You are on page 1of 5

KIỂM TRA ÔN BÀI 15-16-17

Câu 1: Sắc tố quang hợp có chức năng nào sau đây?


A. Tạo màu sắc của lá. B. Hấp thụ ánh sáng và chuyển thành hóa năng.
C. Tổng hợp chất hữu cơ. D. Bảo vệ cơ thể thực vật.
Câu 2: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào đúng?
A. Pha tối của quang hợp diễn ra ở xoang thylakoid. B. Pha tối của quang hợp không sử dụng sản phẩm
của pha sáng.
C. Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO 2. D. Pha tối của QH diễn ra ở những TB không được
chiếu sáng.
Câu 3: Chất nào sau đây không phải là sản phẩm của pha tối?
A. Glucose. B. NADPH. C. H2O. D. NADP+.
Câu 4: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp glucid, tích lũy năng lượng nuôi sống toàn sinh giới. B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa
học.
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng. D. Điều hòa tỉ lệ khí O2/CO2 của khí quyển.
Câu 5: Các phản ứng trong pha tối của quang hợp sử dụng các dạng năng lượng nào sau đây?
A. Ánh sáng. B. ATP và NADH. C. ADP và NADPH. D. ATP và NADPH.
Câu 6: Chu trình nào sau đây có ở pha tối của quá trình quang hợp?
A. Chu trình tuần hoàn carbon. B. Chu trình Calvin (C3).
C. Chu trình Krebs. D. Chu trình tuần hoàn nước.
Câu 7: Quá trình hóa tổng hợp của các vi khuẩn oxi hóa nitrogen có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần làm sạch môi trường nước. B. Góp phần đảm bảo sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
C. Hình thành các quặng sắt. D. Giúp tăng sinh khối tế bào vi khuẩn.
Câu 8: Quá trình hóa tổng hợp của các vi khuẩn oxi hóa lưu huỳnh có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần làm sạch môi trường nước. B. Góp phần đảm bảo sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên.
C. Hình thành các quặng sắt. D. Giúp tăng sinh khối tế bào vi khuẩn.
Câu 9: Quang tổng hợp ở vi khuẩn là quá trình nào sau đây?
A. Quang tổng hợp ở vi khuẩn là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2.
B. Quang tổng hợp ở vi khuẩn là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
C. Quang tổng hợp ở vi khuẩn là quá trình chuyển hóa quang năng thành hóa năng để phân giải các chất hữu cơ thành CO 2.
D. Quang tổng hợp ở vi khuẩn là quá trình chuyển hóa quang năng thành hóa năng để phân giải các chất hữu cơ.
Câu 10: Khi nói về pha sáng của quang hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được sắc tố quang hợp hấp thụ thành năng lượng hóa học trong ATP
và NADPH.
B. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được sắc tố quang hợp hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa
học diễn ra ở các thylakoid.
C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được sắc tố quang hợp hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên
kết hóa học và cần có sự tham gia của nước.
D. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được sắc tố quang hợp hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên
kết hóa học và có thể diễn ra trong điều kiện tối.
Câu 11: Người ta tiến hành thí nghiệm ngoài ánh sáng như sau: Cho 2 cành rong tươi có kích thước tương tự nhau vào 2 ống
nghiệm A và B đổ đầy nước đã đun sôi để nguội. Trên mặt nước có phủ 1 lớp dầu thực vật. Cho thêm vào ống A 1 ít natri
carbonat. Sau đó tiến hành quan sát 2 ống nghiệm trong 1 thời gian.
Khi nói về thí nghiệm trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Mục đích của thí nghiệm trên là chứng minh quang hợp cần O2.
II. Nếu thay nước đun sôi để nguội bằng nước nhiệt độ bình thường kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.
III. Cả 2 ống nghiệm đều xuất hiện bọt khí.
IV. Natri carbonat được sử dụng nhằm mục đích cung cấp khoáng cho cành rong phát triển tốt để quang hợp.
V. Lớp dầu thực vật có tác dụng ngăn không cho CO2 khuếch tán từ không khí vào nước.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12: Vào năm 1883, Enghenman tiến hành thí nghiệm thấy rằng ở vùng quang phổ ánh sáng đỏ và xanh tím thì tảo
Cladophora và Spirogyra thoát nhiều oxygen hơn so với các vùng quang phổ khác. Căn cứ vào thí nghiệm trên, phát biểu nào
đúng?
