã sinh vật.

d. Nếu loại bỏ hết cỏ thì quần xa sinh vật đó bị biến đổi như thế nào?

Bài 25: Cho một lưới thức ăn như hình dưới đây

(1) Việc loại bỏ C1 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến C2? Giải thích? Biết rằng B1 là sinh
vật cạnh tranh mạnh hơn B2
(2) Nếu du nhập vào lưới thức ăn một loài động vật D chuyên ăn thịt C1 và C2 thì số
lượng C3 thay đổi như thế nào? Vì sao?
- Lưới thức ăn cho ta biết:
+ Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật trong hệ sinh thái
+ Độ đa dạng các sinh vật trong quần xã và sự ổn định trong quần xã
Câu 6:
a. Sơ đồ chuỗi thức ăn
Cam--> bọ xít--> nhện--> tò vò
b. Quan hệ sinh thái
- Quan hệ kí sinh: Cây cam--> bọ xít; cây cam--> con rệp
- Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác: Bọ xít--> nhện-->tò vò
- Quan hệ cạnh tranh: Bọ xít và rệp cùng hút nhựa cây
- Quan hệ cộng sinh: Rệp và kiến đen ( rệp tiết dịch cho kiến đen sử dụng làm thức ăn,
kiến đen bảo vệ rệp)
Câu 7
a. Sv sản xuất, sv tiêu thụ bậc 1, sv tiêu thụ bậc 2, sv tiêu thụ bậc 3, SV tiêu thụ bậc 4
- Sinh vật sản xuất: thực vật
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: Chuột, thỏ, sóc, chim ăn hạt, côn trùng ăn thực vật
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: sói, diều hâu, rắn, ếch, chim ăn côn trùng, nhện
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: Sói, diều hâu, chim ăn côn trùng, rắn
- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: Diều hâu, sói
b.Việc tiêu diệt hoàn toàn chim diều hâu không phải là biện pháp hữu hiệu vì
- Khi sử dụng chim ăn hạt làm thức ăn, diều hâu chỉ có thể bắt dễ dàng được những già
yếu, hoặc mắc bệnh. Điều này góp phần ngăn chặn sự lây lan của bệnh truyền nhiễm đối
với quần thể chim
- Khi diều hâu bị tiêu diệt hoàn toàn, chim ăn hạt phát triển mạnh, những con mang gen
xấu có hại vẫn sống sót và sinh sản--> Các gen xấu có hại được nhân lên và phát tán trong
quần thể--> Làm cho quần thể bị suy thoái dần
- Khi diều hau bị tiêu diệt hoàn toàn, thì những loài như chuột, sóc, thỏ, chim ăn hạt phát
triển mạnh làm tiêu diệt thực vật--> Làm cho quần xã bị hủy diệt do sinh vật sản suất
giảm nghiêm trọng
Câu 8
a. Các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái
+ Các thành phần vô sinh như: đất, đá, nước...
+ Sinh vật sản xuất (thực vật)
+ Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt..
+ Sinh vật phân giải: Nấm, vi khuẩn...
b. - Loài H đã tác động trực tiếp đến loài A, làm cho loài A giảm nên các loài khác trong
hệ sinh thái giảm theo
- Loài H làm cho loài A giảm thì loài H có thể là
+ Động vật sử dụng loài A làm thức ăn
+ Thực vật khác cạnh tranh nguôn sống với loài A

Câu 9
a. 1 lưới thức ăn có thể thõa mãn giả thiết trên

- Trong lưới thức ăn, D là vi sinh vật phân giải

b. Ốc bươu vàng đã nhập vào Việt Nam lại có thể gây tác hại to lớn cho nông nghiệp vì
- Loài này có tốc độ sinh trưởng cao, giới hạn sinh thái rộng, ăn được nhiều nguồn thức
ăn hơn các loài bản địa nên chúng trở thành loài ưu thế trong quần xã ao, hồ, đồng ruộng
Việt Nam--> Chúng cạnh tranh thành công hơn và có thể loại trừ nhiều loài bản địa có
chung nguồn thức ăn và nơi ở với chúng, hoặc chúng tiêu diệt các loài là thức ăn của
chúng như lúa, hoa màu...
- Ốc bươu vàng khi mới nhập vào Việt Nam nguồn sống của môi trường rất dồi dào
nhưng chưa có hoặc có rất ít đối thủ cạnh tranh và động vật ăn thịt nó nên chúng có tốc độ
phát triển mạnh Bài 10:
Giải thích
- Nếu cá măng bị khai thác cạn kiệt thì sẽ ảnh hưởng lớn tới số lượng cá mè, số lượng cá
mè có thể bị giảm
- Giải thích:
+ Qua sơ đồ lưới thức ăn trên ta thấy thức ăn chủ yếu của rái cá là cá măng và cá mè trắng,
mối quan hệ giữa cá mương và cá mè trắng là mối quan hệ cạnh tranh ( vì cùng ăn tảo sống
nổi)
+ Nếu cá măng khị khai thác cạn kiệt thì có thể số lượng cá mương sẽ tăng. Do đó sẽ cạnh
tranh thức ăn với cá mè. Vì vậy, số lượng cá mè có thể bị giảm
+ Mặt khác, khi số lượng cá măng giảm thì thức ăn chủ yếu của rái cá lúc này là cá mè,
cho nên số lượng cá mè cũng bị giảm
Bài 11:
- Sơ đồ biểu diễn chuỗi thức ăn

