You are on page 1of 12

ÔN TẬP HỌC KÌ 1 SINH 11

TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biện pháp bảo quản nông phẩm nào sau đây là không phù hợp?
A. ức chế hô hấp của nông phẩm về không
B. Bảo quản khô.
C. Bảo quản lạnh
D. Bảo quản trong môi trường khí biến đổi.
Câu 2: Sản phẩm pha sáng quang hợp nào dưới đây được sử dụng trong chu trình Calvin ?
A. CO2 và glucose B. H2O và O2
C. ADP, Pi và NADP+ D. ATP và NADPH
Câu 3: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Quang phân li nước. B. Chu trình Canvin.
C. Pha sáng. D. Pha tối.
Câu 4: Hai loại ion nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điện thế năng?
A. Na+ và K+ B. Mg2+ và Ba2+ C. Na+ và Ca2+ D. Mg2+ và K+
Câu 5: Ở thực vật, pha sáng của quang hợp diễn ra tại:
A. Chất nền lục lạp B. Màng tilacôit.
C. Màng trong của lục lạp D. Màng ngoài của lục lạp.
Câu 6: Trong quang hợp nếu pha sáng bị ngừng trệ thì sản phẩm nào trong pha tối sẽ tăng?
A. Tinh bột B. AlPG
C. APG D. Ribulozơ – 1,5– điP.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật?
A. Giai đoạn đường phân xảy ra trong ti thể.
B. Chu trình Crep diễn ra trên màng ngoài ti thể.
C. Hô hấp hiếu khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi truyền êlectron xảy ra trong ti thể.
D. Trong quá trình hô hấp, toàn bộ năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP.
Câu 8: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quang hợp?
I. Để tạo ra được một phân tử C6H12O6 cần có sự tham gia của 12 phân tử H2O.
II. Trong các sắc tố quang hợp, chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh
sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
III. Sản phẩm của phá sáng chuyển cho pha tối là ATP và NADPH.
IV. Ở thực vật CAM, chất nhận CO2 đầu tiên của quá trình quang hợp là PEP.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Sản phẩm không được tạo ra trong pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật là
A. ATP. B. APG. C. O2. D. NADPH.
Câu 10: Trong quá trình phân giải glucose ở thực vật
A. giai đoạn sử dụng oxi là chu trình Krep.
B. đường phân diễn ra ở tế bào chất và chất nền ti thể.
C. năng lượng được chiết rút từ từ ở nhiều giai đoạn.
D. chu trình Krep giải phóng nhiều năng lượng ATP nhất.
Câu 11: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói đến hậu quả của việc bón với
liều lượng cao quá mức cần thiết cho cây?
(1) Gây độc hại đối với cây.
(2) Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.
(3) Làm cây hấp thu quá nhiều dẫn đến chết.
(4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 12: Ở thực vật C4, chu trình Canvin diễn ra ở
A. tế bào chất của tế bào mô giậu.
B. màng tilacoit của lục lạp ở tế bào mô giậu.
C. tế bào chất của tế bào bao bó mạch.
D. chất nền của lục lạp ở tế bào bao bó mạch.
Câu 13: Khi nói về tính chất của chất diệp lục, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hấp thụ ánh sáng ở vùng xanh tím và đỏ.
B. Diệp lục a tham gia trực tiếp vào chuyển hóa năng lượng.
C. Diệp lục hấp thụ ánh sáng màu xanh lục nên lá có màu lục.
D. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.
Câu 14: Khi nói về sinh trưởng sơ cấp của thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Có ở thực vật Một lá mầm và thực vật Hai lá mầm.
B. Do hoạt động của mô phân sinh lóng hoặc mô phân sinh đỉnh.
C. Do hoạt động của mô phân sinh bên.
D. Là sự gia tăng chiều dài của cơ thể (thân, rễ).
Câu 15: Khí oxi được giải phóng qua quá trình quang hợp có nguồn gốc từ?
