You are on page 1of 6

Thầy THỊNH NAM – Giáo viên 3 năm liền có học sinh theo học đạt thủ khoa toàn

quốc
KHÓA: HỌC TỐT SINH HỌC 11
THẦY CHUYÊN ĐỀ:
THỊNH NAM
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Nội dung: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Câu 1 (ID: 39735): Quang hợp ở thực vật:


A. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng
ôxy từ CO2 và nước.
B. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây.
C. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đựơc diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ
từ các chất vô cơ đơn giản (CO2)
D. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat
và giải phóng oxy từ cacbonic và nước.
Câu 2 (ID: 39736): Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp?
I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.
II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp
III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm
quang hợp.
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
A. I, II, IV B. I, II, III C. I, II, III, IV D. II, III, IV
Câu 3 (ID: 39737): Vì sao lá cây có màu xanh lục?
A. Vì diệp lục b hấp thu ánh sáng màu xanh lục.
B. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh
C. Vì hệ sắc tố không hấp thu ánh sáng màu xanh lục.
D. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
Câu 4 (ID: 39738): Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là:
A. xanh lục và đỏ B. xanh lục và vàng C. đỏ và xanh tím D. xanh lục và xanh
tím
Câu 5 (ID: 39739): Những sắc tố dưới đây được gọi là sắc tố phụ là:
A. Xantôphyl và carôten B. Carôten, xantôphyl, và clorophyl
C. Clorophyl b, xantôphyl và phicôxianin D. Phicôeritrin, phicôxianin và carotene
Câu 6 (ID: 39741): Carotenoit được xem là sắc tố phụ vì
A. Chúng không hấp thụ dược năng lượng ánh sáng mặt trời mà chỉ nhận từ clorophyl
B. Năng lượng mặt trời mà chúng hấp thụ được
C. Chúng chỉ hấp thụ được các tia sáng có bước song ngắn.
D. Chúng hấp thụ được năng lượng ánh sáng, sau đó chuyển sang cho clorophyl.
Câu 7 (ID: 39742): Điều kiện bắt buộc, cần thiết cho quá trình hình thành diệp lục là
A. Nito. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Magie.
Câu 8 (ID: 39743): Tại sao sau cơn mưa giông, cây lá xanh tươi hơn trước ?
A. Vì tia lửa điện phá vỡ liên kết ba của Nito tạo nito tự do, cây sử dụng để tổng hợp diệp lục.
B. Vì cây được cung cấp đủ lượng nước
C. Vì rễ hút được nhiều nước kèm theo khoáng.
D. Vì mưa giông đã tạo điều kiện cho vi khuẩn cố định nito khí quyển hoạt động mạnh.
Câu 9 (ID: 39744): Ở thực vật, lá toàn màu đỏ có quang hợp được không ? Vì sao ?
A. Được. vì chứa sắc tố carotenoit.
B. Không, vì thiếu nhóm sắc tố clorophyl.
C. Được, vì vẫn có nhóm sắc tố clorophin nhưng bị khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào antoxian.
D. Không, vì chỉ có nhóm sắc tố phicobilin và antoxian.
Câu 10 (ID: 39745): Quá trình quang hợp xảy ra mạnh nhất ở cây xanh, dưới tác dụng của bức xạ vùng
quang phổ nào ? Vì sao ?
A. xanh lục, vì tia sáng này làm cho clorophin dễ hấp thụ nhất.