A. Hai loài tảo này chỉ có khả năng quang hợp thải oxygen ở vùng ánh sáng đỏ và xanh tím.
B. Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng ánh sáng đỏ và xanh tím.
C. Ánh sáng đỏ và xanh tím kích thích tảo phát triển. D. Ánh sáng đỏ và xanh tím có hại cho tảo.
Câu 13: Giai đoạn đường phân không sử dụng chất nào sau đây?
A. Glucose. B. NAD+. C. ATP. D. O2.
Câu 14: Giai đoạn đường phân không tạo ra sản phẩm nào sau đây?
A. FADH2. B. NADH. C. ATP. D. Pyruvic acid.
Câu 15: Giai đoạn đường phân diễn ra ở cấu trúc nào sau đây?
A. Ti thể. B. Màng tế bào. C. Nhân tế bào. D. Tế bào chất.
Câu 16: Quá trình hô hấp tế bào có ý nghĩa nào sau đây?
A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ
thể sinh vật.
C. Làm sạch môi trường. D. Chuyển hóa glucid thành CO2, H2O và năng lượng.
Câu 17: Chu trình Krebs không có sự tham gia của chất nào sau đây?
A. Pyruvic acid. B. Acetyl-CoA. C. FAD+. D. NAD+.
Câu 18: Chu trình nào sau đây có ở quá trình phân giải hiếu khí?
A. Chu trình tuần hoàn carbon. B. Chu trình Calvin (C3). C. Chu trình Krebs. D. Chu trình tuần hoàn
nước.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở hô hấp kị khí mà không có hô hấp hiếu khí?
A. Diễn ra trong môi trường không có O2. B. Diễn ra giai đoạn đường phân.
C. Sản phẩm tạo ra có ATP, CO2, H2O. D. Diễn ra ở mọi tế bào vi khuẩn.
Câu 20: Đặc điểm nào sau đây không có ở hô hấp tế bào?
A. Phân giải chất hữu cơ đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. B. Quá trình phân giải tạo ra nhiều sản phẩm trung gian.
C. Toàn bộ năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt. D. Phần lớn năng lượng giải phóng ra được tích lũy
trong ATP.
Câu 21: Nhận định nào sau đây đúng về quá trình phân giải các chất trong tế bào?
A. Phân giải các chất trong tế bào là quá trình sử dụng các chất vô cơ để phân giải thành chất hữu cơ, đồng thời tích lũy năng
lượng.
B. Phân giải các chất trong tế bào là quá trình sử dụng các chất phức tạp để phân giải thành chất đơn giản, đồng thời giải phóng
năng lượng.
C. Phân giải các chất trong tế bào là quá trình sử dụng các chất đơn giản để phân giải thành chất phức tạp, đồng thời tích lũy năng
lượng.
D. Phân giải các chất trong tế bào là quá trình sử dụng các chất vô cơ để phân giải thành chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng
lượng.
Câu 22: Trong quá trình hô hấp hiếu khí, chuỗi chuyền điện tử có những vai trò nào sau đây?
I. Tạo ra H2O và CO2. II. Tổng hợp ATP để cung cấp cho tế bào.
III. Oxi hóa NADH, FADH2 để tạo ra NAD+, FAD+. IV. Đưa điện tử đến chất nhận cuối cùng là O2.
A. I, II, III. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D. II, III, IV.
Câu 23: Vì sao khi cơ thể vận động quá sức thường thấy mỏi cơ?
A. Vì khi đó tế bào cơ thiếu năng lượng nên tế bào cơ bị tê liệt gây mỏi cơ.
B. Vì khi đó tế bào cơ thiếu oxygen nên tế bào cơ chuyển sang hô hấp kị khí sinh ethanol gây mỏi cơ.
C. Vì khi đó tế bào cơ tích lũy nhiều lactic acid do chuyển sang hô hấp kị khí.
D. Vì khi đó các tế bào cơ bị co cứng do vận động quá nhiều nên gây mỏi cơ.
Câu 24: Rượu nho, kiệu chua, sữa chua, bánh mì, dưa cải chua… là ứng dụng của hình thức phân giải nào sau đây?
