You are on page 1of 15

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Câu 17
Câu 17.1. Nồng độ NH4+ trong tế bào lông hút là 0,2% trong đất là 0,05%, cây sẽ hấp thụ NH4+ cơ chế
A. Hấp thụ thụ động. B. thẩm thấu. C. Hấp thụ chủ động. D. Khuếch tán.
Câu 17.2. Nhóm vi khuẩn làm nghèo nitơ của đất trồng là
A. vi khuẩn cố định nitơ. B. vi khuẩn phản nitrat hoá.
C. vi khuẩn nitrat hoá. D. vi khuẩn amôn hoá.
Câu 17.3. Cây xanh hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?
A. CaSO4. B. Ca(OH)2. C. Ca2+. D. Ca.
Câu 17.4. Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần
của prôtêin?
A. Đồng. B. Nitơ. C. Kali D. Kẽm.
Câu 17.5. Ở thực vật, nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Sắt. B. Kẽm. C. Phôtpho. D. Đồng.
Câu 17.6. Ở thực vật, nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Cacbon. B. Nitơ. C. Molipiden. D. Oxi.
Câu 17.7. Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn
A. amôn hóa. B. nitrat hóa. C. cố định nitơ trong đất. D. phản nitrat hóa.
Câu 17.8. Vi khuẩn phản nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa

A. thành . B. thành . C. thành . D. thành .


Câu 17.9. Nguyên tố nào sau đây có vai trò là thành phần của prôtêin, axit nuclêic trong cây?
A. Nitơ. B. Sắt. C. Canxi. D.Kali.
Câu 17.10. Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Mangan. B. Kẽm. C. Nitơ. D. Clo.
Câu 17.11. Trường hợp nào sau đây sai khi nói về nguyên nhân làm cho rễ cây trên cạn không hút
được nước?
A. Bón quá nhiều phân. B. Đất quá ưu trương.
C. Cây bị ngập úng. D. Tưới nước nhỏ giọt.
Câu 17.12. Để bảo quản lúa sau thu hoạch tại các kho dự trữ lương thực quốc gia, biện pháp nào sau
đây không đúng?
A. Phơi hoặc sấy khô để giảm lượng nước trong hạt lúa.
B. Loại bỏ các hạt lúa lép và bụi rơm lẫn với các hạt lúa.
C. Bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ trong kho bảo quản.
D. Tăng độ ẩm trong kho bảo quản.
Câu 17.13. Năng suất kinh tế là

1
A. toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối
với con người của từng loài cây.
B. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với
con người của từng loài cây.
C. một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh
tế đối với con người của từng loài cây.
D. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với
con người của từng loài cây.
Câu 17.14. Trong quang hợp ở thực vật, nếu sử dụng H2O có O18 làm nguyên liệu thì khi kết thúc quá
trình, O18 được tìm thấy ở chất nào sau đây?
A. APG. B. Glucôzơ. C. AlPG. D. O2.
Câu 17.15. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp
A. cacbohiđrat. B. lipit. C. ADN. D. prôtêin.

Câu 17.16. Để tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật, một nhóm học sinh đã bố trí thí
nghiệm trong phòng thực hành như hình dưới đây. Kết quả thí nghiệm là trong bình thủy tinh
xuất hiện bọt khí.

Cho biết bọt khí được sinh ra trong quá trình quang hợp của rong mái chèo. Bọt khí được tạo
ra là khí nào sau đây?
A. H2. B. CO2. C. O2. D. N2.
Câu 17.17. Khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
II. Pha sáng diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp.
III. Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu.
IV. Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 17.18. Khi nói về các chu trình nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Một số vi sinh vật có khả năng cố định nitơ từ không khí.

B. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng .


C. Nitơ tồn tại chủ yếu là dạng khí trơ trong khí quyển.

2
D. Lượng muối nitơ được tổng hợp chủ yếu là do các tia chớp và phản ứng quang hóa.
Câu 17.19. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng khi nói về ảnh hưởng của việc bón phân hóa học với
liều lượng cao quá mức cần thiết đối với cây trồng?
I. gây độc hại đối với cây.
II. gây ô nhiễm môi trường.
III. gây ô nhiễm đối với các sản phẩm từ thực vật.
IV. tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất, tạo ra sản phẩm tốt nhất.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 17.20. Ở cây cà rốt, năng suất kinh tế được tích luỹ chủ yếu ở đâu?