Để học tập hiệu quả thầy Thịnh Nam khuyên em nên học theo đúng lộ trình khóa học! 1
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên 3 năm liền có học sinh theo học đạt thủ khoa toàn quốc
B. Màu cam, vì bức xạ này kích thích quá trình quang phân li nước, tạo ATP xảy ra nhanh chóng.
C. xanh tím, vì bức xạ này kích thích mạnh nhất đến giai đoạn quang lý.
D. Bức xạ đỏ, vì đây là tia giàu năng lượng và dễ gây ra các biến đổi quang hóa nhất.
Câu 11 (ID: 39841 ): Các hợp chất nào là nguyên liệu cung cấp cho pha sáng quang hợp
A. H2O, ADP, NADPH. B. ATP, NADPH, O2.
C. H2O, ADP, NADP, và O2. D. H2O, ADP, NADP
Câu 12 (ID: 39842): Các hợp chất nào là sản phẩm được tạo ra từ pha sáng quang hợp
A. ATP, NADPH, CO2. B. ATP, NADP, O2.
C. ATP, NADPH, O2. D. H2O, ADP, NADP.
Câu 13 (ID: 39844): Pha tối quang hợp là :
I. Chuỗi phản ứng khử (phản ứng men) phức tạp bắt đầu từ chất nhận CO2 tạo ra đường C6H12O6 rồi tái
tạo chất nhận CO2.
II. Chuỗi phản ứng oxi hóa phức tạo nhờ có mặt ATP và NADPH, tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào.
III. Pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo hợp chất hữu cơ (C6H12O6).
IV. Chuỗi phản ứng photphorin hóa quang hóa, tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ (CO2 và H2O).
Phương án đúng là :
A. I, IV. B. I, III. C. III, IV. D. IV.
Câu 14 (ID: 39845): Khí oxi được giải phóng qua quá trình quang hợp, có nguồn gốc từ
A. CO2. B. Sự tổng hợp NADPH trong pha sáng.
C. H2O. D. Sự phân giải các sản phẩm trung gian của pha
tối
Câu 15 (ID: 39846): Pha sáng quang hợp có vai trò
A. Tổng hợp ATP và chất nhận CO2.
B. Oxi hóa nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH và phóng thích O2.
C. Khử CO2 nhờ ATP và NADPH để tổng hợp chất hữu cơ.
D. Quang phân li nước tạo H+, điện tử và giải phóng oxi.
Câu 16 (ID: 39847): Thành phần nào sau đây không phải là thành phần cấu trúc của lục lạp?
I. Stroma. II. Grana. III. Lizoxom. IV. Tilacoit
V. Lưới nội chất
Số phương án đúng là
A.1 B.4 C.2 D.3
Câu 17 (ID: 42820): Sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối gồm có
A. ATP, NADP+ và O2 B. ATP, NADPH và O2
C. ATP, NADPH D. ATP, NADPH và CO2
Câu 18 (ID: 42821): Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là
A. CO2, ATP, NADP+ B. CO2, ATP, NADPH
C. ATP, NADPH D. ATP, NADPH, O2
Câu 19 (ID: 42823): Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành
cacbonhiđrat là:
A. NADPH, O2. B. ATP và NADPH. C. H2O, ATP. D. ATP và ADP và ánh sáng mặt
trời.
Câu 20 (ID: 42977): Vai trò của nước trong pha sáng quang hợp:
A. điều tiết độ mở của khí khổng.
B. là môi trường duy trì điều kiện bình cho toàn bộ bộ máy quang hợp.
C. là nguyên liệu, môi trường, điều tiết khí khổng và nhiệt độ của lá.
D. nguyên liệu cho quá trình quang hợp phân li nước, tham gia vào các phản ứng trong pha tối của quang
hợp.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:

1-D 2-C 3-C 4-C 5-A 6-D 7-C 8-A 9-C 10 -


D

Để học tập hiệu quả thầy Thịnh Nam khuyên em nên học theo đúng lộ trình khóa học! 2
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên 3 năm liền có học sinh theo học đạt thủ khoa toàn quốc

11 - D 12 - C 13 - B 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 -
C B C C B B C
Câu 1 (ID: 139231): Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu đuợc tạo nên từ chất nào sau đây?
A. H2O và CO2. B. Nitơ phân tử (N2)
C. chất khoáng. D. ôxi từ không khí.
Câu 2 (ID: 139232): Sắc tố nào sau đây trực tiếp tham gia chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng
lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Carôten. D. Xanthôphyl.
Câu 3 (ID: 139233): Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp gluxít, các chất hữu cơ và giải phóng ôxi.
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.
C. Ôxi hoá các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng luợng.
D. Điều hoà tỷ lệ khí O2/CO2 của khí quyển.
Câu 4 (ID: 139274): Quá trình quang hợp giải phóng ôxi. Nguồn gốc của ôxi thoát ra từ chất nào sau
đây?
A. H2O. B. APG. C. CO2 D. ATP.
Câu 5 (ID: 139275): Chất nào sau đây là sản phẩm của pha tối?
A. C6H12O6. B. CO2. C. ATP. D. O2.
Câu 6 (ID: 139276): Trong pha tối của thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên là chất nào sau đây?
A. APG. B. PEP. C. AOA. D. Ribulôzơ 1-5-diP.
Câu 7 (ID: 139277): Khi nói về chu trình Canvin, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Xảy ra vào ban đêm. B. Tổng hợp glucô.
C. Giải phóng CO2. D. Giải phóng O2.
Câu 8 (ID: 139278): Điểm bù ánh sáng là
A. cường độ ánh sáng mà tại đó cây không quang hợp.
B. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp thấp nhất.
C. cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
D. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cao nhất.
Câu 9 (ID: 139279): Điểm bão hoà ánh sáng là điểm mà tại đó
A. cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại.
B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
C. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp.
D. cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp.
Điểm bão hoà ánh sáng là cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại.
Câu 10 (ID: 139280): Năng suất sinh học là
A. tổng sinh khối của cây trên một ha gieo trồng trong mỗi ngày.
B. tổng lượng chất khô tích luỹ được trên 1 ha gieo trồng.
C. là một phần sản phẩm có giá trị kinh tế tích luỹ trong các cơ quan.
D. tổng chất khô của cây tích lũy trên một ha gieo trồng trong mỗi ngày.
Câu 11 (ID: 139281): Năng suất kinh tế là
A. một phần của năng suất sinh học chứa trong các cơ quan có giá trị kinh tế như hạt, củ, lá...

