You are on page 1of 70

Câu 1: các khái niệm

1. Lãnh thổ

- Tiếng Latinh: Terra tượng trưng cho đất đai là cơ sở để xác định ranh giới chủ quyền giữa các
quốc gia

- Về địa lý, chính trị và hành chính: là một phần nằm dưới sự quản lý của cơ quan chính quyền
của một quốc gia, là một trong bốn yếu tố cơ bản cấu thành quốc gia

+ Có 1 khu vực lãnh thổ được xác định

+ Có một lượng dân số nhất định

+ Có chính phủ

+ Có đủ khả năng tham gia quan hệ với các quốc gia khác

*Phân loại lãnh thổ theo luật pháp quốc tế

- Lãnh thổ quốc gia : bao gồm các bộ phận cấu tành quốc gia tạo nên chủ quyền riêng biệt để xác
định ranh giới giữa quốc gia này với quốc gia khác

- Lãnh thổ quốc tế: Những bộ phận được sử dụng chung bởi tất cả các chủ thể của luật quốc tế
nhằm mục đích hòa bình và phát triển chung của thế giới (vùng biển, vùng trời quốc tế)

- Lãnh thổ có quy chế hỗn hợp: Các quốc gia không có quyền xác định lãnh thổ riêng của mình
nhưng lại có quyền, chủ quyền hoặc quyền tài phán. VD: Đặc quyền kinh tế, thềm lục địa

- Lãnh thổ quốc gia sử dụng quốc tế: Lãnh thỏ riêng biệt của một quốc gia nhưng sử dụng luật
quốc tế - quốc tế hóa. VD: Kênh xuy – ê đào qua Ai Cập nối giữa Địa Trung Hải vói Biển Đỏ

2. Nội thủy, đường cơ sở, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa

 Nội thủy

-Căn cứ xác định: Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: các vùng
nước ở phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là nội thủy của quốc gia ven
biển (Điều 8)

- Vùng nước biển nằm giữa bờ biển và đường cơ sở (vùng nước ở phái bnee trong đường cơ sơ
dùng để tính chiều rộng lãnh hải): bao gồm cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển và vùng nước ở phía
trong đường cơ sở tiếp giáp với bờ bển: vùng nước lịch sử cũng theo chế độ nội thủy

 Đường cơ sở

-Khái niệm: Đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy
- Căn cứ pháp lý quốc tế: các quy tắc xây dựng đường cơ sở được quy định tại các điều từ 3 đến
13 của Công ước Giơ ne vơ năm 1858 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp, các điều 5 đến 11 13 14 và
47 của UNCLOS năm 1982

- Hai phương pháp để xác lập hệ thống đường cơ sở: đường cơ sở thông thường(ngấn nướ thủy
triều xuống thấp nhất dọc theo bờ biển) và đường cơ sở thẳng (đường gãy khúc nối liền các điểm
được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo ven bờ)

 Lãnh hải

-Một vùng biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền vơi slanhx thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc gia
ven biên, có một bề rộng nhất định được đo tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển đó

- Phân biệt lãnh hải và vùng biển: Vùng biển hay hải phận là tên gọi chung cho cả nội thủy, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

- Chiều rộng lãnh hải: Điều 3 Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 qquy định: Mọi quốc gia
đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình: Chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể
từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước 1 hải lý = 1852m

- Chế độ pháp lý của lãnh hải

 Vùng tiếp giáp lãnh hải

-Vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải có chiều rộng khoảng 24 hải lí kể từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải

- Quốc gia không dược thực hiện đầy đủ quyền chủ quyền và quyền tài phán tại vùng tiếp giáp
lãnh hải. Một số quyền tiêu biểu theo UNCLOS 1982: quyền tài phán trong việc ngăn ngừa
những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan thuế khóa, y tế hay nhập cư xảy ra trên lãnh
thổ hay lãnh hải của mình: quyền tài phán trong việc trừng trị những vi phạm đối với các luật và
quy định nói trên, xảy ra trên lãnh thổ hay lãnh hải của mình

Vùng đặc quyền kinh tês

-Vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền vứi lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 200 hải
lý tính từ đường cơ sở

-Trong vùng biển này các nước khác đều được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không, tự do
lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm cũng như quyền tự do sử dụng biển vào những mục đía khác
hợp pháp

 Thềm lục địa

-Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đát dưới đáy biển bên ngoài lãnh
hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho
đến bờ ngaoif của rìa lục dịa hoặc đên scachs đường cơ sở dùng đẻ tính chiều rộng lãnh hải 200
hải lý khi nờ ngoài rìa lục địa của quôc sgia đô skhoangr cách gần hơn ( điều 76 Công ước của
LHQ về Luật biển 1982)

- về cơ bản quy chế pháp lý của thềm lục địa tập trung vào lợi ích kinh tế từ tài nguyên thiên
nhiên, tương tự như vùng đặc quyền kinh tế. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc
thăm dò khai thác tài nguyên sinh vật và phi sinh vật tại thềm lục địa.

3. Chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán

* Chủ quyền

- Là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình (quyền hoàn toàn k
bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài Hiến pháp, luật quốc tế, quyền tối thượng của các quốc gia)

- Các quốc gia bình đẳng về chủ quyền theo luật pháp quốc tế

* Quyền chủ quyền

- Là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi tài nguyên
thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình cũng như đối với những hoạt
động nhằm thăm dò và khai thác đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một quốc gia đó vì mục
đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lương từ nước, hải lưu, gió

*Quyền tài phán

- Là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và
giám sát việc thực hiện chúng như: cấp phép, giải quyết, xử lý đói với một số loại hình hoạt
động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các
đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển

Câu 2: lãnh thổ, chủ quyền lãnh thổ của Viêt Nam

- Lãnh thổ quốc gia VN bao gồm: đất liền, hải đỏa, vùng biển và vùng trời (Hiến pháp năm
2013)

- Diện tích khoảng 331 212 km2, đường bờ biển dài 3260 km biên giới đát liền dài 4510
km

*Vùng đất quốc gia (kể cả các đảo và quần đảo)

- Là phần mặt đát và lòng đất của đất liền, các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia

- Vệt Nam có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh
Lũng Cú (hà Giang) đến mũi Cà mau, các đảo Phú Quốc, Cái Lân… và quầnđảo Hoàng Sa,
Trường Sa
* Vùng biển Việt Nam

- VN có 3 mặt trông ra biển Đông Nam và Tây Nam với bờ biển dài 3260km từ Móng Cái đến
Hà Tiên

- VN nằm ven bờ tây Biển Đông – biển duy nhất nối liền hai đại dương - Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương

- Hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ ở phía Tây Bắc rộng khoảng 130000km2 và vinh Thái Lan ở phía
tây nam diện tích khoảng 293000 km2

- Hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa: Đảo lớn nhất là Phú Quốc và rất nhiều đảo nhỏ
khác

- Bờ biển VN dài 3260 km (không kể bờ các đảo) khúc khuỷu, nhiều eo, vũng vịnh ven bờ và cứ
20km chiều dài đường bờ biển lại bắt gặp một cửa sông lớn với tổng số khoảng 112 cửa sông đổ
ra biển, chủ yếu từ phía lục địa Việt nam

Câu 3 Vị trí địa lý, giới hạn và tầm quan trọng của Biển Đông nói chung và đối với
Việt Nam nói riêng.

Vị trí, giới hạn


 Vị trí
Biển Đông là một biển nửa kín được bao bọc bởi bán đảo Đông Dương ở phía Tây,
Malaysia, Singapore, Indonesia và Brunei ở phía Nam, Philippines ở phía Đông và đảo Đài Loan
cùng phần lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc ở phía Bắc.

=> Ý nghĩa: Trước hết vì biển Đông nằm trên tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Với vị trí chiến lược như
vậy thì biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng là cầu nối giữa các khu vực này với nhau tạo
nên sự giao thoa kinh tế, văn hóa giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

 Giới hạn
Biển Đông là một trong sáu biển lớn trên thế giới và đứng thứ hai chỉ sau biển San
Hô( Coral Sea) ở phía Đông Bắc Australia ,với diện tích vào khoảng 3,5 triệu km² . Biển Đông
trải rộng từ 3° lên đến 26° vĩ Bắc và từ 100° đến 121°kinh Đông. Chiều dài Biển Đông trên
3.000km, chiều rộng tới 1.000km, lớn gấp 8 lần Biển Đen và gấp 1,5 lần Địa Trung Hải.

Tầm quan trọng của biển Đông


Đối với các nước Đông Nam Á, Biển Đông ở vị trí trung tâm của khu vực. Hầu hết các
nước trong khu vực Đông Nam Á đều có lợi ích hoặc được hưởng lợi ích do vị trí địa chính trị
đặc biệt của Biển Đông mang lại.
- Nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ
Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải
quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới (90% lượng hang hóa thế giới vận chuyển qua đường
biển, trong đó có 45% đi qua biển Đông).

- Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa -
chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế.
- Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Đông) được vận chuyển bằng đường
biển qua Biển Đông.
- Nhiều nước lớn phụ thuộc về kinh tế đối với khu vực biển Đông (đường biển) như: TQ,
Nhật, Hàn…

-Tiềm năng của Biển Đông -


Là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát
triển kinh tế (tài nguyên biển, thủy hải sản, khoáng sản, du lịch…) của các nước xung
quanh: Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới, Thái Lan đứng thứ 10 thế
giới….(cả khu vực biển Đông chiếm khoảng 7 – 8 % sản lượng đánh bắ cá hàng năm trên
TG).
 Là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới:
 + Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ
thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày.
 +Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ
lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng.
 + Nga: khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí
đốt đóng băng, nguồn năng lượng quan trọng cho tương lai.
 + Đối với VN: ở thềm lục địa có một số bể trầm tích có triển vọng dầu khí lớn, dễ khai
thác là Cửu Long và Nam Côn Sơn. Trữ lượng dầu khí dự trữ dự báo toàn thềm lục địa
của VN khoảng 10 tỉ tấn quy đổi, khai thác dự báo khoảng 2 tỉ tấn…
Từ vị trí, tiềm năng của BĐ lý giải một số nguyên nhân tranh chấp biển Đông:
- Vị trí chiến lược và tài nguyên phong phú (nhất là dầu khí) đã khiến cho vấn đề biển Đông
ngày một phức tạp hơn.
- Từ vai trò, tiềm năng của BĐ…được xem là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu
sách đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các khu vực, đảo xung quanh hai quần
đảo này
- Những vấn đề của biển Đông ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế
của nhiều nước trong và ngoài khu vực.
Vị trí, tầm quan trọng chiến lược của Hoàng Sa và Trường Sa

• Vị trí
• - Hoàng Sa
• + Huyện đảo Hoàng sa thuộc th phố Đà Nẵng.
• +Dân gian gọi tên là Bãi cát Vàng hay Cồn Vàng, tên quốc tế là Paracels.
• + Nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2, S phần nổi = 10 km2, đảo lớn nhất
là Phú Lâm (khoảng 1,5km2).
• + Quần đảo nằm ngang bờ biển các tỉnh: Q.trị, Thừa Thiên – Huế, Q.Nam, 1 phần
Q, Ngãi.
• Cực Bắc của q.đảo là đảo Đá Bắc
• Cực Nam là bãi ngầm
• Cực Đông là bãi cạn Gò Nổi
• Cực Tây là đảo Tri Tôn
• Về khoảng cách:
• - Đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An(Q. Ngãi) là 135 hải lí, đến huyện đảo
Lý Sơn (Cù lao Ré- Q. Ngãi) là 123 hải lí.
• - Từ Hoàng Sa tới Hải Nam (TQ) là 140 hải lí, cách đất liền TQ là 235 hải lí.
• Năm ở phia đông của VN, Hoàng Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ TBD
– AĐD và Đại Tây Dương (ý nghĩa là an ninh, quân sự, kinh tế…ở khu vực Bắc Biển
Đông)
• Hoàng Sa gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm, các đảo chính gồm 2 nhóm: Lưỡi Liềm ở
phía tây, An Vĩnh ở phía đông.

• Về số lượng: gồm 137 đảo, đá, bãi, không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa VN(gồm
bãi Phúc Trần, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính).
• - Quần đảo chia làm 8 cụm chính từ Bắc xuống Nam: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam
Yết, Sinh Tồn. Trường Sa, An Bang, Bình Nguyên.
• Tầm quan trọng chiến lược
• - Các đảo, quần đảo trên BĐ có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng, kiểm soát
các tuyến đường biển đối với nhiều nước,…
• + Hoàng Sa, Trường Sa nằm ở trung tâm BĐ kiểm soát các tuyến đường biển giao lưu
hàng hóa của nhiều nước: Nhật- 42%, các nước ĐNA – 55%, NICs- 26%, Australia-
40%, TQ- 22%.
• + Hai quần đảo này còn dùng cho mục đích quân sự, như đặt trạm ra đa, trạm thông
tin, xây dựng các trạm dừng chân, tiếp tế nhiên liệu cho tàu,…
• + Về tài nguyên: sự giầu có về sinh vật biển, dầu mỏ, khí đốt dẫn ến nhiều nước tranh
chấp.
• - Các nhà chiến lược cho rằng: ai kiểm soát được 2 quần đảo này sẽ khống chế được
BĐ.

 Kết luận
Với vị trí địa chính trị- kinh tế đặc biệt quan trọng và nguồn tài nguyên thiên nhiên vô
cùng phong phú, đa dạng, Biển Đông có vai trò hết sức to lớn không chỉ đối với các quốc gia ven
biển, các quốc gia có tuyên bố chủ quyền mà còn đặc biệt quan trọng đối với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới.
Đối với nước ta, Biển Đông không chỉ là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, có vị trí địa
chính trị vô cùng quan trọng mà còn là cửa ngõ chính để kết nối với khu vực và thế giới, là nơi
có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa yêu dấu, như một phần máu thịt của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng
diễn biến phức tạp đã tác động lớn và đe dọa trực tiếp đến an ninh, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của nước ta và trở thành tâm điểm chú ý của khu vực và thế giới.

Câu 4: Công ước của Liên học quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố
ứng xử của các bên ở biển Đông - DOC

Công ước của Liên học quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982)

*Quá trình hình thành luật biển quốc tế

- Bắt đầu từ thế kỉ 16, Hà Lan tranh chấp quyền thống trị trên biển với Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha

- Đầu thế kỉ 19: Nước Anh đưa ra nguyên tắc xác định chiều rộng lãnh hải là 3 hải lý - tầm bắn
của súng thần công với quan niệm “quyền lực quốc gia chấm dứt tại nơi sức mạnh vũ khí của
quốc gia đó hết hiệu lực”

- Cuối thế kỉ 19, nguyên tắc chiều rộng lãnh hải 3 hải lý không còn dduur để bảo vệ nghề cá của
quốc gia ven biển  mỗi quốc gia có quy tắc riêng để xác định chiều rộng lãnh hải (4 đến 6 hải
lý)

- Năm 1930 Hội Quốc Liên triệu tập Hội nghị quốc tế vầ Luật Biển dầu tiên tại thành phố La
Haye: Không thông nhất được độ rộng hải lý

- Liên Hợp quốc và quá trình xây dựng Luật Biển quốc tế

 Năm 1958. Hội nghị quốc tế về Luật Biển lần thứ nhất tại Geneve do Liên Hợp Quốc
triệu tập với 86 nước tham dự. Két quả: thông uqa được 4 công ước quốc tế về luật biển:
Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, Công ước về đnahs cá và bảo tồn tài
nguyên sinh vật., Công ước về thềm lục địa, Công ước về biển cả

 Một số nội dung quan trọng chưa được giải quyết: ciehiefu rộng lãnh hải, quyền đi qua eo
biển quốc tế giới hạn vùng đánh cá, ranh giới ngoài của thềm lục địa

 Năm 1960 tại Geneve, Hội nghị Luật Biển lần thứ 2 đưuọc triệu tập, không có kết uqar

 Năm 1973 Hội nghị Luật Biển lần thứ 43 tiếp tục được thảo luạn và thông quan Công
ước Luật Biển mới
Nội dung cơ bản:

- Xây dựng các khái niệm mang tính chất pháp lí để xác định chủ quyền biển của các quốc
gia ven biển, hải đảo, quần đảo, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lãnh hãi, nội
thủy, đường tiếp giáp lãnh hải.

- Quy định về chiều rộng vùng biển thuộc chủ quyền , quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc
gia và phương pháp xác định ranh giới các vùng biển đó, chế độ pháp lí, nguyên tắc giải
quyết những tranh chấp giữa các quốc gia ven biển khi tiến hành phân định ranh giới các
vùng biển chồng lấn.

- Đưa ra những quy định để điều chỉnh tất cả các quan hệ diễn ra trên các vùng biển, quy
định quyền lợi và nghĩa vụ của mọi quốc gia trong các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán cũng như trong những vùng biển không thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán; việc sử dụng và quản lí tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh
vật và không sinh vật; vấn đề bảo vệ môi trường biển, an ninh trật tự trên biển, việc giải
quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển, quy chế hoạt động của cơ quan quyền lực quốc
tế về đáy đại dương, ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa Tòa án Luật Biển quốc tế, Hội nghị
các quốc gia thành viên Công ước.

Ý nghĩa:

- Lần đầu tiên có văn bản đầy đủ và toàn diện về biển quốc tế để gìn giữ tài nguyên biển.

- Văn bản pháp lí đầu tiên ghi nhận quyền bình đẳng của quốc gia ven biển, có biển, không
có biển, quốc gia hải đảo.

- Được xem như Hiến Pháp về biển và đại dương TG – đạo luật gốc, tính phổ biến. Đánh dấu
sự hình thành 1 khuôn khổ pháp lí quốc tế toàn diện điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của tất cả
các quốc gia trong sử dụng biển,

quản lí các nguồn tài nguyên biển và bảo tồn các nguồn tài nguyên này cho thế hệ mai sau.

- Cơ sở để các nước xây dựng Luật biển quốc gia và dựa vào để giải quyết các vấn đề lien
quan đến biển. Quốc hội nước CHXNCN VN khóa XIII đã thông qua Luật biển quốc gia vào
ngày 21/6/2012, gọi là Luật biển VN.

Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông - DOC


a. Bối cảnh ra đời của DOC

- Sau sự kieneh Vành Khăn 1995 Philippin đưa ra ý tưởng xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở
Biên Đông (COC) được ASEAN ủng họ 1996 nhưng Trung Quốc không đồng ý

- 1999 Trung Quốc mới đồng ý thảo luận về COC với ASEAN và mỗi bên có một dự thảo
riêng

 Dự thảo của Trung Quốc bị Philippin phản đối

 Dự thảo của ASEAN do Philippin xây dựng dung hòa quan điểm của Malaysia và
VN. Dự thảo này đề cập tới Hoàng Sa nên không được TQ chấp nhận, nhưng
đồng ý thảo luận các nội dung trong Dự thảo  Hạ cấp xuống DOC

- 4/11/2002 DOC được kí tại Phnom Penh, trong đó không nêu vi phạm áp dụng

b. Toàn văn Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐÔNG (DOC)


Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt theo tiếng Anh là DOC) được Ngoại
trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần
thứ 8 ở Phnompenh (Campuchia). Đây là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc,
trực tiếp liên quan vấn đề Biển Đông. Chính phủ các nước thành viên ASEAN và nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa Tuyên bố như sau:
1. Các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên
hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Hiệp ước thân thiện và Hợp tác ở
Đông Nam Á, Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật
pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia.
2. Các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự tin cậy và lòng tin phù hợp với các
nguyên tắc nêu trên và trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
3. Các bên khẳng định lại sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hàng hải và
quyền tự do bay ngang qua vùng trời phía trên Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên
tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
4. Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các
biện pháp hòa bình, không đe doạ sử dụng hay sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và
thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các
nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982.
5. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia
tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động
đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc
khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng;
Trong khi chờ đợi có giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán, các bên
liên quan cam kết tăng cường các nỗ lực trên tinh thần hợp tác và hiểu biết nhằm tìm ra các
phương cách xây dựng sự tin cậy và lòng tin giữa các bên, bao gồm:
- Khi thích hợp, tiến hành đối thoại và trao đổi ý kiến giữa các quan chức quân sự và quốc phòng
của các bên có liên quan;
- Bảo đảm đối xử nhân đạo và công bằng đối với tất cả mọi người gặp nguy hiểm hay lâm nạn;
- Tự nguyện thông báo cho các bên liên quan khác về tập trận quân sự chung/hỗn hợp sắp diễn
ra;
- Tự nguyện trao đổi thông tin thích hợp.
6. Trong khi chờ đợi có giải pháp toàn diện và lâu dài cho tranh chấp các bên liên quan có thể
thăm dò hoặc tiến hành các hoạt động hợp tác. Các hoạt động này có thể bao gồm: Bảo vệ môi
trường biển; Nghiên cứu khoa học biển; An toàn hàng hải và liên lạc trên biển; Các hoạt động
tìm kiếm và cứu nạn; Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm nhưng không chỉ giới
hạn trong các lĩnh vực buôn lậu ma tuý, cướp biển và cướp có vũ trang trên biển, và buôn lậu vũ
khí.
Các thể thức, phạm vi và địa điểm liên quan đến các hợp tác phải được các bên liên quan nhất trí
trước khi thực hiện.
7. Các bên liên quan sẵn sàng tiếp tục các cuộc tham khảo ý kiến và đối thoại về các vấn đề liên
quan thông qua những thể thức được các bên nhất trí, kể cả việc tiến hành các cuộc tham khảo ý
kiến thường xuyên về việc tuân thủ Tuyên bố này, nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ láng giềng
tốt và tính minh bạch, tạo dựng sự hòa hợp, hiểu biết lẫn nhau và hợp tác; và tạo điều kiện giải
quyết hòa bình các tranh chấp giữa các bên.
8. Các bên cam kết tôn trọng những điều khoản của Tuyên bố này và tiến hành những hành động
phù hợp với những điều khoản đó.
9. Các bên khuyến khích các nước khác tôn trọng các nguyên tắc được nêu trong Tuyên bố này.
10. Các bên liên quan khẳng định lại việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ thúc đẩy
hơn nữa hòa bình và ổn định ở khu vực và đồng ý, trên cơ sở đồng thuận, phấn đấu đạt mục tiêu
trên./.

c. Nội dung của DOC

- Nhóm các vấn đề liên quan đến luật pháp quốc tế: điều 1

- Nhóm các vấn đề liên quan đến xây dựng lòng tin: điều 2 3 4 5

- Nhóm các vấn đề liên quan đến hoạt động hợp tác: Điều 6 7 8 9 10

d. Hạn chế của DOC

- Không phải là điều ước quốc tế, không phải cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp
- Trên thực tế DOC chậm được triển khai, không được các bên triệt để tuân thủ, không
giúp hạn chế các hành động gia tăng căng thẳng ở biển đông

Nguyên nhân dẫn đến hạn chế:

- Văn kiện nửa chính trị, nửa pháp lí và không có giá trị ràng buộc, tùy thuộc vào thiện
chí thi hành của các bên.

- Quy định của DOC còn chung chung, dẫn đến các nước có sự vận dụng khác nhau.

- Quy định về triển khai các biện pháp xây dựng long tin quá lỏng lẻo, chỉ dừng lại ở các
bên tìm kiếm các thức xây dựng lòng tin.

- Thiếu 1 cơ chế kiểm điểm và giải quyết tranh chấp, chưa xây dựng đc cơ chế giám sát,
xử lí đối với trường hợp vi phạm . Việc 1 bên vi phạm DOC thì chỉ bị bên thiệt hại lên án,
chỉ trích.

- Chưa xác định được phạm vi áp dụng về mặt địa lí, không có giá trị đối với các bên lien
quan ở BĐ.

e. Vai trò của DOC

- Văn kiện chính trị đầu tiên lien quan đến vấn đề BĐ mà ASEAN và TQ đạt được.
- Bước đột phá trong quan hệ ASEAN – TQ rất có lợi cho việc giải quyết tranh chấp,
ngăn chặn xung đột, bảo đảm hòa bình và ổn định ở BĐ.
- Phản ánh nguyện vọng chung của các quốc gia trong khu vực về gìn giữ hòa bình,
ổn định ở vùng BĐ, thúc đẩy các quốc gia trong khu vực tang cường hợp tác, xây
dựng long tin.
- Bước đệm trong việc xây dựng và tiến tới kí kết Bộ quy tắc ứng xử ở BĐ (COC),
tiền đề cho giải quyết lâu dài để giải quyết hòa bình, hiệu quả các tranh chấp ở BĐ.

