You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Trình bày nguyên nhân hình thành đai áp cao cận nhiệt đới và áp
thấp ôn đới trên Trái Đất.

Nguyên nhân hình thành:

- Đai khí áp cận nhiệt: do không khí bị đốt nóng nở ra thăng lên cao sau khi hình thành đai áp thấp
xích đạo vẫn tiếp tục thăng lên cao, đến tầng bình lưu, không khí chuyển động theo luồng ngang
về phía 2 cực, nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng (do lực Cô-ri-ô-lít) => giáng xuống vùng cận chí
tuyến tạo nên đai áp cao cận nhiệt đới.

- Đai khí áp ôn đới: do không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau
thăng lên cao tạo nên đai áp thấp ôn đới.

Câu 2: Trình bày đặc điểm các loại gió chính trên Trái Đất? Ở nước ta có
những loại gió nào hoạt động?

1. Gió Tây ôn đới:


- Thổi từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đối vĩ độ *
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng tây là chủ yếu.
- Tính chất của gió: ẩm, đem mưa nhiều
2. Gió mậu dịch-tín phong (hoạt động ở nước ta)
- Phạm vi hoạt động: Thổi từ áp cao cận chí tuyến về khu vực áp thấp Xđạo.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng : Đông Bắc (Bán cầu bắc) Đông Nam (Bán cầu nam).
- Tính chất của gió: Khô, ít mưa .
3. Gió Mùa: (hoạt động ở nước ta)
- Là loại gió thổi 2 mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau.
- Loại gió này không có tính vành đai.
- Thường có ở đới nóng ( Ấn Độ, ĐNA…) và phía Đông các lục địa thuộc vĩ độ trung bình như Đông
Á , Đông nam Hoa Kỳ…
- Có 2 loại gió mùa:
+ Gió mùa hình thành do sự chênh lệch nhiều về nhiệt và khí áp giữa 2 bán cầu( vùng nhiệt đới).
4. Gió địa phương:
a. Gió đất, gió biển:
- Hình thành ở vùng bờ biển.
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm.
- Ban ngay, gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm thì ngược lại.
b. Gió Phơn:
- Là loại gió biến tính khi vượt qua núi trở nên khô và nóng.
Câu 3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất.
– Khí áp:
+ Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ
thấp sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất.
+ Ở các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi,
không có gió thổi đến, nên mưa rất ít hoặc không có mưa. Vì thế, dưới các cao áp cận
chí tuyến thường có những hoang mạc lớn.
– Frông:
+ Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh đã dẫn đến nhiễu loạn
không khí và sinh ra mưa. Dọc các frông nóng (khối khí nóng đẩy lùi khối khí lạnh)
cũng như frông lạnh (khối khí lạnh đẩy lùi khối khí nóng), không khí nóng bốc lên trên
không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây mưa trên cả hai frông nóng và lạnh.
+ Miền có frông, dải hội tụ nhiệt đới đi qua, thường mưa nhiều, đó là mưa frông hoặc
mưa dải hội tụ.
– Gió:
+ Những vùng nằm sâu trong các lục địa, nếu không có gió từ đại dương thổi vào thì
mưa rất ít. Mưa ở đây chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ hồ ao, sông và rừng cây bốc
lên.
+ Miền có gió Mậu dịch mưa ít, vì gió này chủ yếu là gió khô.
+ Miền có gió mùa mưa nhiều, vì gió mùa mùa hạ thổi từ đại dương vào đem theo
nhiều hơi nước.
– Dòng biển:
+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển nóng đi qua thường có mưa nhiều, vì không khí
trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước, gió mang hơi nước vào bờ gây mưa.
+ Bờ đại dương gần nơi có dòng biển lạnh đi qua mưa ít, vì không khí trên dòng biển
bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.
– Địa hình:
+ Cùng một sườn đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều. Tới một
độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.

Câu 4. Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt? Ở địa phương em đã có các
biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước?
- Phải bảo vệ nguồn nước ngọt vì nước ngọt có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất
của con người và nước ngọt có hạn:

+ Đối với đời sống: Nước ngọt được con người sử dụng trong sinh hoạt (ăn uống, tắm giặt, rửa
chén bát,...).

+ Đối với sản xuất:

Nước tưới cho cây trồng;

Làm mát các thiết bị, máy móc trong công nghiệp,...

- Biện pháp bảo vệ nguồn nước ở địa phương em:

+ Giữ sạch nguồn nước, không xả nước thải chưa qua xử lí ra sông, hồ;

+ Sử dụng tiết kiệm nước;

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn
nước…

Câu 5. Tính chất của nước biển, đại dương thể hiện ở độ muối và nhiệt độ
như thế nào?
- Độ muối:

 Muối biển là thành phần quan trọng nhất trong các chất hòa tan trong nước biển, trong đó
77,8% là muối na-tri clo-rua.
 Độ muối trung bình: 35‰, thay đổi theo không gian.
 Độ muối lớn nhất ở vùng chí tuyến (36,8‰), giảm đi ở xích đạo (34,5‰) và cực (34‰).
 Độ muối trên các đại dương lớn hơn vùng ven biển.

