You are on page 1of 21

1

ẤN ĐỘ VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG(*)


PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ
Trường ĐH KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh

Biển Đông nằm ở khu vực Đông Nam châu Á, án ngữ một trong những tuyến
giao thông hàng hải huyết mạch, quan trọng vào bậc nhất thế giới, có tiềm năng to lớn
về kinh tế, có vị trí địa-chính trị quan trọng. Đây cũng là nơi mà cuộc tranh chấp chủ
quyền diễn ra lâu dài, phức tạp và ngày càng căng thẳng. Trung Quốc với tham vọng độc
chiếm Biển Đông đã vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế … của nhiều nước mà nghiêm trọng nhất là của Việt Nam. Tham vọng và hành
động vi phạm luật pháp quốc tế, chà đạp lên chủ quyền và lợi ích nước khác của Trung
Quốc đã bị nhiều nước có lợi ích ở Biển Đông và cộng đồng thế giới lên án, trong đó có
Ấn Độ. Vậy, Ấn Độ, một nước lớn trên thế giới và có lợi ích to lớn ở Biển Đông đã “can
dự” như thế nào đối với Vấn đề Biển Đông? Bài viết sẽ tập trung phân tích, làm rõ vấn
đề này qua những nội dung như: Biển Đông, “Vấn đề biển Đông” và những nhân tố chi
phối sự “ can dự” của Ấn Độ đối với Vấn đề Biển Đông; Ấn Độ với “ Vấn đề biển
Đông” từ đầu thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI nay- giai đoạn mà Trung Quốc quyết đóan
hơn với những hành động ngày càng ngang ngược và cùng với đó là sự “can dự” của Ấn
Độ đối với Vấn đề Biển Đông cũng ngày càng rõ ràng, mạnh mẽ hơn; phần cuối của bài
viết là một số nhận xét.

1. Biển Đông, vấn đề Biển Đông và lợi ích của Ấn Độ ở Biển Đông
1.1. Biển Đông-Tiềm năng kinh tế và vị trị chiến lược quan trọng
Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km2 , trải dài từ Singapore đến eo biển Đài
Loan, được bao bọc bởi mười quốc gia và vùng lãnh thổ là: Việt Nam, Trung Quốc, Đài
Loan, Philippinne, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thailand và Campuchia. Biển
Đông có tiềm năng to lớn về kinh tế và vị trí địa-chính trị quan trọng.
Biển Đông là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, quan trọng, phục vụ
cho đời sống và sự phát triển của các nước xung quanh (với hơn 300 triệu người), đặc
biệt là nguồn tài nguyên hải sản, dầu khí, khí đốt đóng băng, du lịch…1. Biển Đông án

1
Chung quanh Biển Đông có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippin, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế
giới. Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Hiện nay, hầu hết
các nước trong khu vực đều là những nước khai thác dầu khí từ biển như Trung Quốc, Việt Nam,
Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan … Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã
được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển
Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài
nguyên khí đốt đóng băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí
2

ngữ một trong những tuyến hàng hải quan trọng, nhộn nhịp hàng đầu thế giới. Cùng với
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông có vị trí địa-chính trị quan trọng2.
1.2. Vấn đề Biển Đông
Thực chất của Vấn đề Biển Đông, có thể nói, là cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải
cùng những quần đảo, đảo, đá ở vùng biển này, chủ yếu là sự tranh giành giữa Trung
Quốc với các nước: Việt Nam, Philippinne, Malaysia, Indonesia, Brunei. Do tiềm năng
kinh tế to lớn và vị trí địa-chính trị quan trọng cùng tham vọng bành trướng quá đáng của
Trung Quốc mà tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng và phức tạp, khó tìm thấy
tiếng nói chung. Tựu trung, đến nay, cuộc tranh chấp ở Biển Đông gồm: Với quần đảo
Hoàng Sa (vốn thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép) là nơi
tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan; với quần đảo Trường Sa
(thuộc chủ quyền Việt Nam) là nơi tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan,
Philippine, Malaysia, Brunei. Thêm nữa, yêu sách “đường 9 đoạn” (còn được gọi là
“đường lưỡi bò”) của Trung Quốc với tham vọng chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông đã
xâm phạm lãnh hải hầu hết các nước nằm ven bờ vùng biển này. Ngoài ra, Biển Đông
cũng được nhiều nước trên thế giới “can dự” vào vì họ có lợi ích ở đây, trong số này có
Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ …. Vì vậy, Biển Đông là nơi tập trung lợi ích của nhiều
nước cũng như mâu thuẫn giữa nhiều nước và chứa đựng tiềm tàng nguy cơ xung đột lớn.
Cuộc tranh chấp về Biển Đông đã có từ lâu và kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II thì trở
nên ngày càng căng thẳng, phức tạp3, nhất là mấy năm gần đây.

và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. (Theo bài: Biển Đông- Địa
chiến lược và Tiềm năng kinh tế; http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/504-bien-ong-ia-
chien-lc-va-tiem-nng).
2
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch của thế giới nối liền Thái Bình Dương -
Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông
thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải,
kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Australia, New Zealand; tuyến Đông Á đi qua kênh
đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Australia và New Zealand, Nam Thái Bình
Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế
nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai
cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công Nhiều nước ở khu vực Đông
Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên
thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng
vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển
Đông…
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng, có thể dùng để kiểm soát các tuyến
hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, xây
dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè... Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc
gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông (Theo bài: Biển Đông- Địa
chiến lược và Tiềm năng kinh tế ; http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/504-bien-ong-ia-
chien-lc-va-tiem-nang).
3
Một số cột mốc chính trong quá trình tranh chấp Biển Đông kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến
nay.
3

1.3. Những nhân tố chi phối sự “can dự” của Ấn Độ đối với Vấn đề Biển Đông
Theo nhận thức của chúng tôi, những nhân tố chính sau đây đã chi phối sự “can dự”
của Ấn Độ đối với Vấn đề Biển Đông.
3.1. Biển Đông là con đường hàng hải quan trọng đối với Ấn Độ
Biển Đông không chỉ là tuyến đường hàng hải quan trọng bậc nhất của thế giới mà
cũng rất quan trọng đối với Ấn Độ, ước tính có khoảng 55% lượng hàng hóa của Ấn Độ
đi qua Biển Đông mỗi năm. Để đến các đối tác kinh tế lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á,
Đông Bắc Á (ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) hàng hóa của Ấn Độ đều
phải đi qua Biển Đông và ngược lại.
Một tờ báo của Ấn Độ đã viết: “Ấn Độ không phải nước có đường biển chung với
Trung Hoa và cũng không có tranh chấp lãnh thổ trên biển trong khu vực Biển Đông này.
Tuy nhiên, sự ổn định và quyền tự do hàng hải ở Biển Đông là điều khiến Ấn Độ rất quan
tâm vì 55% thương mại của Ấn Độ với Châu Á phải đi qua con đường biển chiến lược
này, bao gồm cả các nguồn cung cấp năng lượng thô… tổng lượng hàng hoá trung
chuyển của Ấn Độ được chuyên chở qua eo Biển Malắcca để tiếp tục được đưa tới Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các điểm đến quan trọng khác” 4. Ngày 23/11/2012,

Năm 1948, Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc ban bố bản đồ với “Đường lưỡi bò” bao gần hết Biển
Đông.
Từ ngày 15-20/1/1974, Trung Quốc dùng không quân và hải quân đánh chiếm nhóm phía Tây của quần
đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng; kể từ đây, Trung Quốc chiếm trọn Hoàng Sa. Ngày
14/3/1988, Trung Quốc đã đánh chìm 2 tàu lớn của hải quân Việt Nam, bắn hỏng một tàu khác, làm chết
và bị thương 20 người, mất tích 74 người. Chiến dịch này kéo dài đến ngày 6/4/1988 đã kết thúc với việc
Trung quốc chiếm 6 nhóm đảo và đá ngầm gồm Đá Chữ Thập, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven, Đá Tư Nghĩa,
Đá Gạc Ma, Đá Xubi.
Ngày 4/11/2002, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) trong
khuôn khổ của cuộc họp cấp cao ASEAN- 8 tại Phnompenh (Căm-pu-chia).
Cuối năm 2007, Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện
Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 03 quần đảo, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức phản đối hành động của Trung quốc.
Ngày 6/5/2009, Malaysia và Việt Nam nộp bản báo cáo chung đăng ký thềm lục địa mở rộng khu vực
phía nam Biển Đông lên Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS). Trung Quốc gửi công
hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc phản đối, trong đó đính kèm bản đồ “đường lưỡi bò”. Việt Nam phản
đối công hàm của Trung Quốc ( Dẫn theo Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông
http://nghiencuubiendong.vn/tong-quan-ve-bien-dong/533-ai-s-ky-tranh-chap-chu-quyen-tai-bien-ong).
Tháng 2/ 2013, Philippin gửi hồ sơ lên LHQ kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Ngày 1/ 5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981 vào trong vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam. Trước sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và sự lên án của dư luận quốc tế, sau 2 tháng,
Trung Quốc rút gàn khoan.
Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài Quốc tế ra phán quyết về vụ Phlippin kiện Trung Quốc về Vấn đề Biển
Đông, bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc. Sau sự kiện này, với chính sách “ba
không” cùng những hành động như tập trận, kêu gọi chuẩn bị chiến tranh trên biển… của Trung Quốc
làm cho tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, chứa nhiều yếu tố khó lường.
4
- Tại sao Ấn Độ lại gia tăng hiện diện tại Biển Đông; http://biendong.net/su-kien/455-ti-sao-n-li-gia-tng-
hin-din-ti-bin-ong.html, ngày truy cập 20/4/2015.
4

