You are on page 1of 8

Ôn thi định hướng ĐGLN – Môn Sinh học GV: Hà Dung

CHUYÊN ĐỀ I. SINH HỌC 11


Câu 1. Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
A. Toàn bộ bề mặt cơ thể. B. Lông hút của rễ.
C. Chóp rễ. D. Khí khổng.
Câu 2. Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?
A. Qua lông hút rễ. B. Qua lá. C. Qua thân. D. Qua bề mặt cơ thể.
Mch g
Câu 3. Loại mạch dẫn nào sau đây làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá?
Mch g
Mch g A. Quản bào và mạch ống. B. Mạch ống và mạch rây.
Mch g C. Mạch gỗ và tế bào kèm. D. Ống rây và mạch gỗ.
Câu 4. Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây ?
A. Các quản bào và ống rây. B. Mạch gỗ và tế bào kèm.
C. Ống rây và mạch gỗ. D. Ống rây và tế bào kèm.
Câu 5. Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hoà tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất nào
sau đây?
A. Tinh bột. B. Prôtêin. C. Sacarôzơ. D. ATP.
Câu 6. Đai caspari có vai trò nào sau đây?
A. Cố định nitơ. B. Vận chuyển nước và muối khoáng.
C. Tạo áp suất rễ. D. Kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ.
Câu 7. Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?
A. Tế bào mạch gỗ ở rễ. B. Tế bào mạch rây ở rễ.
C. Tế bào nội bì. D. Tế bào biểu bì.
Câu 8. Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hoà tan luôn phải đi qua cấu trúc
nào sau đây?
A. Khí khổng. B. Tế bào nội bì. C. Tế bào lông hút. D. Tế bào nhu mô vỏ.
Câu 9. Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây.
(2) Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(3) Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét.
(4) Thoát hơi nước tạo động lực thúc đẩy hút nước và hút khoáng của cây.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Đối với các lá già, quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận nào sau đây?
A. Các khí khổng. B. Các tế bào biểu bì lá.
C. Các tế bào gân lá. D. Các tế bào mô dậu.
Câu 11. Khi nói về quá trình hút nước và vận chuyển nước của rễ cây, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
(1) Nước chỉ được vận chuyển từ tế bào lông hút vào mạch dẫn của rễ theo con đường thành tế bào -
gian bào.
(2) Nước chủ yếu được cây hút vào theo cơ chế vận chuyển chủ động cần nhiều năng lượng.
(3) Sự vận chuyển nước thường diễn ra đồng thời với sự vận chuyển chất tan.
(4) Tất cả các phân tử nước trước khi đi vào mạch dẫn của rễ đều phải đi qua tế bào chất của tế bào
nội bì.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 12. Dịch mạch rây được vận chuyển từ lá xuống rễ hoặc từ cơ quan này đến cơ quan khác nhờ
vào nhân tố nào sau đây?
A. Cung cấp năng lượng ATP để vận chuyển chủ động.

1
Ôn thi định hướng ĐGLN – Môn Sinh học GV: Hà Dung

B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với mạch gỗ.
C. Lực hút của thoát hơi nước và sức đẩy của rễ.
D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
Câu 13. Rễ cây chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?
A. NO2− và N2. B. NO2− và NO3−. C. NO2− và NH4+. D. NO3− và NH4+.
Câu 14. Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?
A. Nitrôgenaza B. Amilaza. C. Caboxilaza. D. Nuclêaza
Câu 15. Cây hấp thụ Canxi ở dạng nào sau đây?
A. CaSO4 B. Ca(OH)2. C. Ca2+. D. Ca.
Câu 16. Nguồn nitơ cung cấp chủ yếu cho cây là:
A. Từ xác sinh vật và quá trình cố định đạm. B. Từ phân bón hoá học.
C. Từ vi khuẩn phản nitrat hoá. D. Từ khí quyển.
Câu 17. Khử nitrát là quá trình
A. Biến đổi NO3- thành NO2− .
B. Liên kết phân tử NH3 vào axít đicacbôxilic.
C. Chuyển hoá NO3- thành NH4+.
D. Biến NO3- thành N2.
Câu 18. Quá trình nào sau đây được xem như là một cách khử độc cho tế bào?
A. Khử nitrát. B. Hình thành nitrit.
C. Tạo amit. D. Tạo NH3.
Câu 19. Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
(1) Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây.
(2) Không thể thay thế được bằng bất kỳ nguyên tố nào khác.
(3) Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
(4) Là nguyên tố có trong cơ thể thực vật.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20. Khi nói về trao đổi khoáng của cây, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hoà tan trong nước.
B. Muối khoáng tồn tại trong đất đều ở dạng hợp chất và rễ cây chỉ hấp thu dưới dạng các hợp
chất.
C. Bón phân dư thừa sẽ gây độc hại cho cây, gây ô nhiễm môi trường.
D. Dư lượng phân bón làm xấu tính lí hoá của đất, giết chết vi sinh vật có lợi trong đất.
Câu 21. Sắc tố nào sau đây trực tiếp tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của
các liên kết hóa học trong ATP và NADPH?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b. C. Carôten. D. Xanthôphyl.
Câu 22. Điểm bù ánh sáng là:
A. cường độ ánh sáng mà tại đó cây không quang hợp.
B. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp thấp nhất.
C. cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
D. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cao nhất.
Câu 23. Điểm bão hòa ánh sáng là điểm mà tại đó:
A. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
C. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp.
D. cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp.