Câu 5: Các loại tranh chấp ở biển Đông hiện nay và tác động đến VN

các loại tranh chấp ở Biển Đông

1. Phân loại tranh chấp

- Đối tượng tranh chấp


 Tranh chấp về xác định các vùng biển và phân định biển: nội thủy, lãnh hải, đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa

 Tranh chấp liên quan đênns việc thực hiện chủ quyền của quốc gia đối với các
vùng biển thuộc chủ quyền ( nội thủy, lãnh hải) và các đảo

 Tranh chấp liên quan đến việc thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán trên
các vùng biển (đặc quyền kinh tế và thềm lục địa)

 Tranh chấp liên quan đến phân định các vùng biển chồng lấn

 Tranh chấp liên quan đến các hoạt động trên các vùng biển ngoài phạm vi chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia (vùng biển quốc tế)

- Số lượng chủ thể tham gia tranh chấp

 Tranh chấp song phương

 Tranh chấp đơn phương

- Lĩnh vực ranh chấp: tranh tranh chấp tài nguyên, nghiên cứu khoa học biển, môi trường
biển

2. Tranh chấp ở Biển Đông

- Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo và quần đảo

 Tranh chấp giữa Malaysia và Singgapo đối với đảo Pedra Branca – Singgapore
hay Pulau Batu Puteh – Malaysia, đả đá Middle Rocks và bãi nổi South Ledge

 Tranh chấp biên giới trên biển giữa Indonexia và Malaysia: Khu vực eo biển
Malacca, Biển Đông, eo biển Singapore

 Tranh chấp chủ quyền đối với khu vực Aabah và biển Sulu giữa Malaysia và
Philippin

 Tranh chấp giữa Trung Quốc với Philipin đối với bãi Hoàng Nham

- Tranh chấp liên quan đến quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

 Tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung
Quốc ở khu vực phía Nam Vịnh Bắc Bộ

 Tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế giữa VN và Philippin và Indonexia


 Tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế giữa VN và Malayxia

 Tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa chồng lấn giữa 3 nước: Thái
Lan, Việt Nam và Malaysia trong vịnh Thái Lan

3. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa

- Đối với Hoàng Sa

 1909: Đô đốc Lý Chuẩn đưa 3 pháo thuyền đổ bộ lên đảo Phú Lâm, nhưng phải
rút vì sự hiện diện của quân đội Pháp

 1946: Lợi dụng giải giáp quân đội Nhật, Trung Hoa Dân Quốc đưa quân chiếm
đóng phía Tây Hoàng sa, sau đó rút khỏi đây vì thất bại trong nội chiến

 1956: Trung Quốc chiếm nhóm đảo phía đông (

 T1 – 1974: Trung quốc chiếm nót nhóm đảo phía Tây, chiếm toàn bộ các đảo
thuộc quần đảo Hoàng Sa

 T7 – 2012: Trung Quốc lập trái phép thành phố Tam sa và đặt trụ sở tại đảo Phú
Lâm

 2 – 5 – 2014: Đặt giàn khoan 981 ở thềm lục địa Việt Nam

- Đối với Trường Sa

 Trung Quốc

Tranh chấp từ những năm 30 thế kỉ 20

1988: chiếm 6 vị trí phía Tây bắc Trường sa bao gồm Gạc Ma, Chữ Thập,
Châu Viên, Gia ven, Tư Nghĩa, Subi

1995: Chiếm đá vành Khăn

2013 đến nay: xây dựng trái phép các đảo nhân tạo, biến thành các căn cứ
qiaan sự làm bàn đạp cho việc chiếm biển Đông

 Tổng cộng Trung Quốc chiếm 7 vị trí ở Trường sa

 Philippin

1950: tuyên bố với báo chí rằng các đảo ở Trường sa là của Philippin

1951: hội nghị San phrancisco không có phản ứng ngoại giao
10 – 7 – 1971: đưa ra yêu sách chính thức về chủ quyền đối với một phần
quần đảo Trường Sa, khẳng định chính phủ Philippin đã thực sự chiếm
đóng và kiểm soát thực tế đối với các đảo này

1971 – 1973: đưa quân chiếm đóng 5 đảo” 1977 – 1978: chiếm thêm 2 đảo

11 – 6 – 1978: săc slenehj tuyên bố 1 phần khu vực thực tế của lãnh thổ
Philippin và hình thành chính quyền và hệ thống hành chính ở nhóm đảo
Kalayaan, thành lập các vùng đặc quyền kinh tế

1980: tiến hành bầu cử ở khu vực Kalayaan, chiếm thêm 1 số ssoar, bãi đá
ngầm ở Trường Sa

 Tổng Cộng Philippin chiếm 10 vị trí (7 đảo, đá san hô và 3 bãi cạn, rạn san hô)

 Malaysia

3 – 2 – 1971: gửi công hàm cho bộ ngoại giao VN Cộng hòa đòi hỏi chủ
quyền Trường sa

12 – 1979: đưa vào biển đồ phía nam Trường sa (gồm An Bang, Thuyền
Chải) đã từng thuộc chiếm giữ chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa

1983 – 1984: malaysia chiếm đóng 3 bãi ngầm phía nam Trường sa (Hoa
Lau, Kiệu Ngưa, Kỳ Vân)

1988: Malaysia chiếm 2 bãi ngầm nữa là Ên Đất, Tham Hiểm

 Tổng cộng Malaysia chiếm 7 vị trí đảo, đá, bãi cạn trong quần đảo Trường sa

 Brunei: Là quốc gia tranh chấp nhưng chưa chiếm vị trí nào, đưa ra yêu sách về
ranh giới vùng biển và thềm lục địa tren bản đồ có phần chồng lấn lên khu vực
phía nam Trường Sa

 Đài Loan

1946: Trung Hoa dân quốc chiếm đảo ba Bình – đảo san hô thuộc cụm
Nam Yết, Trường Sa, sau đó rút quân

19 – 1956: Chiếm lại đỏa ba Đình

3 – 1955: chiếm đảo bản Than – Thuộc cụm nam Yết, Trường Sa

 Đài Loan chiếm giữ 2 vị trí

*Chủ quyền của VN đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trừng Sa


- Theo luật pháp quốc tế, VN là nhà nước đầu tiên phát hiện, khám phá, xác lập và thực thi chủ
quyền trên 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa

- Chủ quyền của VN đối với hai quần đảo thảo mãn đủ 3 điều kiện chiếm hữu lãnh thổ của luật
pháp quốc tế

 1 Chiếm hữu và xác lập chủ quyền đối với vùng lãnh thổ vô chủ

 2 Chiếm hữu và thực thi chủ quyền được thực hiện dưới danh nghĩa Nhà nước,
hòa bình và liên tục

 3 Chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN không có quốc gia khác phản đối

4. Tranh chấp liên quan đến các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán giữa
Việt Nam và các nước trong khu vực

- Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn giữa VN và Trung Quốc ở khu vực
cửa nam của Vịnh Bắc Bộ

+ 25 – 12 – 2000: Ký kết Hiện định phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
trong vịnh Bắc Bộ: Việt Nam 53,23% Trung Quốc 46,77%

+ Chưa phân định được vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn ở phía Nam
Vịnh bắc Bộ từ Quảng Bình đến Đà Nẵng do liên quan đến chủ quyền đối với quần đảo
Hoàng Sa

+ Quan điểm giải quyết tranh chấp khác nhau

- Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chống lẫn giữa VN và Indo
+ Vùng biển chồng lấn giữa hai nước: 98000km2
+ 26/6/2002 Ký kết Hiệp định phân định thềm lục địa, có hiệu luejc từ 29/5/2007. Đây là
hiệp địnhphân ddinjhj đầu tiên của nước ta kí kết với nước láng giềng
+ Chưa kết thúc việc phân định vùng đặc quyền kinh tế
- Vùng đực quyền kinh tế và thềm lục địa chống lấn giữa Vn và Malaysia trong Vịnh Thái
Lan
+ Vùng biển chồng lấn trên themef lục địa rộng 2800km2 nằm ở của vịnh TL, độ sâu
50m
+ 5/6/1992: Kí văn bản thoản thuận hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn , xác nhận
tọa độ khu vực vhoofng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa
+ 6/5/2009 báo cáo chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến khi nước trình
lên chung về khu vực thềm lục địa kéo dài liên quan đến khi nước trình lênỦy bạn Ranh
giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc.
- Vùng đặc quyền kinh tế chồng lán giũa VN và Phi
+ 1979: Ohi đưa ra yêu sách về chủ quyền đối với một số đảo trong quần đảo trong quần
đảo TS mà Phi gọi là Kalayaan
+ 7/11/1995: VN và Phi đưa ra 9 nguyên tắc ứng xử cơ bản đối với vùng biển đảo có trah
chấp
+ 26/10/2010: tiếp tục khẳng địnhlại các nguyên tắc này trong chuyến thăm Tổng thống
Benigno S Aquino dến Vn
+ Chưa có hiệp định hay thỏa thuận phân định biên giới nào được kí kết.
- Phân định biển giữa biển giữa VN và Cam trong vịnh TL
+ Vùng biển giữ Vn và Cam có hơn 100 đảo, rộng nhát là đảo Phú Quốc
+ Lịch sử phân chia ngày 31/1/1939, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie (1880-1964)
guiwr thư cho Thống đốc Nam Kỳ và Khâm sứ Cam, vạch đường hopwj với kinh tuyến
Bắc tạo góc 1400 vòng qua phía Bacws đảo Phú Quốc và cách 3km tính từ các điểm nhỏ
ra xa nhất của bờ biển phía Bắc đảo Phú Quốc.
+ 7/7/1982: Ký kết Hiệp địn về Vùng nước lịch sử của hai quốc gia vn và cam

Tác động đến VN

6. Công cuộc khai hoang trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX.

6.1. Công cuộc khai hoang từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ XVI.

a. Thời Lý – Trần – Hồ
 Bối cảnh lịch sử
- Cơ sở kinh tế là nông nghiệp: Tăng cường diện tích ruộng đất công, tăng tiềm lực
kinh tế.
- Nhà nước ban cấp ruộng đất cho quan lại: Mở rộng diện tích để có ruộng đất ban cấp
cho quan lại, quý tộc.
- Chế độ cai trị nhà Trần (quý tộc đơn tộc): chính sách ruộng đất đối với tầng lớp quý
tộc nhà Trần.
 Chủ trương của nhà nước
- Nhà nước tiến hành khẩn hoang lập ra các đồn điền:
 1044: Lý Thái Tông đem hơn 5000 tù binh bắt được ở Chiêm Thành về cho đất khai
hoang ở Nghệ An và Hưng Hóa.
 1054: Lý Thánh Tông đưa 5 vạn tù binh của Chiêm Thành đi khai hoang ở vùng Phú
Thọ, Nghệ An.
 1230: dùng tội nhân bị đày làm lính Lao Thành (tức La Thành, Hà Nội ngày nay)
phải làm việc bỏ cỏ râm.
 1403: Hán Thương đem dân miền Bắc đến lộ Thăng Hoa (Quảng Nam, Quảng Ngãi)
để khai khẩn.
- Cho phép các vương hầu, quý tộc mộ dân khai hoang, lập điền trang (Trần):
“[1266] …mùa đông, tháng 10 xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung
tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ để khai khẩn ruộng bỏ
hoang, lập thành điền trang. Vương hầu có trang thực bắt đầu từ đấy”.
- Nhà nước kêu gọi các làng xã tự tổ chức tiến hành khai hoang: làng xac tự tổ chức
khai hoang (sau 3 năm nộp thuế, tính theo thuế công điền).
 Hình thức khai hoang
(1) Nhà nước trực tiếp quản lý.
(2) Qúy tộc tổ chức nhân dân đi khai hoang.
(3) Chính quyền làng xã tự tổ chức.
 Lực lượng khai hoang
- Lực lượng tổ chức khai hoang:
(1) Quan lại
(2) Quý tộc
(3) Làng xã
- Lực lượng tham gia khai hoang:
(1) Dân nghèo ở các làng xã (điền trang,…)
(2) Nô tì (điền trang)
(3) Binh lính ( đồn điền là chủ yếu)
(4) Tù binh, tội phạm
 Kết quả và hình thức sở hữu ruộng đất.
- Đồn điền: sở hữu nhà nước trực tiếp.
- Điền trang: sở hữu tư nhân.
- Làng xã: sở hữu nhà nước gián tiếp.
b. Thời Lê sơ
 Bối cảnh lịch sử
- Thành lập sau cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc: Phục hồi số ruộng đất bỏ hoang
(quan lại quý tộc nhà Minh, quý tộc Trần, Hồ, nông dân tham gia khởi nghĩa xấp xỉ
35 vạn người) => khôi phục kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế.
- Chính sách huân điền, lộc điền: mở rộng diện tích đất công vừa để ban cấp cho quan
lại, vừa để tăng cường cơ sở kinh tế cho nhà nước.
- 1471, lập Thừa Tuyên 13 Quảng Nam: Thực hiện chính sách như thế nào để canh tác
vùng đất mới này.
- Tăng cường cơ sở kinh tế: khai hoang mở rộng diện tích ruộng đất công.
 Chủ trương của nhà nước
- Phục hóa ruộng đất bỏ hoang, xóa bỏ ruộng hoang trong làng xã:
 1428: hạ lệnh cho con em các nhà đầu mục và các tướng hiệu đều nên trở về nhận
ruộng đất ở quê cha đất tổ, để chấm dứt nạn tranh chiếm ruộng đất.
 11/1428: làm sổ ruộng đất, sổ hộ tịch.
 12/1428: Lệnh chi cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn, xã, sách đối chiếu, khám xét
ruộng đất.
- Khai hoang lập đồn điền:
 Năm 1462, lang trung Hoàng Thanh dâng tấu sớ xin lập đồn điền ở những vùng đất
xa kinh thành do quân đội đảm nhiệm.
 Năm 1467, các quan ở Tân Bình (nay thuộc Quảng Nam đề nghị đào kênh Tân
Bình phục vụ việc khai hoang, Đặng Thiếp đề nghị 5 điều gây lợi, trong đó có việc
chiêu mộ dân lưu vong đi khai khẩn đất hoang ở châu Bố Chính.
 Năm 1481, xuống chiếu lập sở đồn điền, chia thành 3 bậc thượng, trung, hạ.
- Khai hoang mở rộng diện tích:
 Phép thông cáo (1429): xã nào có nhiều ruộng đất nhưng ít người để bỏ hoang thì
cho phép những người ở xã đó đến cày cấy.
 Phép chiếm xạ (1501): Nếu là người nghèo túng, trước kia đem gia đình đi khai
khẩn ruộng đất hoang ở các phủ huyện khác theo lối chiếm xạ thù theo lệ được
truyền cho con cháu cày cấy.
 Hình thức khai hoang
(1) Nhà nước trực tiếp quản lý (đồn điền sứ, đồn điền phó sứ)
(2) Quan lại (Nguyễn Xí, Trịnh Khả,…)
(3) Chính quyền làng xã tự tổ chức.
(4) Nhân dân tự tổ chức.
 Lực lượng khai hoang
- Lực lượng tổ chức khai hoang:
(1) Quan lại
(2) Chính quyền địa phương
(3) Nhân dân làng xã
- Lực lượng tham gia khai hoang:
(1) Dân nghèo ở các làng xã
(2) Nông dân làng xã
(3) Binh lính
(4) Tù binh, tội phạm
 Kết quả và hình thức sở hữu ruộng đất.
- Phục hóa (sở hữu nhà nước gián tiếp): giải quyết toàn bộ ruộng đất bỏ hoang trong cả
nước.
- Đồn điền (sở hữu nhà nước trực tiếp, gián tiếp): 43 sở đồn điền
- Mở rộng diện tích(sở hữu nhà nước gián tiếp, tư nhân): chiếm xạ
- Làng mới: Cống Thủy (Ninh Bình), Côi Trì (Ninh Bình), Quần Anh (Nam Định),…

6.2. Công cuộc khai hoang từ giữa thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

a. Thời chúa Nguyễn

Đối với phần còn lại của Nam Trung Bộ gồm các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận.
 Bối cảnh lịch sử
- Cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh. Ngay từ đầu, Chúa Nguyễn đã muốn cát cứ,
thoát khỏi sự kiểm tỏa của chính quyền vua Lê – chúaTrịnh nên đã củng cố lực lượng,
tiềm lực để mở rộng lãnh thổ về phíaNam. Với vùng đất rộng lớn đó, công cuộc khai
hoang sẽ tăng thêm nguồnthu tô thuế, cho nên chúa Nguyễn không những cho phép
dân chúng đượctự do chiếm đất mà còn thi hành chính sách khuyến khích việc chiếm
đất,khai hoang. Trong thời kì chiến tranh, các Chúa Nguyễn phải huy động tấtcả tiềm
lực quốc gia cho cuộc chiến, đây là một trong những yếu tố thúcđẩy quá trình khai
hoang Nam Trung Bộ.
- Áp lực từ gia tăng dân số, nông nghiệp được xem là chỗ dựa lâudài của nền kinh tế
Đàng Trong. Dân số ở Đàng Trong gia tăng ngay càngnhiều, từ đó tạo ra áp lực phải
tìm một vùng đất rộng lớn hơn. Bên cạnhđó, luồng dân di cư từ nơi khác đến (dân
phiêu tán từ Đàng Ngoài) vàngười Hoa từ Trung Quốc cũng mà một nhân tố quan
trọng thúc đẩy chúaNguyễn nhanh chóng mở rộng lãnh thổ.
- Sự suy yếu của chính quyền Chăm Pa tạo điều kiện thuận lợicho công cuộc Nam tiến
của chính quyền Chúa Nguyễn.
 Chủ trương của nhà nước
- Nguyễn Hoàng đưa ra các chính sách khai khẩn, cho người nào khai khẩnđược bao
nhiêu thì được sở hữu đất ấy, nhờ thế mà đất đai dần dần đượcmở rộng. Công cuộc
khai khẩn của Nguyễn Hoàng thành công nhờ sự giúpđỡ của nhiều người dưới
trướng, đặc biệt là Thái phó Nguyễn Ư Dĩ.
- Đưa ra các chính sách khai khẩn mềm dẻo, cho phép tư hữu phần ruộngđất cho những
ai khai hoang được (người Chăm, gia quyến của mình,người miền núi và những người
bản địa...)
- Các chúa Nguyễn dường như không quan tâm tới việc kiểm kê ruộng đấtmà mặc sức
cho nhân dân khải khẩn, dựng nhà cửa, làng xóm, nếu cóquản lí thì sưu thuế nhẹ
nhàng, thu phục hào kiệt, tin dùng người tài, lấylòng nhân dân, chẳng mấy chốc mà
đất đai ngày càng được mở rộng.
 Hình thức khai hoang:
Vào thời kì này có hai hình thức khai hoang chủ yếu đó là:
- Nhà nước tổ chức khai hoang:
+ 1578: sau khi đánh đuổi quân Chiêm ra khỏi đất Hoa Anh bằng biện
pháp quân sự và kinh tế, chúa Nguyễn đã cho người Việt di dân đến đây
tạo thành những lớp cư dân chung sống với người Chăm.
+ 1597: chính quyền chúa Nguyễn – do những nhu cầu về chính trị, đồng
thời cũng nhận thấy thời cơ đã thuận lợi – đã công khai ra lệnh “đem dân
khai khẩn” vùng đất Phú Yên.
+ 1648: chính quyền chúa Nguyễn sử dụng lực lượng tù binh từ chiến
tranh Lê-Trịnh và ở Quảng Ngãi để khai khẩn những vùng đất ở đồi núi để
lập ra các đồn điền dưới sự quản lí của mình.
Đây là cuộc thiên cư khá lớn của họ Nguyễn trong công cuộc khai phá
miền đất Nam Trung Bộ .Chúa Nguyễn Phúc Lan đã nói với các tỳ tướngrằng: “Hiện
nay từ miền Thăng (tức phủ Thăng Bình), Điện (tức phủ Điện Bàn) trở vào Nam đều là
đất cũ của người Chăm, dân cư thưa thớt, nếuđem chúng an tháp vào đất ấy, cấp cho
canh ngưu điền khí chia ra từng bộtừng xóm, tính nhân khẩu cấp cho lương ăn để chúng
khai khẩn ruộnghoang, thời trong khoảng mấy năm, thuế má thu được, có thể đủ giúp
quốcdụng, và sau hai mươi năm sinh sản ngày nhiều, có thể thêm vào quân số,có gì mà
lo về sau”. Rồi tha cho hơn 60 người tỳ tướng trở về, còn 3 vạnngười Việt gọi là tù binh
ấy được chia nhỏ ra ở các nơi, cứ 50 người lậplàm một ấp, cấp cho lương ăn nừa năm.
Chúa Nguyễn lại lệnh cho nhàgiàu bỏ thóc cho họ vay và cho họ được tìm lấy những
nguồn lợi ờ núiđầm mà sinh sống. Từ đó, vùng đất Thăng, Điện đến Phú Yên làng
mạcliền nhau, sau thành hộ khẩu. (trích trong Đại Nam thực lục)
+ 1694: lập ra trấn Thuận Thành để quản lí cai quản người Chăm, mỗi năm phải cống
nạp và là hạ thần của chúa Nguyễn
+ Các chúa Nguyễn khuyến khích quan lại địa chủ giàu có ở Thuận Hóa chiêu mộ dân
phiêu tán từ bắc Bố Chính trở vào đến đây để “thiết lập xã,
thôn, phường, chia cát giới phận, khai khẩn ruộng nương”
- Nông dân tổ chức khai hoang:
+ Sau khi chiếm lấy thành Hồ, chiêu tập người Chăm khai khẩn đất hoang
ở Cù Mông, Bà Đài, cho dân di cư đến đây. Lại mộ dân khẩn hoang trên
triền núi sông Đà Diễn, chia lập thôn ấp, ngày dần đông đúc..
+ Với chủ trương khai khẩn như trên những phần đất khai hoang được đều
trở thành tư hữu của những ai khai hoang được, được gọi là “bản bức tư
điền”.
 Lực lượng khai hoang:
- Lực lượng tổ chức: Gồm có quan lại, chính quyền làng xã và nhân dân.
- Lực lượng tham gia:
+ Người Chăm: Tù binh, Nông dân.
+ Người Việt: Nông dân, dân nghèo làng xã, dân lưu tán, binh lính.
 Kết quả và hình thức sở hữu ruộng đất:
- Sở hữu công:
Quan điền, quan trại:
+ Do con cháu dòng họ chúa Nguyễn đi khai hoang
+ Xét về góc độ chính quyền Chúa Nguyễn là một chính quyền địa phương
của vua Lê - chúa Trịnh => hình thức sở hữu tư của chính quyền chúa Nguyễn.
+ Sau khi cắt cứ => Sở hữu công trực tiếp của nhà nước được dùng đểphục vụ cho dòng
họ Chúa Nguyễn và được dùng trong ban cấp.
+Sở hữu gián tiếp của nhà nước: 1694 thành lập Thuận Thành Trấn, là sởhữu gián tiếp
của nhà nước, người Chăm vẫn được tự do khai hoang,ruộng đất vẫn thuộc về chúa
Chiêm, chúa Chiêm được gọi là Trấn vươnglà hạ thần của chúa Nguyễn.
- Sở hữu tư: “Bản bức tư điền” phần ruộng đất mà những ai khai hoang được sẽ được tư
hữu làm của riêng, không nộp thuế, không kê khai hộtịch...(nằm ở Thuận Quảng nhiều
hơn) =>khai hoang được bao nhiêu được
hưởng bấy nhiêu.
Quan điền –quan trại:chúa Nguyễn cho con cháu đi khai hoang,phần đất đó thuộc hoàn
toàn sở hữu của chúa Nguyễn (sở hữu trực tiếp của nhànước).
=> Vùng đất mới của chúa nguyễn hầu hết là sở hữu tư.