Để học tập hiệu quả thầy Thịnh Nam khuyên em nên học theo đúng lộ trình khóa học! 3
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên 3 năm liền có học sinh theo học đạt thủ khoa toàn quốc
B. tổng sinh khối của cây trên một ha gieo trồng trong mỗi ngày.
C. tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng.
D. tổng lượng chất khô tích luỹ được trên 1 ha gieo trồng.
Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học chứa trong các cơ quan có giá trị kinh tế như hạt,
củ, lá...
Câu 12 (ID: 139282): Cây xanh thường sinh trưởng và phát triển bình thường ở nồng độ CO2 nào sau
đây?
A. 0,01%. B. 0,02%. C. 0,03%. D. 0,04%.
Câu 13 (ID: 139283): Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng và
truyền năng lượng hấp thụ được đến trung tâm phản ứng sáng?
A. Diệp lục a và diệp lục b. B. Diệp lục b và carôten.
C. Xantôphyl và diệp lục a. D. Diệp lục b và carôtenoit.
Câu 14 (ID: 139284): Những loài cây nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM?
A. Xương rồng, thuốc bỏng. B. Lúa khoai sắn đậu.
C. Ngô, mía, cỏ gấu. D. Rau dền, các loại rau.
Câu 15 (ID: 139285): Quá trình quang hợp có 2 pha là pha sáng và pha tối. Pha tối sử dụng loại sản
phẩm nào sau đây của pha sáng?
A. O2, NADPH, ATP. B. NADPH, O2.
C. NADPH, ATP. D. O2, ATP.
Câu 16 (ID: 139286): Kết quả của quá trình quang hợp tạo ra khí ôxi. Các phân tử ôxi này được tạo ra từ
quá trình nào sau đây?
A. Pha tối của quang hợp. B. Quang phân li nước.
C. Phân giải đường C6H12O6. D. Phân giải CO2 tạo ra ôxi.
Câu 17 (ID: 139287): Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin là chất nào sau đây?
A. ATP, NADPH.
B. APG (axit phôtphoglixêric).
C. ALPG (anđêhit phôtphoglixêric).
D. RiDP (ribulôzơ - 1,5- điphôtphat).
Câu 18 (ID: 139288): Trong thí nghiệm về quang hợp, người ta thấy rằng khi không có CO2 thì cây
không thải O2. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Dưới tác dụng của ánh sánh, phân tử CO2 bị phân li thành O2. Cho nên không có CO2 thì không giải
phóng O2.
B. Khi không có CO2 thì không diễn ra pha tối nên không tạo ra NADP+ để cung cấp cho pha sáng.
Không có NADP+ thì không diễn ra pha sáng, do đó không giải phóng O2.
C. CO2 là thành phần kích thích hoạt động của hệ enzim quang hợp. Khi không có CO2 thì các enzim bị
bất hoạt, do đó không giải phóng O2.
D. CO2 là thành phần tham gia chu trình Canvil và chu trình Canvil giải phóng O2. Không có CO2 thì chu
trình Canvil không diễn ra cho nên O2 không được tạo ra.
Câu 19 (ID: 139289): Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có CO2 thì không xảy ra pha tối nhưng vẫn xảy ra pha sáng.
B. Pha tối không sử dụng ánh sáng cho nên nếu không có ánh sáng thì pha tối vẫn diễn ra.
C. Quá trình quang phân li nước diễn ra ở pha sáng, do đó nếu không có pha tối thì cây vẫn giải phóng
O2.
D. Nếu có một chất độc ức chế pha tối thì pha sáng cũng bị ức chế.

