You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45’ ĐỊA 12

Câu 1. Vị trí địa lí của nước ta


A. nằm ở phía Đông Bắc của bán đảo Trung Ấn.
B. là nơi gặp gỡ của các khối khí hoạt động theo mùa.
C. thuộc vành đai động đất điển hình của châu Á.
D. trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 2. Nước ta có bao nhiêu tỉnh/thành phố giáp với biển?
A. 29. B. 30. C. 28. D. 27.
Câu 3. Đường bờ biển nước ta có chiều dài
A. 2360 km. B. 2036 km. C. 3206 km. D. 3260 km
Câu 4. Bộ phận được coi như phần lãnh thổ trên đất liền của nước ta là vùng
A. lãnh hải. B. đặc quyền kinh tế.
C. nội thủy. D. tiếp giáp lãnh hải.
Câu 5. Ranh giới được coi như đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta là:
A. đường cơ sở.
B. ranh giới giữa vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. ranh giới giữa vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
D. ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 6. Vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển của nước ta là vùng
A. lãnh hải. B. tiếp giáp lãnh hải.
C. đặc quyền kinh tế. D. thềm lục địa.
Câu 7. Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có các đặc điểm nào sau đây?
A. Các vùng biển nông và giáp Thái Bình Dương, biển ấm, mưa nhiều.
B. Biển kín và rộng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ muối khá cao.
C. Độ muối khá cao, nhiều ánh sáng, nhiệt độ nước biển cao, giàu ôxy
D. Các dòng biển đổi hướng theo mùa, có dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới.
Câu 8. Đặc điểm về vị trí địa lí nào sau đây khiến thiên nhiên nước ta khác hẳn các nước ở Tây Á, Đông Phi và
Tây Phi?
A. Nằm gần khu vực xích đạo.
B. Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
C. Tiếp giáp với biển Đông rộng lớn.
D. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và tiếp giáp với biển Đông.
Câu 9. Nhân tố quyết định tính chất phong phú về thành phần loài của giới thực vật tự nhiên ở Việt Nam là
A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
D. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
Câu 10. Địa hình Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phần lớn là núi cao trên 1000m. B. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
C. Chịu tác động mạnh mẽ của con người. D. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 11. Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là
A. hướng vòng cung và hướng đông bắc – tây nam.
B. hướng tây nam – đông bắc và hướng vòng cung.
C. hướng vòng cung và đông nam – tây bắc.
D. hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.
Câu 12. Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất tại các vùng núi
A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình vùng Đông Bắc?
A. Hướng núi vòng cung chiếm ưu thế với 4 cánh cung và chụm lại ở Tam Đảo.
B. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.
C. Hướng nghiêng chung là hướng tây bắc – đông nam.
D. Các sông trong khu vực cũng có hướng vòng cung.

