You are on page 1of 4

TRẢ LỜI CÂU HỎI

- Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2, tiếp giáp vùng biển của các
nước Trung Quốc, Ca-pi-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xin-go-po, In-đô-nê-xi-a,Bru nây, Phi-lip-pin.

- Quan sát hình 24.2

- Nhiệt độ nước biển tầng mặt tháng 7 cao hơn tháng 1; biên độ nhiệt tháng 1 và tháng 7 nhỏ (tháng 1
có biên độ nhiệt cao hơn tháng 7).

- Vào tháng 1, nhiệt độ nước biển tầng mặt tăng dần từ phía bắc vào phía nam.

- Vào tháng 7, nhiệt độ nước biển tầng mặt ở vùng biển phía bắc và phía nam nhiệt độ nước biển tầng
mặt lại tăng dần từ bờ ta ngoài khơi.

- Dựa vào hình 24.3

Dòng biển hình thành trên Biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính: dòng biển mùa đông chảy theo
hướng đông bắc, dòng biển mùa hạ chảy theo hướng tây nam.

Một số tài nguyên của vùng biển nước ta là

- Khoáng sản: dầu khí, khoáng sản, phi kim loại, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác
khoáng.

- Hải sản: cá, tôm, cua, rong biển… là cơ sở cho ngành khai thác hải sản.

- Mặt nước: cơ sở cho ngành giao thông trên biển.

- Bờ biển: các bãi biển đẹp, vũng, vịnh kín gió là cơ sở để phát triển ngành du lịch, xây dựng hải cảng.

Một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta?

Thiên tai thường gặp ở nước ta là bão, lụt, sạt lở bờ biền.

Muốn khái thác bền lâu và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần làm

Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ tốt hơn.


TÌM KIẾM THÔNG TIN

Biển Đông là tên gọi riêng của Việt Nam để nói đến vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng
Anh) hay Mer de Chine méridionale (tiếng Pháp), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình
Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km². Đây
là biển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập. Vùng biển này và các quần
đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng.

Địa danh trong Biển Đông

Vịnh Bắc Bộ là phần Biển Đông giữa miền Bắc Việt Nam với Đảo Hải Nam miền Nam Trung Quốc. Bờ phía
tây là bờ biển Việt Nam từ Thanh Hóa đến Móng Cái. phía bắc từ Móng Cái trở sang phía đông là 2 tỉnh
Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc với bán đảo Lôi Châu. Bờ đông là đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Trong vịnh có hàng nghìn đảo nhỏ, với các đảo trong vịnh Hạ Long được UNESCO xếp loại là di sản thiên
nhiên thế giới. Đảo Bạch Long Vĩ thuộc Việt Nam ở giữa vịnh, có diện tích khoảng 2,5 km².

Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa Biển Đông đã được nhiều chính quyền Việt Nam liên tục
thực hiện chủ quyền từ nhiều thế kỷ qua. Quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ một
phần từ năm 1956 và hoàn toàn từ năm 1974. Tranh chấp chủ quyền, một phần hay toàn bộ, cũng đã
diễn ra tại quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và
Đài Loan.

Những lý do chính để các nước tranh chấp chủ quyền hai quần đảo trên là:

Diện tích lãnh hải với đặc quyền kinh tế và việc triển khai quốc phòng.

Biển Đông nằm trên một trong những đường giao thông hàng hải lớn trên thế giới, có nguồn thủy sản và
tiềm năng dầu khí.

Hiện nay sự tranh chấp đang được các bên thương lượng đàm phán vì sự hòa bình và ổn định trong khu
vực để phát triển kinh tế.

có thể chia biển của Việt Nam ra làm bốn vùng.

Vùng biển có mùa đông lạnh: từ đèo Ngang trở lên phía Bắc của vịnh Bắc bộ

Vùng biển có mùa đông lạnh vừa: từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Vùng biển ít có ảnh hưởng của gió mùa mùa đông: từ Bình Định đến Thành phố Hồ Chí Minh

Vùng biển không có mùa đông: vùng biển Nam bộ bao gồm cả vịnh Thái Lan

Cách phân vùng này thường thấy trong các chương trình dự báo thời tiết
Vịnh Bắc Bộ, trước năm 1975 còn được gọi là Vịnh Bắc Phần, Vịnh Đông Kinh hay Vịnh Bắc Việt là vịnh
nước mặn nằm giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Địa lý

Với diện tích khoảng 126.250 km², vịnh Bắc Bộ là nhánh tây bắc của Biển Đông và là một phần của Thái
Bình Dương. Vịnh có hai cửa biển: eo biển Quỳnh Châu rộng 35,2 km giữa bán đảo Lôi Châu và Đảo Hải
Nam thuộc Trung Quốc và cửa chính của vịnh được xác định là đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng
Trị, Việt Nam và mũi Oanh Ca, Hải Nam, Trung Quốc, rộng 110 hải lý (khoảng 200 km). Trong phạm vị đó,
Việt Nam có 763 km bờ vịnh, Trung Quốc có 695 km.

