You are on page 1of 6

ĐỀ LUYỆN THEO CHỦ ĐỀ SỐ 1

PHẦN SINH HỌC THỰC VẬT


TS. PHAN KHẮC NGHỆ
LIVE CHỮA: 22g00 thứ 3 (24/3/2020)
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
GROUP ÔN THI Y DƯỢC CÙNG TS. PHAN KHẮC NGHỆ
Câu 1. Ở cây ngô, nước được cây hút vào chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
A. Lá. B. Rễ. C. Cành. D. Hoa.
Câu 2. Tế bào nội bì có chức năng nào sau đây?
A. Quang hợp. B. Cung cấp ATP để hút khoáng.
C. Kiểm soát dòng nước, ion khoáng. D. Cấu tạo nên mạch gỗ của rễ.
Câu 3. Khi nói về mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào sống.
B. Mạch gỗ chỉ vận chuyển chất vô cơ.
C. Mạch rây gồm các tế bào đã chết.
D. Mạch rây vận chuyển các chất từ cơ quan nguồn xuống cơ quan chứa.
Câu 4. Ở cây khoai lang, nước chủ yếu được thoát qua cơ quan nào sau đây?
A. Thân. B. Lá. C. Rễ. D. Hoa.
Câu 5. Quá trình thoát hơi nước không có vai trò nào sau đây?
A. Tạo động lực phía trên để kéo nước từ rễ lên lá.
B. Làm khí khổng mở để hút CO2 cung cấp cho quang hợp.
C. Giúp hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng.
D. Tạo động lực để vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
Câu 6. Rễ của cây ngô hấp thụ canxi dưới dạng nào sau đây?
A. CaCO3. B. Ca2+. C. Ca(OH)2. D. CaO.
Câu 7. Trong các môi trường có áp suất thẩm thấu sau đây, môi trường nào có thế nước thấp nhất?
A. 3,8atm. B. 2,9atm. C. 1,5atm. D. 4,2atm.
+
Câu 8. Giả sử nồng độ ion Ca ở trong tế bào lông hút của cây A là 0,002cM. Theo lí thuyết, cây A sống ở môi
trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây thì cần phải tiêu tốn năng lượng cho việc hấp thụ ion Ca2+?
A. 0,001. B. 0,01. C. 0,005. D. 0,03.
Câu 9. Khi nói về quá trình trao đổi khoáng của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quá trình hút khoáng luôn cần có ATP.
B. Rễ cây chỉ hấp thụ khoáng dưới dạng các ion hòa tan trong nước.
C. Mạch rây vận chuyển dòng ion khoáng còn mạch gỗ vận chuyển dòng nước.
D. Quá trình hút khoáng không phụ thuộc vào quá trình hút nước của rễ cây.
rây vận chuyển chất hữu cơ.
Câu 10. Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây
trong cùng một đơn vị thời gian như sau:
Cây A B C D
Lượng nước hút vào 27g 31g 32g 30g
Lượng nước thoát ra 29g 32g 30g 33g
Theo suy luận lí thuyết, cây nào không bị héo?
A. Cây A. B. Cây B. C. Cây C. D. Cây D.
Câu 11. Loại mạch dẫn nào sau đây làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá?
A. Quản bào và mạch ống. B. Mạch ống và mạch rây.
C. Mạch gỗ và tế bào kèm. D. Ống rây và mạch gỗ.
Câu 12. Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây ?
A. Các quản bào và ống rây. B. Mạch gỗ và tế bào kèm.
C. Ống rây và mạch gỗ. D. Ống rây và tế bào kèm.
Câu 13. Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hoà tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất nào sau
đây?
A. Tinh bột. B. Prôtêin. C. Sacarôzơ. D. ATP.
Câu 14. Đai caspari có vai trò nào sau đây?
A. Cố định nitơ. B. Vận chuyển nước và muối khoáng.
C. Tạo áp suất rễ. D. Kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ.
Câu 15. Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?
A. Tế bào mạch gỗ ở rễ. B. Tế bào mạch rây ở rễ.
C. Tế bào nội bì. D. Tế bào biểu bì.
Câu 16. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây?
A. Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá.
B. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá.
C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.
D. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.
Câu 17. Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.
C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh. D. Vận tốc bé và được điều chỉnh.
Câu 18. Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hoà tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau
đây?
A. Khí khổng. B. Tế bào nội bì. C. Tế bào lông hút. D. Tế bào nhu mô vỏ.
Câu 19. Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây.
II. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
III. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét.
IV. Thoát hơi nước tạo động lực thúc đẩy hút nước và hút khoáng của cây.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20. Đối với các lá trưởng thành, quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận nào sau đây?
A. Các khí khổng. B. Các tế bào biểu bì lá.
C. Các tế bào gân lá. D. Các tế bào mô dậu.
Câu 21. Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?
A. Qua lông hút rễ. B. Qua lá. C. Qua thân. D. Qua bề mặt cơ thể.
2+ 2+
Câu 22. Nồng độ Ca trong cây là 0,3%; trong đất là 0,1 %. Cây sẽ nhận Ca bằng cách nào sau đây?
A. Hấp thụ bị động. B. Hấp thụ chủ động. C. Khuyếch tán. D. Thẩm thấu.
Câu 23. Khi nói về phân bón, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong đất, muối khoáng tồn tại ở dạng không tan và dạng hòa tan.
B. Cây chủ yếu hấp thụ muối khoáng ở dạng hòa tan.
C. Khi thiếu canxi, cây có thể hấp thụ muối CaCO3 với tốc độ cao.
D. Ở trong đất, muối khoáng chỉ tồn tại 1 dạng là dạng hòa tan hoặc dạng không tan.
Câu 24. Trong các quá trình sau, quá trình nào làm mất nitơ của đất, có hại cho cây trồng?
A. Quá trình amôn hóa.
B. Quá trình nitrat hóa
C. Quá trình cố định nitơ phân tử nhờ các vi sinh vật cộng sinh trong đất.
D. Quá trình phản nitrat hóa
Câu 25. Khi nói về bón phân hợp lí cho cây trồng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Bón đúng loại, đủ số lượng và thành phần dinh dưỡng.
II. Đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng.
III. Phù hợp với thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây.
IV. Phải căn cứ vào điều kiện đất đai, thời tiết mùa vụ.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?
A. Nitrôgenaza. B. Amilaza. C. Caboxilaza. D. Nuclêaza.
Câu 27. Nguồn nitơ cung cấp chủ yếu cho cây là
A. từ xác sinh vật và quá trình cố định đạm. B. từ phân bón hoá học.
C. từ vi khuẩn phản nitrat hoá. D. từ khí quyển.
Câu 28. Khử nitrát là quá trình
A. biến đổi NO3- thành NO-2. B. liên kết phân tử NH3 vào axít đicacbôxilic.
- +
C. chuyển hoá NO3 thành NH4 . D. biến NO3- thành N2.
Câu 29. Ở trong cây, nguyên tố sắt có vai trò nào sau đây?
A. Là thành phần cấu trúc của prôtêin, axit nuclêic.
B. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào.
C. Là thành phần cấu trúc của diệp lục.
D. Là thành phần của xitôcrôm và hoạt hóa enzim tổng hợp diệp lục.
Câu 30. Hoạt động nào sau đây của vi sinh vật làm giảm sút nguồn nitơ trong đất?
A. Nitrat hóa B. Khử nitrat hóa. C. Cố định nitơ. D. Amôn hóa.
Câu 31. Quá trình nào sau đây được gọi là nitrat hóa?
A. Chuyển NH4+ NO3-. B. Chuyển NO3-  NH4+.
C. Chuyển NO3-  N2. D. Chuyển N2  NH4+.
Câu 32. Khi nói về trao đổi khoáng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình trao đổi nước phụ thuộc vào quá trình trao đổi khoáng của cây.
II. Nồng độ NH4+ ở trong đất càng cao thì càng kích thích cây phát triển.
III. Cường độ quang hợp càng mạnh thì tốc độ trao đổi khoáng càng yếu.
IV. Để tăng năng suất thì không nên bón phân cho cây.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 33. Quá trình nào sau đây được xem như là một cách khử độc cho tế bào?