trong một bài phát biểu về khía cạnh an ninh tại cuộc Hội thảo về Chính sách đối ngoại
của Ấn Độ ở Đại học Quốc Phòng (NDC), Ngoại trưởng Ấn Độ Ranjan Mathai nhấn
mạnh: “Biển Đông rất quan trọng đối với ngoại thương của chúng ta, lợi ích năng lượng
và an ninh quốc gia”5.
Về tầm quan trọng của tuyến đường hàng hải Biển Đông đối với thế giới nói chung và
hai nước: Ấn Độ, Nhật Bản nói riêng được đề cập trong Tuyên bố chung của cuộc gặp
thượng đỉnh giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật Bản nhân
chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 11-13/12/2015 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Tuyên
bố chung nêu rõ: Xét về tầm quan trọng sống còn của các tuyến đường ở Biển Đông đối
với… thương mại khu vực và làm nền tảng cho hòa bình, thịnh vượng ở Ấn Độ Dương,
hai nhà lãnh đạo kêu gọi tất cả các nước tránh hành động đơn phương có thể gây căng
thẳng trong khu vực6. Theo tờ Kiến thức.net.vn ngày 24/07/2016, trong cuộc họp với các
nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế, các quan chức và các học giả đến từ Ấn Độ và ASEAN ở
New Delhi, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj tuyên bố: Các đại dương và
biển, trong đó có Biển Đông, là con đường dẫn tới sự thịnh vượng và an ninh của chúng
tôi (Ấn Độ), phần lớn khối lượng thương mại toàn cầu của chúng tôi (55%) đi qua Eo
biển Malacca và xa hơn nữa7.
Như vậy, Biển Đông là tuyến hàng hải rất quan trọng đối với Ấn Độ. Vì thế, nếu
Trung Quốc độc chiếm và khống chế Biển Đông, hay vì một lý do nào đó làm ách tắc
tuyền đường hàng hải này có nghĩa là khoảng 55% lượng hàng hóa của Ấn Độ không thể
lưu thông, hay là phải vận chuyển theo tuyến đường khác xa hơn, tốn kém hơn nhiều là
một tổn thất to lớn đối với nền kinh tế Ấn Độ.
3.2. Các nước ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á là những mối quan hệ truyền
thống và đối tác quan trọng hiện nay của Ấn Độ
Do là một trung tâm văn minh lớn và sớm của thế giới và gần về mặt địa lý mà
cách đây hàng ngàn năm đã có sự giao lưu kinh tế, văn hóa-tôn giáo giữa Ấn Độ với các
nước ở Đông Nam Á và ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với các nước này thật sâu
đậm trên nhiều lĩnh vực. Có thể coi các nước ở Đông Nam Á với Ấn Độ là những đối tác
truyền thống của nhau. Trong đó, Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng hàng
đầu của Ấn Độ ở Đông Nam Á. Từ mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, năm

-Ấn Độ: Từ “hướng đông” đến “hành động ở phía đông”; http://petrotimes.vn/an-do-tu-huong-dong-den-
hanh-dong-o-phia-dong-222841.html.
5
Lợi ích năng lượng của Ấn Độ tại Biển Đông;http://www.tinmoi.vn/loi-ich-nang-luong-cua-an-do-tai-
bien-dong-011272886.html
6
Báo Thế giới và Việt Nam-Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nhật - Ấn nhất quán trước vấn đề Biển Đông;
http://tgvn.com.vn/nhat-an-nhat-quan-truoc-van-de-bien-dong-18686.html
7
Biển Đông có lợi ích sống còn đối với Ấn Độ; http://kienthuc.net.vn/nong-sau/bien-dong-co-loi-ich-
song-con-doi-voi-an-do-716977.html.
5

2007, hai nước đã nâng quan hệ lên thành đối tác chiến lược. Đến nay, quan hệ hai nước
phát triển trên mọi lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Sau Chiến tranh lạnh, với những điều kiện thuận lợi mới, quan hệ giữa Ấn Độ với
các nước Đông Nam Á phát triển nhanh chóng. ASEAN với Ấn Độ đã thiết lập quan hệ
đối tác chiến lược(2012) và các cơ chế hợp tác khác như: ASEAN+ các bên đối thoại,
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Khu vực Mậu dịch
tự do ASEAN-Ấn Độ, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+),
đồng thời Ấn Độ cũng đã thiết lập quan hệ chiến lược với nhiều nước ở Đông Nam Á
như : Việt Nam, Indonesia, Maalaysia, Thailand…Về quan hệ kinh tế, hiện nay Ấn Độ là
đối tác thương mại lớn thứ 6 của ASEAN với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 67,7 tỷ
USD trong năm 20148. Ở Đông Bắc Á, Ấn Độ cũng đã thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược với Nhật Bản (2000), Trung Quốc (2005), Hàn Quốc (2010) …Hiện nay, ASEAN,
Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… đều là những đối tác kinh tế quan trọng của Ấn Độ.
3.3. Biển Đông- nguồn cung cấp và nơi hợp tác khai thác năng lượng của Ấn
Độ
Như đã nói ở phần tiềm năng của Biển Đông ở trên, trong lòng Biển Đông chứa
một khối lượng lớn dầu mỏ và tới hơn một nửa trong số các quốc gia ở Đông Nam Á có
các dự án khai thác dầu mỏ, khí đốt liên quan đến Biển Đông (Indonesia, Malaysia,
Philippines, Việt Nam, Brunei, Thailand…); trong khi đó, Ấn Độ- một nước láng giềng
liền kề có nhu cầu lớn về năng lượng nhưng lại đang rất thiếu năng lượng và phải nhập
khẩu tới 80% nhu cầu dầu mỏ từ nước ngoài. Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn
thứ tư trên thế giới- sau Mỹ, Trung Quốc, Nga và nhu cầu năng lượng của Ấn Độ sẽ gia
tăng rất lớn trong thời gian tới do sự phát triển nhanh của nền kinh tế và khả năng về
năng lượng của nội địa có hạn. Như vậy, Ấn Độ với các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở
Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để thành đối tác lớn của nhau về xuất-nhập
khẩu dầu mỏ.
Các nhà lãnh đạo Ấn Độ đã thấy rõ điều này. Ngày 6/7/2012, Đại sứ Ấn Độ tại
Việt Nam- Ông Rar đã khẳng định, Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với an ninh
năng lượng của nước này và các tranh chấp phải được giải quyết hòa bình theo luật quốc
tế9. Tuyên bố chung Ấn Độ- Nhật Bản ngày 13/12/2015 (đã dẫn ra ở trên) nêu rõ: Xét về
tầm quan trọng sống còn của các tuyến đường ở Biển Đông đối với an ninh năng lượng
khu vực... Biển Đông là quan tâm lớn của hai nước Ấn Độ và Nhật Bản vì cả hai nước
cũng có những lợi ích năng lượng tại đây10.
8
Báo Công thương-Bộ Công thương Việt Nam, Ấn Độ xem ASEAN là trọng tâm trong chiến lược
“hướng Đông”; http://baocongthuong.com.vn/an-do-xem-asean-la-trong-tam-trong-chien-luoc-huong-
dong.html
9
Báo Thanh niên, Ấn Độ kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông;
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120707/an-do-keu-goi-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong-theo-luat-
quoc-te.aspx
10
Báo Thế giới và Việt Nam-Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nhật - Ấn nhất quán trước vấn đề Biển Đông;
http://tgvn.com.vn/nhat-an-nhat-quan-truoc-van-de-bien-dong-18686.html
6

Việt Nam là nước từ sớm đã ký hiệp định thăm dò và khai thác dầu khí với Ấn Độ
(từ năm 1988) và lĩnh vực hợp tác này được coi là một trong những lĩnh vực thành công
nhất trong quan hệ kinh tế hai nước.
3.4. Lợi ích địa-chính trị của Biển Đông đối với Ấn Độ
Ngoài những lợi ích kinh tế, Ấn Độ cũng có lợi ích địa-chính trị to lớn ở Biển
Đông. Bởi vì:
Thứ nhất, do khoảng cách gần giữa Biển Đông với Ấn Độ nên mọi sự biến động ở
Biển Đông đều ảnh hưởng đến nước này, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi vũ khí và
phương tiện chiến tranh đã rất hiện đại. Nếu Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, xây
dựng các căn cứ quân sự trên những đảo, đá đã chiếm được ở vùng biển này thì họ không
khó để tấn công vào lãnh thổ Ấn Độ bằng tên lửa.
Thứ hai, nếu Trung Quốc độc chiếm Biển Đông sẽ là nguy hiểm cho Ấn Độ vì con
đường hàng hải, hàng không để Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á và chiều
ngược lại không còn được “tự do an toàn hàng hải, hàng không” nữa mà bị chặn lại; và,
rất có thể một số nước Đông Nam Á sẽ tăng lệ thuộc với Trung Quốc hay bị Trung Quốc
khống chế trong quan hệ với bên ngoài nói chung và với Ấn Độ nói riêng.
Thứ ba, tăng cường ảnh hưởng ở Biển Đông giúp Ấn Độ “hóa giải” được sự “bao
vây” từ Trung Quốc. Sau Chiến tranh lạnh, với tham vọng từ lâu cùng tiềm lực kinh tế
ngày càng lớn mạnh và nhờ những thuận lơi mới từ tình hình thế giới, Trung Quốc đã
tăng cường ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới, mà trước hết là Đông Nam Á, Nam Á,
Trung Á, Ấn Độ Dương. Tăng cường ảnh hưởng ở những khu vực đó, Trung Quốc đã
hình thành một thế trận “bao vây” từ nhiều phía đối với Ấn Độ-nước láng giềng và cũng
là đối thủ truyền kiếp, tiềm tàng của họ.
Nếu không kể Trung Quốc “bao vây” Ấn Độ trên một tuyến đường biên giới
chung dài khoảng 3000 km thì nước này đẩy mạnh quan hệ với các nước Nam Á thông
qua hai “gọng kìm” trên đất liền (phía Tây là Pakistan, Afghanistan, Jammu và Kashmir
và phía Đông là Bangladesh, Sri Lanka…) và “chuỗi ngọc trai” , “con đường tơ lụa trên
biển” trên Ấn Độ Dương. Trung Quốc đã thiết lập mối “quan hệ đặc biệt” với Pakistan
trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quốc phòng. Trung Quốc duy trì mối quan hệ
chặt chẽ với Sri Lanka, Afghanistan, Bangladesh… Trung Quốc cũng là nhà đầu tư nước
ngoài lớn tại Afghanistan với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá hàng chục tỷ USD
và cũng là nước viện trợ và cung cấp vũ khí lớn nhất cho Sri Lanka kể từ năm 2006 đến
nay. Trung Quốc còn xây dựng các đường ống dẫn dầu khí và khí đốt ngoài khơi
Myanmar đến Vân Nam và hệ thống đường bộ, sân bay, cảng biển, vị trí quân sự v.v..
nối liền từ Vịnh Bengan tới tỉnh Vân Nam, tạo ra một mạng lưới liên kết các nước vùng
Vịnh Bengan và nối liền tiểu vùng vịnh Bengan với Trung Quốc cắt khu vực tiểu vùng
Vịnh Bengan với Ấn Độ…11.