A. Hoa. B. Lá. C. Rễ. D. Thân.

Câu 18

Câu 18.1. Khi nói về quá trình hấp thụ khoáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nồng độ các chất khoáng trong môi trường càng cao thì cây sinh trưởng càng mạnh.

B. Quá trình hô hấp của rễ có liên quan đến quá trình hút khoáng của tế bào lông hút.
C. Hấp thụ khoáng theo cơ chế chủ động không tiêu tốn năng lượng ATP.
D. Tất cả các nguyên tố khoáng được hấp thụ dưới dạng ion vào rễ theo cơ chế chủ động.

Câu 18.2. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo (đèn nêon, đèn sợi đốt trong nhà có mái che) có thể đem
lại tối đa bao nhiêu lợi ích sau đây trong sản xuất nông nghiệp?
I. Khắc phục được điều kiện bất lợi của thời tiết.
II. Giúp tăng năng suất cây trồng.
III. Hạn chế tác hại của sâu, bệnh.
IV. Bảo đảm cung cấp rau củ, quả tươi cho con người vào cả mùa đông giá lạnh.
V.Tạo sự đa dạng cho các loài thực vật trong tự nhiên.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 18.3. Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào mạch gỗ của rễ. B. Tế bào biểu bì của rễ.

C. Tế bào mạch rây của rễ. D. Tế bào nội bì của rễ.

Câu 18.4.

Câu 18.5. Có bao nhiêu giải thích đúng khi nói thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 ?

I. Thực vật C4 tận dụng được ánh sáng cao hơn thực vật C3 .
II. Thực vật C4 không có hô hấp sáng còn Thực vật C3 thì có hô hấp sáng.
III. Thực vật C4 nhu cầu nước thấp hơn Thực vật C3 .

3
IV. Thực vật C4 tận dụng được nồng độ CO2 tốt hơn Thực vật C3 .
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 18.6. Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?
I. Thực vật C4 có cường độ quang hợp cao hơn thực vật C3 .
II. Thực vật CAM thích nghi với môi trường khô hạn.
III. Chu trình Canvin chỉ bắt gặp ở thực vật C3.
IV. Pha sáng của tất cả các loài thực vật đều cơ bản giống nhau .
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18.7. Để cải tạo đất người ta thường trồng cây họ Đậu vì chúng
A. là cây có năng suất rất cao.
B. là cây ngắn ngày, nhanh thu hoạch.
C. cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ có thể bổ sung đạm cho đất.
D. cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm nên các tế bào lông hút phát triển mạnh.
Câu 18.8. Để tưới nước hợp lí cho cho cây trồng, cần dựa vào bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Đặc điểm di truyền của loài cây. II. Đặc điểm của đất.
III. Đặc điểm của thời tiết. IV. Đặc điểm pha sinh trưởng và phát triển của cây.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 18.9. Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại
bao nhiêu lợi ích sau đây?
I. Tận dụng diện tích gieo trồng.
II. Tận dụng nguồn sống của môi trường.
III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn.
IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 18.10. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Phôtpho. B. Nitơ. C. Hiđrô. D. Sắt.
Câu 18.11. Bộ phận làm nhiệm vụ thoát hơi nước là
A. chóp rễ. B. thân cây. C. lá cây. D. miền bần.
Câu 18.12. Thoát hơi nước chủ yếu qua con đường nào?
A. Khí khổng. B. Cutin. C. Tế bào bần. D. Lông hút.
Câu 18.13. Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ?
A. Lúa. B. Đậu tương. C. Cải củ. D. Ngô.
Câu 18.14. Trong cây, thành phần chủ yếu trong dịch mạch gỗ là

