You are on page 1of 3

BÀI GIẢNG: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

CHƯƠNG I: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN


Thầy giáo: Vũ Đình Hòa

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
1. Vị trí địa lí
- Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực
Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ phần đất liền (Atlat và SGK)
o
- Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6 50’B và từ khoảng kinh độ
1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.
- Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông
ra biển Thái Bình Dương, đại bộ phận nằm trong khu vực múi giờ số 7.
2. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam
a. Ý nghĩa tư ̣ nhiên
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa.
- Vị trí tạo thuận lợi cho nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật
vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hoá đa dạng của tự nhiên.
- Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có các
biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
b. Ý nghĩakinh tế, văn hoá - xã hội và quốc phòng
- Về kinh tế:
+ Vị trí tạo điều kiện cho nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới; đồng
thời là cửa ngõ ra biển của Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.
+ Vị trí có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện
thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Về văn hoá - xã hội: vị trí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị
và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về quốc phòng:
+ Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy
cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
+ Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế và bảo vệ đất nước.
II. PHẠM VI LÃNH THỔ
1. Các bộ phận hợp thành lãnh thổ
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời.
2
- Vùng đất: Là toàn bộ phần đất liền và hải đảo nước ta có tổng diện tích 330.972,4 km (Niên giám
thống kê 2013); nước ta có hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền chung với các quốc gia; đường bờ biển
nước ta dài 3260 km. Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ, đặc biệt có hai quần

1 Truy cập trang http://tuyensinh247.com để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa -
GDCD tốt nhất!
đảo là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).
- Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2, các quốc gia ven Biển Đông
(Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan và Campuchia). Vùng
biển nước ta bao gồm các bộ phận: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa.
- Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ Việt Nam; trên đất liền được xác định
bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

2. Các bộ phận hợp thành vùng biển


Vùng biển nước ta với các giới hạn quy định có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm các bộ phận: nội thuỷ,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa:
- Nội thủy: Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Vùng nội thủy cũng được xem
như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
- Lãnh hải: Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí. Ranh giới của lãnh hải là
đường biên giới quốc gia trên biển.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển, được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của
các nước ven biển, rộng 12 hải lí.
- Vùng đặc quyền về kinh tế: Là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển
rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, tuy nhiên các nước
có thể thực hiện các quyền theo Luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982.
- Thềm lục địa:Là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng
ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa. Ở vùng này Nhà nước
ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác và bảo vệ tài nguyên.

III. CÂU HỎI LUYỆN TẬP


Câu 1. Điểm cực Đông của nước ta nằm ở:
A. xã Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hòa. B. xã Vạn Thạnh - tỉnh Khánh Hòa.
C. xã Vạn Thạnh - tỉnh Quy Nhơn. D. xã Vạn Ninh - tỉnh Quy Nhơn.
Câu 2. Nước ta nằm tiếp liền với hai vành đai sinh khoáng
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. B. Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.
C. Địa Trung Hải và Thái Bình Dương. D. Thái Bình Dương và Hoàng Hải.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng về ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên
A. quy định thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
B. thiên nhiên có nét tương đồng với các nước ở khu vực Tây Nam Á và Bắc Phi.
C. tài nguyên sinh vật đa dạng với nguồn gốc nhiệt đới là chủ yếu.
D. nằm trong vùng có nhiều thiên tai (bão, lụt, hạn hán…).
Câu 4. Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng do
A. quá trình vận động Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo phức tạp.
B. liền kề với các vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới.
C. quá trình tích tụ và phun trào núi lửa.
D. do thiên nhiên phân hóa đa dạng với nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh.
Câu 5. Đặc điểm nào không đúng với ý nghĩa của vị trí địa lí đối với kinh tế - xã hội
A. thuận lợi cho phát triển các loại hình giao thông đặc biệt là giao thông đường biển,

2 Truy cập trang http://tuyensinh247.com để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa -
GDCD tốt nhất!
đương bộ, đường hàng không.
B. nằm trong khu vực có nhiều nét tương đồng về văn hóa với các nước.
C. khu vực nhạy cảm với các biến động chính trị trên thế giới.
D. khu vực thường xuyên xảy ra nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán…) nên phải tích cực và chủ động phòng
chống.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí của nước ta
A. vị trí tiếp liền giữa lục địa Âu - Phi, vừa tiếp giáp với Biển Đông.
B. nước ta nằm ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
C. hệ tọa độ nước ta kéo dài khoảng 15o vĩ tuyến.
D. điểm cực Tây tiếp giáp với 2 quốc gia là Trung Quốc và Lào.
Câu 7. Nước Việt Nam nằm ở
A. rìa đông bán đảo Đông Dương, khu vực cận nhiệt đới.
B. khu vực cận nhiệt đới gió mùa, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
C. rìa bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
D. rìa đông bán đảo Trung Ấn, khu vực cận xích đạo gió mùa châu Á.
Câu 8. Đặc điểm không đúng về lãnh thổ vùng đất của nước ta
A. phần lớn biên giới trên đất liền nước ta nằm ở khu vực đồng bằng.
B. đường bờ biển nước ta cong như hình chữ S.
C. phần lớn các đảo nước ta nằm ở ven bờ.
D. đường bờ biển dài tạo điều kiện cho nước ta khai thác những tiềm năng lớn từ biển.
Câu 9. Đặc điểm nào sau đây đúng với vùng đặc quyền kinh tế của nước ta:
A. vùng biển tiếp giáp với lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí.
B. trong vùng này nhà nước có quyền kiểm soát thuế quan, y tế, môi trường.
C. nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, quốc phòng.
D. ở vùng này nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế.
Câu 10. Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các
quy định về y tế, môi trường, nhập cư,… là
A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải.
C. vùng đặc quyền về kinh tế. D. thềm lục địa.

ĐÁP ÁN

1.B 2.C 3.B 4.B 5.D


6.A 7.C 8.A 9.D 10.B

3 Truy cập trang http://tuyensinh247.com để học Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh - Sử - Địa -
GDCD tốt nhất!

You might also like