You are on page 1of 10

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP

Thành viên nhóm 2


Nguyễn Ngọc Lan Tường MSSV B1804550
Cao Thanh Tùng MSSV B1804549
Nguyễn Văn Duy MSSV B1804478
Chuyên đề:
Thí nghiệm giả định để tối thiểu hóa vai trò của quang hô hấp ở thực vật

Nội dung tổng quát:


1) Tổng quát về quang hợp ở thực vật
2) Khái niệm quang hô hấp ở thực vật
3) Cơ chế của quang hô hấp
4) Thí nghiệm giả định để tối thiểu hóa vai trò của quang hô hấp ở thực vật
5) Kết luận
6) Tài liệu tham khảo
2

Nội dung chi tiết:


1) Tổng quát về quang hợp ở thực vật

 Quang hợp là hoạt động tổng hợp chất


hữu cơ của cây xanh từ CO2 và H2O
nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời. Là
quá trình hấp thụ và chuyển quang
năng thành hóa năng tích trữ trong các
phân tử cacbohydrat

Sơ đồ quang hợp ở thực vật.

Phương trình tổng thể cho loại quang hợp xảy ra trong thực vật
 Cơ quan làm nhiệm vụ quang hợp chủ yếu là lá, kế đến là các phần xanh khác như búp hoa,
bẹ lá...
 Bào quan diễn ra quang hợp trong tế bào lục lạp
 Các sắc tố quang hợp:
+ Chlorophylls (chl a, chl b)
+ Các sắc tố từ vàng đến cam của carotenoids
 Quang hợp là một quá trình phức tạp có thể được khái quát thành 3 bước sau:

+ Qúa trình khuếch tán của khí CO2 đến lục lạp CO2 trong không khí( bình thường
khoảng 300 ppm hay0,03% đượckhuếch tán qua khí khổng đến lục lạp

+ Phản ứng sáng: Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để phân giải nước,
tạo ra phân tử oxy, chất khử NADPH và ATP

+ Phản ứng tối: NADPH và ATP bị khử ở ngoài ánh sáng được dùng để khử CO2 thành
Carbohydrate và các hợp chất khác. Phản ứng này không đòi hỏi ánh sáng nên gọi là phản
ứng tối
3

 Khi cây quang hợp, đồng thời cũng diễn ra quá trình hô bình thường hay gọi là hô hấp bóng
tối. Ngoài ra, đối với cây C3 còn diễn ra quá trình hô hấp ánh sáng (quang hô hấp) đây là 2
quá trình hoàn toàn khác nhau
+ Hô hấp ánh sáng được tiến hành trong peroxisomes
+ Hô hấp bóng tối diễn ra trong ty thể
2) Khái niệm quang hô hấp ở thực vật:
Là một quá trình hô hấp xảy ra ở thực vật trong điều kiện có ánh sáng nhưng ít CO2 thừa O2, là
hiện tượng ức chế quang hợp ở cây C3. Trong quá trình này, đường RuBP bị oxi hóa bởi trình
Calvin của quá trình quang hợp.

3) Cơ chế của quang hô hấp:


a. Miêu tả:

Quá trình hô hấp sáng được tiến hành nhờ hoạt tính oxigenase của enzyme Rubisco. Cụ thể
Rubisco sẽ xúc tác phản ứng oxi hóa RuBP như sau:

RuBP + O2 → Photphoglycolat + 3-photphoglycerat + 2H+

Photphoglycolat (PPG) sau đó sẽ được cơ thể tái sử dụng bởi một loạt các phản ứng xảy ra trong
thể peroxi và ti thể, nơi nó được biến đổi thành glycine, serine và sau đó là photphoglycerat
(PGA). Glycerat lại "chui" trở vào lục lạp và tái tham gia chu trình Calvin. Việc chuyển đổi một
PGC thành PPG tiêu tốn một ATP trong lục lạp, và đối với 2 phân tử O2 tiêu tốn trong hô hấp
sáng thì một phân tử cacbonic sẽ được sản sinh. Toàn bộ quá trình chuyển hóa PPG trong hô hấp
sáng được gọi là chu trình C2 glycolat hay chu trình ôxi hóa cacbon quang hợp (viết tắt là chu
trình PCO).