11
TS Mẫn Huyền Sâm, Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại khu vực Nam Á;
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/1408-canh-tranh-chien-luoc-giua-cac-nuoc-lon-tai-
khu-vuc-nam-a.html
7

Trong tình hình bị bao vây gần như tứ phía như vậy, nếu Ấn Độ “khống chế” được
Biển Đông thì không chỉ làm “phòng tuyến” giữ an toàn phía Tây-Nam đất nước, khống
chế cửa ngõ quan trọng, nơi tàu hải quân Trung Quốc đi qua để tiến ra Ấn Độ Dương mà
còn “hóa giải” được thế bao vây từ Trung Quốc. Từ đó cho thấy, Biển Đông quan trọng
biết dường nào đối với an ninh Ấn Độ.
3.5. Đông Nam Á –Biển Đông có vị trí rất quan trọng, là “trụ cột” trong “Chính
sách hướng Đông” của Ấn Độ
Từ đầu những năm 90 (thế kỷ XX), Ấn Độ bắt đầu thực hiện “Chính sách hướng
Đông” với trọng tâm là phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á, trong
đó coi ĐNA là “trụ cột”, “bàn đạp” hay “hạt nhân” của chính sách này- điều mà không ít
lần các nhà lãnh đạo Ấn Độ khẳng định. Qua hơn 20 năm thực hiện chính sách này, Ấn
Độ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ năm 2014, dướt thời Thủ tướng Narendra
Modi, “Chính sách hướng Đông” được nâng cấp thành “Chính sách hành động phía
Đông” với việc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ với các nước Đông Nam Á, Đông Bắc Á…
Điều này cho thấy, Đông Nam Á -Biển Đông, Đông Bắc Á cũng như “Chính sách hướng
Đông” ngày càng quan trọng đối với Ấn Độ. Nếu Trung Quốc độc chiếm Biển Đông sẽ
dẫn tới những bất lợi đối với Ấn Độ như chúng tôi đã trình bày ở trên và như vậy, việc
thực hiện “Chính sách hành động phía Đông” sẽ gặp vô vàn khó khăn, nếu không gọi là
đặt “dấu chấm hết” đối với chính sách này.
3.6. Biển Đông là “đối trọng” của Ấn Độ đối với Trung Quốc
Trong nhiều năm nay, Trung Quốc không chỉ tăng cường ảnh hưởng, bành trướng
xuống khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á mà cả khu vực Ấn Độ Dương qua “chuỗi
ngọc trai”- nơi được coi là khu vực ảnh hưởng truyền thống, là “sân sau” của Ấn Độ- và
dường như ngày càng siết chặt vòng vây đối với Ấn Độ. Trong bối cảnh như vậy, việc
tăng cường sự “can dự” ở khu vực Đông Nam Á- Biển Đông có thể là một sự lựa chọn
hợp lý đối với Ấn Độ. Việc “can dự” của Ấn Độ vào Vấn đề Biển Đông một cách tích
cực cũng như nâng cấp “Chính sách hướng Đông” thành “Chính sách hành động phía
Đông” là minh chứng của điều này. Theo chúng tôi, việc tăng cường “can dự” của Ấn
Độ ở Biển Đông tuy gặp phải khó khăn, nhất là sự cản trở của Trung Quốc nhưng cũng
có nhiều thuận lợi vì đây được coi là khu vực ảnh hưởng truyền thống, nơi có nhiều đối
tác chiến lược của Ấn Độ và quan trọng là Ấn Độ được các nước ở khu vực này hoan
nghênh, chào đón. Hơn nữa, chúng tôi cho rằng, nếu Ấn Độ tăng cường ảnh hưởng ở
Biển Đông thì có thể kiểm soát được con đường biển quan trọng mà hải quân Trung
Quốc dùng để đi sang Ấn Độ Dương và từ đó bao vây lại Ấn Độ.
Vì vậy, việc tăng cường “can dự” của Ấn Độ ở Biển Đông có thể coi là cách “hóa
giải”, làm “đối trọng” với Trung Quốc khi nước này đang tìm cách bao vây, phong tỏa
Ấn Độ từ nhiều phía.
3.7. Biển Đông là “hòn đá thử vàng” vị thế của Ấn Độ trên con đường trở
thành cường quốc thế giới
8

Ngoài những lợi ích ở trên của Biển Đông đối với Ấn Độ, thì với tư cách là một
cường quốc Châu Á, Ấn Độ muốn duy trì một vai trò mạnh của mình trong khu vực Biển
Đông chiến lược và giàu tài nguyên này. Từ đó, Ấn Độ sẽ dần khẳng định vị thế là một
cường quốc thế giới. Ấn Độ đang có tham vọng trở thành Ủy viên Thường trực HĐBA
LHQ khi tổ chức này mở rộng, vì thế, nước này cần phải thể hiện là một quốc gia có
trách nhiệm và có ảnh hưởng tích cực đối với các vấn đề quan trọng của khu vực cũng
như trên thế giới. Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng đang là một điểm nóng,
đồng thời cũng là một khu vực quan trọng đối với thế giới và Ấn Độ thấy mình cần phải
có trách nhiệm góp tiếng nói vào những tranh chấp ở đây12. Chúng tôi cho rằng, nếu Ấn
Độ “can dự” một cách tích cực, có hiệu quả, đóng góp vào việc gìn giữ hòa bình ở Biển
Đông thì vai trò, vị thế của Ấn Độ sẽ được nâng cao ở khu vực và trên trường quốc tế.
2. Ấn Độ với Vấn đề Biển Đông
Với tư liệu mà chúng tôi có được, có thể nêu lên sự ’can dự’ của Ấn Độ đối với
Vấn đề Biển Đông trong những năm gần đây ở những khía cạnh sau:
2. 1. Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông
Theo quan điểm của Ấn Độ, Biển Đông là con đường hàng hải quan trọng của thế
giới và của Ấn Độ; vì vậy, tự do, hàng hải và khàng không ở vùng biển này phải được
bảo đảm, không ai có quyền cản trở. Quan điểm này được thể hiện trong các tuyên bố
chung giữa Ấn Độ với các nước hoặc trong những bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Ấn
Độ.
Truyên bố chung Việt Nam-Ấn Độ ngày 12/10/2011 nêu rõ: Hai bên nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và việc đảm bảo an ninh, an toàn và tự
do hàng hải ở biển cả13. Ngày 6/4/2012, Ngoại trưởng Ấn Độ- Ông Krishna tuyên bố:
Biển Đông là tài sản của toàn thế giới, tuyến hàng hải của nó nhất định không chịu bất cứ
sự quấy nhiễu của quốc gia nào14. Ngày 6/7/2012, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam- Ông Rar
đã khẳng định, Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với an ninh năng lượng của nước
này và các tranh chấp phải được giải quyết hòa bình theo luật quốc tế. Biển Đông phải là
nơi an toàn, an ninh cho các con tàu quốc tế, để không ảnh hưởng đến vấn đề xuất nhập
khẩu. Ông kêu gọi các bên duy trì hiện trạng cho đến khi tranh chấp được giải quyết, các
nước liên quan phải cố gắng bảo đảm hòa bình trong khu vực và tôn trọng Tuyên bố về
ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)15. Cũng trong năm 2012, Tổng Bí thư Nguyễn

12
Vì sao Ấn Độ quyết “ngáng đường” Trung Quốc ở Biển
Đông?http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/an-do-va-bien-dong/vi-sao-an-do-quyet-ngang-duong-
trung-quoc-o-bien-dong/581.017.html
13
Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ (12-10-2011); http://www.tinmoi.vn/tuyen-bo-
chung-giua-hai-nuoc-viet-nam-va-an-do-01608939.html
14
Ts Nguyễn Ngọc Trường, Ấn Độ với vấn đề Biển Đông; http://biendong.net/binh-luan/802-n-vi-bin-
ong-can-d-co-chn-lc.html
15
Báo Thanh niên-Việt Nam, Ấn Độ kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp biển
Đônghttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20120707/an-do-keu-goi-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong-
theo-luat-quoc-te.aspx
9

