You are on page 1of 9

Bài 8

XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN


BIỂN, ĐẢO, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG TÌNH HÌNH MỚI

I. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM


1. Biển đảo Việt Nam
a. Khái quát chung
Việt Nam có ba mặt trông ra biển: Đông, Nam và Tây Nam, bờ biển dài 3.260 km,
từ Móng Cái đến Hà Tiên. Phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía
Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Riêng Vịnh
Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái
Tử Long; các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ; xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa; phía Tây Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.
Các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quvền chủ quyền và quyền tài phán của
Việt Nam bao gồm:
- Hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam: Là đường
gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo
bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ Việt Nam xác định và công bố. Đường cơ sở
VN là 11 điểm bao gồm: Hòn Nhạn, hòn Đá lẻ, Hòn Tài Lớn, Hòn Bông Lang, Hòn Bảy
Cạnh, Hòn Hải, Hòn Đôi, Mũi Đại Lãnh, Hòn Ông Căn, Đảo Lý Sơn, Đảo Cồn Cỏ.
- Vùng nội thủy của Việt Nam: Là vùng biển phía trong đường cơ sở và giáp với
bờ biển Việt Nam, bao gồm: các vùng nước phía trong đường cơ sở; vùng nước cảng
được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết
bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng. Nhà nước thực hiện chủ quyền
hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền, mọi tàu thuyền
nước ngoài ra vào vùng nội thủy phải tuân thủ pháp luật Việt Nam nói riêng và của quốc
gia ven biển nói chung.
- Lãnh hải của Việt Nam: Là một dải biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với nội
thủy, có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam và thuộc chủ
quyền hoàn toàn của nước ta trên biển. Ranh giới bên ngoài của lãnh hải là đường biên
giới quốc gia trên biển, đường này chạy song song với đường cơ sở và cách đường cơ
sở 12 hải lý. Lãnh hải của các đảo, quần đảo xa bờ, của quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các đảo thuộc
các quần đảo đó.
Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời,
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Tàu thuyền nước ngoài được hưởng
quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc
lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng
trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam
hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh
hải, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhà nước thực hiện
quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác,… thực hiện kiểm soát
nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập
cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hãi Việt Nam.
- Vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nam: Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài
lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính
từ đường cơ sở. Lãnh hải không phải là một phần của vùng đặc quyền kinh tế, nhưng
vùng tiếp giáp lãnh hải được coi như một phần của vùng đặc quyền kinh tế. Phạm vi
vùng đặc quyền kinh tế gồm khối nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển và vùng trời
phía trên của khối nước rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Vùng đặc quyền kinh tế
được đặt dưới chế độ pháp lý riêng, không hoàn toàn theo chế độ pháp lý quốc gia hay
pháp lý quốc tế mà có phần theo pháp luật quốc gia, có phần theo pháp luật quốc tế (là
vùng biển có tính chất đặc thù, mang nặng tính thỏa hiệp). Nhà nước thực hiện quyền
chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bào tồn tài nguyên thuộc vùng nước
bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm
dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử
dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và
gìn giữ môi trường biển; Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế;
Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm
và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam theo quy định của Luật Biển Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền
chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Thềm lục địa của Việt Nam: Là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp
liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ
đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong
trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm
lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép
ngoài của rìa lục địa này vượt quả 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó
được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở.
Chế độ pháp lý thềm lục địa Việt Nam: Chế độ pháp lý đối với đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển của thềm lục địa là giống với chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh
tế. Điểm khác nhau cơ bản là vùng đặc quyền kinh tế phải tuyên bố, còn thềm lục địa là
đương nhiên, đồng thời cơ sở khoa học và pháp lý xác định chúng cũng khác nhau.