Tổng cộng trong chu trình này một nguyên tử cacbon sẽ bị thất thoát dưới dạng CO2. Nitơ trong
serine sẽ bị chuyển thành ammoniac, nhưng nó không bị hao hụt mà nhanh chóng được chuyển
về lục lạp trong chu trình glutamat synthaza.
4

Hình ảnh minh họa quá trình quang hô hấp ở thưc vật
b. Nguyên nhân của sự quang hô hâp:
Sự quang hô hấp được kích thích bởi 3 nhân tố ngoài trừ mức độ ánh sáng cao: mức O2
cao, mức CO2 thấp và nhiệt độ cao.
 W. L. Ogren và G. Bowes (1971) đã chứng minh rằng O2 có thể ức chế sự cố định
CO2 bởi rubisco, vì vậy giải thích rõ cho hiện tượng Warburg. Họ cũng chứng minh rằng
rubisco xúc tác một sự ocid hóa của ribulose bisphosphate bởi O2. Vì thế rubisco cũng là
một oxygenes. Phân tử O2 và CO2 cạnh tranh cùng enzyme rubisco và cùng chất phản ứng
ribulose bisphosphate.
 Tính ái lực của rubisco đối với CO2 lớn hơn rất nhiều so với O2, nhưng sự cố định
O2 trong tất cả thực vật đều có thể xảy ra vì nồng độ O2 trong lá hoặc. Tại một thời điểm
bất kỳ nào đó, enzyme rubisco cố định O2 tối đa ¼ - 1/3 phần CO2. Khi nhiệt độ ấm, tỉ lệ
O2 so với CO2 hòa tan trong lục lạp thì cao hơn so với nhiệt độ mát, vì thế sự cố định O2
bởi rubisco xuất hiện nhanh hơn và sự quang hô hấp gián tiếp làm chậm quá trình sinh
trưởng của cây C3 nhưng không có ở cây C4.
 Sự quang hô hấp thì phụ thuộc vào ánh sáng bởi nhiều lý do. Trước tiên sự thành
lập RuBP xảy ra ở ngoài ánh sáng nhanh hơn ở ttrong bóng tối, bởi vì sự vận hành chu
trình Calvin cần thành lập RuBP đòi hỏi ATP và NADPH mà cả hai sản phẩm đều phụ
thuộc vào ánh sáng. Hơn nữa, ánh sáng gây ra sự phóng thích O2 từ H2O trong lục lạp, vì
vậy O2 của lục lạp thì phong phú khi ở ngoài sáng hơn trong bóng tối. Cuối cùng, rubisco
5

bị hoạt hóa bởi ánh sáng và bất hoạt trong bóng tối , vì vậy nó không thể cố định O2 trong
bóng tối.
c. Ánh hưởng bất lợi của quang hô hấp đến cây C3:
Xét về khía cạnh hiệu suất quang hợp thuần túy, hô hấp sáng là một quá trình hoàn toàn
lãng phí vì việc sản sinh G3P diễn ra với năng suất thấp trong khi năng lượng tiêu tốn lại
nhiều hơn (5ATP và 3NADPH) so với việc cố định cacbonic trong chu trình Calvin (3ATP
và 2NADH). Đó là chưa kể, so với chu trình Calvin, hô hấp sáng còn làm mất đi một
nguyên tử cacbon. Và trong khi hô hấp sáng cuối cùng cũng sản sinh ra G3P - nguồn năng
lượng và nguyên liệu chủ chốt của thực vật - nó cũng sinh ra một sản phẩm phụ
là ammoniac - đây là một chất độc mà nội việc khử nó cũng tiêu tốn khá nhiều năng lượng
và nguyên vật liệu. Do hô hấp sáng không hề sản sinh ra ATP cũng như làm hao hụt đi
cacbon và nitơ (dưới dạng ammoniac), nó sẽ làm suy giảm hiệu suất quang hợp cũng như
tốc độ sinh trưởng của cây. Trên thực tế, hô hấp sáng có thể làm sụt giảm đến 25% năng
suất quang hợp của các thực vật C3. Dẫn đến năng suất của một số cây bị sụt giảm (lúa,
lúa mì, …)
d. Cách khắc phục điểm bất lợi của quang hô hấp ở cây C3.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc khắc phục hiện tượng quang hô
hấp không còn quá khó khan. Có rất nhiều cách, như chuyển Genes từ thực vật C4 sang
cây C3, do phương pháp chuyển genes không khả quan do quá trình thực hiện phức tạp
và tốn kém nên chỉ thường sử dụng trong nghiên cứu chuyên sâu, nên trong thực tế người
, bổ sung CO2 cần thiết cho cây trong điều kiện ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ thích hợp cho
cây, hạ nồng độ O2 trong khí quyển xuống 5%, hạn chế sự mất nước cho cây (đặc biệt là
cây C3),…
e. Điểm có lợi của quang hô hấp:
 Hô hấp sáng có một ảnh hưởng rộng đến các quá trình sinh hóa của thực vật, tỉ như
chức năng của hệ thống quang hợp II, biến dưỡng cacbon, cố định đạm và hô hấp thông
thường. Chu trình hô hấp sáng cung cấp một lượng lớn H2O2 cho các tế bào quang họp,
vì thế đóng góp đáng kể vào quá trình nội cân bằng ôxi hóa-khử trong tế bào thông qua
tương tác giữa H2O2 nucleotit pyridine. Cũng bằng cách đó mà hô hấp sáng cũng có ảnh
hưởng tới nhiều quá trình truyền tín hiệu tế bào, cụ thể như quá trình điều tiết sự phản
ứng của tế bào đối với các yếu tố liên quan tới việc sinh trưởng, miễn dịch, thích ứng
với môi trường và sự chết tế bào theo lập trình. Đồng thời, các nghiên cứu cũng cho thấy
hô hấp sáng là quá trình cần thiết nhằm làm tăng hàm lượng nitrat trong đất.
 Nhiều bằng chứng khoa học đã củng cố một giả thuyết về chức năng bảo vệ của hô
hấp sáng khi thực vật "hứng" phải quá nhiều quang năng trong điều kiện nồng độ
cacbonic ở mức thấp. Cụ thể, hô hấp sáng sẽ thủ tiêu toàn bộ lượng NADPH và ATP dư
thừa trong pha sáng của quang hợp, nhờ đó không cho chúng thực hiện các phản ứng
ôxi hóa quang sản sinh ra các gốc tự do làm hại đến thành phần cấu trúc của bào quan
6