4
A. nước. B. ion khoáng. C. chất hữu cơ. D. nước và ion khoáng.
Câu 18.15. Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào mạch gỗ. C. Tế bào mạch rây. D. Tế bào khí khổng.
Câu 18.16. Vòng đai Caspari có vai trò điều chỉnh
A. dòng vận chuyển vào trung trụ. B. sự đóng mở của khí khổng.
C. quá trình quang hợp của cây. D. hoạt động hô hấp của rễ.
Câu 18.17. Khi nói về trao đổi nước của thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở các cây sống dưới tán rừng, nước chủ yếu được thoát qua cutin (bề mặt lá).
B. Dòng mạch gỗ vận chuyển dòng nước từ rễ lên thân, lên lá.
C. Nếu lượng nước hút vào lớn hơn lượng nước thoát ra thì cây sẽ bị héo.
D. Nếu áp suất thẩm thấu ở trong đất cao hơn áp suất thẩm thấu trong rễ thì nước thẩm thấu vào rễ.
Câu 18.18. Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa quang năng thành hóa năng
trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
A. Carôten. B. Xanthôphyl. C. Diệp lục a. D. Diệp lục b.
Câu 18.19. Trong cây, thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là
A. nước. B. ion khoáng. C. chất hữu cơ. D. nước và ion khoáng.
Câu 18.20. Khi nói đến quá trình phân giải kị khí trong hô hấp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau
đây sai?
I. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước.
II. Xảy ra khi cây ở trong điều kiện thiếu oxi.
III. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào.
IV. Diễn ra qua 3 quá trình là đường phân, lên men và chu trình Crep.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Sự hấp thụ nước và thoát hơi nước

Câu 1: (Đề chính thức 2018) Cơ quan nào sau đây của cây bàng thực hiện chức năng hút nước từ
đất?
A. Thân. B. Hoa. C. Rễ. D. Lá.
Câu 2: (Đề chính thức 2018) Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình
thoát hơi nước ở lá?
A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào mạch gỗ. C. Tế bào mạch rây. D. Tế bào khí khổng.
Câu 3: (Đề chính thức 2018) Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào mạch rây của rễ. B. Tế bào biểu bì của rễ.
C. Tế bào nội bì của rễ. D. Tế bào mạch gỗ của rễ.

5
Câu 4: (Đề chính thức 2018) Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu
bởi cơ quan nào sau đây?
A. Thân. B. Rễ. C. Lá. D. Hoa.
Câu 5: (Đề tham khảo 2018) Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau
đây?
A. Lá. B. Rễ. C. Thân. D. Hoa.
Câu 6: (Đề tham khảo 2020 – đợt 1) Rễ cây có thể hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?
A. N2 B. N2O C. NO D. NH4+
Câu 7: (Đề tham khảo 2020 – đợt 2) Cơ quan nào sau đây của thực vật sống trên cạn có chức năng
hút nước từ đất?
A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Hoa.
Câu 8: (Đề chính thức 2021 – đợt 1) Trong sản xuất nông nghiệp, để tăng năng suất cây trồng, cần
thực hiện tối đa bao nhiêu biện pháp sau đây?
I. Tưới tiêu nước hợp lí. II. Bón phân hợp lí
III. Trồng cây đúng thời vụ. IV. Tuyển chọn và tạo giống mới có năng suất cao.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 9: (Đề chính thức 2020 – đợt 2) Tế bào nào sau đây của cây bằng lăng có
chức năng hấp thụ nước từ đất?
A. Tế bào bao bó mạch. B. Tế bào lông hút.
C. Tế bào khí khổng. D. Tế bào nội bì rễ.

Vai trò của các nguyên tố khoáng ở thực vật

Câu 10: (Đề chính thức 2018) Ở thực vật, trong thành phần của photpholipit không thể thiếu nguyên
tố nào sau đây?
A. Magiê. B. Đồng. C. Clo. D. Photpho.
Câu 11: (Đề chính thức 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là
nguyên tố đại lượng?
A. Cacbon. B. Molipden. C. Sắt. D. Bo.
Câu 12: (Đề chính thức 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là
nguyên tố vi lượng?
A. Sắt. B. Photpho. C. hiđrô. D. Nitơ.
Câu 13: (Đề chính thức 2018) Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là
nguyên tố đại lượng?
A. Nitơ. B. Mangan. C. Bo. D. Sắt.
Câu 14: (Đề chính thức 2020 – đợt 1) Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết
yếu nào sau đây là thành phần axit nucleic?
A. Magie B. Kẽm C. Nito D. Clo
Câu 15: (Đề chính thức 2020 – đợt 1) Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết
yếu nào sau đây là thành phần protein?
A. Magie B. Kẽm C. Clo D. Nito