A. CO2
B. Sự tổng hợp NADPH trong pha sáng.
C. H2O
D. Sự phân giải các sản phẩm trung gian của pha tối.
Câu 16: Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng:
A. N2, NO2-; NH4+ và NO3- B. NH4+ và NO3-
C. NH3; NH4+ và NO3- D. NO2-;NH4+ và NO3-
Câu 17: Trong quá trình quang hợp, oxi được giải phóng ở
A. pha sáng nhờ quá trình phân li nước.
B. pha sáng do phân li CO2 nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời,
C. pha tối nhờ quá trỉnh phân li CO2.
D. pha tối nhờ quá trỉnh phân li nước.
Câu 18: Bón phân quá liều sẽ gây ra hậu quả gì?
A. Gây ô nhiễm môi trường đất và nước
B. Gây độc hại cho cây
C. Gây ô nhiễm nông phẩm
D. Cả A, B và C
Câu 19: Quá trình hô hấp gồm những công đoạn nào?
A. Hô hâp ngoài B. Hô hấp trong C. Hô hấp trung gian D. Cả A và B
Câu 20: Vai trò của quá trình thoát hơi nước với đời sống của cây?
A. Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến mọi cơ
quan (ở cây sống trên cạn)
B. Giúp hạ nhiệt độ ở lá cây vào những ngày nắng nóng
C. Khi khí khổng mở (để thoát hơi nước, CO2 khuyếch tán vào lá cần cho quang hợp
D. Cả A, B và C
Câu 21: Các pha trong chu trình Canvin?
A. Pha cố định CO2
B. Pha khử APG thành AlPG
C. Pha tái sinh chất nhận ban đầu là Ribuloozo-1,5-điP
D. Cả A, B và C
Câu 22: Trong thí nghiệm so sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá, người ta đã sử dụng giấy lọc có
tẩm:
A. Coban clorua B. Ethiđium bromide
C. Acridin D. 5 BromUraxin (5 BU)
Câu 23. Những cây thuộc nhóm thực vật C4 là?
A. Rau dền, mía, ngô, kê. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. (CAM)
B. Lúa, khoai, sắn, đậu. (C3) D. Ngô, mía, lúa, cỏ gấu.
Câu 25. Bào quan nào sau đây thực hiện quá trình hô hấp?
A. Không bào.
B. Ti thể.
C. Lục lạp.
D. Ribôxôm.
Câu 26. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là?
A. Rau dền, kê, các loại rau. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
B. Lúa, khoai, sắn, đậu. D. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
Câu 27. Năng suất kinh tế là:
A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối
với con người của từng loài cây.
B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với
con người của từng loài cây.
C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với
con người của từng loài cây.
D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh
tế đối với con người của từng loài cây.
Câu 28. Quá trình đường phân diễn ra ở cấu trúc nào sau đây?
A. Tế bào chất. B. Màng trong ti thể.
C. Chất nền ti thể. D. Nhân tế bào.
Câu 29: Hô hấp sáng xảy ra ở:
A. Thực vật C3 B. Thực vật CAM C. Thực vật C4 D. Thực vật C3, C4, CAM
Câu 30: Hô hấp diễn ra ở bộ phận nào của thực vật?
A. Lá B. Thân C. Hoa. D. Tất cả các cơ quan
Câu 31: Cho phương trình sau: C6H12O6 + X  Y + H2O + Năng lượng (ATP, nhiệt)
Chất X, Y lần lượt là:
A. CO2 và O2 B. O2 và CO2 C. CO và O2
D. O2 và CO
Câu 32: Điểm bão hoà ánh sáng là:
A. Trị số ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng 0.
B. Trị số ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt nhỏ nhất
C. Trị số ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt trung bình.
D. Trị số ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp không tăng thêm dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.