Đối với Nam Bộ


 Bối cảnh lịch sử
- Xuất phát từ yếu tố địa chính trị, mà cụ thể là cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn. Đây là có
thể coi là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy quá trình Nam Tiến của chúa Nguyễn. Phía Bắc
chịu sức ép của Đàng Ngoài, phía Tây là rừng núi hoang vu, hiểm trở, phía Đông là biển
cả bất trắc. Sau khi nhận được lời của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng đã quyết định
đi vào Thuận Hóa để tránh xa sức ảnh hưởng của chúa Trịnh. Năm 1558, Nguyễn Hoàng
được vua Lê cử vào vùng đất Thuận Hóa trấn thủ tại đây. Tại đấy, bước đầu Nguyễn
Hoàng đã xây dựng được chỗ đứng, lực lượng trước khi chúa Trịnh tiến đánh. Đồng thời
biến đây thành nơi có thể cung cấp nhân tài, vật lực cho cuộc chiến. Năm 1570, Nguyễn
Hoàng nhận chức “ Tổng trấn tướng quân “ cai quản vùng đất Thuận Quảng. Do xác định
chiến tranh là không thể tránh khỏi nên Nguyễn Hoàng không lơ là trong công việc điều
hành ở Thuận Quảng. như vậy, quá trình Nam tiến bắt đầu. Quá trình Nam tiến đã diễn ra
song song với cuộc chiến chống Trịnh.
- Sự gia tăng dân số khiến nhu cầu mở đất trở nên cấp thiết, mong muốn kinh tế ổn định và
phát triển cũng là động lực di dân, người dân muốn tìm kiếm một cuộc sống thuận lợi hơn,
dẫn tới những cuộc di cư lớn của người Việt từ phía Bắc vào phía Nam. Chính lực lượng
này đã khiến cho công cuộc khai hoang của chúa Nguyễn đạt được nhiều thành tựu hơn.
- Hay tham vọng về đất đai, mở rộng lãnh thổ của người Việt, chính chúa Nguyễn cũng là
nguyên nhân dẫn tới quá trình Nam tiến.
 Chủ trương của nhà nước
- Kêu gọi nhân dân tự khai phá vùng đất mới:
 Tại vùng đất Nam Bộ, năm 1669, Chúa Phúc Tần ra lệnh “ Nếu người nào tự khai phá
những chỗ rừng rú, bỏ hoang thành ruộng sản xuất thì được công nhận đó là ruộng tư”.
Như vậy, từ những năm 70 của TK XVII, dân cư người người Việt đã khai phá vùng
đất mới.
- Chiêu mộ những người di dân từ miền Trung vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng
đất:
 Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai Nguyễn Hứu Cảnh làm quản lý các
vùng đất ở Chân Lạp. Chúa Nguyễn chiêu mộ những người di dân từ miền Trung vào
để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất, những người Việt và người Hoa ở đây đều
thuộc về sổ bộ nước Việt của chúa Nguyễn. Năm 1699, vua Nặc Thu tổ chức phản
công nhằm giành lại những thất bại.
 Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là vào năm 1708, Mạc Cửu ở Hà Tiên xin quy
phục chúa Nguyễn. Mạc Cửu là một thương nhân Hoa kiều ở Lôi Châu, thường xuyên
tới buôn bán ở vùng biển Đông Nam Á, Mạc Cửu đã sớm nhận ra vị trí địa lý thuận lợi
của vùng đất Mang Khảm (sau đổi là Hà Tiên) nên đã lưu ngụ lại, chiêu mộ dân sửa
sang bến thuyền, mở mang chợ búa, khai phá đất đai, biến một vùng đất còn hoang vu
thành một nơi buôn bán sầm uất. Lúc đầu (vào khoảng năm 1680), Mạc Cửu đã từng
xây dựng quan hệ thần phục với vua Chân Lạp, nhưng sau này thế lực Chân Lạp suy
giảm, không đủ sức bảo vệ cho công việc làm ăn của cư dân vùng đất này khỏi sự tiến
công cướp bóc của người Xiêm nên đã tìm đến chúa Nguyễn xin nội thuộc vào năm
1708. Chính vì vậy, năm 1708, để tránh áp lực thường xuyên của quân Xiêm La, Mạc
Cửu đã dâng đất khai phá cho chúa Nguyễn Phúc Chú. Chúa Nguyễn đổi tên từ Hà
Tiên sang thành Trấn Hà Tiên, phong Mạc Cửu chức Tổng binh và cai quản vùng đất
này. Khi ông mất, Mạc Thiên Tứ được làm chức đô đốc, tiếp tục cai quản Hà Tiên.
 Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú chiếm vùng đất Vĩnh Long, Bến Tre ngày nay,
dựng dinh Long Hồ trực thuộc phủ Gia Định. 1735-1739, Mạc Thiên Tứ mở rộng đất
đai và đưa các vùng đất mới kiểm soát được Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ
vào Trấn Hà Tiên. Việc đặt chân đến Cà Mau, quá trình Nam tiến coi như hoàn tất.
 Năm 1755, biết vua Nặc Nguyên liên minh cùng với chúa Trịnh đánh mình, chúa
Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm 1756, Nặc
Nguyên thua, bỏ chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ, ông dâng hai vùng Tầm Bôn
và Lôi Lạp cho chúa Nguyễn để cầu hòa. Năm 1757, Nặc Thuận dâng vùng đất là Trà
Vinh và Sóc Trăng ngày nay cho chúa Nguyễn và xin phong làm vua Chân Lạp. Tuy
nhiên, Nặc Thuận đã bị Nặc Hinh là con rể của mình giết và cướp ngôi. Trương Phúc
Du mang quân sang đánh và thắng Nạc Hinh. Cháu Nguyễn cho lập Nặc Tôn làm vua
Chân Lạp. Để cảm ơn, Nặc Tôn dâng cho chúa Nguyễn vùng đất Tầm Phong Long và 5
phủ (Vũng Thơm, Cần Bột, Châm Rùm, Sài Mạt, Linh Quỳnh) cho Mạc Thiên Tứ. Tuy
nhiên, Mạc Thiên Tứ lại dâng cho chúa Nguyễn, nhưng chúa Nguyễn cho những phủ
đó về Trấn Hà tiên cai quản.
 Hình thức khai hoang:
- Nhà nước trực tiếp quản lí ( đồn điền ).
- Chính quyền làng xã tự tổ chức khai hoang ( sở hữu nhà nước gián tiếp ).
 Lực lượng khai hoang:
- Lực lượng tổ chức khai hoang: chính quyền chúa Nguyễn, làng xã.
- Lực lượng tham gia khai hoang: dân di cư từ Đàng Ngoài, người Chân Lạp, người Việt,
người Khơ me, người Hoa, dân nghèo, … .
 Kết quả, hình thức sở hữu
- Từ năm 1757, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, quá trình Nam tiến được xem là đã
hoàn thành trên đất liền Nam Bộ. Vùng đất Nam Bộ ngày nay trên thực tế đã hoàn toàn
thuộc về chủ quyền của nước Đại Việt lúc đó. Từ đó, quá trình Nam tiến chuyển dần sang
hướng Tây, hướng về lãnh thổ Campuchia ngày nay. Công cuộc Nam tiến của nước Việt
đã tiêu diệt hoàn toàn Champa, chiếm diện tích lớn lãnh thổ Chân Lạp, và sáp nhập toàn
bộ vùng Tây Nguyên.
- Hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước.

b. Triều Nguyễn

 Bối cảnh lịch sử


- Sự phát triển mạnh mẽ của chế độ tư hữu về ruộng đất và sự suy sụp của chế độchiếm
hữu ruộng đất công làng xã:
 Trong từng thời kỳ lịch sử, các vương triều phong kiến luôn luôn duy trì và bảo vệ
ruộngđất công, vì đó là nguồn lợi tô thuế bảo đảm cho sự vững vàng của nhà nước
trung ương, ởthế kỷ XVI, ruộng đất tư hữu phát triển, ruộng đất công bị thu hẹp
=>Là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nhà nước phong kiến.
 Bước sang thế kỷ XVIII, nền kinh tế hàng hoá có nhiều biến chuyển đã kích thích
ruộngđất tư phát triển mạnh => Làm cho chế độ chiếm hữu ruộng đất công làng xã
bị suy sụp =>Trong và sang thế kỷ XIX càng suy sụp nghiêm trọng hơn.
- Tình trạng nông dân phiêu tán khiến cho nhiều nơi ruộng đất bị bỏ hoang:
 Ruộng đất tư hữu phát triển theo hướng tập trung vào tay giai cấp địa chủ.
 Địa chủ cường hào ở địa phương thường cậy quyền thế, ức hiếp dân nghèo, tìm mọi
cáchđể biến công vi tư.
 Tình trạng đó ngày càng phổ biến thì kèm theo đó là dân nghèo không có đất ngày
càngnhiều, chế độ tô thuế nặng nề với thiên tai lụt lội hạn hán dẫn đến những nạn
đói lớn ở BắcHà làm hàng loạt nông dân phiêu tán, nhiều nơi ruộng đất bị bỏ hoang.
 Nhận xét: Tình trạng dân đói kém phải bỏ đi phiêu tán đã đưa đến một diện tích lớn
ruộngđất hoang phế không người cày cấy. Nó đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản
xuất nôngnghiệp trong nước và làm thất thu đến ngân quỹ nhà nước. Dân nghèo mất
đất, không córuộng để làm ăn sinh sống, một bộ phận lớn thì phải sống nhờ vào
canh tác ruộng đất cônghoặc làm thuê cày mướn cho địa chủ. Sư triều Nguyễn cũng
thú nhận “sau khi khẩn hoang,nông dân chỉ cày vài ba năm rồi bỏ đi, vì tô thuế quá
nặng không thể tiếp tục được nữa”.
- Nạn đói kém thường xuyên, nông dân phiêu tán ruộng đất hoang hóa là nhữngnguyên
nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân:
 Tình hình kinh tế suy đốn, nông nghiệp thì khủng hoảng do lực lượng sản xuất bị
phá hoại,giai cấp thống trị bóc lột thậm tệ lại thêm thiên tai lũ lụt, đói kém hoành
hành đe dọa cuộcsống của người nông dân ,sự bất bình sâu sắc của những người dân
nghèo bị bần cùng phásản với giai cấp thống trị đã đẩy họ đến một con đường duy
nhất là tập hợp nhau lại và đứngdậy đấu tranh.
 Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu: Khởi nghĩa Phan Bá Vành,..
=>Giải pháp có thể ổn định trật tự xã hội điều hòa mâu thuẫn giai cấp lúc này không
phải là cần một lực lượng quân đội mạnh để đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân mà
phải tìm cách để giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân để ổn định cuộc sống cho họ,
tạo điều kiện cho sức sản xuất phát triển cũng là nhằm phục hồi nền kinh tế nông
nghiệp, đáp ứng được yêu cầu mà đất nước đang đòi hỏi.

- Ban cấp cho một bộ phận binh lính sau chiến tranh:
Binh lính là một lực lượng quan trọng đối với các nhà nước phong kiến. Đặc biệt
dưới triều Nguyễn, binh lính là một lực lượng được nhà nước sử dụng để đàn áp các
cuộc đấutranh, nổi dậy diễn ra liên tục của quần chúng nhân dân. Trong thời bình, binh
lính được nhànước cấp đất đai để vừa đảm bảo sản xuất (phát triển kinh tế) và vừa duy
trì sự ổn định anninh - quốc phòng.
- Ban cấp cho quan lại, tăng cường cơ sở kinh tế của nhà nước:
Khai hoang được nhà nước đặc biệt quan tâm, một mặt xuất phát từ tư tưởng
trọng nông, mặt khác là một giải pháp của nhà Nguyễn để giải quyết những vấn đề cấp
thiết đặt ra trongbối cảnh đương thời.
 Chủ trương của nhà nước
- Nhà nước tiến hành khai hoang lập đồn điền:
 Đồn điền là hình thức khai hoang kết hợp kinh tế với quốc phòng. Địa điểm lập đồn
điềnthoả mãn hai điều kiện: nơi xung yếu về quân sự và có tiềm năng đất đai để khai
hoang. Cụthể là do yêu cầu về phát triển sản xuất và yêu cầu về chính trị, quân sự ở
vùng biên giớitrong đối nội và cả đối ngoại. Trong đó yêu cầu về kinh tế là nhân tố
lâu dài và cơ bản nhất.
 Đầu thế kỷ XIX,ngay sau khi lênngôi, Gia Longđã cho lập đồnđiền ở cả bốnphủ
thuộc GiaĐịnh thành.
 Thời Minh Mạng,đồn điền được lậpở vùng biên giới:Hà Tiên, Trấn TâyThành, hải
đảoCôn Lôn.
 1836, Minh Mạngthực hiện một sốquyết định lớn: Đolại toàn bộ ruộngđất Nam Kì
và lậpsổ địa bạ các làngxã ở đây.
 Thời Thiệu Trị,việc lập đồn điềnbị đình chỉ.
 Thời Tự Đức, việclập đồn điền đượcchú trọng.
 Trong khoảng 1năm, 25 cơ đồnđiền, mỗi cơkhoảng trên 30người được lậptrên toàn
Nam Bộ.
 Có 3 loại đồn điền:

Đồn điền do binh lính Đồn điền do các hạng dân Đồn điền bán quân sự
canh tác mộcanh tác
- Do quân đội chính - Do dân mộ tuyển vào - Là hình thức quân sự
quy,quân đội chiến đấu, chiathành đội ngũ. hoá dân đồn điền (tiến
chọn đấtchống doanh trại, - Tổ chức theo kiểu quân hành ở toàn bộ Gia
sau đókhai hoang làm ngũnhưng chỉ phiên chế Địnhvào năm 1810)
ruộng. theo độingũ để làm việc, - Tất cả đồn điền đềuphải
- Quân lính giữ nguyên không cần thaoluyện trích ra một nửa sốngười
biên chế đội ngũ, kỉ luật chiến đấu, kỉ luật không làm hương binhtại chỗ.
chiếnđấu, coi việc luyện chặt chẽ, không cần học “Có việc thì làm lính,
tập chiếnđấu làm trọng. tập không có việc thì làm
- Được nhà nước cấp phát quân sự. ruộng. Đó là thượng sách
nông cụ khai hoang, cày - Được nhà nước cấp phát để cùngnhau giữ gìn yên
cấy. Sản phẩm làm ra nộp nông cụ khai hoang, cày ổn”.
hết vào kho đồn điền. cấy. Hàng
năm sau khi thu hoạch,
dân đồn điền phải nộp
thóc sưu.

- Nhà nước kết hợp với nhân dân tiến hành khai hoang (Doanh điền):
 Đây là hình thức khai hoang kiểu mới, kết hợp giữa nhà nước với nhân dân, tập
trung ởvùng duyên hải Bắc Bộ dưới thời Minh Mạng và Nam Bộ dưới thời Tự Đức,
gắn với têntuổi của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ và Kinh lược sứ Nguyễn Tri
Phương.
 Nhà nước cấp cho tiền công để nhân dân làm nhà, làm cửa, mua trâu bò nông cụ, lại
lượngcấp cho tiền gạo lương tháng trong hạn 6 tháng, ngoài hạng ấy thì cho lấy mà
ăn, 3 nămthành ruộng đều chiếu lệ tư điền mà đánh thuế.
 Ruộng đất khai hoang sẽ được phân chia cho những người có công theo từng thời
điểmthích hợp.
 1828, Nguyễn Công Trứlà tổng đốc An Hải dângsớ lên triều đình xin làm3 việc,
trong đó việc thứ3 là xin “vỡ ruộng hoangcho dân nghèo”.
 3/1828, Minh Mạng cho Nguyễn CôngTrứ lãnh chức Doanh điền sứ phụ tráchviệc tổ
chức khai hoang ở vùng venbiển Nam Định, Ninh Bình.
 1853, theo đề nghị củaKinh lược sứ Nguyễn TriPhương và Phó sứ PhanThanh Giản,
chủ trươngkhai hoang được áp dụngtại 6 tỉnh Nam Kì.
 1855, hình thức được ápdụng ở Khánh Hoà.
 Công lao của Nguyễn Tri Phương:
Năm 1853, ông được thăng Điện hàm Đông các Đại học sĩ, rồi lãnh chức Kinh
lược sứ Nam Kỳ.
Trong thời gian này, ông có công khai khẩn đất hoang, dân cư ở địa
phươngđược an cư lập nghiệp. Đặc biệt ông có vai trò trong việc chỉ đạo khai hoang
ở6 tỉnh Nam Kì năm 1853 và Khánh Hòa năm 1855 vớI hình thức doanh điền.
 Công lao của Nguyễn Công Trứ:
1828 – 1835 ông gửi liên tiếp 6 tờ tâu lên Minh Mạng xin trực tiếp tổ chức
khai hoang, hoặc xin triều đình cử quan lại tổ chức khai hoang ở nhiều địaphương
trong nước.
Chủ trương khẩn hoang của Nguyễn Công Trứ được trình bày sâu sắctrong
bản điều trần năm 1828.
- Kêu gọi nhân dân tự tiến hành khai hoang:
 Ngay từ thế kỉ XVIII, Chúa Nguyễn đã để cho tư nhân được tự do khẩn hoang, nhất
làtrong những vùng đất vắng người ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Đến các vị
vua triềuNguyễn vẫn tiếp tục cấp chính sách bằng cách cấp đất cho tư nhân tự tổ
chức khai hoang.
 Vua Minh Mạng có ban sắc phép cho mọi người được khẩn hoang các rừng núi, gò
đồng, bờ sông, bờ suối, bờ đường còn bỏ hoang. Đất khai khẩn được thì được phép
biến thành tưđiền.
 Chính phù còn đứng ra tổ chức việc khai hoang bởi tư nhân bằng cách cấp vốn cho
nhữngngười được họ mộ đi khai khẩn hay thực hiện những công tác lớn như đào
sông, xây dựngdoanh trại. Tuy nhiên, số đất khai khẩn được không hoàn toàn trở
thành của riêng tư nhân,được ghi vào điền bạ dưới tư cách những “tư điền quân
cấp”. Loại ruộng này thuộc quyềnsử dụng của những người khai khẩn ra chúng
nhưng khi người đó chết đi, họ không cóquyền nhượng lại cho ai cả mà sẽ được cấp
cho một người khác
1831, vua Minh Mạng ra thôngcáo cho phép mọi người dântrong cả nước đều
có thể làmđơn xin khai khẩn đất hoang.
1864, vua Tự Đức đặt lệ: Nếu có sự giúpđỡ của nhà nước thì chỉ 1/3 số ruộng
tưnhân khai hoang được biến thành tưđiền, còn 2/3 trở thành công điền.
1882, nhà nước quy định ruộng khaihoang được một nửa làm tư điền chodân
khai hoang, một nửa làm côngđiền cho thôn xã mới thiết lập.
 Chính phủ còn đặt lệ thưởng rất hậu cho những người tổ chức khai hoang:
Năm 1841, Vua Thiệu Trị thưởng 40quan tiền cho ai khai khẩn trên10 mẫu đất
hoang; 60 quan tiềncho ai khai khẩn được 15 mẫuruộng đất hoang trở lên.
Năm 1854 Vua Tự Đức quyết định là ai lập ấp mộ đủ 30 người khai hoang ở
vùng biên giới Việt – Miên thì được tha thuế và miễn dịch suốt đời, mộ được 50
người trở lên thì đượcchánh cửu phẩm bá hộ.
Năm 1875, Tự Đức còn đặt lệ thưởng hậu hĩnh hơn nữa: mộ được 5 đinh, khai
khẩn được 10 mẫu trở lên ở miền núi hoặc mộ 10 đinh khai khẩn được 20 mẫu ở
vùng trung – trâu thìđược miễn lính và sai dịch cùng thuế thân suốt đơi. Ai đạt gấp
đôi tiêu chuẩn thì được tòngcửu phẩm bá hộ. Ai lập được 1 huyện thì cho làm tri
huyện và con cháu 4 đời kế tiếp làm trihuyện huyện ấy.
- Chiêu mộ dân nghèo tiến hành khai hoang:
 1802 – 1858: Nhà Nguyễn ban hành 46 quyết định khai hoang, chủ yếu dưới hai
triềuMinh Mạng (23 quyết định) và Tự Đức (14 quyết định).
 Đối với nông dân nghèo không thể tổ chức khai hoang, nhà nước thường giúp đỡ
bằngcách:
Cấp tiền
Cấp thóc giống
Cấp nông cụ
 Nhưng hình thức này chỉ được áp dụng và nếu có chăng thì chỉ trong một phạm vi
nhỏ hẹpmà thôi.
Năm 1833 vì đói kém gay gắt, Minh Mạng cho dân nghèo Bắc Kì và binh
lính vùng kinhthành Huế vay tiền để khai hoang.
Năm 1837 vua Minh Mạng cho dân nghèo tình Biên Hoà vay trâu bò, thóc
giống, nông cụđể khai hoang những nơi không thuộc phạm vi thôn xã nào.
Năm 1840 vua Minh Mạng lại cho mộ dân Nam Kì đi Côn Lôn khai hoang
và mỗi ngườiđược cấp từ 3 – 10 quan tiền vốn.
- Khuyến khích quan lại tiến hành khai hoang:
 Từ thời Minh Mạng, quy định rõ trách nhiệm của quan lại cai trị địa phương, từ
tỉnh chođến các làng xã.
 Theo quyết định năm 1836 (nhắc lại và bổ sung năm 1839). áp dụng cho vùng
Nam Bộ.Nếu khai khẩn được thêm đất đai, cấp xã từ 20 mẫu trở lên, cấp tổng từ
50 mẫu trở lên, cấpphủ - huyện từ 150 mẫu trở lên và cấp tỉnh từ 200 mẫu trở lên
đều được khen thưởng. Mứcthưởng cao nhất từ 20 quan (cấp xã) đến ba tháng
lương và thưởng thêm 1 cấp (cấp tỉnh).
 Mặt khác, nếu để ruộng đất hoang hoá, đối với cấp xã từ 5 mẫu trở lên, cấp tổng từ
30 mẫutrởn lên, cấp phủ - huyện từ 50 mẫu trở lên sẽ bị phạt. Mức phạt cao nhất
tới 100 trượng vàcách chức (cấp xã, tổng) hoặc cắt toàn bộ lương năm (cấp phủ,
huyện, tỉnh)…
 Hình thức khai hoang
(1) Nhà nước trực tiếp quản lý
(2) Doanh điền
(3) Nhân dân tự tổ chức
(4) Quan lại tổ chức khai hoang
 Lực lượng khai hoang
- Lực lượng tổ chức: Quan lại, nhân dân làng xã.
- Lực lượng tham gia khai hoang:
(1) Nông dân làng xã
(2)Tù nhân, người có tội
(3) Dân nghèo ở các làng xã
(4) Binh lính
 Kết quả, hình thức sở hữu
- Đồn điền:
 1822, đinh số các đồn điền thuộc 4 phủ thành Gia Định là 9.703 người, số ruộng cày
cấyước trên dưới một vạn mẫu.
 1840, các tỉnh Vĩnh Long, Hà Tiên, Biên Hoà, An Giang khai hoang được 2.200 mẫu
đồnđiền, thu hoạch được 20.300 hộc thóc.
 1854, có 21 cơ được thành lập, rải ra 6 tinh Nam Kỳ: Gia Định 6 cơ, An Giang 2 cơ,
ĐịnhTường 3 cơ, Vĩnh Long 7 cơ, Hà Tiên 2 cơ, Biên Hoà 1 cơ. Các cơ chia thành
ấp, tổng cộnglà 124 ấp.
 Mặc dù còn một số vấn đề nảy sinh khá phức tạp (dân mộ làm đồn điền thường họp
nhauđi cướp phá, đồn điền chưa khai xong đã làm sổ để lĩnh thưởng) nhưng nhìn
chung việc mởrộng đồn điền mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.
 Hình thức sở hữu:
Sở hữu nhà nước trực tiếp, sở hữu nhà nước gián tiếp
Chế độ đồn điền là việc thực hiện và bảo vệ chế độ sở hữu của nhà nước phong
kiến Nguyễn về ruộng đất. Chính sách phát triển đồn điền hoàn toàn phù hợp với
đườnglối ruộng đất của triều Nguyễn, đường lối phát triển các hình thức sở hữu nhà
nước vềruộng đất làm cơ sở cho chế độ quân chủ chuyên chế.
- Doanh điền:
 Vào nửa đầu thế kỷ XIX, hình thức khai hoang doanh điền đã mạng lại những kết quả
banđầu khả quan, nhiều làng, ấp, tổng, huyện được thành lập cả ở ngoài Bắc, trong
Nam vàmiền Trung. Được triều đình phê duyệt dự án khai hoang, chỉ sau một thời gian
ngắn chưađầy 2 năm Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ cùng với các tầng lớp nhân dân
lao động đã tạora một diện mạo mới mẽ cho vùng đất bồi các tỉnh ven biển đồng bằng
sông Hồng.
 1828, huyện Tiền Hải (Thái Bình) được thành lập với đinh số 2.350 người, ruộng
đất18.970 mẫu, lập thành 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp.
 1829, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) được thành lập với đinh số 1.260 người, ruộng
đất14.620 mẫu, lập thành 3 làng, 22 ấp, 24 trại, 4 giáp.
 Ngoài ra, Nguyễn Công Trứ tổ chức khai hoang theo hình thức dinh điền tại: huyện
GiaoThuỷ (Nam Định), Nam Chân (nay là Hải Hậu, Nam Định), Yên Hưng (Quảng
Ninh)..
 Hai tổng Ninh Nhất, Hoành Thu (Nam Định) được thành lập.
=>Như vậy chỉ trong vòng 2 năm, hai huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh
Bình) và hai tổng Hoành Thu, Ninh Nhất (Nam Định) được lập nên với 16 tổng, 154 lý,
ấp, trại, giáp.Số ruộng đất khẩn hoang được là 38.095 mẫu và 4.264 đinh.
 Ở trong Nam, tháng 7/1854 Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương đã báo cáo về triều đình
lậpđược 124 làng ấp tất cả. Sách Đại Nam thực lục chép, “Gia Định 32 ấp, Vĩnh Long
60 ấp,An Giang 23 ấp, Định Tường 9 ấp, cộng 124 ấp”.
 Theo tác giả Nguyễn Đình Đầu trong tác phẩm “Chế độ công điền công thổ trong lịch
sửkhẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh” thì đợt khai hoang lập ấp năm từ 1853 đến
giữa năm1854 của Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương có “260 thôn ấp”.
 Xuôi về miền Trung - Khánh Hòa thì kết quả có hạn chế hơn nhiều so với 2 đợt
khẩnhoang trên. Sử sách triều Nguyễn chỉ cho biết “viên phủ Diên Khánh là Đỗ Thúc
Tĩnh mộđược hơn 150 nhân đinh, và thiết lập làm 4 thôn”.
 Không chỉ dừng lại ở nửa đầu thế kỷ XIX, khai hoang doanh điền còn phát triển mạnh
mẽvào những thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ này.
 Đầu tiên là việc thành lập các doanh điền ở An Giang, Hà Tiên.
 Còn ở Vĩnh Long, Doanh điền sứ tỉnh này cũng báo cáo về triều đã mộ được 600
đinh,2.700 mẫu ruộng được khai khẩn, thành lập dược 41 xã, thôn.
 Năm 1870, Nhà nước đặt Nha Doanh điền ở An Khê (Bình Định), thành lập được
8 ấp:Tân Trạch, Tân Cư, Tân Tụ, Tân Khai, Tân Lai, Tân Tư, Tân Lập, Tân Tạo.
 Năm 1871, Doanh điền Tiền Hải được thành lập, Doanh điền sứ Doãn Khuê tiến
hànhkhai hoang vùng ven biển Thụy Anh (Thái Bình).
 Năm 1876, Doanh điền sứ Thừa Thiên là Trần Đình Túc, Nguyễn Lâm mộ được
205người, khẩn được 3093 mẫu ruộng đất. Năm 1880, bắt đầu Nhà nước đặt Nha
Doanh điền ởQuảng Bình do Doanh điền sứ Bùi Ngọc Thụ đứng đầu.
=>Có thể nói, với những cứ liệu trên, khai hoang doanh điền thực sự mang lại
nhiều thành tựu lớn lao và phát triển rộng rãi với quy mô lớn trong cả nước không
chỉ nửa đầu thế kỷXIX mà cả những thập niên sau đó của thế kỷ này.
 Hình thức sở hữu: Có sự khác nhau giữa các vùng:
 Theo quy định của Nhà nước thì ruộng đất ở Tiền Hải là “công điền quân
cấp”.Theo nguyên tắc của lệ “Công điền quân cấp” thì ruộng đất được chia cấp
đều chodân đinh khai hoang theo thời hạn 3 năm, hết 3 năm phải trả lại ruộng cho
làng đểchia lại. Quyền sở hữu là của Nhà nước, làng ấp chỉ có quyền quản lí. Tuy
nhiên,ruộng “công điền quân cấp” ở Tiền Hải có những đặc điểm riêng trong
phân phối,nó không giống với chế độ quân điền thời Gia Long mà ở đó có sự
phân biệt đẳngcấp rõ rệt. Ở đây, mọi người có công khai hoang được hưởng
quyền lợi như nhau.Bình quân mỗi đinh được 6 mẫu. Trong thực tế có làng, ấp
mỗi đinh được 10 mẫu, cábiệt có làng lên tới 12 mẫu. Còn phần đông bình quân
cho một đinh ở các làng là 8mẫu. Hơn nữa, ruộng “công điền quân cấp” lại được
hưởng theo lệ thuế tư điền màtrong đó ruộng loại 3 chiếm tới 80%, đó là một ưu
đãi đối với người khai hoang.
 Năm 1829 huyện Kim Sơn được thành lập, theo quy định của Nhà nước thì ruộng
đấtsau khai hoang ở Kim Sơn được phân theo chế độ “Tư điền quân cấp”. Có
nghĩa làvề danh nghĩa ruộng đất vẫn thuộc làng xã quản lý, ruộng đất được chia
cho dânđinh khai hoang tùy theo số đất của làng. Theo pháp luật và tập quán thì
ruộng đấtnày thuộc công điền chứ không phải tư điền. Nhưng để khuyến khích
người khaihoang, Nhà nước cho ruộng nộp thuế theo lệ ruộng tư. Đặc điểm của
cách phân chiaruộng đất này là: Người được chia ruộng được hưởng một đời
nhưng chỉ có quyềnhưởng dụng mà không có quyền mua bán. Khi người được
cấp ruộng chết đi, nếukhông có con trai hoặc có con trai nhưng chưa đến tuổi
thành đinh theo chế độ “tưđiền quân cấp” là 10 mẫu. Tuy nhiên trong thực tế, số
ruộng này có dao động ítnhiều ở từng lý, ấp, trại. Chế độ “tư điền quân cấp” ở
Kim Sơn có sự ưu ái hơn sovới chế độ “công điền quân cấp” ở Tiền Hải.
 Tại hai tổng Hoành Thu và Ninh Nhất (huyện Giao Thuỷ - Nam Định), hình thức
sởhữu ruộng đất có sự khác nhau chút ít:
Ở Hoành Thu, mỗi nguyên mộ hoặc thứ mộ được nhận 2 mẫu đất và ruộng
làm tư điền. Tuy nhiên, tuỳ theo số lượng ruộng khai hoang được ở từng lý, ấp,
trại mà số tưđiền, tư thổ có khác nhau (có làng mỗi người được 1 mẫu 8 sào, có
làng mỗi ngườiđược 2 mẫu 3 sào). Còn lại là công điền, công thổ.
Ở Ninh Nhất, ruộng đất được chia làm 2 phần, một nửa là công điền, công
thổ và nửa còn lại là tư điền, tư thổ. Các nguyên, thứ mộ đều được nhận phần tư
điền quảnnghiệp, số lượng tuỳ theo diện tích khai hoang được ở từng làng ấp. Ở
một một sốlàng, mỗi đỉnh được 5 mẫu, có làng một đỉnh được tới 5 mẫu 8 sào,
trong khi đó cólàng chỉ có 4 mẫu 8 sào/ 1 đinh. Còn công điền, công thổ thì phân
cho các nhân đinh theo chế độ ruộng khẩu phân (cứ 3 năm chia lại 1 lần).
- Nhân dân tự tiến hành khai hoang:
 Nhờ chính sách động viên và khuyến khích nhân dân tự khai khoang, ở những vùng
venbiển, có lịch sử khai hoang từ trước, vẫn tiếp tục được nhân dân khai khẩn đất
hoang vàthành lập làng ấp mới.
 Tổng Quần Anh (Hải Hậu) được khai khẩn từ thế kỷ XV, sang thế kỷ XIX vẫn được
tiếptục tiến hành.
 Năm 1804 sau khi chia 3 xã, việc khẩn hoang từ đê Cồn Tiền trở ra vẫn được tiếp tục
tiếnhành do các chức dịch bản xã đưa người đi khai khẩn.
 Năm 1827, ba xã Thượng, Trung, Hạ lại hợp cùng với các làng Kim Đê, Trại Đáy,
PhạmRỵ, Phạm Pháo, thành lập tổng Quần Anh (Huyện Yên Hưng, Quảng Ninh)
trong thế kỷXIX, các làng xã ở đây cũng liên tục tiến hành các hoạt động khai hoang.
 Qua hơn 30 năm, từ năm Gia Long thứ 4 (1805) đến năm Minh Mạng thứ 18,19
(1837,1838), ruộng thực canh ở Yên Hưng đã tăng thêm 382 mẫu 1 sào và một làng
mới – làngHưng Học được lập nên với tổng số ruộng đất là 346 mẫu 6 sào trong đó
ruộng thực canh300 mẫu.
 Hình thức sở hữu:
 Sở hữu tư nhân
 Sở hữu nhà nước gián tiếp
- Phục hoá diện tích đất bỏ hoang:
 9 tỉnh Bắc Kì và tỉnh Bình Định phục hoá được 12.326 mẫu ruộng.
 Tổng diện tích đất toàn quốc:
3.748.375 mẫu (1820) – 4.063. 892 mẫu (1840) – 4.278.013 mẫu (1847)
 Tổng quỹ đất tăng gần một triệu mẫu.
 Câu 7:Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ ở Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ
XV.