2
Ôn thi định hướng ĐGLN – Môn Sinh học GV: Hà Dung

Câu 24. Những loài cây nào sau đây thuộc nhóm thực vật CAM?
A. Xương rồng, thuốc bỏng. B. Lúa khoai sắn đậu.
C. Ngô, mía, cỏ gấu. D. Rau dền, các loại rau.
Câu 25. Quá trình quang hợp có 2 pha là pha sáng và pha tối. Pha tối sử dụng loại sản phẩm nào sau
đây của pha sáng?
A. nước. B. khí cacbonic. C. NADPH, ATP. D. electron.
Câu 26. Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có ánh sáng thì không xảy ra pha tối nhưng vẫn xảy ra pha sáng.
B. Pha tối không sử dụng ánh sáng cho nên nếu không có ánh sáng thì pha tối vẫn diễn ra.
C. Quá trình quang phân li nước diễn ra ở pha sáng, do đó nếu không có pha tối thì cây vẫn giải
phóng khí oxi.
D. Nếu có một chất độc ức chế pha tối thì pha sáng cũng bị ức chế.
Câu 27. Đối với quá trình quang hợp, nước có bao nhiêu vai trò sau đây?
(1) Là nguyên liệu trực tiếp cho quang hợp.
(2) Điều tiết khí khổng đóng mở.
(3) Môi trường của các phản ứng.
(4) Giúp vận chuyển các ion khoáng cho quang hợp.
(5) Giúp vận chuyển sản phẩm quang hợp.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 28. Ở vùng khí hậu khô nóng, nhóm thực vật nào sau đây thường cho năng suất sinh học cao
nhất?
A. Nhóm thực vật C3. B. Nhóm thực vật C4.
C. Nhóm thực vật CAM. D. Các nhóm có năng suất như nhau.
Câu 29. Giả sử môi trường có đủ ánh sáng cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm
bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hòa ánh sáng thì:
A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng.
B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
C. Cường độ quang hợp không thay đổi.
D. Cường độ quang hợp đạt tối đa.
Câu 30. Khi nói về ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng tới quang hợp, thì các tia sáng đỏ xúc tiến quá
trình:
A. Tổng hợp ADN. B. Tổng hợp prôtêin.
C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp cacbohidrat.
Câu 31. Khi nói về ảnh hưởng của quang phổ ánh sáng tới quang hợp, thì các tia sáng xanh tím xúc
tiến quá trình:
A. Tổng hợp ADN. B. Tổng hợp prôtêin.
C. Tổng hợp lipit. D. Tổng hợp cacbohidrat.
Câu 32. Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào
dưới đây sai?
A. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng.
B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố khoáng.
C. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá các chất.
D. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để cấu thành các yếu tố tham gia quá trình hô
hấp.

