You are on page 1of 11

Bài 7: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Câu 1: 193912 Hô hấp sáng gặp ở nhóm thực vật nào sau đây?
A. Thực vật C3 và C4. B. Thực vật C4 và CAM.
C. Thực vật C3 và CAM. D. Chỉ có ở thưc vật C3.
Câu 2: 193913 Phương trình nào sau là phương trình tổng quát của quát quá trình hô hấp ở thực vật?
A. 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O + Q (38ATP và nhiệt)
B. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 12H2O + Q (38ATP và nhiệt)
C. C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O + Q (38ATP và nhiệt)
D. 6CO2 + 12H2O → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O.
Câu 3: 193914 Hô hấp sáng (không tạo ATP) diễn ra bào quan nào sau đây?
A. Lục lạp, không bào, ti thể. B. Lục lạp, không bào, peroxysome.
C. Lục lạp, peroxysome, ti thể. D. Không bào, peroxysome, ti thể.
Câu 4: 193915 Ở cây lạc, sau một thời gian dài mưa nhiều thì lá già cây lạc biến thành màu vàng.
Triệu chứng này do thiếu nguyên tố nào sau đây?
A. Nitrogene. B. Cacilum.
C. Magie. D. Iron (Fe).
Câu 5: 193916 Cho bảng nội dung về quá trình hô hấp nội bào như sau:
Giai đoạn Nơi diễn ra và nguyên liệu
1 Tế bào chất
I Đường phân
2 Glucose, NAD+, ADP, Pi
3 AxetylCoenzymA, NAD+, FAD+, ADP, Pi, H2O
II Chu trình Krebs
4 Trên màng trong của ti thể
5 NADH, FADH2, O2, ADP, Pi
III Chuỗi truyền e
6 Chất nền ti thể
Khi nối tên các giai đoạn với nơi diễn ra và nguyên liệu các giai đoạn thì cách nối nào sau đây là
đúng?
A. I - 1, 2; II - 3, 4 và III - 5, 6. B. I - 1, 3 ; II - 2, 6 và III - 4, 5.
C. I - 2, 4 ; II - 1, 5 và III - 3, 6. D. I - 1, 2 ; II - 3, 6 và III - 4, 5.
Câu 6: 193917 Biểu đồ bên biểu diễn quá trình hô hấp của 1 cây trong điều kiện bình thường. Phát
biểu nào sau đây đúng?
A. Đường cong A và B thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây .
B. Giai đoạn hạt nảy mầm và lão suy là giai đoạn hô hấp mạnh nhất.
C. Đường cong D cây hô hấp mạnh nhất.
D. Chỉ có đường cong C thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây .
Câu 7: 193918 Cho các dữ liệu sau. Nối nội dung các giai đoạn hô hấp nội bào với nguyên liệu và sản
phẩm sao cho phù hợp.
Giai đoạn Nguyên liệu và sản phẩm
1 ATP, NADH, FADH2, CO2.
I Đường phân
2 Glucose, NAD+, ADP, Pi
3 AxetylCoenzymA, NAD+, FAD+, ADP, Pi, H2O
II Chu trình Krebs
4 pyruvate, ATP, NADH.
5 NADH, FADH2, O2, ADP, Pi
III Chuỗi truyền e
6 NAD+, FAD+, ATP, H2O.
A. I- 2, 4; II- 1, 3 và III – 5, 6. B. I- 3, 4 ; II- 2, 6 và III –1, 5.
C. I- 2, 4 ; II- 1, 5 và III – 3, 6. D. I- 2, 6; II- 1, 3 và III – 4, 5.
Câu 8: 193919 Trong cơ thể thực vật, để có thể hình thành các hợp chất chứa nitrogen và các hợp chất
thứ cấp khác cần có sự tham gia của các quá trình sinh lý nào sau đây? Hãy chọn phương án sai
A. Quá trình quang hợp B. Quá trình hô hấp.
C. Quá trình trao đổi khoáng, nước. D. Quá trình lên men.
