You are on page 1of 16

Chủ đề 1: (20 câu) DINH DƯỠNG KHOÁNG Ở TV (Bài 4 – 5 – 6)

Câu 1. Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng?
A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B. Zn, Cl, B, K, Cu, S.
C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe.
Câu 2. Nguyên tố Magiê là thành phần cấu tạo của
A. axit nuclêic. B. màng của lục lạp. C. diệp lục. D. prôtêin.
Câu 3. Vai trò chủ yếu của nguyên tố đại lượng là
A. cấu trúc tế bào. B. hoạt hóa enzim.
C. cấu tạo enzim. D. cấu tạo côenzim.
Câu 4. Vai trò chủ yếu của nguyên tố vi lượng là
A. cấu trúc tế bào. B. hoạt hóa enzim. C. cấu tạo enzim. D. cấu tạo côenzim.
Câu 5. Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng
A. H2SO4. B. SO2. C. SO3. D. SO42-
Câu 6. Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim
A. amilaza. B. nuclêaza. C. cacboxilaza. D. nitrôgenaza.
Câu 7. Xác động, thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitơ?
A. Quá trình nitrat hóa và phản nitrat hóa. B. Quá trình amôn hóa và phản nitrat hóa.
C. Quá trình amôn hóa và nitrat hóa. D. Quá trình cố định đạm.
Câu 8. Cố định nitơ khí quyển là quá trình
A. biến N2 trong không khí thành nitơ tự do trong đất nhờ tia lửa điện trong không khí.
B. biến N2 trong không khí thành đạm dễ hấp thụ trong đất nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm.
C. biến N2 trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ.
D. biến N2 trong không khí thành đạm dễ hấp thụ trong đất nhờ tác động của con người.
Câu 9.Vai trò sinh lí của nitơ gồm
A. vai trò cấu trúc, vai trò điều tiết. B. vai trò cấu trúc.
C. vai trò điều tiết. D. vai trò cấu tạo.
Câu 10. Nguyên tố nitơ có trong thành phần của
A. prôtêin và axit nulêic. B. lipit. C. saccarit. D. phốt pho.
Câu 11: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là
A. lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng.
1
C. lá mới có màu vàng, sự sinh trưởng của rễ bị tiêu giảm.
D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 12 Câu nào không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?
A. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống.
B. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
C. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào.
D. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
Câu 13 Vai trò của kali đối với thực vật là
A. thành phần của prôtêin và axít nuclêic.
B. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào.
C. thành phần của axit nuclêôtit, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
D. thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.
Câu 14 Một trong các biện pháp hữu hiệu để hạn chế quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử
(NO3–  N2)
A. làm đất kỹ, đất tơi xốp và thoáng.
B. giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên cho đất.
C. khử chua cho đất.
D. bón phân vi lượng thích hợp.
Câu 15 Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì
A. lượng N2 trong không khí quá thấp.
B. lượng N2 tự do bay lơ lửng trong không khí không hòa vào đất nên cây không hấp thụ được.
C. phân tử N2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được.
D. do lượng N2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn.
Câu 16 Cây thiếu các nguyên tố khoáng thường được biểu hiện ra thành
A. những dấu hiệu màu sắc đặc trưng ở thân. B. những dấu hiệu màu sắc đặc trưng ở rễ.
C. những dấu hiệu màu sắc đặc trưng ở lá. D. những dấu hiệu màu sắc đặc trưng ở hoa.
Câu 17 Bộ phận nào của thực vật hấp thụ nitơ và hấp thụ bằng cách nào?
A. Rễ lấy nitơ từ chất dễ tan hay không tan.
B. Lá lấy nitơ từ khí quyển vì khí quyển có 80% nitơ.
C. Thân lấy nitơ từ khí quyển dưới dạng ion ở nước mưa trong cơn giông.
D. Rễ lấy nitơ ở dạng đã phân li thành ion trong nước và hút cùng nước.