Thềm lục địa là sự trải dài tự nhiên của lục địa và trong một số trường hợp thềm lục địa
có thể mở rộng ra ngoài giới hạn 200 hải lý đến tối đa là 350 hải lý, còn vùng đặc quyền
kinh tế chỉ có thể mở rộng tối đa 200 hải lý.
b. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
- Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí hết sức quan trọng đối với đất
nước ta. Hai quần đảo này nằm giữa Biển Đông, nơi có những tuyến đường hàng hải
quan trọng nhất của thế giới đi qua. Ngoài ra, do vị trí nằm trải dài theo hướng bờ biển
Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa là những vị trí tiền tiêu bảo vệ sườn đông của đất
nước, cũng như các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. về kinh tế, hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú
và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên dầu khí.
- Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm trong khoảng từ 111° đến 113°
kinh độ Đông, từ 15°45’đến 17° 15’ vĩ độ Bắc. Ở phía ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, phía bắc
Biển Đông, trên con đường biển quốc tế từ châu Âu đến các nước ở phía đông và đông
bắc châu Á và giữa các nước châu Á với nhau.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, bãi cạn, chia làm hai nhóm: Nhóm An
Vĩnh (Amphitrite Group) ở phía đông gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn..., trong đó có hai
đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đào rộng khoảng 1,5 km2; Nhóm Lưỡi Liềm
(Crescent Group) ở phía tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung, trong đó có các đảo chính:
Bắc, Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chỉm Yến, Tri Tôn...
Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947,
được Tổ chức Khí tượng Quốc tế đặt số hiệu 48.860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam).
- Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía nam là quần đảo Trường Sa,
bao gồm khoảng 138 đảo, đá, bãi ngầm, vành đai san hô, nằm trong khoảng từ 6°30’
đến 12° vĩ độ Bắc và khoáng từ 111°30’ đến 117°20’ kinh tuyến Đông, cách Cam Ranh
248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý.
Quần đảo Trường Sa được chia làm tám cụm: Cụm Song Tử là một tập hợp các
thực thề địa lý nằm ờ phần tây bắc của quần đảo Trường Sa; Cụm Thị Tứ là một tập hợp
các thực thể địa lý năm ở phía nam của cụm Song Tử và phía bắc của cụm Loại Ta; Cụm
Loại Ta là tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam của cụm Thị Tứ và phía bắc của
cụm Nam Yết; Cụm Nam Yết là một tập hợp các thực thể địa lý năm ở phía nam cụm
Loại Ta và phía bắc của cụm Sinh Tồn; Cụm Sinh Tồn là một tập hợp các thực thể địa
lý nằm ở phía nam cụm Nam Yết; Cụm Trường Sa là một tập hợp các thực thể địa lý
nằm dàn trải theo chiều ngang từ tây sang đông ở phía nam của các cụm Nam Yết, Sinh
Tồn và phía bắc của cụm Thám Hiểm, chủ yếu giữa hai vĩ tuyến 8° Bắc và 9° Bắc; Cụm
Thám Hiểm còn gọi là cụm An Bang là một tập hợp các thực thể địa lý ở phía nam của
quần đảo Trường Sa; Cụm Bình Nguyên là một tập hợp các thực thể địa lý hợp thành từ
phần phía Đông của quần đảo Trường Sa, trong khu vực gần với đảo Palawan
(Philippines). Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt, nắng gió, giông
bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây.
- Cho đến đầu thế kỷ XX, không có nước nào tranh chấp chủ quyền trên hai quần
đảo đối với Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Nam đã bị nhiều nước yêu sách và trở thành đối tượng tranh chấp gay gắt về chủ quyền.
2. Nội dung quản lý, bảo vệ biển đảo Việt Nam trong thời kỳ mới
a. Nguyên tắc, chính sách, nhiệm vụ quản lý và bảo vệ biển, đảo
- Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, đảo:
+ Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật
Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo,
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
+ Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác
bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
- Chính sách quản lý và bảo vệ biển, đảo:
+ Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo,
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
+ Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai
thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững, phục vụ mục tiêu xây
dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh.
+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành
tựu khoa học-kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển,
bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với
điều kiện của từng vùng biển, bảo đảm yêu cầu quốc phòng và an ninh; tăng cường
thông tin, phổ biển về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
+ Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo
hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp
với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp
luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
+ Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát
trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo,
phát triển nguồn nhân lực biển.
+ Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và
quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển,
đảo và quần đảo.
- Nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo trong thời kỳ mới:
+ Bảo đảm sự tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia trong Biển
Đông, bảo vệ sự toàn vẹn các vùng biển đảo của Tổ quốc.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là bảo vệ các quyền và lợi ích của quốc gia
trong phạm vi các vùng biển và thềm lục địa theo các chế độ pháp lý khác nhau, phù
hợp với luật pháp quốc tế. Bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các hải đảo, quần đảo của
Việt Nam trong Biển Đông, đặc biệt là các quần đảo của Việt Nam đang bị các nước
xâm chiếm, tranh chấp.
+ Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và văn hóa trên biển và vùng ven biển.
Bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học
công nghệ, quốc phòng và an ninh. Ngăn chặn kịp thời người và phương tiện xâm nhập
đát liên để tiến hành các hoạt động phá hoại, gây rối, làm gián diệp, truyền bá văn hoá
đồi trụy và thực hiện các hành vi tội phạm khác; Bảo vệ lao động sản xuất, tính mạng
và tài sản của Nhà nước và nhân dân trên biển và ven biển; Bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông trên biển và ven biển; Bảo vệ môi trường, xử lý các vụ ô nhiễm môi trường; Phòng
chống và khắc phục hậu quả thiên tai; Thực hiện tìm kiếm - cứu nạn; Phòng ngừa và chế
ngự các xung đột vì tranh giành lợi ích giữa các tổ chức và cá nhân trong sử dụng và
khai thác biển.
+ Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp
đổi mới trên hướng biển.
Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa là một thể thống nhất; Nhà
nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân,
vì dân. Vì vậy, bảo vệ Đảng gắn liền với bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ
xã hội chủ nghĩa.
3. Một số giải pháp tăng cường xây dựng, quản lý, bảo vệ biển đảo trong tình
hình mới
a. Tăng cường tiềm lực bảo vệ biển, đảo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã
hội, tư tưởng - văn hoá, khoa học giáo dục
- Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức gắn liền với chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ
then chốt hàng đầu nhằm bảo đảm giữ vững nhân tổ tạo ra mọi thắng lợi của nhân dân
ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức
quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công chức và cho toàn dân, làm cho những quan điểm,
chủ trương, đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng thành sức mạnh hành động của cả
dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển, hải
đảo làm nền tàng giữ vững ổn định, bảo vệ biển, đảo.
Kinh tế phát triển, xã hội ổn định thì sức mạnh quốc phòng và an ninh được tăng
cường. Đất nước có điều kiện đầu tư cho lực lượng vũ trang có trang bị kỹ thuật hiện
đại, nhất là lực lượng hải quân, không quân là những quân chủng sử dụng nhiều vũ khí
trang bị kỹ thuật cao trong tác chiến.
Kinh tế - xã hội phát triển ở vùng ven biển, hải đảo sẽ là nguồn nội lực đảm bảo
vững chắc cho lực lượng vũ trang trên hướng biển về mọi mặt, không chỉ về cơ sở vật
chất hậu cần - kỹ thuật, lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn được, mà còn cung cấp cho
các lực lượng vũ trang những con người toàn diện, có phẩm chất đạo đức và trình độ
năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo.
- Bồi dưỡng nhân lực, xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển.
Bồi dưỡng nguồn lực lao động, xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển là
việc làm cấp thiết hiện nay để phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa; đồng thời cũng nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các lực lượng vũ trang trong
thời kỳ mới.
b. Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh kết hợp với hoạt động đối ngoại
bảo vệ biển, đảo
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trên biển.
Quản lý nhà nước trên biển là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật
của Nhà nước đối với các quá trình kinh tế - xã hội, các hoạt động của xã hội và hành vi
của con người trên biển nhằm duy trì và phát triển các mối quan hệ, các hoạt động theo
đúng định hướng của Nhà nước trong việc khai thác, thăm dò các tiềm năng của biển,
thực thi chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển,
hải đảo và thềm lục địa quốc gia.
