You are on page 1of 12

Lược đồ các nước thành viên ASEAN

Lược đồ địa hình Việt Nam


* Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam
Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
* Ý nghĩa:
- Vị trí đó đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất gió mùa
ẩm.
- Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái
Bình Dương và Địa Trung Hải, nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh
vật.
- Vị trí tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên giữa miền Bắc với miền Nam, giữa
miền núi và đồng bằng hình thành các vùng tự nhiên khác nhau.
- Khó khăn: Nằm trong vùng nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn hán…
Thuận lợi và khó khan của vị trí VN về mặt tự nhiên:
-Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành, nghề nhờ có khí
hậu gió mùa, có đất liền, có biển…
+ Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực
Đông Nam Á và thế giới do vị trí trung tâm và cầu nối.
- Khó khăn:
+ Luôn phải phòng chống thiên tai: bão, lũ, hạn hán, sóng
biển, cháy rừng…
+ Bảo vệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa trước nguy
cơ ngoại xâm…
* Đặc điểm hình dạng lãnh thổ nước ta:
- Kéo dài theo chiều bắc - nam tới 1650 km.
- Nơi hẹp nhất theo chiều tây - đông, thuộc tỉnh Quảng Bình, chưa đầy 50 km.
- Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km.
- Đường biên giới trên đất liền 4600 km.
*Ảnh hưởng tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải:
- Tự nhiên:
+ Góp phần làm cho cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, sinh động và có sự khác
biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên.
+ Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên
nước ta.
- Hoạt động giao thông vận tải:
+ Hình dạnh lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải: đường
bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không…
+ Mặt khác gây trở ngại cho giao thông do lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, sát biển. Các
tuyến đường dễ bị chia cắt do thiên tai: bão lụt, sóng biển, nhất là tuyến giao thông Bắc -
Nam.
1. Khí hậu: Tác dụng điều hòa khí hậu
- Biển Đông: Các khối khí đi qua biển được gia tăng độ ẩm làm cho nước ta có lượng mưa lớn.
- Biển Đông : Làm giảm tính lạnh khô của mùa đông và dịu bớt nóng lực của mùa hè.
2. Địa hình:
- Các dạng địa hình ven biển đa dạng: đầm, phá, cồn cát, vũng, vịnh…
- Tạo nên sự đa dạng hệ sinh thái.
3. Tài nguyên thiên nhiên:
- Khoáng sản: dầu khí, cát thủy tinh, titan, muối…
- Hải sản: khoảng 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,…hàng
nghìn loài phù du.
- Có trên 120 bãi cát rộng, dài tạo nên các bãi biển đẹp: Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha Trang…
- Phong cảnh đẹp, nhiều cảnh quan kì thú: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc…
4. Thiên tai, bão lũ:
- Hàng năn có tới 9 đến 10 cơn bão.
- Lũ lụt, sạt lở bờ biển
- Cát bay, cát lấn ảnh hưởng đến ruộng đồng, làng mạc, làm hoang mạc hóa đất đai.
- Môi trường biển ngày càng ô nhiễm do khai thác kinh tế như đánh bắt cá, khai thác dầu khí…
Trình bày đặc điểm vùng biển nước ta:
+ Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2 trong đó vùng biển Việt Nam có diện tích
khoảng 1 triệu km2
+ Biển nhiệt đới: nhiệt độ nước biển trên 200C do nằm trong vùng nội chí tuyến của bắc bán cầu.
+ Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
+ Độ mặn trung bình 30 - 33 %o và có sự thay đổi theo mùa.
+ Trong vùng biển có sự hoạt động của hai dòng hải lưu nóng và lạnh, hoạt động theo 2 mùa gió.
+ Sinh vật biển rất đa dang: (Dẫn chứng)
+ Vùng biển có nhiều tài nguyên như dầu khí, cát trắng, muối ...
+ Đường bờ biển dài, khúc khủy, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi xây dựng các cảng, phát triển giao thông vận
tải biển...
+Tuy nhiên vùng biển nước ta có nhiều thiên tai (Dẫn chứng)
b.Cần có biện pháp:
+ Khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên biển một cách hợp lí.
+ Khi khai thác cần: phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai
và đi đôi với bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo...
Lược đồ các nước thành viên ASEAN