2
Câu 18 Vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của
thực vật:
I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển (ở dạng trơ) thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ dàng
hấp thụ).
II. Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên trái đất.
III. Lượng nitơ bị mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ
bình thường cho cây.
IV. Nhờ có enzim nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hyđro
thành NH3.
V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
A. I, II, III, IV. B. I, III, IV, V. C. II. IV, V. D. II, III, V
Câu 19 Quan sát sơ đồ chưa hoàn chỉnh về chuyển hóa nitơ trong đất nhờ các vi khuẩn:
Chất hữu cơ (1)
NH4+ (2)
NO3–. Để quá trình xảy ra hoàn chỉnh thì (1) và (2) lần lượt là gì?
A. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn amôn hóa.
B. Vi khuẩn E.coli, xạ khuẩn.
C. Vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn nitrat hóa.
D. Vi khuẩn Nitrogenaza, vi khuẩn Azotobacter.
Câu 20 Nitơ với đời sống thực vật
1. Nitơ quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
2. Nitơ vừa có vai trò cấu trúc, vừa tham gia trong quá trình trao đổi chất và năng lượng.
3. Nitơ quyết định toàn bộ các quá trình sinh lí của cây trồng.
4. Quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch.
Số phương án đúng là:
A. 1 B. 2 C.3 D.4

3
Chủ đề 2: (20 Câu) QUANG HỢP Ở TV (BÀI 8 – 9 – 10 - 11)

Câu 1 Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm
quang hợp ở cây xanh?
A. Diệp lục a. B. Diệp lục b.
C. Diệp lục a, b. D. Diệp lục a, b và carôtênôit.
Câu 2 Đặc điểm của thực vật khác thực vật 3 và 4 là
A. chỉ có một loại lục lạp trong tế bào mô giậu.
B. có hai loại lục lạp nằm ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch.
C. enzim xúc tác để cố định 2 là i - cacbôxilaza.
D. qu tr nh cố định C 2 xảy ra vào an đ m.
Câu 3 Sản phẩm ổn định đầu tiên trong pha tối của quang hợp ở thực vật C3 là
A. APG (axit photphoglixeric). B. AOA (axit oxaloaxetic).
C. i (ribulozo 1,5 đi photphat). D. l G (alđêhit photphoglixeric).
Câu 4 Điểm bão hoà ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt
A. cực đại. B. cực tiểu.
C. mức trung bình. D. trên mức trung bình.
Câu 5 Năng suất kinh tế là
A. toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối
với con người của từng loài cây.
B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với
con người của từng loài cây.
C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với
con người của từng loài cây.
D. một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị
kinh tế đối với con người của từng loài cây.
Câu 6 Vai trò của quang hợp là

A. tạo chất hữu cơ, giải phóng năng lượng và oxi.

B. phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng (ATP).

C. tạo chất vô cơ, chất hữu cơ, tích lũy năng lượng (ATP).

4
D. tạo chất hữu cơ, tích lũy năng lượng (ATP), giải phóng O2.

Câu 7 Diệp lục không tham gia vào quá trình

A. hấp thụ năng lượng ánh sáng. B. vận chuyển năng lượng.

C. biến đổi năng lượng. D. khử CO2.

Câu 8 Quang hợp là quá trình oxi hóa khử, trong đó

A. H2O bị oxi hóa và CO2 bị khử. B. CO2 bị oxi hóa và H2O bị khử.

C. C6H12O6 bị oxi hóa và H2O bị khử. D. H2O bị oxi hóa và C6H12O6 bị khử.

Câu 9 Trong quang hợp ở thực vật CAM, các chu trình xảy ra vào thời gian nào?

A. Chu trình C4 xảy ra ban ngày, chu trình Canvin xảy ra ban đêm.

B. Chu trình C4 và chu trình anvin đều xảy ra ban ngày.

C. Chu trình C4 xảy ra an đ m, chu tr nh Canvin xảy ra ban ngày.

D. Chu trình C4 và chu trình anvin đều xảy ra ban đêm.

Câu 10 Chu trình cố định CO2 Ở thực vật CAM diễn ra như thế nào?

A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và tái cố định CO2 theo chu trình anvin đều diễn ra vào ban ngày.

B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và tái cố định CO2 theo chu trình anvin đều diễn ra vào ban đêm.

C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào an đ m còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình
Canvin đều diễn ra vào ban ngày

D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin
đều diễn ra vào ban đêm.