và tế bào. Thật vậy, đối với loài Arabidopis kể trên, khi phải "tắm nắng" thì các cá thể
đột biến mất khả năng hô hấp sáng tỏ ra dễ tổn thương hơn các cá thể bình thường.
4) Thí nghiệm giả định để tối thiểu hóa vai trò của quang hô hấp ở thực vật.
Phương pháp tiến hành chúng em lựa chọn đó chính là bổ sung CO2 cần thiết cho cây
trong điều kiện ánh sáng đầy đủ và nhiệt độ thích hợp cho cây và hạn chế sự mất nước
cho cây (đặc biệt là cây C3), cây trồng mà chúng em lựa chọn để thí nghiệm đó chính là
cây Lúa.
A. Chuẩn bị:
Để tiến hành thí nghiệm ta cần chuẩn bị một số phương tiện, cây trồng và một số máy móc
cần thiết như:
 Nhà kính
 Lúa giống japonica
 Đất trồng thích hợp
 Phân bón
 Nước
 Và một số máy móc cân thiết khác như: hệ thống hệ thống lạnh, hệ thống nhiệt, hệ
thống điều khiển ánh sáng, hệ thống phân tích nhiệt độ, thủy lợi-thoát nước hệ
thống phân phối phân bón (bón phân), hệ thống máy tính (điều khiển tự động hệ
thống), Máy cảm biến đo CO2, kết nối với hệ thống máy tính, Dùng hệ thống đường
ống nước để xịt CO2 hoặc đường ống riêng cho CO2 và Hệ thống van điều áp, chai
khí hoặc bồn CO2 để bổ sung trong nhà kính, bình chứa O2.
B. Mô tả thí nghiêm:
Đầu tiên: tìm 2 mảnh đất thích và điều kiện khí hậu thích hợp với mục đích thí nghiêm.
7

MỤC ĐÍCH: So sánh sự khác biệt giữa cây trồng trong điều kiện bình thường và cây trồng
trong nhà kính với đầy đủ điều kiện cho sự phát triển tối ưu của cây lúa. Và làm nghiệm
thức chứng minh phương pháp chúng em áp dụng có hiệu quả trong thực tế.

Mảnh đất thứ nhất:

Ta xây dựng nhà kính và lắp đặt một số thiết bị máy móc cần thiết đã chuẩn bị ban đầu.
và tiến hành gieo trồng lúa.