Câu 33: Hiệu quả năng lượng của quá trình phân giải hiếu khí so với phân giải kỵ khí gấp:
A. 2 lần B. 19 lần C. 12 lần D. 5 lần
Câu 34: Các giai đoạn của phân giải hiếu khí diễn ra theo trật tự:
A. Chu trình Crép  Đường phân  Chuỗi truyền electron hô hấp
B. Chuỗi truyền electron hô hấp  Đường phân Chu trình Crép
C. Đường phân Chu trình Crep  Chuỗi truyền electron hô hấp
D. Đường phân  Chuỗi truyền electron hô hấp Chu trình Crep
Câu 35: Hô hấp sáng ở thực vật C3 không xảy ra ở bào quan:
A. Lục lạp B. Peroxixom C. Ti thể D. Lưới nội chất.
Câu 36: Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật tạo ra những sản phẩm nào sau đây?
A. ADP, NADPH, O2. B. ATP, NADPH, O2.
C. Cacbohiđrat, CO2. D. ADP, NADPH, CO2.
Câu 37: Quá trình quang hợp ở thực vật nào sau đây có giai đoạn cố định CO2 xảy ra vào ban đêm?
A.Cây mía. B.Cây dứa. C. Cây rau dền. D. Cây ngô.
Câu 38: Cây nào sau đây thuộc nhóm thực vật C4?
A. Ngô. B. Xương rồng. C. Dứa. D. Thanh long.
Câu 39: Chất nào sau đây là nguyên liệu của quá trình hô hấp ở thực vật?
A. Glucôzơ. B. Cacbonic. C. Rượu êtilic. D. Axit lactic.
Câu 40: Quá trình hô hấp ở thực vật tạo ra sản phẩm nào sau đây?
A. CO2. B. O2. C. Lipit. D. Glucozơ.
Câu 41: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan nào sau đây?
A. Lục lạp, lizôxôm, ti thể. B. Lục lạp, perôxixôm, ti thể.
C. Lục lạp, bộ máy gôngi, ti thể. D. Lục lạp, ribôxôm, ti thể.
Câu 42: Phát biểu nào sau đây đúng về vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật?
A. Cung cấp năng lượng ATP cho các hoạt động sống của cây.
B. Dự trữ năng lượng cho tế bào.
C. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
D. Tổng hợp chất hữu cơ cần thiết cho tế bào.
Câu 43: Trong quang hợp ở thực vật, những sản phẩm nào của pha sáng được sử dụng trong pha tối
để tổng hợp chất hữu cơ?
A. NADPH, O2. B. ATP, NADPH. C. ATP, NADPH, CO2. D. ATP, O2.
Câu 44: Vai trò nào sau đây không thuộc quá trình quang hợp?
A. Tổng hợp chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật trên trái đất.
B. Biến đổi quang năng thành hóa năng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.
C. Biến đổi chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống.
D. Điều hòa không khí.
Câu 45: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hô hấp thực vật?
A.Gồm 2 con đường là đường phân và lên men.
B. Cơ quan hô hấp là rễ.
C. Xảy ra mạnh ở hạt nảy mầm, hoa, quả đang sinh trưởng.
D. Chỉ xảy ra vào ban đêm.
Câu 46: Quá trình hô hấp sáng của thực vật C3 diễn ra trong điều kiện nào sau đây?
A. Cường độ ánh sáng cao, lượng O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều.
B. Cường độ ánh sáng thấp, lượng O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều.
C. Cường độ ánh sáng thấp, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
D. Cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều.
Câu 47: Con đường hô hấp thực vật nào tạo nhiều năng lượng nhất?
A. Lên men. B. Đường phân. C. Hô hấp hiếu khí. D. Hô hấp kị khí.
Câu 48: Để bảo quản nông sản có thể dùng biện pháp nào sau đây:
A. Tăng ánh sáng
B. Tăng độ ẩm
C. Tăng nhiệt độ
D. Tăng nồng độ CO2
Câu 49: Loại sắc tố quang hợp nào sau đây có thể chuyển hoá quang năng thành hoá năng
A. Caroten
B. Diệp lục b
C. Xantophyl
D. Diệp lục a
Câu 50: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C4 X
B. Chu trình canvin chỉ có ở thực vật C3
C. CO2 được sử dụng cho pha tối của quang hợp X
D. Quang hợp xảy ra ở mọi tế bào thực vật X

Câu 1: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
A. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ. B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
C. Con người, vật nuôi, cây trồng. D. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
Câu 2: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua?
