You are on page 1of 5

NGÂN HÀNG CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 – SINH HỌC 11

(NĂM HỌC 2023-2024)


* Hình thức kiểm tra: 70% trắc nghiệm + 30% tự luận
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nguồn năng lượng nào sau đây khởi đầu cho sự sống của sinh giới?
A. Quang năng. B. Hóa năng. C. Thế năng. D. Động năng.
Câu 2. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn theo thứ tự nào sau đây?
A. Giai đoạn tổng hợp → giai đoạn phân giải → giai đoạn huy động năng lượng.
B. Giai đoạn phân giải → giai đoạn huy động năng lượng → giai đoạn tổng hợp.
C. Giai đoạn huy động năng lượng → giai đoạn tổng hợp→ giai đoạn phân giải.
D. Giai đoạn huy động năng lượng → giai đoạn phân giải → giai đoạn tổng hợp.
Câu 3. Sinh vật nào sau đây có phương thức sống tự dưỡng?
A. Thực vật. B. Động vật. C. Nấm. D. Côn trùng.
Câu 4. Sinh vật nào sau đây có phương thức sống dị dưỡng?
A. Thực vật. B. Vi khuẩn lam. C. Tảo xoắn. D. Động vật.
Câu 5. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
A. Chlorine. B. Nitrogene. C. Nickel. D. Iron.
Câu 6. Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Carbon. B. Potassium. C. Phosphorus. D. Molybden.
Câu 7. Nguyên tố magnesium là thành phần cấu tạo của
A. nucleic acid. B. lipid. C. diệp lục. D. protein.
Câu 8. Nguyên tố nào sau đây là thành phần cấu tạo của protein, coenzyme?
A. Iron. B. Manganese. C. Sulfur. D. Bor.
Câu 9: Nước xâm nhập từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế nào sau đây?
A. Thẩm thấu. B. Khuếch tán. C. Chủ động. D. Nhập bào.
Câu 10. Bộ phận hút nước chủ yếu của cây ở trên cạn là
A. lá. B. rễ. C. thân. D. Quả.
Câu 11. Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là
A. tế bào lông hút. B. tế bào biểu bì. C. tế bào nội bì. D. tế bào vỏ.
Câu 12: Dòng nước và ion khoáng được di chuyển từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ theo trình tự nào sau
đây?
I. Tế bào vỏ. II. Tế bào lông hút. III. Tế bào nội bì. IV. Mạch gỗ của rễ.
A. I -> II -> III -> IV. B. II -> I -> III -> IV.
C. III -> II -> I -> IV. D. I -> III-> IV -> II.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây rễ cây hấp thụ ion Mg2+ cần phải tiêu tốn năng lượng ATP?
A. II. B. I. C. III. D. IV.
Câu 14. Khi bón phân quá liều lượng, cây dễ bị héo và chết do nguyên nhân nào sau đây?
A. Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
B. Môi trường đất trở nên ưu trương nên lông hút không hút nước được theo cơ chế thẩm thấu.
C. Làm mất ổn định tính chất keo đất, làm tăng thoát hơi nước.
D. Làm cho cây dễ bị nóng nên giảm hấp thu nước dẫn đến héo lá.
Câu 15. Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?
A. Mạch gỗ và tế bào kèm. B. Ống rây và mạch gỗ. C. Các quản bào và ống rây. D. Ống rây và tế bào kèm.
Câu 16. Mạch gỗ được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?
A. Ống rây và mạch gỗ. B. Mạch gỗ và tế bào kèm.
C. Quản bào và ống rây. D. Mạch ống và quản bào.
Câu 17: Trong cây, những chất nào sau đây là thành phần chủ yếu trong dịch mạch gỗ?
A. Nước và chất hữu cơ. B. Sucrose. C. amino acid. D. Nước và ion khoáng.
Câu 18. Trong cây, những chất nào sau đây là thành phần chủ yếu trong dịch mạch rây?
A. Nước và chất vô cơ. B. Sucrose. C. amino acid. D. Nước và ion khoáng.
Câu 19. Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm nào sau đây?
A. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh.
C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng, mở khí khổng.
Câu 20. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh.
B. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng mở khí khổng.
C. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng cơ chế đóng, mở khí khổng.
D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 21. Cây trưởng thành thoát hơi nước chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
A. Tế bào lông hút. B. Lớp cutin. C. Khí khổng D. Biểu bì thân.
Câu 22. Ở cây lúa, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây?
A. Lá. B. Thân. C. Cành. D. Rễ.
Câu 23. Rễ cây có thể hấp thụ nitrogen ở dạng nào sau đây?

A. N2. B. NO. C. NH 4 D. N2O.
Câu 24. Thực vật hấp thụ được nitrogen trong đất bằng hệ rễ dưới dạng
      
A. NO2 và NO3 B. NO2 và NH 4 . C. NO3 và NH 4 . D. NO2 và N 2 .
Câu 25. Nhóm vi khuẩn nào sau đây có enzyme nitrogenase?
A. Vi khuẩn phản nitrate hóa. B. Vi khuẩn cố định nitrogen.
C. Vi khuẩn ammonium. D. Vi khuẩn nitrate hóa.
Câu 26. Quá trình khử nitrate diễn ra theo sơ đồ nào dưới đây?
   