- Xây dựng thế trận “kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh” trên biển.
Thế trận “kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh” trên biển nằm trong thế trận
quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của cả nước, về không gian, thế trận kết hợp
kinh tế với quốc phòng và an ninh trên biển, phải gắn kết chặt chẽ giữa biển, đảo và lãnh
thổ ven biển.
- Xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ biển, đảo trong thời kỳ mới.
Quan tâm, chăm lo xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân dân là lực lượng
nòng cốt trong sự nghiệp quốc phòng và an ninh. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực
tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với quân
đội nhân dân, công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng và an ninh.
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo lập môi trường thuận lợi
để phát triển.
Trong Điều kiện tình hình hiện nay trên Biển Đông, hoạt động đối ngoại có vai trò
hết sức quan trọng có thể khai thác những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu
cực, góp phần to lớn vào việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, giữ vững hòa bình
và ổn định trên biển.
- Tăng cường hoạt động pháp lý trên trường quốc tế, tạo cơ sở bảo vệ biển, đảo
bền vững.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các hoạt động pháp lý trên biển đã hình
thành và phát triển để điều chỉnh, giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi trên biển
giữa các quốc gia, dân tộc.
II. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt
phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các
quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất,
vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Biên giới quốc gia Việt Nam được xác định bằng hệ thống các mốc quốc giới trên
thực địa, được đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ và thể hiện bằng mặt phẳng thẳng
đứng theo lãnh thổ Việt Nam. Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm biên giới quốc gia
trên đất liền, trên biển, trên không, trong lòng đất.
Biên giới quốc gia trên đất liền là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của vùng
đất quốc gia. Trong thực tế, biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập dựa vào các
yếu tố địa hình (núi, sông, suối, hồ nước, thung lũng...); thiên văn (theo kinh tuyến, vĩ
tuyến); hình học (đường lối liền các điểm quy ước).
Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia có bờ
biển liền kề hay đối diện nhau; là ranh giới phía ngoài của lãnh hải. Biên giới quốc gia
trên biển của quốc gia quần đảo là đường biên giới quốc gia phân định lãnh thổ quốc gia
với biển cả. Đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia,
biên giới quốc gia trên biển là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải bao quanh đảo.
Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng các
toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải
của quần đảo của Việt Nam, được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc gia
liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới
quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời. Trong điều kiện
khoa học và công nghệ phát triển, việc xác lập biên giới quốc gia trên không có ý nghĩa
ngày càng quan trọng trong việc thực hiện chủ quyền đối với vùng trời quốc gia. Đến
nay chưa có quốc gia nào quy định độ cao cụ thể của biên giới quốc gia trên không.
Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất
phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng
đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Độ sâu cụ thể của biên giới trong lòng đất được xác định bằng độ sâu mà kĩ thuật khoan
có thể thực hiện. Đến nay, chưa có quốc gia nào quy định độ sâu cụ thể của biên giới
trong lòng đất.
Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế, quy
định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới. Khu vực biên giới
Việt Nam bao gồm: khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần
địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia Việt Nam trên đất liền; khu vực
biên giới quốc gia Việt Nam trên biển được tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết
địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo; khu vực biên giới
trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét
tính từ biên giới Việt Nam trở vào.
2. Nội dung, quan điểm xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi sinh, môi trường, lợi ích quốc gia trên
khu vực biên giới; giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Trong hoà bình, bảo vệ biên giới quốc gia là tổng thể các biện pháp mà hệ thống
chính trị, xã hội, các lực lượng vũ trang khu vực biên giới áp dụng nhằm tuần tra, giữ
gìn nguyên vẹn, chống lại sự xâm phạm biên giới quốc gia. Bộ đội Biên phòng là lực
lượng chuyên trách và làm nòng cốt trong bảo vệ biên giới quốc gia. Khi có xung đột
hoặc chiến tranh, các biện pháp bảo vệ biên giới quốc gia được thể hiện rõ qua các trạng
thái sẵn sàng chiến đấu: thường xuyên, tăng cường và cao.
a. Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
- Quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới trên đất liền, trên biển, trên không và trong
lòng đất.