A. miền lông hút. B. miền chóp rễ.
C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành.
Câu 3: Thành phần của dịch mạch gỗ chủ yếu gồm:
A. Nước và các ion khoáng. B. Amit và hormone.
C. Amino acid và vitamin. D. Xitokinin và ancaloit.
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở thực vật trên cạn?
A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.
Câu 5: Trong nghề trồng lúa nước, việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơn so
với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì?
A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
B. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
C. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.
Câu 6: Nhóm sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành
ATP, NADPH trong quá trình quang hợp?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Diệp lục a, b. D. Diệp lục a, b và carôtenôit.
Câu 7: Trật tự nào là đúng về trình tự các giai đoạn trong chu trình Calvin?
A. Cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → cố định CO2.
B. Cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → khử APG thành AlPG.
C. Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP) → cố định CO2.
D. Khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
Câu 8: Giải thích nào là chính xác khi giải thích: “Tăng diện tích lá lại làm tăng năng suất cây trồng” ?
A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang
hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng.
B. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu
cơ trong đất.
C. Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → năng suất cây trồng.
D. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp.
Câu 9: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật, giai đoạn nào mà từ một phân tử glucose tạo ra được nhiều
phân tử ATP nhất?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp. B. Đường phân.
C. Chu trình Krebs. D. Phân giải kị khí.
Câu 10: Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh cho vào 1 bình đựng đầy hạt
đậu xanh đang nảy mầm, đậy kín và nối với một ống nghiệm có nước vôi trong. Nước vôi được sử
dụng trong thí nghiệm này nhằm mục đích
A. hấp thụ nhiệt do hô hấp tỏa ra. B. cung cấp canxi cho hạt nảy mầm.
C. giúp hạt nảy mầm nhanh hơn. D. chứng minh hô hấp ở thực vật thải CO2.
Câu 11: Trong cấu tạo ruột non, niêm mạc hình thành nhiều nếp gấp, trên đó có các lông ruột và các
lông cực nhỏ, nếp gấp niêm mạc và các lông nhỏ đó có tác dụng gì?
A. Làm tăng nhu động ruột. B. Làm tăng bề mặt hấp thụ.
C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học. D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học.
Câu 12: Các van tĩnh mạch và động mạch có vai trò:
A. Cho máu đi qua theo một chiều trong mạch. B. Đóng mở theo nhịp đẩy của tim.
C. Ngăn không có máu đi qua. D. Cho máu đi qua theo hai chiều.
Câu 13: Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực:
A. Cao, tốc độ máu chảy nhanh. B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D. Cao, tốc độ máu chạy chậm.
Câu 14: Hệ tuần hoàn của giun đốt là
A. hệ tuần hoàn hở. B. hệ tuần hoàn kín.
C. hệ tuần hoàn bán kín. D. hệ tuần hoàn thông.
Câu 15: Vận tốc máu ở các mạch thay đổi theo chiều hướng giảm dần như thế nào ở các loại mạch máu?
A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch. B. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
C. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch. D. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.
Câu 16: Ở người lớn tuổi, vì sao khi huyết áp tăng cao dễ dẫn đến bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch..
B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 17: Cơ chế của việc tiêm vacxin phòng bệnh là:
A. Đưa kháng thể vào cơ thể, kích thích cơ thể sản xuất kháng nguyên.
B. Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể.
C. Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
D. Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Câu 1: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng dị dưỡng?
A. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ. B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
C. Con người, vật nuôi, nấm rơm. D. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
Câu 2: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu theo đường:
A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây.
C. Từ mạch rây sang mạch gỗ. D. Qua mạch gỗ.
Câu 3: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò nào dưới đây:
A. Cung cấp năng lượng cho lá.
B. Cung cấp cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
C. Hạ nhiệt độ cho lá.
D. Vận chuyển nước, ion khoáng.
Câu 4: Trong các đặc điểm sau:
(1) Các tế bào nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
(2) Gồm những tế bào chết.