Câu 9: 193920 Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về hô hấp sáng?
I. Là quá trình hấp thụ CO2 giải phóng O2
II. Xảy ra trong điều kiện cường độ ánh sáng cao.
III. Diễn ra ở nhóm thực vật C3
IV. Lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
V. Gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 10: 193921 Phương trình tổng quát nào sau đây là phương trình tổng quát chu trình Krep?
A. 1Glucose + 2NAD+ + 2ADP + 2Pi → 2acid piruvic + 2ATP + 2NADH.
B. 2 C3H4O3 + 8 NAD+ + 2 FAD+ + 2ADP + 2 Pi + 6 H2O→ 6 CO2 + 2 ATP + 8 NADH + 2
FADH2.
C. 12NADPH + 18ATP + 6CO2 → C6H12O6 + 12NADP+ + 18ADP + 6H2O.
D. C6H12O6 + 3NAD+ + 2ADP + 2Pi → 2C3H4O3 + ADP + 3NADH
Câu 11: 193922 Một chu kì photphoryl hoá vòng tạo ra được 2 ATP, ở quang hợp của thực vật C4, để
tổng hợp được 720g Glucose thì cần bao nhiêu mol photon ánh sáng?
A. 6, 023. 1023 . B. 1445, 52. 1023
C. 24, 092. 1023. D. 361, 38. 1023.
Câu 12: 193923 Khi nghiên cứu đặc điểm hô hấp ở thực vật người ta đã ứng dụng vào việc bảo quản
nông phẩm. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
I. Mục đích của bảo quản nông sản là giữ nông sản ít thay đổi về số lượng và chất lượng.
II. Nồng độ CO2 thấp gây ức chế hô hấp.
III. Để bảo quản nông sản thì phải khống chế hô hấp của nông sản ở mức tối thiểu.
IV. Phương pháp bảo quản nông sản như: bảo quản lạnh, khô và bảo quản ở nồng độ CO2 cao.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: 193924 Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về hô hấp (tạo ra ATP) ở thực vật ?
I. Hô hấp tạo ATP là quá trình hô hấp diễn ra thường xuyên trong tế bào thực vật.
II. Gồm 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Krebs, chuỗi truyền e.
III. Khi môi trường nội bào không có oxygen thì chu trình Krebs vẫn diễn ra bình thường.
IV. Chu trình Krebs diễn ra ở tế bào chất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: 193925 Ở quang hợp của thực vật C4, để tổng hợp được 1 phân tử Glucose thì cần
A. 12 phân tử NADPH và 24 mol phân tử ATP.
B. 24 phân tử NADPH và 12 mol phân tử ATP.
C. 12 phân tử NADPH và 36 mol phân tử ATP.
D. 36 phân tử NADPH và 12 mol phân tử ATP.
Câu 15: 193926 Cho biết 1mol ánh sáng có năng lượng trung bình 45Kcal, 1mol Glucose có năng
lượng 674Kcal và 1 chu kì photphoryl hóa vòng tạo ra được 2ATP. Hiệu suất tối đa của chuyển hoá
năng lượng trong quang hợp là
A. 28%. B. 36%. C. 32%. D. 18%.
Câu 16: 193927 Khi nghiên cứu hệ số hô hấp của hạt cây họ lúa và hạt hướng dương trong quá trình
nảy mầm. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Chất dữ trữ của hạt lúa và hạt hướng dương nảy mầm là glucose.
B. Hệ số hô hấp của hạt lúa nảy mầm bằng 2.
C. Hệ số hô hấp của hạt hướng dương lớn hơn 1.
D. Ở hạt hướng dương nảy mầm ở các giai đoạn khác nhau hệ số hô hấp khác nhau.