Phú Trọng có chuyến thăm Ấn Độ, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ
Manmohan Singh, hai bên nhất trí cần giải quyết Vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa
bình, theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi bảo đảm an
ninh, an toàn đường biển và tự do hàng hải16. Trong Tuyên bố chung Việt Nam-Ấn Độ
vào tháng 11/2013 nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, hai bên khẳng định mong muốn và quyết tâm hợp tác
nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở Châu Á; tự do hàng hải ở
Biển Đông không nên bị cản trở17 . Tiếp đó, Tờ Malaysia Reserve ngày 16/ 2/2014, dẫn
lời Ngoại trưởng SM Krishna rằng, Ấn Độ chia sẻ mối quan tâm với các quốc gia Đông
Nam Á trong việc đảm bảo sự thông thương hàng hải trên Biển Đông, nơi diễn ra các
tranh chấp về chủ quyền. Biển Đông là một trong trong những tuyến đường thương mại
quan trọng nhất. Ấn Độ mong muốn tiếp tục duy trì những quy tắc quốc tế cơ bản trên
Biển Đông. Theo ông Krishna, các tuyến đường thương mại truyền thống hay phi truyền
thống đều cần được tôn trọng; không ai có quyền sở hữu một vùng biển cụ thể, bởi có
những quy ước quốc tế quy định về điều này... 18. Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ
ngày 28/10/2014 nêu rõ: Hai Thủ tướng tái khẳng định mong muốn và quyết tâm cùng
nhau duy trì hoà bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới. Hai
bên nhất trí cho rằng, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông không thể bị cản trở và
kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng hoặc đe đoạ sử dụng vũ lực. Hai Thủ
tướng kêu gọi tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo đảm an ninh của các tuyến
đường biển, an ninh hàng hải, chống cướp biển19 Trong Tuyên bố chung Mỹ - Ấn Độ
(1/2015) có đoạn: Hai bên kêu gọi Tầm nhìn chiến lược chung Ấn Độ-Mỹ về khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tuyên bố nêu rõ tầm quan trọng của việc
“bảo vệ an ninh hàng hải và bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trong toàn khu vực,
đặc biệt là tại Biển Đông” 20. Vấn đề Biển Đông được đưa ra trong Tuyên bố chung của
cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và người đồng cấp Nhật
Bản nhân chuyến thăm Ấn Độ từ ngày 11-13/12/2015 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo
Abe. Tuyên bố chung nêu rõ: Xét về tầm quan trọng sống còn của các tuyến đường ở
Biển Đông đối với an ninh năng lượng, thương mại khu vực và làm nền tảng cho hòa
bình, thịnh vượng ở Ấn Độ Dương, hai nhà lãnh đạo kêu gọi tất cả các nước tránh hành
động đơn phương có thể gây căng thẳng trong khu vực. Ngoại trưởng Ấn Độ S
Jaishankar khẳng định Biển Đông là quan tâm lớn của hai nước Ấn Độ và Nhật Bản, cả

16
TTXVN, Việt Nam-Ấn Độ nhất trí giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình,
http://www.tinhdoanquangngai.gov.vn/tin-tuc/4/2605/-viet-nam---an-do-nhat-tri-giai-quyet-tranh-chap-
bien-dong-bang-bien-phap-hoa-binh
17
Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ…;
http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns131121171218
18
Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông; http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/an-do-ung-ho-tu-do-
hang-hai-tren-bien-dong-2222982.html
19
Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ(28-10-2014); http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/tuyen-bo-
chung-viet-nam-an-do-3099722.html
20
Vấn Đề Biển Đông và Tuyên Bố Chung Ấn Độ – Mỹ; http://hoangsa.net/van-de-bien-dong-va-tuyen-
bo-chung-an-do-my
10

hai nước cũng có những lợi ích năng lượng tại đây. Ngoại trưởng Ấn Độ và Nhật Bản
kêu gọi Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) cần nhanh chóng được thiết lập21.
Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc, ông Vikram Doraiswami, ngày 29/4 /2016 tuyên bố:
tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông cần được giải quyết theo hướng bảo vệ tự do hàng hải và
New Delhi đứng trung lập về vấn đề này. Trong cuộc hội đàm do Viện Phân tích Quốc
phòng Hàn Quốc (KIDA) tổ chức, ông Doraiswami cho rằng, Biển Đông là một trong
những tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất. Vì vậy, bất cứ động thái nào liên quan tới
tuyến đường huyết mạch này cũng phải nhằm mục đích đảm bảo quyền thực thi tự do
hàng hải. Ông Doraiswami nhấn mạnh, điều cần thiết bây giờ là các nước trong khu vực
tìm ra một giải pháp cho phép cộng đồng quốc tế tiếp tục hưởng lợi từ giao thương qua
Biển Đông chứ không phải tranh cãi về chủ quyền22.
Ấn Độ khẳng định ủng hộ tự do hàng hải tại các vùng biển quốc tế, trong đó có
Biển Đông. Ấn Độ và Mỹ cũng đã ký kết tuyên bố chung đề cập đến vấn đề tự do hàng
hải tại các vùng biển quốc tế, nhân chuyên thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến
nước này hồi tháng 1/201523. The Tờ Economic Times ngày 13/9/2015, Chính phủ Ấn
Độ đã nhấn mạnh về tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông trong bối cảnh có tín hiệu
cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng hạn chế tự do hàng hải hàng không trong khu vực, nơi
Ấn Độ có lợi ích thương mại và chiến lược mạnh mẽ. Quan chức cấp cao Ấn Độ giấu tên
nói rằng, sau khi Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp xong ở Biển
Đông, họ có thể áp đặt Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bất cứ lúc nào. Điều này
không chỉ đi ngược lại lợi ích chiến lược và thương mại của Ấn Độ, mà còn chống lại các
chuẩn mực quốc tế về tự do hàng hải, hàng không. Biển Đông có tuyến hàng hải trọng
yếu hàng đầu không chỉ với Ấn Độ mà còn với các nước khác như Nhật bản để tiến hành
các hoạt động thương mại, vận chuyển hàng hóa. Quan chức Ấn Độ cho rằng, tự do hàng
không hàng hải ở Biển Đông là điều bắt buộc với Ấn Độ bởi nước này có lợi ích lớn ở
Việt Nam và mối quan hệ đang phát triển với các nước trong khu vực, bao gồm
Philippines24. Ngày 18/5/2016 Mỹ và Ấn Độ thảo luận về yêu sách chủ quyền hàng hải
của Trung Quốc và tình hình leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Đối thoại an ninh hàng
hải đầu tiên giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao hai nước Mỹ và Ấn Độ đã được tổ
chức ngày 16/5/2016 tại New Delhi. Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng ủng hộ bảo đảm an ninh
hàng hải, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, kể cả ở Biển Đông. Hai bên nhất
trí cần thiết lập một trật tự được xây dựng trên các nguyên tắc và cấu trúc an ninh khu
vực nhằm bảo đảm hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ

21
Báo Thế giới và Việt Nam-Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nhật - Ấn nhất quán trước vấn đề Biển Đông;
http://tgvn.com.vn/nhat-an-nhat-quan-truoc-van-de-bien-dong-18686.html
22
Báo Người lao động-Việt Nam, Ấn Độ khiến Trung Quốc “bẽ mặt” về Biển Đông ;
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/an-do-khien-trung-quoc-be-mat-ve-bien-dong-20160430194500514.htm
23
Lập trường cứng rắn của Ấn Độ về Biển Đông; http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/lap-
truong-cung-ran-cua-an-do-ve-bien-dong-3423697.html
24
Tình hình Biển Đông: Tuyên bố rắn của Ấn-Mỹ-Nhật với Trung Quốc ; http://gafin.nextcom.net.vn/the-
gioi/tin-tuc-24h/tinh-hinh-bien-dong-tuyen-bo-ran-cua-an-my-nhat-voi-trung-quoc-3285448/
11

Dương25. Đầu tháng 6/2016 đã diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Obama
và Thủ tướng Ấn Độ Modi diễn ra trước khi Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) ra phán
quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tuyên bố chung đưa ra
ngày 6/6/2016, lãnh đạo hai nước cam kết hợp tác để thúc đẩy an ninh – an toàn hàng hải,
tái khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải, hàng không và khai thác các nguồn tài
nguyên phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển
(UNCLOS), đồng thời giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình26. Cùng ngày
với Tòa Trọng tài ra phán quyết, Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên
thể hiện "sự tôn trọng tối đa" UNCLOS. Tuyên bố nhấn mạnh rằng, Ấn Độ ủng hộ tự do
hàng hải và hàng không, thương mại không bị trở ngại, dựa trên các nguyên tắc của luật
pháp quốc tế, như đã quy định trong UNCLOS. Nhấn mạnh lợi ích quốc gia cụ thể của
Ấn Độ trong vấn đề này, Ấn Độ yêu cầu "tôn trọng tối đa", nhấn mạnh lợi ích thiết yếu
của nước này trong việc duy trì "tự do hàng hải, hàng không theo UNCLOS, và phản đối
các hành động "làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp" - tất cả ngụ ý chỉ trích mạnh mẽ
ý định của Bắc Kinh trong việc phủ nhận phán quyết của Toà và vẫn hành xử như trước27.
2.2. Ấn Độ chủ trương giải quyết Vấn đề Biển Đông bằng phương pháp hòa
bình, theo luật pháp quốc tế, tôn trọng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông năm 2002(DOC), và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông
(COC) …
Trong Tuyên bố chung Việt Nam-Ấn Độ ngày 12/10/2011, hai bên nhất trí cho
rằng, tranh chấp trên Biển Đông cần được các bên liên quan giải quyết thông qua các
biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với các
nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 200228. Ngày 14/07/2012,
khi gián tiếp nói tới Trung Quốc, Ngoại trưởng Ấn Độ S. M. Krishna cho hay: New Delhi
ủng hộ quyền hàng hải và tiếp cận tài nguyên ở Biển Đông, quyền hàng hải và sau đó tiếp
cận các nguồn tài nguyên cần được nỗ lực đảm bảo. Chúng tôi hy vọng các quốc gia
thành viên sẽ thông qua cách thức này. Ngoại trưởng Ấn Độ còn thúc giục các bên cần
giải quyết vấn đề tranh chấp thông qua đối thoại và thảo luận. Những người tham gia các
cuộc thảo luận đã chuyển tải thông điệp và thông điệp đó là những vấn đề tồn tại phải
được giải quyết một cách hòa bình, thông qua tiến trình đàm phán và thảo luận. Những
cuộc đàm phán và thảo luận ấy cần diễn ra mà không có bất kỳ sự hăm dọa hay áp lực
chiến thuật nào29. Trước khi rời Thủ đô New Delhi kết thúc chuyến thăm Ấn Độ về nước,
25
Mỹ-Ấn đối thoại an ninh hàng hải; http://plo.vn/the-gioi/myan-doi-thoai-an-ninh-hang-hai-
629509.html.
26
Vấn Đề Biển Đông và Tuyên Bố Chung Ấn Độ – Mỹ; http://hoangsa.net/van-de-bien-dong-va-tuyen-
bo-chung-an-do-my
27
Báo Người lao động, Phản ứng của Ấn Độ với phán quyết Tòa trọng tài
http://laodong.com.vn/ho-so/phan-ung-cua-an-do-voi-phan-quyet-toa-trong-tai-577999.bld
28
Tuyên bố chung giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ (12-10-2011); http://www.tinmoi.vn/tuyen-bo-
chung-giua-hai-nuoc-viet-nam-va-an-do-01608939.html.
29
Ấn Độ gián tiếp nói Trung Quốc về Biển Đông; http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/80519/an-do-gian-
tiep-noi-trung-quoc-ve-bien-dong.html.
12