Nhà nước thông qua các hoạt động thiết lập chủ quyền đối với lãnh thổ, chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển, quyền phân định biên giới
lãnh thổ của mình với các quốc gia khác; quyền xác lập quy chế pháp lý trên các vùng
lãnh thổ của mình.
Nhà nước tổ chức ra các lực lượng để quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc
gia trên đất liền, trên biển, vùng trời và lòng đất.
Nhà nước thông qua các hoạt động ngoại giao độc lập, tự chủ của mình trong quá
trình tham gia ký kết các điều ước quốc tế phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng
quốc tế và lợi ích của Việt Nam để bảo vệ được chủ quyền, lợi ích của dân tộc.
- Quản lý, bảo vệ an ninh chỉnh trị, trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới.
Quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới gắn liền với quản lý, bảo vệ an ninh chính trị,
trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới.
Bộ đội Biên phòng phối hợp với các lực lượng, các biện pháp nghiệp vụ an ninh
biên phòng, cảnh sát đấu tranh chống bọn tình báo gián điệp phản động, bọn nội gián,
bọn biến chất thái hóa, bọn cơ hội, xét lại hoạt động chống phá cách mạng, câu kết với
kè địch bên ngoài gây bạo loạn, lật đổ, làm mất ổn định chỉnh trị; đấu tranh chống các
loại tội phạm, giữ vững trật tự, an toàn xã hội.
Tăng cường sức mạnh quốc phòng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng
vũ trang nhân dân đánh thắng chiến tranh xâm lược, xung dột vụ trang, can thiệp quân
sự kết hợp bạo loạn, lật đổ giữ vững ổn định biên giới, bảo vệ Đảng bảo vệ chính quyền,
bảo vệ nhân dân.
Căn cứ vào quy định của pháp luật, Bộ đội Biên phòng phối hợp với các lực lượng
hải quân, cảnh sát biển và các cơ quan, bộ, ngành để bảo vệ quản lý tài nguyên, môi
trường, lợi ích quốc gia trên biên giới và các vùng biển Việt Nam.
- Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng trên khu vực biên giới, các công trình bảo
vệ biên giới.
Chủ động đối phó chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang trên biên giới, các công
trình chiến đấu, phòng thủ và công trinh phục vụ chiến đấu, công trình phòng tránh được
xây dựng từ thời bình; các công trình bảo vệ biên giới, công trình cố định đường biên
giới để giữ vững ổn định biên giới quốc gia. Các công trình quốc phòng trên khu vực
biên giới có vị trí quan trọng trong nhiệm vụ phòng thù, bảo vệ vững chác chủ quyền
biên giới.
Bộ đội Biên phòng là thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh biên giới, là lực
lượng chuyên trách, nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới. Do đó, phải kết
hợp chặt chẽ quản lý địa bàn khu vực biên giới, quản lý bảo vệ đường biên, cột mốc với
bảo vệ các công trình quốc phòng trên biên giới để tăng thêm tiềm lực quốc phòng trong
phòng thù, bảo vệ biên giới.
- Quản lý, bảo vệ việc thực thi pháp luật, quy chế biên giới và các điều ước quốc
tế về biên giới.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với biên giới quốc gia, Nhà nước ban
hành nhiều văn bản pháp luật về biên giới, các văn bàn pháp luật có liên quan đến biên
giới, ký kết các hiệp định về biên giới với các nước láng giềng và các điều ước quốc tế
về biên giới.
Để quản lý bảo vệ giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự trên khu vực biên giới, Bộ
đội Biên phòng là cơ quan chủ trì và phối hợp với các lực lượng duy trì việc chấp hành
pháp luật về biên giới, quy chế biên giới, các hiệp định về quy chế biên giới và điều ước
quốc tế về biên giới để giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới, lợi ích quốc gia.