Cây bưởi-->Bọ xít-->Nhện-->Tò vò


- Mối quan hệ giữa các sinh vật trên
+ Quan hệ kí sinh: Cây cam -> Bọ xít; Cây cam -> Rệp
+ Quan hệ sinh vật ăn sinh vật: Bọ xít -> nhện -> Tò vò.
+ Quan hệ cạnh tranh: Bọ xít và rệp cùng hút nhựa.
+ Quan hệ cộng sinh: Rệp và kiến đen.
Bài 12
a. Có loại chuỗi chuỗi thức ăn có trong quần xã trên
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất( nếu A, B là sinh vật sản xuất)
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu từ mùn( Nếu A, B là sinh vật ăn mùn bã hữu cơ)
b. - Có 3 chuỗi thức ăn gồm 5 mắt
xích A-->C-->F-->H--> I
A-->D-->F-->H-->I
B-->D-->F-->F-->I
c. - Nếu C và D bị diệt vong--> F, G, H, I cũng diệt vong
--> Mất 6/9= 66,7%
Bài 13.a. Lưới thức ăn trên có 4 chuỗi thức ăn
- Chuỗi thức ăn dài nhất:
TV--> châu chấu--> ếch--> Rắn--> Cú mèo
- Chuỗi thức ăn ngắn
nhất TV--> Chuột--->
Cú mèo
b. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc 3 hoặc 4
+ Bậc 2 nếu thuộc chuỗi thức ăn: TV--> chuột-->Cú mèo
+ Bậc 3 nếu thuộc các chuỗi thức
ăn TV--> Chuột--> Răn--> Cú
mèo
TV--> Sâu--> Chim ăn sâu-->Cú mèo
+ Bậc 4 nếu thuộc chuỗi thức ăn:
TV--> châu chấu--> ếch--> Rắn--> Cú mèo
Bài 14:
a. Các chuỗi thức ăn
(1) : TV thủy sinh-->ĐVKXS nhỏ--> Sò
(2) : TV thủy sinh-->ĐVKXS nhỏ--> Cua--> Cá vược
(3) : TV thủy sinh-->ĐVKXS nhỏ--> Tôm càng xanh--> Cá vược
(4) TV thủy sinh-->Tôm càng xanh-->Cá vược
b. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích: Chuỗi (3)
c. Các mắt xích chung: TV thủy sinh; ĐVKXS nhỏ; Cua; Tôm càng xanh
d. Nếu số lượng ĐVKXS giảm mạnh--> Các loài động vật: Sò, Cua, Tôm càng xanh
giảm( vì Thức ăn của chúng là ĐVKXS giảm)--> Cá vược cũng giảm.
Bài 15
a. Các chuỗi thức ăn có thể có từ lưới thức ăn
trên (1): A--> B-->H-->D-->K
(2): A-->B-->H-->D-->K
(3): A-->G-->D-->K
(4): A-->C-->E-->D-->K
(5): A-->C-->F--> D-->K
b. Nếu hệ sinh thái này bị nhiễm độc kim loại nặng thì loài
- Loài D nhiễm độc nặng nhất
- Vì trong chuỗi thức ăn, sinh vật có bậc dinh dưỡng cao--> Chất độc tích lũy càng nhiều.
Mà D là sinh vật có bậc dinh dưỡng cao nhất( bậc 5)
Bài 16:
a. Có 6 chuỗi thưc ăn (0,25)

(1): A→B→C→D→E (2): A→F→D→E ,


(3): A→F→E (4): A→G→F→D→E ;