Câu 17: 193928 Một học sinh đã


dùng sơ đồ đơn giản bên để ôn tập
hai quá trình sinh lý trung tâm ở
thực vật. Chú thích (2), (5) lần lượt

A. Chất hữu cơ và O2.


B. CO2 và H2O.
C. Ti thể và lục lạp.
D. ADP và photphat.
Câu 18: 193929 Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ giữa ánh sáng và trao đổi nitrogen?
A. Quá trình trao đổi nitrogen cần lực khử lớn (NADPH2, FADH2, ATP…. )
B. Khi cường độ quang hợp giảm thì tăng sự trao đổi nitrogen trong cây.
C. Quá trình đồng hoá nitrogen lại cung cấp nitrogen để tổng hợp bộ máy quang hợp.
D. Ánh sáng cung cấp photon cho quá trình quang hợp để tạo ra lực khử.

Câu 19: 193930 Cho thí nghiệm hô hấp ở thực vật được tiến hành như hình bên. Giả sử khối lượng
của hạt là 500g, tại thời điểm ban đầu, ống nghiệm 3 chứa 50 ml dung dịch Ca(OH)2 0, 1M. Sau
khi kết thúc thí nghiệm, nồng độ Ca(OH)2 trong ống nghiệm 3 là 0, 08M. Vậy cường độ hô hấp
(số mgCO2 tạo ra/1kg hạt) của hạt là
A. 80 (mgCO2 /1kg hạt)
B. 86 (mgCO2 /1kg hạt)
C. 82 (mgCO2 /1kg hạt)
D. 88 (mgCO2 /1kg hạt)

Câu 20: 193931 Lấy hai phần, mỗi phần 10g hạt khô. Phần thứ nhất sấy khô ở 100oC để xác định khô
tuyệt đối và được 8, 8g. Phần thứ 2 cho vào cát ẩm, một tuần sau rửa sạch, xác định trọng lượng tươi
của mầm được 21, 7g và sấy khô được 7, 0g. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sự thay đổi trọng
lượng tươi và khô khi nảy mầm?
A. Yếu tố không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt hàm lượng khí O2 và khí CO2.
B. Khi hạt nảy mầm thì hạt hút nước trương lên dẫn tới trọng lượng tươi tăng.
C. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạt nảy mầm: chủ yếu là nhiệt độ (phản ứng enzyme), nước.
D. Khi hạt nảy mầm hô hấp mạnh, chất dự trữ bị phân giải sinh năng lượng, sinh khối khô giảm.
Câu 21: 193932 Ở thực vật C3, nếu toàn bộ NADPH do pha sáng tạo ra chỉ được dùng cho pha tối để
khử APG thành AlPG. Vậy để tổng hợp được 90g Glucose thì cần phải quang phân li bao nhiêu gam
nước?
A. 92 (g). B. 210 (g). C. 108 (g). D. 76 (g).
Câu 22: 193933 Một nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm nghiên cứu về hô hấp ở thực vật như
bên. Thí nghiệm đó nhằm chứng minh điều gì?

A. Chứng minh hô hấp hấp thụ O2.


B. Chứng minh hô hấp thải CO2.
C. Chứng minh hô hấp sử dụng nguyên liệu glucose.
D. Chứng minh hạt có thể nảy mầm.
Câu 23: 193934 Khi nói về mối quan hệ giữa nhiệt độ và hấp thụ khoáng ở thực vật. Có bao nhiêu
phát biểu đúng?
I. Quá trình hấp thụ khoáng ở thực vật chủ yếu là hấp thụ thụ động, cần sự cung cấp năng lượng
ATP.
II. Nhiệt độ của đất ảnh hưởng đến trao đổi chất rễ nên ảnh hưởng đến hấp thụ khoáng của rễ cây.
III. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp giải phóng ATP cung cấp năng lượng quá trình hấp thụ
khoáng cây.
IV. Nhiệt độ cao làm tăng hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cây cà chua.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 24: 193935 Quan sát sơ đồ bên cho biết, sơ đồ biểu diễn quá trình nào sau đây?