6
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

Câu 16: (Đề tham khảo 2018) Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO3 thành N2?
A. Vi khuẩn amon hóa. B. Vi khuẩn cố định nitơ.
C. Vi khuẩn nitrat hóa. D. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
Câu 17: (Đề chính thức 2019) Quá trình chuyển hóa NO3− thành N2 do hoạt động của nhóm vi khuẩn
A. cố định nitơ. B. nitrat hóa. C. phản nitrat hóa. D. amôn hóa.
+ −
Câu 18: (Đề chính thức 2019) Quá trình chuyển hóa NH4 thành NO3 do hoạt động của nhóm vi
khuẩn
A. cố định nitơ. B. phản nitrat hóa. C. nitrat hóa. D. amôn hóa.
Câu 19: (Đề chính thức 2019) Vi khuẩn nitrat hóa tham gia vào quá trình chuyển hóa
A. NH4+ thành NO3− B. N2 thành NH3 . C. NO3− thành N2. D. NH3 thành NH4+.
Câu 20: (Đề chính thức 2019) Quá trình chuyển hóa nitơ hữu thành NH4+ do hoạt động của nhóm vi
khuẩn
A. cố định nitơ. B. phản nitrat hóa. C. nitrat hóa. D. amôn hóa.

Quang hợp ở thực vật và năng suất cây trồng

Câu 21: (Đề chính thức 2018) Khi nói về quang hợp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng.
II. Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP.
III. Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp.
IV. Quang hợp góp phần điều hòa lượng O2 và CO2 khí quyển.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 22: (Đề chính thức 2018) Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacoit.
II. Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là NADPH và ATP.
III. Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước.
IV. Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 23: (Đề chính thức 2018) Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
II. Pha sáng diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp.
III. Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu.
IV. Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng.
A. 4. B. 3 C. 1. D. 2.
Câu 24: (Đề chính thức 2018) Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?

7
I. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O.
II. Để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2.
III. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối.
IV. Pha tối cung cấp NADP+ và glucozơ cho pha sáng.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 25: (Đề tham khảo 2018) Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucozơ.
B. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.
C. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.
D. Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2.
Câu 26: (Đề tham khảo 2019) Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình
quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang
hợp.
D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
Câu 27: (Đề tham khảo 2020 – đợt 2) Có bao nhiêu biện pháp sau đây được sử dụng để tăng năng
suất cây trồng?
I. Bón phân, tưới nước hợp lý. II. Chọn giống có cường độ quang hợp cao.
III. Trồng cây với mật độ thích hợp. IV. Trồng cây đúng mùa vụ
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 28: (Đề tham khảo 2020 – đợt 1) Ôxi được giải phóng trong quá trình quang hợp ở thực vật có
nguồn gốc từ phân tử nào sau đây?
A. C6H12O6. B. H2O. C. CO2. D. C5H10O5.
Câu 29: (Đề chính thức 2020 - đợt 1) Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau.
Kỹ thuật trồng xen canh này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây?
I. Tận dụng diện tích gieo trồng
II. Tận dụng nguồn dinh dưỡng của môi trường
III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn.
IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả loài cây.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 30: (Đề chính thức 2020 đợt 1) Để tưới nước hợp lí cho cây trồng, cần dựa vào bao nhiêu đặc
điểm sau đây?
I. Đặc điểm của loài cây
II. Tính chất vật lý của đất
III. Đặc điểm của thời tiết
IV. Đặc điểm pha sinh trưởng và phát triển của cây.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 31: (Đề chính thức 2020 - đợt 1)Bón phân cho cây trồng với liều lượng cao quá mức cần thiết,
có thể gây nên hậu quả nào sau đây?
I. Gây độc hại đối với cây. II. Gây ô nhiễm nông phẩm
8
III. Gây ô nhiễm môi trường. IV. Làm xấu lí tính (cấu trúc) của đất.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 32: (Đề chính thức 2021 đợt 2) Để tìm
hiểu quá trình quang hợp ở thực vật, 1 nhóm học sinh đã
bố trí thí nghiệm trong phòng thực hành như hình bên. Kết
quả thí nghiệm là trong bình thủy tinh xuất hiện bọt khí.
Cho biết bọt khí được sinh ra trong quá trình quang hợp
của rong mái chèo. Bọt khí này được tạo ra bởi khí nào
sau đây?
A. H2. B. CO. C. O2. D. N2.
Câu 33: (Đề tham khảo 2021) Có thể sử dụng nguyên liệu nào sau đây để chiết rút
diệp lục?
A. Củ nghệ. B. Quả gấc chín. C. Lá xanh tươi. D. Củ cà rốt.
Câu 34: (Đề chính thức 2020 đợt 2) Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật sử
dụng các chất nào sau đây để đồng hóa CO2 thành cacbonhiđrat?
A. H2 và O2. B. O2 và H2O. C. ATP và NADPH. D. NADPH và H2.