(5): A→G→F→E (6): A→G→H→I→E

b. Loài F tham gia vào 4 chuỗi thức ăn: 2; 3; 4; 5

c. Khi chúng ta triệt tiêu những loài A thì gây nguy cơ tan rã lưới thức ăn và biến đổi
quần xã sinh vật
Vì loài A là sinh vật sản xuất. Khi tiêu diệt loài A, các sinh vật tiêu thụ khác sẽ chết hoặc
di chuyển nơi khác--> Quẫn xã bị suy thoái
Bài 17
- Chuỗi thức ăn
Lúa--> Châu chấu--> ếch--> Rắn-->Đại bàng
- Loại bỏ mắt xích Lúa thì gây hậu quả lớn nhất. Vì lúa là sinh vật sản xuất. Khi loại bỏ
lúa, các sinh vật còn lại sẽ chết hoặc di cư nơi khác--> Quần xã bị suy thoái
Bài 18:
a. Mối quan hệ sinh thái giữa các loài
Các mối quan hệ khác loài
- Cạnh tranh:
+A và I
+ B, D và G
+E và F
+ C và F
- Sinh vật này ăn sinh vật khác
+ B, D, G và A
+ G, D và I
+ C, F và B
+ E, F và G
+ F và C
b. Sắp xếp các loài trên theo từng thành phần của quần xã
+ Sinh vật sản xuất: A và I
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: B, D, G
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: C, E, F
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 3: F
+ Sinh vật phân giải: Vi sinh vật
c.
- Nếu loài F bị con người săn bắn dẫn đến tuyệt chủng, thì loài C có cơ hội phát triển mạnh
nhất
- Giải thích:
+ Loài C không bị loài F khống chế và không bị loài F cạnh tranh nguồn thức ăn là loài B
+ Loài G cũng tăng số lượng nhưng bị loài E khống chế
Bài 19
a. Lưới thức ăn

b. - Con đường khai thác để cá ít bị nhiễm độc


nhất là Mùn--> Giáp xác đáy--> cá
- Giải thích: Càng qua nhiều bậc dinh dưỡng, chất độc tích tụ càng nhiều
Bài 20
a. Những loài(nhóm loài) trong lưới thức ăn
- Quần xã gồm 9 loài( nhóm loài): Thực vật, sâu ăn lá, thỏ, chuột, châu chấu, rắn, ếch, cú
mèo, chim ăn thịt cỡ lớn (chim ưng)
b. Sắp xếp các loài (nhóm loài) trong lưới thức ăn theo từng thành phần của hệ sinh thái
SSX SVTHB1 SVTTB2 SVTT3 SVTTB4
Thực vật Thỏ, chuột, Ếch nhái; rắn,cú mèo, Rắn, cú Cú mèo, chim ưng
châu chấ chim ưng mèo
chim ưng
c.
- Có 5 bậc dinh dưỡng, chim ưng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5
- Vd:Thực vật---> Châu chấu-->ếch----- > rắn----> Chim ưng
( Bậc dd C1) (Bậc dd C2) (Bậc dd C3) (Bậc dd C4) (Bậc dd C5)

d.- Trong các loài động vật ở hệ sinh thái thì loài chim ưng và chim cú mèo là sinh vật
tiêu thụ bậc cao nhất (vật dữ đầu bảng) nên có số lượng cá thể ít nhất
- Trong 2 loài chim ưng và chim cú mèo nếu loài nào có sức cạnh tranh kém hơn, sức
sinh sản thấp hơn sẽ có số lượng ít hơn
Bài 21:
a. Lưới thức ăn
b.Các mối quan hệ sinh thái trong lưới thức ăn
- Sinh vật ăn sinh vật:
+ Động vật ăn thực vật:Thỏ, hươu ăn cỏ; sâu ăn lá,bọ ngựa ăn cỏ
+ Động vật ăn động vật: Cáo ăn thỏ, hổ ăn hươu...
Bài 22
a. Lưới thức ăn

b. Nếu loại bỏ rắn ra khỏi quần xã trên thì


- Những loài bị ảnh hưởng trực tiếp là: Ếch, thỏ, chuột, đại bàng. Vì những loài này đều
có quan hệ dinh dưỡng với rắn.
- Những loài tăng số lượng cá thể: Thỏ, chuột, ếch. Vì loài sử dụng chúng làm thức ăn (là
rắn) đã bị tiêu diệt.
Bài 23:
1. Chuỗi thức ăn: Lúa-->sâu ăn lá--> Ếch--> Rắn hổ mang--> Đại bàng