chiều tối 21/ 12/2012 , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng
Ấn Độ Manmohan Singh. Về Vấn đề Biển Đông, hai Thủ tướng khẳng định tầm quan
trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông; giải
quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của
Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982; thực hiện ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC), tiến tới xây dựng COC30. Cũng trong năm 2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng có chuyến thăm Ấn Độ. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan
Singh, hai bên nhất trí cần giải quyết Vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, theo
các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước
1982 của Liên Hiệp Quốc về Luật biển…31. Trong Tuyên bố chung Việt Nam-Ấn Độ vào
tháng 11/2013 nhân chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như trong cuộc hội đàm giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ngày 20/11/2013, hai bên khẳng định
mong muốn và quyết tâm hợp tác nhằm duy trì hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh
vượng ở Châu Á; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết tranh
chấp thông qua các biện pháp hòa bình theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được
thừa nhận rộng rãi, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hai
nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh các cam kết chung của các bên liên quan về việc tuân thủ
và thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và
sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trên cơ sở đồng
thuận...32. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 13/10/2014,Vấn đề Biển Đông được
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nêu bật khi trước các nhà lãnh đạo nhiều nước khác,
Ông Narendra Modi cho rằng: Trong một thế giới toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau,
không có lựa chọn nào khác là tuân theo luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Điều này cũng
áp dụng cho an ninh hàng hải. Vì lý do đó, tại Biển Đông cũng thế, tuân thủ luật pháp và
chuẩn mực quốc tế là điều quan trọng đối với hòa bình và ổn định. Cho dù Thủ tướng Ấn
Độ không nêu đích danh nước nào, nhưng giới quan sát cho rằng, ông đã ám chỉ đến
Trung Quốc- nước đã có những hành vi ngang ngược đối với các nước láng giềng. Đối
với Thủ tướng Ấn Độ, việc tôn trọng luật lệ quốc tế "cũng bao gồm Công ước Liên hiệp
quốc năm 1982 về Luật Biển" mà theo ông nên là cơ sở để giải quyết tranh chấp một cách
hòa bình. Ông Narendra Modi cũng bày tỏ hy vọng các bên sớm đúc kết được một Bộ
Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông33. Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ ngày 28//10/2014
30
Biển Đông trong cuộc hội kiến của Thủ tướng Việt Nam và Ấn Độ;
http://www.tinmoi.vn/bien-dong-trong-cuoc-hoi-kien-cua-thu-tuong-viet-nam-va-an-do-011124626.html
31
TTXVN, Việt Nam-Ấn Độ nhất trí giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng biện pháp hòa bình,
http://www.tinhdoanquangngai.gov.vn/tin-tuc/4/2605/-viet-nam---an-do-nhat-tri-giai-quyet-tranh-chap-
bien-dong-bang-bien-phap-hoa-binh
32
- Bộ Ngoại giao Việt Nam, Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ…;
http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns131121171218 .
-Báo Tuổi trẻ-Việt Nam, Việt Nam - Ấn Độ nhất trí giải quyết tranh chấp biển Đông bằng biện pháp hòa
bình;http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/581362/viet-nam-an-do-nhat-tri-giai-quyet-tranh-chap-bien-dong-
bang-bien-phap-hoa-binh.html
33
Ấn Độ “bài ngửa” vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh Đông Á
http://tamnhin.net/an-do-bai-ngua-van-de-bien-dong-tai-thuong-dinh-dong-a-19766.html
13

nêu rõ: Hai Thủ tướng tái khẳng định mong muốn và quyết tâm cùng nhau duy trì hoà
bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng tại Châu Á và trên thế giới. Hai bên nhất trí
không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà
bình, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công
ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Hai Thủ tướng hoan nghênh cam kết chung
của các bên liên quan tuân thủ và thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển
Đông (DOC) năm 2002, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC)
trên cơ sở đồng thuận34. Trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Obama và
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi diễn ra trước khi Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) ra
phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông ngày 6/6/2016, hai bên đã ra
Tuyên bố chung. Trong Tuyên bố chung, lãnh đạo hai nước cam kết giải quyết vấn đề
Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển
(UNCLOS), đồng thời giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình 35. Cùng ngày
với Tòa Trọng tài ra phán quyết, Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra tuyên bố kêu gọi tất cả các bên
thể hiện "sự tôn trọng tối đa" UNCLOS. Nhấn mạnh lợi ích quốc gia cụ thể của Ấn Độ
trong vấn đề này, tuyên bố nêu rõ: Các quốc gia nên giải quyết tranh chấp thông qua các
biện pháp hoà bình, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực, kiềm chế những hành động có
thể làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng, ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định. 36.
2.3. Phản đối hành động tôn tạo, bồi đắp trái phép, quân sự hóa Biển Đông;
phản đối hành động đơn phương làm phức tạp tình hình ở vùng biển này.
Trong chuyến công du Ấn Độ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 13/12/2015
đã cùng Thủ tướng nước chủ nhà Narendra Modi đã ra tuyên bố chung. Hai nhà lãnh đạo
khẳng định: tuyến giao thông Biển Đông có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh năng
lượng cũng như hòa bình thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và
kêu gọi tất cả các nước tránh hành động đơn phương làm leo thang căng thẳng. Báo
Indian Express của Ấn Độ cho rằng, đây là lần đầu tiên Nhật-Ấn thống nhất quan điểm về
Vấn đề Biển Đông trong Tuyên bố chung. Theo tờ báo này, trong hai bảnTuyên bố chung
giữa hai nước hồi năm ngoái đều không đề cập đến Biển Đông. Theo Wall Street Journal
(Mỹ), việc ông Narendra Modi tỏ thái độ ủng hộ ông Shinzo Abe là một trong những
động thái cho thấy phản ứng ngày càng cứng rắn của cộng đồng quốc tế Châu Á trước
hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Biển Đông là một trong những
mối quan tâm chung của Nhật-Ấn bởi hai nước đều có lợi ích về năng lượng ở khu vực
này. Tránh hành động đơn phương và nhanh chóng hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử của
các bên ở Biển Đông (COC) là những vấn đề hết sức quan trọng37. Bộ trưởng Quốc

34
Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ(28-10-2014); http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/tuyen-bo-
chung-viet-nam-an-do-3099722.html
35
Vấn Đề Biển Đông và Tuyên Bố Chung Ấn Độ – Mỹ; http://hoangsa.net/van-de-bien-dong-va-tuyen-
bo-chung-an-do-my
36
Báo Người lao động Việt Nam, Phản ứng của Ấn Độ với phán quyết Tòa trọng tài
http://laodong.com.vn/ho-so/phan-ung-cua-an-do-voi-phan-quyet-toa-trong-tai-577999.bld
37
Biển Đông: Nhật-Ấn lần đầu bắt tay, Bắc Kinh lọt vào "gọng kìm"; http://soha.vn/quoc-te/bien-dong-
nhat-an-lan-dau-bat-tay-bac-kinh-lot-vao-gong-kim-2015121516220482.htm
14

phòng Nhật Bản và Ấn Độ nhất trí tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp hàng
hải ở Biển Đông, dựa trên phán quyết của PCA. Ngày 14/7/2016 Bộ trưởng Quốc phòng
Nhật Bản Gen Nakatani có cuộc gặp với người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar trong
khuôn khổ chuyến thăm tới Thủ đô New Delhi. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Parrikar
khẳng định, Ấn Độ cũng đang kêu gọi một giải pháp hòa bình dựa trên phán quyết của
Tòa, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp. Hai vị Bộ trưởng nhất trí thiết lập
một khuôn khổ cho các cuộc đàm phán về chiến lược hàng hải giữa các cơ quan quốc
phòng của hai nước nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương38.
2.4. Ấn Độ vẫn kiên định, tiếp tục các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí ở
Biển Đông mặc dù tình hình ở vùng biển này ngày càng căng thẳng.
Bất chấp tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp, căng thẳng do hành động leo
thang của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong các hoạt động
khai thác dầu khí ở Biển Đông. Hành động này ngoài việc bảo vệ lợi ích của Ấn Độ ở
Biển Đông còn góp phần vào việc giúp Việt Nam củng cố chủ quyền ở Biển Đông. Tiếp
tục những hoạt động hợp tác, khai thác dâu khí với Việt Nam từ trước, tháng 9/2011, Ấn
Độ và Việt Nam ký một thỏa thuận thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông. Thỏa thuận
này vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Trung Quốc khi nước này quả quyết không
cho những hoạt động thăm dò nào được phép tiến hành trong các khu vực mà Trung
Quốc tự cho mình "có quyền chủ quyền". Chính phủ Ấn Độ khẳng định bất chấp tuyên
bố của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận đã ký với Việt Nam.
Tuyên bố của Trung Quốc bị cả Ấn Độ và Việt Nam phản đối, và theo luật biển quốc tế,
khu vực thăm dò này hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ấn Độ kiên quyết khẳng định
ONGC sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí trên Biển Đông39. Theo truyền thông Ấn Độ ngày
3/6/2014, Hãng dầu khí quốc doanh Ấn Độ ONGC Videsh Ltd (OVL) có ý định tiếp tục
kế hoạch thăm dò lô 128 trong dự án hợp tác với Việt Nam tại Biển Đông. Trước đây,
OVL từng gia hạn hợp đồng thăm dò lô 128 trong 2 năm, bất chấp sự phản đối ngang
ngược và phi lý của Trung Quốc. Thỏa thuận gia hạn đó kết thúc vào tháng 6 và tờ báo
chuyên về kinh doanh ở Ấn Độ Mint dẫn lời các lãnh đạo OVL cho biết hãng này muốn
gia hạn thêm 1 hoặc 2 năm nữa. Tờ Mint nhận định động thái của Ấn Độ sẽ củng cố
quan điểm của Việt Nam về chủ quyền ở Biển Đông. Chuyên gia Alka Acharya, Giám
đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc tại New Delhi, nhận xét với tờ Mint: Rõ ràng, quyết
định (gia hạn) trước đây có lý do chiến lược. Giữa lúc Trung Quốc đang làm om sòm lên,
thì việc rút khỏi lô đó sẽ tạo ra ấn tượng Ấn Độ đang nhượng bộ40. Trong chuyến thăm
Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10/2014, hai bên đã ký kết Thoả
thuận thăm dò dầu khí ở Biển Đông giữa Công ty ONGC Videsh và Tập đoàn dầu khí