1
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Tây Bắc?
A. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả; địa hình cao nhất nước ta.
B. Gồm 3 dải địa hình: núi cao ở phía đông, núi trung bình ở phía tây và ở giữa thấp hơn.
C. Các dãy núi và thung lũng sông cùng hướng tây nam – đông bắc.
D. Các dãy núi và thung lũng sông cùng hướng tây bắc – đông nam.
Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc?
A. Thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu.
B. Mạch núi cuối cùng của dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
C. Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam.
D. Nằm giữa sông Cả và sông Thu Bồn.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng núi Trường Sơn Nam?
A. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao.
B. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn đông – tây.
C. Các cao nguyên của vùng cao trung bình từ 1500 đến 2000m.
D. Đỉnh Ngọc Linh là đỉnh núi cao nhất của vùng.
Câu 17. Cao nguyên nào sau đây thuộc nhóm cao nguyên badan?
A. Đồng Văn. B. Mộc Châu. C. Tà Phình. D. Mơ Nông.
Câu 18. Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là
A. địa hình thấp hơn.
B. có một số vùng trũng do chưa được phù sa bồi đắp hết.
C. không ngừng được mở rộng ra phía biển.
D. có hệ thống đê ngăn lũ.
Câu 19. Vùng đồng bằng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta là
A. đồng bằng sông Hồng. B.đồng bằng Thanh Hóa.
C.đồng bằng sông Cửu Long. D.đồng bằng Bình – Trị - Thiên.
Câu 20. Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung của nước ta?
A. Đất thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. B. Có nhiều hệ thống sông lớn nhất nước ta.
C. Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bi chia cắt. D. Một số đồng bằng được mở rộng ở các cửa sông lớn.
Câu 21. Dân cư đồng bằng sông Cửu Long chủ động sống chung với lũ không phải do
A.lũ lên chậm và xuống chậm. B.lũ cũng mang lại nhiều lợi.
C.tập quán lâu đời của người dân. D.lũ xảy ra thường xuyên và quanh năm.
Câu 22. Khai thác sử dụng hợp lí khu vực đồi núi có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sinh thái cho cả đồng
bằng bởi vì
A.miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.
B.các con sông lớn mang vật liệu phù sa từ miền đồi núi bồi đắp cho đồng bằng.
C.nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.
D.giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện tại.
Câu 23: Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn các vùng khác chủ yếu là do
A. phần lớn diện tích vùng là địa hình đồi núi thấp.
B. nhiều đỉnh núi cao giáp biên giới Việt - Trung.
C. các dãy núi có hướng vòng cung, đón gió mùa mùa đông.
D. địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Câu 24. Đặc điểm chung vùng biển nước ta là
A. biển lớn, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm.
B. biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm.
C. biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa.
D. biển nhỏ, mở và mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
Câu 25. Tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Đông được thể hiện qua yếu tố nào?
A. Diện tích. B. Thủy triều. C. Nhiệt độ. D. Giàu ôxi.
Câu 26. Nhờ biển Đông mà khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu
A. lục địa. B. địa trung hải. C. ôn đới. D. hải dương.
Câu 27. Khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất và giá trị nhất của biển Đông nước ta?
A. Ti tan. B. Sa khoáng. C. Cát thủy tinh D. Dầu khí.

2
Câu 28. Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào?
A. Quảng Ninh. B. Đà Nẵng C. Khánh Hoà. D. Bình Thuận.
Câu 29. Ở nước ta, nghề làm muối phát triển mạnh tại địa phương
A. Của Lò, Sa Huỳnh B. Thuận An, Cà
C. Sa Huỳnh, Cà Ná D. Mũi Né, Sa Huỳnh.
Câu 30. Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển
A. nhiệt đới. B. cận nhiệt đới. C. xích đạo. D. ôn đới.
Câu 31: Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rõ trong đặc điểm nào sau đây?
A. nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 230C.
B. Độ mặn trung bình 32 - 33%o , thay đổi theo mùa.
C. Sóng biển mạnh nhất vào thời kì gió mùa Đông Bắc.
D. Trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn.
Câu 32. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố
A. sóng biển, thủy triều. B. nhiệt độ, hải lưu.
C. hải văn và sinh vật biển. D. độ muối, sinh vật biển.
Câu 33. Hệ sinh thái phát triển mạnh ở các bãi triều cửa sông, ven biển của nước ta là
A. rừng ngập nước. B. trảng cỏ cây bụi.
C. rừng ngập mặn. D. thảm cỏ ngập nước.
Câu 34. Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất của nước ta hiện nay tập trung chủ yếu ở
A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 35. Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Nam Côn Sơn và Cửu Long. B. Thổ Chu – Mã Lai và sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và sông Hồng. D. Thổ Chu – Mã Lai và Cửu Long.
Câu 36. Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. D. Bắc Bộ và Nam Bộ.
Câu 37. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây thuộc đồng bằng sông Hồng không
giáp biển?
A. Ninh Bình. B. Hải Dương. C. Nam Định. D. Thái Bình.
Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây có điểm cực Bắc của đất nước?
A. Điện Biên. B. Hà Giang. C. Khánh Hoà. D. Cà Mau.
Câu 39. Dựa vào Atlat Địa lí trang 4-5 cho biết các quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên
biển và đất liền là:
A. Trung Quốc và Lào. B. Thái Lan và Cam –pu-chia.
C. Cam –pu-chia và Trung Quốc. D. Lào và Cam –pu-chia.
Câu 40. Dựa vào Atlat Địa lí trang 4-5 cho biết quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của nước ta lần lượt thuộc các
tỉnh/ thành phố là:
A. Khánh Hòa và TP. Đà Nẵng. B. Khánh Hòa và Quảng Nam.
C. Thừa Thiên – Huế và Bà Rịa Vũng Tàu. C. Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Đà Nẵng.
Câu 41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau
đây?
A. Quảng Nam. B. Đà Nẵng. C. Khánh Hoà. D. Bình Định.
Câu 42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với cả Lào và Trung Quốc?
A. Hà Giang. B. Điện Biên. C. Lai Châu. D. Lào Cai.
Câu 43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết bán đảo Sơn Trà thuộc tỉnh (thành phố) nào sau
đây?
A. Quảng Nam. B. Đà Nẵng. C. Khánh Hoà. D. Bình Định.
Câu 44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết núi nào sau đây có hướng tây bắc – đông nam?
A. Cánh cung Đông Triều. B. Hoàng Liên Sơn.
C. Cánh cung sông Gâm. D. Cánh cung Ngân Sơn.
Câu 45. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết cao nguyên nào sau đây nằm kề với sông Đà?
A. Sơn La. B. Pleiku. C. Kon Tum. D. Lâm Viên.