3
Ôn thi định hướng ĐGLN – Môn Sinh học GV: Hà Dung

Câu 33. Kết quả phân giải kị khí, từ 1 phân tử glucozơ thường giải phóng được bao nhiêu phân tử
ATP?
A. 2 ATP. B. 36 ATP. C. 38 ATP. D. 34 ATP.
Câu 34. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của các bào quan theo thứ tự:
A. Ti thể, lục lạp, ribôxôm. B. Lục lạp, perôxixôm, ti thể.
C. Ti thể, lizôxôm, lục lạp. D. Ti thể, perôxixôm, lục lạp.
Câu 35. Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quá trình hô hấp luôn tạo ra nhiệt.
(2) Quá trình hô hấp sẽ bị ức chế nếu nồng độ quá cao.
(3) Ở hạt khô, nếu được tăng độ ẩm thì sẽ tăng cường độ hô hấp của hạt.
(4) Ở hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp diễn ra mạnh hơn so với hạt khô.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36. Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu
nào sau đây sai?
A. Nước cần cho hô hấp, mất nước làm tăng cường độ hô hấp, cây tiêu hao nhiều nhiên liệu
hơn.
B. CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí, nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.
C. Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào
vẫn còn bình thường.
D. O2 cần cho hô hấp hiếu khí, giải phóng hoàn toàn nguyên liệu hô hấp, tích lũy được nhiều
năng lượng.
Câu 37. Thứ tự tiêu hóa trong dạ dày trâu bò là?
A. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong.
B. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách.
C. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế.
D. Dạ cỏ → Dạ lá lách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế.
Câu 38. Trong ống tiêu hóa của thú ăn thực vật, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật
A. không được tiêu hóa nhưng bị phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.
B. được tiêu hóa nhờ VSV cộng sinh trong dạ dày hoặc manh tràng.
C. được tiêu hóa nhờ enzym được tiết ra trong lòng ống tiêu hóa.
D. được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.
Câu 39. Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại:
1. VSV cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng tiết enzim xenlulaza tiêu hoá xenlulozơ; tiêu hóa các chất
hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất hữu cơ đơn giản.
2. VSV cộng sinh giúp động vật nhai lại tiêu hoá prôtêin và lipit trong dạ múi khế.
3. VSV cộng sinh bị tiêu hóa trong dạ múi khế, ruột non, trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng
cho động vật nhai lại.
Đáp án đúng là
A. 1, 3. B. 1, 2. C. 1, 2, 3 D. 2, 3.
Câu 40. Ở hệ tiêu hóa, cơ quan nào giúp tái hấp thu nước ở động vật?
A. dạ cỏ, manh tràng. B. thực quản, dạ dày. C. dạ lá sách, ruột già. D. ruột non, ruột già
Câu 41. Chim không có răng để tiêu hóa cơ học thức ăn, vì thế hệ tiêu hóa của chim có cơ quan tiêu
hóa nào đặc biệt?
A. có ruột già dài để tiêu hóa. B. có ruột non dài để tiêu hóa.
C. có dạ dày cơ để nghiền nát thức ăn. D. có thêm diều để dự trữ thức ăn.
4
Ôn thi định hướng ĐGLN – Môn Sinh học GV: Hà Dung

Câu 42. Ưu thế lớn nhất của tiêu hóa ngoại bào so với tiêu hóa nội bào?
A. nhờ tiêu hóa ngoại bào, động vật ăn được thức ăn nhiều hơn và có kích thước lớn hơn.
B. tiêu hóa nhanh hơn.
C. chuyên hóa hơn.
D. phân hủy được toàn bộ chất dinh dưỡng thành những chất đơn giản hơn.
Câu 43. Xét các loài sinh vật sau: cá mập, tôm; cua; châu chấu; trai; giun đất; ốc. Những loài nào hô
hấp bằng mang?
A. cá mập, tôm, cua, trai và ốc. B. cá mập, trai, châu chấu và giun đất.
C. tôm, cua, trai, và ốc. D. tôm, cua, châu chấu và giun đất.
Câu 44. Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
A. Thỏ. B. Thằn lằn. C. Ếch đồng. D. Châu chấu.
Câu 45. Cho các loài động vật thuộc các lớp: châu chấu, ếch, cá chép, bồ câu, tôm, rùa. Cho các
phát biểu sau:
I. Ếch chỉ hô hấp qua da.
II. Châu chấu hô hấp được qua ống khí.
III. Các loài thuộc rùa, bồ câu, ếch có hình thức hô hấp qua phổi.
IV. Các loài tôm, cá chép hô hấp qua mang.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 46. Nhóm động vật KHÔNG có sự pha trộn máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim là
A. bò sát, thú. B. chim, thú. C. bò sát, chim. D. lưỡng cư, bò sát.
Câu 47. Cho các nhận định sau đây về hệ tuần hoàn kép ở các loài động vật:
(1) ở chim và thú, tất cả máu chảy trong động mạch đều là máu giàu oxi.
(2) ở chim và thú, tất cả máu chảy trong tĩnh mạch đều là máu nghèo oxi.
(3) ở cá sấu, vách ngăn tâm thất hoàn toàn, nên không có sự pha trộn máu.
(4) có số lần máu chảy qua tim là 02 lần.
(5) có khả năng điều hòa và phân phối máu tới các cơ quan tốt.
Số nhận định KHÔNG đúng là
A. 4 nhận định. B. 2 nhận định. C. 3 nhận định. D. 1 nhận định
Câu 48. Tim có tính tự động nhờ hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền gồm: Bó His, nút nhĩ – thất, mạng
Puốc – kin, nút xoang nhĩ. Thành phần nào của hệ dẫn truyền có khả năng tạo nhịp cho những phần
còn lại của tim?
A. Nút xoang nhĩ. B. Mạng puốc – kin. C. Bó His. D. Nút nhĩ – thất.
Câu 49. Đặc điểm nào sau đây có trong hệ tuần hoàn của động vật có xương sống?
A. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
B. Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
C. Máu được lưu thông liên tục trong mạch kín.
D. Gồm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
Câu 50. Máu chảy trong hệ mạch của những loài nào sau đây không có hiện tượng pha máu (máu
không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tâm thất)?
A. ếch, rắn, rùa, cá sấu. B. gà, cá sấu, trâu.
C. thằn lằn, cá sấu, rùa, rắn. D. cá chép, gà, cá sấu, trâu.
Câu 51. Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim?
A. Pha co tâm nhĩ ® pha giãn chung ® pha co tâm thất.
B. Pha co tâm nhĩ ® pha co tâm thất ® pha giãn chung.