Hô hấp ở thực vật

Câu 35: (Đề tham khảo 2018) Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm
thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí
nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Thí nghiệm này chỉ thành công khi tiến hành trong điều kiện không có ánh sáng.
B. Nếu thay hạt đang nảy mầm bằng hạt khô thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi.
C. Nếu thay nước vôi trong bằng dung dịch xút thì kết quả thí nghiệm cũng giống như sử dụng
nước vôi trong.
D. Nước vôi trong bị vẩn đục là do hình thành CaCO3.
Câu 36: (Đề chính thức 2018) Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí
nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, và 4. Cả 4 bình đều đựng
hạt của một giống lúa: bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg
hạt mới nhú mầm đã luộc chín và bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để
trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng. II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ CO2 ở bình 1 và bình 4 đều tăng. IV. Nồng độ CO2 ở bình 3 giảm.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 37: (Đề tham khảo 2019) Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở
thực vật thải ra khí CO2?
A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ca(OH)2. C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch H2SO4.
Câu 38: (Đề chính thức 2019) Hình bên mô tả thời điểm
bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm
được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây
đúng về kết quả của thí nghiệm?
9
A. Nồng độ khí ôxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng nhanh.
B. Vị trí của giọt nước màu trong ống mao dẫn bị không thay đổi.
C. Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat.
D. Nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm giảm.
Câu 39: (Đề tham khảo 2020 – đợt 2) Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá
trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.
B. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp.
C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp.
D. Trong điều kiện thiếu oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.
Câu 40: (Đề chính thức 2020 đợt 1) Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm
cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản?
A. Quả dưa hấu B. Hạt lúa C. Quả vú sữa D. Cây mía
Câu 41: (Đề chính thức 2021 đợt 2) Để bảo quản lúa sau thu hoạch tại các kho dự
trữ lương thực quốc gia, cần thực hiện tối đa bao nhiêu biện pháp sau đây?
I. Phơi hoặc sấy khô để giảm lượng nước trong hạt lúa.
II. Loại bỏ các hạt lúa lép và bụi rơm lẫn với các hạt lúa.
III. Bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ trong kho bảo quản.
IV. Tăng độ ẩm trong kho bảo quản.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 42: (Đề chính thức 2021 đợt 1) Để tìm hiểu quá
trình hô hấp ở thực vật, 1 nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm như
hình bên. Nước vôi được sử dụng trong thí nghiệm này nhằm
mục đích nào sau đây?
A. Chứng minh hô hấp ở thực vật thải CO2.
B. Cung cấp canxi cho hạt nảy mầm.
C. Giúp hạt nảy mầm nhanh hơn.
D. Hấp thụ nhiệt do hô hấp tỏa ra.
Câu 43: Khi nói về quá trình trao đổi nước ở thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Rễ là cơ quan của cây bàng thực hiện chức năng hút nước từ đất.
II. Ở thực vật sống trên cạn, tế bào khí khổng điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá.
III. Nước được vận chuyển từ rễ lên lá rồi lên thân bằng mạch gỗ.
IV. Tất cả lượng nước do rễ hút được đều được thoát ra ngoài qua con đường khí khổng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 44: Khi nói về quá trình trao đổi nước ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau
đây sai?
I. Ở cây tầng tán và tầng vượt tán, có xảy ra hiện tượng ứ giọt.
II. Thoát hơi nước qua con đường khí khổng có vận tốc lớn và điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí
khổng.
III. Đai Caspari có vai trò điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ.
IV. Nhờ áp suất rễ, lực hút do quá trình hấp thu nước ở lá và lực liên kết trung gian đã đảm bảo được
dòng vận chuyển nước ở thân.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
10
Câu 45: Khi nói về trao đổi nước ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thực vật thủy sinh, các tế bào lông hút của rễ cây đảm nhiệm chức năng hút nước.
II. Nước đi vào tế bào qua màng sinh chất theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
III. Khi cây bị hạn, hàm lượng AAB tăng đã kích thích các bơm ion hoạt động làm cho tế bào khí
khổng đóng lại.