(3) Thành tế bào được linhin hóa.
(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.
(5) Gồm những tế bào sống.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với mạch gỗ:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Lông hút rất dễ gẫy và dễ tiêu biến ở môi trường
A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxygen.
B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxygen.
C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxygen.
D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxygen.
Câu 6: Trong tế bào lá cây, bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp?
A. Không bào. B. Ribosome. C. Lục lạp. D. Ti thể.
Câu 7: Ở thực vật CAM, khí khổng có đặc điểm
A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm. B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. chỉ đóng vào giữa trưa. D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.
Câu 8: Có bao nhiêu phát biểu đúng về hình thức trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (nông nghiệp
sạch) dưới đây?
(1) Ánh sáng nhân tạo có thể điều chỉnh cường độ để năng suất quang hợp đạt tối đa.
(2) Dùng ánh sáng nhân tạo có thể trồng các cây rau củ cung cấp vào mùa đông.
(3) Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.
(4) Nhà trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có thể áp dụng sản xuất rau sạch, nhân giống cây bằng
phương pháp sinh dưỡng như nuôi cấy mô, tạo cành giâm trước khi đưa ra trồng ở ngoài thực địa.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình Krebs → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Krebs.
C. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Krebs → Đường phân.
D. Đường phân → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền electron hô hấp.
Câu 10: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu dưới đây?
1. Quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ở ngoài sáng là quá trình phân giải kị khí.
2. Trong hô hấp sáng, enzyme carboxylase chuyển thành enzyme oxygenase ôxi hóa RiDP thải
CO2 xảy ra kế tiếp lần lượt ở các bào quan lục lạp, thể peroxisome.
3. Nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất ở thực vật là ở lá.
4. Trong quá trình hô hấp, một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt được giải phóng ra nhằm mục đích
giúp tổng hợp các chất hữu cơ.
A. 1. B. 0. C. 2. D. 3.
Câu 11: Khi nói đến cơ quan tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
1. Các loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển.
2. So với các loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn.
3. Các loài ăn thực vật đều có dạ dày kép.
4. Cả loài ăn thịt và loài ăn thực vật đều có các enzyme tiêu hóa giống nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh. B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D. Cao, tốc độ máu chạy chậm.
Câu 13: Máu trao đổi chất với tế bào qua thành
A. tĩnh mạch và mao mạch. B. mao mạch.
C. động mạch và mao mạch. D. động mạch và tĩnh mạch.
Câu 14: Huyết áp trong mạch thay đổi theo chiều hướng giảm dần như thế nào ở các loại mạch máu?
A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch. B. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
C. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch. D. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.
Câu 15: Bệnh xơ vữa động mạch là bệnh làm cho thành mạch bị cứng, dễ vỡ có mối liên hệ mật thiết
với loại lipit nào dưới đây?
A. Phospholipid. B. Ostrogen. C. Cholesterone. D. Testosterone.
Câu 16: Huyết áp là lực co bóp của
A. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch.
B. Tâm nhĩ đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch.
C. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch.
D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch.
Câu 17: Dị ứng là gì?
A. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên thể định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng thể).
B. Phản ứng đồng điệu của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng
nguyên).
C. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng thể nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng thể).
D. Phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định (Cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên).
Câu 18: Khi hàm lượng glucose trong máu giảm, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự nào?
A. gan → tuyến tụy → glucagon → glycogen → glucose trong máu tăng.
B. gan → glucagon → tuyến tụy→ glycogen → glucose trong máu tăng.
C. tuyến tụy → glucagon → gan → glycogen → glucose trong máu tăng.
D. tuyến tụy → gan → glucagon → glycogen → glucose trong máu tăng.
Câu 19: Để hoa đào nở nhanh, kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 oC tưới
quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa trên ở cây đào?
A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Độ ẩm. D. Chất dinh dưỡng.
Câu 20: Cho ví dụ sau: Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay ta rụt lại. Em hãy cho biết kích thích từ
môi trường và phản ứng của cơ trong ví dụ trên là gì để trả lời kích thích?
A. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là rụt tay lại.
B. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cơ co giúp rụt tay lại.
C. Khi đó kích thích từ môi trường là cốc nước và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
D. Khi đó kích thích từ môi trường là nhiệt độ và phản ứng trả lời là cảm giác nóng.
Câu 1: Phát biểu nào không phải là một trong các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa
năng lượng ở sinh vật?
A. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất
B. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hoá năng lượng và tế bào
C. Thải các chất vào môi trường
D. Quá trình biến đổi năng lượng mà không biến đổi các chất trong tế bào.
Câu 2: Thành phần của dịch mạch gỗ bao gồm chủ yếu:
A. nước và ion khoáng. B. Xitokinin và Ancaloit.
C. các axit amin và vitamin. D. các axit amin và hoocmon.
Câu 3: Vận chuyển các chất đến thân, rễ và các bộ phận khác để cung cấp cho các hoạt động sống và
dự trữ là vai trò của
A. dòng mạch rây. B. dòng mạch gỗ.
C. dòng mạch rây và dòng mạch gỗ. D. hệ thống lông hút.
Câu 4: Dòng mạch rây vận chuyển sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là
A. nước B. ion khoáng
C. nước và ion khoáng D. saccarôza và axit amin
Câu 5: Nguồn cung cấp nitrogen cho đất lớn nhất từ đâu?
A. Các cơn giông có sấm và mưa. B. Quá trình cố định nitrogen khí quyển.
C. Quá trình phân giải của vi sinh vật trong đất. D. Nguồn phân bón dưới dạng nitrogen amoni và
nitrate
Câu 6: Quang hợp là gì?
A. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ nước và CO2.
B. Tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ những chất vô cơ đơn giản, nhờ có ty thể hấp thụ năng lượng
ánh sáng mặt trời.
C. Tổng hợp vô cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp, nhờ có diệp lục hấp thụ năng lượng ánh
sáng mặt trời.
D. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu cơ
đơn giản.
Câu 7: Khi nói về vai trò của quang hợp phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ sinh vật sống trên trái đất.
B. Quang hợp hấp thu oxygen và thải CO2 nhằm cân bằng lượng khí trong môi trường.
C. Biến đổi hợp chất hữu cơ thành nguồn năng lượng cung cấp cho mọi sinh vật trên trái đất.
D. Biến đổi hợp chất glucose thành năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho mọi sinh vật trên trái
đất.
Câu 8: Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ:
A. chuyển hóa năng lượng ở dạng hoá năng thành quang năng B. tổng hợp glucôzơ.
C. tiếp nhận CO2 D. hấp thụ năng lượng ánh sáng.
Câu 9: Xét về bản chất hóa học, hô hấp là quá trình:
A. oxygen hóa nguyên liệu hô hấp thành CO2, H2O và giải phóng năng lượng.
B. chuyển hóa, thu nhận O2 và thải CO2 xảy ra trong tế bào.
C. chuyển các nguyên tử hidro từ chất cho hidro sang chất nhận hidro.
D. thu nhận năng lượng của tế bào.
Câu 10: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Rắn hổ mang. B. Châu chấu. C. Cá chép. D. Chim bồ câu.
Câu 11: Ở lớp thú tim có mấy ngăn?
A. 1 ngăn. B. 2 ngăn. C. 3 ngăn. D. 4 ngăn.
Câu 12: Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim
được đẩy vào động mạch phổi?
A. Tâm thất phải. B. Tâm nhĩ trái C. Tâm thất trái D. Tâm nhĩ phải.
Câu 13: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân bên ngoài gây bệnh ở người và động vật?
A. Tác nhân sinh học: vi khuẩn, virus, vi nấm, giun sán,…
B. Tác nhân vật lí: cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng mạnh, âm thanh lớn,…
C. Tác nhân hóa học: acid, kiềm, chất cyanide trong nấm, măng, tetrodoxin trong cá nóc,…
D. Đột biến gene, đột biến NST.
Câu 14: Bài tiết có vai trò gì trong cơ thể?