5
Ôn thi định hướng ĐGLN – Môn Sinh học GV: Hà Dung

C. Pha co tâm thất ® pha co tâm nhĩ ® pha giãn chung.


D. pha giãn chung ® pha co tâm thất ® pha co tâm nhĩ.
Câu 52. Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ
A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch.
B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch.
C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch.
D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch .
Câu 53. Quan sát thân cây gỗ cắt ngang thấy có 4 vòng sáng và 4 vòng tối xen kẽ nhau. Hỏi cây đó
mấy năm tuổi?
A. 8 tuổi. B. 4 tuổi. C. 10 tuổi. D. 25 tuổi.
Câu 54. Những cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành là vì:
A. Dễ trồng và ít công chăm sóc.
B. Dễ nhân giống nhanh và nhiều.
C. Để tránh sâu bệnh gây hại.
D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả
Câu 55. Tại sao các cây cau, mía, tre,... có đường kính ngọn và gốc ít chệnh lệch so với các cây thân
gỗ?
A. Cây cau, mía, tre,... không có mô phân sinh bên, cây thân gỗ thì có mô phân sinh bên.
B. Mô phân sinh của cây cau, mía, tre… chỉ hoạt động đến một giai đoạn nhất định thì dừng
lại.
C. Cây thân gỗ có chu kì sống dài nên kích thước gốc càng ngày càng lớn.
D. Cây cau, mía, tre,... có giai đoạn ngừng sinh trưởng còn cây thân gỗ thì không.
Câu 56. Kết quả của sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là gì ?
A. Hình thành tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.
B. Hình thành biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
C. Hình thành tầng biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.
D. Hình thành gỗ sơ cấp, tầng sinh bần, mạch rây thứ cấp, gỗ lõi, gỗ dác.
Câu 57. Một cây ngô bị đột biến gen làm cho thân cây lùn. Khi xử lí cây ngô lùn ấy bằng một loại
hoocmon thì người ta thấy cây ngô cao bình thường. Hãy cho biết tên của loại hoocmon đó?
A. Giberelin. B. Xitôkinin C. Êtilen. D. Axit abxixic.CÂU 6
Câu 58. Trong sản xuất trồng trọt, để kích thích chồi bên phát triển, cây ra nhiều cành, người ta
thường
A. Loại bỏ ưu thế ngọn . B. Bổ sung auxin cho cây
C. Tăng cường chất dinh dưỡng. D. Làm cho cây chóng ra hoa tạo quả
Câu 59. Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để:
A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy
mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô
và tế bào thực vật, diệt cỏ.
C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và
tế bào thực vật, diệt cỏ.
D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và
tế bào thực vật, diệt cỏ.
Câu 60. Nếu ta cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc sẽ không biến thành ếch vì thiếu
hormone