IV. Nước được vận chuyển ở thân bằng con đường mạch gỗ từ rễ lên lá.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 46: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây làm cho cây trên cạn có thể bị chết khi
môi trường bị ngập úng lâu ngày?
I. Cây không hấp thụ được khoáng.
II. Thiếu ôxi phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ.
III. Tích luỹ các chất độc hại trong tế bào và làm cho lông hút chết.
IV. Mất cân bằng nước trong cây.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 47: Khi nói về quá trình hấp thu nước ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Ngành Rêu hấp thu nước trong đất bằng rễ giả.
II. Để hấp thu nước, tế bào lông hút có một không bào trung tâm nhỏ.
III. Hiện tượng rỉ nhựa là hệ quả của quá trình nước bị đẩy từ rễ lên thân do áp suất rễ.
IV. Nước được hấp thu từ đất vào cây qua rễ theo 2 con đường là: con đường gian bào (dẫn truyền
apoplast) và con đường tế bào chất (dẫn truyền symplast).
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 48: Đặc điểm cấu tạo nào sau đây của lá thích nghi với chức năng thoát nước?
A. Lá mỏng và mọc nghiêng. B. Lớp cutin phủ kín biểu bì dày.
C. Lớp cutin dày phủ kín bề mặt lá. D. Bề mặt lá có nhiều khí khổng.
Câu 49: Khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống.
II. Các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác.
III. Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây.
IV. Các nguyên tố này phải tham gia vào cấu tạo các chất hữu cơ đại phân tử.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 50: Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ?
A. Lúa. B. Đậu tương. C. Củ cải. D. Ngô.
❑ +¿¿
Câu 51: Quá trình chuyển hóa N 2 thành NH 4 do hoạt động của nhóm vi khuẩn
A. cố định nitơ. B. nitrat hóa. C. phản nitrat hóa. D. amôn hóa.
Câu 52: Vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim
A. amilaza. B. nucleaza. C. cacboxilaza. D. nitrogenaza.
Câu 53: Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng
A. cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm.
B. cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ.
C. cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm.
D. cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ.
11
Câu 54: Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
II. Pha sáng diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp.
III. Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu.
IV. Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 55: Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chu trình Canvin tồn tại ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
B. O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ phân tử CO2.
C. Pha tối (pha cố định CO2) diễn ra trong xoang tilacôit của lục lạp.
D. Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM chỉ khác nhau chủ yếu ở pha sáng.
Câu 56: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Sản phẩm của pha sáng là O2, ATP và NADPH đều được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các chất
hữu cơ.
II. Khi tắt ánh sáng, nồng độ APG tăng và nồng độ RiDP giảm.
III. Khi giảm nồng độ CO2, nồng độ APG giảm và nồng độ RiDP tăng.
IV. Trong pha tối, AlPG từ chu trình Canvin chuyển hóa thành cacbohidrat, protein và lipit.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 57: Các sắc tố quang hợp của lá có màu đỏ hấp thụ ánh sáng và truyền năng
lượng hấp thụ theo sơ đồ nào sau đây?
A. Carôtenoit  diệp lục b  diệp lục a  diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
B. Diệp lục b  diệp lục a  diệp lục a ở trung tâm phản ứng  carôtenoit.
C. Carôtenoit  xantophin  trung tâm phản ứng.
D. Diệp lục b  diệp lục a  Carôtenoit  trung tâm phản ứng.
Câu 58: Khi nói về quang hợp ở thực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Quá trình quang hợp luôn diễn ra pha sáng và pha tối.
II. Pha sáng diễn ra ở chất nền lục lạp, pha tối diễn ra ở màng tilacoit.
III. Quang phân li nước cần sự tham gia của NADP+.
IV. Giai đoạn cố định CO2 tạm thời diễn ra trong tế bào chất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 59: Có bao nhiêu phát biểu sau đây mô tả đúng đồ thị ở hình bên?
I. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi tốc độ cố định CO 2 của một
loài thực vật theo cường độ ánh sáng và nồng độ CO 2 trong
không khí.
II. Tốc độ cố định CO 2 tăng khi tăng cường độ ánh sáng tới
một giới hạn nhất định thì dừng lại, mặc dù cường độ ánh
sáng tiếp tục tăng. Lúc này, để tăng tốc độ cố định CO 2 phải
tăng nồng độ.
III. Đường a thể hiện phần mà tốc độ cố định CO 2 bị hạn chế
bởi nhân tố ánh sáng. Đường b thể hiện phần tốc độ cố định CO 2 bị hạn chế bởi nhân tố là nồng độ
CO2.