A. Hô hấp hiếu khí. B. Hô hấp kị khí. C. Lên men Ethanol. D. Lên men Lactic.
Câu 25: Các yếu tố sinh trưởng được tiết ra kích thích sự sinh trưởng của các tế bào liền kề. Quá trình này thuộc kiểu truyền tin
nào sau đây giữa các tế bào?
A. Truyền tin qua mối nối giữa các tế bào. B. Truyền tin cục bộ.
C. Truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào. D. Truyền tin qua khoảng cách xa.
Câu 26: Các phân tử hòa tan trong bào tương được vận chuyển qua cầu sinh chất giữa hai tế bào thực vật. Quá trình này thuộc
kiểu truyền tin nào sau đây giữa các tế bào?
A. Truyền tin qua mối nối giữa các tế bào. B. Truyền tin cục bộ.
C. Truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào. D. Truyền tin qua khoảng cách xa.
Câu 27: Sự tiếp xúc giữa kháng nguyên và kháng thể là kiểu truyền thông tin nào sau đây giữa các tế bào?
A. Truyền tin qua mối nối giữa các tế bào. B. Truyền tin cục bộ.
C. Truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào. D. Truyền tin qua khoảng cách xa.
Câu 28: Quá trình truyền tin gồm các giai đoạn sau: (1) Giai đoạn đáp ứng; (2) Giai đoạn tiếp nhận; (3) Giai đoạn truyền tin. Sắp
xếp các giai đoạn đúng với một quá trình truyền tin giữa các tế bào?
A. 1-2-3. B. 2-1-3. C. 2-3-1. D. 3-2-1.
Câu 29: Tuyến yên sản xuất hormone sinh trưởng, hormone này đến kích thích sự phân chia tế bào xương, giúp phát triển xương.
Quá trình này thuộc kiểu truyền tin nào sau đây giữa các tế bào?
A. Truyền tin qua mối nối giữa các tế bào. B. Truyền tin cục bộ.
C. Truyền tin qua tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào. D. Truyền tin qua khoảng cách xa.
Câu 30: Trong cơ thể người, hormone insulin và glucagon đã kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hóa
đường giúp điều hòa lượng glucose trong máu. Hai hormone này có vai trò nào sau đây trong quá trình truyền tin giữa các tế bào?
A. Thông tin cần truyền. B. Thụ thể tiếp nhận thông tin. C. Các phân tử tín hiệu. D. Các phân tử đáp ứng đặc hiệu
của tế bào.
Câu 31: Gibberelin (GA) là một loại hormone kích thích sinh trưởng ở thực vật. Một số cây trồng thiếu hụt GA nên sinh trưởng
kém, chiều cao thấp. Người ta phun bổ sung GA cho các cây này, sau một thời gian, chiều cao của chúng vẫn không tăng thêm.
Giải thích nào sau đây KHÔNG đúng về nguyên nhân gây ra hiện tượng trên?
A. Tế bào bị hỏng thụ thể tiếp nhận GA nên thông tin không được truyền vào tế bào.
B. Tế bào bị hỏng phân tử truyền tin trong tế bào dẫn đến không gây ra hiện tượng đáp ứng tế bào.
C. Sai hỏng ở DNA (gene) dẫn đến không tổng hợp được protein cần cho sự sinh trưởng của cây.
D. Tế bào tăng cường quá nhiều thụ thể tiếp nhận GA làm cho hàm lượng GA vào tế bào quá cao gây độc cho cây.
Câu 32: Trong cơ thể người, diễn biến nào sau đây đúng với quá trình truyền thông tin của hormone insulin đến tế bào gan để
thực hiện chuyển hóa glucose?
