You are on page 1of 19

TRẮC NGHIỆM SINH

BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Câu 1. Lá cây có màu xanh lục vì

A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Lá cây có màu xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ và
phản xạ ngược lại môi trường, do đó, mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh. Đối với lá cây có
màu khác (vàng, đỏ) cũng vậy do các sắc tố trên lá không hấp thụ tia sáng màu đó.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2. Các tilacôit không chứa

A. các sắc tố.

B. các trung tâm phản ứng.

C. các chất truyền electron.

D. enzim cacbôxi hóa.

Câu 3. Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành
ATP, NADPH trong quang hợp là

A. diệp lục a.

B. diệp lục b.

C. diệp lục a, b.

D. diệp lục a, b và carôtenôit.

Câu 4. Trong các phát biểu sau :

(1) Cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

(2) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho Y học.
(3) Cung cấp năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

(4) Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.

(5) Điều hòa không khí.

Có bao nhiêu nhận định đúng về vai trò của quang hợp ?

A. 2.         B. 3.        C. 4.         D. 5.

Câu 5. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?

A. Tích lũy năng lượng.

B. Tạo chất hữu cơ.

C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

D. Điều hòa không khí.

Câu 7: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp
thụ được nhiều ánh sáng?

A. Tất cả khi khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm diện tích hấp
thụ ánh sáng

B. Có diện tích bề mặt lá lớn

C. Phiến lá mỏng

D. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn.

Diện tích bề mặt lớn chính là điểm nổi bật nhất giúp lá hấp thụ được nhiều ánh sáng.

Phiến lá mỏng giúp cây quang hợp hiệu quả, hệ thống ống dẫn phát triển giúp vận chuyển
nguyên liệu và sản phẩm quang hợp.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Cấu tạo nào của lá có những đặc điểm nào sau đây thích nghi với chức năng hấp
thụ được nhiều ánh sáng ? 

1. Tất cả khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá nên không chiếm diện tích hấp thụ
ánh sáng 
2. Có diện tích bề mặt lớn 

3. Phiến lá mỏng 

4. Sự phân bố đều khắp trên bề mặt lá của hệ thống mạch dẫn.

 A. 1,3,4

B. 1,2

C. 2,3

D. 2,3,4

Đặc điểm của lá giúp cây hấp thụ được nhiều ánh sáng là: 2, 3

Ý (4) sai vì hệ thống mạch dẫn giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp chứ không giúp cây
hấp thụ được nhiều ánh sáng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Đặc điểm hình thái của lá giúp hấp thụ nhiều tia sáng là

A. có khí khổng

B. có hệ gân lá

C. có lục lạp

D. diện tích bề mặt lớn

Câu 10: Đặc điểm hình thái của lá giúp CO2 khuếch tán vào lá là trong lớp biểu bì lá

A. có khí khổng

B. có hệ gân lá

C. có lục lạp

D. diện tích bề mặt lớn

Câu 12: Diệp lục có màu lục vì:

A. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu lục

B. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu lục
C. sắc tố này hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

D. sắc tố này không hấp thụ các tia sáng màu xanh tím

Câu 13: Vì sao lá có màu lục?

A. Do lá chứa diệp lục

B. Do lá chứa sắc tố carôtennôit

C. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím

D. Do lá chứa sắc tố màu xanh tím

Câu 14: Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên có đặc điểm nào dưới đây ?

A. Bao gồm các tế bào xếp dãn cách nhau, không chứa lục lạp.

B. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa nhiều lục lạp

C. Bao gồm các tế bào xếp sát nhau, chứa ít lục lạp

D. Bao gồm các tế bào dãn cách, chứa nhiều lục lạp

Câu 15: Phần thịt lá nằm liền sát lớp biểu bì trên gồm các?

A. Tế bào mô giậu.

B. Khí khổng

C. Tầng cutin

D. Tế bào bao bó mạch

Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

Câu 1. Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).

B. cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.

C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định
CO2.
Câu 2. Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng

A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.

B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và
NADPH.

C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.