A. Tạo ra chất dinh dưỡng cho cơ thể . B. Loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ
thể.
C. Tăng cường quá trình chuyển hoá. D. Làm tăng cân bằng nội môi trong cơ
thể.
Câu 15: Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật là giúp sinh vật
A. thích ứng với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
B. biến đổi nhanh cơ thể của mình để thích nghi với mọi điều kiện.
C. sinh sản nhanh chóng để duy trì nòi giống.
D. hoàn thành chu trình sống mọt cách nhanh chóng.
Câu 16: Cảm ứng ở thực vật là phản ứng.
A. vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích
B. sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích.
C. vươn tới của các cơ quan thực vật đối với kích thích.
D. tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích.
Câu 17: Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ những động lực nào sau đây?
(1). Lực đẩy (áp suất rễ) và lực hút do thoát hơi nước ở lá.
(2). Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
(3). Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ...)
(4). Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất.
A. (1), (2). B. (2), (4). C. (1), (3) D. (2); (3)
Câu 18: Việc bón quá ít phân bón sẽ dẫn đến triệu chứng gì ở cây trồng?
A. Tăng năng suất cây trồng. B. Cây còi cọc và chậm lớn.
C. Tăng sinh vật có lợi trong đất. D. Ô nhiễm đất và nước ngầm.
Câu 19: Trong quá trình hô hấp hiếu khí ở tế bào thực vật, diễn ra giai đoạn theo trình tự nào?
A. Đường phân → chu trình Krebs → chuỗi truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → chuỗi truyền electron hô hấp → chu trình Krebs .
C. Chu trình Krebs → đường phân → chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → đường phân → chu trình Krebs .
Câu 20: Khi nói đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Năng lượng được tích luỹ trong ATP được dùng phân giải các chất hữu cơ tế bào.
B. Năng lượng sinh ra từ hô hấp được tích lũy trong ATP được sử dụng cho nhiều hoạt động sống.
C. Hô hấp tạo ra chất trung gian cung cấp cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ
thể.
D. Năng lượng thải ra dạng nhiệt là cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của
cơ thể.
Câu 21: Dựa trên hình mô tả hệ tuần hòan và kiến thức đã học, có bao nhiêu nhận định đúng?

Hình 1 Hình 2
I. Hình 1 là hệ tuần hòa kín gồm : Tim, động mạch,tĩnh mạch
II. Hình 1 là hệ tuần hòa hở gồm : Tim, động mạch,tĩnh mạch
III. Hình 2 là hệ tuần hòan hở gồm : Tim, động mạch,mao mạch,tĩnh mạch
IV. Hình 2 là hệ tuần hòan kín gồm : Tim, động mạch,mao mạch,tĩnh mạch
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 22: Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo oxygen hơn máu trong động mạch.
III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: Dựa trên hình mô tả hệ tuần hòan và kiến thức đã học, có bao nhiêu nhận định đúng?

Hình 1 Hình 2
I. Hình 1 là hệ tuần hòa hở.
II. Hình 2 là hệ tuần hòa hín.
III. Hình 1: Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch,
tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
IV. Hình 2: Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được
trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các
tế bào, sau đó trở về tim.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Có bao nhiêu biện pháp phòng chống bệnh tim mạch
I. Ăn ít muối giúp giảm huyết áp
II. Ăn nhiều rau quả, ngũ cốc giúp giảm độ mỡ và điều hòa huyết áp
III. Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ
IV. Không hút thuốc lá, thuốc lào
V. Tập thể dục đều đặn
VI. Hạn chế bia rượu
A.4 B.5 C.6 D.7
Câu 25: Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm những loại nào?
1. Da và niêm mạc.
2. Hệ thống nhung mao trong đường hô hấp.
3. Dịch axit của dạ dày
4. Kháng thể.
5. Nước mắt, nước tiểu.
A. 1,2,3,4,5. B. 1,4,5. C. 1,2,3,4. D. 1,2,3,5.

You might also like