38
Nhật Bản- Ấn Độ tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông
http://vov.vn/thegioi/nhat-ban-an-do-tim-kiem-giai-phap-cho-van-de-bien-dong-530447.vov
39
Ấn Độ kiên quyết bảo vệ lợi ích trên Biển Đông; http://reds.vn/index.php/thoi-su/bien-dong/3209-an-
do-kien-quyet-bao-ve-loi-ich-tren-bien-dong
40
Ấn Độ muốn tiếp tục hợp tác với VN ở Biển Đông; http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140604/an-
do-muon-tiep-tuc-hop-tac-voi-vn-o-bien-dong.aspx).
15

Việt Nam về việc thăm dò khai thác các khu vực ở Biển Đông, trong vùng thuộc chủ
quyền Việt Nam41. Ngoại trưởng Ấn Độ Swaraj ngày 31/5/2015 nhấn mạnh: Ấn Độ đã
làm rõ việc khai thác dầu ở Biển Đông, nghĩa là Delhi sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam
trong hoạt động này. Các quan chức Ấn Độ cho biết, Chính quyền của Thủ tướng
Narendra Modi theo dõi sát diễn biến ở Đông Nam Á vì nó liên quan đến lợi ích chiến
lược trong Chính sách hướng Đông của nước này42. Theo tờ báo The Economic Times
ngày 27/2/2016, Công ty Dầu khí Nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh Ltd. sẽ không giảm
sự hiện diện tại khu vực Biển Đông trước những động thái gây căng thẳng gần đây của
Trung Quốc43 .
2.5. Ấn Độ cử các tàu chiến tiến hành thăm, giao lưu với hải quân Việt Nam,
các nước Đông Nam Á và tham gia tập trận ở Biển Đông
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng và trước sự phản đối
của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn thường xuyên cử các tàu chiến đến Việt Nam cùng các nước
Đông Nam Á tiến hành giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau; tham gia tập trận ở Biển
Đông để biểu dương lực lượng và “đáp lại” những hành động ngang ngược của Trung
Quốc.
Trước hết là các chuyến thăm, giao lưu giữa tàu hải quan Ấn Độ với hải quân Việt
Nam và một số nước ở Đông Nam Á. Trong thời gian từ 2011 đến 2016, Ấn Độ đã điều
nhiều tàu chiến lớn, hiện đại lớn với số lượng khá lớn hải quân đến thăm một số cảng ở
Việt Nam, kể cả cảng Cam Ranh44.
41
Trung Quốc bực tức với Ấn Độ; http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-buc-tuc-voi-an-do-
3100355.html
42
Mỹ - Ấn thảo luận biện pháp giảm căng thẳng ở Biển Đông; http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-an-
thao-luan-bien-phap-giam-cang-thang-o-bien-dong-3228616.html
43
Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông;http://infonet.vn/viet-nam-
an-do-tiep-tuc-hop-tac-tham-do-khai-thac-dau-khi-o-bien-dong-post192128.info
44
Vào ngày 22/7/2011, tàu tấn công đổ bộ của hải quân Ấn Độ INS Airavat đã có chuyến thăm hữu nghị
tới Việt Nam. Khi ở khoảng cách 45 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam, tàu nhiều lần bị thông báo trên một
kênh radio mở của một tàu được xác định là tàu của hải quân Trung Quốc cảnh báo rằng tàu đang đi vào
"vùng biển Trung Quốc". Hải quân Ấn Độ xác định từ tàu INS Airavat không nhìn thấy tàu hay máy bay
nào và tàu tiếp tục di chuyển mà không để ý tới lời cảnh báo(Lập trường cứng rắn của Ấn Độ về Biển
Đông; http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/lap-truong-cung-ran-cua-an-do-ve-bien-dong-
3423697.html)
Tháng 5/2012, Ấn Độ điều một loạt tàu hải quân tới Biển Đông . Bốn tàu của Lực lượng Hải quân Ấn
Độ gồm INS Rana, Shakti, Shivalik và Kurmak đã thực hiện một hải trình dài một tuần trên Biển Đông.
Đáng chú ý nhất là 2 trong số 4 con tàu này đã đến thăm Lực lượng Hải quân Philippines ở Vịnh Subic(Vì
sao Ấn Độ quyết “ngáng đường” Trung Quốc ở Biển Đông?http://www.tinbiendong.com/nd5/detail/an-
do-va-bien-dong/vi-sao-an-do-quyet-ngang-duong-trung-quoc-o-bien-dong/581.017.html). . Tháng
8/2014 Tàu chiến Ấn Độ INS Sahyadri đã ghé thăm cảng Hải Phòng. Tàu Hải quân Ấn Độ INS Sahyadri
là tàu chiến đóng trong nước và thuộc lớp Shivalik. Tàu khu trục tàng hình đa nhiệm này được Hải quân
Ấn Độ đưa vào hoạt động từ ngày 21/7/2012, tàu được trang bị khối lượng khí tài đồ sộ. Ngoài ra tàu
cũng được trang bị tên lửa chống tàu tầm xa, tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung cùng các loại
súng có sức mạnh với đủ kích thước khác nhau xây dựng lá chắn bảo vệ có sức mạnh cực lớn giúp tàu
chống lại các mối đe dọa từ mặt đất cũng như từ trên không... Ngày 6/10, Tàu Hải quân Ấn Độ INS
Sahyadri rời cảng Tiên Sa, kết thúc chuyến thăm thành phố Đà Nẵng (Tàu khu trục tàng hình đa nhiệm
16

Thứ hai, Ấn Độ điều tàu chiến tham gia tập trận, tuần tra ở Biển Đông.
Ngày 3/5/2016, hải quân Ấn Độ đã điều một trong ba tàu tác chiến đổ bộ lớp Shardul
để tham gia cuộc tập trận an ninh hàng hải và chống khủng bố do ASEAN tổ chức ở Biển
Đông. Tàu INS Airavat đã tới Brunei để tham gia tập trận kéo dài tới 9/5/2015 trong
khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN. INS Airavat là tàu tác chiến đổ bộ
nội địa có khả năng chở 500 quân, 10 xe bọc thép và 11 xe tải chiến đấu. Con tàu được
trang bị hai bệ phóng rocket WM-18 và 4 súng CRN-91 30mm45. Ngày 20/5/2016, Theo
lịch trình, đội tàu gồm 2 tàu hộ vệ tàng hình mang tên lửa INS Satpura và INS Sahyadri,
khinh hạm tên lửa INS Kirch và tàu hỗ trợ INS Shakti sẽ ghé thăm vịnh Cam Ranh( Việt
Nam), vịnh Subic (Philippines), thành phố Sasebo (Nhật Bản), Busan (Hàn Quốc),
Vladivostok (Nga) và Port Klang (Malaysia). Đội tàu cũng sẽ diễn tập ở Biển Đông và
tham gia cuộc tập trận chung Malabar thường niên với Mỹ và Nhật ngoài khơi đảo
Okinawa. Đáp lại phản ứng từ Trung Quốc, quan chức cấp cao phụ trách vấn đề Đông Á
thuộc Bộ Ngoại giao Ấn Độ Pradeep Kumar Rawat nhấn mạnh: Các chuyến thăm của tàu
Ấn Độ diễn ra thường xuyên và đó là việc bình thường, không chỉ diễn ra trong bối cảnh
hiện nay46…
2.6. Ấn Độ phản đối Trung quốc nếu họ lập Vùng nhận dạng phòng không
(ADIZ) ở Biển Đông.
The Tờ Economic Times ngày 13/9/2015, Chính phủ Ấn Độ đã nhấn mạnh về tự
do hàng không, hàng hải ở Biển Đông trong khi có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đã sẵn
sàng hạn chế tự do hàng hải, hàng không trong khu vực. Quan chức cấp cao Ấn Độ dấu
tên nói rằng, sau khi Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp xong ở
Biển Đông, họ có thể áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) bất cứ lúc nào. Điều
này không chỉ đi ngược lại lợi ích chiến lược và thương mại của Ấn Độ, mà còn chống lại
các chuẩn mực quốc tế về tự do hàng hải, hàng không. Ngay từ khi Trung Quốc chưa

của Ấn Độ thăm thành phố Đà Nẵng; http://www.vietnamplus.vn/tau-khu-truc-tang-hinh-da-nhiem-cua-