Câu 11 Quang hợp ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM giống nhau ở điểm nào?
A. Các phản ứng khử xảy ra trong pha tối.
B. Chất nhận CO2 đầu tiên đều là ribulozo 1,5 điphotphat.
C. Các phản ứng sáng diễn ra tương tự nhau.
D. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên đều là APG.
5
Câu 12 Điểm giống và khác nhau trong quang hợp giữa các nhóm thực vật 3, C4 và ?
A. hác nhau ở pha sáng và pha tối.
B. h c nhau ở pha tối, giống nhau ở pha s ng.
C. Giống nhau ở pha sáng và pha tối
D. Giống nhau ở pha tối, khác nhau ở pha sáng.
Câu 13 Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như
thế nào?
A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
D. Trong điều kiện cường độ nh s ng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.
Câu 14 Nói “Quang hợp quyết định năng suất cây trồng” vì
A. tổng thành phần hóa học (C, H, O) trong các sản phẩm của cây trồng chiếm từ 90 – 95% lấy
từ CO2 và H2O thông qua quá trình quang hợp.
B. quang hợp tạo chất hữu cơ cung cấp cho sự sống trên trái đất, góp phần điều hòa không khí.
C. quang hợp làm biến đổi năng lượng vật lý thành năng lượng hóa học, tích lũy năng lượng.
D. tổng lượng chất khô tích lũy mỗi ngày trên 1ha gieo trồng chiếm từ 90 – 95% trong suốt thời gian
sinh trưởng.
Câu 15 hi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu
nào sau đây sai?
A. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ nh s ng.
B. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
D. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp là nguyên liệu của pha tối.
Câu 16 Kết luận nào sau đây đúng về chất nền của lục lạp?

A. Là nơi hấp thu năng lượng của ánh sáng. B. Là nơi xảy ra pha tối của quang hợp.

C. Nơi xảy ra quá trình quang phân li nước. D. Nơi chứa sắc tố phụ của quang hợp.

Câu 17 Cho các ý sau:


1. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng.
2. Năng lượng mặt trời được cây xanh sử dụng cho quá trình tạo chất hữu cơ.

6
3. Có thể làm tăng năng suất cây trồng thông qua làm tăng mật độ của cây.
4. Tăng hiệu quả quang hợp bằng cách giảm hô hấp sáng.
5. Quang hợp quyết định 80 – 85 % năng suất cây trồng.
Hãy chọn các ý đúng trong các ý trên
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 5. C. 1, 2, 4. D. 2, 4, 5.
Câu 18 Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
II. Pha sáng diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp.
III. Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu.
IV. Pha sáng phụ thuộc vào cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 19 Lợi ích của việc trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo là:

1. Khắc phục được điều kiện bất lợi của môi trường

2. Ứng dụng trồng rau sạch

3. Tốn nhiều chi phí, thiết kế hiện đại

4. Tạo cành giâm trước khi đưa ra trồng ngoài thực địa.

A. 1,2,3 B. 2,3,4 C. 1,3,4 D. 1,2,4

Câu 20 Khi nói về điểm bão hòa CO2 trong quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài thực vật khác nhau có điểm bão hòa CO2 khác nhau.
II. Ở cùng một loải cây, cường độ ánh sáng thay đổi thì điểm bão hòa CO2 cũng bị thay đổi.
III. Ở cùng một loài cây, nhiệt độ môi trường thay đổi thì điểm bão hòa CO2 cũng bị thay đổi.
IV. Điểm bão hòa CO2 là giá trị mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4

7
Chủ đề 3: (10 câu) HÔ HẤP Ở THỰC VẬT (BÀI 12)

Câu 1 Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là ở

A. tất cả c c cơ quan của cơ thể. B. rễ. C. thân. D. lá.

Câu 2 ác giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

A. Đường phân  Chu trình Crep  Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.

B. Chu trình Crep  Đường phân  Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.

C. Đường phân  Chuỗi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình Crep.

D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình Crep  Đường phân.

Câu 3 Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là

A. mạng lưới nội chất. B. không bào. C. lục lạp. D. ty thể.

Câu 4 Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là

A. chuỗi chuyển êlectron. B. đường phân. C. chu trình Crep. D. tổng hợp Axetyl – CoA.

Câu 5 Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là

A. cung cấp năng lượng chống chịu. B. tăng khả năng chống chịu.

C. tạo ra các sản phẩm trung gian. D. miễn dịch cho cây.

Câu 6 Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra

A. rượu êtylic. B. rượu êtylic hoặc axit lactic.

C. axit lactic. D. Đồng thời rượu êtylic, axit lactic.

Câu 7 Vai trò của ôxi đối với hô hấp của cây là

1. Phân giải hoàn toàn nguyên liệu hô hấp.

2. Giải phóng CO2 và H2O.

3. Tích lũy nhiều năng lượng so với lên men.

4. Tạo ra rượu êtylic và axit lactic.

ác phương án đúng

8
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4.