Triều vua Thời gian Sự kiện

Lý Nhân Tông 1069 - 1075 - Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh đem
quân đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm là Chế Củ xin
dâng đất 3 châu: Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh.

- Năm 1075, vua Lý Nhân Tông đã cho đổi châu Địa


Lý thành Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh
Linh, sai Lý Thường Kiệt vào vẽ địa đồ 3 châu này.

-> Cương giới lãnh thổ của Đại Việt được sáp nhập
thêm đất Quảng Bình và một phần phía Bắc tỉnh
Quảng Trị ngày nay.

Trần Anh Tông 1306-1307 - Năm 1306, vua Chiêm là Sinhavarman III (Chế
Mân) dâng đất hai châu Ô, Lý làm sính lễ cưới công
chúa Huyền Trân của nhà Trần.

- Năm 1307, vua Trần Anh Tông đã đổi hai châu Ô,


Lý thành châu Thuận và châu Hoá.

-> Chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt được xác lập từ
Quảng Trị vào đến phía Bắc tỉnh Quảng Nam hiện
nay.

Hồ Quý Ly 1402 - Năm 1402, Hồ Hán Thương dẫn đại quân tiến đánh
quân Chiêm, quân Chiêm đại bại. Vua Chiêm Ba
Đích Lai xin dâng đất Chiêm Động để rút quân, Hồ
Quý Ly ép dâng nộp cả Cổ Luỹ.
- Nhà Hồ chia Chiêm Động, Cổ Luỹ thành bốn
châu:Thăng,Hoa,Tư,Nghĩa.
-> Chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt được xác lập tới
địa phận tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.

Lê Thánh Tông 1470-1490 - Năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh dẫn đại
quân tiến đánh Champa, lấy lại đất Thăng, Hoa, Tư,
Nghĩa. Tháng 6 (1471), (vua Lê Thánh Tông) lấy
đất Chiêm Thành đặt làm thừa tuyên Quảng Nam và
vệ Thăng Hoa.

- Năm 1490, vua Lê Thánh Tông xác định bản đồ


toàn quốc, chia cả nước thành 13 xứ thừa tuyên.

-> Cương giới lãnh thổ Đại Việt được xác lập tới
vùng đất tỉnh Bình Định ngày nay.


 Câu 8. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam thời chúa Nguyễn thế kỉ XVI –
XVIII.
 Nam Trung Bộ
 1. Khai hoang
 1.1 Chủ trương:
 - Đưa ra các chính sách khai khẩn, cho người nào khai hoang được bao nhiêu thì được
sở hữu đất ấy. -> chính sách khai khẩn mềm dẻo, cho phép tư hữu phần ruộng đã khai
hoang được.
 - Sưu thuế nhẹ nhàng, không kiểm kê ruộng đất, mặc sức dân khaihoang.
 1.2. Hình thức khai hoang:
 - Nhà nước tổ chức khai hoang:

 + 1578: sau khi đánh đuổi quân Chiêm ra khỏi đất Hoa Anh bằng biện pháp quân sự
và kinh tế, chúa Nguyễn đã cho người Việt di dân đến đây tạo thành những lớp cư dân
chung sống với người Chăm.
 + 1597: chính quyền chúa Nguyễn công khai ra lệnh “đem dân khai khẩn” vùng đất
Phú Yên.
 + 1648: chính quyền chúa Nguyễn sử dụng lực lượng tù binh từ chiến tranh Lê-Trịnh
và ở Quảng Ngãi để khai khẩn những vùng đất ở đồi núi để lập ra các đồn điền dưới
sự quản lí của mình.
 + 1694: lập ra trấn Thuận Thành để quản lí cai quản người Chăm, mỗi năm phải cống
nạp và là hạ thần của chúa Nguyễn
 + Các chúa Nguyễn khuyến khích quan lại địa chủ giàu có ở Thuận Hóa chiêu mộ dân
phiêu tán từ bắc Bố Chính trở vào đến đây để “thiết lập xã, thôn, phường, chia cát
giới phận, khai khẩn ruộng nương”
 - Nông dân tổ chức khai hoang:
 + Sau khi chiếm lấy thành Hồ, chiêu tập người Chăm khai khẩn đất hoang ở Cù
Mông, Bà Đài, cho dân di cư đến đây. Lại mộ dân khẩn hoang trên triền núi sông Đà
Diễn, chia lập thôn ấp, ngày dần đông đúc..
 + Với chủ trương khai khẩn như trên những phần đất khai hoang được đều trở thành
tư hữu của những ai khai hoang được, được gọi là “bản bức tư điền”.
 2.Xác lập chủ quyền
 2.1.Chủ trương của Chúa Nguyễn:
 - Với ý đồ tách Đàng Trong ra khỏi sự thống trị của nhà Lê - Trịnh, Nguyễn Hoàng và
những người nối nghiệp sau đó một mặt củng cố trấn thủ đất Thuận - Quảng, mặt
khác tìm cách mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam .
 2.2.Quá trình xác lập lãnh thổ
 * Đánh bại quân Chiêm Thành, khai khẩn về phía Nam, sáp nhập Phú Yên vào
lãnh thổ
 Năm 1578, Chúa Nguyễn Hoàng cho quân của mình tiến vào Hoa Anh, đánh vào
thành An Nghiệp, hạ thành và đẩy quân Chiêm Thành về phía Nam.
 Năm 1611, Chúa Nguyễn Hoàng đánh bại quân Chiêm Thành đồng thời đuổi quân
Chiêm Thành về phía Nam Đèo Cả, chiếm vùng đất Hoa Anh, đồng thời đổi tên Hoa
Anh thành phủ Phú Yên gồm 2 huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân.
 Nhân đó, Nguyễn Hoàng cho chủ sự Văn Phong, người chi huy cuộc tiến, làm Lưu
thủ vùng đất Phú Yên mới lập. Tại vùng đất này, Nguyễn Hoàng đã cho quân phòng
giữ, tổ chức dinh điền và đưa dân các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định vào định
cư.Chấm dứt sự tranh chấp trên một vùng đất đệm giữa hai bên.
 Năm 1613, Chúa Nguyễn giúp khai khẩn, lãnh thổ được mở rộng thêm ở Quảng Ngãi,
Bình Định và Phú Yên tạo ra tiền đề để sau này lãnh thổ được tiếp tục mở rộng ra
phía Nam.
 *Đánh bại và xâm chiếm Chiêm Thành, mở rộng lãnh thổ đến tỉnh Khánh Hòa
 Năm 1653, Chúa sai người đến Phú Yên đánh bại Chiêm Thành. Chiêm dâng thư xin
hàng, lấy sông Phan Rang làm biên giới, sáp nhập hai phủ Thái Khang và Diên Ninh
(Nay là thuộc Tỉnh Khánh Hòa) mở rộng thêm biên giới lãnh thổ.
 Chúa Nguyễn Phúc Tần đã có những động thái để khẳng định và cai quản vùng đất
mới của mình là Khánh Hòa như: Sáp nhập các phủ Thái Khang và Diên Ninh vào
phần lãnh thổ Đàng Trong của nước ta.
 * Sáp nhập Bình Thuận, Ninh Thuận vào lãnh thổ
 Năm 1693, Chúa Nguyễn đem quân chiếm nốt vùng đất còn lại của Chiêm Thành,
vua Bà Tranh bị bắt. Chiêm Thành hoàn toàn sáp nhập vào Đại Việt.Chúa Nguyễn
cho sáp nhập đất Chiêm Thành vào lãnh thổ (Nay là Bình Thuận, Ninh Thuận), đặt
tên là trấn Thuận Thành, lập ra phủ Bình Thuận.
 Năm 1694, để giữ yên người Chiêm, tránh họ nổi loại chúa Nguyễn đã đồng ý kí hòa
ước cho khôi phục vương quốc Chiêm Thành với hình thức là một khu tự trị với tên là
Thuận Thành Trấn, trực thuộc lãnh thổ Đàng Trong.Năm 1697, Chúa Nguyễn Phúc
Chu cho đổi tên Trần Thuận Thành thành Phủ Thuận Thành.
 Chúa Nguyễn Phúc Chu có nhiều động thái để khẳng định và cai quản các vùng đất
phía Nam như: Đặt phủ Bình Thuận cai quản các vùng đất của người Chiêm Thành là
Phan Rang , Phan Bí, đặt phủ Gia Định…
 => Như vậy, thông qua các đời chúa Nguyễn, đặc biệt là Chúa Nguyễn Hoàng, Chúa
Nguyễn Phúc Tần và Nguyễn Phúc Chu về cơ bản thì đã tiến hành được việc sáp nhập
lãnh thổ của các khu vực còn lại ở phía Nam Trung Bộ ( Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận).Đối với phần đất Phú Yên là quá trình khai hoang trước rồi mới
xác lập lãnh thổ với sự kiện (1578), còn đối với các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận,
Bình Thuận quá trình xác lập lãnh thổ được tiến hành trước rồi mới khai hoang.
 Vùng đất Nam Bộ:
 1. Khai hoang
 1.1 Chủ trương:
 - Chính sách mua bán ruộng đất: Các địa chủ mua ruộng của người Chăm và các dân
tộc thiểu số khác.
 - Sử dụng phương thức thụ đắc lãnh thổ: Chiến tranh mở rộng lãnh thổ, quan hệ bang
giao giữa Đàng Trong và Chân Lạp.
 - Nhà nước đưa ra các chính sách khai hoang, thúc đấy đẩy việc di chuyển vào nam,
tạo thành các “tư điền”.
 1.2 Tiến trình:
 - Năm 1620, vua Chân Lạp cầu hôn công nữ Ngọc Vạn. Vua Chiêm đồng thuận cho
cư dân Việt được đến khẩn hoang và lập làng ở vùng lưu vực sông Đồng Nai.
 - Năm 1658, chúa Nguyễn cho đem quân đến Mô Xoài (Bà Rịa ngày nay) đánh phá.
Từ đây Chân Lạp phải nộp cống và tạo điều kiện cho lưu dân người Việt khai phá ở
Mô Xoài và các vùng phụ cận.
 - Năm 1679, chúa Nguyễn cho phép di thần nhà Minh vào Nam được phép đến định
cư ở vùng Mỹ Tho, Biên Hòa.
 - Thế kỷ XVIII, chúa Nguyễn vẫn tiếp tục đẩy mạnh chính sách mộ người có vật lực,
đồng thời giữ vững và mở rộng chủ quyền của chúa Nguyễn ở Nam Bộ.
 - Giữa thế kỷ XVIII những người Việt phiêu tán ở Chân Lạp được đưa về và chia
ruộng đất, miễn tô thuế trong 3 năm tại vùng Đồng Nai, Gia Định.
 Chúa Nguyễn cũng đã thiết lập ở đây một lực lượng quân đội có sứ mệnh bảo vệ đất
đai đã khai phá và sẵn sàng được điều động sang các vùng đất mới, hay tham gia vào
việc chống trộm cướp, bảo vệ cuộc sống cho lưu dân, cũng như tạo chỗ dựa và niềm
tin cho lưu dân mở rộng khai phá các vùng lân cận.
 - Năm 1708, Mạc Cửu đem đất Mang Khảm (sau là Hà Tiên) tặng cho chúa Nguyễn
và xin được làm tôi thần của chúa Nguyễn.
 - Năm 1756, Nặc Nguyên xin hiến đất hai phủ Tầm Bôn (Long An) và Lôi Lạp (Gò
Công, Tiền Giang) cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đã sai Mạc Thiên Tứ tiếp quản
đất và cho lệ thuộc vào châu Định Viễn.
 - Năm 1757, Nặc Tôn trả ơn chúa Nguyễn vì giúp đưa lên ngôi nên đã cắt đất
Ba Thắc (Sóc Trăng), Trà Vang (Trà Vinh), và đất Tầm Phong Long (Châu Đốc) tặng
chúa Nguyễn.
 2. Xác lập lãnh thổ:
 2.1 Chủ trương:
 Xác lập chủ quyền theo phương thức thụ đắc lãnh thổ.
 => Như vậy, phần lớn đất đai vùng Nam Bộ đã được các vua Chân Lạp cắt tặng
cho chúa Nguyễn với mục đích kiến tạo và củng cố đồng minh để bảo vệ ngai vàng và
quyền lực chính trị. Đây chính là hình thức chuyển nhượng tự nguyện của chính
quyền Chân Lạp, qua đó giúp các chúa Nguyễn thụ đắc đất đai trên vùng đất Nam Bộ
và sáp nhập vào lãnh thổ Đàng Trong.
 2.2 Tiến trình:
 - Năm 1623 chúa Nguyễn thiết lập 2 trạm thu thuế ở Sài Gòn và Đồng Nai.
 - Năm 1698, xác lập đơn vị hành chính, lập phủ Gia Định với 2 huyện Phước Long và
Tân Bình trong đó thì Mô Xoài,Đồng Nai thuộc huyện Phước Long với dinh Trấn
Biên.

 - Năm 1708, Mạc Cửu đem đất Mang Khảm (sau là Hà Tiên) tặng cho chúa Nguyễn
và xin được làm tôi thần của chúa Nguyễn.
 - Năm 1756, Nặc Nguyên xin hiến đất hai phủ Tầm Bôn (Long An) và Lôi Lạp (Gò
Công, Tiền Giang) cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đã sai Mạc Thiên Tứ tiếp quản
đất và cho lệ thuộc vào châu Định Viễn.
 - Năm 1757, Nặc Tôn trả ơn chúa Nguyễn vì giúp đưa lên ngôi nên đã cắt đất
Ba Thắc (Sóc Trăng), Trà Vang (Trà Vinh), và đất Tầm Phong Long (Châu Đốc) tặng
chúa Nguyễn.Mạc Thiên Tứ vâng lệnh chúa Nguyễn tiếp nhận đấtvà đặt làm hai đạo
Kiên Giang và đạo Long Xuyên, sau đó đặt quan lại, chiêu dân
 cư, và lập thôn ấp.
Câu 9: Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ thế kỉ XVII đến
nay.

1. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam dưới thời chúa Nguyễn.

 Quá trình XÁC LẬP chủ quyền biển đảo dưới thời các chúa Nguyễn.

- Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đầu thế kỷ XVII phát triển thương cảng Hội An, đẩy mạnh
giao thương quốc tế, mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa
khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng và một phần Bãi Cát Dài (Trường Sa hải
chử) ở phía nam. Chúa Nguyễn Phúc Chu cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII chính
thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với khu vực miền Đông Nam Bộ, lấy
Sài Gòn, Gia Định làm trung tâm thu hút các nguồn lực và làm bàn đạp tiến ra chiếm
lĩnh các vùng biển đảo ở khu vực nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Năm 1702 quân
Anh bất ngờ đánh chiếm đảo Côn Lôn, xây dựng thành căn cứ kiên cố, âm mưu chiếm
đóng lâu dài. Tháng 10 năm 1703, Trấn thủ dinh Trấn Biên theo lệnh của chúa Nguyễn
Phúc Chu đã đánh đuổi quân Anh ra khỏi Côn Lôn, giành lại chủ quyền biển đảo.
- Năm 1708, Mạc Cửu đem toàn bộ vùng đất Hà Tiên dâng cho chúa Nguyễn và được
chúa Nguyễn Phúc Chu giao cho chức Tổng binh cai quản trấn Hà Tiên. Năm 1711,
Tổng binh trấn Hà Tiên Mạc Cửu được chúa Nguyễn Phúc Chu hậu thưởng và giao cho
tổ chức khảo sát đo vẽ quần đảo Trường Sa.

