You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS - THPT NGUYỄN KHUYẾN

TRƯỜNG TH - THCS - THPT LÊ THÁNH TÔNG


-----------

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 1

MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 12

Câu 1. Dựa vào Atlat cho biết điểm cực Nam nước ta thuộc tỉnh
A. Bạc Liêu. B. An Giang. C. Kiên Giang. D. Cà Mau.
Câu 2. Nếu tính từ giờ GMT thì nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ số mấy?
A. Múi giờ số 6. B. Múi giờ số 7. C. Múi giờ số 8. D. Múi giờ số 9.
Câu 3. Nước ta có đường bờ biển dài bao nhiêu km?
A. 3260 km. B. 2360 km. C. 3620 km. D. 3206 km.
Câu 4. Hai tỉnh nào sau đây nằm ở điểm đầu và điểm cuối cùng của đường bờ biển nước ta?
A. Quảng Ninh, An Giang. B. Hải Phòng, Cà Mau.
C. Quảng Ninh, Kiên Giang. D. Quảng Ninh, Cà Mau.
Câu 5. Nước ta có chủ quyền một vùng biển rộng ở Biển đông là bao nhiêu km2?
A. Khoảng 500.000 km2. B. Khoảng 1 triệu km2.
C. Khoảng 1,5 triệu km2. D. Khoảng 2 triệu km2.
Câu 6. Hai bể dầu lớn nhất ở thềm lục địa nước ta là?
A. Bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long. B. Bể Sông Hồng và bể Trung Bộ.
C. Bể Thổ Chu Mã Lai và bể Trung Bộ. D. Bể Cửu Long và bể Sông Hồng.
Câu 7. Hệ thống núi cao trên 2000m ở nước ta chiếm tỷ trọng bao nhiêu % diện tích cả nước?
A. 1 %. B. 3 %. C. 2 %. D. 4 %.
Câu 8. Dựa vào Atlat trang 4,5 cho biết đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau đây:
A. Cà Mau. B. Kiên Giang. C. Bà Rịa-Vũng Tàu. D. Đà Nẵng.
Câu 9. Vùng đất của nước ta gồm
A. phần được giới hạn bởi biên giới đất liền và đường bờ biển.
B. phần đất liền giáp biển.
C. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
D. hải đảo và đồng bằng ven biển.
Câu 10. Đặc điểm nổi bậc nhất của địa hình núi Tây Bắc là
A. gồm các khối núi và cao nguyên. B. gồm 4 cánh cung lớn.
C. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. D. địa hình thấp và hẹp ngang.
Câu 11. Đồng bằng sông Hồng có
A. kênh rạch chằng chịt. B. địa hình trũng thấp.
C. bề mặt bị chia cắt do hệ thống đê. D. diện tích rộng hơn đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 12. Đỉnh núi cao nhất nước ta thuộc dãy núi
A. Trường Sơn Bắc. B. Hoàng Liên Sơn. C. Trường Sơn Nam. D. Đông Triều.
Câu 13. Nước nào sau đây có biển không giáp với biển Đông của Việt Nam?
A. Thái Lan. B. Mianma. C. Bru nây. D. Trung Quốc.
Câu 14. Thời tiết nửa đầu mùa Đông ở nước ta
A. lạnh khô. B. lạnh ẩm. C. nóng ẩm. D. nóng khô.
Câu 15. Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình nhất ở vùng núi
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc, Trường Sơn
Nam.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc?
A. Hướng Tây Bắc - Đông Nam. B. Hướng Bắc - Nam.
C. Núi cao, đồ sộ nhất nước ta. D. Giới hạn giữa sông Hồng và sông Cả.
Câu 17. So với diện tích toàn lãnh thổ, đồi núi của nước ta chiếm khoảng
A. 3/4 diện tích. B. 4/5 diện tích. C. 3/5 diện tích. D. 2/3 diện tích.
Câu 18. Công trình thuỷ điện Sơn La (lớn nhất nước ta) được xây dựng ở vùng núi nào?
A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Bắc. C. Tây Bắc. D. Giáp Lào.
Câu 19. Đồng bằng sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông:
A. Sông Hồng và sông Đà. B. Sông Đà và sông Lô.
C. Sông Thái Bình và sông Lô. D. Sông Hồng và sông Thái Bình.
Câu 20. Đồng bằng sông Hồng rộng khoảng
A. 10.000 km2. B. 15.000 km2. C. 20.000 km2. D. 25.000 km2.
Câu 21. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?
A. Á- Âu và Bắc Băng Dương. B. Á- Âu và Thái Bình Dương.
C. Á- Âu và Ấn Độ Dương . D. Á- Âu và Đại Tây Dương.
Câu 22. Nước ngoài có thể lưu thông hàng hải, đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm trong vùng biển