Để học tập hiệu quả thầy Thịnh Nam khuyên em nên học theo đúng lộ trình khóa học! 4
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên 3 năm liền có học sinh theo học đạt thủ khoa toàn quốc
Câu 20 (ID: 139290): Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Diễn ra ở xoang thilacôit.
B. Không sử dụng nguyên liệu của pha sáng.
C. Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2.
D. Diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng.
Câu 21 (ID: 139291): Ở thực vật C3, để tổng hợp được 70g glucozơ thì cần phải quang phân li bao nhiêu
gam nước. Biết rằng toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ được dùng cho pha tối để khử APG thành
AlPG.
A. 42. B. 168. C. 84. D. 336.
Câu 22 (ID: 139292): Chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp tạo ra bao nhiêu chất trong các chất
sau đây?
I. ATP. II. O2. III. NADPH. IV. C6H112O6. V. H2O.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 23 (ID: 139293): Trong pha tối của thực vật C4 và trong pha tối của thực vật CAM, chất nhận CO2
đầu tiên là chất nào sau đây?
A. APG. B. PEP C. AOA D. Ribulôzơ 1-5-diP
Câu 24 (ID: 139294): Ở thực vật C3, để tổng hợp được 60g glucozơ thì cần phải quang phân li bao nhiêu
gam nước. Biết rằng toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ được dùng cho pha tối để khử APG thành
AlPG.
A. 72. B. 144. C. 180. D. 240.
Câu 25 (ID: 139295): Đối với quá trình quang hợp, nước có bao nhiêu vai trò sau đây?
I. Nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp.
II. Điều tiết khí khổng đóng mở.
III. Môi trường của các phản ứng.
IV. Giúp vận chuyển các ion khoáng cho quang hợp.
V. Giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 26 (ID: 139296): Ở thực vật C3, để tổng hợp được 80g glucozơ thì cần phải quang phân li bao nhiêu
gam nước. Biết rằng toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ được dùng cho pha tối để khử APG thành
AlPG.
A. 48. B. 40. C. 320. D. 96.
Câu 27 (ID: 139297): Ở vùng khí hậu khô nóng, nhóm thực vật nào sau đây thường cho năng suất sinh
học cao nhất?
A. Nhóm thực vật C3. B. Nhóm thực vật C4.
C. Nhóm thực vật CAM. D. Các nhóm có năng suất như nhau.
Câu 28 (ID: 139298): Giả sử môi trường có đủ CO2 cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn
điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì:
A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng.
B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
C. Cường độ quang hợp không thay đổi.
D. Cường độ quang hợp đạt tối đa.
Câu 29 (ID: 139299): Khi nói về ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng tới quang hợp, thì các tia sáng đỏ
xúc tiến quá trình:
A. Tổng hợp ADN. B. Tổng hợp prôtêin.

Để học tập hiệu quả thầy Thịnh Nam khuyên em nên học theo đúng lộ trình khóa học! 5
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên 3 năm liền có học sinh theo học đạt thủ khoa toàn quốc
C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp cacbohidrat.
Câu 30 (ID: 139302): Pha tối trong quang hợp của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM đều có chung đặc
điểm nào sau đây?
A. Chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP (ribulôzơ - 1,5- điphôtphat).
B. Sản phẩm đầu tiên là APG (axit phôtphoglixêric).
C. Trải qua chu trình Canvin.
D. Diễn ra trên cùng một loại tế bào.

ĐÁP ÁN :

1-A 2-A 3-C 4-A 5-A 6-D 7-B 8-C 9-A 10 -


B

11 - A 12 - C 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 - 19 - 20 -
D A C B B B D C

21 - C 22 - A 23 - B 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 -
A A D B B D C

Đăng kí luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng thầy THỊNH NAM
Liên hệ tại: https://tinyurl.com/y5t4694w

Để học tập hiệu quả thầy Thịnh Nam khuyên em nên học theo đúng lộ trình khóa học! 6

You might also like