You are on page 1of 2

1.

Khái niệm
- Nhiệt độ môi trường là nhân tố quan trọng đối với sự phân bố của SV do có ảnh hưởng rất lớn tới sự
sinh trưởng, phát triển, phân bố của các cá thể, quần thể và quần xã SV.
2. Đặc tính (đặc điểm)
- Nguồn nhiệt trên bề mặt TĐ nhận được chủ yếu từ bức xạ Mặt Trời, bức xạ từ tâm TĐ, cơ thể SV và
phản ứng phân hủy hữu cơ.
- Nhiệt độ biến thiên theo mùa và theo ngày đêm. Ban ngày nhiệt độ cao, ban đêm nhiệt độ hạ thấp dần.
Trong một năm thì mùa xuân và mùa thu có biên độ nhiệt độ lớn hơn các mùa khác.
- Nhiệt độ trên bề mặt trái đất biến thiên rất lớn còn sinh vật chỉ sống được trong giới hạn nhiệt độ rất hẹp
(0-500C), thậm chí còn hẹp hơn. Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt
động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật.
- Sự phân bố nhiệt trên TĐ không đều phụ thuộc vào vĩ độ, vào tgian ngày đêm, mùa, khí hậu, đặc tính
của bề mặt hấp thụ nhiệt (đất, nước, rừng, hoang mạc,…), độ cao hay sâu (trong nước, trong đất).
3. Ảnh hưởng đến SV
- Sinh vật được chia thành 2 nhóm:
+ Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm vi sinh vật,
nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
+ Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm các động
vật có tổ chức cao như chim, thú và con người.
* Thực vật:
- Hình thái:
+ Lá biến thành gai, bề mặt lá có tầng cutin dày, thân mọng nước.
+ Nhiệt độ thấp có ảnh hưởng đến hình thái của  cây VD với  cây Cốc-xa-ghi trong điều kiện as, độ ẩm
giống nhau, ở 6 ℃ thì lá xẻ thùy sâu, 15-18 ℃ lá không còn xẻ thùy, chỉ có nhiều răng nhỏ ở mép.
+ Nhiệt độ cao + as mạnh: vỏ dày, tầng bần pt.
+ Lá úa vàng do diệp lục bị phân hủy khi nhiệt độ quá cao.
- Hoạt động sinh lí:
+ Nhiệt độ cao làm nóng lá, quang hợp và năng suất giảm.
+ Nhiệt độ cao, khí khổng đóng, cây QH yếu, năng suất giảm.
+ Enzim bị biến tính khi nhiệt độ cao  hoạt động kém, hoạt động phân giải mạnh hơn tổng hợp. Sản
sinh ABA kéo K +¿¿ ra khỏi TB.
+ Diệp lục bị phân hủy, lá dần úa vàng.
+ Giảm độ ưa nước của hệ keo nguyên sinh chất.
+  Ở nhiệt độ 00C cây nhiệt đới ngừng quang hợp vì diệp lục bị biến dạng, ở nhiệt độ từ 400C trở lên sự hô
hấp bị ngừng trệ. 
+ Khi nhiệt độ không khí càng cao, độ ẩm không khí càng xa độ bão hòa, cây thoát hơi nước mạnh.
+ Khi nhiệt độ thấp, độ nhớt của nguyên sinh chất tăng lên, áp suất thấm lọc giảm nên rễ hút nước khó
khăn không đủ cung cấp cho cây.
+ Giai đoạn nảy mầm, hạt cần nhiệt độ thấp hơn thời kỳ nở hoa, vào thời kỳ quả chín đòi hỏi nhiệt độ cao
hơn cả
* Động vật
- Hình thái:
+ Thú có lông sống ở vùng lạnh có lông dày hơn so với lông của thú sống ở vùng nóng.
+ Ở chim, thú cùng loài (hoặc loài gần nhau): ở vùng lạnh có kích thước lớn hơn ở vùng nóng.
- Hoạt động sinh lí:
+ Nhiệt độ càng cao, cường độ hô hấp càng tăng.
+ Khi nhiệt độ quá thấp hoặc lên cao quá, vượt ra ngoài mức nào đó thì ĐV không pt được.
+ Trời quá lạnh hoặc quá nóng có thể làm ngừng quá trình sinh tinh trùng và trứng ở nhiều ĐV, cường độ
sinh sản giảm hoặc ngừng trệ.
+ Giảm sức đề kháng, ĐV dễ bị bệnh, ốm yếu  chết.

You might also like