You are on page 1of 20

1

1. Du lịch biển khu vực miền Bắc-Trung-Nam khác nhau như thế nào?
Đi vịnh miền Bắc, tắm biển miền Trung, chu du khắp các đảo miền Nam - Đi khắp nước
mình để thấy du lịch biển Việt Nam là số 1!
Du lịch biển miền Bắc
Nói đến du lịch biển miền Bắc, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vịnh Hạ Long bởi địa
điểm này đã quá nổi tiếng.
Vịnh Lan Hạ: một vùng biển nằm ở phía Nam vịnh Hạ Long và phía Đông của quần đảo Cát
Bà với diện tích hơn 4000 ha, sở hữu 400 hòn đảo lớn nhỏ. Thật lòng mà nói, nếu không phải
vì post chia sẻ của ngôi sao Leonardo DiCaprio trên Instagram, không phải người Việt nào
cũng biết đến sự tồn tại của vùng vịnh xinh đẹp này ở nước ta. Vốn trước đây, vịnh Lan Hạ
chưa thật sự phát triển về du lịch, người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề ngư dân. Thế
nhưng với sự lớn mạnh của dịch vụ du lịch ngày nay, chúng ta đã và đang đưa cái tên Lan Hạ
đến với nhiều du khách hơn, không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.
Du lịch nghỉ dưỡng trên vịnh vốn là thế mạnh của du lịch biển miền Bắc. Trước đây, có thể
nhiều người, đặc biệt là giới trẻ không quá mặn mà với hình thức này mà chủ yếu dành cho
người nước ngoài. Thế nhưng giờ đây, với các dịch vụ 5 sao bao gồm rất nhiều những trải
nghiệm thú vị thì tôi tin chắc rằng, đây là điều mà bất kì tín đồ du lịch nào cũng không nên bỏ
lỡ. Một điển hình được chú ý nhiều nhất trong năm nay chính là du thuyền Heritage Cruises
với những tiện nghi sang trọng, chúng ta vừa có thể vừa di chuyển trên vịnh, ngắm nhìn từng
hòn đảo nhỏ và mặt nước biển xanh ngăn ngắt, thử cảm giác bơi ở bể bơi ngay trên khoang
tàu, ngắm hoàng hôn trên biển, ăn tối rồi câu mực đêm, ngủ trong những căn phòng sang
trọng khi xung quanh toàn là nước...

Du lịch biển miền Trung


Nhắc đến biển ở miền Trung, người ta thường nghĩ ngay đến một không khí nhộn nhịp, náo
nhiệt, vui vẻ và thân thiện. Từ nhiều năm nay, cái nắng kiêu hãnh và cái gió rạo rực của biển
miền Trung vẫn có sức cuốn hút vô cùng mạnh mẽ. Có thể nói, đi tắm biển ở Việt Nam thì cứ
ghé miền Trung là tuyệt nhất! Vùng ven biển miền Trung được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho
những bãi biển đẹp mê hồn với bờ cát trắng mịn, làn nước xanh trong vắt và phong cảnh thơ
mộng. Cũng bởi thế mà các bãi biển nơi đây luôn trở thành điểm đến hấp dẫn được rất nhiều
người lựa chọn. Từ tham quan cảnh biển đẹp mê ảo, tắm biển thoả thích, chụp ảnh “sống ảo"
hay thưởng thức đủ các món hải sản tươi ngon, bất cứ vùng biển nào ở miền Trung cũng đều
có thể đáp ứng được.
Duyên hải miền Trung gồm 14 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đều có biển, chiếm
50% số tỉnh trong cả nước có bờ biển, với chiều dài gần 1.900 km, chiếm 57% bờ biển cả
nước (3.260km), trong đó, TP. Đà Nẵng có chiều dài bờ biển ít nhất với 70km và Phú Yên có
chiều dài bờ biển dài nhất là 189km. Đây là địa bàn giàu tài nguyên du lịch và có tiềm năng
để phát triển du lịch biển, đảo rất lớn, song hiện nay, việc phát triển du lịch tại các địa
phương này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.
Tiềm năng lớn
● Vùng biển miền Trung chiếm phần lớn diện tích vùng biển ven bờ tây và phần trung tâm
Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.
2

● Đây là một trong những vùng biển giàu san hô nhất trong Biển Đông - một nhân tố đóng
vai trò quyết định đối với đa dạng sinh học và phát triển nghề cá, là nền tảng cho phát triển
kinh tế biển xanh và bền vững.
● Biển miền Trung có nhiều lợi thế để phát triển ngành kinh tế đánh bắt và nuôi trồng thủy,
hải sản. Do địa hình thềm lục địa có độ dốc lớn và sâu, các dòng chảy biển khơi “bị ép”
vào gần bờ nên có nhiều loài cá nổi lớn vào theo, như cá ngừ sọc dừa, ngừ chấm bò, ngừ
chấm, ngừ vằn, cá cờ, nhám, nục đỏ đuôi,... mà trong môi trường sinh thái biển ven bờ
không thể có
● Các điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam, như vịnh Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên
Huế), bãi biển Non Nước (thành phố Đà Nẵng), đảo Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam), Lý
Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), biển Cà Ná (tỉnh Ninh Thuận),
bãi biển Mũi Né (tỉnh Bình Thuận)… hằng năm thu hút lượng lớn khách du lịch trong và
ngoài nước.
● Đặc trưng của vùng ven biển miền Trung là dải đồng bằng cát ven biển trải dài từ Thanh
Hóa đến Bình Thuận. Thêm vào đó là các dãy cồn cát trắng trên nền đồng bằng cát ven
biển, tạo nên một cảnh quan vô cùng độc đáo.
● Cùng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các tỉnh ven biển miền Trung còn sở hữu nhiều
di tích lịch sử, lễ hội dân gian, các giá trị văn hóa biển được ghi dấu, lưu giữ trong các tư
liệu sinh hoạt và lễ hội độc đáo liên quan đến biển của ngư dân, được thể hiện đậm nét
trong đời sống vật chất, tinh thần và sinh hoạt văn hóa. Điều này làm tăng thêm sức hấp
dẫn của du lịch vùng biển miền Trung.
● Vùng biển miền Trung có tiềm năng lớn về khai thác, chế biến dầu, khí, chiếm 4/7 bồn
trũng có tiềm năng dầu khí ở Việt Nam. Khu vực này hiện đang có những công trình dầu
khí lớn nhất cả nước, như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Tại khu vực mỏ khí Cá Voi Xanh, các mỏ khí đã và đang chuẩn bị đưa vào khai thác nhằm
cung cấp, bảo đảm sản lượng khí cho Trung tâm Điện lực miền Trung (Khu kinh tế Chu
Lai và Dung Quất), bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước. Đây là dự án khí lớn nhất
tại Việt Nam; bổ sung nguồn năng lượng cho miền Nam sau này, tạo đà cho phát triển
công nghiệp hóa dầu Việt Nam.
● Biển miền Trung có địa hình đa dạng, nhiều bãi biển đẹp với rất nhiều đảo, vũng, vịnh,
đầm phá hoang sơ, tạo nên lợi thế lớn về phát triển du lịch biển, đảo.
● Với vị trí địa lý quan trọng, là cửa mở thông thương ra biển, có nhiều vịnh, vũng sâu,
thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển nước sâu, các cảng trung chuyển quy mô lớn,
như ở Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh), Dung Quất (tỉnh Quảng
Ngãi), Chân Mây (tỉnh Thừa Thiên Huế), Vịnh Hàn (thành phố Đà Nẵng), Nhơn Hội (tỉnh
Bình Định), Vân Phong, vịnh Nha Trang, Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa)..., việc được phê
duyệt xây dựng hàng loạt cảng nước sâu những năm gần đây đã chứng minh vị thế chiến
lược của biển miền Trung trong phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.
● Các đảo ở miền Trung hiện nay chiếm 9% trong tổng số 2.773 hòn đảo của cả nước, với
diện tích khoảng 10,8% tổng diện tích các đảo ven bờ Việt Nam. Về mặt hành chính, miền
Trung có 5 huyện đảo, ngoài 2 huyện đảo xa bờ (Hoàng Sa và Trường Sa), còn có 3 huyện
đảo ven bờ: huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị, Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi và
huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận(5). Các đảo thuộc vùng biển miền Trung phần
lớn là các đảo nhỏ, nhưng do vị trí không gian và cách sắp xếp rất đặc biệt, các cụm đảo -