a. Giới hạn vùng biển nước ta:
- Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông, biển Đông là một biển lớn tương đối kín nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
- Biển Đông trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua
các eo biển hẹp.
- Biển Đông có diện tích là 3.447.000 km2 với hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan có độ sâu
gần 100m
- Biển thuộc lãnh thổ nước ta là 1 triệu km2, chiều dài đường bờ biển là 3260km.
- Tên các đảo và quần đảo lớn ở nước ta:
+ Đảo xa bờ: Hoàng Sa ( huyện đảo Hoàng Sa - Tp Đà Nẵng), Trường Sa ( huyện đảo Trường Sa -
Khánh Hòa)
+ Đảo gần bờ:
 Đảo - QĐ Vịnh Bắc Bộ: Vân Đồn, Cô Tô ( Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vĩ ( TP Hải Phòng)
 Đảo - QĐ ven bờ DH miền Trung: Cồn Cỏ ( Quảng Trị), Lý Sơn ( Quảng Ngãi ), Phú Quý ( Bình
Thuận).
 Đảo QĐ ven bờ Nam Bộ: Côn Đảo ( Bà Rịa - Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang)
b. Ý nghĩa kinh tế, quốc phòng của các đảo và quần đảo nước ta:
- Phát triển các nghề truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
- Phát triển công nghiệp chế biến ( thủy hải sản)
- Giao thông vận tải.
- Du lịch.
- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống.
- Bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo...
* Ý nghĩa của biển Việt Nam:
- Cung cấp nhiều hải sản: khoảng 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như
hải sâm, bào ngư, sò huyết,…hàng nghìn loài phù du.
- Có nhiều khoáng sản: dầu khí, cát thủy tinh, titan, muối…
- Có nhiều tài nguyên du lịch biển - đảo:
+ Có trên 120 bãi cát rộng, dài tạo nên các bãi biển đẹp: Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha
Trang…
+ Phong cảnh đẹp, nhiều cảnh quan kì thú: Vịnh Hạ Long, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc…
- Cho phép phát triển giao thông vận tải biển:
+ Nằm gần tuyến đường giao thông đường biển quốc tế quan trọng
+ Nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng các cảng biển, nước ta có khoảng 120 cảng biển lớn
nhỏ.
* Biện pháp:
- Ngăn chặn dầu tràn trên biển, xử lý tốt khi dầu tràn.
- Nghiêm cẩm xả chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất ra biển.
- Khai thác hải sản, khoáng sản biển phải hợp lý
- Bảo vệ tốt vùng biển chủ quyền của đất nước.
* Những thuận lợi và khó khăn của biển đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta:
- Thuận lợi: Biển nước ta rất giàu và đẹp, nguồn lợi biển thật phong phú và đa dạng có giá
trị về nhiều mặt:
+ Cung cấp nhiều tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối…), thủy hải sản khoảng
2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,…hàng
nghìn loài phù du.
+ Có giá trị về giao thông vận tải biển (xây dựng các cảng biển)
+ Có giá trị về du lịch (với nhiều bãi biển đẹp, phong cảnh đẹp): ví dụ như Vịnh Hạ Long,
bãi biển Sầm Sơn, Của Lò, Lăng Cô, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc…
+ Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và nghiên cứu khoa học.
- Khó khăn: Tuy nhiên vùng biển nước ta thường xuyên có nhiều thiên tai: mưa, bão.
* Cần phải bảo vệ môi trường biển:
- Mặc dù biển Đông là một kho tài nguyên lớn nhưng không phải là vô tận.
- Nguồn lợi khoáng sản, thủy hải sản có chiều hướng giảm sút do con người khai thác.
- Một số nơi đã bị ô nhiễm do chất thải dầu khí, chất thải sinh hoạt và các hoạt động du
lịch…
- Việc ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng tới phát triển du lịch, nuôi trồng thủy hải sản…
Việt Nam là nước giàu có về khoáng sản:
- Lịch sử địa chất kéo dài và phức tạp.
- Nhiều chu kỳ kiến tạo, sản sinh một hệ khoáng sản đặc
trưng.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp 2 vành đai sinh khoáng
lớn: Địa Trung Hải - Thái Bình Dương.
- Sự phát hiện, thăm dò, tìm kiếm khoáng sản có hiệu
quả.
Các nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài
nguyên khoáng sản ở nước ta:
- Do quản lý lỏng, khai thác tự do.
- Kỹ thuật khai thác, chế biến còn lạc hậu…
- Thăm dò chưa chuẩn xác trữ lượng, hàm lượng, phân bố
rải rác, đầu tư lãng phí.
- Sử dụng khoáng sản còn lãng phí, không tiết kiệm.

You might also like