Câu 8 Một phân tử glucôzơ bị ôxy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình crep, nhưng 2 quá trình
này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu?

A. Trong NADH và FADH2. B. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này.

C. Mất dưới dạng nhiệt. D. Trong O2.

Câu 9 Cho thí nghiệm sau: Lấy 100g hạt nảy mầm và chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi vào 1
trong 2 phần đó để hạt chết. Cho hai nhóm hạt vào mỗi bình và nút kín bình trong thời gian 1,5 – 2h. Khi
mở nắp ra thì cho ngay nến (như hình) vào bình, bình có hạt chết (bình b) nến vẫn cháy, bình còn lại (bình
a) nến tắt ngay.

Giải thích nào sau đây là đúng?

A. Bình b có chứa hạt chết nên sự phân hủy xảy ra và tạo nhiều oxi duy trì nến cháy.

B. Khi hạt chết, vi sinh vật phân hủy hạt tạo ra nhiều khí CO2, nhưng do 2 nặng hơn không khí nên giữ
lại ở đáy bình vì vậy không ảnh hưởng đến nến.

C. Bình a chứa hạt còn sống nên có hô hấp hút O2 và thảy ra CO2 nên trong bình thiếu O2, dư C 2
vì vậy khi cho nến vào không có đủ O2 cung cấp cho sự cháy.

D. Quá trình hô hấp ở bình a tạo ra nhiều hơi nước nên khi đưa nến vào, hơi nước ẩm làm tắt nến.

Câu 10 Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới
đây sai?

A. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng.

B. Hô hấp tạo ra các chất khử như F H2, N H để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố
khoáng.

C. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố cấu thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp.

D. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng.

9
Chủ đề 4: (10 câu) TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT (Bài 15 – 16)

Câu 1 Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được

A. tiêu hóa ngoại bào. B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào. D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 2 Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hoá theo kiểu

A. tiêu hóa ngoại bào. B. tiêu hoá nội bào.

C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào. D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.

Câu 3 Ở động vật ăn cỏ, sự tiêu hoá thức ăn như thế nào?

A. Tiêu hoá hoá và cơ học. B. Ti u ho ho , cơ học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.

C. Tiêu hoá cơ học. D. Tiêu hoá hoá học.

Câu 4 Ruột già ở người, ngoài chức năng chứa các chất cặn bã thải ra ngoài còn có tác dụng gì?

A. Tiêu hóa tiếp tục xenlulozơ. B. Tiêu hóa tiếp tục protein.

C. Hấp thu một số chất dinh dưỡng còn sót lại ở ruột non. D. Tái hấp thu nước.

Câu 5 Nhiều loài chim ăn hạt thường ăn thêm sỏi, đá nhỏ để làm gì?

A. Bổ sung thêm chất khoáng cho cơ thể.

B. Chúng không phân biệt được sỏi đá với các hạt có kích thước tương tự.

C. Sỏi đ giúp cho việc nghiền các hạt có vỏ cứng.

D. Bằng cách này chúng thải bã được dễ dàng.

Câu 6 Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển vì

A. chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa. B. biến đổi xenlulôzơ nhờ hệ VSV và hấp thụ vào máu.

C. biến đổi xenlulôzơ nhờ enzim. D. hấp thụ nước, cô đặc chất thải.

Câu 7 Phát biểu nào không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa?

A. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học.

B. Thức ăn trong ống tiêu hóa đi theo một chiều.

10
C. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa và ở cả trong tế bào thì mới tạo đủ năng lượng.

D. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa (không xảy ra bên trong tế bào).

Câu 8 Điều nào không đúng khi nhận xét về cơ quan tiêu hóa?

A. C c loài ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

B. So với các loài ăn thịt, các động vật ăn cỏ có bộ răng ít phân hóa hơn.

C. ác loài ăn thực vật đều có ruột rất dài và manh tràng phát triển.

D. Cả loài ăn thực vật và ăn thịt đều có enzim tiêu hóa thức ăn.

Câu 9 Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa

1. thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi
tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải.

2. trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

3. thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau:
tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn.

4. thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản
và được hấp thụ vào máu.

A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4.

