You are on page 1of 8

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I

MÔN: ĐỊA LÍ 8
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vùng đất Việt Nam bao gồm:
A. Toàn bộ phần đất liền
B. Toàn bộ phần đất liền và hải đảo
C. Toàn bộ phần đất liền và phần Biển Đông thuộc chủ quyền
D. Toàn bộ phần đất liền, phần Biển Đông thuộc chủ quyền và hải đảo
Câu 2: Việt Nam không có đường biên giới trên đất liền giáp với:
A. Trung Quốc
B. Lào
C. Campuchia
D. Thái Lan
Câu 3: Vùng biển của nước ta thuộc Biển Đông có diện tích gấp mấy lần diện tích
phần đất liền?
A. Hơn 2 lần
B. Hơn 3 lần
C. Hơn 5 lần
D. Hơn 8 lần
Câu 4: Điểm cực Đông của phần đất liền Việt Nam nằm ở đâu?
A. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
B. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
D. Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà
Câu 5: Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch
và gió mùa châu Á nên:
A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt
B. Khí hậu có bốn mùa rõ rệt
C. Thời tiết liên tục có những bất thường
D. Gió to thổi liên tục trên mọi miền đất nước
Câu 6: Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là:
A. Địa hình đồi núi
B. Địa hình đồng bằng
C. Địa hình sông ngòi
D. Địa hình hải đảo
Câu 7: Hai đồng bằng lớn nhất nước ta là:
A. Đồng bằng Tây Bắc và đồng bằng Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung
D. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung
Câu 8: Dãy Bạch Mã nằm giữa:
A. Quảng Ninh và Hải Phòng
B. Thái Nguyên và Hà Nội
C. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
D. Kon Tum và Gia Lai
Câu 9: Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng:
A. 5000 km2
B. 15000 km2
C. 35000 km2
D. 105000 km2
Câu 10: Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?
A. Sông Tiền
B. Sông Thái Bình
C. Sông Vàm Cỏ
D. Sông Mê Công
Câu 11: Địa hình đồi núi nước ta có hai hướng chính là:
A. Đông bắc – tây nam và vòng cung
B. Đông – tây và nam – bắc
C. Tây bắc – đông nam và vòng cung
D. Chéo góc phải và chéo góc trái
Câu 12: Các miền núi cao trên 2000 m chiếm bao nhiêu % diện tích cả nước?
A. 1%
B. 11%
C. 27%
D. 45%
Câu 13: Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm một phần tạo
thành:
A. Các quần đảo
B. Các ốc đảo
C. Các đảo ven bờ
D. Các thung lũng
Câu 14: Đỉnh Fansipan được mệnh danh là:
A. Nóc nhà Đông Dương
B. Nóc nhà châu Á
C. Nóc nhà thế giới
D. Đỉnh quang vinh
Câu 15: Địa hình nước ta ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con người, tạo nên:
A. Sự bằng phẳng giữa các vùng miền với nhau
B. Khung cấu trúc địa hình nhân tạo, góp phần làm đẹp cảnh quan.
C. Nhiều dạng địa hình nhân tạo như đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập,...
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16 Địa hình nước ta chủ yếu là:
A. Đồi núi cao
B. Đồi núi thấp
C. Cao nguyên
D. Đồng bằng
Câu 17: Ở những khu vực địa hình cao, khí hậu và sinh vật có sự phân hoá:
A. Rõ nét
B. Không rõ ràng
C. Nhẹ nhàng
D. Hỗn tạp
Câu 18: Đai nhiệt đới gió mùa có ở độ cao nào?
A. Dưới 600 – 700 m
B. Dưới 900 – 1 000 m
C. Trên 900 – 1 000 m
D. Dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam)
Câu 19: Đai nhiệt đới gió mùa có đặc điểm nổi bật là gì?
A. Mùa xuân nóng
B. Ít mưa, khô hạn
C. Mùa hạ nóng
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Đâu là đặc điểm đúng của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi?
A. Lên đến độ cao 2600 m
B. Khí hậu mát mẻ
C. Sinh vật gồm có rừng cận nhiệt lá rộng, rừng lá kim
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 21: Loại đất chủ yếu ở khu vực đồi núi là gì?
A. Đất sét
B. Đất cát
C. Đất phù sa
D. Đất feralit
Câu 22: Vịnh Vân Phong nằm ở đâu?
A. Quảng Ninh
B. Đà Nẵng
C. Khánh Hoà
D. Cà Mau
Câu 23: Sinh vật tiêu biểu của đai nhiệt đới gió mùa là gì?
A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
B. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa
C. Hệ sinh thái rừng xích đạo
D. Cả A và B.
Câu 24: Địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc:
A. Phát triển ngành chăn nuôi thuỷ hải sản
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải
C. Phòng thủ và tấn công khi đối đầu với giặc ngoại xâm
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 25: Đường bờ biển nước ta kèo dài từ đâu đến đâu?
A. Vân Đồn đến Mũi Cà Mau
B. Cẩm Phả đến Phú Quốc
C. Móng Cái đến Hà Tiên
D. Hạ Long đến Rạch Giá
Câu 26: Vĩ độ 23o23’B và kinh độ 105o20’Đ là toạ độ của nơi nào trên đất nước Việt
Nam?
A. Điểm cực Bắc
B. Toà nhà Quốc hội
C. Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
D. Điểm cực Nam
Câu 27: Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển
Đông đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, khác hẳn với
thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở:
A. Bắc Mỹ và Bắc Âu
B. Nam Mỹ và Nam Á
C. Đông Á và Trung Đông
D. Tây Á và Bắc Phi
Câu 28: Câu nào sau đây không đúng?
A. Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật.
B. Do nằm cách xa nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình
Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước
ta theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Đông – Tây.
D. Nước ta nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.
Câu 29: Dải đồng bằng ven biển miền Trung kéo dài từ đâu đến đâu?
A. Thanh Hoá đến Bình Thuận
B. Hà Nội đến Hồ Chí Minh
C. Hà Tĩnh đến Phú Yên
D. Quảng Nam đến Quảng Ngãi
Câu 30: Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc:
A. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc
lớn và lâm nghiệp.
B. Hình thành các khu công nghiệp, khu nghiên cứu khoa học.
C. Hình thành các khu du lịch, khu giải trí.
D. Tất cả các đáp án trên.
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí nước ta.
- Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông
Nam Á; vị trí cầu nối giữa hai lục địa (Á – Âu và Ô-xtrây-li-a); hai đại dương (Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương).
- Việt Nam nằm gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh
khoáng lớn trên Trái Đất.
- Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, giáp với Lào và Cam-
pu-chia ở phía tây.
- Toạ độ các điểm cực trên đất liền:
+ cực Bắc : vĩ độ 23°23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+ cực Nam : vĩ độ 8°34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ cực Tây : kinh độ 102°09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ cực Đông : kinh độ 109°24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình
thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta.
- Vị trí địa lí và lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang
tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hoá.
+ Đối với khí hậu: Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến ở bán cầu Bắc
nên tổng bức xạ hằng năm lớn, cán cân bức xạ luôn dương. Nước ta nằm trong khu
vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch (Tín phong) và gió mùa châu Á
nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
+ Thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển do tác động của các khối
khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông.
+ Đối với sinh vật: Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật. Thiên
nhiên nước ta có tính đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái, thành phần
loài và nguồn gen.
+ Đối với khoáng sản: do nằm ở nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái
Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.
+ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước
ta theo chiều Bắc - Nam và theo chiều Đông - Tây.
- Tuy nhiên, nước ta cũng nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.