nào của nước ta?
A. Vùng đặc quyền kinh tế. B. Lãnh hải. C. Thềm lục địa. D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không đúng với miền khí hậu phía Nam nước ta?
A. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. B. Có 2 mùa mưa, khô rõ rệt.
C. Nhiệt độ trung bình năm trên 25 C .
0
D. Nền nhiệt thiên về khí hậu cận xích đạo.
Câu 24. Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra
ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, được gọi là
A. Vùng đặc quyền kinh tế. B. Lãnh hải. C. Thềm lục địa. D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 25. Do biển có vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên
A. phần lớn đồng bằng hẹp ngang. B. đồng bằng bị chia cắt.
C. đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa. D. một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông.
Câu 26. Biển Đông có diện tích
A. 1,447 triệu km2. B. 2,447 triệu km2. C. 3,447 triệu km2. D. 4,447 triệu km2.
Câu 27. Diện tích rừng ngập mặn ven biển nước ta chủ yếu ở vùng
A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 28. Điều kiện thuận lợi nào sau đây giúp vùng Nam Trung Bộ phát triển mạnh nghề làm
muối?
A. Người dân có trình độ tay nghề cao. B. Bãi triều rộng.
B. Nhiệt độ cao, nắng nhiều, sông nhỏ, ít mưa. D. Nhu cầu tiêu thụ lớn.
Câu 29. Nguồn gốc xuất phát của gió mùa Đông Bắc ở Việt Nam là ở
B. Vịnh Bengan. B. áp cao Xibia. C. áp cao chí tuyến Nam bán cầu. D. Xích đạo.
Câu 30. Biểu hiện không phải tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta nước ta là
B. có 2 mùa gió. B. nhiệt độ trung bình năm cao. C. số giờ nắng nhiều. D. cán cân búc xạ
dương.
Câu 31. Đặc điểm không phải của sông ngòi nước ta là
A. ít sông. B. có mùa lũ và mùa cạn. C. nhiều nước. D. nhiều phù sa.
Câu 32. Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng địa hình nào của nước ta?
A. Ven biển. B. Đồi núi thấp. C. Núi cao. D. Đồng bằng.
Câu 33. Chọn ý không đúng với việc khai thác tài nguyên sinh vật và hải đảo
A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ. B. Hạn chế đánh bắt xa bờ.
C. Tránh sử dụng các phương tiện có tính chất hủy diệt. D. Bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Câu 34. Đặc điểm nào không đúng với khí hậu nước ta?
A. Gió mùa mùa Đông từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
B. Gió mùa mùa Hạ gây mưa ở Miền Nam, Tây Nguyên và Miền Bắc.
C. Khô hạn, xâm nhập mặn xảy ra khắp cả nước.
D. Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam không có mùa Đông lạnh, khí hậu cận xích đạo.
Câu 35. Nước ta có thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa do
A. vị trí địa lí quy định. B. địa hình nhiều đồi núi.
C. Giáp biển. D. Có gió mùa Đông, gió mùa Hạ.
Câu 36. Các bộ phận của biển nước ta tính từ đất liền trở ra biển gồm
A. nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải.
B. nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, đường cơ sở, lãnh hải, thềm lục địa,.
C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
D. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, đường cơ sở.
Câu 37. Nước ta đi lại với các nước láng giềng trên đất liền qua các
A. ngọn núi. B. cửa khẩu. C. hải cảng. D. sân bay.
Câu 38. Phạm vi lãnh thổ nước ta gồm
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời. B. vùng đất liền và vùng biển .
C. vùng đất và vùng thềm lục địa. D. vùng đất, vùng tiếp giáp, vùng biển, vùng trời.
Câu 39. Hiện nay nước ta có bao nhiêu huyện đảo?
A. 12. B. 13. C. 63. D. 54.
Câu 40. Dựa vào Atlat trang 4,5 cho biết đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất nước ta?
A. Cồn Cỏ. B. Phú Quốc. C. Lý Sơn. D. Phú Quý.

You might also like