2
3

biển ven bờ kết thành tấm bình phong án ngữ mặt tiền phía đông của đất nước. Mỗi hòn
đảo không chỉ là một tiền đồn vững chắc, một “cột mốc chủ quyền” trong bảo vệ an ninh,
chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mà còn tạo ra một lợi thế phát triển quan trọng
cho các tỉnh miền Trung từ góc nhìn về tính liên kết vùng, miền(6).
● Các đảo ven bờ là nơi có rất nhiều rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn, cùng với
hệ sinh thái trên đảo - nơi có nhiều giá trị danh thắng, văn hóa - khảo cổ biển, tạo nên các
giá trị bảo tồn thiên nhiên - văn hóa đầy tiềm năng(7).
● Vùng biển miền Trung có tới 10/16 khu bảo tồn biển của cả nước, ven biển còn có các khu
di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, các vịnh đẹp và khu dự trữ sinh quyển toàn cầu, là
cơ sở cho sự phát triển bền vững kinh tế biển. Đặc biệt, khu vực này có Đảo Chim nổi
tiếng, nhiều hải âu đen trú ngụ, là điểm hấp dẫn đối với khách du lịch(8).
● phát triển du lịch hội thảo, hội nghị, du lịch tàu biển, du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch
sinh thái kết hợp khám phá đời sống địa phương, du lịch cộng đồng…
Và để miền Trung phát huy hết tiềm năng vốn có, cần kết hợp chặt giữa du lịch biển, đảo và
phát huy các yếu tố văn hóa vùng miền, văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam để tạo ra
những sản phẩm du lịch độc đáo, nâng cao tính cạnh tranh không chỉ ở miền Trung mà còn ở
Việt Nam đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều rào cản


● Một là, một số cấp ủy, chính quyền, các cơ quan có liên quan nhận thức chưa đầy đủ
về phát triển bền vững kinh tế biển; thiếu tầm nhìn chiến lược trong các kế hoạch phát triển
kinh tế; tính liên kết vùng còn rời rạc, tồn tại hiện tượng mỗi địa phương một kiểu. Việc xây
dựng và triển khai những quy định về quản lý tổng hợp, thống nhất về biển, đảo vẫn còn lúng
túng, thiếu đồng bộ
● Hai là, thiếu hệ thống đường bộ cao tốc chạy dọc ven biển để liên kết các đô thị, khu
kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển, sân bay... Nguồn nhân lực cho kinh tế biển, quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo còn hạn chế.
● Ba là, tình hình tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường,
tác động đến các lĩnh vực kinh tế biển. Tình hình an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng
không trên Biển Đông còn nhiều thách thức lớn.
● Bốn là, quy mô kinh tế biển miền Trung còn nhỏ bé, chiếm tỷ trọng khá thấp trong
nền kinh tế Việt Nam. Khai thác tài nguyên biển hiện vẫn chú trọng đến sản lượng, ít chú ý
đến chất lượng và lợi ích lâu dài của các dạng tài nguyên. Khai thác ở dạng vật chất là chủ
yếu, các giá trị phi vật chất ít được chú trọng, đặc biệt là khai thác giá trị không gian biển,
đảo, giá trị dịch vụ của các hệ sinh thái và các giá trị văn hóa biển…
● Năm là, môi trường biển tiếp tục biến đổi theo chiều hướng xấu. Các hệ sinh thái biển,
ven biển và đảo - “nguồn vốn tự nhiên” cho tăng trưởng xanh, bền vững ở biển miền Trung
nhiều nơi đang bị xâm phạm, một số hệ sinh thái biển trong tình trạng rủi ro cao.
● Sáu là, do đường bờ biển miền Trung có hình uốn cong về phía biển, nên là nơi
thường xuyên phải hứng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, bão lụt. Hằng năm, số lượng
cơn bão đổ bộ vào miền Trung ngày càng nhiều, kéo theo mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và nước
biển dâng, quy mô và hậu quả gây ra ngày càng lớn, tác động nghiêm trọng đến vùng ven
biển và các đảo. Việc kết hợp mục tiêu phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu

3
4

trong các quy hoạch phát triển kinh tế biển chưa theo kịp diễn biến phức tạp của thời tiết nên
hậu quả để lại rất nặng nề.
● Một trong những khó khăn hiện nay là mặc dù tiềm năng du lịch của các tỉnh rất lớn,
một số tỉnh có nhiều điểm hấp dẫn nhưng chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng chưa tương xứng.
Một số tỉnh khác lại cho rằng, tỉnh không có cảng biển riêng để đón tàu du lịch, vận tải hàng
không hoặc có điểm đến, sản phẩm du lịch chưa đặc sắc, thiếu tính hấp dẫn. Một điểm chung
là hầu hết các sản phẩm du lịch của các tỉnh na ná nhau nên chưa tạo được sự kích cầu mạnh
mẽ cho du lịch.
● Dải đất ven biển miền Trung hàng năm được cung cấp một lượng sa bồi (bùn cát) rất
lớn theo các con sông đổ ra cửa biển trong các đợt lũ. Tại sao với nguồn cung bùn cát dồi dào
như vậy nhưng tình trạng xói lở trên diện rộng vẫn diễn ra? Khoảng 15 năm trở lại đây,
những cánh rừng phòng hộ ven biển miền Trung đã bị người dân và chính quyền địa phương
chặt phá để cấp đất cho các dự án xây dựng resort, khách sạn. Đến bây giờ, cái giá phải trả là
những bờ biển bị xâm thực nghiêm trọng. Nhà nước phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây
dựng kè nhưng rồi cũng bị sóng biển đánh tả tơi.
● Mặt khác, vấn đề ô nhiễm môi trường do thiếu ý thức của người dân, của du khách,
của việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vụ phục vụ du lịch. Cùng với đó, tình trạng
chèo kéo khách du lịch vẫn diễn ra gây nhiều phiền nhiễu cho khách.

Giải pháp phát triển bền vững kinh tế biển miền Trung hiện nay
● Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về sự cần thiết
phải phát triển bền vững kinh tế biển; nắm rõ những tiêu chí, phương pháp, cách thức tiếp cận
biển theo hướng bền vững của Việt Nam và theo chuẩn quốc tế. Mỗi tổ chức và cá nhân phải
nhận thức được sự cần thiết giảm thiểu các hành vi gây hại đối với môi trường và tài nguyên
biển, cũng như cách ứng xử, đối phó với thiên tai, kiểm soát nguồn thải, làm sạch bãi biển.
● Hai là, thành lập, hoàn thiện, quản lý, vận hành tốt các khu bảo tồn biển, ven biển và
hải đảo, để bảo toàn chức năng sinh thái của vùng biển - “nguồn vốn tự nhiên” cho phát triển
bền vững. Các khu bảo tồn biển phần lớn là các bãi giống, bãi đẻ và là nơi cư trú của các loài
có giá trị kinh tế cao, cả những loài đặc hữu và nguy cấp. Việc duy trì tính đa dạng của hệ
sinh thái và các loài sinh vật biển chính là bảo toàn “nguồn vốn tự nhiên”, tạo ra sự phát triển
ổn định của kinh tế biển. Làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên biển là một giải pháp quan
trọng để phát triển bền vững kinh tế biển trong tương lai.
● Ba là, không ngừng hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển; hoàn chỉnh
hành lang pháp lý, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng
suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển; hoàn thiện cơ chế quản lý
tổng hợp, thống nhất về biển. Nắm bắt thời cơ, thay đổi tư duy, tầm nhìn chiến lược trong các
quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, bảo đảm tính liên kết
giữa các ngành kinh tế biển, các địa phương trong vùng theo chủ trương chung của Chính
phủ.
● Bốn là, tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, như: Phát triển du lịch biển
theo hướng du lịch sinh thái; phát triển các cảng biển nước sâu trung chuyển quốc tế, cảng
biển chuyên dụng gắn với các khu liên hợp công nghiệp; khai thác, chế biến dầu khí; nuôi
trồng, khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá; phát triển năng lượng
tái tạo,… làm cho miền Trung thực sự trở thành một trung tâm kinh tế biển mạnh của cả

4
5

nước. Gắn phát triển kinh tế biển với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái
biển trong mọi hoạt động. Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá mức độ gây ô nhiễm từ các
hoạt động kinh tế để xử lý kịp thời; quản lý tốt nguồn rác thải ra biển, nhất là rác thải nhựa.
● Năm là, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển
dâng trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, như: Ứng dụng thiết bị
bay không người lái vào hoạt động giám sát, thu thập dữ liệu; xây dựng bản đồ 3D trực quan,
chi tiết khu vực bị ảnh hưởng hoặc các khu vực rủi ro cao về lũ quét, sạt lở đất; nghiên cứu,
dự báo mưa lớn bằng mô hình số; xây dựng bản đồ WebGis (giải pháp cho phép quản lý,
phân tích, cập nhật, phân phối thông tin bản đồ trên mạng internet) sạt lở bờ sông, bờ biển;
các ứng dụng cảnh báo sớm động đất, sóng thần (14)… cho tàu thuyền và nhân dân sinh
sống, làm việc trên các vùng biển, hải đảo và ven biển.
● Sáu là, tạo điều kiện để ngư dân vươn khơi, bám biển, góp phần phát triển kinh tế, bảo
vệ môi trường và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Chú trọng các dự án kinh tế lớn nhưng
không làm ảnh hưởng đến quốc phòng - an ninh trên biển, không gây ảnh hưởng đến môi
trường, nhất là ở những địa bàn có vị trí chiến lược./.