Câu 10 Nhiều loài thú có thể liếm vết thương để ngăn chặn quá trình viêm nhiễm vì trong nước bọt có

A. chất kháng sinh làm tan thành tế bào vi khuẩn.

B. lizozim có tác dụng diệt khuẩn.

C. pH hơi kiềm ức chế sự sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật.

D. chất nhầy trong miệng có khả năng kháng khuẩn.

11
Chủ đề 5: (10 câu) HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT ( BÀI 17)

Câu 1. Hô hấp ở động vật là quá trình:


A. ơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào
B. Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài
C. Tiếp nhận oxi và cacbonic vào cơ thể để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống
D. Cả A và B
Câu 2. Trao đổi khí qua bề mặt hô hấp có những đặc điểm
A. iện tích bề mặt lớn
B. ỏng và luôn ẩm ướt
C. ó rất nhiều mao mạch
D. Tất cả đều đúng
Câu 3. Trao đổi chất bằng hệ thống khí là hình thức hô hấp của
A. Ếch nhái B. Châu chấu C. Chim D. Giun đất
Câu 4. Ở động vật, hô hấp ngoài được hiểu là:
A. Hô hấp nội bào B. Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường
C. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể D. Trao đổi khí qua các lỗ thở của côn trùng
Câu 5. Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp hô hấp
A. Bằng mang B. Qua ề mặt cơ thể C. Bằng phổi D. Bằng hệ thống ống khí
Câu 6. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi
khí ở
A. mang B. bề mặt toàn cơ thể
C. phổi D. c c cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,…
Câu 7. ơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?
. phổi của bò sát B. phổi của chim
. phổi và da của ếch nhái . da của giun đất
Câu 8. Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là
A. có sự lưu thông tạo ra sự cân ằng về nồng độ 2 và CO2 để c c khí đó khuếch t n qua ề mặt
trao đổi khí.
B. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ 2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao
đổi khí
. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp 2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá

12
. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
Câu 9. hổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi thú có
A. cấu trúc phức tạp hơn
B. kích thước lớn hơn
C. khối lượng lớn hơn
D. rất nhiều phế nang, diện tích ề mặt trao đổi khí lớn
Câu 10. Quan sát hình dưới đây và ghép nội dung phù hợp với số tương ứng trên hình

a) khoang mũi
b) mao mạch
c) phổi
d) phế nang
e) khí quản
f) phế quản
hương án trả lời đúng là:
A. 1-a ; 2-e ; 3-f ; 4-c ; 5-d
B. 1-e ; 2-f ; 3-c ; 4-b ; 5-d
C. 1-e ; 2-d ; 3-c ; 4-b ; 5-f
D. 1-a ; 2-e ; 3-c ; 4-b ; 5-d

13
Chủ đề 6: (20 câu) TUẦN HOÀN MÁU – CÂN BẰNG NỘI MÔI
(BÀI 18 – 19 - 20)
Câu 1 Cấu tạo hệ tuần hoàn kín gồm:

A. tim, động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch. B. động mạch, tĩnh mạch.

C. hệ mạch. D. tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.

Câu 2 Khả năng co giãn tự động theo chu kỳ của tim được gọi là gì?

A. Tính tự động của tim. B. Tính chu kỳ của tim.

C. Tính hoạt động của tim. D. Tính dẫn truyền của tim.

Câu 3 Một chu kì hoạt động của tim bao gồm các pha theo thứ tự nào sau đây?

A. ha co tâm nhĩ  pha dãn chung  pha co tâm thất.

B. Pha co tâm nhĩ  pha co tâm thất  pha dãn chung.

C. Pha co tâm thất  pha co tâm nhĩ  pha dãn chung.

D. Pha dãn chung  pha co tâm thất  pha co tâm nhĩ.

Câu 4 Ở người bình thường có huyết áp tâm thu và tâm trương lần lượt là bao nhiêu ?

A. 100 – 110mmHg, 60 – 70mmHg. B. 110 – 120mmHg, 70 – 80mmHg.

C. 100 – 110mmHg, 70 – 80mmHg. D. 110 – 120mmHg, 60 – 70mmHg.

Câu 5 Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi nào?