D. thành năng lượng trong các liên kết hó học trong ATP.

Câu 3. Sản phẩm của pha sáng gồm:

A. ATP, NADPH VÀ O2.     B. ATP, NADPH VÀ CO2.

C. ATP, NADP+ VÀ O2.    D. ATP, NADPH

Câu 4. Nhóm thực vật C3 được phân bố

A. hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.

B. Ở vùng hàn đới.

C. ở vùng nhiệt đới.

D. ở vùng sa mạc.

Câu 5. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?

A. quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.

B. quá trình khử CO2.

C. quá trình quang phân li nước.

D. sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).

Câu 6. Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

A. màng ngoài.     B. màng trong.

C. chất nền (strôma).     D. tilacôit.

Câu 7. Thực vật C4 được phân bố

A. rộng rãi trên Trái Đất, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.
B. ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

C. ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

D. ở vùng sa mạc.

Câu 8. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là

A. lúa, khoai, sắn, đậu.     B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.    D. lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 9. Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là

A. rau dền, kê, các loại rau.    B. mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu.

C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.    D. lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 10. Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại

A. chất nền.    B. màng trong.    C. màng ngoài.    D. tilacôit.

Câu 11. Về bản chất, pha sáng của quang hợp là

A. quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH,
đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

B. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH,
đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

C. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng
thời giải phóng O2 vào khí quyển.

D. khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải
phóng O2 vào khí quyển.

Câu 12. Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?

A. cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.

B. cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.

C. nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.

D. cả B và C.
Câu 13. Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucozơ là

A. APG (axit photphoglixêric).    B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).

C. AlPG (alđêhit photphoglixêric).    D. AM (axit malic).

Câu 14. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của con đường C4 là

A. APG (axit photphoglixêric).

B. AlPG (alđêhit photphoglixêric).

C. AM (axit malic).

D. Một chất hữu cơ có 4 cacbon trong phân tử (axit ôxalôaxêtic - AOA).

Câu 15. Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện cường độ ánh sáng, nhiệt
độ, nồng độ O2

A. bình thường, nồng độ CO2 cao.    B. và nồng độ CO2 bình thường.

C. O2 cao.    D. và nồng độ CO2 thấp.

Câu 16. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình Canvin là

A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).    B. AlPG (alđêhit photphoglixêric).

C. AM (axit malic).    D. APG (axit photphoglixêric).

Câu 17. Ở thực vật CAM, khí khổng

A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.

B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.

C. chỉ đóng vào giữa trưa.

D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.

Câu 18. Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2

A. và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao
bó mạch.

B. và giai đoạn cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình
Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.

D. diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu; còn giai đoạn tái cố định CO 2theo chu trình
Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

Câu 19. Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?

(1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng
nhưu dứa, thanh long…

(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền,
ngô, cao lương, kê…

(3) Chu trình cố định CO2tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình
Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.

(4) Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố
định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (3).    B. (1) và (4).    C. (2) và (3).    D. (2) và (4).

Câu 20. Dưới đây là bảng phân biệt hai pha của quá trình quang hợp nhưng có hai
vị trí bị nhầm lẫn. Em hãy xác định đó là hai vị trí nào ?

Đặc điểm Pha sáng Pha tối

Nguyên 1. Năng lượng ánh sáng, H2O, NADP+ , ADP 5. CO2, NADPH và ATP
liệu

Thời gian 2. Xảy ra vào ban ngày và ban đêm 6. Xảy ra vào ban ngày

Không 3. Các phản ứng xảy ra trên màng tilacôit của 7. Các phản ứng xảy ra ở chất nền (strôma)
gian lục lạp của lục lạp

Sản phẩm 4. NADPH, ATP và oxi 8. Các hợp chất hữu cơ

Phương án trả lời đúng là:


A. 4 và 5.    B. 3 và 7.    C. 2 và 6.    D. 5 và 8.

Câu 21. Trong các nhận định sau :

(1) Cần ít photon ánh sáng để cố định 1 phân tử gam CO2.

(2) Xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3.

(3) Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3.

(4) Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3.

(5) Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3.

Có bao nhiêu nhận định đúng về lợi thế của thực vật C4?

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

Câu 22. Hình dưới đây mô tả quá trình nào? Hãy điền chú thích tương ứng với các số trên
hình.