Du lịch biển miền Nam


Với những người yêu thích khám phá sự mới mẻ, bạn có thể lựa chọn Nam Du và Côn Đảo.
Nếu Côn Đảo mang nét đẹp bí ẩn thì Nam Du lại thu hút bởi sự hoang sơ. Đây đều là những
địa điểm nằm cách xa đất liền, các dịch vụ về du lịch đều chưa mạnh bằng những nơi khác.
Nhưng bù lại, những gì chúng ta được cảm nhận lại là những điều tự nhiên nhất, gần gũi nhất
với đất, trời và biển. Đến với những nơi này sẽ là trải nghiệm lánh xa cuộc sống công nghệ,
tạm rời xa Internet, tạm quên đi mạng xã hội, gác lại công việc bộn bề, những gì bạn nên làm
chính là tận hưởng nắng biển, gió biển, là đi tắm biển ở nơi có làn nước trong xanh nhất, ăn
những món hải sản tươi ngon nhất vừa được đánh bắt lên là chế biến ngay… Một cuộc sống
mà các tín đồ du lịch hay gọi vui là “trở về thời tiền sử", thế nhưng chắc chắn đó sẽ là những
trải nghiệm cực kỳ đáng nhớ mà không phải ai cũng có được.
Đáng nói nhất phải kể đến đảo ngọc xinh đẹp Phú Quốc - hòn đảo hot nhất nhì tại Việt Nam
không chỉ thu hút các du khách trong nước mà ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến nhiều
hơn. Trái ngược với Nam Du và Côn Đảo, Phú Quốc nổi tiếng với du lịch nghỉ dưỡng, đi kèm
với đó là hàng loạt dịch vụ sang trọng, đẳng cấp, các khu resort 5 sao… Trong vài năm trở lại
đây, du lịch Phú Quốc cựa mình phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trở thành địa điểm thu
hút du khách từ Bắc vào Nam và cả các du khách nước ngoài. Là nơi ngắm hoàng hôn đẹp
nhất Việt Nam, đường bờ biển trải dài với làn nước xanh ngắt dù tham quan hay tắm biển
cũng đều thích, không những thế còn đang trên đà phát triển với những khu resort lớn như
Vinpearl… Quả thật, sẽ rất đáng tiếc nếu không đi Phú Quốc ít nhất một lần trong đời.

2. Du lịch rừng núi khu vực miền Bắc – Trung – Nam khác nhau như thế nào?
Du lịch rừng núi miền Bắc
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những nét riêng biệt không hề có ở các vùng lãnh thổ
khác trên đất nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi
Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương", với đỉnh cao nhất là
Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m. Những dãy núi
nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan

5
6

đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm.
Ngoài Sapa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa
danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quảng Bạ (Hà Giang), Bắc Hà
(Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)...được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng
của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền
núi.

Bên cạnh đó, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có những rừng cọ, đồi chè, vườn cây ăn
quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo thung lũng và cánh đồng ngát xanh men theo các dòng
sông đỏ nặng phù sa, tạo nên một cảnh sắc thân thuộc gắn liền với lịch sử dựng nước của dân
tộc Việt Nam. Bằng vẻ hùng vĩ cộng với không gian khoáng đạt, cảnh vật tĩnh mịch, êm đềm
và môi trường trong lành, vùng này đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc sâu đậm
cho mọi du khách.

Mặt khác, nơi đây còn có thêm những hệ thống hang động của địa hình Kasto thuộc vùng núi
đá vôi. Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ Thời kỳ đồ đá, tập trung
chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu và Hòa Bình. Ngoài giá trị thiên nhiên, các hang động
này còn có các sự tích hoặc gắn với các sự kiện lịch sử như Hang Pắc Bó (Cao Bằng). Du lịch
sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên vốn rất phong phú
gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5 vườn quốc gia và 20 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường,
với những danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thác Bà, lòng hồ sông Đà, Thác
Bản Giốc, Thác Bạc...

SAPA LÀO CAI – CẢNH ĐẸP NÚI RỪNG TÂY BẮC


Sapa được biết đến là xứ sở thần tiên của núi rừng Tây Bắc với phong cảnh hữu tình ẩn hiện
trong màn sương mờ ảo. Đến Sapa vào những dịp cuối hoặc đầu năm bạn thậm chí còn có thể
ngắm tuyết rơi như ở nước ngoài. Mỗi mùa trong năm Sapa lại có một vẻ đẹp riêng. Khi thì là
vẻ hoang sơ của núi rừng hùng vĩ, lúc lại là khung cảnh yên bình của những thửa ruộng bậc
thang vàng óng vào mùa gặt.
MỘC CHÂU – ĐIỂM DU LỊCH MIỀN NÚI PHÍA BẮC NHẤT ĐỊNH PHẢI TỚI
Mộc Châu nổi danh với những nông trại bò sữa hay những cánh đồng chè xanh ngát. Thiên
nhiên ưu ái cho Mộc Châu khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành nên rất thích
hợp cho những ai muốn tìm chốn bình yên sau những ngày làm việc vất vả. Tuỳ theo mùa mà
Mộc Châu lại được phủ thêm các sắc hoa đặc trưng của núi rừng miền Bắc như hoa đào, hoa
mận, hoa dã quỳ khiến bạn chỉ muốn ở đây lâu thêm chút nữa.
TÀ XÙA, SƠN LA – DU LỊCH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Tà Xùa là một xã thuộc tỉnh Sơn La với chỉ khoảng 450 hộ dân chủ yếu là người H’Mông.
Dù vậy Tà Xùa vẫn thu hút du khách gần xa đến thăm vì được mệnh danh là thiên đường
mây. Nằm ở độ cao từ 1500 mét so với mực nước biển, Tà Xùa vừa có khí hậu mát mẻ vừa
được bao quanh bởi mây trắng quanh năm. Bạn cũng có thể trải nghiệm văn hoá đặc sắc của
người dân bản địa khi đến thăm Tà Xùa nếu ở lại qua đêm và cùng sinh hoạt, ăn uống với
đồng bào nơi đây.
DU LỊCH CAO BẰNG THAM QUAN THÁC BẢN GIỐC VÀ SUỐI LÊNIN

6
7

Cao Bằng khá nổi tiếng với các địa danh lịch sử như suối Lê Nin, hang Pác Bó. Nhưng Cao
Bằng cũng là một thắng cảnh phía Bắc Việt Nam với những tuyệt tác thiên nhiên như thác
Bản Giốc. Giữa đại ngàn núi rừng, thác Bản Giốc đẹp như bước ra từ cổ tích khiến bạn phải
trầm trồ.
MAI CHÂU HÒA BÌNH – THUNG LŨNG NHỎ XINH PHÍA BẮC VIỆT NAM
Một điểm du lịch Tây Bắc hấp dẫn khác chính là Mai Châu Hòa Bình. Mai Châu cũng thu hút
du khách với những cảnh núi rừng hùng vĩ và các mùa hoa sặc sỡ. Ngoài ra, người dân nơi
đây cũng rất thân thiện và có nhiều hoạt động để bạn hiểu hơn về nét văn hoá độc đáo của
người Mường.
CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN - HÙNG VĨ ĐẠI NGÀN
Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc đến du lịch miền Bắc mà lại bỏ qua Hà Giang và Cao nguyên đá
Đồng Văn. Ngồi trên xe máy lượn lờ trên những cung đường Hà Giang và dừng chân trước
cảnh núi non hùng vĩ tại Đồng Văn để cảm nhận một Việt Nam thật tráng lệ. Sau đó lại men
theo những bản làng để đến khu phố cổ thăm dinh thự vua Mèo hay thưởng thức đặc sản địa
phương sẽ cho bạn một trải nghiệm thật trọn vẹn ở Tây Bắc Việt Nam.
NÚI YÊN TỬ - BỨC TRANH THIÊN NHIÊN ĐẦY MÀU SẮC
Núi Yên Tử là điểm dừng chân cuối cùng trong danh sách những điểm đến không thể bỏ qua
khi đến Tây Bắc. Đến Yên Tử để chữa lành hay đơn giản là nạp thêm năng lượng từ thiên
nhiên núi rừng. Núi Yên Tử cũng nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng và những rừng
hoa tạo nên bức tranh đa dạng màu sắc cho nơi đây.

Du lịch rừng núi miền Trung


Miền Bắc Trung Bộ
Vùng này nằm cuối cùng và tiếp giáp trên bản đồ các tỉnh miền bắc. Miền này chủ yếu là
những dãy núi phía Tây. Vị trí giáp với Lào có độ cao thấp và trung bình. Nơi cao nhất là
Thanh Hóa tầm 1000-1500m. Khu miền núi của Nghệ An, Hà Tĩnh được coi là đầu nguồn
của dãy Trường Sơn. Nơi đây có địa hình vô cùng hiểm trở, gồm nhiều dãy núi cao.