- Quản lý xuất, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu biên giới và các cửa khẩu
cảng biển.
Kiểm soát, quản lý việc qua lại biên giới đối với người, phương tiện, hàng hoá,
chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống xâm nhập trái phép, vượt biên, vượt biên
trái phép, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, an toàn kinh tế, giữ vững
ổn định biên giới, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác quốc tế và tham gia hội nhập
kinh tế thế giới.
- Quản lý hoạt động đối ngoại biên phòng.
Đồn biên phòng là cơ quan đại diện cho Nhà nước trên biên giới trong quan hệ với
lực lượng bảo vệ biên giới với nước láng giềng, cùng phối hợp bảo vệ sự ổn định của
đường biên giới theo Hiệp ước Biên giới giữa hai nước, phối hợp đấu tranh chống tội
phạm trên địa bàn biên giới, hợp tác giải quyết những vấn đề phức tạp, tranh chấp xảy
ra trên biên giới theo Hiệp định Quy chế biên giới, góp phần xây dựng biên giới hoà
bình, hữu nghị hợp tác phát triển giữa các nước.
b. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về biên giới và quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia
- Quản lý bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân,
của các cấp, các ngành.
Quan điểm này thể hiện tư tưởng nhất quán, quan trọng, xuyên suốt trong chỉ đạo
và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung, xây dựng
và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới nói riêng.
Nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là nội dung quan
trọng của chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ này rất toàn diện, không chỉ
bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển, trên đất liền mà còn phải giữ
vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, chống xâm nhập trái phép, chống buôn lậu qua
biên giới, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đồng thời, phải xây dựng biên giới hoà bình,
hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước láng giềng.
- Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các
dân tộc ở khu vực biên giới.
Quan điểm dựa vào dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới tham
gia quản lý, bảo vệ lãnh thổ biên giới quốc gia được bắt nguồn từ những kinh nghiệm
quý báu của dân tộc qua các thế hệ nối tiếp nhau. Vấn đề cốt lõi, xuyên suốt trong kế
sách giữ nước, bảo vệ biên giới của ông cha ta là: Dựa vào dân, nhất là các dân cư ở khu
vực biên giới.
Lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới cần phải biết dựa vào
dân, tuyên truyền, giáo dục tổ chức được nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và giữ gìn
an ninh trật tự ở khu vực biên giới.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, của hệ thống chính trị, tổ chức xã
hội tham gia bảo vệ biên giới. Xây dựng nền biên phòng toàn dân cũng như xây dựng,
bảo vệ biên giới quốc gia có nhiều lực lượng tham gia.
- Quản lý, bảo vệ biên giới phải xây dựng lực lượng vũ trang nòng cốt, chuyên
trách thực sự vững mạnh
Ngày 19/11/1958 Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II đã ra nghị
quyết số 58/NQ-TW, Chính phủ ban hành nghị định số 100-TTg ngày 03/3/1959 quyết
định thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) là lực
lượng chuyên trách, làm nòng cốt trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
quốc gia.
Xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng vững mạnh về mọi mặt, tổ chức lãnh đạo,
chỉ huy tập trung, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ công tác biên phòng trong từng thời kỳ, đủ sức để Bộ đội Biên phòng hoàn thành
nhiệm cụ trong tình hình mới. Phù hợp với tính chất riêng của lực lượng là quốc phòng,
an ninh và đối ngoại.
3. Một số giải pháp, hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
a. Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên
Bảo vệ biên giới thường xuyên là hình thức quản lý, bảo vệ biên giới cơ bản và
phổ biến nhất, được tiến hành trong tình hình hoạt động của địch và đối tượng ở hai bên
biên giới, vùng biển ở mức độ bình thường; tình hình an ninh chính trị, xã hội trong địa
bàn không có diễn biến đột xuất.