Giai đoạn tăng trưởng bắt đầu từ khi hạt nẩy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân
hóa đòng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi
mới (nở bụi). Trong giai đoạn này ta trồng lúa trồng điều kiện nhiệt độ vừa phải thích
hợp cho cây lúa (20oC – 33oC) là nhiệt độ tối hảo cho cây lúa quang hợp nhờ vào hệ
thống nhiệt và chiếu sáng cho cây lúa với cường độ ánh sáng bảo hòa cho cây lúa (45 –
60 klux) nhờ vào hệ thống chiếu sáng, thời gian chiếu sang phù hợp, đảm bảo ánh sáng
phủ điều đến lúa, kết hợp bón CO2 với nồng độ tối hảo là 55 ppm nhờ vào hệ thống cảm
biến đo CO2, kết nối với hệ thống máy tính và dùng hệ thống đường ống nước để xịt
CO2 hoặc đường ống riêng cho CO2. Mục đích, giúp cho cây nhận đầy đủ ánh sáng và
nhiệt độ tối hảo và vật chất quang hợp (CO2) tối đa giúp cây ra lá ngày càng nhiều và
kích thước lá ngày càng lớn giúp cây lúa nhận nhiều ánh sáng để quang hợp, hấp thụ
dinh dưỡng, gia tăng chiều cao, nở bụi giúp cây lúa hạn chế được hiện tượng quang hô
hấp, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây lúa và chuẩn bị cho các giai đoạn sau.
Lứu ý:
 Không nên chiếu sáng cho cây quá nhiều trong điều kiện nhiệt độ ấm sẽ không
tốt cho cây lúa.
 Các điều kiện bên ngoài nhà kính như: nhiệt độ cao vượt mức sinh trưởng tối đa
của cây, độ ẩm thấp, cường độ ánh sáng mặt trời cao (chứa nhiều bức xạ mạnh)
kết hợp với ánh sáng nhân tạo trong nhà kính cũng sẽ hưởng đến điêu kiện bên
trong nhà kính gây ảnh hưởng đến cây trồng (làm cho lúa bị cháy lá).
 Nguyên nhân của hiện tượng trên chính là, trong điều thời gian chiếu sáng
nhiều và cường độ cao làm cường độ quang hợp tăng sẽ tạo ra rất nhiều NADPH
và ATP dẫn đến dư thừa năng lượng tạo ra nhiều gốc hoạt hóa gây bất lợi cho
cây.
 Để khắc phục tình trạng trên, ta nên sử dụng hệ thống làm lạnh đã được
trang bị để hạ nhiệt độ xuống mức thích hợp cho lúa (20oC – 33oC), hạn chế thời
gian chiếu sáng trong nhà kính, nếu ánh sáng mặt trời bên ngoài nhà kính quá gắt
thì ta nên sử dụng ánh sáng mặt trời là chủ yếu, giảm lượng CO2 cung cấp cho cay
lúa, bổ sung nước, phân bón nhằm giúp cây ổn định phát triển, nên bổ sung O2
trong nhà kính nhờ vào van điều áp, bình dự trữ O2. Mục đích, kích thích quá trình
8

quang hô hấp trong cây lúa hoạt động giúp thủ tiêu toàn bộ
lượng NADPH và ATP dư thừa trong pha sáng của quang hợp, nhờ đó không cho
chúng thực hiện các phản ứng ôxi hóa quang sản sinh ra các gốc tự do làm hại đến
thành phần cấu trúc của bào quan và tế bào.

 Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn
này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày. Lúc này, số chồi vô hiệu
giảm nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng
lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá
cờ, lúa trổ bông. Trong giai đoạn này ta nên bón phân đầy đủ và cung cấp nước
hợp lý cho cây trồng nhờ vào hệ thống thủy lợi-thoát nước hệ thống phân phối phân
bón (bón phân), luôn giử đất trong điều kiện ẩm. Mục đích, giúp bông lúa hình
thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia
tăng trong lượng hạt sau này.
 Giai đoạn sinh sản được chia thành nhiều giai đoạn:
 Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa): các chất dự trữ trong thân lá và các sản phẩm
quang hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô được dự trữ trong
hạt là do ở quang hợp sau khi trổ.
 Thời kỳ chín sáp hạt từ từ mất nước và cô đặc lại, hạt lúa vẫn còn xanh.
 Thời kỳ chín vàng hạt tiếp tục mất nước, gạo bắt đầu cứng dần, trấu chuyển
sang màu vàng đặc thù của giống lúa
 Thời kì chín hoàn toàn, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc thấp hơn, lá xanh
chuyển sang rụi dần.
Vì vậy, trong giai đoạn này ta nên bón phân đầy đủ và cung cấp nước hợp lý, ánh sáng
đầy đủ giúp lúa quang hợp nhờ vào hệ thống thủy lợi-thoát nước và hệ thống chiếu sáng,
và cần cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây (N, P, K) trong giai đoạn này nhờ vào hệ
thống phân phối phân bón (bón phân), luôn giử đất trong điều kiện ẩm. Mục đích, giúp
tăng kích thước và trọng lượng của hạt gạo tăng dầng và làm đầy vỏ trấu, bông lúa nặng
xuống (công trái me).
Lưu ý: trong giai đoạn giai đoạn sinh sản và giai đoạn sinh sản tránh cho cây bị mất
nước làm cho khí khẩu của cây đóng lại, không giải phóng được H2O và O2 (sản phẩm
của quá trình quang hợp), làm tang nồng độ O2 trong lá cao dẫn đến hiện tượng quang
hô hấp ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như năng suất của lúa.
Nên sử dụng thêm thuốc bảo vệ thực vật để hạn chết sâu bệnh tấn công.
Cuối cùng, ta phải bổ sung CO2 thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của
cây nhờ vào hệ thống van điều áp, chai khí hoặc bồn CO2 để bổ sung trong nhà kính. Mục
đích, bổ sung CO2 cho cây quang hợp thường xuyên tránh trường hợp nồng độ O2 tăng
9