A. Chu trình Krebs


B. Chu trình Nitrogen
C. Chu trình pentose phosphate
D. Chu trình Cavin

Câu 25: 193936 Sơ đồ bên biểu diễn sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào thực vật. Các
chữ số (1), (2), (3) ứng với những quá trình nào?
A. Quá trình đường phân; quá trình hô hấp; quá trình lên men.
B. Quá trình đường phân; quá trình lên men; quá trình hô hấp.
C. Quá trình hô hấp; quá trình đường phân; quá trình lên men.
D. Quá trình lên men hô hấp; quá trình hô hấp; quá trình đường phân.
Câu 26: 193937 Ở tế bào thực vật, những loại bào quan nào sau đây thực hiện chức năng tổng hợp
ATP?
A. Lục lạp và ty thể. B. Lục lạp và không bào.
C. Peroxygensome và ty thể. D. Lục lạp và peroxygensome.
Câu 27: 193938 Người ta tiến hành thí nghiệm hô hấp ở thực vật bằng các vật liệu và dụng cụ thí
nghiệm sau: 1 tủ ấm, 4 ống nghiệm, 1 lọ acid piruvic, 1 lọ glucose, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ
chứa ti thể và 1 máy phát hiện CO2. Ống nghiệm nào sau đây không thải ra khí CO2?
A. Ống 1: Pyruvic acid+ dịch nghiền tế bào B. Ống 2: Pyruvic acid+ ti thể
C. Ống 3: Glucose + dich nghiền tế bào D. Ống 4: Glucose + ti thể
Câu 28: 193939 Một nhóm học sinh thực hành một thí nghiệm như sau:
Chuẩn bị: Một bình thủy tinh có thể tích 2 đến 3 lít, có nút, một nhiệt kế, một hộp xốp to cách nhiệt,
cốc nước vôi trong.
Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho hạt vào bình thủy tinh.
+ Đặt cốc nước vôi trong, nhiệt kế vào bình và ghi nhiệt độ của nhiệt kế.
+ Đậy nút cao su thật chặt, kín.
+ Đặt bình vào hộp xốp cách nhiệt.
Thí nghiệm trên được tiến hành trong thời gian 90p, Kết quả đạt được như sau. Hãy chọn đáp án
đúng?
A. Nhiệt độ tăng, nước vôi trong đục, hô hấp thải CO2 .
B. Nhiệt độ giảm, nước vôi trong đục, hô hấp thải CO2 .
C. Nhiệt độ giảm, nước vôi trong đục, hô hấp thải O2 .
D. Nhiệt độ tăng, nước vôi trong đục, hô hấp thải O2 .
Câu 29: 193940 Cho sơ đồ tóm tắt quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào thực vật như
hình bên. Phương trình tóm tắt nào sau đây của quá trình (1)

A. C6H12O6 + 2 NAD+ → 2 C3H4O3 + 2 NADH.


B. 2C3H4O3 + 2NADH → 2C2H5OH + 2CO2 + 2NAD+.
C. 2 C3H4O3 + 5O2 + → 6CO2 + 4H2O.
D. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O.
Câu 30: 193941 Hệ số hô hấp là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
Vậy hệ số hô hấp của phân tử saccarozo (C12H22O11) là
A. RQ = 0, 69. B. RQ = 1.
C. RQ = 1, 33. D. RQ = 0, 65.
Câu 31: 193942 Các phân tử dự trữ phần lớn năng lượng từ các phản ứng ôxy hoá khử của chu trình
axít xitric (chu trình Krebs) là
A. ADP và FADH2 . B. ATP và FADH2.
C. NADH và FADH2. D. NADH và ATP.
Câu 32: 193943 Khi nói về chu trình Krebs trong hô hấp thực vật. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Khi không có oxygen phân tử (O2) thì chu trình Krebs không diễn ra.
II. Chu trình Krebs diễn ra ở tế bào chất.
III. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian để tế bào thực hiện tổng hợp mới các chất.
IV. Chu trình Krebs tạo ra 4 ATP.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33: 193944 Cho các dữ liệu sau. Nối nội dung bào quan tổng hợp và sử dụng ATP với đặc điểm
sao cho phù hợp
Bào quan tổng hợp và Đặc điểm
sử dụng ATP
1 Chiều đi của H+ từ trong xoang thylakoid đi ra chất nền lục lạp.
I Lục lạp 2 Mục đích sử dụng cho các hoạt động sống của tế bào.
3 Nguồn năng lượng từ photon ánh sáng.
4 Nguồn năng lượng liên kết hóa học trong chất hữu cơ.
II Ty thể 5 Chiều đi của H+ từ khoảng gian màng đi vào chất nền của ti thể.
6 Mục đích sử dụng cho pha tối của quang hợp
A. I – 1, 3, 6 và II – 2, 4, 5. B. I – 1, 4, 6 và II – 2, 3, 5.
C. I – 3, 5, 6 và II – 1, 2, 4. D. I – 1, 2, 3 và II – 4, 5, 6.

