You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ 8

Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ nước ta? Vị trí địa lý của nước
ta có đặc điểm gì về mặt tự nhiên?
Trả lời:
Vị trí và giới hạn lãnh thổ :
a. Vùng đất liền:
     - Vị trí: 8034' B đến 23023' B
     - 102010'Đ đến 109024'Đ
     - Phần đất liền kéo dài gần 15 vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, có kiểu khí hậu nhiệt
đới gió mùa.
    - Tiếp giáp: Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, biển Đông.
    - Diện tích: 331.212 km2, gồm 63 tỉnh-thành.
b. Vùng biển:
   - Giáp: Trung Quốc, Phi-lip-pin, Thái Lan, Ma-lai-xi-a. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Cam-pu-chia.
    - Diện tích: hơn 1 triệu km2
c. Vùng trời
- Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên toàn bộ
lãnh thổ; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên
ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
Đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên:
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
a. Phần đất liền:
  - Lãnh thổ kéo dài theo chiều B -N 1650 km, hẹp ngang.
  - Đường biên giới dài 4550 km, đường bờ biển dài 3260 km.
  b. Phần biển:
  - Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam.
  - Có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.
Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo
Trả lời:
a) Địa hình
- Phần đất liền:
   + Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao
quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xe mạnh.
   + Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu sông.
- Phần hải đảo:
   + Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.
- Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…
b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
- Khí hậu: mang tính chất gió mùa
   + Mùa hạ: gió tây nam nóng ẩm mang mưa nhiều cho khu vực.
   + Mùa đông: gió có tính chất lạnh khô.
- Vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới gây thiệt hại lớn vè người và tài sản.
- Sông ngòi:
   + Phần đất liền: có một số sông lớn như Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, Xa-lu-en, I-ra-oa-đi,…
   + Phần hải đảo sông nhỏ ngắn và dốc.
- Cảnh quan: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
Câu 3: Quá trình thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ? Phân tích những cơ
hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN
Trả lời:
Quá trình thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng
Ngoại giao các nước In-đô-nê-xia, Malaixia, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan ký bản Tuyên bố
ASEAN (Tuyên bố Băng-cốc). Ngày 8/1/1984, Brunây Đaruxalam được kết nạp vào ASEAN,
nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995
tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunây Đaruxalam, đưa tổng số
thành viên của ASEAN lên thành bảy nước. Tháng 7/1997, Lào và Mianma trở thành thành viên
thứ tám và thứ chín của Hiệp hội. Căm-pu-chia gia nhập ASEAN tháng 4/1999 trở thành thành
viên thứ mười, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông
Nam Á.
Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN
Cơ hội:
- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
- Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.
- Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.
- Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
- Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với
các nước trong khu vực.
Thách thức:
- Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước
trong khu vực.
- Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.
- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
Câu 4: Nêu đặc điểm tự nhiên của vùng biển Việt Nam? Kể tên một số tài nguyên ở vùng
biển nước ta?
Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
a. Diện tích, giới hạn
 - Biển Đông là 1 vùng biển lớn, diện tích khoảng 3 447 000 km 2, tương đối kín, nằm trải rộng từ
xích đạo tới chí tuyến bắc. Có 2 vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan
- Biển Việt Nam là một phần Biển Đông, diện tích khoảng 1 triệu km2.
b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển
 - Chế độ gió: Gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại, ưu
thế thuộc về gió tây nam, riêng vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn đất
liền.
- Chế độ nhiệt: Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn trên đất liền. Biên độ nhiệt trong
năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển trên mặt là 230C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trên biển thương ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm.
- Dòng biển: Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển
mùa đông chảy theo hướng Đông Bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng Tây Nam.
- Cùng với dòng biển, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi và nước chìm,
vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Chế độ triều phức tạp. Chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới.
- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33‰.
Tài nguyên biển
Phong phú và đa dạng (thủy sản, khoáng sản - nhất là dầu mỏ và khí đốt, muối, du lịch - có nhiều
bãi biển đẹp):
- Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản kim loại, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp
khai khoáng.
- Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sử cho ngành khai thác hải sản.
- Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.
- Bờ biển: các bãi biển đẹp. vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải
cảng.
Câu 5: Trình bày đặc điểm địa hình của nước ta?
Trả lời:
Đặc điểm địa hình Việt Nam đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó đối núi là bộ phận quan trọng
nhất. Địa hình nước ta do Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo tạo dựng nên.
Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai
phá của con người.
1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
- Đồi núi: 
+ Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ
chiếm 1%.
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
- Đồng bằng:
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.
+ Đồng bằng châu thổ (Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long) và đồng bằng duyên
hải miền Trung.
2. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
- Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo lập lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp,
thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng
bằng, thềm lục địa.
- Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
- Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một
số hướng khác trong phạm vi hẹp.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
 - Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa:
+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.
+ Các khối núi lớn bị xói mòn, cắt xẻ và xâm thực.
+ Địa hình caxtơ.
+ Trên bề mặt địa hình thường có rừng cây rậm rạp che phủ.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều
trên đất nước ta như các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh, rạch, hồ
chứa nước...

You might also like