A. Insulin làm thay đổi hình dạng của thụ thể và khởi động quá trình truyền tin. Thông qua các phân tử truyền tin, tín hiệu được
truyền đến phân tử đích của tế bào. Tế bào hoạt hóa quá trình biến đổi glucose thành glycogen dự trữ trong tế bào.
B. Hormone insulin do tuyến tụy tiết ra theo máu đến gắn vào thụ thể của tế bào gan. Insulin làm thay đổi hình dạng của thụ thể
và khởi động quá trình truyền tin. Tế bào hoạt hóa quá trình biến đổi glucose thành glycogen dự trữ trong tế bào.
C. Hormone insulin do tuyến tụy tiết ra theo máu đến gắn vào thụ thể của tế bào gan. Insulin làm thay đổi hình dạng của thụ thể
và khởi động quá trình truyền tin. Thông qua các phân tử truyền tin, tín hiệu được truyền đến phân tử đích của tế bào. Tế bào
hoạt hóa quá trình biến đổi glucose thành glycogen dự trữ trong tế bào.
D. Hormone insulin do tuyến tụy tiết ra theo máu đến tế bào gan và khởi động quá trình truyền tin. Thông qua các phân tử truyền
tin, tín hiệu được truyền đến phân tử đích của tế bào. Tế bào hoạt hóa quá trình biến đổi glucose thành glycogen dự trữ trong tế
bào.
TRẮC NGHIỆM ÔN GIỮA KÌ BÀI 18-19
Câu 1: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự là:
A. G1, G2, S, pha M. B. G1, S, G2, pha M.
C. S, G1, G2, pha M. D. G2, G1, S, pha M.
Câu 2: Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ gây đột biến gen nhất là:
A. Pha S. B. Pha G1. C. Pha M. D. Pha G2.
Câu 3: Trong chu kì tế bào, pha M bao gồm hai quá trình liên quan chặt chẽ với nhau là:
A. Phân chia NST và phân chia tế bào chất. B. Nhân đôi và phân chia NST.
C. Nguyên phân và giảm phân. D. Nhân đôi NST và tổng hợp các chất.
Câu 4: Trong chu kì tế bào, pha M còn được gọi là pha gì?
A. Tổng hợp các chất. B. Nhân đôi. C. Phân chia NST. D. Phân bào.
Câu 5: Trong 1 chu kì tế bào, kỳ trung gian được chia làm mấy pha?
A. 1 pha. B. 3 pha. C. 2 pha. D. 4 pha.
Câu 6: Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi xảy ra sự kiện nào sau đây?
A. Sinh tổng hợp đầy đủ các chất. B. NST hoàn thành nhân đôi.
C. Có tín hiệu phân bào. D. Kích thước tế bào đủ lớn.
Câu 7: Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân chia liên tiếp được gọi là gì?
A. Quá trình phân bào. B. Chu kì tế bào. C. Phát triển tế bào. D. Phân chia tế bào.
Câu 8: Bệnh ung thư là ví dụ về lý thuyết nào sau đây?
A. Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể.
B. Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể.
C. Chu kì tế bào diễn ra ổn định.
D. Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa rất tinh vi.
Câu 9: Nói về chu kì tế bào, phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.
B. Chu kì tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình phân bào.
C. Trong chu kì tế bào có sự biến đổi hình thái và số lượng NST.
D. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều giống nhau.
Câu 10: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Có 3 pha: G1, S và G2.
(2) Chiếm phần lớn thời gian trong chu kì tế bào.
(3) Tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.
Những phát biểu đúng là:
A. (1), (2). B. (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 11: Có các phát biểu sau về kì trung gian:
(1) Diễn ra sự phân chia tế bào chất.
(2) Thời gian dài nhất trong chu kì tế bào.
(3) Tổng hợp tế bào chất và bào quan cho tế bào ở pha G1.
(4) NST nhân đôi và phân chia về hai cực của tế bào.
Những phát biểu đúng là:
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 12: Cho các ý sau:
(1) Nhiễm trùng (2) Ăn uống không lành mạnh (3) Di truyền (4) Ít vận động
Trong các ý trên, có bao nhiêu ý là nguyên gây ung thư?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Nguyên nhân nào sau đây KHÔNG được sử dụng để giải thích cho hiện tượng tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng
gia tăng?