A. Khử nitrát. B. Hình thành nitrit. C. Tạo amit. D. Tạo NH3.
Câu 34. Khi nói về quá trình cố định đạm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. Quá trình cố định đạm diễn ra ở môi trường hiếu khí.
B. Quá trình cố định đạm chỉ diễn ra ở các vi khuẩn sống cộng sinh.
C. Cố định đạm là một quá trình khử N2 thành NH3.
D. Quá trình cố định đạm sẽ cung cấp đạm NO3- cho cây.
Câu 35. Rễ cây chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?
A. NO2- và N2. B. NO2- và NO3-. C. NO2- và NH4+. D. NO3- và NH4+.
Câu 36. Để tổng hợp 1 mol glucozơ thì phải sử dụng bao nhiêu mol CO2?
A. 1. B. 12. C. 6. D. 24.
Câu 37. Chức năng nào sau đây là của quá trình quang hợp?
A. Chuyển hóa nhiệt năng thành quang năng. B. Chuyển hóa hóa năng thành nhiệt năng.
C. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng. D. Chuyển hóa quang năng thành nhiệt năng.
Câu 38. Khi nói về cơ quan quang hợp và bào quan quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các cơ quan trên cơ thể thực vật đều có khả năng quang hợp.
B. Tất cả các bào quan của tế bào lá đều làm nhiệm vụ quang hợp.
C. Quá trình quang hợp diễn ra trong bào quan lục lạp.
D. Tất cả các tế bào thực vật đều có bào quan lục lạp để quang hợp.
Câu 39. Trong tự nhiên, oxi có 2 loại đồng vị phóng xạ, đó là O16 và O18. Người ta sử dụng nước được cấu tạo
từ O18 và CO2 được cấu tạo từ O16 để cung cấp nguyên liệu cho quang hợp. Giả sử quá trình quang hợp đã tạo
ra 1 mol glucôzơ thì sẽ có bao nhiêu gam O2 được giải phóng?
A. 32. B. 192. C. 216. D. 36.
Câu 40. Sản phẩm của pha sáng gồm có:
A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH và CO2
+
C. ATP, NADP và O2 D. ATP, NADP+.
Câu 41. Sắc tố nào sau đây trực tiếp tham gia chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên
kết hoá học trong ATP và NADPH?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Carôten. D. Xanthôphyl.
Câu 42. Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp gluxít, các chất hữu cơ và giải phóng ôxi.
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.
C. Ôxi hoá các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng luợng.
D. Điều hoà tỷ lệ khí O2/CO2 của khí quyển.
Câu 43. Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có CO2 thì không xảy ra pha tối nhưng vẫn xảy ra pha sáng.
B. Pha tối không sử dụng ánh sáng cho nên nếu không có ánh sáng thì pha tối vẫn diễn ra.
C. Quá trình quang phân li nước diễn ra ở pha sáng, do đó nếu không có pha tối thì cây vẫn giải phóng O2.
D. Nếu có một chất độc ức chế pha tối thì pha sáng cũng bị ức chế.
Câu 44. Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Diễn ra ở xoang tilacôit.
B. Không sử dụng nguyên liệu của pha sáng.
C. Sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2.
D. Diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng.
Câu 45. Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có quang hợp thì toàn bộ động vật sẽ bị tuyệt diệt.
II. Nếu không có quang hợp thì khí quyển sẽ không có oxi.
III. Quang hợp là quá trình duy nhất chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
IV. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở các loài thực vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46. Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là:
A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau.
Câu 47. Điểm bão hoà ánh sáng là điểm mà tại đó
A. cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại.
B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
C. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp.
D. cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp.
Câu 48. Năng suất sinh học là
A. tổng sinh khối của cây trên một ha gieo trồng trong mỗi ngày.
B. tổng lượng chất khô tích luỹ được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
C. là một phần sản phẩm có giá trị kinh tế tích luỹ trong các cơ quan.
D. tổng chất khô của cây tích lũy trên một ha gieo trồng trong mỗi ngày.
Câu 49. Cây xanh thường sinh trưởng và phát triển bình thường ở nồng độ CO2 nào sau đây?
