You are on page 1of 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM KIỂM TRA 15 PHÚT – LẦN 2

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU


MÔN SINH HỌC – LỚP 11
MÃ ĐỀ 201

Họ và tên học sinh……………………………………MSHS:…………….Lớp:…………

HỌC SINH TÔ ĐEN VÀ KÍN Ô TRÒN TƯƠNG ỨNG VỚI ĐÁP ÁN ĐÚNG BẰNG VIẾT CHÌ
Câu 1) Điểm bù ánh sáng là:
A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.
D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
Câu 2) Hô hấp tế bào là quá trình:
A. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O 2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt
động của cơ thể.
B. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các
hoạt động của cơ thể.
C. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt
động của cơ thể.
D. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO 2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt
động của cơ thể.
Câu 3) Quá trình quang hợp diễn ra ở các nhóm đối tượng:
A. Tảo và một số vi khuẩn. B. Thực vật và tảo.
C. Thực vật và một số vi khuẩn. D. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn.
Câu 4) Điểm bù CO2 là điểm:
A. Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
B. Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.
C. Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
D. Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
Câu 5) Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Tổng hợp chất hữu cơ. B. Tích luỹ năng lượng.
C. Điều hoà không khí. D. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
Câu 6) Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:
A. Quang hô hấp. B. Phân giải đường. C. Sự quang phân li nước. D. Sự khử CO2.
Câu 7) Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào là về sự lên men diễn ra ở cơ thể thực vật?
A. Cây sống nơi ẩm ướt. B. Cây bị ngập úng.
C. Cây sống bám kí sinh hoặc kí sinh. D. Cây bị khô hạn.
Câu 8) Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:
A. Tổng hợp Axetyl – CoA. B. Chuỗi chuyển êlectron.
C. Đường phân. D. Chu trình crep.
Câu 9) Điều kiện xảy ra quá trình hô hấp sáng ở thực vật C3 là:
A. Ánh sáng cao, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ. B. Ánh sáng thấp, cạn kiệt CO2, nhiều O2 tích luỹ.
C. Ánh sáng cao, nhiều CO2, nhiều O2 tích luỹ. D. Ánh sáng thấp, nhiều CO2, cạn kiệt O2.
Câu 10) Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp của
cây xanh.
A. Diệp lục tố a, b và sắc tố phụ B. Diệp lục tố a, b
C. Diệp lục tố b D. Diệp lục tố a

SỐ CÂU = 20 MÃ ĐỀ 201 Trang 1/2


Câu 11) Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep  Đường phân  Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
B. Đường phân  Chu trình crep  Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
C. Đường phân  Chuỗi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình crep.
D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình crep  Đường phân.
Câu 12) Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?
A. Giai đoạn đầu cố định CO 2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO 2
theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế
bào bao bó mạch.
C. Giai đoạn đầu cố định CO 2 và giai đoạn tái cố định CO 2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế
bào mô giậu.
D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu, còn giai đoạn tái cố định CO 2 theo
chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
Câu 13) Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:
A. Lục lạp, lizôxôm, ti thể. B. Lục lạp, Ribôxôm, ti thể.
C. Lục lạp, bộ máy gôn gi, ti thể. D. Lục lạp, Perôxixôm, ti thể.
Câu 14) Hiệu quả của quá trình quang hợp sẽ không tăng khi
A. Diện tích lá tăng B. Nồng độ O2 khí quyển tăng cao
C. Nồng độ CO2 khí quyển tăng D. Sự tiếp xúc của lá với ánh sáng tăng
Câu 15) Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:
A. Cố định CO2  khử 3PG thành G3P  tái sinh RiBP (ribulôzơ 1,5 - biphôtphat).
B. Cố định CO2 tái sinh RiBP (ribulôzơ 1,5 - biphôtphat)  khử 3PG thành G3P.
C. Khử 3PG thành G3P  tái sinh RiBP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat)  cố định CO2.
D. Khử 3PG thành G3P  cố định CO2  tái sinh RiBP (ribulôzơ 1,5 - biphôtphat).
Câu 16) Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như
thế nào?
A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
Câu 17) Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được:
A. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
D. 2 phân tử axit piruvic, 4 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
Câu 18) Sản phẩm của pha sáng trong quá trình quang hợp là gì?
A. Carbohydrate. B. ATP, NADPH. C. ATP, NADPH, O2. D. O2, NADPH.
Câu 19) Chu trình crep diễn ra ở:
A. Chất nền ti thể. B. Màng trong ti thể. C. Chất nền lục lạp. D. Chất nền tế bào chất.
Câu 20) Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra:
A. Axit lactic và CO2. B. Rượu êtilic và axit lactic.
C. Rượu êtilic và CO2. D. Axit lactic và nhiều ATP.

----- HẾT -----

SỐ CÂU = 20 MÃ ĐỀ 201 Trang 2/2

You might also like