- Nhiệt độ:

 Nhiệt độ trung bình trên bề mặt đại dương thế giới: 17,5 oC.
 Nhiệt độ mùa hè cao hơn mùa đông, giảm dần từ xích đạo về cực, giảm dần theo độ sâu.
 Từ mặt nước xuống biển đến độ sâu 300m, nhiệt độ giảm mạnh nhất, từ độ sâu 3 000m trở
lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.

Câu 6. Phân tích vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội ở nước ta?
* Cung cấp tài nguyên sinh vật:

- Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có
khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao.
- Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh
bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn.

- Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là
thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...

* Cung cấp tài nguyên khoáng sản và năng lượng:

- Vùng biển Việt Nam chứa khoảng 35 loại hình khoáng sản với trữ lượng khai thác
khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá
quý và bán quý, khoáng sản lỏng

- Tiềm năng dầu khí phân bố trong 6 bồn trầm tích và hoạt động khai thác dầu khí
được duy trì tại 11 mỏ ở thềm lục địa phía Nam. Ngành dầu khí luôn giữ vai trò quan
trọng trong kinh tế biển nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.

- Bên cạnh đó, tiềm năng tài nguyên nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng
biển, như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân
nước nặng từ nước biển.

* Phát triển các ngành kinh tế biển: Ngành du lịch biển, hải đảo Việt Nam đang trên
đà phát triển, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

- Đường bờ biển dài trên 3.260km và hàng nghìn hòn đảo ven bờ đã tạo điều kiện
thuận lợi cho Việt Nam phát triển du lịch biển.

- Theo thống kê, dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 125 bãi biển đẹp, trong đó, một số
bãi biển và vịnh được đánh giá là những bãi biển và vịnh đẹp hàng đầu thế giới, như
bãi biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), Phú Quốc (Kiên Giang), Eo Gió (Bình Định), vịnh Nha
Trang, vịnh Lăng Cô, vịnh Hạ Long.

Câu 7. Trình bày vai trò của các nhân tố trong việc hình thành đất.
Đá mẹ: Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định đến thành phần khóang vật, thành
phần cơ giới của đất.

- Khí hậu: Nhiệt và ẩm làm phá huỷ đá gốc tạo ra các sản phẩm phong hóa và tiếp tục phong
hóa thành đất; ảnh hưởng đến chế độ nhiệt ẩm của đất, sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất
trong các tầng đất.

- Sinh vật: Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất; thực vật cung cấp chất hữu cơ, vi sinh vật phân
giải xác thực vật và động vật tổng hợp thành mùn.

- Địa hình

+ Độ cao: Những vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa diễn ra chậm làm quá
trình hình thành đất diễn ra yếu.
+ Hướng sườn: Sườn đón nắng và đón gió ẩm có nhiệt ẩm dồi dào hơn sườn khuất nắng, khuất
gió nên đất giàu mùn hơn.

+ Độ dốc: Địa hình dốc có sự xâm thực và xói mòn diễn ra mạnh hơn, nhất là trong điều kiện
mất lớp phủ thực vật nên đất thường mỏng và bị bạc màu. Địa hình bằng phẳng có quá trình bồi
tụ chiếm ưu thế nên tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

+ Hình thái địa hình: Nơi trũng thấp ngập nước thường xuyên có đất khác với nơi cao ráo thoát
nước tốt.

- Thời gian: Thời gian từ khi một loại đất bắt đầu được hình thành đến nay được gọi là tuổi đất.
Trong thời gian đó xảy ra toàn bộ các hiện tượng của quá trình hình thành đất, tác động của các
nhân tố hình thành đất.

- Con người: Hoạt động sản xuất của con người làm cho đất tốt lên hay xấu đi.

Câu 8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố của sinh
vật.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

- Khí hậu và nguồn nước: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
chủ yếu thông qua ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm không khí.

- Đất: Đất là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật. Đất vừa là
giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, chất khoáng, chất dinh dưỡng cho cây.

- Địa hình

+ Do điều kiện nhiệt ẩm thay đổi theo độ cao nên các kiểu thảm thực vật cũng thay đổi.

+ Hướng sườn và độ dốc khác nhau gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do
đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

- Sinh vật

+ Các sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn - lưới thức ăn và nơi
cư trú.

+ Có nhiều loài động vật ăn thực vật nhưng chúng cũng là thức ăn của những loài động vật ăn
thịt.

+ Các loài sinh vật khi chết đi sẽ được sinh vật phân huỷ trở thành vật chất hữu cơ cung cấp trả
lại cho đất.
- Con người: Con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất.
Con người có thể tạo nên các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố của các loài.