A. Điều hoà huyết áp. B. Điều hòa nồng độ glucôzơ trong máu.

C. Điều hoà áp suất thẩm thấu. D. Điều hoá huyết áp và áp suất thẩm thấu.

Câu 6 Tôm, cua, trai, sò, hến có hệ tuần hoàn

A. kín. B. hở. C. đơn. D. kép.

Câu 7 Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn ở người và hệ tuần hoàn ở cá là

A. ở cá, máu được oxy hóa khi qua mao mạch mang.

B. người có 2 vòng tuần hoàn còn cá chỉ có một vòng tuần hoàn.

C. các ngăn tim ở người gọi là các tâm nhĩ và tâm thất.

D. người có hệ tuần hoàn kín, cá có hệ tuần hoàn hở.


14
Câu 8 Trong hệ dẫn truyền tim, xung điện phát và truyền theo trật tự:

A. nút xoang nhĩ  nút nhĩ thất  bó His  mạng lưới Puốckin.

B. nút xoang nhĩ  bó His  nút nhĩ thất  mạng lưới Puốckin.

C. nút xoang nhĩ  nút nhĩ thất  mạng lưới Puốckin  bó His.

D. nút xoang nhĩ  mạng lưới Puốckin  nút nhĩ thất  bó His.

Câu 9 Điều nào quan trọng nhất gây ra sự mất cân bằng áp suất thẩm thấu của máu?

A. Lượng nước trong máu. B. Nồng độ đường trong máu.

C. Nồng độ Na+ trong máu. D. Nồng độ khí CO2 trong máu.

Câu 10 Hệ tuần hoàn kép có đặc điểm

A. máu được bơm với áp lực thấp nên vận tốc máu chảy chậm.

B. m u được ơm với áp lực cao nên vận tốc máu chảy nhanh.

C. máu được bơm với áp lực trung bình nên vận tốc máu chảy nhanh.

D. máu được bơm với áp lực vừa phải nên vận tốc máu chảy nhanh.

Câu 11 ho các nhóm động vật:

1. ó xương sống 2. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt 3. Một số thân mềm và chân khớp

4. Mực ống, giun đốt, chân khớp 5. Động vật dưới nước 6. Động vật trên cạn

ó bao nhiêu nhóm động vật có hệ tuần hoàn kín?

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 12 Huyết áp động mạch ở người thường được đo ở đâu?

A. Tay trái. B. Tay phải. C. Cánh tay. D. Ngực.

Câu 13 Vì sao tim có thể đập liên tục suốt đời không mệt?

A. Vì tim có tính tự động. B. Vì tim phải cung cấp máu nuôi cơ thể.

C. Vì trong một chu kỳ hoạt động của tim thì thời gian hoạt động của tim = thời gian nghỉ của tim.

D. Vì trong một chu kỳ hoạt động của tim thì thời gian hoạt động của tim nhỏ hơn thời gian nghỉ của tim.

Câu 14 Vì sao khi ăn mặn ta có cảm giác khát nước?

A. Do áp suất thẩm thấu trong m u tăng. B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.
15
C. Vì nồng độ glucôzơ trong máu tăng. D. Vì nồng độ glucôzơ trong máu giảm

Câu 15 ho các đặc điểm sau:

1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao. 2. Tốc độ máu chảy chậm, máu đi xa được.

3. Phân phối máu đến các cơ quan chậm.

4. Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được được nhu cầu trao đổi khí và
trao đổi chất cao.

hương án đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là:

A. 1, 4. B. 2, 4. C. 2, 3. D.1, 3.

Câu 16 Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?

A. C xương, chim, thú. B. Lưỡng cư, thú.

C. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú. D. Lưỡng cư, bò sát sát, thú.

Câu 17 Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ
tim này có chức năng tương tự cấu trúc nào trong hệ dẫn truyền tim?

A. Bó His B. Nút xoang nhĩ C. Mạng Poockin D. Nút nhĩ thất

Câu 18 Tăng huyết áp gây hậu quả gì?

A. Suy tim, nhồi m u cơ tim, dễ đột quỵ… B. Da vàng, bụng to, chóng mặt…

C. Suy thận, vàng da… D. Mờ mắt, chóng mặt, đau ngực…

Câu 19 Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người do:

(1) Nhịp tim tăng. (2) Độ quánh của máu tăng, xơ vữa động mạch.

(3) Vận tốc máu chảy chậm. (4) Tuổi cao, di truyền, chế độ ăn, bệnh lí.

Số phương án đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 20 ượu khi đi vào cơ thể làm tăng lượng nước tiểu vì rượu

A. ức chế sản sinh anđôsteron, do đó giảm tái hấp thu nước và Na+.

B. kích thích sản sinh anđôsteron làm tăng hấp thu Na+ và giảm tái hấp thu nước ở ống thận.

C. kích thích sản sinh và giải phóng ADH.

D. ức chế sản sinh và giải phóng ADH.

16

You might also like