3
Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết ở miền núi phía Bắc nước ta có sơn nguyên nào
sau đây?
A. Mộc Châu. B. Đồng Văn. C. Sín Chải. D. Sơn La.
Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết hai quần đảo xa bờ của nước ta là?
A. Thổ Chu, Hoàng Sa. B. Hoàng Sa, Trường Sa.
C. Trường Sa, Côn Sơn. D. Côn Sơn, Thổ Chu.
Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không có hướng vòng cung?
A. Pu Đen Đinh. B. Ngân Sơn. C. Bắc Sơn. D. Đông Triều.
Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không có hướng tây bắc –
đông nam?
A. Đông Triều. B. Hoàng Liên Sơn.
C. Pu Đen Đinh. D. Trường Sơn Bắc.
Câu 50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết núi nào sau nhất trong số các núi sau đây?
A. Ngọc Linh. B. Kon Ka Kinh. C. Vọng Phu. D. Chư Yang Sinh.
Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, cho biết dãy Con Voi cùng hướng với dãy núi nào sau
đây?
A. Tam Đảo. B. Ngân Sơn. C. Bắc Sơn. D. Sông Gâm.
Câu 52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với địa hình của
miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Địa hình có sự phân hóa đa dạng. B. Có nhiều dạng địa hình khác nhau.
C. Hướng núi chủ yếu tây bắc – đông nam. D. Chủ yếu là đồi núi thấp, thung lũng rộng.
Câu 53. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với địa hình vùng
biển từ Móng Cái đến đèo Hải Vân?
A. Địa hình bờ biển rất đa dạng. B. Có nhiều đảo lớn nhỏ ven bờ.
C. Thềm lục địa nông và rộng. D. Không có nhiều cửa sông.
Câu 54. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, các cao nguyên xếp theo thứ tự từ bắc vào nam như sau:
A. Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Di Linh, Mơ Nông.
B. Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh.
C. Kon Tum, Đắk Lắk, Pleiku, Mơ Nông, Di Linh.
D. Kon Tum, Pleiku, Mơ Nông, Đắk Lắk, Di Linh.
Câu 55. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với địa hình của
khu vực Nam Trung Bộ?
A. Bờ biển kéo dài, khúc khuỷu, nhiều vũng, vịnh.
B. Thềm lục địa sâu và hẹp, không có đảo, bán đảo.
C. Có dòng biển nóng, lạnh và hai quần đảo xa bờ.
D. Các đồng bằng nhỏ, hẹp; núi ăn lan ra sát biển.
Câu 56. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với địa hình của
khu vực Nam Bộ?
A. Bờ biển dài, rất khúc khuỷu. B. Thềm lục địa nông và rộng.
C. Đồng bằng thấp, rộng lớn. D. Có nhiều đảo và quần đảo.
Câu 57. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết lát cắt AB không đi qua nơi nào sau đây?
A. Cao nguyên Di Linh. B. Núi Bidoup.
C. Đèo Ngoạn Mục. D. Cao nguyên Lâm Viên.
Câu 58. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, các vịnh biển xếp theo thứ tự từ bắc nào nam như sau?
A. vịnh Đà Nẵng, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh.
B. vịnh Đà Nẵng, vịnh Vân Phong, vịnh Quy Nhơn, vịnh Cam Ranh.
C. vịnh Đà Nẵng, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, vịnh Quy Nhơn.
D. vịnh Đà Nẵng., vịnh Vân Phong, vịnh Quy Nhơn, vịnh Cam Ranh.
Câu 59. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết Biển Hồ nằm trên cao nguyên nào sau đây?
A. Kon Tum. B. Pleiku. C. Đắk Lắk. D. Lâm Viên.
Câu 60. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với địa hình của
miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
A. Có nhiều cao nguyên badan. B. Đồng bằng châu thổ rộng lớn.