2. Đúng

- Vì qua mỗi bậc dinh dưỡng, chất độc không được đào thải ra, nó được tích lũy lại trong
cơ thể sinh vật ở bậc dinh dưỡng càng cao thì khả năng tích lũy chất độc hại càng nhiều--
> Đại bàng bị nhiễm độc nhiều nhất.
Bài 24:a. Điều kiện để quần thể trở thành quần xã
- Các sinh vật trong trong cùng sinh cảnh, cùng thời gian
- Các quần thể có các mối quan hệ , trong đó quan trọng nhất là quan hệ về mặt dinh
dưỡng b.Có thể vẽ lưới thức ăn như sau

- Như vậy, nếu loại bỏ hết cỏ--> Các loài châu chấu, thỏ, giun đất sẽ chết hoặc di cư đến
nơi khác--> Các loài ếch, đại bàng, rắn di cư nơi khác-> quần xã sinh vật sẽ bị suy thoái
Bài 25:
(1):
- Loài C2 sẽ giảm
- Giải thích: Nếu loại bỏ C1--> Số lượng B1 sẽ tăng lên mạnh, mà B1 cạnh tranh mạnh
hơn B2--> Số lượng B2 giảm đi--> C2 cũng giảm đi.
(2)
- Số lượng C3 giảm đi
- Giải thích: Khi du nhập vào lưới thức ăn một loài động vật D chuyên ăn thịt C1 và C2--
> số lượng B1 và B2 tăng lên cạnh tranh nguồn thức ăn với B3--> Số lượng B3 giảm-->
kéo theo số lượng loài C3 cũng giảm

DẠNG : BÀI TẬP VỀ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ


* Phương pháp
- Trong môi trường không giới hạn(không có sự tử vong, tiêu diệt, tác động xấu từ
môi trường...) thì sự tăng trưởng của quần thê.....
- Khi số lượng cá thể tăng đến giới hạn tối đa sẽ dẫn đến cạnh tranh cùng loài, làm
cho số lượng cá thể giảm xuống tới mức cân bằng

Bài 1: Một quần thể cỏ chỉ số sinh sản là 15( 1 cây mẹ cho ra 15 cây con trong 1 năm và
không có cây nào bị chết). Mật độ cỏ lúc đầu là 2 cây/m2. Hãy tính
a. Mật độ cỏ sau 1 năm, sau 2 năm
b. Về mặt lí thuyết, hãy tính mật độ cỏ sau 10 năm
c. Mật độ cỏ có tăng mãi theo thời gian không? Vì sao?
Bài 2 : Trong 1 quần xá có các loài: Thực vật, sâu ăn lá, cú mèo, rắn, vẹt, chim ăn sâu, kì
nhông..thời gian sau có 1 cặp chuột nhập cư vào quần xã gồm 1 con đực và 1 con cái.
Biết tuổi
đẻ của chuột là 6 tháng và mỗi lần đẻ 6 con ( gồm 3 đực, 3 cái)
a. Về mặt lí thuyết, số lượng cá thể chuột sau 3 năm là bao nhiêu? Trong thực tế, số lượng
chuột có nhiều như vậy không? Giải thích
b. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn
Câu 3: Người ta nghiên cứu trên 1 cánh dồng có 2000m 2, dự đoán trên đó có khoảng 40
con chuột ( 20 con đực và 20 con cái). Mỗi năm chuột đẻ 4 lứa, mỗi lứa 8 con( giả sử tỉ lệ
đực: cái là 1:1)
a. Sau 1 năm, số lượng chuột là bao nhiêu? Giả sử không có chuột tử vong, phát tán..
b. Mật độ ban đầu và sau 1 năm của chuột?
c. Quần thể chuột có tăng lên về số lượng mãi được không? Vì sao?
Bài 4: Người ta nghiên cứu trên một cánh đồng lúa có diện tích 3000m2 , dự đoán trên đó
chỉ có 60 con chuột trưởng thành (30 con đực và 30 con cái). Mỗi năm chuột đẻ 4 lứa,
mỗi lứa đẻ 9 con (giả sử tỉ lệ đực, cái phù hợp nhất cho sự sinh sản là 1:1). Giả sử trong
thời gian nghiên cứu không có sự tử vong và sự phát tán. Sau một năm mật độ chuột tăng
lên bao nhiêu lần?
Bài 5: Trong 1 khu rừng rộng 5000 ha. Mật độ sếu đầu đỏ vào năm nghiên cứu thứ nhất
là 0,25% cá thể/ha. Năm thứ hai có 1350 cá thể xuất hiện. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể
là 2%/ năm. Hãy tính
a. Số cá thể sếu trong năm thứ nhất
b. Số cá thể sếu bị diệt vong năm thứ 2
c. Số cá thể tăng lên trong năm thứ 2
d. Tì lệ % về sự tăng số lượng sau năm thứ hai
e. Tỉ lệ về sức sinh sản của quần thể sau năm thứ hai
k. Sau 2 năm, có trung bình bao nhiêu ha rừng sẽ chứa 10 con sếu đầu đỏ
Bài 6: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số
lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể
trong quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được 1350 cá thể. Hãy tính
a. Tỉ lệ sinh sản của quần thể và mật độ của quần thể vào cuối năm thứ hai