A. Tuổi thọ của con người ngày càng được gia tăng.
B. Ô nhiễm môi trường sống ngày càng nặng nề.
C. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh.
D. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ngày càng phổ biến.
Câu 14: Cho các biện pháp sau:
(1) Không hút thuốc lá (2) Tập thể dục thường xuyên
(3) Hạn chế ăn thức ăn nhanh (4) Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
(5) Khám sàng lọc định kì
Có bao nhiêu biện pháp có tác dụng phòng tránh bệnh ung thư?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(1) Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con.
(2) Chu kì tế bào của sinh vật nhân thực dài hơn và phức tạp hơn so với chu kì tế bào của sinh vật nhân sơ.
(3) Thời gian cần thiết để hoàn thành một chu kì tế bào là giống nhau giữa các loại tế bào của cùng một cơ thể.
(4) Trong chu kì tế bào, vật chất di truyền được nhân đôi sau đó được phân chia đồng đều cho các tế bào con.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về chu kì tế bào?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Thứ tự nào sau đây đúng với các kì trong phân chia nhân của phân bào nguyên nhiễm?
A. Kì cuối  kì sau  kì giữa  kì đầu. B. Kì đầu  kì sau  kì giữa  kì cuối.
C. Kì đầu  kì giữa  kì cuối  kì sau. D. Kì đầu  kì giữa  kì sau  kì cuối.
Câu 17: Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể co xoắn cực đại ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 18: Trong quá trình nguyên phân, hiện tượng phân li nhiễm sắc thể xảy ra ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 19: Quá trình phân bào giảm nhiễm chỉ xảy ra ở loại tế bào nào sau đây trong cơ thể sinh vật nhân thực đa bào?
A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào giao tử.
C. Tế bào sinh dục sơ khai. D. Tế bào sinh dục chín.
Câu 20: Trong phân bào giảm nhiễm, các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng có thể trao đổi các đoạn
chromatid cho nhau ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu I. B. Kì đầu II. C. Kì sau I. D. Kì sau II.
Câu 21: Trong quá trình giảm phân, hiện tượng các nhiễm sắc thể kép phân li về hai cực của tế bào xảy ra ở kì nào sau đây?
A. Kì sau I. B. Kì giữa I. C. Kì sau II. D. Kì giữa II.
Câu 22: Quá trình giảm phân không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp giúp sinh giới đa dạng và phong phú.
B. Tạo ra nguồn nguyên liệu có quá trình tiến hóa và chọn giống.
C. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài.
D. Kết hợp với thụ tinh tạo nên hình thức sinh sản hữu tính ở các sinh vật đơn bào.
Câu 23: Kết quả nào sau đây đúng với quá trình phân bào giảm nhiễm?
A. Từ một tế bào mẹ 2n nhiễm sắc thể sẽ tạo thành bốn tế bào con có n nhiễm sắc thể.
B. Từ một tế bào mẹ 2n nhiễm sắc thể sẽ tạo thành bốn tinh trùng có n nhiễm sắc thể.
C. Từ một tế bào mẹ 2n nhiễm sắc thể sẽ tạo thành một trứng và ba thể cực có n nhiễm sắc thể.
D. Từ một tế bào mẹ 2n nhiễm sắc thể sẽ tạo thành bốn tế bào trứng có n nhiễm sắc thể.
Câu 24: Giai đoạn nào sau đây của quá trình phân bào giảm nhiễm mà trong tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ở trạng thái
đơn?
A. Kì đầu II. B. Kì cuối I. C. Kì sau II. D. Kì sau I.
Câu 25: Tế bào nào sau đây khi tiến hành phân chia tế bào chất xảy ra hiện tượng hình thành vách ngăn nối dài từ trong ra ngoài
phân chia tế bào chất thành hai tế bào con?
A. Tế bào hồng cầu trưởng thành ở người. B. Tế bào mô giậu đậu Hà Lan.
C. Tế bào sinh tinh sơ khai của Ruồi giấm. D. Tế bào trứng của cá Diêu Hồng.
Câu 26: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép tách nhau ra thành các nhiễm sắc thể đơn và phân li về hai cực của tế bào xảy ra ở giai
đoạn nào sau đây trong phân bào?