6
Ôn thi định hướng ĐGLN – Môn Sinh học GV: Hà Dung

A. sinh trưởng để kích thích sự biến thái. B. juvenin để kích thích sự biến thái.
C. tirôxin để kích thích sự biến thái. D. ecđixơn để kích thích sự biến thái.
Câu 61. Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
A. Người, thỏ, mèo. B. Bướm, ong, gián.
C. Gián, cua, ve sầu. D. Châu chấu, ruồi, ếch.
Câu 62. Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?
A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình
thành xương.
B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình
thành xương.
C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình
thành xương.
D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình thành
xương.
Câu 63. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng
thành thường không gây hại cho cây trồng?
A. Do số lượng sâu bướm nhiều hơn bướm trưởng thành
B. Do tốc độ tiêu hoá thức ăn ở sâu non chuyển hoá nhanh hơn.
C. Do nguồn thức ăn của chúng khác nhau
D. Do hình thái của chúng khác nhau
Câu 64. Khi sâu lớn lên nồng độ hoocmon trong máu thay đổi như thế nào ?
A. Juvenin tăng dần, ecđixon giảm dần. B. Juvenin giảm dần, ecđixon tăng dần.
C. Ecđixon giảm dần, juvenin không đổi. D. Ecđixon không đổi, juvenin giảm dần.
Câu 65. Bướm hai chấm không phá hoại mùa màng như sâu 2 vạch nhưng nông dân vẫn bẫy bướm,

A. bướm có thể đẻ ra hàng chục ngàn trứng.
B. bướm ăn hết phấn hoa, cây không ra hoa, kết hạt được.
C. sâu không sinh sản được nên không cần tiêu diệt.
D. bướm ăn hết phấn hoa, cây không ra hoa, kết hạt được và sâu không sinh sản được nên
không cần tiêu diệt.
Câu 66. Tác dụng sinh lý của hormone FSH là gì?
A. Kích thích ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.
B. Kích thích tế bào kẽ sản sinh ra testôstêron.
C. Kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.
D. Kích thích tuyến yên sản sinh LH.
Câu 67. Khi nồng độ testôstêron trong máu cao có tác dụng
A. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH.
B. Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm làm hai bộ phận này không tiết GnRH,
FSH và LH.
C. Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
D. Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
Câu 68. Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là?
A. có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.
B. thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
C. được sinh ra từ một tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.

7
Ôn thi định hướng ĐGLN – Môn Sinh học GV: Hà Dung

D. mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
Câu 69. Niêm mạc tử cung dày lên (để đón trứng) là nhờ hoạt động của hoocmon nào?
A. ostrogen và progeststeron. B. FSH và GnRH.
C. LH và GnRH. D. FSH và LH.
Câu 70. Sau khi trứng được thụ tinh, làm tổ trong tử cung hoạt động nào sau đây không xảy ra?
A. nồng độ FSH và LH tăng cao. B. nồng độ ostrogen và progesteron cao.
C. trứng không chín và rụng. D. thể vàng được duy trì.
Câu 71. Vì sao hình thức đẻ con tiến hóa hơn hình thức đẻ trứng ở động vật?
A. vì làm tăng sự sinh sản trong loài
B. vì tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa bố mẹ và con cái
C. vì số lượng con được sinh ra ít nên bảo vệ sức khỏe cho cơ thể mẹ
D. vì phôi được nuôi dưỡng, bảo vệ trong cơ thể mẹ, đảm bảo cho sự sống sót và phát triển của
con.
Câu 72. Đối với động vật đẻ trứng, trứng thường có đặc điểm gì?
A. trứng có vỏ cứng bao bọc và trứng được thụ tinh trong
B. trứng không có vỏ cứng bao bọc và trứng được thụ tinh ngoài
C. trứng không có vỏ cứng bao bọc và trứng được thụ tinh trong
D. trứng có vỏ cứng bao bọc và trứng được thụ tinh ngoài
Câu 73. Nguyên tắc của nhân bản vô tính là:
A. Chuyển nhân của tế bào xô ma (n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào
trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
B. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế
bào trứng phát triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
C. Chuyển nhân của tế bào xô ma (2n) vào một tế bào trứng, rồi kích thích tế bào trứng phát
triển thành phôi rồi phát triển thành cơ thể mới.
D. Chuyển nhân của tế bào trứng vào tế bào xô ma, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi
rồi phát triển thành cơ thể mới.
Câu 74. Khi người phụ nữ mang thai, trong cơ thể có những thay đổi như thế nào liên quan đến
hoocmon? Cho các nhận định sau:
1. Nhau thai tiết hoocmôn HCG.
2. Thể vàng được duy trì.
3. Nồng độ hoocmôn progesteron cao.
4. Tuyến yên giảm tiết FSH và LH.
5. Tuyến yên tăng tiết FSH và LH.
6. Không có trứng rụng khi mang thai.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 75. Để xác định phụ nữ có thai hay không, người ta dùng que thử thai để xác định sự có mặt
của loại hoocmon nào sau đây?
A. Hoocmon LH. B. Hoocmon progesteron.
C. Hoocmon HCG. D. Hoocmon estrogen

You might also like