b. Ảnh hưởng của mật độ đến số lượng cá thể trong quần thể
HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài 1:
a. Mật độ cỏ sau 1 năm, sau 2 năm
+ Sau 1 năm: 15.2= 30 cây/m2
+ Sau 2 năm: 152.2= 450 cây/m2
b. Về mặt lí thuyết, hãy tính mật độ cỏ sau 10 năm: 1510. 2 cây/m2
c. Mật độ cỏ không tăng theo thời gian
- Vì Khi số lượng cỏ tăng đến giới hạn tối đa sẽ dẫn đến cạnh tranh cùng loài, làm cho số
lượng cá thể giảm xuống tới mức cân bằng
Bài 2
a. Số lượng cá thể chuột sau 3 năm
- Số lượng chuột trong 1/2 năm đầu: 2 + (1x6)= 8 con
- Số lượng chuột sau 1 năm: 8 + (4 x6)= 32 con
- Số lượng chuột sau 1,5 năm: 32 + (16x 6)= 128 con
- Số lượng chuột sau 2 năm: 128 + (64. 6)= 512 con
- Số lượng chuột sau 2,5 năm: 512 + (256.6)= 2048 con
- Số lượng chuột sau 3 năm: 2048+ ( 1024.6)= 8192 con
* Giaỉ thích: - Số lượng chuột sau 1 năm: 8 + (4 x6)= 32 con
+ 8 là số con ở 1/2 năm đầu. Trong 8 con đó, có 4 con cái. Mỗi con cái 6 tháng đẻ 1
lần, mỗi lần 6con. Do đó, ta có công thức trên....

* Trong thực tế, số lượng chuột sẽ không tăng theo cấp số nhân như vậy vì xảy ra hiện
tượng cạnh tranh cùng loài và khống chế sinh học
+ Cạnh tranh cùng loài: Khi số lượng chuột tăng quá kích thước tối đa sẽ dẫn đến thiếu
thức ăn, chỗ ở và xảy ra cạnh tranh cùng loài, 1 số cá thể sẽ di cư sang nơi khác
+ Khống chế sinh học: Khi số lượng chuột tăng lên sẽ làm thức ăn cho rắn, chuột
b. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn

Câu 3:
a. Sau 1 năm, số lượng chuột là:
40 + (20.4. 8)= 680 con
b. Mật độ ban đầu và sau 1 năm của chuột
- Mật độ ban đầu: 40:2000= 0,02 con/m2
- Mật độ chuột sau 1 năm: 680:2000= 0,34 con/m2
c. Trong thực tế, số lượng chuột sẽ không tăng theo cấp số nhân như vậy
vì xảy ra hiện tượng cạnh tranh cùng loài và khống chế sinh học
+ Cạnh tranh cùng loài: Khi số lượng chuột tăng quá kích thước tối đa sẽ dẫn đến thiếu
thức ăn, chỗ ở và xảy ra cạnh tranh cùng loài, 1 số cá thể sẽ di cư sang nơi khác
+ Khống chế sinh học: Khi số lượng chuột tăng lên sẽ làm thức ăn cho rắn, chuột
Lưu ý:
Mật độ quần thể= tổng số lượng cá thể /toàn bộ diện tích S
Bài 4:
- Ta có:
+ Mật độ chuột ban đầu = 60 :3000 0,02 con/m2
+ Sau một năm số chuột đó sẽ gồm có 60 con ban đầu và cứ 1 con cái lại để được thêm (4.9)
con chuột nữa . Nên số lượng chuột lúc này là : 60+(30.4.9)=1140.
+ Vậy mật độ chuột sau một năm = 1140: 3000 
0,38con/m2 Vậy là tăng lên gấp 0,38: 0,02= 19 lần
Bài 5:
a. Số cá thể sếu trong năm thứ
nhất là 0,25. 5000= 1250 cá thể
b. Số cá thể sếu bị diệt vong năm thứ
2 là 1250. 2%= 25 cá thể
c. Số cá thể tăng lên trong năm
thứ 2 1350- 1250= 100 cá thể
d. Tì lệ % về sự tăng số lượng sau năm thứ
hai (100:1250). 100%= 8%
e. Tỉ lệ về sức sinh sản của quần thể sau năm thứ
hai 8% +2%= 10%
k. Sau 2 năm, có trung bình bao nhiêu ha rừng sẽ chứa 10 con sếu
đầu đỏ 5000:(1350: 10)= 37 ha
Bài 6
a. Tỉ lệ sinh sản và mật độ quần thể vào cuối năm thứ hai
+ Số cá thể cuối năm thứ nhất là: 5000. 0,25= 1250( cá thể)
+ Tỉ lệ sinh sản của quần thể: (1350- 1250): 1250= 0,08= 8%
+ Mật độ quần thể vào cuối năm thứ
hai 1350: 5000= 0,27 cá thể/ha
b. Ảnh hưởng của mật độ đến số lượng cá thể trong quần thể
+ Khi mật độ quần thể tăng lên--> số lượng cá thể cũng tăng lên