Phương án trả lời đúng là:

A. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1-
pha sáng ; 2-pha tối ; 3-CO2 ; 4-C6H12O6.

B. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO 2 ở pha tối của quang hợp. 1-
pha sáng ; 2-pha tối ; 3-O2 ; 4-C6H12O6.

C. Quá trình quang hợp của thực vật CAM. 1-pha sáng ; 2-pha tối ; 3-ATP ; 4-C6H12O6.

D. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1-
pha sáng ; 2-pha tối ; 3-ATP ; 4-C6H12O6.

Câu 23. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau)
trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì
cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay
đổi.

Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục
đích đó?

(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.

(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống
mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).

(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.

(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra
hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2) và (3)     B. (1), (2) và (4)

C. (2), (3) và (4)     D. (1) , (3) và (4)

Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp

Câu 1. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp

A. lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cân bằng với cường độ hô hấp.

C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.

D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 2. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang
hợp

A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.

D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.


Câu 3. Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt

A. cực đại.        B. cực tiểu.

C. mức trung bình        D. trên mức trung bình.

Câu 4. Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt

A. tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.

B. tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

C. tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.

D. tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.

Câu 5. Nồng độ CO2 trong không khí thích hợp nhất đối với quá trình quang hợp là

A. 0,01%.        B. 0,02%.        C. 0,04%.        D. 0,03%.

Giải thích: Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây có thể quang hợp là 0,008- 0,01 % và nồng độ
thích hợp nhất là 0,03%

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

Câu 7. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt

A. tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

B. tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp.

C. tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.

D. tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.

Câu 8. Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?
(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ
điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.

(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm
bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường
đạt cực đại ở 25 - 35o C rồi sau đó giảm mạnh.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (4).     B. (1), (2) và (4).

C. (1), (2), (4) và (5).     D. (1), (2), (3), (4) và (5)

Câu 10: Quang hợp xảy ra ở miền nào?

A. Cam, đỏ

B. Xanh tím, cam.

C. Đỏ, lục.

D. Xanh tím, đỏ.

Câu 11: Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là

A. Xanh lục và vàng

B. Vàng và xanh tím

C. Xanh lá và đỏ

D. Đỏ và xanh tím

Câu 12: Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp không chỉ ở cường độ mà còn ở thành phần
quang phổ của ánh sáng đó. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây quang hợp mạnh nhất ở miền
ánh sáng:  

 A. xanh lục
B. vàng

C. đỏ

D. xanh tím

Câu 13: Bước sóng ánh sáng nào có hiệu quả tốt nhất đối với quang hợp ?

A. Xanh lục

B. Đỏ.

C. Vàng.

D. Xanh tím.

Câu 14: Bước sóng ánh sáng nào có hiệu quả tốt nhất đối với tổng hợp prôtêin?

A. Xanh lục.

B. Đỏ.

C. Vàng. 

D. Xanh tím.

Câu 15: Các tia sáng tím kích thích

A. Sự tổng hợp cacbohiđrat

B. Sự tổng hợp lipid

C. Sự tổng hợp ADN

D. Sự tổng hợp protein

 Bài 11 Quang hợp và năng suất cây trồng

Câu 1. Quang hợp quyết định khoản

A. 90 - 95% năng suất của cây trồng.

B. 80 - 85% năng suất của cây trồng.

C. 60 - 65% năng suất của cây trồng


D. 70 - 75% năng suất của cây trồng.

Câu 2. Năng suất kinh tế là

A. toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá
trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

B. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị
kinh tế đối với con người của từng loài cây.

C. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị
kinh tế đối với con người của từng loài cây.

D. một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có
giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

Câu 3. Năng suất sinh họclà tổng lượng chất khô tích lũy được

A. mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

B. mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

C. mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

D. mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.

Câu 4. Cho các biện pháp sau:

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy
chất hữu cơ trong cây tăng năng suất cây trồng.

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực
hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.

(3) Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm
sóc, bón phân, tưới nước hợp lý, phù hợp đối với mỗi loài và giống cây trồng. Tạo điều
kiện cho cây hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.