an-do-tham-thanh-pho-da-nang/346970.vnp)
Sau khi một nhóm 4 tàu hải quân Ấn Độ đã hoàn thành hành trình Đông Nam Á kéo dài 2 tháng vào
tháng 6/2015, tàu khu trục tàng hình INS Sahyadri được cử đến Philippines tham gia một cuộc triển khai
tác chiến vào tháng 11/2015(http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/5800-loi-ich-chien-
luoc-cua-an-do-o-bien-dong). Sáng 30/5/2016, hai tàu chiến của Hải quân Ấn Độ là tàu hộ vệ tàng hình
mang tên lửa INS Satpura và khinh hạm tên lửa INS Kirch đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, bắt đầu
chuyến thăm kéo dài đến ngày 3/6/2016. Tàu INS Satpura dài 142,5 m, rộng hơn 16 m, lượng giãn nước
6.200 tấn, vận tốc tối đa 32 hải lý/giờ. Tàu INS Kirch dài 91,1 m, rộng 10,5 m, lượng giãn nước 1.400
tấn, tốc độ tối đa 56 hải lý/giờ. Hai tàu này được trang bị nhiều hệ thống vũ khí hiện đại. Đoàn Ấn Độ
thăm Cam Ranh lần này gồm 80 sĩ quan và 580 thủy thủ, do Chuẩn đô đốc Soonil V Bhokare làm trưởng
đoàn. Đây là chuyến thăm đầu tiên của tàu Hải quân Ấn Độ đến Cam Ranh. Sau khi rời Cảng quốc tế
Cam Ranh, hai bên phối hợp tiến hành tập luyện chung về vận động đội hình trên biển(Hai tàu chiến Ấn
Độ lần đầu tiên đến Cảng Cam Ranh; http://thanhnien.vn/thoi-su/hai-tau-chien-an-do-lan-dau-tien-den-
cang-cam-ranh-708201.html).
45
Ấn Độ điều tàu tác chiến đổ bộ đến Biển Đông
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quan-su/302691/an-do-dieu-tau-tac-chien-do-bo-den-bien-dong.html
46
Ấn Độ điều tàu chiến đến Biển Đông; http://thanhnien.vn/the-gioi/an-do-dieu-tau-chien-den-bien-dong-
705273.html
17

tuyên bố áp đặt ADIZ ở Biển Đông, Ấn Độ đã phát đi thông điệp cảnh báo là sẽ chống lại
bất kỳ động thái nào như vậy.
Biển Đông có tuyến hàng hải trọng yếu hàng đầu không chỉ với Ấn Độ mà còn với
các nước khác như Nhật Bản để tiến hành các hoạt động thương mại, vận chuyển hàng
hóa. Quan chức Ấn Độ cho rằng: tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông là điều bắt
buộc với Ấn Độ bởi nước này có lợi ích lớn ở Việt Nam và mối quan hệ đang phát triển
với các nước trong khu vực, bao gồm Philippines47.
Mặc dù Trung Quốc chưa thiết lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông
nhưng trước sự “đe dọa” rằng họ có thể làm điều này, Ấn Độ đã lên tiếng phản đối. Giới
chức cấp cao Ấn Độ cho rằng, những hành động của Trung Quốc như tuyên bố chủ
quyền, sau đó xây dựng đảo nhân tạo trái phép và khả năng sẽ áp đặt Vùng nhận dạng
phòng không (ADIZ) trong khu vực không chỉ ảnh hưởng đến các lợi ích thương mại và
chiến lược của Ấn Độ mà còn vi phạm các nguyên tắc quốc tế về tự do hàng hải và hàng
không. Ấn Độ sẽ chống lại bất kỳ hành động nào như vậy48.
2.7. Ấn Độ ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vụ kiện của
Philippines đối với Trung Quốc ở Biển Đông
Cùng ngày với Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với
Trung Quốc về vấn đề Biển Đông (12-7-2016), Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã ra Tuyên bố và
khẳng định: Ấn Độ ghi nhận phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện của Philippines
và tin tưởng rằng, các nước cần giải quyết hòa bình tranh chấp, không sử dụng hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực, kiềm chế các hành động có thể làm phức tạp hoặc leo thang căng
thẳng. Là một nước thành viên của UNCLOS, Ấn Độ thúc giục các bên tôn trọng cao
nhất đối với UNCLOS, thể chế thiết lập trật tự pháp lý đối với các vùng biển và đại
dương49. Tuyên bố nhấn mạnh rằng, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không,
thương mại không bị trở ngại, dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, như đã quy
định trong UNCLOS". Các quốc gia nên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp
hoà bình, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực, kiềm chế trong những hành động có thể làm
phức tạp hoặc leo thang căng thẳng, ảnh hưởng đến hoà bình và ổn định. Yêu cầu "tôn
trọng tối đa", Ấn Độ nhấn mạnh lợi ích thiết yếu của nước này trong việc duy trì "tự do

47
Tình hình Biển Đông: Tuyên bố rắn của Ấn-Mỹ-Nhật với Trung Quốc ; http://gafin.nextcom.net.vn/the-
gioi/tin-tuc-24h/tinh-hinh-bien-dong-tuyen-bo-ran-cua-an-my-nhat-voi-trung-quoc-3285448.
48
Xem: -Ấn Độ phản đối hạn chế tự do hàng không, hàng hải trên Biển Đông;
http://www.baomoi.com/An-Do-phan-doi-han-che-tu-do-hang-khong-hang-hai-tren-Bien-
Dong/c/17485416.epi.
- Ấn Độ kiên quyết phản đối nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ tại Biển Đông
14/9/2015; http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/news/2015/9/A2575A00DC8F2F44/).
49
. Biển Đông tuần từ 11/7-17/7 (http://nghiencuubiendong.vn/bien-dong-tuan-qua/6005-bin-ong-tun-
qua-t-117-177).
-Báo Người lao động, Phản ứng của Ấn Độ với phán quyết Tòa trọng tài
http://laodong.com.vn/ho-so/phan-ung-cua-an-do-voi-phan-quyet-toa-trong-tai-577999.bld
18

hàng hải, hàng không theo UNCLOS, và phản đối các hành động "làm phức tạp hoặc leo
thang tranh chấp.
Tiếp theo, ngày 20/7/2016, Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam (IVSC) chính thức
ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA). Tuyên bố cho rằng, phán quyết của Tòa
Trọng tài mang tính lịch sử và yêu cầu các nước liên quan chấp nhận và tôn trọng phán
quyết này vì hòa bình, hòa hợp và chủ quyền quốc gia của các nước trong khu vực; phán
quyết là cột mốc quan trọng để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Tuyên
bố cũng hối thúc Chính phủ Trung Quốc tôn trọng phán quyết, đồng thời nêu rõ nếu bất
kỳ nước nào không tuân thủ luật pháp quốc tế và hành động đơn phương, phớt lờ sự
nghiệp chính nghĩa của các nước láng giềng, nước đó sẽ tạo ra tình hình hỗn loạn và đe
dọa hòa bình không chỉ ở khu vực Châu Á mà trên toàn thế giới. Tuyên bố cũng khẳng
định sự ủng hộ mạnh mẽ sự nghiệp chính nghĩa bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ của Việt Nam. Chủ tịch IVSC Greetesh Sharma cho biết, Ấn Độ và Việt Nam có mối
quan hệ truyền thống lâu đời và Tuyên bố này là một minh chứng nữa thể hiện sự ủng hộ
và đoàn kết của nhân dân Ấn Độ nói chung và Ủy ban này nói riêng đối với Chính phủ và
nhân dân Việt Nam, khẳng định tinh thần hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình của người dân
Việt Nam và Ấn Độ cũng như quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biên cương và hải đảo
thiêng liêng của đất nước50. Ông Shekhar Sinha, chuyên gia về các vấn đề quốc tế của Ấn
Độ khẳng định, phán quyết của Tòa Trọng tài vượt cả kỳ vọng khi bác bỏ tuyên bố “chủ
quyền lịch sử” và yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Trao đổi trong cuộc phỏng
vấn với phóng viên TTXVN, nguyên Phó Đô đốc hải quân và cũng là chuyên gia nghiên
cứu về các vấn đề quốc tế của Ấn Độ, ông Shekhar Sinha khẳng định rằng, phán quyết
của Tòa Trọng tài liên quan tới vấn đề Biển Đông là một phán quyết đúng và được thực
hiện hoàn toàn theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Ông cho rằng,
phán quyết này vượt cả kỳ vọng khi bác bỏ tuyên bố “chủ quyền lịch sử” và yêu sách
“đường 9 đoạn” của Trung Quốc, đồng thời các bên liên quan cần phải tuân thủ phán
quyết và không được cản trở tự do hàng hải, hàng không và thương mại ở Biển Đông.
Phán quyết còn cho rằng, Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục
được đối với những rạn san hô khi họ tiến hành xây dựng đảo trái phép. Chuyên gia
Sinha nhận định, nếu Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA thì có thể có giải pháp
hòa bình cho Biển Đông. Ông Sinha còn cho biết, Ấn Độ là một bên tham gia UNCLOS
giống như Trung Quốc và Ấn Độ hoan nghênh phán quyết của PCA, đồng thời hy vọng
tất cả các bên tuyên bố chủ quyền sẽ tuân thủ phán quyết này để đảm bảo tự do hàng hải,
hàng không và hoạt động thăm dò dầu khí. Các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) nên tổ chức một cuộc họp ngay lập tức, yêu cầu Trung Quốc tham gia
đối thoại và chấp nhận một cách tiếp cận chung. Điều này có lợi cho ASEAN vì hiệp Hội
này có nhiều nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và chỉ có cách tiếp cận chung mới