12
IV. a và b là biểu thị sự phụ thuộc vào nồng độ CO2 của hai loài khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 60: Dựa vào phương trình quang hợp tổng quát ở nhóm thực vật C3 dưới đây:
12H2O + 6CO2 → C6H12O6 + 6O2 + 6H2O.
Để tổng hợp được 45g glucozơ thì cần phải quang phân li bao nhiêu gam nước?
A. 108. B. 12. C. 18. D. 54.
Câu 61: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình quang hợp ở thực
vật ?
I. ở thực vật C3 sản phẩm đầu tiên của giai đoạn cố định CO2 là hợp chất AlPG.
II. Ở thực vật C4 và thực vật CAM có hai loại lục lạp ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch.
III. Sản phẩm đầu tiên của giai đoạn cố định CO2 ở thực vật CAM là hợp chất 4C.
IV. Sản phẩm trong pha sáng của quá trình quang hợp gồm có ATP, NADPH, O2.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 62: Một học sinh đã thực hiện một thí
nghiệm như sau: chuẩn bị 3 bình thủy tinh có nút kín
A, B và C. Bình B và C có treo hai cành cây có
diện tích lá lần lượt là là 40 cm2 và 60 cm2. Bình B và
C chiếu sáng trong 30 phút. Sau đó lấy các cành cây
ra và cho vào các bình A, B và C mỗi bình một
lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho khí CO2 trong bình hấp thụ hết. Trong số các phát
biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Sau 30 phút chiếu sáng, hàm lượng CO2 trong bình A là cao nhất.
II. Sau 30 phút chiếu sáng, hàm lượng CO2 trong bình B cao hơn bình C.
III. Sau khi hấp thụ CO2 thì hàm lượng Ba(OH)2 còn dư trong bình B là ít nhất.
IV. Có thể thay thế dung dịch Ba(OH)2 trong thí nghiệm bằng dung dịch nước vôi trong.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 63: Sử dụng đồng vị phóng xạ C 14 trong
CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến
hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây:
- Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây.
Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có
chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu
phóng xạ theo thời gian.
- Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng
xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn
chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời
gian.
Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y là
A. X là APG, Y là RiDP. B. X là APG, Y là AlPG.
C. X là RiDP, Y là APG. D. X là AlPG, Y là APG.
Câu 64: Thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ khác nhau, sử dụng bộ thí nghiệm như hình vẽ
dưới đây, kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở đồ thị (số bọt khí đếm được trong 1 phút ở điều kiện
nhiệt độ khác nhau); có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