 Như vậy đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và
mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan. Lúc này, bên
cạnh đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo giữa Biển Đông, chúa Nguyễn Phúc Chu còn
đặt ra đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của đội Hoàng Sa) có trách nhiệm khai thác hóa
vật, kiểm tra, kiểm soát thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực “các xứ Bắc Hải,
cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên”.

 Quá trình THỰC THI chủ quyền biển đảo dưới thời các chúa Nguyễn.
1. Hoạt động thông tin liên lạc, tuần tra, kiểm soát trên biển

- Để nhanh chóng nắm bắt được những diễn biến phức tạp xảy ra trên biển, chúa Nguyễn
đã cho tổ chức các đội tuần hải, truyền tin.
- Những đơn vị này có nhiệm vụ đánh bắt cướp biển đủ loại Tây, Tàu, Xiêm, Mã Lai…
Đã nhiều lần quân tuần biển chúa Nguyễn đánh tan được cướp biển Tây Ban Nha và
bắt được một số cướp biển Xiêm ở vùng biển Bình Thuận. Quân tuần biển còn có
nhiệm vụ phát hiện, đánh đuổi các tàu nước ngoài do thám, can thiệp… Những đơn vị
tuần biển này thường tách ra từ những đơn vị chốt giữ ở các cửa biển chứ chưa hình
thành một lực lượng độc lập, chuyên trách.
- Bên cạnh những đội tuần hải, truyền tin chính quy do nhà nước tổ chức, các chúa
Nguyễn còn sử dụng cả lực lượng ngư dân để thực hiện nhiệm vụ này. Là những người
dân sinh sống tại các vùng ven biển hoặc trên các đảo gần bờ (Cù lao Chàm, Làng An
Vĩnh (Cù lao Ré)…), họ vẫn tiến hành các hoạt động kiếm sống thường nhật gắn liền
với biển như đánh bắt hải sản, khai thác hải vật…, tuy nhiên, chính thông qua hoạt
động này, họ đã có thể nắm bắt một cách nhanh nhất những diễn biến bất lợi cho chính
quyền ở trên biển và kịp thời cấp báo cho chúa Nguyễn. Chính vì vậy, theo sử liệu từ
Phủ biên tạp lục, thời bấy giờ các chúa Nguyễn đã tin tưởng giao phó cho “các xã Minh
Hương, Hội An, Lao Chiêm (Cù Lao Chàm), Cẩm Tú, Làng Câu thì giữ việc thám
báo”, để hỗ trợ cho ty Tàu vụ nắm bắt chuẩn xác tin tức về tàu thuyền đến vùng biển
dinh Quảng Nam, từ đó mà có biện pháp ứng xử hợp lý, nhằm thực thi quyền chủ
quyền biển đảo.
2. Hoạt động của đội Hoàng Sa và Bắc Hải
a. Hoạt động tìm kiếm, khai thác sản vật và bảo vệ vùng biển đảo
Ngay từ đầu trong quá trình xây dựng đất Thuận – Quảng, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã chú ý
đến việc xác lập chủ quyền ở trên vùng biển, đảo.
• Đội Hoàng Sa được tổ chức với nhiệm vụ hàng năm ra các đảo ngoài khơi thuộc bãi Cát
Vàng (Hoàng Sa, Trường Sa) tìm kiếm, khai thác sản vật và bảo vệ vùng biển đảo.
Điều này là phù hợp với tư duy hướng biển của chính quyền chúa Nguyễn.
• Cùng với quá trình mở rộng khai phá xuống phía Nam, phạm vi hoạt động của của đội
Hoàng Sa càng mở rộng. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã quyết định lập thêm đội Bắc Hải. ( Bắc Hải
là vùng biển đảo phía Nam Biển Đông, tương đương với vùng từ mũi Cà Mau đi ngược lên phía
Bắc và ra đến vùng quần đảo Trường Sa hiện nay).
=> Đây là cứ liệu lịch sử quan trọng để khẳng định, đội “Hoàng Sa” và “Bắc Hải” ra đời
và thực hiện chủ quyền nhà nước (thời chúa Nguyễn) đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa từ nửa cuối thế kỷ XVII.
b. Hoạt động cứu hộ cứu nạn, kiểm soát thương mại biển
Các chúa Nguyễn từ rất sớm cũng đã thực hiện công việc cứu nạn, cứu hộ đối với các tàu
buôn nội địa và hải ngoại. Thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát, truyền tin, cứu hộ, cứu nạn
kịp thời và có hiệu quả, thủy quân chúa Nguyễn cũng như đội Hoàng Sa, Bắc Hải, cơ quan ty
Tàu vụ và ngư dân chính là các lực lượng đại diện cho chính quyền Đàng Trong khẳng định và
thực thi chủ quyền của các chúa Nguyễn đối với vùng lãnh hải rộng lớn trên biển Đông đương
thời.
Các chúa Nguyễn còn tiến hành kiểm soát hoạt động thương mại biển, thông qua việc
thành lập ty Tàu vụ - cơ quan ngoại thương thời bấy giờ phụ trách việc quan hệ và kiểm soát
hoạt động của các thuyền buôn nước ngoài trên vùng biển Đàng Trong.
c. Hoạt động bảo vệ, thực thi chủ quyền ( chống cướp biển và gặc ngoại xâm).
Vùng đất Đàng Trong có đường bờ biển dài với nhiều đảo, quần đảo lớn, là nơi gặp gỡ
của các tuyến giao thông đường biển quốc tế với nhiều hoạt động giao thương nhộn nhịp cùng
với đó là sự giàu có về nguồn hải sản và khoáng sản, vì thế từ rất sớm nơi đây đã trở thành địa
bàn hoạt động đầy hấp dẫn đối với các nhóm cướp biển.Thủy quân chúa Nguyễn cũng đã kiên
quyết bảo vệ đánh đuổi cướp biển ra khỏi vùng biển nước ta.
• Sự kiện Côn Đảo (1703)
Sự kiện quân đội Trấn Biên chiếm lại Côn Đảo từ tay thương nhân người Anh.
Năm 1703, Công ty Đông Ấn Anh cho người chiếm Côn Lôn (Côn Đảo) và dự định biến
nơi đây trở thành thương điếm, án ngữ con đường buôn bán từ Thái Bình Dương đi qua Ấn Độ
Dương.
Vào mùa đông, tháng 10 năm 1703, Phúc Phan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh đuổi quân
Anh ra khỏi bờ cõi.
=> Chính quyền Đàng Trong đã có ý thức rất cao trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đây
có thể coi là một chiến công đầu tiên trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Nam Bộ của
chính quyền dinh Trấn Biên nói riêng, cũng như Đàng Trong nói chung.
3. Kết luận
Trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, chính quyền Đàng Trong đã chú ý đến việc
xác lập và thực thi chủ quyền đối vùng biển, đảo gần như song song với những bước tiến trên
đất liền.
Sự phát triển của hoạt động thương mại, tư duy hướng biển khiến các chúa Nguyễn từ rất
sớm đã nhận ra vai trò rất quan trọng của vùng biển đối với sự phát triển vùng lãnh thổ của
mình.
Những chính sách khéo léo nhưng kiên quyết trong việc bảo vệ, khuyến khích lưu dân
người Việt, sử dụng lực lượng người Hoa, từng bước củng cố quân đội ở Gia Định… đã giúp
chính quyền Đàng Trong từng bước xác lập chủ quyền và thực thi chủ quyền đối với vùng
biển gần như vô chủ ở phía Nam biển Đông.
Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải
1. Đội Hoàng Sa
 Thời điểm ra đời:
Theo nhiều tư liệu tập hợp được cho đến thời điểm này, nhiều quan điểm ủng hộ nhận định
đội Hoàng Sa xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng những năm cuối thập kỷ 20 và đầu thập kỷ 30
của thế kỉ XVII.
Đây là thời kì trị vì của chúa Nguyễn Phúc Nguyên và vì thế có thể nói Chúa Nguyễn Phúc
Nguyên là người đã lập ra đội Hoàng Sa – một hình thức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ
quyền hết sức độc đáo trên các vùng quần đảo giữa Biển Đông.
 Cái nôi của đội Hoàng Sa là xã An Vĩnh ở một bên bờ cửa biển Sa Kỳ thuộc huyện Sơn
Tịnh, và phía Bắc là xã An Hải thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
 Phạm vi hoạt động: chủ yếu là vùng quần đảo Hoàng Sa.
2. Đội Bắc Hải
 Thời điểm ra đời: Theo các sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam thực lục tiền
biên của Quốc sử quán triều Nguyễn đều chép thống nhất đội Bắc Hải ra đời ngay sau khi
chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt phủ Bình Thuận vào năm Đinh Sửu ( 1697).
 Phạm vi hoạt động: Tương đương với khu vực quần đảo Trường Sa, đảo Côn Lôn và khu
vực biển đảo trên vịnh Thái Lan, tuy hoạt động độc lập thời gian đầu, đội Bắc Hải không có
cai đội riêng mà vẫn do đội Hoàng Sa kiêm quản để đảm bảo sự quản lí thống nhất và đồng
bộ trên địa bàn biển đảo rộng lớn.
=> Nhiệm vụ của cả 2 đội là thông qua các hoạt động khai thác các hóa vật, hải vật để thực hiện
các chức năng trấn giữ Biển Đông, phòng thủ, bảo vệ an toàn cho đất nước từ tuyến ngoài.
=> Đứng đầu đội “Hoàng Sa” là một “cai đội” cùng những thành viên được gọi là “dân binh”.
Đây là những quân nhân được Nhà nước cử làm nhiệm vụ đặc biệt ở biên ải của đất nước. Do đó,
các đội “Hoàng Sa”, “Bắc Hải” là hiện thân của một tổ chức nhà nước, vừa mang tính dân sự và
quân sự, vừa có chức năng kinh tế - quốc phòng ở Biển Đông thời các chúa Nguyễn.
=> Như vậy, với sự có mặt của các đội “Hoàng Sa”, “Bắc Hải” do Nhà nước thành lập, duy
trì hoạt động có thể khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Việt
Nam.
* Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
1. Ý nghĩa lịch sử
- Hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo Đàng Trong của chúa Nguyễn thể
hiện tính kế thừa, tầm nhìn chiến lược và toàn diện trong việc phát triển vùng đất này.
 Khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn đối với vùng biển đảo Đàng Trong.
 Tạo điều kiện khai thác hiệu quả kinh tế biển, đảo và hàng hải, góp phần tăng cường
tiềm lực và phát triển vùng đất Đàng Trong
 Tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của giai đoạn sau.
2. Bài học kinh nghiệm:
 Phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo.
 Kết hợp khai thác kinh tế với bảo vệ chủ quyền biển đảo.
 Nâng cao nhận thức về tiềm năng, vị thế của biển đảo, chú trọng xây dựng chiến
lược quốc gia về biển đảo.

2. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam dưới thời Nguyễn
 Xác lập:

1.Cắm mốc, dựng bia chủ quyền

 Năm 1816, việc Vua Gia Long cử thủy quân ra cắm cờ ở quần đảo Hoàng Sa là một
sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam, khẳng định chủ quyền biển đảo về
phương diện nhà nước của triều đình nhà Nguyễn.
 Năm Minh Mạng thứ 16-1835, nhà vua còn cho xây miếu, dựng bia chủ quyền.
2. Tổ chức hoạt động đo đạc thủy trình, thăm dò, khảo sát thủy trình để đo đạc , vẽ bản đồ
về quần đảo Hoàng sa
 Năm 1836, MM quyết định hàng năm phái người ra Hoàng Sa xem xét, đo vẽ tỉ mỉ và lập
thành bản đồ các đảo, hòn, bãi cát.
 Liên tục từ năm 1834 đến năm 1839 vua Minh Mệnh thưởng công cho những người đi vẽ
bản đồ ở ngoài đảo Hoàng Sa về. Đối với những người không may gặp gió bão ngoài
biển mà bảo toàn tính mạng trở về cũng có thưởng; còn những người không hoàn thành
nhiệm vụ tuần phòng ngoài biển thì bị phạt nặng...
3. Đội Hoàng Sa được duy trì hoạt động đến TK XIX dưới triểu Nguyễn
- Để phục vụ cho công cuộc kiểm soát các quần đảo một cách chặt chẽ thì vua Gia Long
đã thường xuyên phái các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và Thủy quân tiến hành khảo sát và
ra sức thu lượm thông tin về quân đảo này và nhất là thông tin từ các tàu buôn và các
nhà hàng hải phương tây.
- Minh Mệnh coi việc vẽ bản đồ ở Hoàng Sa và Trường Sa là một trọng trách của nhà
nước và ông giao nhiệm vụ cụ thể cho các đội Thủy quân và Vệ giám thành. Đại Nam
nhất thống toàn đồ vẽ khoảng năm 1838 thể hiện tương đối đầy đủ và chính xác hình
ảnh nước Đại Nam thống nhất.
 Ý nghĩa , chốt
- Bản đồ chính thức của Việt Nam ĐNNTTĐ hoàn toàn thống nhất với các bản đồ thế
giới trong suốt 5 thế kỷ qua, chủ yếu về địa lý Hoàng Sa – Trường Sa. Đại Nam Thống
nhất toàn đồ là bản đồ có giá trị pháp lý rất cao trong việc khẳng định chủ quyền không
thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo HS và TS.
- Việc cắm mốc, xây miếu, dựng bia chủ quyền là một trong những biện pháp cốt lõi để
khẳng định chủ quyền của 2 vị vua Gia Long và Minh Mạng, để lại những cơ sở lịch sử
vô cùng quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta hiện
nay.
 THỰC THI:

1. Xây dựng phòng thủ


 Nhà Nguyễn đã cho tập trung nhiều cơ sở bố phòng tại cửa biển Thuận An như pháo đài
Trấn Hải, pháo đài Hòa Duân, tuyến phòng thủ Tam Giang – Sông Hương, Hải Vân
quan…Ở thành Trấn Hải, năm 1858 vua Tự Đứccho đặt thêm 2 khẩu súng.Tính đến năm
1861 ở cửa Thuận An có 308 súng cỡ lớn các loại (đại pháo, oanh sơn, quá sơn, thần
công, vũ công, đăng uy, thắng cơ, chấn uy, phisơn), số lượng súng ống và binh sĩ còn
được tăng cường hơn vào năm 1881 – 1882.
 Ở Đà Nẵng: là nơi được bố phòng mạnh nhất trong hệ thống các cảng biển dướitriều
Nguyễn bởi nơi đây có vị trí rất đặc biệt cả về kinh tế, quân sự. Triều Nguyễn đã cho xây
dựng các công trình phòng thủ và cấp báo ở cửa biển Đà Nẵng như: --Thành Điện Hải,
thành An Hải ( 1813 dưới thời vua gia long), pháo đài Phòng Hải( 1840)… Với quy mô
của hệ thống phòng thủ và sự quan tâm của triều Nguyễn trong việc bố phòng chứng tỏ
triều Nguyễn rất chú trọng đến của biển Đà Nẵng.
 Ở miền Bắc thời Gia Long – Minh Mạng đã cho xây dựng hệ thống công trình phòng thủ
nhằm khẳng định vị thế người chủ vùng biển đảonhư ở thành tỉnh Quảng Yên cho đặt 30
cỗ súng các loại, 2 cỗ súng đồng Đại luân xa, 4 cỗ súng đồng Phách sơn, 4 cỗ súng đồng
Quá sơn, 12 cỗ súng đồng Hồng Y như ở thành tỉnh Quảng Yên cho đặt 30 cỗ súng các
loại, 2 cỗ súng đồng Đại luân xa, 4 cỗ súng đồng Phách sơn, 4 cỗ súng đồng Quá sơn, 12
cỗ súng đồng Hồng Y.
 Miền Nam công việc của phòng biển đảo trở thành nhiệm vụ quan trọng của triều đình và
các địa phương,ở đây có các pháo đài đồn lũy quan trọng như pháo đài Hữu Bình, pháo
đài Tạ Đình, pháo đài Kim Dữ và quan trọng hơn cả là pháo đài Thanh Hải ở đảo Côn
Lôn; đồn Phú Quốc và đồn Hàm Ninh ở đảo Phú Quốc. Ở đồn Phú Quốc được trang bị
tổng cổng 12 cỗ súng các loại, trong đó 4 khẩu Hồng y cương pháo, 8 khẩu quán sơn
đồng pháo.

 Triều Nguyễn đã xây dựng một hệ thống công trình phòng thủ ven bờ biển trải dài từ
Bắc xuống Nam với quy mô lớn và vũ khí tối tân nhất để bảo vệ vùng lãnh thổ và lãnh
hải của quốc gia thống nhất.
2. Tuần tra, kiểm tra, giám sát.

 Hoạt động tuần tra là hoạt động quan trọng trong bảo vệ, thực thi chủ quyền vùng biển,
thể hiện qua các hoạt động tuần tra, kiểm soát giữ yên vùng biển.Năm 1803, vua Gia
Long đã ban chỉ truyền cho đồn phân thủ ở cửa biển.
 Hoạt động kiểm soát: Đối với tầu thuyền nước ngoài đặc biệt là các tàu thuyền phương
Tây bởi ý đồ xâm chiếm thuộc địa của họ ngày càng lộ rõ thì đều phải quan tâm kiểm
soát nhằm mục đích bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển của tổ quốc.
+ Thiệu Trị năm thứ 5 (1847)có những quy định đối với tàu thuyền nước ngoài khi đền nước ta
như phải kéo cờ hiệu, phải có nguyên do cụ thể.
+ Qua công tác tuần tra, kiểm soát vùng biển đảo của triều Nguyễn cho thấy nhà nước rất quan
tâm đến vấn đề chủ quyền trên biển. Điều đó đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn bọn
hải phỉ, bảo vệ vững chắc an ninh của quốc gia.

- Hoạt động cứu hộ cứu nạn:


+ Vua Gia Long đã rất quan tâm đến hoạt động cứu hộ, cứu nạn. Năm Gia Long thứ
hai [1803], sau khi những chiếc thuyền ra khơi nghe tin bị nạn, nhà vua đã chỉ thị cho
các tỉnh gần nơi các thuyền bị nạn tìm kiếm và sang cả bên Trung Hoa để tìm xem
các thuyền đó có bị đánh dạt vào biển của họ không: “Hơn 10 chiếc thuyền hiệu chử
Gia của thủy quân từ cửa Eo ra khơi gặp bão lạc mất”
+ Các vua đầu triều Nguyễn không chỉ có cứu hộ, cứu nạn riêng cho tàu thuyền nước
mình mà còn sẵn lòng giúp đỡ các tàu thuyền của các nước khác gặp nạn trôi giạt vào
hải phận của vương triều, với sự nhiệt tình, chu đáo, khi cung cấp lương thực, tiền đi
đường, sửa chữa tàu thuyền, cho người đưa về quê quán....

3. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ 1884 – 1954
II Xác lập 1884 – 1954
 Từ các năm 1874, 1883, 1884 các hiệp ước Giáp Tuất, Hacmang, Patonot đã định đoạt số
phận của Triều Nguyễn mất nước vào tay Pháp, nhà Nguyễn không còn là vương triều
phong kiến độc lập cho nên tư cách chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng
chuyển sang người Pháp. Từ khi ký với triều đình Nguyễn Hiệp ước 6-6-1884, Pháp đại
diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.
 Lợi dụng việc Việt Nam bị mất quyền tự chủ trong thời kỳ Pháp đô hộ, Trung Quốc lấy
cớ các đảo ở Biển Nam hải vô chủ, đã tổ chức chiếm hữu bất hợp pháp, vi phạm trắng
trợn chủ quyền biển của Việt Nam vốn đã có từ lâu.
 Mãi cho tới 1925 người Pháp mới bắt đầu nghiên cứu sâu quá trình xác lập chủ quyền của
“ vương quốc Việt Nam” tại quần đảo Hoàng sa, và dần thể hiện vai trò của mình trong
việc bảo hộ

Biểu hiện Xác lập Hành động cụ thể


1. Dựng bia chủ  13/4/1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De
quyền lãnh thổ Lattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của
trên biển Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo
Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc nước Pháp đã
chính thức đặt chủ quyền của An Nam dưới sự bảo hộ của
Pháp đối với quần đảo Trường Sa
 6 /1938, một đơn vị lính bảo an Việt Nam được phái ra đồn
trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng
tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique Francaise
- Rayaume d’Annam - Achipel de Paracel 1816- Ile de
Pattle 1938”. Hàng chữ trên bia: “Cộng hoà Pháp, Vương
quốc An-nam, quần đảo Hoàng Sa, 1816 - đảo Pattle -
1938” (1816 là năm vua Gia Long thực hiện chủ quyền của
Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa, 1938 là năm dựng bia).

2. Tuyên bố, thông  3/3/1925, Thượng thư Bộ binh của Triều đình Huế Thân
báo ngoại giao, Trọng Huề khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam
báo cáo về chủ “ Các đảo nhỏ đó bao giờ cũng là sở hữu của nước An
quyền, lãnh thổ Nam , không có sự tranh cãi trong vấn đề này”.
trên biển - 8/3/1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ
thuộc địa của Pháp.

 23/9/1930 Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho
các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa
theo đúng thủ tục
 31/12/1930,Phòng đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương
gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp về
những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ
cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự
kiện đóng giữ này.
 04 / 01 / 1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ
Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối
với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua
đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc
tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này với lập luận rằng khi
vua Gia Long chiếm hữu quần đảo này, Việt Nam là chư
hầu của Trung Quốc.
 Ngày 24-7-1933, Pháp thông báo cho Nhật việc Pháp đưa
quân ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa
 Ngày 26-7-1933, chính phủ Pháp tuyên bố Hải quân Pháp
đã chiếm đóng các đảo Trường Sa, An Bang, Ba Bình, Song
Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ… và các đảo phụ
cận thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được
công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-
1933 trang 7794
 Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, Nhật bản tuyên bố sáp
nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ
mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 4 tháng 4 năm 1939, Chính
phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên
của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa.

Được Anh ủng hộ trong cuộc tranh luận 5/4/1939 tại Hạ


Nghị Viện, đại diện Bộ Ngoại Giao Anh đã khẳng định chủ
quyền quần Đảo Hoàng Sa trọn vẹn thuộc nước Pháp
 Tháng 4/1949 Hoàng thân Bửu Lộc, Đổng lí văn phòng của
quốc trưởng – năm 1953 – đã tái khẳng định một cách công
khai chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo trong một
buổi diễn thuyết ở Sài Gòn.
- Tháng 9/1951, Hội nghị San Francisco (Hoa Kì) khai mạc,
nhưng cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đều không tham dự. Trong
phiên họp khoáng đại ngày 5/9 của hội nghị, Ngoại trưởng
Gromyko của Liên Xô (cũ) đề nghị 13 khoản tu chính. Khoản tu
chính đầu tiên liên quan đến việc Nhật nhìn nhận chủ quyền của
CHND Trung Hoa đối với “các đảo Hoàng Sa và những đảo xa
hơn nữa ở phía Nam”. Khoản tu chính này bị Hội nghị bác bỏ với
48 phiếu chống và 3 phiếu thuận.
- Ngày 7-9-1951, trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ Bảo
Đại Trần Văn Hữu tuyên bố tại Hội nghị San Francisco về việc ký
hoà ước với Nhật Bản rằng từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam: “… và cũng vì cần
phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm
mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền đã
có từ lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa”
=>Tuyên bố đó không gặp sự chống đối hoặc bảo lưu nào của đại
diện 51 quốc gia tham dự Hội nghị.