4
C. Nhiều dãy núi rất cao, đồ sộ. D. Nhiều vũng, vịnh, cửa sông.
Câu 61. Cho biểu đồ:
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG Ở HÀ NỘI

Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội?
A. Tháng XII có nhiệt độ dưới 150C. B. Chế độ mưa có sự phân mùa.
C. Lượng mưa lớn nhất vào tháng VIII. D. Nhiệt độ các tháng trong năm không đều.
Câu 62. Cho bảng số liệu
Địa điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Hạ Long 17 18 19 24 27 29 29 27 27 27 24 19
Vũng Tàu 26 27 28 30 29 29 28 28 28 28 28 27
Để thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hạ Long và Vũng Tàu, thích hợp nhất là
biểu đồ
A. đuờng. B. kết hợp. C. miền. D. cột.
Câu 63. Cho bảng số liệu:
LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH THÁNG CỦA SÔNG HỒNG TẠI TRẠM HÀ NỘI
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Lưu lượng nước 1040 885 765 889 1480 3510 5590 6660 4990 3100 2199 1370
(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam – NXB Giáo dục Việt Nam)
Theo bảng số liệu, sông Hồng tại trạm Hà Nội có đỉnh lũ rơi vào tháng nào sau đây?
A. Tháng I. B. Tháng VIII. C. Tháng XII. D. Tháng III.
Câu 64. Cho biểu đồ

Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh chế độ nhiệt độ và lượng mưa của
Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh.
A. Số tháng lạnh trong mùa Đông của Hà Nội nhiều hơn TP. Hồ Chí Minh.
B. Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh.
C. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội bé hơn TP. Hồ Chí Minh.
D. Sự phân mùa của chế độ mưa Hà Nội sâu sắc hơn TP. Hồ Chí Minh.

5
Câu 65. Cho biểu đồ

Dựa vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh chế độ nhiệt độ và lượng mưa của
Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh.
A. Số tháng lạnh trong mùa Đông của Hà Nội nhiều hơn TP. Hồ Chí Minh.
B. Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh.
C. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội bé hơn TP. Hồ Chí Minh.
D. Sự phân mùa của chế độ mưa Hà Nội sâu sắc hơn TP. Hồ Chí Minh.
Câu 66: Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHẾ ĐỘ MƯA VÀ CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY TRÊN LƯU VỰC SÔNG GIANH (trạm
Đồng Tâm)
(Nguồn: SGK Địa lý 8, trang 124, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông
Gianh nước ta?
A. Chế độ dòng chảy theo sát chế độ mưa. B. Tháng 10 có lượng mưa lớn nhất.
C. Mùa mưa lùi về thu đông. D. Tháng 9 có lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất.
Câu 67. Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: °C)
Địa điểm Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình
tháng 1 tháng 7 năm
Hà Nội 16,4 28,9 23,5
Huế 19,7 29,4 25,1
TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9

6
(Nguồn: SGK Địa lý 12, Ban cơ bản, trang 44, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ trung bình của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh?
A. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất.
B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
C. Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng 7 cao nhất.
D. Tháng 7 nhiệt độ trung bình ít chênh lệch giữa các địa điểm.
Câu 68: Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2018

Năm 2010 2018


2015 2017
Than (triệu tấn) 44,8 41,7 38,4 42,0
Dầu thô (triệu tấn) 15,0 18,7 15,5 14,0
Điện (tỉ kwh) 91,7 157,9 191,6 209,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu trên, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai
đoạn 2010 – 2018, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Cột. B. Miền. C. Kết hợp. D. Đường.
Câu 69: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2007 - 2018
(Đơn vị: %)
Năm 2000 2014 2015 2018
Xuất khẩu 46,0 50,4 49,4 50,7
Nhập khẩu 54,0 49,6 50,6 49,3
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018)


Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2000 -
2018 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường. B. Cột. C. Tròn. D. Miền.
Câu 70: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi Phu Luông có độ cao là
A. 3096m. B. 2504m. C. 2445m. D. 2985m.
HẾT

You might also like