. Báo Thế giới và Việt Nam-Bộ Ngoại giao Việt Nam, Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam tuyên bố ủng
50

hộ phán quyết Tòa Trọng tài http://tgvn.com.vn/uy-ban-doan-ket-an-do-viet-nam-tuyen-bo-ung-ho-phan-


quyet-toa-trong-tai-33103.html.
19

khiến Trung Quốc phải tuân thủ luật lệ quốc tế, từ đó các nước có thể khai thác lợi ích
của mình tại vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS51.
3. Một vài nhận xét
Từ những trình bày ở trên, chúng tôi đi đến một số nhận xét sau đây:
3.1. Biển Đông là một vùng biển có tiềm năng to lớn về hải sản, dầu mỏ, khoáng sản,
có vị trí địa-chính trị quan trọng, một trong những đường hàng hải quan trọng, nhộn nhịp
hàng đầu thế giới. Cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh hải, các đảo, đá ở đây đã có từ lâu
và trong những năm gần đây, do tham vọng độc chiếm Biển Đông, do những hành động
ngang ngược, bất chấp luật pháp, bất chấp đạo lý của Trung Quốc làm cho tình hình Biển
Đông diễn biến rất phức tạp, căng thẳng. Ấn Độ là một cường quốc, ở gần Biển Đông ,
có lợi ích to lớn ở Biển Đông về nhiều mặt nên mọi biến động ở vùng biển này đều tác
động đến Ấn Độ. Tình hình Biển Đông như vậy, Ấn Độ không thể đứng ngoài cuộc mà
cần có sự “can dự”.
3.2. Quá trình “can dự” của của Ấn Độ đối với Vấn đề Biển Đông những năm gần
đây là liên tục, khá mạnh mẽ (nhất là từ khi Ông Narendra Modi lên làm Thủ tướng trở
đi) và trên nhiều mặt, bao gồm hầu hết những hoạt động ngang ngược, phi pháp của
Trung Quốc ở Biển Đông, đó là: ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; phản
đối Trung Quốc trong chính sách đơn phương, cải tạo, bồi đắp trái phép, phá vỡ nguyên
trạng Biển Đông, gây căng thẳng trong khu vực; ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở
Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về luật
biển 1982, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
sớm tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC); kiên định, tiếp tục
các hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp sự phản đối của Trung Quốc và
tình hình ở vùng biển này ngày càng căng thẳng; tuần tra và ủng hộ việc tuần tra của
Mỹ ở Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vô lý; phản đối ở mức độ nhất
định việc Trung Quốc hạ đặt dàn khoan HD. 981 trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam; phản đối nếu Trung Quốc lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông
(ADIZ); ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện của Philippine đối với Trung
Quốc ở Biển Đông.
3.3. Mặc dù bị Trung Quốc gây áp lực nhưng Ấn Độ vẫn không chùn bước trong
quan điểm và hành động trước việc Trung Quốc bất chấp luật pháp, gây căng thẳng ở
Biển Đông. Nếu đặt trong bối cảnh vấn đề Biển Đông là vấn đề của ASEAN nhưng một
số nước ASEAN im lặng, thậm chí có nước như Campuchia ủng hộ lập trường, hành
động sai trái của Trung Quốc, phản đối phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vụ kiện
của Philippines như đã nêu ở trên, ngăn cản ASEAN ra Tuyên bố chung về Biển Đông,
về Tuyên bố của Tòa Trọng tài… thì sự “can dự”của Ấn Độ- một nước chỉ liên quan gián
tiếp đến Biển Đông- cần được hoan nghênh và đánh giá cao.

51
Chuyên gia Ấn Độ: Phán quyết của PCA vượt cả kỳ vọng; http://baotintuc.vn/bien-dao-viet-
nam/chuyen-gia-an-do-phan-quyet-cua-pca-vuot-ca-ky-vong-20160723124431391.htm
20

3.4. Sự “ can dự “ của Ấn Độ vào vấn đề Biển Đông trong thời gian qua là khách
quan, tích cực, phù hợp với luật pháp Quốc tế, phù hợp với đạo lý và có ý nghĩa tích cực.
Đó là Ấn Độ đã góp phần lên án những hành động sai trái của Trung Quốc, góp phần
hạn chế sự hung hăng của Trung Quốc, ủng hộ các nước ĐNA trong việc bảo vệ lợi ích
chính đáng của mình, ủng hộ chính sách “xoay trục” về châu Á của Mỹ, lôi cuốn thêm
những nước khác lên án những hành động sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông, bảo vệ
sự nghiêm minh của pháp luật Quốc tế; củng cố quan hệ gần gũi giữa Ấn Độ với các
nước ĐNA, Nhật Bản, Hàn Quốc, góp phần nâng cao vị thế của Ấn Độ ở khu vực và trên
thế giới…
3.5. Không chỉ “tự mình” “can dự” vào Vấn đề Biển Đông, Ấn Độ còn phối hợp
với các nước khác như: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Việt Nam trong vấn đề này- thể hiện
qua tuyên bố chung, kêu gọi, phối hợp tuần tra, tập trận … tạo nên sức mạnh tập thể lên
án, hạn chế những hành động ngang ngược của Trung Quốc nhằm bảo vệ tự do hàng hải,
hàng không ở Biển Đông.
3.6. Gần đây, một sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận, nhất là ở Việt Nam về việc
Ấn Độ đã gây “sốc” khi cùng Ngoại trưởng Nga, Trung Quốc bày tỏ quan điểm về Vấn
đề Biển Đông. Tờ The Diplomat số ra ngày 21/4/2016 tiết lộ, trong bản thông cáo chung
cuộc họp ngày 1/4/2016, ở điều khoản 21, Ngoại trưởng Ấn Độ, Nga và Trung Quốc lưu
ý: “Tất cả những tranh chấp phải được giải quyết bằng con đường đối thoại giữa các bên
liên quan…”52. ( bao gồm cả Vấn đề Biển Đông-TG). Đây là lần đầu tiên Ấn Độ thể hiện
quan điểm như vậy.
Quan đểm này phù hợp với quan diểm của Trung Quốc từ trước đến nay là giải
quyết Vấn đề Biển Đông bằng đàm phán“song phương” và trái với quan điểm của Việt
Nam, Mỹ, Philippines, Australia, Nhật về vấn đề này là đàm phán “đa phương”, “quốc tế
hóa” . Ở đây, chúng tôi sẽ không đề cập quan điểm của Nga mà chỉ phân tích quan điểm
của Ấn Độ. Có thể coi đây là một “bước thụt lùi” trong quan điểm về Vấn đề Biển Đông
của Ấn Độ (nếu xét theo khía cạnh cần ủng hộ phía tích cực, lẽ phải) làm thất vọng cho
nhiều nước mà trước hết là Việt Nam- người bạn thân thiết, gần gũi với Ấn Độ.
Nguyên nhân của việc Ấn Độ đi đến một tuyên bố như vậy, có thể là: Thứ nhất,
Ấn Độ đã đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết. Theo Thiếu tướng, PGS.TS. Lê Văn
Cương thì: “Họ (chỉ Ấn Độ, Nga-TG) lên tiếng vì lợi ích, họ cần sự ủng hộ của Trung
Quốc. Hành động này mang tính chiến thuật bảo đảm lợi ích quốc gia chứ không phải là
chiến lược”…Ấn Độ đang toan tính ủng hộ Trung Quốc để đổi lại Bắc Kinh sẽ không gây

52
-Ấn Độ, Nga về phe Trung Quốc trong vấn đề biển Đông?; http://www.daikynguyenvn.com/the-
gioi/an-do-nga-ve-phe-trung-quoc-trong-van-de-bien-dong.html.- Nga, Ấn bất ngờ ủng hộ Trung Quốc về
Biển Đông, thông điệp nào cho Việt Nam?; http://trandaiquang.org/nga-an-bat-ngo-ung-ho-trung-quoc-
ve-bien-dong-thong-diep-nao-cho-viet-nam.html.
21

sự về vấn đề biên giới với Ấn Độ và các vấn đề liên quan đến Ấn Độ Dương”53. Thứ hai,
Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn của Ấn Độ. Thứ ba, có thể Ấn Độ liên hệ đến
Vấn đề Kashmir trong quan hệ Ấn Độ- Pakistan, rằng, nếu ủng hộ quốc tế hóa vấn đề
Biển Đông có thể là “ tiền lệ” cho việc quốc tế hóa vấn đề Kashmir ( đành rằng hai vấn
đề này khác nhau), điều mà Pakistan yêu cầu nhưng Ấn Độ phản đối.
3.7. Từ những trình bày ở trên, có thể là chưa đầy đủ, đủ cho thấy, có rất nhiều
nhân tố chi phối đến sự “can dự” của Ấn Độ đối với Vấn đề Biển Đông hay nói cách khác
là Ấn Độ có lợi ích to lớn ở Biển Đông; đồng thời Ấn Độ cũng đã “can dự” vấn đề Biển
Đông một cách khá tích cực, liên tục và càng về sau càng mạnh mẽ. Mặc dù vậy, theo
chúng tôi, sự “can dự” của Ấn Độ vẫn chưa đủ so với lợi ích to lớn của Ấn Độ ở Biển
Đông, với vị thế của Ấn Độ và người viết mong muốn Ấn Độ can dự tích cực, kiên
quyết, mạnh mẽ hơn nữa. Nếu được như vậy, Ấn Độ không chỉ bảo vệ hiệu quả hơn lợi
ích của mình ở Biển Đông mà còn góp phần ngăn chặn Trung Quốc về những hành động
ngang ngược, chà đạp lên luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của những nước khác;
bảo vệ hòa bình, an toàn tự do hàng hải, hàng không, bảo vệ lợi ích chính đáng của các
quốc gia ven Biển Đông, bảo vệ thượng tôn pháp luật và góp phần nâng cao vị thế của
Ấn Độ ở khu vực và trên toàn thế giới.

-----
(*) Bài viết đã được in trong sách “Nam Bộ-Đất và Người”, NXB. ĐHQG.TP.
Hồ Chí Minh, 2017.

53
Nga, Ấn bất ngờ ủng hộ Trung Quốc về Biển Đông, thông điệp nào cho Việt Nam?;
http://trandaiquang.org/nga-an-bat-ngo-ung-ho-trung-quoc-ve-bien-dong-thong-diep-nao-cho-viet-
nam.html

You might also like