A. 0,01%. B. 0,02%. C. 0,03%. D. 0,04%.
Câu 50. Giả sử môi trường có đủ CO2 cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù ánh sáng
nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì:
A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng.
B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
C. Cường độ quang hợp không thay đổi.
D. Cường độ quang hợp đạt tối đa.
Câu 51. Khi nói về ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng tới quang hợp, thì các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình:
A. Tổng hợp ADN. B. Tổng hợp prôtêin. C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp cacbohidrat.
Câu 52. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp được gọi là:
A. Cường độ ánh sáng cực đại. B. Điểm bù ánh sáng.
C. Cường độ ánh sáng trung bình. D. Điểm bão hòa ánh sáng.
Câu 53. Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loại tia sáng đều tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.
II. Cùng một cường độ ánh sáng giống nhau thì tất cả các tia sáng đều có tác động đến quang hợp với cường độ
như nhau.
III. Khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bão hòa thì cường độ quang hợp sẽ tỉ lệ thuận với cường độ ánh
sáng.
IV. Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp protein và axit amin.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 54. Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim.
II. Các loài cây khác nhau có nhiệt độ tối ưu cho quang hợp là khác nhau.
III. Nhiệt độ chỉ ảnh hưởng đến pha sáng mà không ảnh hưởng đến pha tối.
IV. Khi có đủ ánh sáng, nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với nhiệt độ môi trường.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 55. Xét các loài thực vật: Ngô; Xương rồng; Cao lương. Khi nói về quang hợp ở các loài cây này, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở cùng một nồng độ CO2 giống nhau thì cả 3 loài cây này đều có cường độ quang hợp giống nhau.
II. Ở cùng một cường độ ánh sáng như nhau thì cả 3 loài cây này đều có cường độ quang hợp như nhau.
III. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình Canvin và chu trình C4.
IV. Cả 3 loài này đều có pha tối diễn ra ở lục lạp của tế bào bao quanh bó mạch.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 56. Khi nói về năng suất cây trồng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vì quang hợp quyết định 90 đến 95% năng suất cây trồng cho nên nếu không có nguyên tố khoáng thì năng
suất cũng đạt 90 đến 95%.
II. Khi tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp thì sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng.
III. Cùng một cường độ quang hợp như nhau nhưng nếu giống có hệ số kinh tế càng cao thì năng suất càng cao.
IV. Cùng một giống cây nhưng cây nào có diện tích lá càng lớn thì lượng chất hữu cơ được tạo ra càng lớn.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 57. Khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở cường độ ánh sáng rất yếu thì việc tăng nồng độ CO2 sẽ dẫn tới làm tăng mạnh cường độ quang hợp.
II. Ở điều kiện khô hạn, nếu tăng nồng độ CO2 thì sẽ làm cho các loài cây trung sinh tăng cường độ quang hợp.
III. Nếu khí khổng đóng thì việc tăng nồng độ CO2 của môi trường sẽ làm tăng mạnh cường độ quang hợp.
IV. Trong điều kiện có nhiệt độ thích hợp thì việc giảm nồng độ CO2 của môi trường thường sẽ dẫn tới làm
giảm cường độ quang hợp.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 58. Trong quá trình bảo quản nông sản, hoạt động hô hấp của nông sản gây ra tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm nhiệt độ. B. Làm tăng khí O2; giảm CO2.
C. Tiêu hao chất hữu cơ. D. Làm giảm độ ẩm.
Câu 59. Khi nói về quá trình hô hấp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thực vật chỉ hô hấp vào ban đêm, ban ngày quang hợp mà không hô hấp.
II. Quá trình hô hấp luôn sử dụng O2 và tạo ra ATP.
III. Từ một phân tử glucozơ, trải qua hô hấp hiếu khí sẽ giải phóng 38ATP.
IV. Cùng một loại hạt thì khi hạt nảy mầm luôn có cường độ hô hấp mạnh hơn hạt khô.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like