3. Tiếp nhận, Tổ - 11/1/1931, Thống sứ Nam kỳ thông báo cho Toàn quyền Đông
chức lại và thành Dương về việc sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
lập các đơn vị - Năm 1932, Pháp chính thức tuyên bố An Nam có chủ quyền lịch
hành chính liên sử trên quần đảo Hoàng Sa, sát nhập quần đảo Hoàng Sa với tỉnh
quan đến vùng Thừa Thiên. Nghĩa là Pháp công nhận và chịu trách nhiệm kế thừa
biển chủ quyền của Việt Nam từ trước đó, tiếp tục thực thi chủ quyền tại
hai quần đảo này.
- 21/ 12 /1933, Thống đốc Nam Kỳ J.Krautheimer ký Nghị định số
4762-CP sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Pháp cũng
đề nghị với Trung Hoa đưa vấn đề ra Toà án Quốc tế nhưng Trung
Hoa từ chối
- Ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận
một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống
nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến
17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ
giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này
cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi
(Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ
tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt
Nam

- 30 / 3 /1938, vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào


tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây
- 15 / 6 /1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định
156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc
tỉnh Thừa Thiên.
- 5 /5 /1939, Toàn quyền Đông Dương J.Brevie ký Nghị định số
3282 tách đơn vị hành chính Hoàng Sa thành hai đơn vị: “Croissant
và các đảo phụ thuộc”, “Amphitrite và các đảo phụ thuộc”.
+ Tờ “giấy chứng sinh số 666” có chữ ký tươi và dấu tròn đỏ xẫm
của Đại Lý hành chính Nguyệt Thiềm và phụ cận.
 Ngày 14/10/1950, chính phủ Pháp chính thức trao trả chủ
quyền hai quần đảo này cho chính phủ Bảo Đại. Thủ hiến
Trung phần Việt Nam lúc đó là Phan Văn Giáo đã ra tận
Hoàng Sa tiếp nhận quyền chuyển giaochủ quyền Hoàng Sa.
Nhận xét:
 Có thể thấy trong suốt thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945), người Pháp chưa bao
giờ tuyên bố phủ nhận chủ quyền của Vương quốc An Nam ở hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa mà nước Pháp có trách nhiệm bảo hộ. Mặc dù trong giai đoạn
này bắt đầu có một số nước lên tiếng đòi hỏi chủ quyền vô lý ở một số đảo, nhưng
tất cả đều bị chính quyền Pháp kiên quyết phản đối. Bên cạnh đó, mặc dù triều
đình Huế tuy chỉ tồn tại trên danh nghĩa song bất cứ khi nào có cơ hội đều tuyên
bố chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này.
III QUÁ TRÌNH THỰC THI CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA
VIỆT NAM TỪ NĂM 1884 ĐẾN NĂM 1954
3.1. Khảo sát, thăm dò, nghiên cứu hải dương,…
Việc khảo sát, thăm dò, viễn thám là hành động thể hiện rõ nét về việc thực thi chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền thuộc địa Pháp.
Các hoạt động khảo sát, thăm dò, viễn thám thường xuyên được chính quyền thuộc
địa tiến hành nhằm mục đích nghiên cứu về vùng biển này.
- Năm 1925, Viện Hải Dương học Nha Trang cử tàu De Lanessan ra khảo sát ở quần
đảo Hoàng Sa về hải dương học, địa chất, sinh vật…
- Ngày 19/3/1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường
Sa cho Công ty phosphat của Bắc kỳ.
3.2. Tuần tiễu trên biển, kiểm soát tàu bè và điều các đơn vị hải quân ra vùng
biển
 Từ sau khi áp đặt nền bảo hộ của mình đối với Việt Nam, chính phủ Pháp thường
xuyên cho các pháo hạm tuần tiễu trên khu vực Biển Đông. Đối mặt với việc xuất
hiện các tranh chấp trong khu vực biển Đông, từ sau năm 1920 chính quyền thuộc
địa Pháp đã tăng cường việc tuần tiễu và kiểm soát đối với vùng biển 2 quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
 - Từ 1920, dưới sự bảo trợ của Pháp, các tàu hải quan Việt Nam đã tăng cường
hiện diện, tuần tra ở vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn việc buôn lậu.
 - Năm 1920, một công ty Nhật Bản là Mitsui Busan Kaisha xin phép Pháp khai
thác quần đảo Hoàng Sa, Pháp từ chối. Cũng từ giai đoạn này, các pháo hạm của
Pháp thường xuyên tiến hành tuần tiễn trong vùng biển Đông, kể cả quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
 - Kể từ 1920 trở đi Pháp kiểm soát các tàu bèvà đặt trạm thuế quan ở Quần đảo
Hoàng Sa
 - Tháng 5-1932, pháo hạm Alerte thực hiện tuần tiễu ra quần đảo Hoàng Sa.
 - Từ 13-4-1930 đến 12-4-1933, Hải quân Pháp tiến hành cho quân chiếm đóng
các đảo thuộc quần đảo Trường Sa chính phủ Pháp đã cử các đơn vị hải quân lần
lượt ra đóng ở các đảo chính trong quần đảo Trường Sa: Trường Sa, An Bang, Ba
Bình, nhóm Song Tử (Tức đảo Song Tử Tây và đảo Song Tử Đông), đảo Loại Ta
và Thị Tứ.
3.3. Nghiên cứu, xây dựng các công trình biển
Nghiên cứu, xây dựng các công trình biển trong thời kỳ Pháp thuộc là 1 biểu hiện
rõ nét về ý thức chủ quyền biển đảo của chính quyền thuộc địa Pháp đối với 2
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các công trình trên biển này đã thể hiện chủ
quyền một cách rõ nét của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
- Theo báo La Nature số 2916 ngày 1/11/1933, vào năm 1899 Toàn quyền Đông
Dương Paul Doumer đã ra lệnh xây dựng một hải đăng trên đảo Hoàng Sa. Tuy
nhiên, Sở Kĩ thuật thuộc địa nghiên cứu dự án này đã không thực hiện được vì
thiếu kinh phí.
- Từ 1917 đến 1918, Pháp đề cập đến việc xây dựng trạm khí tượng, lắp đặt đài
TSF, xây dựng hải đăng ở Hoàng Sa, Trường Sa.
 - Năm 1929, phái đoàn Perrier - De Rouville đề nghị đặt 4 cây đèn biển ở 4 góc
của quần đảo Hoàng Sa (đảo Tri Tôn, đảo Đá Bắc, đảo Linh Côn, bãi Bom Bay).
 - Năm 1937, nhà đương cục Pháp cử kỹ sư công chính Gauthier ra quần đảo
Hoàng Sa nghiên cứu chỗ xây dựng đèn biển, lập bãi Thủy Phi cơ.
 - Năm 1938, Pháp đưa đội biên phòng người Việt ra để bảo vệ đảo Hoàng Sa của
quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Pháp cũng cho xây dựng một hải đăng, một
trạm khí tượng, một trạm radio TSF ở đảo Hoàng Sa, một trạm khí tượng khác ở
đảo Phú Lâm. Cùng với đó một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm radio
TSF tương tự cũng được xây dựng trên đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
 - Đầu năm 1947, trước việc Quân Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lấy
danh nghĩa đồng minh vào VN chiếm đóng trái phép 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa. Pháp lập tức phản đối việc chiếm hữu trái phép này của Trung Quốc
và cho quân ra quần đảo Hoàng Sa thay thế quân Trung Quốc, lập đồn binh và
xây dựng trạm khí tượng.
 Kết luận:
Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ năm
1884 đến năm 1954 được phân tách thành 2 giai đoạn: giai đoạn từ 1884 – 1945: giai đoạn Pháp
thuộc và giai đoạn từ từ 1945 – 1954: giai đoạn của CP VNDCCH sau là CP QGVN (từ năm 1949).
Nếu xét theo góc độ chủ thể thực thi chủ quyền thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng được coi
là một chủ thể, tuy nhiên được thành lập năm 1945, VNDCCH vẫn phải thực hiện và hoàn thành
nhiệm vụ dân tộc, hơn nữa phạm vi hoạt động của phía VNDCCH chủ yếu là vùng núi phía Bắc nên
không có điều kiện để quan tâm đến những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo. Từ đó có thể
thấy rằng, chủ thể thực hiện những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai
đoạn 1884 – 1954 chủ yếu là người Pháp cùng sự giúp đỡ cũng như hợp tác của chính quyền nhà
Nguyễn và phía Quốc gia Việt Nam (thành lập năm 1949).
Tóm lại, suốt trong thời gian đại diện Việt Nam về mặt đối ngoại (từ năm 1884 – 1945), Pháp đã
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và phản kháng
những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo đó, thể hiện sự
thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo HS, TS.
- Trong suốt những năm từ 1884 đến 1945, mặc dù dưới sự bảo hộ, đô hộ của Pháp nhưng không
có bất cứ một vị vua nào nhân danh đất nước hay nhân danh vương triều tuyên bố từ bỏ chủ quyền ở
HS, TS. Khi có điều kiện thì họ đều tìm cách xác nhận, nhắc nhở và hi vọng sẽ có ngày giành lại
được chủ quyền đất nước và vương triều trên vùng biển đảo một cách thật sự, trong hòa bình và hoàn
toàn phù hợp với nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
- Trong thời gian đầu (từ 1884 – 1921), Chính phủ Pháp chưa mấy quan tâm đến vấn đề chủ
quyền đối với hai quần đảo HS và TS cho đến khi xuất hiện những tranh chấp vào năm 1909 thì
người Pháp mới bắt đầu quan tâm và nhận thấy tầm quan trọng của 2 quần đảo này. Thời kì từ 1909
– 1939 đặc biệt là trong giai đoạn những năm từ 1920 - 1930, Cộng hòa Pháp và Vương quốc An
Nam đã có những hành động chiếm hữu thật sự và thực thi chủ quyền theo đúng nguyên tắc của luật
pháp quốc tế trên cả 2 quần đảo HS, TS.
- Hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo từ năm 1884 đến năm 1954 được tiến hành
một cách thường xuyên và được phản ánh trên nhiều loại tư liệu như: văn bản hành chính của chính
quyền thuộc địa, các đạo dụ của triều đình Huế,…Tất cả đã tạo nên một hệ thống bằng chứng vững
chắc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

4. Bài học đặt ra trong bối cảnh hiện nay


 Như vậy hiện nay Vấn đề Hoàng Sa, Trường ra nói riêng và vấn đề Biển Đông nói chung
đang là một trong những vấn đề đang căng thẳng, rất nhiều các nước trong khu vực và thế
giới ảnh hưởng do vị trí và tầm ảnh hưởng to lớn của biển Đông đối với chính trị, quân sự và
nền thương mại toàn thế giới. Do đó các nước cần chung tay có những chính sách để tiếp tục
duy trì hòa bình, ổn định khu vực tránh gây xung đột căng thẳng
 Việt Nam hiện nay luôn giữ thái độ hòa bình, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình. Thông qua những diễn biến căng thẳng đã và đăng diễn ra đặt ra yêu cầu nước ta cần có
những chính sách khéo léo trong vấn đề quan hệ ngoại giao đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ và
Các nước Asean để tiếp tục duy trì chủ quyền lãnh thổ nước ta tại khu vực Hoàng Sa, trường
Sa. Đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng, quân sự, an ninh sẵn sàng trong mọi tình huống
diễn biến xấu có thể xảy ra
 Việt Nam tiếp tục tăng cường hợp tác, liên kết với các nước về việc thống nhất để hướng bới
thành lập bộ quy tắc ứng xử COC trong vấn đề giải quyết vấn đề biển đông trở nên cấp thiết.

4. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ 1954 – nay

I. Bối cảnh lịch sử:

1. Trong nước
Giai đoạn 1: Từ năm 1954 – 1975
 Do hiệp định Geneve quy định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đặt
dưới sự quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
 Lợi dụng việc quân viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương tháng 4/1956 để
khoảng trống bố phòng ở Biển Đông, khiến các nước trong khu vực cho là cơ hội
tốt để đưa lực lượng quân sự ra chiếm đóng trái phép một số đảo ở Hoàng Sa cũng
như Trường Sa của Việt Nam.
 Từ năm 1954 tranh chấp tại khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa có tính chất ngày càng phức tạp.
Giai đoạn 2: Từ năm 1975 đến nay
 Nhà nước Việt Nam thống nhất tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
2.Thế giới
 Tranh chấp Biển Đông hết sức phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng, xung
đột, làm nguy hại đến hòa bình, an ninh, sự ổn định của khu vực và thế giới. Biển
Đông được biết đến như một trung tâm tranh chấp của thế giới về mức độ phức
tạp, số lượng các bên tranh chấp và sự quan tâm lợi ích của các cường quốc.

II.Quá trình xác lập chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

- Cắm bia chủ quyền, dựng cờ:

+ 22/8/1956, tàu HQ04 của Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã ra quần đảo Trường Sa cắm bia chủ
quyền, dựng cờ, bảo vệ quần đảo trước hành động xâm chiếm trái phép, vi phạm chủ quyền Việt
Nam của Đài Loan và Philippin.

+ 1961-1963: Chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây dựng bia chủ quyền ở các đảo chính của
quần đảo Trường Sa như: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây…

- Lập đơn vị hành chính đối với quần đảo:

+ Ngày 20/10/1956, bằng Sắc lệnh số 143/VN, Việt Nam Cộng hòa đã đặt quần đảo Trường Sa
trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

+ Ngày 13/7/1961, sắc lệnh số 174 - NV của Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà đặt quần đảo
Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải
trực thuộc quận Hoà Vang.

+ Ngày 21/10/1969, bằng Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26 của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
sáp nhập xã Định Hải (quần đảo Hoàng Sa) vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.

+ Ngày 6/9/1973, Tổng trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định số 420 – BNV –
HCĐP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

+ Ngày 4/2/1982, chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng.

+ Ngày 9/12/1982, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký quyết định số 193-
HĐBT thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai.

+ Ngày 1/7/1989, tỉnh Phú Khánh được tách làm hai tỉnh: Phú Yên và Khánh Hòa, huyện đảo
Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
+ Ngày 11/4/2007, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Nghị định số
65/NĐ – CP quyết định thành lập ba đơn vị hành chính trực thuộc huyện Trường Sa:

· Thị trấn Trường Sa (gồm đảo Trường Sa Lớn và phụ cận).

· Xã Song Tử Tây (gồm đảo Song Tử Tây và phụ cận).

· Xã Sinh Tồn (gồm đảo Sinh Tồn và phụ cận).

- Các Tuyên bố khẳng định chủ quyền:

+ Ngày1/6/1956, ngoại trưởng Việt Nam Cộng hoà Vũ Văn Mẫu tuyên bố tái khẳng định chủ
quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa.

+ Ngày 13/7/1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần
Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền
Việt Nam.

+ Ngày 26/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN ra tuyên bố “ Vấn đề chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

+ Ngày 14/2/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN tuyên bố khẳng định quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

+ Ngày 30/3/1974, đại biểu chính quyền VNCH khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội đồng Kinh tài Viễn Đông họp tại Colombia.

+ Ngày 5/6/1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng
Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này.

+ Ngày 12/5/1977, Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố Thứ nhất về
đường cơ sở để xác lập vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa của Việt Nam, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.

+ Ngày 30/12/1978, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ra tuyên bố bác bỏ luận điệu nêu trong tuyên bố ngày 29/2/1978 của người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc về vấn đề quần đảo Trường Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhắc lại lập trường của Việt Nam chủ trương giải quyết
mọi tranh chấp hoặc bất bình bằng thương lượng hoà bình.
+ Ngày 12/11/1982, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về hệ
thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam

+ Ngày 22/1/1994, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố Việt Nam có quyền kiểm
soát đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam là nước đầu tiên chiếm hữu và quản
lí nhà nước hai quần đảo này từ thế kỷ XVII.

+ Ngày 3/5/2011, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc đã gửi thư lên Ban phụ
trách các vấn đề đại dương và Luật Biển nêu rõ quan điểm của Việt Nam đối với hai văn bản do
Philippines và Trung Quốc gửi lên Tổng thư ký Liên Hợp quốc trước đó và khẳng định hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và
cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này.

+ Ngày 21/6/2012: Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 bỏ phiếu thông qua Luật Biển,
gồm 7 chương, 55 điều. Ngay ở Điều 1 luật đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Công bố các Sách trắng:

+ Ngày 14/2/1975, Việt Nam Cộng hòa công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với
quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

+ Ngày 28/9/1979, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Sách
trắng: “Chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, trong đó đã giới
thiệu 19 tài liệu liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.

+ Tháng 12/1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng “Quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa , lãnh thổ Việt Nam”.

+ Tháng 4/1988, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Sách trắng
“Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Luật pháp quốc tế”.

III. Thực thi

 Quá trìnhthực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ 1954 đến nay:
- Giai đoạn 1954 – 1975:
 Tăng cường lực lượng đóng giữ, bảo vệ các quần đảo:
Từ năm 1956 trở đi, Việt Nam Cộng hòa luân phiên đưa quân đội đến trấn giữ tại các
đảo Quang Hòa, Duy Mộng và Hữu Nhật tại quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền VNCH
đưa lực lượng thủy quân lục chiến và sau đó từng bước thay thế lực lượng này bằng Bảo
an quân để bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 1 tháng 2 năm 1974, Việt Nam Cộng hòa tăng cường lực lượng đóng giữ, bảo vệ
quần đảo Trường Sa trong tình hình Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tăng cường sức
mạnh tiến hành xâm chiếm lãnh thổ mà theo nhận định của Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu: “Trung Cộng sẽ đánh Trường Sa và xâm chiếm bằng vũ lực giống như Hoàng Sa,
có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ”.
 Hoạt động tuần tra,canh gác, bắt giữ tàu nước ngoài xâm nhập:
Ngày 22 tháng 2 năm 1959 quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía
tây quần đảo Hoàng Sa(Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hòa). Quân đội VNCH đã phát
hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
Năm 1961, bắt giữ 9 người Trung Quốc cập bến Hoàng Sa đưa về Sài Gòn xử lý.
 Các hành động đấu tranh, lên án, phản đối các quan điểm, hành vi vi phạm chủ
quyền biển đảo nước ta của thế lực ngoại xâm:
Hải chiến Hoàng Sa 1974: Ngày 11/1/1974, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối
với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đổ bộ chiếm đóng, dựng các bia mộ giả trên các
đảo Hoàng Sa, nhiều tàu cá có vũ trang và chiến hạm xuất hiện,..Ngày 19 tháng 1 năm
1974, hải quân Việt Nam Cộng Hòa đổ bộ giữ đảo nhưng thất bại do hỏa lực mạnh của
Trung Quốc. Đúng 10h25p, hải quân VNCH nổ súng khai chiến với các chiến hạm hải
quân Trung Quốc tại Hoàng Sa. 30p sau đó là cuộc hải chiến dữ dội giữa các chiến hạm
Việt Nam to lớn cồng kềnh và những chiến hạm Trung Quốc nhỏ bé, linh hoạt. Tàu
chiến của cả hai bên đều hư hỏng nặng, mất khả năng chiến đấu.HQ-10 của Việt Nam bị
đánh chìm, 3 chiến hạm còn lại rút lui sau khi hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đến chi
viện. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc; 74 người lính VNCH đã anh
dũng tử trận.
Ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại giao VNCH đã ra Tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng
công lý và hòa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc, buộc Trung
Quốc chấm dứt ngay hành động nguy hiểm đó.
Ngày 2/7/1974, tại Hội nghị Luật biển lần thứ 3 của Liên Hợp quốc tại Caracas, đại biểu
Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng
vũ lực.
 Xây dựng, củng cố các cơ sở hạ tầng:
Chính quyền VNCH tiến hành tái thiết Nha khí tượngHoàng Sa, sửa chữa, tu bổ nhiều
hạng mục công trình khác đểphục vụ cho việc khai thác, bảo vệ Hoàng Sa như: Xây
dựng nhàkho, bãi chứa, cầu cảng để khai thác phosphate; xây dựng các nhàcông vụ cho
lực lượng trú đóng bảo vệ...

Năm 1955, để đáp ứng yêu cầu nắm tình hình thời tiết trên biển và theo quyết nghị của
Tổ chức Khí tượng thế giới (O.M.M) mà Việt Nam là một thành viên, Ty Khí tượng
Hoàng Sa làm thêm trắc lượng không trung, gồm quan trắc hướng và sức gió trên cao.
 Tổ chức khảo sát, thăm dò, nghiên cứu và khai thác các nguồn lợi kinh tế:
Đến năm 1956, Sở Hầm mỏ, Kỹ nghệ và Tiểu công nghiệp miền Nam tổ chức một
cuộc khảo sát nguồn phốt phát với sự giúp đỡ của hải quân trên 4 đảo: Hoàng Sa,
Quang Ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng. Phốt phát trên các đảo ở Hoàng Sa có hai phần.
Phần trên là phân chim dày 30 phân và phần dưới do san hô tạo nên.
Năm 1956, một nhà khai khoáng tên là Lê Văn Cang được Chính phủ VNCH cho phép
khai thác phân chim tại quần đảo Hoàng Sa. Ông Lê Văn Cang đã giao cho Công ty
Hữu Phước (Hyew Huat) có trụ sở đặt tại Singapore khai thác và vận chuyển số phân
chim này đem về Sài Gòn.
Đến năm 1959, Công ty Phân bón Việt Nam của ông Bùi Kiến Thành thành lập tại Sài
Gòn được giữ quyền khai thác nguồn lợi này, Công ty Hyew Huat chuyển sang vai trò
chuyển vận về Sài Gòn.
Năm 1964, Phủ Thủ tướng VNCH cho thành lập Ủy ban nghiên cứu việc khai thác
quần đảo Hoàng Sa đặt tại Nha Kế hoạch. Ủy ban này đã tiến hành thu thập dữ liệu về
tiềm năng kinh tế của quần đảo và lên kế hoạch khai thác.
Tháng 7 – 1973, Viện Khảo cứu nông nghiệp thuộc Bộ Phát triển nông nghiệp và điền
địa Sài Gòn tiến hành khảo sát Nam Ai (Nam Yết) thuộc quần đảo Trường Sa.
Tháng 8 – 1973, với sự hợp tác của Công ty Nhật Maruben Corporation, Bộ Kế hoạch
và phát triển quốc gia Sài Gòn tiến hành khảo sát phốt phát ở quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1975, Tổng cục Dầu khí (tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay)
được thành lập
- Giai đoạn 1975 – nay:
 Đấu tranh ngoại giao, phản đối các quan điểm, hành vi vi phạm chủ quyền biển
đảo nước ta của các thế lực ngoại xâm:
Hải chiến Trường Sa 1988: Sáng ngày 14/3/1988, Trung Quốc đổ quân chiếm bãi đá Gạc
Ma, dùng vũ lực uy hiếp quân ta rút khỏi đảo. Trong trận chiến giữ cờ này, đồng chí
Trần Văn Phương đã hy sinh khi tay không giữ vững lá cờ Tổ Quốc. Không uy hiếp
được hải quân Việt Nam rút khỏi đảo Gạc Ma, quân địch buộc phải rút đổ bộ lại tàu
chiến của chúng và sau đó là đại liên 37mm bắn từ tàu Trung Quốc đến đảo Gạc Ma,
trong giây lát đã giết hại gần như các chiến sĩ Việt Nam đang đóng giữ trên đảo Gạc Ma.
Quân Trung Quốc tiếp tục bắn phá 100mm vào tàu vận tải HQ-604 cho đến khitoàn bộ
thủy thủ trên tàu hy sinh trong nhiệm vụ chốt giữ bãi đá Gạc Ma, tàu vận tải HQ-505
chốt giữ đảoCô Lin bị hư hỏng nặng và tàu HQ-605 chốt giữ Len Đao chìm hẳn vào
sáng ngày 15/3/1988. Trung Quốc chiếm giữ được Gạc Ma, Việt Nam bảo vệ thành công
Cô Lin và Len Đao.
Ngày 14/3/1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố lên án Trung
Quốc gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại Trường Sa.
Ngày 4/3/1992, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Công hàm phản đối “Pháp lệnh về lãnh hải,
vùng tiếp giáp lãnh hải của CHND Trung Hòa”.
Ngày 02 tháng 6 năm 1999, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo lập
trường của Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng phía bắc Biển Đông, trong
đó có khu vực quần đảo Hoàng Sa, từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 31 tháng 7 năm 1999.
Năm 24 tháng 4 năm 2003, Việt Nam trao Bản ghi nhớ cho phía Trung Quốc phản đối
việc Trung Quốc đưa tàu đến vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và Thềm lục địa Việt Nam
để tiến hành khảo sát địa chấn.
Ngày 13 tháng 3 năm 2009, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã lên tiếng phản đối quyết
định của Trung Quốc cho phép một công ty du lịch mở tuyến du lịch đến quần đảo
Hoàng Sa.
Ngày 17 tháng 2 năm 2011, trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận tại khu vực quần
đảo Hoàng Sa, tại cuộc họp thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu
cầu Trung Quốc chấm dứt mọi hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo
này, yêu cầu Trung Quốc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về cách ứng xử Biển Đông
(DOC), góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Ngày 1/5/2014, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan HD-981 vào khu
vực Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa dẫn tới việc nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã xảy ra
một số va chạm.
Ngày 2/12/2022, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy tập bắn đạn thật ở Ba Bình
thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và không tái diễn vi phạm tương tự.
 Công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển:
Ngày 17/1/2015, tàu cá BĐ 95744 TS của ông Hồ Thanh Cường (trú tại Hoài Mỹ, Hoài
Nhơn, Bình Định) bị hỏng máy, thả trôi tự do tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, cách
đảo Bông Bay khoảng 60 hải lý về phía đông nam. Ngày 19/1/2015, Trung tâm đã điều
động tàu cứu nạn SAR 412 xuất phát từ Đà Nẵng đi cứu tàu cá BĐ 95744 TS và 8 ngư
dân bị nạn.
Ngày 17-18/3/2022, Tàu Pacific 07 mang quốc tịch Panama bị hỏng máy tại khu vực
cách đảo Song Tử Tây khoảng 30 hải lý, được hai tàu của Kiểm ngư và Hải quân Việt
Nam cứu hộ kịp thời trước khi bị mắc cạn.
Ngày 7-8/11/2022, trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa điều
phối các tàu lân cận cùng hỗ trợ cứu nạn, đưa toàn bộ 303 công dân Sri Lanka trôi dạt
trên vùng biển quần đảo Trường Sa về Vũng Tàu an toàn.
 Tiếp tục củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng:
 Tháng 9/1975, Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam tại Hội nghị khí tượng ở Colombo yêu cầu Tổ chức khí tượng
thế giới tiếp tục ghi tên trạm khí tượng Hoàng Sa của Việt Nam trong danh
mục trạm khí tượng của Tổ chức khí tượng thế giới (trước đây đã được đăng ký
trong hệ thống các trạm của OMM dưới biểu số 48.860).
 Xây dựng các ngọn hải đăng: 9 ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa:
Năm 1993, ngọn hải đăng đầu tiên được xây dựng trên quần đảo Trường Sa là ngọn
hải đăng trên đảo Song Tử Tây.
Năm 1994 thì đã có thêm 2 ngọn hải đăng khác được xây dựng tại quần đảo Trường
Sa là hải đăng Đá Lát và hải đăng Đá Tây – những ngọn hải đăng này được xây dựng
trên các đảo chìm cùng tên nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa.
Năm 1995, hải đăng An Bang được xây dựng trên đảo An Bang.Đảo An Bang là một
đảo cát thuộc cụm đảo Thám Hiểm phía Nam quần đảo Trường Sa, từ đảo An Bang đi
về phía Tây Bắc khoảng 75 hải lý là ta có thể đặt chân đến đảo Trường Sa Lớn.
Năm 2000, hải đăng Tiên Nữ được xây dựng trên một đảo chìm – đá Tiên Nữ.
Năm 2009, hải đăng Trường Sa lớn được xây dựng nằm trên đảo Trường Sa lớn - hòn
đảo được xem như là “thủ đô của huyện đảo Trường Sa”. Cũng trong năm này, hải
đăng Sơn Ca cũng được xây dựng trên đảo nổi cùng tên.
Năm 2012, ngọn hải đăng Sinh Tồn được xây dựng.
Năm 2013, ngọn hải đăng Nam Yết được xây dựng.