Tây Nguyên
Chúng có diện tích khoảng 54.473,7km2. Phần Tây Nguyên có vị trí tại phía Tây và Tây
Nam Trung Bộ. Phía Tây vùng này giáp với Lào và Campuchia. Phía Đông của vùng giáp với
vùng kinh tế Nam Trung Bộ. Phía Nam giáp với Đông Nam Bộ. Nơi đây có địa hình khá đa
dạng, tương đối phức tạp. Núi cao và cao nguyên chủ yếu được quy tụ tại đây.

Duyên hải Nam Trung Bộ


Địa hình vùng này chủ yếu là núi thấp và đồng bằng ven biển. Chiều ngang theo hướng Đông
Tây, hẹp hơn hẳn so với hai vùng trên, chỉ trong tầm 40-50km. Nơi đây có hệ thống sông
ngòi khá đa dạng, ngắn và dốc.

Nhìn chung, miền Trung có địa hình khá cao. Chúng thấp dần theo hướng miền núi đến đồi
gò trung du, xuôi theo đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi đi đến những đảo tại ven
bờ.

7
8

3. Du lịch đồng bằng khu vực miền Bắc – Trung – Nam khác nhau như thế nào?
3.1. Miền bắc
● Đặc điểm chung:
- Mạnh về du lịch tâm linh, tham quan di tích, làng nghề, lễ hội.
- Du lịch khám phá vì có nhiều hang động và vườn quốc gia
Vd Hà Nội: đẹp quanh năm. Có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hoá đa dạng, đứng đầu cả
nước về số lượng di tích

3.2. Miền Trung


● Đặc điểm chung:
- Nổi bật về du lịch Du lịch lễ hội và ẩm thực
- Du lịch về chiến trường xưa
- Du lịch chịu sự ảnh hưởng lớn bởi thời tiết
Vd: Cố Đô Huế Có bề dày lịch sử và phong phú cả về kiến trúc. Con người nơi đây cũng vô
cùng đặc biệt thông qua cách đi đứng ăn uống trang phục.

8
9

3.3. Miền Nam


● Đặc điểm chung:
- Du lịch sông nước, miệt vườn phát triển, đặc biệt là đồng bằng Sông Cửu Long.
- Du lịch hành hương và lễ hội tập trung đặc biệt ở Miền Tây.
- Du lịch mua sắm và du lịch ít chịu sự tác động bởi khí hậu
Vd: tp HCM, đô thị sầm uất, phát triển nhiều khu vui chơi giải trí mua sắm sôi nổi
An Giang: có nhiều các địa danh điểm tâm linh nổi tiếng

4. Nếu giới thiệu tuyến điểm đại diện DLVN cho du khách nước ngoài Bạn nên xây
dựng ntn với thời gian 1 tuần? 10 ngày?
Ngày 1: Hà Nội
- Đi thăm Hoàng Thành Thăng Long, , một di sản thế giới của UNESCO
- Tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngôi trường đầu tiên của đất nước và là một
trong những di tích văn hóa tiêu biểu của Hà Nội
- Dạo quanh phố cổ Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm) để trải nghiệm cuộc sống của người dân
địa phương và thưởng thức những món ăn đặc trưng của Hà Nội.
Ngày 2: Hà Giang
- Sông Nho Quế
- Khám phá cột cờ Lũng Cú
- Cao Nguyên đá đồng Văn
- Khám phá văn hóa (ẩm thực, trang phục, lễ hội, phong tục, tập quán) các tộc người
với bản làng người Mông, Dao, Tày.
Ngày 3: Hạ Long
- Đi thăm vịnh Hạ Long, một trong những kỳ quan thiên nhiên của thế giới
- Tham quan hang Sung Sot, một trong những hang động nổi tiếng nhất tại vịnh Hạ
Long
- Tham gia các hoạt động thể thao nước như lặn biển, kayak hoặc đi tàu thuyền để
khám phá vịnh.
Ngày 4: Huế
- Tham quan Cố đô Huế, một di sản thế giới của UNESCO
- Dạo quanh Kinh thành Huế và tham quan các di tích lịch sử như Thiên Mu Pagoda,
Đại Nội và Tự Đức Tomb.
- Tối xem Nhã Nhạc cung đình Huế.
Ngày 5-6: Đà Nẵng - Hội An
- Biển Mỹ khê, chùa Linh Ứng, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hill (cái này gần 1 ngày)
- Tham quan phố cổ Hội An, một di sản thế giới của UNESCO

9
10

- Dạo quanh các cửa hàng bán đồ handmade, mua sắm và thưởng thức những món ăn
đặc trưng của Hội An
- Tham gia lớp học nấu ăn để học cách nấu các món ăn đặc trưng của Hội An
- Tham gia các hoạt động như chèo thuyền, đi xe đạp để khám phá vùng đất xinh đẹp
này.
Ngày 7: Sài Gòn và Đồng Nai
- Tham quan Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những trung tâm kinh tế của Việt
Nam
- Tham quan Chợ Bến Thành,một trong những chợ đông đúc và nổi tiếng nhất của Sài
Gòn
- Phố Bùi Viện về đêm
- Đi thăm Công viên Địa đạo Củ Chi để khám phá lịch sử chiến tranh của Việt Nam
- Đi thăm Công viên quốc gia Nam Cát Tiên, nằm ở tỉnh Đồng Nai để trải nghiệm các
Ngày 8: Vũng Tàu
- Địa điểm tắm biển cụ thể, bãi trước bãi sau, nhà bảo tàng vũ khí
Ngày 9-10: Khám phá sông nước miền Tây:
- Cần Thơ: chợ nổi Cái Răng, Bến Ninh Kiều
- Sóc Trăng – Trà Vinh : văn hóa của các dân tộc Khmer cùng với đó sẽ là những l
- Cà Mau: đất mũi, khám phá ẩm thực đặc sản, trải nghiệm du lịch sinh thái tại Đất
Mũi, rừng u minh
5. Điểm nhấn về văn hóa của du lịch Việt?
Đất nước Việt Nam ta luôn tự hào là một quốc gia với bản sắc dân tộc phong phú, đa dạng
được lưu giữ qua hàng nghìn năm vẫn không hề bị mai một. Dải đất hình chữ “S” này là nơi
chung sống của 54 dân tộc với những đặc trưng riêng, tuy vậy 54 dân tộc ấy vẫn chung sống
thuận hòa, cùng nhau tạo nên một bức tranh đa sắc màu về truyền thống, văn hóa của dân tộc.
5.1. Vùng văn hóa Tây Bắc
Có nghệ thuật múa dân tộc đặc trưng như ''xoè'' Thái đã trở thành biểu tượng văn hóa Tây
Bắc, âm nhạc và ca hát ở đây cũng rất đặc biệt: Hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà bằng tre, bằng
đồng, hoặc bằng bạc... không thấy hoặc ít thấy ở các vùng khác, thơ ca Tây Bắc được sáng
tác để hát chứ không phải để đọc, nghệ thuật trang trí trang phục đã ở một trình độ cao. Giao
lưu văn hóa giữa các tộc người trong vùng diễn ra rất tự nhiên.
5.2. Vùng văn hóa Việt Bắc
Một trong những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng Việt Bắc là lễ hội
truyền thống, nhất là lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) của người Tày - Nùng. Đây là ngày hội
của toàn thể cộng đồng, thường diễn ra vào mùa Xuân, khi đất trời bước sang vào một năm
mới.
Về tín ngưỡng tôn giáo, tín ngưỡng dân gian của cư dân Tày - Nùng hướng niềm tin của con
người tới thần bản mệnh, trời đất, tổ tiên. Các thần linh của họ rất đa dạng, có khi là nhiều
thần như thần núi, thần sông.
5.3. Vùng văn hóa Châu thổ Bắc Bộ
Là vùng văn hóa có một bề dày lịch sử với mật độ dày đặc của các di tích văn hóa. Đền, đình,
chùa, miếu ... có mặt ở hầu khắp các địa bàn, tận các làng quê. Nhiều di tích nổi tiếng như
Hoàng Thành Thăng Long, đền Hùng, khu vực Cổ Loa, Hoa Lư, Lam Sơn, phố Hiến, chùa
Dâu, chùa Hương, chùa Tây Phương, đình Tây Đằng ...

