You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 – KHỐI 12 CAPI (2023-2024)

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM


BÀI 2+6,7
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?
A. Ở trung tâm bán đảo Đông Dương. B. Tiếp giáp với biển Đông.
C. Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc. D. Trong vùng nhiều thiên tai.
Câu 2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Trung Quốc?
A. Lai Châu. B. Cao Bằng. C. Sơn La. D. Lạng Sơn.
Câu 3. Quốc gia nào có đường biên giới trên đất liền dài nhất với nước ta?
A. Trung Quốc. B. Campuchia. C. Lào. D. Thái Lan.
Câu 4. Lãnh thổ nước ta trải dài bao nhiêu vĩ độ?
A. trên 12º vĩ. B. gần 15º vĩ. C. gần 17º vĩ. D. gần 18º vĩ.
Câu 5. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.
A. Cầu Treo. B. Hoa Lư. C. Mộc Bài. D. Lào Cai.
Câu 6. Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu
A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y. B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang. D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
Câu 7. Nước ta có chung Biển Đông với bao nhiêu quốc gia?
A. 7 B. 8 C. 9 D. 10
Câu 8. Vùng biển mà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và
quản lý tài nguyên là
A. vùng nội thủy. B. vùng thềm lục địa.
C. vùng lãnh hải. D. vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 9. Quần đảo Trường Sa thuộc
A. tỉnh Khánh Hoà. B. thành phố Đà Nẵng. C. tỉnh Quảng Ngãi. D. tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 10. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên có đặc điểm
A. nền nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều. B. khí hậu có 2 mùa rõ rệt.
C. sinh vật phong phú đa dang. D. sự phân hóa tự nhiên theo lãnh thổ.
Câu 11. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ đã quy định đặc điểm cơ bản nào của thiên nhiên nước ta?
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Nhiệt đới gió mùa.
C. Nhiệt đới ẩm. D. Nhiệt đới khô.
Câu 12. Nhân tố nào quyết định tính chất phong phú về thành phần loài của giới thực vật tự nhiên ở
Việt Nam?
A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
D. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
Câu 13. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu
Phi là nhờ
A. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
B. nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.
C. nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.
D. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.
Câu 14. Giới hạn của dãy núi Trường Sơn Bắc là
A. phía Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn B. phía Nam sông Đà tới dãy Bạch Mã
C. phía Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã D. phía Nam sông Mã tới dãy Bạch Mã
Câu 15. Dãy Bạch Mã là ranh giới của các tỉnh và thành phố nào?
A. Quảng Nam - Đà Nẵng B. Hà Tĩnh - Quảng Bình
C. Quảng Nam - Quảng Ngãi D. Thừa Thiên Huế- Đà Nẵng
Câu 16. Hướng nghiêng nào đúng với địa hình vùng Đông Bắc?
A. Tây bắc - đông nam. B. Đông bắc - tây nam.
C. Bắc - nam. D. Tây - đông.
Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, nếu đi từ tây sang đông ở vùng núi Đông Bắc sẽ
gặp các cánh cung
A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. B. Sông Gân, Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn.
C. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Triều. D. Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều, Sông Gâm.
Câu 18. Không có hướng nghiêng tây bắc – đông nam là
A. địa hình núi Trường Sơn Bắc. B. các dãy núi vùng Tây Bắc.
C. hệ thống sông Hồng và sông Mã. D. địa hình núi Nam Trường Sơn
Câu 19. Đặc điểm của đồng bằng Sông Cửu Long là
A. Có hệ thống đê bao quanh để chống ngập
B. Bị nhiễm phèn vào mùa mưa với diện tích lớn
C. Bị ngập lụt vào mùa mưa trên diện rộng
D. Địa hình tương đối cao và khá bằng phẳng
Câu 20. Trên bề mặt các cao nguyên và các thung lũng thuận lợi để phát triển
A. Rừng, chăn nuôi, cây lương thực B. Rừng, chăn nuôi, nông sản, thủy sản
C. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi D. Chăn nuôi, thủy sản, lâm sản
Câu 21. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là
A. địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
B. địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
C. động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
D. thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.
Câu 22. Nơi nào sau đây ở nước ta thường xảy ra lũ quét?
A. Đồng bằng. B. Cửa sông. C. Vùng biển. D. Miền núi.
Câu 23. Địa hình núi cao nhất ở nước ta thuộc khu vực nào?
A. Đông Bắc . B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung nước ta?
A. Đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
B. Có nhiều hệ thống sông lớn nhất nước ta.
C. Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
D. Một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn.
Câu 25. Đặc điểm nào là của địa hình vùng Trường Sơn Bắc?
A. Chủ yếu là núi thấp
B. Các dãy núi chạy song song và so le nhau, nâng cao ở 2 đầu, thấp ở giữa
C. Hẹp ngang kéo dài, chủ yếu là núi cao.
D. Các dãy núi chạy song song và so le nhau.
Câu 26. Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông nào?
A. Sông Tiền - Sông Hậu B. Sông Hồng - Sông Đà
C. Sông Hồng - Sông Thái Bình D. Sông Đà - Sông Lô
Câu 27. Diện tích của đồng bằng Sông Cửu Long là bao nhiêu?
A. 40.000 km2 B. 15.000 km2 C. 20.000 km2 D. 45.000 km2
Câu 28. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long giống nhau về
A. nguồn gốc hình thành. B. lịch sử khai thác.
C. đặc điểm địa hình. D. đặc điểm thổ nhưỡng.
Câu 29. Đồng bằng sông Cửu Long có 2 vùng trũng lớn nào?
A. Cà Mau - Đồng Tháp Mười B. Tứ giác Long Xuyên - Đồng Tháp Mười
C. Kiên Giang - Đồng Tháp Mười D. Tứ giác Long Xuyên - Cà Mau
Câu 30. Điểm nào sau đây giống nhau ở 2 đồng bằng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long?
A. Có hệ thống đê điều chạy dài
B. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
C. Bị nhiễm mặn nặng nề
D. Đều là đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp

BÀI 8
Câu 1. Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất nước ta là
A. Vịnh Hạ Long và vịnh Thái Lan. B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
C. Vịnh Thái Lan và vịnh Cam Ranh. D. Vịnh Cam Ranh và vịnh Bắc Bộ.
Câu 2. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là
A. tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng.
B. thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới.
C. hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa.
D. tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc.
Câu 3. Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là
A. xâm thực. B. mài mòn. C. bồi tụ. D. xâm thực - bồi tụ.
Câu 4. Thiên tai mang lại thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là
A. sạt lở bờ biển. B. nạn cát bay. C. triều cường. D. bão.
Câu 5. Loại khoáng sản có giá trị cao đang khai thác ở biển Đông là
A. vàng, dầu mỏ B. sa khoáng, khí đốt
C. titan, dầu mỏ D. dầu mỏ, khí đốt.
Câu 6. Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Nam Côn Sơn và Cửu Long. B. Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và sông Hồng. D. Thổ Chu – Mã Lai và Cửu Long.
Câu 7. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là
A. vịnh Bắc Bộ. B. vịnh Thái Lan.
C. bắc Trung Bộ. D. duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 8. Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với thiên nhiên Việt Nam?
A. Làm cho khí hậu mang tính hải dương điều hòa
B. Làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
C. Làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng.
D. Làm cho khí hậu mang tính chất lục địa điều hòa.
Câu 9. Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu của nước ta?
A. Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.
B. Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn.
C. Làm giảm tính chất lạnh khô vào mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè.
D. làm tăng tính chất nóng và khô của khí hậu nước ta.
Câu 10. Hiện tượng sạt lở bờ biển xảy ra mạnh nhất ở ven biển của khu vực
A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. vịnh Thái Lan.
Câu 11. Hiện nay, rừng ngập mặn bị thu hẹp, chủ yếu là do
A. chiến tranh. B. khai thác gỗ củi. C. phá để nuôi tôm. D. cháy rừng.
Câu 12. Giải thích vì sao ở vùng cực Nam Trung Bộ ở nước ta lại là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng?
A. Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
B. Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
C. Có những hệ núi cao ăn lan ra tận biển nên bờ biển khúc khuỷu.
D. Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài sang tận Ma-lai-xi-a.
Câu 13. Hệ sinh thái phát triển mạnh ở vùng đất bãi triều ở cửa sông, ven biển nước ta là
A. rừng ngập nước. B. trảng cỏ cây bụi.
C. rừng ngập mặn. D. thảm cò ngập nước.
Câu 14. Số cơn bão trung bình hàng năm trực tiếp đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta là
A. từ 3-4 cơn. B. từ 1 đến 2 cơn. C. từ 8-9 cơn. D. từ 6-7 cơn.
Câu 15. Vùng ven biển miền Trung ở nước ta thường xảy ra thiên tai nào?
A. Lũ quét. B. Sóng thần. C. Trượt đất. D. Cát bay, cát chảy.
PHẦN 2. KỸ NĂNG BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ
Câu 1. Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA MỘT SỐ TỈNH NĂM 2018
(Đơn vị: Nghìn người)
Tỉnh Hải Dương Bắc Giang Khánh Hòa Đồng Tháp
Số dân 1807,5 1691,8 1232,4 1693,3
Số dân thành thị 456,8 194,5 555,0 300,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh tỉ lệ dân thành thị trong dân số của các tỉnh
năm 2018?
A. Hải Dương thấp hơn Đồng Tháp. B. Bắc Giang cao hơn Khánh Hòa.
C. Đồng Tháp cao hơn Bắc Giang. D. Khánh Hòa thấp hơn Hải Dương.
Câu 2. Cho biểu đồ:
300 Tỷ đô la Mỹ 285