Câu 34: 193945 Khi nghiên cứu một chu trình hô hấp ở thực vật như hình bên. Có bao nhiêu phát
biểu đúng?

I. Đây sơ đồ vắn tắt của chu trình pentose phosphate.


II. RMP là Ribulose diphosphate.
III. Chu trình này là hô hấp kị khí.
IV. Tạo nguồn năng lượng lớn cung cấp hoạt động sống của cây.
V. Sản phẩm của chu trình là NADPH2.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 35: 193946 Phương trình tổng quát nào sau đây là của quá trình lên men từ dung dịch glucose
bởi nấm men.
A. C6H12O6 + 6O2 -----> 6CO2 + 6H2O + Q
B. C6H12O6 ----> 2C3H6O3+136 Kj (32, 4 Kcal).
C. 6CO2 + 6H2O ----> C6H12O6 +6 O2
D. C6H12O6 -----> 2C2H5OH + 2CO2 + Q

Câu 36: 193947 Thí nghiệm bên mô tả quá trình lên men từ dung dịch glucose bởi nấm men. Kết luận
nào sau đây sai?
A. Thí nghiệm 1 bóng cao su phồng dần lên do khí CO2 tạo ra.
B. Thí nghiêm 2 do phản ứng tỏa nhiệt nên nhiệt độ ở nhiệt kế tăng lên.
C. Nguyên liệu tham gia quá trình bên là Fructose và O2.
D. Thí nghiệm 3 nước vôi trong hóa đục do khí CO2 tạo ra
Câu 37: 193948 Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp, quang hợp và môi trường. Có bao nhiêu phát
biểu đúng?
I. Quang hợp là tiền đề hô hấp và ngược lại.
II. Muốn hạt nảy mầm cần đảm bảo đủ nước.
III. Khi nhiệt độ tăng cường độ hô hấp giảm.
IV. Nồng độ CO2 thấp sẽ gây ức chế hô hấp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38: 193949 Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy khoai tây giữ một tuần trong không khí sạch,
sau đó giữ một tuần trong nitrogen sạch rồi lại giữ một tuần trong không khí sạch. Lượng CO2 giải
phóng ra trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong tuần thứ nhất lượng CO2 thoát ra ổn định.


B. Trong tuần thứ hai lượng CO2 thoát ra ít.
C. Cả 3 tuần đề xảy ra hiện tượng lên men tạo ra lactic acid
D. Trong tuần thứ ba ban đầy lượng CO2 tăng sau ổn định.
Câu 39: 193950 Quan sát 3 thí nghiệm được bố trí như hình bên. Hãy cho biết thí nghiệm minh họa
cho quá trình nào sau đây?

A. Quá trình lên men rượu từ dung dịch glucose bởi nấm men.
B. Quá trình lên men rượu từ dung dịch Fructose bởi nấm sợi.
C. Quá trình lên men rượu từ dung dịch glucose bởi nấm sợi.
D. Quá trình lên men rượu từ dung dịch Fructose bởi nấm men.
Câu 40: 193951 Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi
khoáng trong cây?
I. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng thụ động
II. Hô hấp tạo ra sản phẩm trung gian làm nguyên liệu đồng hóa nguyên tố khoáng do rễ hút lên.
III. Hô hấp tạo ra các chất khử như ATP, NADH cung cấp quá trình đồng hóa nguyên tố khoáng.
IV. Quá trình hút khoáng cung cấp nguyên tố khoáng cấu tạo enzyme tham gia quá trình hô hấp.
V. Quá trình hút khoáng giúp tăng tốc độ quá trình hô hấp.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

You might also like