DẠNG 3: TƯƠNG QUAN GIỮA: TỔNG NHIỆT HỮU HIỆU, NHIỆT ĐỘ MÔI
TRƯỜNG, NGƯỠNG NHIỆT PHÁT TRIỂN, CHU KÌ SỐNG CỦA ĐỘNG VẬT BIẾN
NHIỆT
* Kiến thức cần nhớ
Tổng nhiệt hữu hiệu: S= (T - C).D = (T1 - C).D1 = (T2 - C).D2..............
Trong đó:
- S: Tổng nhiệt hữu hiệu: Là nhiệt lượng cần thiết để hoàn thành 1 giai đoạn phát triển
hay 1 chu kì phát triển. Đây là 1 hằng số, khác nhau ở mỗi loài. Đơn vị: Độ ngày
S= S1 +S2+ S3....
- C: Ngưỡng nhiệt phát triển, dưới nhiệt độ này, động vật sẽ chết. C là hằng số, khác nhau
ở mỗi loài. Đơn vị 0C
- T: Nhiệt độ trung bình của môi trường, là biến số
- D: Thời gian của 1 chu kì sống, là biến số. Đơn vị ngày đêm
D= D1 +D2+D3....
- Vì S và C là hằng số nên T và D là 2 biến số tỉ lệ nghịch với nhau
* BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Một loài bộ cánh cứng có chu kì sống 10 ngày đêm ở nhiệt độ trung bình của môi
trường là 300C, còn ở 180C thì chu kì sống đến 30 ngày đêm
a. Xác định ngưỡng nhiệt phát triển của loài
b. Tính tổng nhiệt hữu hiệu cho 1 chu kì sống
c. Số thế hệ trung bình của loài trong 1 năm
d. Cho biết trong giới hạn sinh thái, mối quan hệ của nhiệt độ môi trường và tốc độ phát
triển của loài?
Câu 2: Trứng cá hồi bắt đầu phát triển ở 0 0C. Nếu nhiệt độ nước tăng dần đến 2 0C thì
sau 205 ngày trứng nở thành cá con
a. Xác định tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển của trứng đến cá con
b. Nếu nhiệt độ ở 50C và 100C thì thời gian trứng nở thành cá con mất bao nhiêu ngày?
c. Tính tổng nhiệt hữu hiệu ở nhiệt độ 50C và 100C. Rút ra kết luận
d. Cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của cá Hồi. Tại sao gọi tổng nhiệt
hữu hiệu là hằng số nhiệt
Câu 3: Một loài ruồi ở đồng bằng Sông Hồng có tổng nhiệt hữu hiệu của 1 chu kì sống là
170 độ ngày, thời gian sống trung bình klà 10 ngày đêm
a. Tính ngưỡng nhiệt phát triển của loài ruồi đó, biết rằng nhiệt độ trung bình ngày trong
năm ở vùng này là 250C
b. Thời gian sống trung bình của loài ruồi đó ở vùng sông Cửu Long là bao nhiêu? Nếu
nhiệt độ trung bình trong năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Longlà 270C
Bài 4: So sánh thời gian sinh trưởng và tuổi thành thục của cá mè nuôi ở hai miền.Qua đó
đưa ra biện pháp thúc đẩy sớm tuỏi thành thục của cá mè miền Bắc.

