You are on page 1of 5

TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I

BỘ MÔN: SINH NĂM HỌC 2022 - 2023


MÔN: SINH HỌC KHỐI 11

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KIẾN THỨC CƠ BẢN


5. Quang hợp ở thực vật
- Vai trò của quá trình quang hợp: nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng; chuyển hóa
quang năng thành hóa năng; điều hòa không khí
- Bộ máy quang hợp
- Nhóm sắc tố quang hợp: nhóm sắc tố chính (diệp lục) và nhóm sắc tố phụ carotenoid (caroten và
xantophyl)
- Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp
- Quang hợp và năng suất cây trồng
6. Hô hấp ở thực vật
- Vai trò của hô hấp ở thực vật: duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống; giải phóng ATP; tạo
nhiều sản phẩm trung gian
- 2 con đường hô hấp ở thực vật
+ Hô hấp hiếu khí: xảy ra trong điều kiện có O2; diễn ra theo 3 giai đoạn (đường phân, chu trình Crep,
chuỗi chuyền electron); giải phóng 38 ATP
+ Hô hấp kị khí: xảy ra trong điều kiện thiếu hoặc không có O2; chỉ gồm giai đoạn đường phân; giải phóng
02 ATP
- Hô hấp sáng
- Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp, quan hệ giữa hô hấp với môi trường
- Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hô hấp: nước, nhiệt độ, O2, hàm lượng CO2 → các biện pháp
bảo quản nông sản thông qua nguyên tắc giảm cường độ hô hấp

B. LUYỆN TẬP
Phần I. TỰ LUẬN

Câu 6: Trình bày hiểu biết của em về quang hợp ở thực vật (khái niệm, phương trình, vai trò, cơ quan,
bào quan, sắc tố quang hợp) – SGK – đặc biệt chú ý thí nghiệm tách chiết sắc tố diệp lục

Câu 7: So sánh quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3 , C4 , CAM

1
Câu 8: Trình bày hiểu biết của em về hô hấp ở thực vật (khái niệm, phương trình, vai trò, các hình thức
hô hấp). Vận dụng kiến thức về mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường để giải thích các kĩ thuật bảo
quản nông sản như phơi khô, để lạnh… - SGK
Chú ý: Mục tiêu (cơ sở khoa học) của tất cả các biện pháp, kĩ thuật bảo quản nông sản đều là GIẢM
THIỂU CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP vì:
- Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong các sản phẩm → Hô hấp làm tiêu hao
chất hữu cơ → Phải khống chế cường độ hô hấp của nông sản, thực phẩm, rau quả ở mức tối thiểu
để hao hụt xảy ra ở mức thấp nhất.
- Hô hấp sẽ làm thay đổi môi trường bảo quản:
+ Nhiệt độ tăng, độ ẩm tăng → tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại, phá hỏng nông sản, thực
phẩm…
+ O2 giảm quá mức, CO2 tăng quá mức → hô hấp ở các đối tượng bảo quản có thể chuyển sang phân
giải kị khí → nhanh bị phân hủy hoặc tích lũy các chất có hại.

Câu 9: Trình bày các thí nghiệm nhận biết hô hấp

PHẦN 2. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HỌA


34. Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH
trong quang hợp là
A. Diệp lục a B. Diệp lục b C. Diệp lục a, b D. Diệp lục a, b và carôtenôit
35. Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng
A. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP
B. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP và NADPH
C. Đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học của NADPH
D. Thành năng lượng trong các liên kết hóa học của ATP
36. Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là
A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng D. Lúa, khoai, sắn, đậu
37. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là
A. Lúa, khoai, sắn, đậu B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng D. Lúa, khoai, sắn, đậu
2
38. Ở thực vật CAM, khí khổng
A. Đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn
C. Chỉ đóng vào giữa trưa D. Đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày
39. Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2
A. và giai đoạn tái cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch
B. và giai đoạn tái cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu
C. diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch; còn giai đoạn tái cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế
bào mô giậu
D. diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu; còn giai đoạn tái cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào
bó mạch
40. Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?
(1) Gồm những loài mọng nước sống
(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
(3) Chu trình cố định CO2 tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả
hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá
(4) Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình
Canvin, diễn ra vào ban ngày
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (3) B. (1) và (4) C. (2) và (3) D. (2) và (4)
41. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp
A. Lớn hơn cường độ hô hấp B. Cân bằng với cường độ hô hấp
C. Nhỏ hơn cường độ hô hấp D. Lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp
42. Điểm bão hòa CO2 là nồng độ CO2 đạt
A. Tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu B. Tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất
C. Tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất D. Tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình
43. Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt
A. Tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau
B. Tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp
C. Tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp
D. Tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau
44. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp
B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp
C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp
D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp
45. Năng suất kinh tế là:
A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế
đối với con người của từng loài cây
B. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối
với con người của từng loài cây
C. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối
với con người của từng loài cây
D. Một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị
kinh tế đối với con người của từng loài cây
46. Giai đoạn đường phân diễn ra tại
A. Ti thể B. Tế bào chất C. Lục lạp D. Nhân
47. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep
C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân

3
48. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:
A. Chuỗi truyền electron B. Chu trình Crep
C. Đường phân D. Tổng hợp Axetyl – CoA
49. Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật
A. C4 B. CAM C. C3 D. C4 và thực vật CAM
50. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lizôxôm (2) Ribôxôm (3) Lục lạp
(4) Perôxixôm (5) Ti thể (6) Bộ máy Gôngi
Phương án trả lời đúng là:
A. (3), (4) và (5) B. (1), (4) và (5) C. (2), (3) và (6) D. (1),(4) và (6)

Phần 3. DẠNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC


Câu 51 (NB): Đối với thực vật ở cạn nước được hấp thụ qua bộ phận nào sau đây?
A. Khí khổng B. Toàn bộ bề mặt cơ thể
C. Lông hút của rễ D. Chóp rễ
Câu 52 (TH): Khi nói về sự hút nước và ion khoáng ở cây, phát biểu sau đây không đúng?
A. Quá trình hút nước và khoáng của cây có liên quan đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây
B. Các ion khoáng có thể được rễ hút vào theo cơ chế thụ động hoặc chủ động
C. Lực do thoát hơi nước đóng vai trò rất quan trọng để vận chuyển nước từ rễ lên lá
D. Nước có thể được vận chuyển từ rễ lên ngọn hoặc từ ngọn xuống rễ
Câu 53 (NB): Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất rễ
A. Tạo lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
B. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch gỗ lên cao
C. Tạo động lực đầu dưới đẩy dòng mạch rây lên cao
D. Động lực của dòng mạch rây
Câu 54 (NB): Thoát hơi nước ở lá cây chủ yếu bằng con đường
A. qua mô giậu B. qua lớp cutin C. Qua lông hút D. qua khí khổng
Câu 55 (TH): Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét
B. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây
C. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình QH
D. Thoát hơi nước tạo động lực phía dưới để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây
Câu 56 (TH): Cho 1 nhúm hạt đang nảy mầm (có hoạt động hô hấp mạnh) vào bình tam giác rồi đậy
kín lại, sau một thời gian ngắn (vài giờ). Hãy cho biết nhận định nào sau đây sai?
A. Tỉ lệ % O2 trong bình tam giác sẽ tăng lên còn tỉ lệ % CO2 trong bình tam giác sẽ giảm đi so với
lúc đầu (mới cho hạt vào)
B. Tỉ lệ % CO2 trong bình tam giác sẽ tăng lên còn tỉ lệ % O2 trong bình tam giác sẽ giảm đi so với
lúc đầu (mới cho hạt vào)
C. Nếu bình tam giác được cắm vào 1 nhiệt kế, ta sẽ thất nhiệt độ trong bình tam giác cao hơn so
với ngoài môi trường
D. Hạt đang nảy mầm có diễn ra quá trình phân giải các chất hữu cơ trong hạt thành năng lượng
cần cho hạt nảy mầm
Câu 57 (VD): Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo
đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi
C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch NaOH thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng
nước vôi trong
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3 vì hô hấp giải phóng CO2

4
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 58 đến 60
Sau khi thu hái, rau quả vẫn tiếp tục các hoạt động sống của chúng, đó là sự thở, sự bốc hơi, sự tỏa
nhiệt…
Tuy vậy, sự tổng hợp các chất đã kết thúc và khả năng chủ động đề kháng với bệnh hại cũng giảm
đáng kể từ khi rau quả bị tách ra khỏi môi trường sống. Trong thời gian bảo quản, hầu hết các thành
phần hóa học của quả đều bị biến đổi như vị ngọt, vị chua, mùi thơm, hợp chất khoáng …do tham gia
quá trình hô hấp hoặc do hoạt động của enzym. Sự thay đổi này tùy thuộc vào từng loại rau quả khác
nhau.
Từ xưa tới nay, con người đã biết bảo quản nông sản bằng nhiều cách truyền thống như: Phơi khô,
sấy, hun khói, ướp muối… Bên cạnh đó người ta còn áp dụng các phương pháp hiện đại như bảo quản
trong môi trường khí biến đổi, trong kho lạnh, hóa chất…
Câu 58 (TH): Các biện pháp bảo quản nông sản đều có tác dụng chung là
A. Tăng cường độ quang hợp của nông sản (đối với rau, củ, quả)
B. Giảm cường độ hô hấp của nông sản
C. Tăng hoạt động của các vi sinh vật có trên bề mặt nông sản
D. Giảm hàm lượng các chất trong nông sản
Câu 59 (TH): Khống chế thành phần khí trong môi trường bảo quản là phương pháp hiện đại, trong
môi trường bảo quản
A. Nồng độ khí O2 cao, CO2 thấp B. Không chứa khí CO2.
C. Không chứa khí oxi. D. Nồng độ CO2 cao, O2 thấp
Câu 60 (VD): Ăn thử khoai lang thấy bở, Lan mua 2kg khoai về để ăn dần, sau 1 tháng Lan luộc
khoai thì thấy khoai không còn bở như trước mà có vị hơi ngọt hơn. Giải thích đúng về trường hợp
này là
A. Protein trong khoai đã bị phân giải thành axit amin tạo ra vị ngọt
B. Củ khoai đã quang hợp tạo ra glucose nên có vị ngọt
C. Tinh bột trong khoai đã bị phân giải thành đường
D. Củ khoai hô hấp tạo ra đường và tinh bột.

You might also like