You are on page 1of 2

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I

A. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ


1. Vai trò của thoát hơi nước qua lá:
- Tạo lực hút, giúp cho dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác của cây
- Hạ nhiệt của lá.
- Giúp khuếch tán khí oxi và cacbonic, giúp lá quang hợp và hô hấp.

2. Hai con đường thoát hơi nước:


Qua khí khổng (chủ yếu khoảng 90%) Qua cutin (không đáng kể)
- Gồm 2 tế bào hình hạt đậu, vách trong dày hơn vách ngoài tạo - Vận tốc thoát hơi nước chậm và
lỗ khí khổng. không được điều chỉnh.
- Vận tốc thoát hơi nước nhanh và được điều chỉnh bằng việc - Cơ chế: Điều tiết bởi mức độ phát
đóng mở khí khổng. triển của lớp cutin trên biểu bì lá:
- Cơ chế: Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước lớp cutin càng dày thì thoát hơi nước
trong tế bào khí khổng càng ít và ngược lại.
+ Khi no nước: vách mỏng căng ra → vách dày cong theo → lỗ khí
mở
+ Khi mất nước: vách mỏng hết căng → vách dày duỗi → lỗ khí
đóng

B. QUANG HỢP
1. Vai trò của quang hợp:
- Quang hợp cung cấp thức ăn, năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới
- Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và dược liệu chữa bệnh cho con người
- Điều hòa không khí.

2. Lục lạp : 2 3
- Lục lạp là bào quan quang hợp, chứa hệ sắc tố quang hợp gồm diệp 1
lục và carotenoids phân bố trên màng thylakoid.
4
- Chú thích hình :
1. ………………………………… 2. ………………………………….
3. ………………………………… 4. ………………………………….

3. Hệ sắc tố quang hợp:


a. Các nhóm sắc tố quang hợp:
- Diệp lục (chlorophyll): gồm diệp lục a, diệp lục b
- Carotenoids (sắc tố phụ quang hợp): gồm carotene và xanthophyll
b. Vai trò của các nhóm sắc tố quang hợp:
- Diệp lục a: hấp thụ năng lượng ánh sáng và trực tiếp tham gia vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng
trong ATP và NADPH.
- Các sắc tố khác: hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó cho diệp lục a.
- Năng lượng ánh sáng được hấp thụ và truyền đi theo sơ đồ sau:
Carotenoids  Diệp lục b  Diệp lục a  Diệp lục a ở trung tâm phản ứng
4. Quang hợp ở cây C3 (hầu hết các loài thực vật trên trái đất)
 Pha sáng: Chuyển hoá quang năng thành hóa năng trong ATP, NADPH
- Diễn ra tại thylakoid khi có ánh sáng.
- Có quá trình quang phân li nước  cung cấp H+ và e-  tham gia tạo ATP và NADPH, đồng thời giải phóng
O2 ra môi trường
 Pha tối: cố định CO2, tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây
- Diễn ra chu trình Calvin (C3) cố định CO2 tại stroma
- 3 giai đoạn của chu trình Calvin:
 Giai đoạn cố định CO2.
 Giai đoạn khử APG thành AlPG (một phần AlPG tổng hợp nên C6H12O6).
 Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Riboluzo
- Sản phẩm: AlPG là chất khởi đầu để tổng hợp nên C6H12O6, rồi từ đó tổng hợp nên tinh bột, schacarose,
amino acid, protein, lipid

5. Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp:


- Trong khoảng điểm bù ánh sáng và điểm bão hòa ánh sáng, cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với cường độ
chiếu sáng.
- Quang hợp tối ưu tại miền tia đỏ và tia xanh tím
Đọc kĩ SGK

You might also like