Thời gian sinh trưởng Tuổi thành thục Nhiệt độ


Cá mè miền Bắc 11 3 25oC
Cá mè miền Nam 12 2 27,2oC
Bài 5: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên thời gian sinh trưởng của 3 loài côn
trùng ở nước ta, các nhà khoa học thu dược bảng số liệu sau
Nhiệt độ (oC) Thời gian phát triển (ngày)
Loài A Loài B Loài C
15 31,4 30,65
20 14,7 14,65 16
25 9,6 9,63 10,28
30 7,1 7,17 7,58
35 Chết Chết Chết
Từ bảng số liệu trên, hãy xác định
a. Tương quan giữa thời gian và nhiệt độ môi trường?
b. Ngưỡng nhiệt phát triển của mỗi loài
c. Loài nào thích nghi với môi trường có nhiệt độ cao hơn? Giải thích?
d. Giả sử nếu loài A phát triển ở tỉnh có nhiệt độ môi trường là 28 0C thì thời gian phát
triển của loài A sẽ là bao nhiêu ngày
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1
Tóm tắt bài toán
T1= 300C, T2=
180C
D1= 10 ngàyđêm, D2= 30 ngày đêm
a. C= ? 0C
b. S=? độ/ ngày
c. Số thế hệ trong 1 năm?
d. Mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và tốc độ phát triển của loài
Bài giải
a. Ngưỡng nhiệt phát triển của loài
(T1- C).D1= (T2- C).D2--> (30- C).10= (18- C).30--> C= 120C
- Vậy ngưỡng nhiệt phát triển của loài là 120C
b. Tính tổng nhiệt hữu hiệu cho 1 chu kì sống
S= (T1- C).D1= (30-12). 10= 180 độ/ngày
c. Số thế hệ trung bình của loài trong 1 năm
+ Số thế hệ trung bình của loài khi nhiệt độ môi trường 300C là:
365: 10 = 37 thế hệ ( đã lấy số gần bằng)
+ Số thế hệ trung bình của loài khi nhiệt độ môi trường 180C là:
365: 30 = 12 thế hệ ( đã lấy số gần bằng)
d. Mối quan hệ của nhiệt độ môi trường và tốc độ phát triển của loài
+ Vì S và C là hằng số, nên T và D là 2 biến số có tỉ lệ nghịch với nhau
+ Do đó, Trong giới hạn chịu đựng về nhiệt độ,khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì loài
có tốc độ phát triển nhanh
Câu 2
Tóm
tắt T2=
20C
D2= 205 ngày đêm
C= 00C
a. S=? độ/ngày
b. D ở 50C và 100C
c. S ở 50C và 100C
d. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến sự phát triển của
cá hồi Bài giải:
a. Tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển của trứng đến cá con
S=(T2- C).D2= (2- 0).205= 410 độ/ngày
- Vậy Tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển của cá hồi là: 410 độ/ngày
b. Nếu nhiệt độ ở 50C và 100C thì thời gian trứng nở thành cá con mất số ngày
* Nếu nhiệt độ môi trường 50C thì trứng nở thành con mất số ngày
+ S= (50C- 0). D3= 410--> D3= 82 ngày đêm
* Nếu nhiệt độ môi trường 100C thì trứng nở thành con mất số ngày
+ S= (100C- 0). D4= 410--> D3= 41 ngày đêm
c. Tổng nhiệt hữu hiệu ở nhiệt độ 50C và 100C. Rút ra kết luận
+ S= (50C- 0). 82 = (100C- 0). 41= 410 độ/ngày
+ Kết luận: Tổng nhiệt hữu hiệu của loài ở nhiệt độ 5 0C và 100C là bằng nhau. Hay nói
cách khác: Tổng nhiệt hữu hiệu của 1 loài là 1 hằng số
d. Cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của cá Hồi. Tại sao gọi tổng nhiệt
hữu hiệu là hằng số nhiệt
+ Vì S và C là hằng số, nên T và D là 2 biến số có tỉ lệ nghịch với nhau
+ Do đó, Trong giới hạn chịu đựng về nhiệt độ,khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì loài