 Tổ chức khảo sát, thăm dò, nghiên cứu và khai thác các nguồn lợi kinh tế:
Vùng quần đảo Trường Sa được bắt đầu khảo sát lại từ tháng 4/1981 do đoàn khoa học
Việt Nam - Liên Xô (Viện Hải Dương học Nha Trang và Viện Sinh vật Biển Viễn Đông,
Liên Xô) thực hiện trên các tàu Kallisto và Berril tại đảo Sinh Tồn và Trường Sa.Tại
cuộc khảo sát này lần đầu tiên các thiết bị lặn Scuba được sử dụng trong điều tra sinh vật
biển ở Việt Nam. Kết quả của đợt khảo sát đã được Nguyễn Huy Yết (1989) công bố với
108 loài san hô cứng và 13 loài san hô sừng trong đó có 10 loài mới cho Việt Nam.
Từ năm 1986 - 1989, trong trương trình biển 48B, Viện Hải Dương học Nha Trang đã
tiến hành 3 chuyến khảo sát đảo Nam Yết, Sơn Ca (chuyến 1), Đá Lát (chuyến 2),
Trường Sa, Song Tử Tây, Phan Vinh, Đá Nam, Tốc Tan, Vũng Mây (chuyến 3) bằng tàu
Hải quân 602 và 612.Trong chuyến khảo sát này chủ yếu nghiên cứu cấu trúc rạn san hô
và thành phần loài cá rạn
Vào tháng 4 và 5/1996 đề án hợp tác giữa Việt Nam và Philippines (gọi tắt là đề án khảo
sát hỗn hợp Việt – Phi JOMSRE) đã khảo sát trên 4 đảo chìm là Nares Bank, Trident
Shoal, Menzies Reef và Scarborough phía bắc quần đảo Trường Sa.
Trong 2 năm 2002-2003 trong khuôn khổ của dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật và
hiện trạng môi trường vùng biển quần đảo Trường Sa” khảo sát bổ sung trên 4 đảo là Đá
Nam, Tốc Tan, Sinh Tồn và Đá Tây. Kết quả nghiên cứu về san hô và rạn san hô đã
được Nguyễn Đăng Ngải đưa ra trong báo cáo với số loài phát hiện được lên đến 364
loài, bổ sung thêm 40 loài mới cho danh mục san hô biển Trường Sa.
Dự án “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng các khu bảo tồn biển vùng Quần
đảo Trường Sa” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì trong 2 năm (2007-
2008) đã điều tra khá đầy đủ về tài nguyên và môi trường ở quần đảo Trường Sa để làm
căn cứ để xác định các khu bảo tồn biển.
Thực hiện Kế hoạch 490/KH-HC, ngày 16/1/2018, giữa Cục Hậu cần Hải quân và Viện
Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là Viện Nông nghiệp hữu cơ), do
Bộ Tư lệnh Hải quân phê duyệt, bắt đầu từ ngày 14/5/2018 đến ngày 21/06/2018, đoàn
công tác của Viện Nông nghiệp hữu cơ đã tới Trường Sa để khảo sát thổ nhưỡng, địa
hình, khí hậu để có các phương án, giải pháp tối ưu, lấy mẫu vi sinh vật bản địa, đồng
thời cho thử nghiệm hệ sinh thái hữu cơ nhân tạo trên quần đảo Trường Sa.
 Hoạt động tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt
Nam:
Ngày 8/4/2016, lực lượng tuần tra Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã xua đuổi
6 tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam (6 tàu cá này của
Trung Quốc đã vào sâu trong lãnh hải Việt Nam, chỉ cách cửa sông Nhật Lệ (TP Đồng
Hới, Quảng Bình) khoảng 19 hải lý về phía Đông và cách cửa sông Gianh (huyện Quảng
Trạch, Quảng Bình) khoảng 24 hải lý về phía Đông đông nam, cách đường giới hạn phía
tây vùng đánh cá chung khoảng 19 hải lý).
Ngày 2/3/2017, lực lượng tuần tra Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã phát hiện
3 tàu đánh cá Trung Quốc đang đánh bắt trái phép trong vùng biển Việt Nam (vị trí cách
cửa Gianh huyện Bố Trạch, Quảng Bình khoảng 24 hải lý về phía đông đông Bắc, cách
đường giới hạn phía tây vùng đánh cá chung khoảng 13 hải lý). Lực lượng biên phòng đã
truy đuổi, vây bắt, lập biên bản và xua đuổi các tàu Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt
Nam.
Ngày 17/7/2021, biên đội tàu của Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình xuất
kích, ngăn chặn một số tàu đánh cá nước ngoài (Trung Quốc) khai thác hải sản, xâm
phạm sâu vào vùng biển Việt Nam, cách vùng biển cửa Ròon (Quảng Bình) khoảng 35
hải lý.

IV. Nhận xét,đánh giá và kết luận

- Chủ thể thực thi: quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ
1954 đến nay được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn (1954 – 1975) và giai đoạn (1975 -
nay).
+ Giai đoạn đầu (1954 – 1975): Sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 đã quy định lấy vĩ tuyến
17 làm giới tuyến tạm thời để phân chia giữa 2 miền Nam, Bắc. Giới tuyến này cũng kéo
dài ra vùng biển. Vùng biển Việt Nam thuộc phía Nam vĩ tuyến 17do chính quyền Miền
Nam Cộng Hòa tiếp quản.
+ Giai đoạn 2 (1975 – nay): 1975 đất nước thống nhất, quân đội nhân dân Việt Nam đã
tiếp quản các đảo.
- Trong giai đoạn 1954 đến nay nước ta luôn khẳng định chủ quyền của mình bằng
cách thực hiện xuyên suốt các biện pháp xác lập và thực thi chủ quyền đối với vùng
biển đảo như cắm bia dựng cờ, lập đơn vị hành chính, tuyên bố khẳng định chủ quyền
và công bố các sách trắng. Các biện pháp này hoàn toàn phù hợp với quy định của
luật pháp quốc tế.
- Trong quá trình xác lập và thực thi chủ quyền đối với vùng biển đảo ta đã vướng phải
nhiều tranh chấp với các bên liên quan có cùng vùng biển chồng lấn. VD: tranh chấp
với Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Campuchia…
-> Vấn đề biển Đông là một vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế và khu vực

Kết luận

- Vấn đề xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo ở Việt Nam là một quá trình lâu dài, mang tính
lịch sử và chịu chi phối bởi nhiều yếu tố.

- Trong bất kì trường hợp nào ta cũng phải luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, giữ gìn
toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình.

- Điều quan trọng nhất là Việt Nam cần tăng cường tiềm lực nội sinh và ngoại sinh.Đây vừa là
động lực vừa là giải pháp cho Việt Nam trong thời kì hội nhập.

Câu 10. Các biện pháp khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của
Trung Quốc và các nước từ năm 1945 đến nay.

a. Hành động của Trung Quốc

- Cho đến đầu thế kỉ XX, chính quyền phong kiến Trung Quốc vẫn chưa quan tâm đến hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó các bản đồ của Trung Hoa Dân quốc xuất bản
năm 1916 và sách giáo khoa, sách lịch sử Trung Quốc thời này vẫn luôn khẳng định, cực
nam lãnh thổ Trung Hoa là đảo Hải Nam

b. Biểu niên sự kiện

- 1945 Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật đã rút khỏi hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và đặt các đảo vào tình trạng ‘không có người ở’ một lần nữa.
- 1946 Pháp gửi đoàn thám sát lại Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi nhắc lại yêu sách của
của An Nam (Việt Nam) đối với Hoàng Sa và của Pháp đối với Trường Sa, nhưng không
lưu lại quân đồn trú. Cùng thời gian này, Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch cũng
gửi các đoàn khảo sát đến hai quần đảo, và đã đánh dấu chủ quyền và thành lập sự hiện diện
trên đảo Phú Lâm ( ở phía Đông của quần đảo Hoàng Sa) và Ba Bình (Trường Sa).

Năm Tên sự kiện Nội dung sự kiện

1951 Thủ tướng Chu Ân Lai khảng Trung Quốc nêu Lập trường về vấn
định ‘Quần đảo Tây Sa và Nam đề hải đảo của mình thông qua
Sa, giống như Đông Sa và Trung ‘tuyên bố về Dự thảo Hiệp ước San
Sa luôn thuộc lãnh thổ Trung Francisco của Mỹ và Anh’’ của thủ
Quốc tướng Chu Ân Lai khẳng định ‘Quần
đảo Tây Sa và Nam Sa, giống như
Đông Sa và Trung Sa, luôn thuộc
lãnh thổ Trung Quốc’’

1956 Trung Quốc đã chiếm đảo Phú Năm 1956, nhân cơ hội có biến động
Lâm – sau đổi thành Vĩnh Hưng ở VN – Trung Quốc đã chiếm đảo
Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, từ Đài Loan, quân
Tưởng chiếm đóng đoả Ba Bình –
sau đổi thành Thái BÌnh – thuộc
quần đảo Trường Sa

14/9/1958 Công hàm của Thủ tướng Phạm • Công hàm của Thủ tướng
Văn Đồng về tuyên bố ấn định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
chiều rộng lãnh hải của TQ Phạm Văn Đồng về tuyên bố
của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa ấn định chiều
rộng lãnh hải Trung Quốc 12
hải lý.

1971 Đài Loan quay lại Trường Đài Loan quay lại Trường Sa
Sa và thiết lập sự có mặt và thiết lập sự có mặt liên tục
liên tục trên đảo Ba Bình. trên đảo Ba Bình. Philippine
Philippine tiến hành chiếm tiến hành chiếm đóng một số
đóng một số đảo thuộc đảo thuộc quần đảo Trường
quần đảo Trường Sa. Sa.

1974 Trung Quốc đã cho quân đội Đến năm 1974, lợi dụng tình thế
chiếm đóng trái phép toàn bộ các chiến tranh ở MNVN đang trong giai
đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa đoạ vô cùng ác liệt, Trung Quốc đã
cho quân đội chiếm đóng trái phép
toàn bộ các đảo thuộc quần đảo
Hoàng Sa.
1988 Trung Quốc chiếm đóng trái phép Đến năm 1988, TQ lại một lần nữa
6 đảo đá tấn công, chiếm đóng trái phép 6 đảo
đá gồm – Gạc Ma, Chủ Thập, Châu
Viên, Ga Veb, Tư Nghĩa và Subi

1995 Sự kiện chiếm bãi đá Vành Khăn Năm 1995 tiếp tục chiếm đóng trái
phép đá Vành Khăn trong quần đảo
Trường Sa, thuộc chủ quyền của
Việt Nam

2009 Trung Quốc đã tuyên bố và chính Theo bản tuyên này, Trung Quốc
thức đệ trình Liên Hợp Quốc bản chsinh sách chủ quyền hơn 80% diện
đồ thể hiện chính sách về chủ tích của BIển Đông được xác định
quyền biển, đảo của mình bởi đường chữ U gồm 9 đoạn và
tuyên bố đã có chủ quyền đối với cả
vùng này từ hơn 2000 năm trước
Công nguyên.

2012 Tàu Trung Quốc làm đứt cáp tàu Ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh
Bình Minh 02 khi đang thực hiện 02 đang di chuyển ở khu vực ngoài
thăm dò dầu khi tạt khu vực thềm cửa Vịnh Bắc BỘ để chuẩn bị khảo
lục địa và vùng đặc quyền kjnh tế sát, rất nhiều tàu cá Trung Quốc
Việt Nam đnag hoạt động tại đây. Khi các lựuc
lượng chức năng phát tín hiệu cảnh
báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi
khu vực làm việc của tàu Bình Minh
02, ,ột cặp tàu đánh cá theo kiểu kéo
dã cào có số hiệu 16025 và 16028
của TQ đã chạy qua phía sau tàu
Bình Minh 02 . Hành động này đã
gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình
Minh 02 cách phao đuôi khoảng
25m

2014 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đã
khoan 981 ở khu vực thềm lục địa ngang nhiên kéo giàn khoan Hải
và vùng đặc quyền kinh tế Việt Dương 981 tới vị tí cách đảo Tri Tôn
Nam thuộc quần dảo Hoàng Sa của Việt
Nam 17 hảilis về phía Nam cách đảo
Lý Sơn –( Quảng Ngãi, Việt Nam )
120 hải lí về phía Đông, Giàn khoan
của Trung Quốc nằm sâu trong vùng
đặc quyền kinh tế 200 hải lí của Việt
Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc
về Luật Biển, vi phạm nghiêm trọng
luật pháp quốc tế, xâm phjam trực
tiếp vào quyền và lợi ích hợp pháp
của Việt Nam.

2021 Sự kiện Đs Ba Đầu Trung QUốc huy động hơn 200 tàu
cá vũ trang tiến xuống hoạt động và
neo đậu trong nhiều ngày tại đá Ba
Đầu trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam

2009 – nay TQ chủ động gia tăng các hoạt động trên thực địa nhằm khẳng địanh chủ quyền phi
pháp của mình trong khu vực đường chữ U như:cắt đứt cáp tàu, các tàu chấp pháp của Trung
Quốc đối xử thiếu nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam sau khi ngang nhiên đơn phương áp đặt
lệnh cấm đánh bắt cá trên khu vực Biển Đông

 Nhìn từ chính sách và hành động của Trung Quốc trong những năm gần đây, có thể thấy
Trung QUốc có dã tâm muốn chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những hành động
và chính sách này có tính lâu dài và khoong dừng lại.

 Trong toàn bộ quá trình từng bước thực hiện ý đồ lấn dần các đoả tiến tói độc chiếm
Hoàng Sa và Trường Sa, phương pháp chủ đạo của Trung Quốc là dựa vào sức mạnh vũ
lực để chiếm đóng các đảo và quần đảo thuôc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Việc
làm này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc của luật quốc
tế về xác lập thay đổi chủ quyền của các quốc gia đối với lãnh thổ

 Luật pháp quốc tế không thừa nhận bất kì quốc gia nào xác lập chủ quyền đối với bất kì
vùng lãnh thổ nào bằng cáhc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực. Do vậy, nhìn từ góc độ luật
pháp quốc tế, Trung Quốc chưa và không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và 7
bãi đá trên quần đảo Trường Sa chiếm của Việt Nam.

Câu 11: Mỹ và vấn đề biển Đông: Lợi ích, chính sách, tác động của các chính sách
1. Lợi ích
- Lợi ích tự do Hàng Hải
 Biển Đông là tuyến đường vận tải hànghóa thương mại của Mĩ đối với các nướckhu vực
châu Á – Thái Bình Dương: hàng năm 1,2 nghìn tỉ USD trong tổng số 5,3nghìn tỉ tổng
lượng hànghóa các nước qua đây.
 Mĩ và TQ bất đồng quan điểm về quyền tự do hàng hải,…Bất đồngnày trở nên nghiêm
trọng khi TQ yêu sách chủ quyền BĐ hơn 80% diện tích
- Lợi ích an ninh của Mĩ
 Liên quan đến vấn đề tự do đi lại trên vùng biểnvà vùng trời ở BĐ và các hoạt động quân
sự của Mĩ trong khu vực
 Theo quan điểm của Mỹ, bất cứ một quốc gia thù địch nào đối với Mỹ kiểm soát được
Biển Đông sẽ đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của cả Mỹ và Nhật. Với tầm quan trọng như
vậy, tự do hàng hải tại Biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ và tranh chấp về Trường Sa
là mối quan tâm đặc biệt của Mỹ.
- Lợi ích kinh tế
 Biển Đông có các tuyến đường vận tải hàng hóa quan trọngcủa Mĩ
 Biển Đông chứa đựng những tiềm năng đáng kể về dầu khí cùng các tài nguyên biển khác
đây và với ưu thế đứng đầu thế giới về vốn, công nghệ thăm dò khai thác dầu ngoài khơi,
các công ty dầu lửa Mỹ đã xâm nhập vào Biển Đông và ngày càng quan tâm đến vùng
biển này
 ASEAN là đối tác thương mại thứ 4 của Mĩ
Tiểu kết
Ba nhóm lợi ích này đan xen nhau tạo thành lợi ích tổng thể to lớn của Mỹ ở Biển Đông. Hoa Kỳ
còn có các lợi ích khác liên quan bao gồm việc ổn định ở khu vực Đông Nam Á, duy trì các cam
kết của mình với đồng minh đồng thời không để đồng minh của mình bị lôi kéo. Tranh chấp
hàng hải ở đây chỉ là một phần nhưng lợi ích cuối cùng của Mỹ vẫn là duy trì lập trường trung
lập về chủ quyền của các bên liên quan ở Biển Đông

2. Chính sách
- Tiếp tục sự hiện diện quân sự ở khu vực qua việc duy trì các hiệp ước anninh song
phương với các nước đồng minh
- Ủng hộ hợp tác đa phương về an ninh ở khu vực, đặc biệt là đối thoạian ninh trong
khuôn khổ ARF
- Chủ trương tham gia dù là gián tiếp, quá trình xử lý các vấn đề an ninh khu vực
Mỹ chuyển từ không can dự (trước 1990) sang can dự có chừng mực(sau 11/9/2001)
Sau năm 2001, chính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á có một vài khác biệt so với
những năm trước đó, quan tâm nhiều hơn đến khu vực ở khía cạnh an ninh và quân sự
 Nội dung chính sách
- Với trung quốc
Mỹ vừa là một đối tác ngoài khu vực, hợp tác với Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp
trên Biển Đông một cách hòa bình, lại vừa là một nhân tố ngăn chặn sự bành trướng của
Trung Quốc tại Biển Đông
- Với đông nam á
Mỹ đóng vai trò một quốc gia tạo đối trọng với Trung Quốc, duy trì sự cân bằng quyền
lực và ổn định khu vực tại Biển Đông bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia
tranh chấp khác, đặc biệt về quân sự
 Một số bước triển khai chính sách của Mỹ đối với các bên tranh chấp tại Biển Đông

- Với các quốc gia ASEAN:

Mỹ nêu quan điểm rằng, giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phải là công việc của cả
ASEAN với Trung Quốc. Quan điểm này xuất phát từ những thực tế sau: Về địa lý, trừ
Lào, Myanma, các nước còn lại đều tiếp giáp Biển Đông, vì vậy ASEAN hoàn toàn có lý
do cùng hợp tác bảo vệ quyền lợi, an ninh ở Biển Đông.
- Với Trung Quốc:
Mỹ đặt ra mục tiêu hai mặt: vừa đòi hỏi Trung Quốc đóng vai trò xây dựng, đóng góp
cho hòa bình, không gây ra mối đe dọa cho khu vực, vừa không để vấn đề Biển Đông trở
thành nơi tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc, tác động đến các lĩnh vực khác
trong quan hệ song phương.
Tiểu kết:
Mục tiêu và các bước triển khai chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông
vẫn là kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc, không để nước này tăng cường sức mạnh đến mức có
thể đe dọa các lợi ích của Mỹ, nhưng đồng thời vẫn coi trọng tính ổn định tương đối của mối
quan hệ song phương, không để bất đồng trong vấn đề Biển Đông gây tổn hại đến quan hệ hai
nước.
3. Tác động của chính sách
- Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông bao gồm các loại lợi ích đa dạng về tự do hàng hải, kinh tế, chính
trị, quân sự và an ninh, mà những lợi ích này là không thay đổi.
- Chính sách Mỹ ủng hộ tiến trình đàm phán hòa bình giữa tất cả các bên có yêu sách chủ quyền ở
Biển Đông.Mỹ phản đối bất kỳ sự sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực bởi bất kỳ bên
nào.
- Mỹ vẫn theo đuổi chính sách trung lập, không đứng về bên nào, mặt khác, đang ngày càng dính
líu sâu vào quá trình giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trên
Biển Đông.
- Chính sách đối ngoại của Mỹ với biển Đông có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng sự can dự
của Mỹ, nhằm phản ứng lại tình hình gia tăng căng thẳng đối với các tranh chấp, và đặc biệt đối
với các hành vi của Trung Quốc. Mặc dù Mỹ không đứng về bên nào trong các yêu sách về chủ
quyền, tuy nhiên, Mỹ vẫn tăng cường can dự vào vấn đề với trọng tâm là kiểm soát hòa bình các
yêu sách và cuối cùng là giải quyết hòa bình tranh chấp.
Câu 12: Trung Quốc và vấn đề biển đông: Lợi ích, chính sách, tác động của các chính sách
1. Lợi ích
a. Lợi ích cốt lõi:
Lĩnh vực chính trị, quân sự
- Biển Đông trở thành lá chắn quan trọng để bảo vệ đại lục trước sự tấn công từ hướng
biển.
- Nếu trên đất liền Trung Quốc chỉ có thể tạo ảnh hưởng với ba quốc gia giáp gianh là Lào,
Việt Nam, My-an-ma thì trên biển nếu khống chế Biển Đôn g thì Trung Quốc có thể tạo
dựng được ảnh hưởng ở tất cả các nước Đông Nam Á.
- Biển Đông giờ trở thành khu vực để Trung Quốc tập dượt và là bàn đạp để vươn ra ngoài.
- Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông bởi vùng biển này là quân cờ quan trọng trong
tổng thể chiến lược nhằm bao vây và cô lập Đài Loan, ngăn cản Đài Loan độc lập.
b. Lợi ích quan trọng:
Lĩnh vực kinh tế
- Trung Quốc sẽ giành được nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và
dồi dào, đặc biệt là dầu khí. Là một thứ tài sản vô cùng quý giá để đáp ứng “cơn khát”
năng lượng của mình.
- Kiểm soát được nhiều tuyến giao thông hàng hải quốc tế quan trọng nhất thế giới, kiểm
soát được tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ
Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, kiểm soát được con đường vận chuyển
dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật
Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

2. Chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề biển Đông.
Về mặt lịch sử:
- Những hành động tiến quân hiếu chiến trên biển của Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu tại
Biển Đông từ những năm 1970, và sau đó là tiến lên Biển Hoa Đông vào những năm
1980.
- Hải quân Trung Quốc đã xây dựng “Chiến lược Biển Gần” từ những năm 1980 để đảm
bảo quốc phòng và các quyền lợi biển.
- Đặng Tiểu Bình phát biểu tại Hội nghị Liên Hợp Quốc vào năm 1974 nhấn mạnh về
“Chủ nghĩa Dân tộc Tài nguyên”. Mở đầu bằng việc tiến quân đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa của miền Nam Việt Nam (hiện tại, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đang
yêu sách chủ quyền đối với quần đảo này).
- Năm 1988, Trung Quốc đã bắt đầu có được sự kiểm soát thực tế đối với các rặng san hô ở
Quần đảo Trường Sa
- Trong những năm 1990, Trung Quốc đã bắt đầu tiến về biển Philippines, xây dựng cơ sở
trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef), nơi mà Philippines đang tuyên bố chủ quyền
- Mùa thu năm 1998, Trung Quốc cho xây dựng một cơ sở kiên cố trên khu vực đang tranh
chấp là Đá Vành Khăn

Về phương diện quân sự:


- Để thực hiện chiến lược “phát triển hòa bình”, Trung Quốc đã tiến hành chính sách “tấn
công hấp dẫn. Trung Quốc điều chỉnh lập trường đối với ARF và ký Tuyên bố Ứng xử
các bên tại Biển Đông (DOC) vào năm 2002.
- Trung Quốc đã gia tăng đáng kể sự hiện diện trên Biển Đông, không chỉ về quân sự mà
cả về các hoạt động dân sự và bán quân sự tại khu vực này, nhằm giành kiểm soát thực tế
(de-facto) Biển Đông thông qua việc khẳng định Đường lưỡi bò.
- Đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân bằng việc xây dựng căn cứ hải quân
Tam Á - căn cứ được coi là cánh cửa mở ra Biển Đông. Nhằm gửi đi thông điệp “răn đe”
các nước tranh chấp khác trong ASEAN tại Biển Đông, hải quân Trung Quốc đã tăng
cường tần suất và mức độ phối hợp thực hiện tập trận tại Biển Đông.
- Liên quan đến các hoạt động bán quân sự. Trung Quốc có ít nhất 5 cơ quan chấp pháp
biển: Tuần duyên Trung Quốc, Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc, Hải giám Trung
Quốc (CMS), Lực lượng Chấp pháp Ngư nghiệp Trung Quốc (FLEC), và cục hải quan

Chính sách hai mặt đối với ASEAN


- Tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của
ASEAN
- Chủ trương chủ yếu đàm phán song phương với từng nước ASEAN, không đàm phán
chung với cả Hiệp hội về vấn đề Biển Đông.
- Luôn yêu cầu đàm phán song phương với từng nước tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa,
luôn khước từ một bên thứ ba can thiệp vào những tranh chấp trên Biển Đông
3. Tác động của các chính sách
 Như vậy, những chính sách mà Trung Quốc đưa ra nhằm mục đích muốn đặt Biển Đông
trong vòng kiểm soát của mình một phần là bởi vùng biển này là quân cờ quan trọng
trong tổng thể chiến lược nhằm bao vây và cô lập Đài Loan, buộc Đài Loan phải thống
nhất với đại lục trong đại chiến lược trở thành siêu cường của Trung Quốc.
 Mặt khác, để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, Trung Quốc và các quốc gia ASEAN
đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng.
 Hiện Trung Quốc đang tập trung khai thác dầu mỏ, khí đốt tại các khu vực càng gần
càng, Biển Đông trở thành tâm điểm chiến lược an ninh năng lượng của nước này. Việc
Trung Quốc thúc đẩy “gác tranh chấp, cùng khai thác” tại Biển Đông là biện pháp cần
thiết giúp Bắc Kinh giải quyết vấn đề an ninh năng lượng.
Câu 13 Lợi ích chính sách của Ấn Độ tại Biển Đông
I.Lợi ích
Lợi ích về mặt kinh tế – thương mại :
Về năng lượng ở ngoài khơi bờ biển Vn , Các tuyến đường hàng hải –thương mại quan trọng trên
quốc tế ,
an ninh chiến lược ở các vùng Đông Nam Á

II. Chính sách của Ấn Độ đối với vấn đề biển Đông


1. Ấn Độ chủ trương giải quyết Vấn đề Biển Đông bằng phương pháp hòa bình, theo luật
pháp quốc tế, tôn trọng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm
2002(DOC), và sớm thông qua Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) …
2 .Phản đối hành động tôn tạo, bồi đắp trái phép, quân sự hóa Biển Đông; phản đối hành
động đơn phương làm phức tạp tình hình ở vùng biển này
3. Ấn Độ vẫn kiên định, tiếp tục các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông
mặc dù tình hình ở vùng biển này ngày càng căng thẳng.
Ấn Độ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong các hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông
Tháng 9/2011, Ấn Độ và Việt Nam ký một thỏa thuận thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông dù
vấp phải sự phản đối của Trung Quốc.
4. Ấn Độ cử các tàu chiến tiến hành thăm, giao lưu với hải quân Việt Nam, các nước
Đông Nam Á và tham gia tập trận ở Biển Đông
bối cảnh Biển Đông ngày càng căng thẳng và trước sự phản đối của Trung Quốc, Ấn Độ vẫn
thường xuyên cử các tàu chiến đến Việt Nam cùng các nước Đông Nam Á tiến hành giao lưu,
trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau; tham gia tập trận
Trong thời gian từ 2011 đến 2016, Ấn Độ điều tàu chiến tham gia tập trận, tuần tra ở Biển
Đông.
5. Ấn Độ phản đối Trung quốc nếu họ lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển
Đông.
Điều này không chỉ đi ngược lại lợi ích chiến lược và thương mại của Ấn Độ, mà còn
chống lại các chuẩn mực quốc tế về tự do hàng hải, hàng không. Ấn Độ đã phát đi thông điệp
cảnh báo là sẽ chống lại bất kỳ động thái nào như vậy.
6. Ấn Độ ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế về vụ kiện của Philippines đối với
Trung Quốc ở Biển Đông.
Như vậy, quá trình “can dự” của của Ấn Độ đối với Vấn đề Biển Đông những năm gần đây là
liên tục, khá mạnh mẽ (nhất là từ khi Ông Narendra Modi lên làm Thủ tướng trở đi) và trên
nhiều mặt, bao gồm hầu hết những hoạt động ngang ngược, phi pháp của Trung Quốc ở Biển
Đông, đó là: ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; phản đối Trung Quốc trong
chính sách đơn phương, cải tạo, bồi đắp trái phép, phá vỡ nguyên trạng Biển Đông, gây căng
thẳng trong khu vực; ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
và theo luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về luật biển 1982, ủng hộ phán quyết của Tòa
Trọng tài về vụ kiện của Philippine đối với Trung Quốc ở Biển Đông

B. LỢI ÍCH, CHÍNH SÁCH CỦA NHẬT BẢN

I. Lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông


lợi ích về chính trị an ninh và thương mại
lợi ích rất lớn về việc đảm bảo các cơ chế an ninh biển và luật pháp quốc tế được thực thi, bảo
vệ. Mối quan tâm này cũng như vấn đề tự do hàng hải
lợi ích gắn chặt với khu vực Thái Bình Dương trên nhiều mặt như kinh tế, thương mại, sự thịnh
vượng, ổn định về chính trị an ninh và sự tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp quốc tế.
=> Để bảo vệ lợi ích của mình tại Biển Hoa Đông, Nhật Bản không thể tách rời các sự kiện đang
diễn ra ở Biển Đông.
II. Chính sách của Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông.
Nhật thừa nhận trung quôc là nước lớn và lo ngai về tình hình an ninh chung khu vực .Trước tình
hình trên, Nhật Bản đang tiến hành một số giải pháp được cho là có hiệu quả
Chính sách và hành động của Nhật Bản.
- Qua các phát biểu của lãnh đạo Nhật cũng như các văn bản chính sách, tuyên bố của Nhật về
Biển Đông cho thấy chính sách của Nhật Bản có các điểm lớn sau:
1. Nhật Bản không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ và vùng biển
2. Nhật chủ trương các tranh chấp phải giải quyết một cách hoà bình, tôn trọng luật pháp
quốc tế, tôn trọng trật tự toàn cầu dựa trên luật pháp
3. Nhật cũng lo việc đảm bảo một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương (trong đó bao gồm
Biển Đông) tự do và mở, các nước tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, thương mại
biển không bị cản trở ảnh hưởng đến thịnh vượng của Nhật Bản
(4) Nhật Bản giúp nâng cao năng lực cho các nước là các bên tranh chấp ở Biển Đông.

Các hoạt động về ngoại giao và pháp lý


- đối với sự kiện tranh chấp trên biển với Philippin vào năm 2016 ,Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã ra
tuyên bố theo đó Nhật Bản: ủng hộ phán quyết của Tòa là cuối cùng và ràng buộc các bên trong
tranh chấp , nhấn mạnh các nguyên tắc hòa bình , luật pháp quốc tế .
- Năm 2012, tại Đối thoại Shangrila, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shu Watanabe đã nhấn
mạnh khái niệm “good seamanship” về việc ứng xử đối với các hành động của các thuyền bè đi
lại trên biển của các thuyền quân sự
-Tại Đối thoại Shangrila 13 năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã nhấn mạnh đến ba nguyên
tắc của luật biển:
1. Các quốc gia giải thích yêu sách dựa trên luật pháp quốc tế
2. Các quốc gia không sử dụng vũ lực hay biện pháp cưỡng bức nhằm đạt được yêu sách
3. Các quốc gia sẽ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình.
- Tuyên bố chung sau cuộc đối thoại giữa hai Bộ trưởng Nhật Bản Và Mỹ đã đưa ra sáng kiến
“Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở

- Nhật Bản ủng hộ lập trường của Mỹ đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và
các hoạt động thực hiện quyền tự do hàng hải của Mỹ.
+ Hỗ trợ việc tăng cường khả năng khu vực. Các hoạt động bao gồm chuyển giao các tàu tuần
tra phi quân sự và đào tạo nhân viên thực thi pháp luật biển. xây dựng khả năng cho các quốc gia
ven biển ở Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam
+ Ủng hộ chiến lược của Mỹ, duy trì sự hiện diện của Mỹ và hỗ trợ các hoạt động tự do hàng
hải của Mỹ.
+ Ngăn chặn Trung Quốc xây dựng đảo ở bãi cạn Scarborough
+ Thúc đẩy hơn nữa các cuộc diễn tập song phương và đa phương với quân đội các nước
Đông Nam Á ven biển.
Như vậy, quan trọng nhất đó là tự do hàng hải, ổn định khu vực, giải quyết hòa bình các
tranh chấp bởi Biển Đông là tuyến đường thương mại, vận chuyển nguồn nguyên liệu cực kỳ
quan trọng đối với nền kinh tế Nhật;
Thứ hai, phân tán sự chú ý và nguồn lực trong tranh chấp Hoa Đông với Nhật Bản bởi nếu
thành công ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ áp dụng mô hình, chiến thuật đối với tranh chấp Hoa
Đông;
Thứ ba là hỗ trợ cho chính sách của Mỹ đối với Biển Đông. Vì Nhật Bản là đồng minh và cũng
là quốc gia có lợi ích rất lớn ở Biển Đông, Nhật Bản sẽ có những đóng góp quan trọng cho
chính sách tái cân bằng nói chung và chính sách đối với Biển Đông nói riêng của Mỹ.

LỢI ÍCH, CHÍNH SÁCH CỦA ASEAN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG
1.Đối với các nước Đông Nam Á

- Do tác động bên ngoài và những lợi ích khác nhau, các nước ASEAN có những quan điểm
khác nhau trong vấn đề Biển Đông

- Trong số các quốc gia yêu sách, Việt Nam và Philippines là hai quốc gia có nhiều “va chạm”
nhất với Trung Quốc ở Biển Đông

- Mặc dù là quốc gia có yêu sách tại Biển Đông nhưng Malaysia và Brunei lại không bị Trung
Quốc đe dọa trực tiếp trên biển

- Trong số các quốc gia không có yêu sách, Singapore và Indonesia có quan điểm trung lập.

Singapore không phải là một quốc gia có yêu sách và không ủng hộ lập trường hay yêu sách nào
của các bên tại Biển Đông

Indonesia có truyền thống đóng vai trò trung gian hòa giải, tổ chức nhiều hội thảo về quản lý
xung đột tiềm tàng tại Biển Đông trong hơn 20 năm qua

- Lào, Thái Lan và Myanmar không có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông, do vậy họ rất ít khi thể hiện
quan điểm của mình.
- Campuchia ở mức độ nào đó, ủng hộ quan điểm đàm phán song phương của Trung Quốc.

- Mặc dù các thành viên ASEAN có những lợi ích khác nhau tại Biển Đông, nhưng tất cả đều có
lợi ích chung trong việc bảo đảm tự do hàng hải, hòa bình, ổn định khu vực, tôn trọng luật quốc
tế, cũng như duy trì đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN.

2.Đối với Việt Nam


- Biển Đông có vai trò vô cùng quan trọng cả về kinh tế, chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh,
là cửa ngõ chính để kết nối Việt Nam với khu vực và thế giới, cụ thể là:
+ Biển Đông được ví như cửa ngõ quốc gia
Vùng biển Việt Nam là một trong những vùng biển có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú,
trữ lượng lớn
+ Vùng biển Việt Nam có một nguồn tài nguyên sinh vật biển hết sức đa dạng và có giá trị kinh
tế cao
Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược an ninh, quốc phòng của đất nước.
3. Đối với các nước có tranh chấp chủ quyền khác trên Biển Đông (Philippines, Brunei,
Malaysia)
- Biển Đông không những mang lại cho họ những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, thương mại mà
còn có vai trò to lớn về mặt quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, chủ quyền, lợi ích của các quốc gia
này không giống nhau.
+ Với Philipines :Biển Đông cũng chính là “phên dậu” bảo vệ phần phía Tây của họ trước các
mối xâm lăng từ ngoại bang.
+ Với Malaysia cũng vậy, toàn bộ phần phía Bắc và Tây Bắc của họ được Biển Đông che trở.
+ Còn đối với Brunei dầu mỏ có vai trò to lớn
II. Chính sách về Biển Đông của các nước ASEAN

1. Chính sách Việt Nam

- Việt Nam cho rằng, các bên liên quan cần tuân thủ luật pháp quốc tế Luật Biển năm 1982 ,
DOC,..

- Do các tranh chấp trên Biển Đông rất phức tạp nên cần phải thông qua đàm phán cả song
phương và đa phương để giải quyết.

- Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định vùng biển chồng lấn ở khu vực
ngoài cửa vịnh Bắc bộ.

- Trong thời gian qua, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trở nên phức tạp với nhiều vụ va chạm
giữa các nước.
=>Việt Nam kiên quyết khẳng định chủ quyền và sẽ áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền
đồng thời tuyên bố sẽ ứng xử theo quy tắc hòa bình và luật pháp quốc tế

-Việt Nam chủ trương phát huy nội lực là chủ yếu, mặt khác tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế với tất cả các nước

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về biển đảo

- Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo kịp thời tác động của an ninh phi truyền
thống trên biển

- Tích cực tham gia các cơ chế đối thoại khu vực và quốc tế để tăng cường, mở rộng hợp tác nội
khối ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối

- Đặc biệt, Việt Nam đánh giá cao và tích cực tham gia các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ
ADMM+ với 6 lĩnh vực ưu tiên

2. Chính sách của Philippines

- Giai đoạn trước năm 1996 Philippines tập trung liên minh với Mỹ nhằm hạn chế việc Trung
Quốc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Biển Đông.

Sau khi R. Duterte được bầu làm Tổng thống tạm gác đòi hỏi chủ quyền ở khu vực bãi cạn
Scarborough là “chi phí” nhỏ để đổi lấy lợi ích lớn hơn Tổng thống Duterte cho rằng, giảm căng
thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ tạo cơ hội hợp tác và làm giảm nguy cơ từ bên ngoài, tạo
điều kiện để Philippines tập trung vào xử lý các vấn đề trong nước

- Sự điều chỉnh chiến lược của Tổng thống Duterte xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà trước hết
là do đặt lợi ích quốc gia, dân tộc

3. Chính sách của Indonesia

- Chính sách biển nêu chi tiết các mục tiêu, nguyên tắc, biện pháp và kế hoạch hành động để
triển khai Trục biển toàn cầu

- Về mục tiêu, chính sách biển xác định Indonesia "phấn đấu trở thành một quốc gia biển mạnh,
phát triển,

+ Quản lý tối ưu và phát triển bền vững tài nguyên biển;

+ Phát triển chất lượng nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ biển;

+ Phát triển lực lượng an ninh quốc phòng biển mạnh;

+ Tăng cường chủ quyền, luật pháp và an toàn trên biển;

+ Quản trị đại dương tốt;


+ Đảm bảo phúc lợi xã hội công bằng cho người dân ở khu vực ven biển và các đảo nhỏ;

+ Gia tăng sức cạnh tranh và tăng trưởng của kinh tế và các ngành công nghiệp gắn với biển;

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng biển chắc chắn;

+ Lên kế hoạch quản lý không gian biển;

+ Bảo vệ môi trường biển;

+ Ngoại giao biển;

+ Xây dựng bản sắc văn hóa biển.

- Về nguyên tắc triển khai, chính sách biển tập trung:

+ Tăng cường nhận thức coi Indonesia là quốc gia quần đảo thống

+ Phát triển bền vững:

+ Phát triển kinh tế xanh

+ Quản lý thống nhất và minh bạch

+ Khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình lên kế hoạch, quyết định, triển
khai, giám sát, kiểm soát, tiếp cận thông tin và sử dụng tài nguyên;

+ Tạo sự bình đẳng và công bằng

- Về biện pháp triển khai, chính sách biển đề ra 76 biện pháp tập trung trong 7 trụ cột gồm

+ Quản lý tài nguyên biển và phát triển nguồn nhân lực;

+ Tăng cường quốc phòng an ninh từ biển, chấp pháp và an toàn trên biển;

+ Quản trị đại dương;

+ Phát triển kinh tế biển, cơ sở hạ tầng và phồn vinh cho người dân;

+ Quản lý không gian biển và bảo vệ môi trường biển;

+ Xây dựng văn hóa biển;

+ Xây dựng ngoại giao biển.

- Chính sách biển đồng thời đề ra kế hoạch hành động 5 năm theo nhiệm kỳ tổng thống. Kế
hoạch hành động hiện tại từ 2016-2019 đề ra 425 hoạt động được phân bổ trong 5 nhóm ưu tiên
gồm:
+ Biên giới biển, không gian biển và ngoại giao biển do Bộ Ngoại giao, Quân đội, Bộ các vấn đề
biển và nghề cá và Bộ Thông tin chủ trì thực hiện;

+ Công nghiệp biển và kết nối do Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông, Bộ Việc làm và nhà ở, Cơ
quan tìm kiếm cứu nạn chủ trì;

+ Dịch vụ, tài nguyên biển và quản lý môi trường biển do Bộ các vấn đề biển và nghề cá, Bộ
Năng lượng và khoáng sản, Bộ Công nghiệp, Bộ Môi trường và rừng chủ trì;

+ Quốc phòng và an ninh biển do Quân đội, Bộ Quốc phòng, Cơ quan an ninh biển, Bộ Các vấn
đề biển và nghề cá chủ trì;

+ Văn hóa biển do Bộ Các vấn đề biển và nghề cá, Bộ Giao thông, Bộ Nghiên cứu khoa học và
giáo dục, và Bộ Nhân lực chủ trì thực hiện.

- Nhìn tổng thể, hầu hết các hoạt động mà văn kiện phác thảo tập trung vào nội bộ hơn là hướng
ngoại.

=>Như vậy, có thể thấy Indonesia đã xây dựng từ chiến lược đến chính sách và kế hoạch hành
động chi tiết, cụ thể, nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một cường quốc biển trong khu vực.

4. Chính sách của Malaysia

- Chính quyền Mahathir công bố hai văn bản quan trọng là Khuôn khổ đối ngoại của Malaysia
mới và Sách Trắng quốc phòng, chủ trương không quân sự hóa và biến Biển Đông thành một
khu vực hòa bình, kết nối và xây dựng cộng đồng

- Trên thực địa, Malaysia thể hiện quyết đoán hơn. Malaysia đơn phương điều tàu West Capella
thăm dò khảo sát tại địa điểm sát với khu vực đệ trình chung với Việt Nam

. Malaysia còn chủ động tạo ra tranh cãi với Singapore thông qua việc mở rộng giới hạn cảng
Johor ,đồng thời đòi xem xét lại thoả thuận thăm dò chung dầu khí với Brunei

- Trên mặt trận chính trị - ngoại giao, Chính quyền Mahathir đề cao vai trò của ASEAN, luật
pháp quốc tế, không liên kết và tăng cường phê phán các nước lớn can dự làm phức tạp tranh
chấp Biển Đông

- Trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, Malaysia giữ khoảng cách với cả hai cường quốc này.

- Trên mặt trận pháp lý, Chính quyền Mahathir đệ trình riêng ranh giới ngoài thềm lục địa tại khu
vực phía Bắc Biển Đông lên Uỷ ban ranh giới ngoài thềm lục địa của Liên hợp quốc.

IV. ASEAN và vai trò giải quyết vấn đề Biển Đông

- Về đối nội, từ khi thành lập đến nay, ASEAN đã đưa ra nhiều sáng kiến để giải quyết các công
việc nội bộ của khối, trong đó có vấn đề tranh chấp lãnh thổgiải quyết tranh chấp chủ quyền dựa
trên nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp, qua cơ chế song phương và thương lượng.
ASEAN ít khi đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế mà thường giải quyết nội bộ với nhau.

- thách thức lớn nhất hiện nay đối với ASEAN chính là chiến lược của Trung Quốc với các tranh
chấp chủ quyền ở Biển Đông.

- Với yêu sách "đường lưỡi bò trong khối ASEAN, chỉ có 5 nước bị ảnh hưởng In-đô-nê-xi-a,
Phi-líp-pin, Bru-nây, Việt Nam và Ma-lai-xi-a. Còn lại các nước khác hoặc đứng trung lập

"ASEAN sẽ không thể đảm bảo an ninh của tất cả các nước thành viên. Các quốc gia trong khu
vực phải hướng tới hợp tác đa phương tránh đối đầu nhiều hơn để duy trì quyền tự do hàng hải,
hàng không và các quyền lợi khác ở Biển Đông; đồng thời cũng phải có sự phòng vệ một cách an
toàn

ASEAN cần đoàn kết, thúc đẩy quan hệ với các đối tác, phát triển mạnh cơ chế đối thoại.

ASEAN cần áp dụng cách tiếp cận hai kênh để quản lý các căng thẳng ở Biển Đông.Thứ nhất,
ASEAN phải tiếp tục tham vấn với Trung Quốc về COC. Thứ hai, trong bối cảnh Trung Quốc
tăng cường xây dựng công trình trên các đảo nhân tạo, ASEAN không nên chỉ giới hạn trong
việc đàm phán COC mà cần thúc đẩy việc hình thành Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN,

=> Chỉ có sự đoàn kết và vai trò lãnh đạo của ASEAN mới có thể duy trì tính trung tâm của khối
trong việc xử lý các thách thức đặt ra đối với An ninh ở khu vực Đông Nam Á.

You might also like