10
11

Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam Bộ. Các thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn
dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét như hát quan họ, hát xoan, hát
chầu văn, hát chèo, múa rối ... Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành
hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề ... có mặt trên hầu khắp các làng quê Bắc Bộ.
5.4. Vùng văn hóa Trung bộ
Là vùng đất chứa nhiều dấu tích văn hóa chăm pa. Dọc miền Trung, nhiều di sản văn hóa hữu
thể còn tồn tại gồm: các tháp Chăm, tháp đôi Liễu, Cốc Thượng, tháp Núi Rùa (Huế); tháp
Phước Lộc, tháp Cánh Tiên, tháp Bánh ít, tháp Bình Lâm, tháp Thủ Thiện, ba ngôi tháp
Dương Long; tháp Nhạn; tháp Pô Nagar; cụm tháp Hòa Lai, cụm tháp Núi Trầm; tháp pô
Đam (hay Pô Tấm), tháp Phú Hải...
Các loại hình văn hóa, với Trung Bộ, làng làm nông nghiệp tồn tại đan xen với làng của ngư
dân. Bên cạnh lễ cúng đình của làng nông nghiệp là lễ cúng cá ông của làng làm nghề đánh
cá. Nghệ thuật biểu diễn: những điệu hò, điệu hát li, hát trò, hát sắc bùa, những bài ca trên
sông nước Hương Giang.
5.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên
Tín Ngưỡng Của Tây Nguyên
- Thần linh tôn thờ: là ông Trời, thần lúa sau đó là các vị thần núi, thần rừng, thần cây đa,
thần bản mệnh ...
- Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
- Lễ bỏ mả là một đặc trưng của vùng văn hóa Tây Nguyên.
Thời gian: tháng 10 khi mùa nương rẫy đã thu hoạch xong, bước vào mùa Ning Nang.
Lễ tiến hành trong 4 ngày: khi đã chuẩn bị đủ trâu, bò. lợn, gạo.
- Nghề thủ công: dệt thổ cẩm, trao đổi hàng hóa, làm gốm.
5.6. Vùng văn hóa Nam Bộ
- Có 2 đặc trưng chủ đạo là đồng bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của
người Chăm, người Khmer, người Hoa vào văn hoá Việt.
- Nam Bộ dành ưu tiên cho đạo Phật, kết hợp với tín ngưỡng vạn vật hữu linh và thờ cúng tổ
tiên. Chùa chiền có mặt ở khắp đồng bằng.
- Lễ hội rất đa dạng gồm 4 loại: lễ hội tín ngưỡng – tôn giáo, lễ hội nông nghiệp, lễ hội ngư
nghiệp, lễ hội văn hoá – lịch sử.
- Nam Bộ có một kho tàng văn học, văn nghệ dân gian phong phú. Đặc biệt, hát vọng cổ và
hát tài tử rất được người Nam Bộ ưa thích. Ngoài ra còn có một số thể loại văn học dân gian
đặc sắc khác là nói vè, nói tuồng, nói thơ.

6. Điểm nhấn về ẩm thực của du lịch Việt?


Đi dọc miền đất nước, cùng với những nét đặc trưng về vị trí, khí hậu, văn hoá phong tục tập
quán là sự khác biệt về ẩm thực. Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, cây lúa là
phương thức phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Mặc dù cuộc sống hiện đại có nhiều đổi thay
nhưng không thể quên đi nét văn hoá nông nghiệp này bởi vì kể từ xa xưa người dân đã bám
lấy việc canh tác lúa và phát triển chăn nuôi làm kế sinh nhai. Bữa cơm truyền thống của
người Việt không thể không nhắc đến hạt cơm, vốn được ví von là hạt “ngọc” của trời. Thêm
vào đó, cùng sự kết hợp của nhiều rau, củ, quả thanh đạm chứ không giàu dầu mỡ như
phương tây. Các loại nước chấm kèm theo cũng tạo nên những mùi vị đặc trưng trong cách

11
12

chế biến. Đi dọc theo dải đất hình chữ S, bạn sẽ được nếm thử nền ẩm thực phong phú và đầy
hương vị riêng biệt của mỗi vùng miền.

Ẩm thực Miền Bắc


Vốn là cái nôi của nền văn minh Việt Nam, ẩm thực miền Bắc được sàng lọc kỹ lưỡng từ bao
đời với vị thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ của quả sấu. Các món ăn có sự tương hỗ, đa
dạng trong cách trang trí, thanh tao, tinh tế trong hương vị. Với sự định cư lâu dài của các
triều đại phong kiến, Hà Nội là nơi lưu giữ tinh hoa ẩm thực miền Bắc. Hãy nếm thử những
mỹ vị nơi đất Hà Thành này với các món đặc trưng như Phở Hà Nội, bún chả, bún thang,
miến xào cua bể, bánh Tôm Hồ Tây, chả giò, bún ốc, thịt đông,... để có thể thưởng thức trọn
vẹn nhất văn hoá ẩm thực Việt Nam.

Chỉ cần lên tới Hòa Bình thôi là đã bắt gặp những món ăn chẳng thể thấy trên phố Hà Nội.
Rất nhiều quán bán thắng cố ngựa, món ăn đúng chất núi rừng. Xưa kia trong các phiên chợ
vùng cao, khách ở dưới xuôi cứ tò mò món thắng cố và thường e ngại không dám thử, bởi bà
con nấu đơn giản là cho hết lòng, thịt, xương vào đun trong nồi nước to, ai ăn sẽ múc ra bát,
chấm thịt với muối. Bây giờ hiện đại, thắng cố bán trong nhà hàng đã được cải biên thành
lẩu, có nhiều rau, đậu phụ, mì gói nên rất dễ ăn. Hương nồng nàn của nước dùng đun xương
với hồi, quế, thảo quả đặc biệt quyến rũ trong những bữa ăn bên dòng sông Đà mênh mang.

Cũng ở mạn Hòa Bình còn lừng danh với món cá lòng hồ, đủ các loại nhưng có lẽ ngon nhất
là các loại cá da trơn khổng lồ như nheo, ngạnh. Rồi gà thả sườn đồi cũng thưởng được người
bản địa tự hào bởi hương vị thơm, độ dai, chắc của thịt.

Đi xa hơn tới Mộc Châu, Sơn La, du khách sẽ được thưởng thức món bê chao nổi danh của
cao nguyên. Cùng với sữa bò, sữa dê thì món bê chao đã tạo thành thương hiệu ẩm thực xứ
này. Lạ lẫm và có phần thách đố là món nậm pịa đặc trưng của người Thái. Món này hơi khó
ngửi, chắc chỉ dành cho cánh đàn ông khi nếm cùng vài ly rượu men lá.

Ly kỳ hơn nữa là các món sâu tre, nhộng ong, nhộng tằm, nhìn khá ghê nhưng hàm chứa chất
dinh dưỡng tuyệt hảo. Các món sâu, nhộng này người yếu bóng vía không dám động đũa,
nhưng chủ quán nào có cũng đều tự hào coi là đặc sản, chỉ giới thiệu cho khách sành ăn. Sâu
tre cũng giống sâu chít, vốn được người ta đi núi làm nương, tìm thấy cây tre nào lá khô tức
là đã bị sâu ăn sắp chết thì chặt xuống, chẻ đôi ra để bắt lũ ấu trùng trong thân cây. Một công
đôi việc, bởi cây tre đã bị sâu thường khó sống, đằng nào cũng phải hạ để lấy chỗ cho măng
mọc vào mùa xuân.

Sống với núi rừng nên đồng bào có nhiều món mới nghe tưởng như đùa. Rêu suối là một điển
hình. Cách thức đi thu hoạch cũng đơn giản. Vào mùa rêu mọc nhiều trong dòng nước chảy
xiết, người ta ra suối lấy về, làm sạch, phơi khô, khi ăn sẽ nướng trong lá chuối hoặc hấp với
gia vị. Cũng khá thú vị là món cá suối, chẳng biết tên là gì, to nhỏ không đều nhưng đều gọi
chung là cá suối. Suốt dọc đường quốc lộ 6, hầu như quán cơm nào cũng có cá suối cho
khách đi đường nhấm nháp cùng với các món măng chế biến khác nhau.

12
13

Còn nữa, măng đắng xào thịt bò, măng nhồi thịt hấp, măng luộc ăn với mắm tôm, nhưng cầu
kỳ hơn cả là măng chua nấu cá. Món này rất hợp trong những bữa ăn có vài ly rượu, bởi vị
chua thanh nhẹ của măng, vị thơm tho của cá sẽ giúp giải rượu, chống say cho cánh đàn ông.

Một bữa ăn điển hình của người Thái sẽ không thể thiếu các loại rau, vừa mọc ở rừng, vừa
hái trong vườn, sau khi hấp chín sẽ được ăn với gia vị có trộn hạt mắc khén rang. Được gọi
bằng cái tên “tiêu rừng Tây Bắc”, mắc khén khi rang sẽ tỏa ra vị thơm ngát đặc trưng, góp
phần làm món ăn ngon hơn, kích thích tiêu hóa. Độc đáo hơn nữa là hạt dổi. Thứ hạt được coi
là quý như vàng này nếu gia giảm vào các món cá nướng, thịt nướng sẽ tỏa ra hương thơm
đặc biệt quyến rũ khiến khách phương xa nhớ mãi không quên.