221
207
200 181

100

0 Năm
2010 2018
Ma-lai-xi-a Thái Lan
GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA MA-LAI-XI-A VÀ THÁI LAN NĂM
2010 VÀ 2018
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi giá trị nhập khẩu năm 2018 so với năm 2010
của Ma-lai-xi-a và Thái Lan?
A. Thái Lan tăng nhanh hơn Ma-lai-xi-a. B. Ma-lai-xi-a tăng gấp hai lần Thái Lan.
C. Thái Lan tăng ít hơn Ma-lai-xi-a. D. Ma-lai-xi-a tăng và Thái Lan giảm.
Câu 3. Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA, NĂM 2005 VÀ NĂM 2016
(Đơn vị: Nghìn tấn)

Năm Tổng số Lúa đông xuân Lúa hè thu và thu đông Lúa mùa
2005 35832,9 17331,6 10436,2 8065,1
2016 43609,5 19404,4 15010,1 9195,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, để thể hiện quy mô sản lượng lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005
và năm 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền. B. Tròn C. Kết hợp. D. Cột.
Câu 4. Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ PHÂN THEO NHÓM HÀNG
CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: %)
Nhóm hàng 1995 2000 2005 2010 2014
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 25,3 37,2 36,1 31,0 44,3
Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN 28,5 33,8 41,0 46,1 38,6
Hàng nông, lâm, thuỷ sản 46,2 29,0 22,9 22,9 17,1
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm
hàng của nước ta qua các năm.
A. Miền. B. Kết hợp cột và đường. C. Đường. D. Cột.
Câu 5. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm 1990 1995 2000 2010 2015
Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 769,8 624,8
Nhập khẩu 235,4 335,9 379,5 692,4 648,3
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2015.
A. Tròn. B. Kết hợp. C. Cột. D. Đường.
Câu 6 Dựa vào bảng số liệu về sự biến động diện tích rừng của nước ta thời kì 1943 - 2015
Năm 1943 1983 2005 2015
Tổng diện tích có rừng (triệu ha) 14,3 7,2 12,7 14,0
Rừng tự nhiên (triệu ha) 14,3 6,8 10,2 10,1
Rừng trồng (triệu ha) 0 0,4 2,5 3,9
Độ che phủ rừng 43% 22% 38% 41%
Dạng biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi diện tích và độ che phủ rừng ở nước ta.
A. Tròn. B. Kết hợp. C. Cột. D. Đường.
Câu 7. Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô, cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
B. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
C. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015.
Câu 8. Cho biểu đồ về khối lượng hàng hóa vận chuyển của một số ngành vận tải nước ta giai đoạn
2010 – 2019.

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?


A. Quy mô khối lượng hàng hóa.
B. Chuyển dịch cơ cấu khối lượng hàng hóa.
C. Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa.
D. Cơ cấu khối lượng hàng hóa.
Câu 9. Cho biểu đồ về dân số nông thôn và thành thị của nước ta giai đoạn 2010 – 2019.

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?


A. Quy mô, cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
B. Thay đổi quy mô dân số nông thôn và thành thị.
C. Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
D. Tốc độ tăng trưởng dân số nông thôn và thành thị.
Câu 10. Cho biểu đồ về sản lượng thủy sản nuôi trồng theo vùng của nước ta năm 2015 -2020 (Đơn
vị: %)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?


A. Quy mô và tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng.
B. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.
C. Quy mô và cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.
D. Tốc độ tăng trưởng và thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản nuôi trồng.

You might also like