tốc độ phát triển nhanh
* Gọi tổng nhiệt hữu hiệu là 1 hằng số vì: Chỉ số này của 1 loài không thay đổi cho dù
nhiệt độ môi trường thay đổi.
Câu 3:
Tóm tắt
S= 170 độ/ngày
D1= 10 ngày đêm, T1= 250C
a. C=? oC
b. D2=? ngày đêm ( biết T2= 270C)
Bài giải
a. Ngưỡng nhiệt phát triển của loài ruồi
S= (T1- C).D1--> (25- C).10= 170--> C= 80C
- Vậy Ngưỡng nhiệt phát triển của loài ruồi là 80C
b. Thời gian sống trung bình của loài ruồi đó ở vùng sông Cửu Long
- Vì S và C là hằng số nên ta có:
S= (T2- C).D2--> (27- 8). D2= 170--> D2= 9 ngày đêm
Bài 4:
- Cá mè sống ở vùng nước khác nhau thì có tuổi thành thục và thời gian sinh trưởng khác
nhau. Tốc độ thành thục tỉ lệ thuận với nhiệt độ nước. Ở miền Nam, nhiệt độ nước cao
hơn nên tuổi thành thục của cá sớm hơn ở miền Bắc
- Do đó, muốn thúc đẩy sớm tuổi thành thục của cá thì tiến hành các biện pháp nâng cao
nhiệt độ nước ( rút bớt mực nước cao), chọn nơi thả cá có nhiệt độ nước cao
Bài 5
a. Tương quan giữa thời gian và nhiệt độ môi trường
- Nhiệt độ môi trường càng tăng--> Thời gian phát triển của cả 3 loài càng giảm
b. Ngưỡng nhiệt phát triển của mỗi loài
+ Áp dụng công thức: S= (T- C). D với S là tổng nhiệt hữu hiệu, T là nhiệt độ môi trường;
C là ngưỡng nhiệt phát triển; D là thời gian phát triển (C và S là hằng số)
+ Loài A: (T1- C). D1 = (T2- C). D2 -->(15- C).31,4= (20- C). 14,7
--> C= 10,60C
+ Loài B: (T1- C). D1 = (T2- C). D2 -->(15-C).30,65= (20- C).14,65
-->C= 10,40C
+ Loài C:(T1- C). D1 = (T2- C). D2 -->(15-C).16= (20- C).10,28
-->C= 110C
c. Tính D khi nhiệt độ môi trường 28 độ
- Tổng nhiệt hữu hiệu của các loài
SA= (T1- C). D1 = (15- 10,6). 31,4=138,2 độ/ngày
SB= (T1- C). D1 = (15- 10,4). 30,65=141 độ/ngày
SC= (T1- C). D1 = (15- 11). 16=144 độ/ngày
Vậy loài C thích nghi với môi trường có nhiệt độ cao hơn--> Loài B--->
Loài C d.
- Áp dụng công thức: SA= (T1- C). D = (28- 10,6). D= 138,2--> D=7,9 ngày
GV: ĐINH THỊ LIỄU- 0972733702 Page
157
DẠNG 5: HIỆU SUẤT SINH THÁI

H= En/ E n-1x 100, trong đó, En và En-1 là năng lượng tích lũy ở bậc n và n-1

Bài 1: Biết năng lượng mặt trời chiếu xuống một hệ sinh thái là 9.10 9 kcal. Năng lượng
của sinh vật sản xuất là 45 x 108 kcal. Năng lượng sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 45.10 7 kcal,
của sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 9.10 7 kcal. Biết hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3
là 10%. Xác định:

a. Hiệu suất quang hợp của sinh vật sản xuất.

b. Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2.

c. Năng lượng bị mất đi do hô hấp và bài tiết, khi chuyển hóa từ sinh vật tiêu thụ bậc 2
sang bậc 3.

Bài giải

a. Hiệu suất quang hợp: (45.108) :( 9.1010)x 100%= 50%

b. + Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1:

(45.107): (45.108) x 100%= 10%

+ Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2:

(9.107): (45.107) x 100%= 20%

c. Năng lượng bị tiêu hao do bài tiết, hô hấp:

9.107 x (100% - 20%) = 81.106 Kcalo

Bài 2: Cho tháp năng lượng của một hệ sinh thái như sau:
Tính hiệu suất sinh thái SVTT bậc 1 và tỉ lệ % năng lượng tiêu hao do chuyển hóa từ bậc
dinh dưỡng thứ ba sang bậc dinh dưỡng thứ 4.
Bài giải

a) HSST sinh vật tiêu thụ bậc 1: (3.107) :( 3.108). 100%= 10%

b) Tỉ lệ % năng lượng tiêu hao: (3.106- 45.104): 3.106 x 100%= 85%

You might also like