Câu 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau của Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông cửu Long?
Những điểm giống và khác nhạu của Đổng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long.
- Giống:
+ Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa sông ngòi bồi tụ
+ Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng.
+ Diện tích rộng.
- Khác:
+ Diện tích: Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn.
+ Địa hình:
• Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê chia cắt ra thành nhiều ô. Vùng trong đê không
được bồi đắp phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập
nước; vùng ngoài đê thường xuyên được bồi đắp phù sa.
• Đồng bằng sông Cửu Long, trên bề mặt không có đê, nhưng có mạng lưới kênh rạch
chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn,
nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
Câu 4: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vùng đồi núi nước ta.
+ Thuận lợi:
Khoáng sản: địa hình đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội
sinh:đồng,chì,thiếc... nguồn gốc ngoại sinh:boxit,apatit,đá vôi... là nguyên liệu, nhiên liệu
cho ngành công nghiệp.
Rừng, đất trồng: Rừng giàu có về thành phần động vật, thực vật nhiều loài quý
hiếm,cao nguyên, thung lũng tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công
nghiệp, cây ăn quả,chăn nuôi phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến, tiêu dùng...
Đất trồng: đất vùng bán bình nguyên, trung du trồng cây công nghiệp, ăn quả, lương
thực
Thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn
Du lịch: Miền núi có điều kiện để phát triển du lịch: tham quan nghỉ dưỡng, sinh thái
+ Hạn chế:
Địa hình đồi núi gây trở ngại cho dân sinh phát triển kinh tế-xã hội
Địa hình bị chia cắt mạnh lắm sông suối,hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại giao thông
Khai thác tài nguyên giao lưu kinh tế các vùng khó khăn
Thiên tai: mưa nhiều, độ dốc lớn, lũ nguồn, lũ quét,xói mòn...tác hại lớn đời sống dân
cư, sản xuất...
Câu 5: Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta.
Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
Thuận lợi:
Đối với công nghiệp: là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện.
Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản.
Đối với nông, lâm nghiệp:
Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp.
Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn
quả và chăn nuôi gia súc lớn.
Đốì với du lịch: khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch
nổi tiếng.
Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xảy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các
hoạt động kinh tế - xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các
vùng,...).
Ánh hưởng đối với cảnh quan tự nhiên
Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều cao, trong đó cảnh quan rừng nhiệt đới
gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là cảnh quan chiếm ưu thế.
Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, theo chiều Đông - Tây,...

You might also like