B. ĐỀ MINH HỌA

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 Môn: Địa lí, Lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)


Câu 1. Khí áp giảm khi nhiệt độ
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không tăng. D. không giảm.
Câu 2. Gió nào sau đây thay đổi hướng theo ngày đêm?
A. Gió Tây ôn đới. B. Gió Mậu dịch. C. Gió đất, gió biển. D. Gió phơn.
Câu 3. Miền có Frông, nhất là dãy hội tụ nhiệt đới đi qua thường
A. không mưa. B. mưa nhiều. C. khô hạn. D. mưa rất ít.
Câu 4. Gió Mậu dịch có tính chất
A. khô, ít mưa. B. ẩm, mưa nhiều. C. lạnh, ít mưa. D. nóng, mưa
nhiều.
Câu 5. Sông ngòi ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của khí hậu ôn đới thì nguồn cung
nước chủ yếu là
A. nước mưa. B. băng tuyết. C. nước ngầm. D. các hồ chứa.
Câu 6. Loại hồ nào sau đây được hình thành ở những vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo?
A. Hồ móng ngựa. B. Hồ kiến tạo. C. Hồ băng hà. D. Hồ nhân tạo.
Câu 7. Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều
A. không đáng kể. B. nhỏ nhất. C. trung bình. D. lớn nhất.
Câu 8. Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh ở bờ đông và bờ tây đại dương có đặc điểm
A. Thẳng hàng nhau. B. Đối xứng nhau. C. Xen kẽ nhau. D. Song song nhau.
Câu 9. Ở những nơi có khí áp cao sẽ có lượng mưa
A. rất lớn. B. trung bình. C. ít hoặc không mưa. D. không mưa.
Câu 10. Trong các biển và đại dương trên thế giới, độ muối lớn nhất ở vùng nào?
A. Xích đạo. B. Chí tuyến. C. Ôn đới. D. Cận cực.
Câu 11. Nhân tố nào sau đây quyết định thành phần khoáng vật của đất?
A. Đá mẹ. B. Khí hậu. C. Sinh vật. D. Địa hình.
Câu 12. Vùng có khí hậu thuận lợi để sinh vật phát triển không phải là
A. xích đạo. B. nhiệt đới ẩm gió mùa. C. ôn đới hải dương. D. hoang mạc.

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)


Câu 1 (4 điểm).
a. Trình bày sự phân bố mưa trên thế giới? Tại sao ở vùng xích đạo có mưa nhiều
nhất?
Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
Do sự tác động của các nhân tố nói trên, nên sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ
Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo.
- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam.
- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới (hai vùng vĩ độ trung bình ở bán cầu B ắc fan c ầu
Nam).
Mưa càng ít, khi càng về gần hai cực Bắc và Nam.

 2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương
 Mưa nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vị trí gần hay xa đại dương và dòng biến
nóng hay dòng biển lạnh chảy ven bờ.
 Mưa nhiều ở xích đạo vì:
 Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ: vùng Xích đạo mưa nhiều, vùng chí tuyến mưa
it, vùng ôn đới mưa nhiều hơn, vùng cực mưa ít.
 Vùng nằm sâu trong lục địa mưa ít

b. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông? Tại sao ở miền Trung nước ta
nước lũ thường lên rất nhanh?
Nhân tố ảnh hưởng
Chế độ nước sông chịu ảnh hưởng của các nhân tố:

Thứ nhất là địa thế: Nơi địa hình dốc nước chảy mạnh lũ lên nhanh. Nợi địa hình bằng phẳng
nước chảy chẩm, lũ lên chậm nhưng kéo dài.

Thứ hai là thực vật: Thực vật giúp điều hòa dòng chảy, làm giảm lũ lụt

Cuối cùng là hồ, đầm: Điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông lên chảy vào hồ đầm. Khi
nước sông xuống, nước hồ đầm chảy ra sông cho đỡ cạn.
Miền Trung nước ta nước lũ thường lên rất nhanh vì

– Miền Trung có địa hình hẹo ngang, phía Tây là dải núi cao, phía đông là đ ồng b ằng nh ỏ h ẹp,
nhiều dãy núi lan ra sát biển ⟹ sông ngòi ngắ n, nhỏ và dố c.

– Mưa khá tập trung, mưa với lượng nước mưa lớn (do bão, d ải h ội t ụ..) trong th ời gian ng ắn
(do địa hình).

Câu 2 (3 điểm). Cho bảng số liệu:


LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM TRÊN TRÁI ĐẤT
(Đơn vị:mm)
Gia-mê- Bret
Địa điểm Hà Nội Ca - dan
na
Lượng mưa trung bình năm 1694 647 820 443
(Nguồn: SKG Địa lí lớp 10 Cánh Diều, NXB Đại học Sư phạm )
a. Vẽ biểu đồ so sánh lượng mưa trung bình năm ở các địa điểm trên.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy so sánh lượng mưa trung bình năm tại các địa điểm trên.

You might also like