A. Kì giữa của nguyên phân B. Kì sau của giảm phân I
C. Kì đầu của nguyên phân D. Kì sau của giảm phân II
Câu 27: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép trong bộ lưỡng bội tách nhau ra thành các nhiễm sắc thể đơn và phân li về hai cực của
tế bào xảy ra ở giai đoạn nào sau đây trong phân bào?
A. Kì sau của nguyên phân B. Kì giữa của giảm phân I
C. Kì đầu của nguyên phân D. Kì sau của giảm phân II
Câu 28: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép trong bộ đơn bội tập trung thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của tế bào xảy ra ở
giai đoạn nào sau đây trong phân bào?
A. Kì giữa của nguyên phân B. Kì giữa của giảm phân I
C. Kì đầu của nguyên phân D. Kì giữa của giảm phân II
Câu 29: Một tế bào ở đỉnh sinh trưởng của đậu Hà lan có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14 đang tiến hành nguyên phân, nhận
định nào sau đây đúng về kì sau của tế bào này?
A. Trong tế bào có 28 nhiễm sắc tử. B. Trong tế bào có 14 tâm động.
C. Trong tế bào có 28 nhiễm sắc thể. D. Trong tế bào có 14 chromatid.
Câu 30: Một tế bào sinh dục chín của ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8 đang tiến hành giảm phân, nhận định
nào sau đây đúng về kì sau I của tế bào này?
A. Trong tế bào có 16 tâm động. B. Trong tế bào có 8 tâm động.
C. Trong tế bào có 16 nhiễm sắc thể. D. Trong tế bào có 8 chromatid.
Câu 31: Những hoạt động nào sau đây của tế bào đã giúp cho các tế bào con sau nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội?
(1) Nhân đôi DNA và nhân đôi nhiễm sắc thể ở pha S của kì trung gian.
(2) Các nhiễm sắc thể có xoắn cực đại và xếp một hàng ở mặt phẳng xích đạo của tế bào trong kì giữa.
(3) Các thoi phân bào đính vào hai phía của NST kép tại tâm động giúp phân li các NST đơn về hai cực ở kì sau.
(4) Phân chia đồng đều tế bào chất ở kì cuối giúp tạo hai tế bào có cấu trúc giống hệt nhau.
A. 2, 4. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 3, 4.
Câu 32: Cấu trúc chromatid có tồn tại ở những giai đoạn nào sau đây trong quá trình phân bào nguyên nhiễm?
(1) Kì đầu (2) Kì giữa (3) Kì sau (4) Kì cuối
A. 1, 2, 3 B. 2, 3, 4 C. 1, 2. D. 3, 4.
Câu 33: Một hợp tử nguyên phân liên tục 5 lần tạo phôi. Phôi lúc này có bao nhiêu tế bào?
A. 10 tế bào. B. 32 tế bào. C. 16 tế bào. D. 64 tế bào.
Câu 34: Những hiện tượng nào sau đây trong quá trình giảm phân góp phần tạo ra nhiều biến dị tổ hợp giúp sinh giới đa dạng và
phong phú?
(1) Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo xảy ra ở kì đầu I.
(2) Hiện tượng sắp xếp các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa I.
(3) Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa II.
(4) Hiện tượng các nhiễm sắc thể nhân đôi một lần mà phải trải qua hai lần phân bào.
A. 1, 2, 3. B. 3, 4. C. 1, 2. D. 2, 3, 4.
Câu 35: Nghiên cứu quá trình phân bào, các nhà khoa học ghi nhận được hợp chất colchicine có tác dụng ức chế sự hình thành
thoi phân bào. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra trong một tế bào đang nguyên phân chịu tác động của colchicine?
A. Các nhiễm sắc thể kép không thể co xoắn cực đại ở kì giữa.
B. Các nhiễm sắc thể không thể phân li về hai cực của tế bào ở kì sau.
C. Màng nhân không tiêu biến ở kì đầu.
D. Tế bào chất không thể được phân chia ở kì cuối.

You might also like