cao (do cây lúa thải ra trong quá trình quang hợp) dẫn đến hiện tượng quang hô hấp ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như năng suất của lúa.

Ở mảnh đất thứ 2:

Ta trồng cùng giống lúa như trên và cũng trồng trong nhà kính và không có tác động của
bất kì một thiết bị khoa học nào, điều kiện trồng phù hợp với mục đích thí nghiệm (độ ẩm
khô hạn, thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ trung bình cao), và được cung cấp cùng lượng
phân bón, nước đầy đủ cho từng thời kỳ phát triển của cây lúa và được bổ sung thuốc bảo
vệ thực vật để phòng chống sâu bệnh tấn công.

C. Kết quả thu được:


Sau 4 tháng gieo trồng và thu hoạch ở cả hai mảnh đất ta nhận thấy.

Ở mảnh đất thức nhất: khi cây được trồng trong nhà kính với đầy đủ các thiết bị
khoa học hỗ trợ và điều kiện sống tối ưu, ta nhận thấy: Lúa phát triển tốt hơn, chiều cao
cây lúa phát triển vượt bậc, lá to, dày, khỏe và xanh mướt, ít sâu bệnh, hạt lúa to chắc, tỉ
lệ thành hạt cao, hàm lượng trong hạt tinh bột cao, tạo ra nhiều sinh khối hơn khoảng 40%,
năng suất đạt cao hơn cao hơn 40% khi trồng trong điều kiện tự nhiên. Chi phí phân bón
và thuốc trừ sâu giảm đáng kể.

Còn ở mảnh đất thứ hai: khi cây được trồng trong tự nhiên với khí hậu khô hạn,
thời gian chiếu sáng nhiều, dù được cung cấp đầy đủ lượng nước, phân bón và thuốc bảo
vệ thực vật đầy đủ nhưng cây lại phát triển kém, cây lùn, lá mỏng ngắn, thân cây ốm yếu
đễ bị đổ ngã, khả năng chống chịu sâu bệnh kém, hạt lúa dẹp, tỉ lệ hạt lép cao, hàm lượng
tinh bột thấp, năng suất hấp. Chi phí cho lượng phân bón và thuốc trừ sâu tang cao.

5. Kết luận:
Quang hô hấp làm lãng phí sản phẩm quang hợp (khoảng 25%), làm cho năng suất cây
trồng sụt giảm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm phát sinh
nhiều chi phí trong trồng trọt như: chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu, … Nên việc hạn
chế hô hấp sáng là vô cùng cần thiết. và hiện nay có rất nhiều phương pháp để hạn chế
hiện tượng hô hấp sáng, và phương pháp hữu hiệu và dễ ứng dụng vào thực tế nhất đó là
bón CO2 cho cây trồng, và quản lý thật tốt điều kiện sống của cây trồng cũng như môi
trường sung quanh chúng.
10

6. Tài liệu tham khảo:

 https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B4_h%E1%BA%A5p_s%C3
%A1ng
 GIÁO TRÌNH SINH LÝ THỰC VẬT, LÊ VĂN HÒA TS PGS, NGUYỂN BẢO TOÀN
TS PGS. năm 2004
 https://www.2lua.vn/article/dac-diem-sinh-ly-cua-cay-lua-phan-2-
5a65a1a0e49519d7328b456b.html
 http://cesti.gov.vn/chi-tiet/8797/mo-hinh-cong-nghe-ung-dung-
vao-san-xuat/cong-nghe-thuc-day-cay-trong-trong-nha-luoi-kin-
bang-khi-co2

 https://www.google.com/search?q=m%C3%B4+h%C3%ACnh+n
h%C3%A0+k%C3%ADnh&rlz=1C1CHBF_enVN875VN875&so
urce=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0ahUKEwjuh--7q-
7lAhVWQd4KHbOjBAYQ_AUIEigB&biw=1600&bih=789

You might also like