(4) Trồng cây với mật độ dày đặc để là nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.

(5) Tuyển chọn cách dùng cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá
trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ,...) tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

(6) Các biện pháp nông: sinh bón phân hợp lý.
Những biện pháp nào trên đây được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều
tiết quang hợp?

A. (1), (2) và (3).     B. (1), (2), (3) và (4).

C. (1), (2), (3), (5) và (6).     D. (3) và (4).

Câu 5: Dinh dưỡng khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?

A. 5 – 10%

B. 85 – 90%

C. 90 – 95%

D. Trên 20%

Câu 7: Năng suất kinh tế là gì?

A. Là phần chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế.

B. Là phần chất khô trong toàn bộ cơ thể thực vật

C. Là phần chất khô tích lũy trong thân.

D. Là phần chất khô tích lũy trong hạt.

Câu 8: Cây lúa năng suất kinh tế là bộ phận nào?

A. Hạt.

B. Củ.

C. Rễ.

D. Rơm, rạ.

Câu 9: Cây thuốc lá năng suất kinh tế là bộ phận nào?

A. Hạt.

B. Củ.

C. Rễ.
D. Lá.

Câu 10: Cây khoai môn năng suất kinh tế là bộ phận nào?

A. Hạt

B. Củ

C. Rễ

D. Lá

Câu 12: Năng suất sinh học là

A. tổng lượng chất tươi tích lũy được mỗi giờ trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian
sinh trưởng.

B. tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian
sinh trưởng.

C.  tổng lượng chất tươi tích lũy được mỗi tuần trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian
sinh trưởng.

D. tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian
sinh trưởng.

Câu 13: Năng suất sinh học là gì?

A. Là phần chất khô tích lũy trong cơ quan kinh tế

B. Là phần chất khô trong toàn bộ cơ thể thực vật

C. Là phần chất khô tích lũy trong thân

D. Là phần chất khô tích lũy trong hạt

Bài 12 Hô hấp ở thực vật

Câu 1. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

A. Rễ.        B. Thân.        C. Lá.        D. Quả

Câu 2. Giai đoạn đường phân diễn ra tại

A. Ti thể.     B. Tế bào chất.     C. Lục lạp.     D. Nhân.


Câu 3. Hô hấp là quá trình

A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

C. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết
cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 4. Chu trình Crep diễn ra trong

A. Chất nền của ti thể.     B. Tế bào chất.

C. Lục lạp.     D. Nhân.

Câu 5. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.

B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.

C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.

D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

Câu 6. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng

A. (-5oC) - (5 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

B. (0 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

C. (5 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

D. (10 oC) - (20 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

Câu 7. Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là

A. rượu etylic + CO2 + năng lượng.


B. axit lactic + CO2 + năng lượng.

C. rượu etylic + năng lượng.

D. rượu etylic + CO2.

Câu 8. trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là

A. chuối truyền electron.     B. chương trình Crep.

C. đường phân.     D. tổng hợp Axetyl - CoA.

Câu 9. Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra

A. chỉ rượu etylic.     B. rượu etylic hoặc axit lactic.

C. chỉ axit lactic.     D. đồng thời rượu etylic và axit lactic.

Câu 10. Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng

A. 35oC - 40oC.        B. 40oC - 45oC.        C. 30oC - 35oC.        D. 45oC - 50oC.

Câu 11. Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật

A. C4.        B. CAM.        C. C3.        D. C4 và thực vật CAM.

Câu 12. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được

A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.

D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.

Câu 13. Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp )tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra
và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

A. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.

B. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.

C. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.

D. xác định được cường độ quang hợp của cây.


Câu 14. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng

A. 25oC - 30oC.     B. 30oC - 35oC.     C. 20oC - 25oC.    D. 35oC - 40oC.

Câu 15. Chuỗi truyền electron tạo ra

A. 32 ATP.        B. 34 ATP.        C. 36 ATP.       D. 38 ATP.

Câu 16. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?

(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp

(4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.

Phương án trả lời đúng là:

A. (3), (4) và (5).     B. (1), (4) và (5).

C. (2), (3) và (6).     D. (1),(4) và (6).

You might also like