Trường hợp áp dụng: Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ờ khu
vực biên giới ổn định nhưng hoạt động của các đối tượng chống phá vẫn diễn ra thường
xuyên, gay go, phức tạp; khi địch hoặc nước tiếp giáp chưa có dấu hiệu hoạt động xâm
phạm độc lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Cả nước hoạt động theo thời bình, lực lượng
vũ trang ở trạng thái sẵn sàng chiến dấu thường xuyên.
Tổ chức thực hiện: Các dơn vị tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới theo quyết tâm,
kế hoạch đã đề ra. Trong bảo vệ biên giới thường xuyên phải đảm bào đủ quân số, trực
tiếp quản lý, bảo vệ biên giới theo chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu, quân số còn lại làm các
nhiệm vụ khác, sẵn sàng chủ động đối phó với các tình huống đột xuất xảy ra, không để
bị động bất ngờ.
b. Quản lý bảo vệ biên giới tăng cường
- Quản lý bảo vệ biên giới tăng cường là hình thức quản lý, bảo vệ biên giới chặt
chẽ, nghiêm mật với cường độ cao hơn bảo vệ biên giới thường xuyên.
- Trường hợp áp dụng: Khi tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở
một hướng (địa phương) hay nhiều hướng (địa phương) diễn ra phức tạp; khi có tin tức
chính xác, cụ thể về hoạt động vũ trang của đối phương như: Tấn công vũ trang, tung
gián điệp, biệt kích, thám báo hoặc các hoạt động vi phạm khác; khi trong khu vực biên
giới hai bên đang xảy ra bạo loạn vũ trang, đang có thiên tai, dịch bệnh hoặc đang tiến
hành diễn tập quân sự,…
- Tổ chức thực hiện: Các đơn vị tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới theo quyết tâm,
kế hoạch đã được bổ sung điều chỉnh. Lực lượng, phương tiện tham gia quản lý, bảo vệ
biên giới phải đảm bảo theo chỉ lệnh sẵn sàng chiến đấu: Tăng cường lực lượng, phương
tiện (lực lượng hiệp đồng); tăng cường về thời gian; tăng cường sự chỉ huy, chỉ đạo;
tăng cường cơ sở vật chất.
c. Quản lý bảo vệ biên giới trước khi có chiến tranh
- Bảo vệ biên giới trước khi có chiến tranh là hình thức quản lý, bảo vệ biên giới
được tiến hành chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn so với bảo vệ biên giới tăng cường trong điều
kiện đối phương tiến hành các hoạt động tranh chấp, xung đột vũ trang trên biên giới,
vùng biển, đào.
- Trường hợp áp dụng: Khi an ninh chính trị trên một hướng (địa phương) hay
nhiều hướng (địa phương) bị đe dọa; khi nước tiếp giáp tiến hành tranh chấp biên giới,
xung đột vũ trang; bọn phản động trong nước cấu kết với bọn phản động bên ngoài tập
hợp lực lượng, bạo loạn lật đổ; khi có lệnh của cấp trên; khi có chỉ lệnh sẵn sàng chiến
đấu cao.
Tổ chức thực hiện: Các đơn vị tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới theo quyết tâm,
kế hoạch A, A2.
d. Quản lý bảo vệ biên giới khi có chiến tranh
- Bảo vệ biên giới khi có chiến tranh xảy ra là hình thức đặc biệt được tiến hành
trong điều kiện khi có chiến tranh xâm lược xảy ra.
- Trường hợp áp dụng: Khi có dấu hiệu xác định địch chuẩn bị chiến tranh xâm
lược; an ninh chính trị bị đe doạ; bọn phản động trong và ngoài nước cấu kết với nhau
chờ thời cơ gây bạo loạn; địch dang chuẩn bị lực lượng để tiến hành chiến tranh xâm
lược; khi có lệnh khẩn cấp và lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước.
- Tổ chức thực hiện: Bộ đội Biên phòng tổ chức thực hiện theo quyết tâm, kế hoạch
A, A2.

You might also like