Vịnh Bắc Bộ tương đối nông (chiều sâu chưa tới 60m). Sông Hồng là con sông chính chảy vào vịnh này.
Thành phố Hải Phòng và Vinh (tỉnh Nghệ An) thuộc Việt Nam và Bắc Hải (tỉnh Quảng Tây) thuộc Trung
Quốc là những hải cảng chính trong vịnh. Đảo Hải Nam của Trung Quốc là bờ phía đông Vịnh. Các đảo
nhỏ khác trong vịnh gồm đảo Bạch Long Vĩ, Cát Bà, của Việt Nam và Vị Châu, Tà Dương của Trung Quốc.

Tài nguyên biển ( năm 2015 )

Tài nguyên biển

Việt Nam có 3260 km bờ biển với vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2, diện tích có khả năng nuôi trồng
thuỷ sản là 2 triệu ha trong đó 1 triệu ha nước ngọt; 0,62 triệu ha nước lợ và 0,38 triệu ha nước mặn.
Phần lớn diện tích này đã được đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

Biển nước ta còn có 2.028 loài cá biển, trong đó có 102 loài có giá trị kinh tế cao, 650 loài rong biển, 300
loài thân mềm, 300 loài cua, 90 loài tôm, 350 loài san hô… Biển nước ta có trữ lượng cá khoảng 3,6 triệu
tấn, tầng trên mặt có trữ lượng 1,9 triệu tấn, tầng đáy có trữ lượng 1,7 triệu tấn. Ngoài ra còn có 40.000
ha san hô ven bờ, 250.000 ha rừng ngập mặn ven biển có sự đa dạng sinh học cao. Trong đó có 3 khu
sinh quyển thế giới là: vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định), rừng Sác Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) và
vườn quốc gia Cát Bà (hải Phòng). Đồng thời nước ta còn có 290.000 ha triêu lầy, 100.000 ha đầm phá.

Tài nguyên khoáng sản

Nước ta nằm giữa hai vành đai tạo khoáng lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ðịa Trung Hải. Công
tác thăm dò địa chất trong 40 năm qua đã phát hiện và đánh giá được trữ lượng của 5000 mỏ và điểm
quặng, thuộc 60 loại khoáng sản

Các loại khoáng sản có quy mô lớn :

- Than: trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn ở độ sâu 300 m (1991), chủ yếu là ở Quảng Ninh, Thái Nguyên . Năm
1996 lượng than khai thác là 10,9 triệu tấn than lộ thiên .
- Boxit : trữ lượng vài tỉ tấn, hàm lượng quặng cao 40 - 43%, chất lượng tốt, tập trung nhiều ở Nam Việt
Nam .

- Thiếc: ở Tĩnh Túc - Cao Bằng có hàng chục ngàn tấn, khai thác còn ít, trữ lượng 129.000 tấn .

- Sắt: phân bố ở phía bắc Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, ven sông Hồng . Trữ lượng khoảng gần 1 tỉ
tấn .

- Apatit: trữ lượng trên 1 tỉ tấn .

- Ðồng: trữ lượng khoảng 600 ngàn tấn, khai thác còn ít .

- Crom: trữ lượng khoảng 10 triệu tấn, chất lượng không cao .

- Vàng: phân bố nhiều ở Bồng Miêu - Bắc Lạng ; vàng sa khoáng quy mô nhỏ ở Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà
Tuyên ..., trữ lượng khoảng 100 tấn .

- Ðá quý: có nhiều ở sông Chảy (Yên Bái), Thanh Hóa, Nghệ An, Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên, bao gồm:
Granat, Rubi, Saphia...

- Ðá vôi: ở miền Bắc, miền Trung có trữ lượng lớn và miền Nam (Hà Tiên, trữ lượng 18 tỉ tấn) .

- Cát thủy tinh: phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận, trữ lượng là 2,6 tỉ tấn .

- Dầu mỏ: tập trung trong các trầm tích trẻ tuổi ở đồng bằng ven biển và thềm lục địa. Trữ lượng Vịnh
Bắc Bộ là 500 triệu tấn, Nam Côn Sơn 400 triệu tấn, Ðồng bằng sông Cửu Long 300 triệu tấn, vịnh Thái
Lan 300 triệu tấn. Sản lượng của Việt Nam 1995 là 10 triệu tấn/năm. Từ 1991 -1995 Việt Nam sản xuất
20 -23 triệu tấn dầu thô. Nhiều mỏ dầu lớn như Bạch Hồ, Ðại Hùng đang được khai thác và sản lượng
ngày càng tăng.

You might also like