Suốt dọc đường quốc lộ 6, hầu như quán cơm nào cũng có cá suối cho khách đi đường nhấm
nháp cùng với các món măng chế biến khác nhau

Trong những phiên chợ ở Hà Giang, giới trẻ thường mải mê với tà váy Mông nhịp nhàng theo
bước chân nàng sơn cước, còn người lớn tuổi thường thích thử nếm vài món ăn và xôi ngũ
sắc rất được nhiều người ăn cho biết. Hạt gạo nếp trước khi đồ sẽ được bà con ngâm với nước
màu chế từ các loại cây khác nhau, khi chín sẽ cho ra màu đỏ, tím, vàng, xanh… Ở đây,
người ta thường ăn xôi chỉ với một chút muối vừng, ít ai ăn cùng giò chả, thịt kho như thành
phố, nhưng trong một buổi sớm mù sương, nếm gói xôi ngũ sắc sẽ thấy hương vị đặc biệt
thơm ngon. Sang trọng hơn một chút thì nếm bánh cuốn có nước chấm chả thịt nướng hoặc
thịt băm, có khi đập thêm trứng gà vào lớp bột tráng cho thơm.

Ở một dải biên cương phía Bắc, hương vị của món ăn đã khác miền xuôi nhiều lắm, ly kỳ
hơn một chút là các món phở vịt quay mà nổi danh nhất là ở Trùng Khánh, phở chua ở Lạng
Sơn, cháo ấu tẩu ở thành phố Hà Giang. Ấu tẩu vốn là loại củ có độc, không biết từ bao giờ
bỗng được người ta nghĩ ra cách chế biến để khử độc, khi nấu cháo sẽ có mùi thơm đặc biệt
và thường chỉ bán buổi đêm.

Cầu kỳ và sang trọng thì có khâu nhục và lạp xưởng. Để nấu được khâu nhục, chủ nhà cần
chuẩn bị cả ngày trời, từ ướp thịt cho tới việc dùng kim châm vào bì lợn, sau đó nấu chung
với khoai môn và dưa chua và không thể thiếu rượu Mai Quế Lộ để tạo ra vị thơm đặc trưng.
Lạp xưởng thì ngon nhất là chế biến từ thịt lợn đen, giống lớn còn được biết với các tên “lợn
cắp nách” hay “lợn tên lửa”. Trong các dãy phố ở Trùng Khánh, Cao Bằng, du khách đi dạo
thường bắt gặp những dải lạp xưởng hong nắng dưới mái hiên, đây chính là món tuyệt vời để
mua về dành tặng bạn bè.

Ẩm thực miền Trung


Vốn là mảnh đất ít được thiên nhiên ưu ái, quanh năm cằn cỗi, đầy nắng gió lại gồng mình
gánh lấy những cơn thịnh nộ của đất trời. Có lẽ vì vậy con người ở đây biết cách biến khó
khăn thành sức mạnh, mang tư tưởng vào trong ẩm thực, biến tấu những thứ sẵn có thành
những sản vật tuyệt vời, mang đậm bản sắc và hơi thở của mảnh đất này. Ẩm thực nơi đây
thiêng về cay và mặn, đơn giản mà lại tinh tế với sự đan xen giữa ẩm thực cung đình và
đường phố. Một bên cầu kì, trọng hình thức, nặng lễ nghi, còn một bên thì dung dị, giản đơn.

13
14

Ớt là nguyên liệu không thể thiếu, là gia vị được người ta hết sức chú trọng trong các món ăn,
ấy thế nên đã tạo nên một bản sắc riêng không trộn lẫn với bất kì nơi nào. Bún bò Huế, mì
Quảng, cao lầu, bánh bèo, bánh đập, chả ram,... là những món làm say đắm lòng người ngay
từ cái nhìn đầu tiên, mang một phong thái riêng không lẫn vào đâu được của ẩm thực miền
Trung.

Ẩm thực Miền Nam


Nhắc đến ẩm thực miền Nam là không quên nhắc đến hương vị ngọt béo của đường và nước
cốt dừa. Với vị trí thuận lợi, thiên nhiên mang đến trao tặng những sản vật giàu đẹp, và
những con người hào sảng, phóng khoáng góp phần làm màu sắc bức tranh ẩm thực nơi đây
được khắc họa một cách sinh động, mang những nét chấm phá độc đáo và riêng biệt. Cá lóc
nướng trui, thịt kho nước dừa, canh chua cá bông lau, cá kho tộ, lẩu mắm,.. là những nguyên
liệu bình dị đơn sơ, đậm chất dân dã của miền Tây sông nước mà lại tạo nên một phong thái
riêng của ẩm thực nơi đây. Miền Nam không thích trung hoà, vị nào phải ra vị đó, và phải đạt
cực điểm.

7. Điểm nhấn về cảnh quang của du lịch Việt?


7.1. Hệ thống biển đảo, vịnh
● Đảo Phú Quốc
- Là hòn đảo lớn nhất.
- Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang, bao gồm cả huyện Phú Quốc
được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2006
- Những yếu tố thuận lợi có một không hai, cộng với vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết nơi
đây đã biến Phú Quốc trở thành một điểm nhấn về cảnh quan của du lịch Việt Nam
- Điểm tham quan: Bãi Dài, VQG Phú Quốc
● Vịnh Hạ Long
- Vịnh có 2 lần được UNESCO công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới
- Vịnh có hình tam giác với 3 đầu và 3 đảo lớn: đầu Gỗ, hồ Ba Hầm, đảo Công Tây.
Xung quanh vịnh là những dãy núi đá vôi dưới tác động của tạo hóa mang đến hình
ảnh lạ mắt, độc đáo.
7.2. Hệ thống hang động
● HANG SƠN ĐOÒNG
- Khu rừng nhiệt phát triển ngay trên trong lòng hang
- Sông ngầm bên trong hang và bức tường Việt Nam
- Sở hữu một thời tiết riêng ngay bên trong hang
● CỤM HANG ĐỘNG TRÀNG AN
- Động dài nhất ở đây khoảng 350 – 400m. Nước ngập cao nên nhiều đoạn du khách
phải cúi người để tránh đụng phải đầu.
7.3. NÚI, RUỘNG BẬC THANG
● Miền Bắc
- Dãy hoàng liên sơn, đặc biệt là đỉnh fansipan
- Cao nguyên đá Đồng Văn
- Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
- Sông Nho Quế.

14
15

● Miền Trung
- Đỉnh Lang Biang
- Đường đèo Hải Vân
● Miền Nam
- Núi Bà Đen
- Núi Chứa Chan

8. Trang phục
Trong bức tranh trang phục đầy màu sắc và nổi bật của các dân tộc Việt Nam, trang phục đặc
trưng của mỗi vùng miền thể hiện văn hóa cũng như tính cách, phong thái riêng của mỗi
vùng.
Miền Bắc
Được may bằng bốn khổ vải hẹp với thắt lưng quanh bụng, phần dưới thắt lưng gồm nhiều tà
áo với đầy đủ màu sắc phấp phới, áo tứ thân được xem là trang phục truyền thống của người
phụ nữ Miền Bắc. Với những nét thanh tao, kín đáo bởi thiết kế hở phần ngực, được che bằng
chiếc yếm lụa có màu trắng hay ngà tự nhiên, phía dưới là váy hoặc quần đen, hình ảnh áo tứ
thân đi kèm là chiếc nón quai thao thường được các liền anh, liền chị miền Bắc mặc trong các
lễ hội truyền thống. Những người phụ nữ miền Bắc mặc áo tứ thân theo kiểu mớ ba, mớ bảy,
tức là cùng một lúc mặc ba hoặc bảy cái áo lồng vào nhau, mỗi cái một màu. Áo tứ thân, nón
quai thao, câu hát quan họ là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp vẫn được giữ gìn từ bao đời
nay.
Miền Trung
Hễ nhắc đến Việt Nam, không ai quên nhắc đến tào áo dài mỏng manh và thanh tao, áo dài
vốn là trang phục truyền thống và là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Được kế
thừa một cách sáng tạo những nét đẹp và độc đáo từ chiếc áo tứ thân của người Kinh, áo dài
của người Chăm, Tày, Nùng… phần trên thiết kế ôm sát thân, phần dưới có hai tà áo suông
mềm mại xuôi theo ống quần, hai tà trước và sau của áo dài kéo từ cổ xuống mắt cá chân và
trùm lên chiếc quần ống rộng có gấu chạm đất, tà áo dài mộng mơ đã làm xao xuyến những
trái tim du khách khi đến với Việt Nam. Áo dài vốn bắt nguồn từ mảnh đất miền Trung trong
thời phong kiến xa xưa, nhưng ngày nay đã được sử dụng rộng rãi và trở thành một nét đẹp
trong văn hóa của dân tộc Việt. Tà áo dài miền Trung cố đô Huế trở thành biểu tượng và gắn
liền với hình ảnh người con gái xứ Huế. Gam màu tím mộng mơ, trầm lắng mang vẻ đẹp của
những người thiếu nữ kinh kỳ men theo những con sông, bên Cầu Tràng Tiền khiến cho du
khách thêm yêu vẻ trữ tình của mảnh đất Cố đô này.
Miền Nam
Khác với vẻ yểu điệu, thướt tha của áo tứ thân hay tà áo dài, áo Bà ba luôn gắn liền với các
vùng quê Việt Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long. Miền Nam với đặc trưng của nhiều hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nắng gió là những sản phẩm được ưu ái đến mức dư
thừa, nên chít eo, xẻ tà thấp thôi để thoải mái trong cách vận động, di chuyển mà không làm
mất đi vẻ dịu dàng, e ấp của người con gái miền sông nước. Là một trang phục tạo sự thoải
mái, tiện lợi cho việc đồng áng, thường đặc trưng bởi những màu tối như màu đen, màu nâu,
bằng lá bàng, vỏ cây đà, cây cóc hoặc trái dưa nưa tạo sự sạch sẽ và dễ giặt giũ. Chiếc áo bà
ba được thiết kế xẻ ở hai bên hông, gần vạt áo có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng
những vật dụng nhỏ. Ngày nay, chiếc áo bà ba được cách điệu dần với những gam màu sặc