13
I. Khi nhiệt độ tăng thì số bọt khí tăng dần (5 – 33oC), sau đó khi nhiệt độ tăng cao (lớn hơn 33oC) thì
số bọt khí giảm mạnh.
II. Ở giai đoạn đầu, khi nhiệt độ tăng thì tốc độ quang hợp và hô hấp tăng thì số bọt khí giảm.
III. Khi nhiệt độ tăng quá cao thì ức chế quá trình quang hợp và hô hấp dẫn đến số bọt khí tăng.
IV. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thay đổi số bọt khí giữa nhiệt độ 30oC và 40oC là do cường độ hô hấp
tăng mạnh.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 65: Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở thực vật C3, hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.
II. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp ở thực vật.
III. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
IV. Hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh trong hạt đang nảy mầm.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 66: Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hô hấp sáng chỉ diễn ra với sự tham gia của ti thể và lục lạp.
II. Phần năng lượng hô hấp được thải ra qua dạng nhiệt là hao phí, không có vai trò gì.
III. Hô hấp hiếu khí ở tế bào gồm 3 giai đoạn đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyến điện tử.
IV. Nhiệt độ tối ưu ở mọi loài thực vật cho quá trình hô hấp là như nhau.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 67: Một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau: Lấy 2 cốc nước vôi trong
giống nhau, đặt lên 2 tấm kính ướt rồi dùng 2 chuông thuỷ tinh A và B úp vào, trong chuông A
có đặt một chậu cây. Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối. Sau khoảng 6 giờ, thấy cốc nước
vôi ở chuông A bị đục và trên mặt có một lớp váng trắng dày, cốc nước vôi ở chuông B vẫn
còn trong và trên mặt chỉ có một lớp váng trắng rất mỏng. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây
đúng?
I. Thí nghiệm này nhằm chứng minh thực vật có hô hấp.
II. Thí nghiệm được tiến hành trong tối để tăng cường quá trình hô hấp ở thực vật.
III. Cốc nước vôi ở chuông A bị vẩn đục và mặt trên có 1 lớp váng trắng dày là do quá trình hô hấp của
cây đã thải ra khí CO2.
IV. Lớp váng trắng mỏng trên mặt cốc nước vôi ở chuông B là vì không khí ở chuông B cũng có một
lượng nhỏ CO2.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 68: Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô.
Nguyên nhân là do hạt khô
A. không còn nước nên sinh vật gây hại không xâm nhập được.
B. giảm khối lượng nên dễ bảo quản.

14
C. Không còn hoạt động hô hấp.
D. có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh.
Câu 69: Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào sau đây?
A. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn.
B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O, nước cung cấp cho sinh vật khác sống.
C. Quá trình hô hấp hiếu khí cần có sự tham gia của O2 còn kị khí không cần O2.
D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loài sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở 1 số loài sinh vật nhất
định.
Câu 70: Khi nói về hô hấp hiếu khí của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Nếu không có O2 thì không xảy ra hô hấp hiếu khí.
II. Quá trình hô hấp hiếu khí luôn tạo ra ATP và nhiệt năng.
III. Phân tử O2 tham gia vào giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quá trình hô hấp.
IV. Quá trình hô hấp hiếu khí chỉ diễn ra ở bào quan ti thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 71: Biểu đồ dưới đây biểu diễn
quá trình hô hấp của một cây trong điều kiện
bình thường. Đường cong nào dưới đây biểu
thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống
của cây?
A. Đường cong A. B. Đường cong C.
C. Đường cong B. D. Đường cong D.
Câu 72: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở
thực vật sau đây?
I. Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự hút O2,
thí nghiệm B dùng để phát hiện sự thải CO2,
thí nghiệm C để chứng mình có sự gia tăng
nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
II. Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ
hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
III. Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch
nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều
bị vẩn đục.
IV. Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đầy xa hạt nảy mầm.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4.

----------------------------- HẾT -----------------------------

15

You might also like