A. NO2 → NO3 → NH 4 . B. NO3 → NO2 → NH3.

   
C. NO3 → NO2 → NH 4 . D. NO3 → NO2 → NH2.

Câu 27. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nguồn cung cấp nitrogen cho cây?
I. Thực vật có thể hấp thụ nitrogen tự do N2 trong khí quyển.
II. Một số vi khuẩn có thể chuyển nitrogen tự do trong khí quyển thành nitrogen cây có thể hấp thụ được.
III. Thực vật có thể hấp thụ trực tiếp nitrogen hữu cơ trong đất.
IV. Con người có thể bổ sung nguồn nitrogen cho cây trồng thông qua quá trình bón phân.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 28. Khi nói về bón phân cho cây, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi bón phân, cần chú ý đến đặc điểm di truyền của giống cây.
B. Bón phân hợp lí giúp tăng năng suất cây trồng.
C. Phân bón hóa học có thể gây ô nhiễm nông sản và gây ô nhiễm môi trường.
D. Phân bón hóa học không làm biến đổi các tính chất lí hóa của môi trường đất.
Câu 29. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có bao nhiêu lợi ích nào sau đây?
I. Luôn trồng cây theo mùa tự nhiên được năng suất cao.
II. Hạn chế được sâu bệnh.
III. Khắc phục được điều kiện bất lợi của môi trường.
IV. Điều chỉnh được các nhân tố ngoại cảnh tác động đến thực vật ở ngưỡng phù hợp.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30. Người ta tăng năng suất cây trồng thông qua việc tăng cường độ quang hợp. Có bao nhiêu biện pháp
sau đây được sử dụng nhằm thực hiện điều đó?
I. Tăng nồng độ CO2 không khí đạt đến trị số bão hoà.
II. Tăng nhiệt độ đạt đến giá trị cực đại cho quang hợp.
III. Điều chỉnh quang phổ ánh sáng phù hợp cho từng loại cây.
IV. Điều chỉnh diện tích bộ lá.
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 31. Giai đoạn đường phân diễn ra tại
A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân.
Câu 32. Chu trình Krebs diễn ra trong
A. Chất nền của ti thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Nhân.

Câu 33. Sản phẩm phân giải kị khí từ pyruvate là


A. axit lactic + CO2 + Năng lượng B. Ethanol + CO2 hoặc axit Lactic
C. Ethanol + Năng lượng D. Ethanol + CO2
Câu 34. Sản phẩm của giai đoạn đường phân là
A. Pyruvate. B. Glucose. C. CO2. D. Acetyl -CoA
Câu 35. Từ 1 phân tử Glucose tạo ra sản phẩm cuối cùng giải phóng bao nhiêu ATP?
A. 34 ATP B. 36 ATP C. 30 - 32 ATP D. 33 - 36 ATP
Câu 36. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. chuổi chuyển êlectron. B. chu trình crep.
C. đường phân. D. tổng hợp Axetyl – CoA.
Câu 37: Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để bảo quản hạt thóc giống?
A. Phơi khô. B. Bảo quản lạnh đông
C. Bảo quản lạnh. D. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao .
Câu 38: Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để bảo quản rau, quả?
A. Phơi khô. B. Bảo quản lạnh đông.
C. Bảo quản lạnh. D. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao .
Câu 39: Người ta tiến hành thí nghiệm đánh dấu ôxi phóng xạ (O18) vào phân tử glucôzơ. Sau đó sử dụng phân
tử glucôzơ này làm nguyên liệu hô hấp thì ôxi phóng xạ sẽ được tìm thấy ở sản phẩm nào sau đây của quá trình
hô hấp?
A. CO2 B. NADH C. H2O D. ATP
Câu 40: Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình
với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đún
A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi
C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng nước vôi trong

D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành


Câu 41. Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách
nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: Bình 1 chứa 1 kg hạt mới
nhú mầm, bình 2 chứa 1 kg hạt khô, bình 3 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình 4 chứa 0,5 kg hạt
mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và
phù hợp với thí nghiệm. Theo lý thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng. II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm. IV. Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 42: Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hô hấp ở thực vật là quá trình ôxi hóa sinh học dưới tác động của enzim.
II. Nguyên liệu hô hấp thường là glucôzơ.
III. Toàn bộ năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP.
IV. Hô hấp tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

* PHẦN TỰ LUẬN

Câu hỏi 1: Phân biệt pha sáng và pha tối quang hợp.

Câu 2: Hãy so sánh quá trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM.
Câu 3:

a. Các biện pháp kĩ thuật nào có thể tác động tới quang hợp nhằm nâng cao năng suất cây trồng? Phân tích tác
dụng của mỗi biện pháp.

b. Tại sao trong trồng trọt người ta thường trồng xen cây có điểm bù ánh sáng thấp với cây có điểm bù ánh
sáng cao? Lấy ví dụ.

Câu 4:

a. Trong trồng trọt, muốn tăng năng suất và chất lượng cây trồng như khoai tây, khoai lang, sắn dây, mía, củ
cải đường,… thông qua quang hợp, cần áp dụng các biện pháp kĩ thuật nào?

b. Tại sao các cây xương rồng, thuốc bỏng,… thường sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các cây thuộc
nhóm thực vật C3, C4?

- Hết -

You might also like