15
16

sỡ, những khung bậc trầm bổng của màu sắc dần làm chiếc áo bà ba quen việc đồng áng năm
xưa ngày càng yểu điệu, thanh tao hòa nhịp cùng nhịp điệu của đời sống hiện đại và của bạn
bè năm châu.
9. Giọng nói
Giọng nói là phương tiện phản ánh những đặc trưng văn hóa của mỗi khu vực, là cơ sở để
nhận ra đồng hương cùng sinh sống trên một vùng miền của cả nước. Trên cùng lãnh thổ Việt
Nam, có sự khác biệt rõ nét trong giọng nói giữa 3 vùng Bắc, Trung, Nam.
Miền bắc sở hữu chất giọng thanh tao, tiếng nói ríu rít như chim hót. Ưu điểm của giọng bắc
là phân biệt rõ ràng các phụ âm cuối [C] và [T], [N] và [NG] và đầu [D] và [GI]. Phân biệt
các dấu hỏi, ngã. Nhược điểm của giọng bắc là không phân biệt [CH] và [TR] nói thành
[CH], [S] và [X] nói thành [X].
Dọc theo bờ lãnh thổ vào Thanh Nghệ Tĩnh, âm thanh của giọng miền bắc dường như dần
dần có vẻ có chút khác biệt, tuy vẫn còn âm điệu của giọng bắc nhưng một số âm điệu và
nhiều từ khác miền Bắc được thêm vào. Giọng Miền Trung được nhiều người cho rằng là
chất giọng nghe không quen sẽ không thể hiểu được, cao bổng và nặng nhẹ theo những cách
riêng biệt. Giọng Miền Trung không còn phân biệt dấu hỏi dấu ngã với sự phát âm nửa vời,
không hỏi không ngã, có lúc trầm xuống gần với dấu nặng.
Giọng miền Nam mềm mại hơn mảnh đất miền Trung. Những người Miền Nam không phân
biệt phụ âm cuối [C] và [T] nói thành [C], [N] và [NG] nói thành [NG]. Phụ âm đầu [V] đều
nói là [D]. m đầu [R] thường phát âm là [G] ví dụ cá rô thành cá gô. Nhiều vùng không nói
được âm đầu [H] mà biến thành gần như [GU], ví dụ Hoàng thành Quàng. Giọng Miền Nam
không phân biệt hỏi ngã cũng như giọng Miền Trung.
Dù hay hay không, dù mềm mại hay thô cứng, dù dễ nghe hay khó hiểu thì giọng của mỗi
vùng miền nên được gìn giữ như một di sản quốc gia, bởi chúng đáng được trân trọng, và
đáng được giữ gìn
10. Khí hậu
Khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm
lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa.
Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và
vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên
cao, từ bắc vào nam và từ đông sang tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc
nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ
ở châu Á.
Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là
khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc (từ lục địa châu Á tới) và gió mùa đông Nam (thổi qua Thái Lan-Lào và Biển
Đông), có độ ẩm cao. (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió
mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa
khô và mùa mưa).
Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam còn có những vùng tiểu khí hậu. Có nơi có
khí hậu ôn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục
địa như Lai Châu, Sơn La. Đây là những địa điểm lý tưởng cho du lịch, nghỉ mát.

16
17

Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ bắc vào nam.
Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25oC (Hà Nội 23oC, Huế 25oC, thành phố Hồ
Chí Minh 26oC). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào các tháng Mười Hai và
tháng Giêng. Ở vùng núi phía Bắc, như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt độ xuống tới
0oC, có tuyết rơi.
Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng
mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Do ảnh
hưởng gió mùa và sự phức tạp về địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như
bão, lũ lụt, hạn hán.
Sông ngòi: Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10 km),
chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông
Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các
sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ m3 nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành
mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt.

Miền Trung
Trung Bộ được chia làm 3 khu vực chính là Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và khu
vực Tây Nguyên. Bắc Trung Bộ là đầu nguồn dãy núi Trường Sơn (khu miền núi Hà Tĩnh,
Nghệ An), địa hình hiểm trở, gồm các núi có độ cao trung bình - thấp và các vùng đồng bằng.
Khu vực Tây Nguyên chủ yếu là cao nguyên và núi cao. Còn lại khu vực Duyên hải Nam
Trung Bộ địa hình đồng bằng ven biển và núi thấp.

Tóm lại, miền Trung Việt Nam có đặc điểm địa hình khá cao, thấp dần theo hướng khu vực
núi cao đến trung du, đồng bằng rồi ra biển.

Khí hậu miền Trung cũng có nhiều đặc điểm tương đồng với đặc điểm khí hậu Việt Nam.
Trung Bộ có khí hậu khá ôn hòa với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Về mặt khí hậu,
miền Trung được chia theo 2 khu vực khí hậu:
Khu vực Bắc Trung Bộ (gồm các tỉnh Bắc đèo Hải Vân)
Vào mùa hạ, thời tiết khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao. Đặc biệt có giai đoạn
ở một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, nhiệt độ có thể lên đến 40-42 độ C.
Đặc biệt vào mùa này có gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh. Gió thổi từ Lào, gặp dãy
Trường Sơn tạo thành hiện tượng gió phơn, khiến thời tiết cực khô và nóng, độ ẩm trong
không khí giảm thấp.
Vào mùa đông, do ảnh hưởng từ các đợt gió mùa Đông Bắc, toàn bộ khu vực Bắc Trung Bộ
nhiệt độ giảm, thời tiết lạnh giá, còn kèm theo mưa do hơi nước từ biển vào khiến trời trở nên
giá rét hơn. Đây cũng là điểm khác so với khí hậu miền Bắc vào mùa đông thường khô hanh
nhưng không có mưa.

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ (các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải
Vân)
Ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ mùa đông khá dễ chịu vì ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc hầu như bằng không vì có dãy Bạch Mã chắn ngang. Tuy nhiên vào mùa hè lại khá nóng

17
18

vì gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, thổi từ vịnh Thái Lan qua dãy Trường Sơn tạo hiệu
ứng phơn khô nóng.

Trên toàn miền Trung, tình hình hạn hán và mưa lũ diễn ra khá trầm trọng. Vào mùa khô,
nhiệt độ tăng cao, độ ẩm không khí giảm mạnh khiến đất đai, cây cối, sông ngòi đều gần như
cạn kiệt sức sống. Đặc biệt đã xảy ra rất nhiều vụ cháy rừng tự nhiên do nhiệt độ cao, cây cối
khô héo. Điều này gây ra thiệt hại lớn đối với bầu khí quyển xanh. Mùa khô thì hạn hán, còn
mùa mưa thì lũ chồng lũ, bão chồng bão. Bắt đầu từ khoảng tháng 9 hàng năm, đặc biệt vào
tháng 10 và 11, miền Trung sẽ liên tục phải hứng chịu những trận mưa bão cường độ mạnh,
lượng mưa dao động từ 250mm đến 450mm tùy từng khu vực. Mưa kéo dài gây ra xói mòn,
lũ quét ở nhiều nơi.

7 Vùng Du Lịch Việt Nam -


Trung Du Và Miền Núi Phía Bắc
Vùng Trung Du và Miền Núi Phía Bắc là 1 trong 7 vùng du lịch Việt Nam, gồm 14 tỉnh
thành, với những nét riêng biệt độc đáo không thể tìm thấy ở các vùng khác trên đất nước ta.
Điểm nổi bật nhất của vùng là nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ bị chia cắt mạnh, tạo nên
nhiều địa hình, cảnh quan đặc sắc và di tích tự nhiên như thung lũng mở rộng, thác nước,
hang động, vực thẳm,... Những đồi chè, rừng cọ, vườn cây ăn quả bên cạnh những đỉnh đồi
và cánh đồng ngát xanh men theo các dòng sông đỏ nặng phù sa, tạo nên những bức tranh
tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng.
Vùng du lịch này có 5 trọng điểm thu hút khách du lịch:
Hà Giang: Nơi đây có mốc biên giới Lũng Cú cùng nhiều địa danh nổi tiếng mang đậm
phong vị đặc trưng vùng núi đồ sộ, hùng vĩ phía Bắc như Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh
quan Mã Pí Lèng, cảnh quan Mèo Vạc, Na Hang,... sẽ làm mãn nhãn bất cứ du khách nào ghé
thăm.
Thái Nguyên - Lạng Sơn: Với nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Hồ Núi Cốc, cửa khẩu
Đồng Đăng, Khu nghỉ mát Mẫu Sơn, Cây đa Tân Trào, Di tích ATK Định Hóa,...
Lào Cai: Nơi đây thu hút du khách với những địa danh nổi tiếng như Đỉnh núi Fansipan -
“nóc nhà Đông Dương”, cùng khu nghỉ mát Sapa, vườn quốc gia Hoàng Liên, cửa khẩu quốc
tế Lào Cai,...
Phú Thọ: Mảnh đất linh thiêng của Vua Hùng là điểm du lịch nổi tiếng với lễ hội Đền Hùng,
hệ thống di tích thời đại Hùng Vương và khu du lịch hồ Thác Bà.
Sơn La - Điện Biên: Hồ Sơn La, Mộc Châu, di tích lịch sử Điện Biên Phủ, cửa khẩu quốc tế
Tây Trang, Mường Phăng,... là những danh thắng đáng ghé thăm khi có dịp tới vùng du lịch
này.

Đồng Bằng Sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc


Là cái nôi của nền văn minh sông Hồng, đây là vùng du lịch có hệ thống tài nguyên du lịch
nhân văn nổi bật và mang thương hiệu đặc trưng của vùng, có sức hấp dẫn du khách cao.
Vùng gồm 11 tỉnh thành, bao gồm thủ đô Hà Nội. Điều kiện địa lý tự nhiên và thời tiết đã
điểm tô cảnh sắc nơi đây những màu rất riêng. Tuy nơi đây mang phong cách hiện đại nhưng
những nét cổ xưa vẫn không hề phai mờ. Thêm nữa, chính những đặc điểm cổ kính này đã
tạo nên sự hiếu kỳ, thích thú với những du khách từ xa đến.

18
19

Vùng gồm 3 trọng điểm du lịch:


Thủ đô Hà Nội: Có hệ thống di tích lịch sử văn hóa đồ sộ như Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Mỹ
thuật, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hồ Gươm, Hoàng thành Thăng Long
cùng nhiều kiến trúc nghệ thuật, làng nghề thủ công truyền thống,...
Quảng Ninh - Hải Phòng: gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc, tiêu biểu là Hạ Long - Cát
Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn, Tiên Lãng,...
Ninh Bình: Với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng: Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Tràng
An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chúc - Ba Sao, Bái Đính và quần thể di tích, cảnh quan
vùng phụ cận.

Bắc Trung Bộ
Vùng du lịch thứ 3 trong danh sách là Bắc Trung Bộ. Nếu ở trung du miền núi phía Bắc có
nhiều di tích lịch sử cùng các dân tộc thiểu số thì tại Bắc Bộ lại tập trung nhiều danh lam
thắng cảnh cùng các khu du lịch. Hơn nữa, các tỉnh thành thuộc khu vực này đều là những
điểm đến của rất nhiều du khách khi vừa muốn tham quan vừa nghỉ ngơi, thư giãn.
Vùng du lịch Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh thành trải dài từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế
với 4 điểm du lịch trọng điểm như:
● Thanh Hóa và phụ cận: Gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến
En và đô thị du lịch Sầm Sơn.
● Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh: Gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu
Treo, núi Hồng - sông Lam, Xuân Thành…
● Quảng Bình - Quảng Trị: Gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng - Cửa Việt,
đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.
● Thừa Thiên Huế: Là một tỉnh thành mang đậm tinh hoa lịch sử Việt Nam, với những
khu di tích như Cố Đô Huế, Chùa Hương, Cầu Tràng Tiền,…

Duyên Hải Nam Trung Bộ


Vì cả vùng duyên hải Nam Trung Bộ đều giáp biển tạo nên một đường bờ biển dài, có nhiều
bãi biển đẹp với khí hậu ấm áp quanh năm nên khu vực này được xem là nơi thích hợp để
phát triển du lịch biển. Do đó, có hàng nghìn du khách rất thích đến những nơi này để được
hòa mình vào dòng nước xanh mát, tham gia những hoạt động thể thao trên biển hay thăm
quan những di sản văn hóa và đặc biệt là được thưởng thức những món ăn hải sản rất tươi
ngon do chính tay những ngư dân ở đây săn được.
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành với 3 khu vực du lịch trọng điểm:
● Đà Nẵng - Quảng Nam: Nổi tiếng với các khu du lịch như: Bán đảo Sơn Trà, Đèo Hải
Vân, Hội An, Mỹ Sơn,…
● Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa: Gắn liền với các khu du lịch, bãi tắm như vịnh
Nha Trang, Cam Ranh, Đầm Ô Loan, Phương Mai,…
● Bình Thuận: Gắn liền với những đồi cát trắng, bãi biển Mũi Né, đảo Phú Quý,..
Tây Nguyên
Khi đến với Tây Nguyên, bạn sẽ có cơ hội tham gia Festival hoa Đà Lạt tràn ngập sắc hoa vô
cùng đa dạng, phong phú, lễ hội cà phê ở thành phố Buôn Mê Thuột, nghỉ ngơi, thư giãn tại
các khu nghỉ dưỡng trên núi, cưỡi voi qua sông Sepepok, đi thuyền độc mộc, leo núi, đi cầu

19
20

treo… hay tìm hiểu nét văn hóa, phong tục của bà con Tây Nguyên với các nhà rông, nhà
mồ…
Vùng Tây Nguyên: bao gồm 3 khu vực du lịch trọng điểm:
● Đà Lạt: Nổi tiếng với cái tên thành phố ngàn hoa, gắn liền với các địa điểm du lịch
như: Đan Kia – Suối Vàng, Hồ Tuyền Lâm, Thung Lũng Tình Yêu,…
● Đắk Lắk: Với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, vườn quốc gia Yok Đôn,..
● Gia Lai – Kon Tum: Tiếp giáp với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Yaly, Măng Đen,..

Đông Nam Bộ
Không có nhiều biển như duyên hải Nam Trung Bộ hay nhiều núi như khu vực phía Bắc
nhưng Đông Nam Bộ vẫn là một địa điểm thu hút rất đông khách du lịch khi có nhiều khu du
lịch đặc sắc như Hồ Cốc, di tích Tàu không số trên dòng sông Ray, làng Bưởi Tân Triều, núi
Bà Đen, khu du lịch Đại Nam… có thể mang đến cho bạn những trải nghiệm độc đáo và lý
thú.
Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh thành) có 3 trọng điểm du lịch trọng yếu:
● TP.Hồ Chí Minh (Sài Gòn): Một trong những trung tâm sầm uất với những hệ thống
di tích lịch sử văn hóa nội thành, gắn với khu du lịch Cần Giờ.
● Vũng Tàu: Gắn liền với những khu du lịch như bãi tắm Long Hải, Phước Hải, Côn
Đảo.
● Tây Ninh: Tiếp giáp với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và các khu du lịch như núi Bà
Đen, Hồ Dầu Tiếng.

Tây Nam Bộ Và Đồng Bằng Sông Cửu Long


Đến với vùng du lịch Tây Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long, bạn sẽ có cơ thể được
thưởng thức những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng này như được trải nghiệm di chuyển
bằng thuyền, xuôi theo dòng nước qua các rặng dừa xum xuê, tham quan các hoạt động
thường ngày của người dân địa phương, các chợ nổi, ngắm nhìn quang cảnh sông Vàm Cỏ,
các khu vườn đầy cây ăn trái hay nếm thử các món ăn đặc sản như đuông dừa, cháo cá lóc,
cháo cua đồng, lẩu mắm ,...
Với 13 tỉnh thành miền Tây Nam Bộ, vùng có 4 trọng điểm du lịch bao gồm:
● Cần Thơ: văn hóa chợ nổi Cái Răng,..
● Cà Mau: Với những địa điểm du lịch như Rừng U Minh, Năm Căn Mũi Cà Mau
● Tiền Giang - Bến Tre:với các khu du lịch miệt vườn Thới Sơn
● Đồng Tháp - An Giang: Nổi tiếng với các địa điểm du lịch vườn quốc gia Tràm Chim,
Tứ giác Long Xuyên,...

20

You might also like