You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC GIỮA KÌ I

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Rễ cây hút nước chủ yếu qua loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào lông hút
B. Tế bào nội bì
C. Tế bào mạch gỗ
D. Tế bào mạch rây
Câu 2: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây?
A. Chủ động
B. Khuếch tán
C. Có tiêu dùng năng lượng ATP
D. Thẩm thấu
Câu 3: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác
là :
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ
quan chứa (rễ)
C. Lực đẩy (áp suất rễ)
D. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
Câu 4: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì
chuyển sang con đường tế bào chất vì
A. Nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được.
B. Tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được.
C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua
được.
D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển
sang con đường khác.
Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi
nước qua lá?
A. Khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá
trình quang hợp.
B. Khí khổng mở ra cho khí O2 đi vào cung cấp cho cho quá trình hô
hấp giải phóng năng lượng cho các hoạt động của cây
C. Giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng
D. Tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ

1
Câu 6: Cho các nguyên tố: nito, sắt, kali, lưu huỳnh, đồng, photpho,
canxi, coban, kẽm. Các nguyên tố đại lượng là:
A. Nito, photpho, kali, lưu huỳnh và canxi
B. Nito, photpho, kali, canxi và đồng
C. Nito, kali, photpho và kẽm
D. Nito, photpho, kali, lưu huỳnh và sắt
Câu 7: Vai trò chủ yếu của nguyên tố đại lượng là:
A. Cấu trúc tế bào
B. Hoạt hóa enzim
C. Cấu tạo enzim
D. Cấu tạo côenzim
Câu 8: Nguyên tố Magie là thành phần cấu tạo của:
A. Axit nucleit
B. Màng của lục lạp
C. Diệp lục
D. Protein
Câu 9: Nước từ đất vận chuyển vào mạch gỗ của rễ không đi qua con
đường nào sau đây?
A. Qua các khoảng gian bào
B. Qua mạch rây
C. Qua thành tế bào
D. Qua chất nguyên sinh
Câu 10: Thành phần dịch mạch gỗ gồm
A. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ
B. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá
C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ
D. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ
Câu 11: Vai trò sinh lí của nito gồm:
A. Vai trò cấu trúc, vai trò điều tiết
B. Vai trò cấu trúc
C. Vai trò điều tiết
D. Tất cả đều sai
Câu 12: Nhận định không đúng khi nói về vai trò của nito đối với cây
xanh:

2
A. Thiếu nito cây sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng
B. Nito tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể
C. Nito tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, axit
nucleit, coenzim, diệp lục...
D. Thiếu nito lá non có màu lục đậm không bình thường
Câu 13: Hoạt động nào sau đây của vi sinh vật làm giảm sút nguồn nito
trong đất
A. Khử nitrat
B. Chuyển hóa nitrat thành nito phân tử
C. Cố định nito
D. Liên kết N2 và H2 tạo ra NH3
Câu 14: Xác động thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới
sử dụng được nguồn nito?
A. Quá trình nitrat hóa và quá trình phản nitrat hóa
B. Quá trình amon hóa và phản nitrat hóa
C. Quá trình amon hóa và nitrat hóa
D. Quá trình cố định đạm
Câu 15: Bào quan thực hiện quang hợp là
A. Ti thể
B. Lá cây
C. Lục lạp
D. Riboxom
Câu 16: Hệ sắc tố quang hợp bao gồm
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục a và carotenoit
C. Diệp lục b và carotenoit
D. Diệp lục và carotenoit
Câu 17: Pha sáng của quang hợp là
A. Pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng của ánh sáng đã được diệp lục
hấp thụ thành năng lượng của các liên lết hóa học trong ATP và
NADPH
B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được chuyển hóa thành
năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH
C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được chuyển hóa thành
năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH

3
D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục diệp lục
hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP
Câu 18: Sản phẩm của pha sáng gồm có
A. ATP, NADPH
B. ATP, NADPH và CO2
C. ATP, NADPH và O2
D. ATP, NADP+ và O2
Câu 19: Sản phẩm đầu tiên của chu trình Canvin là
A. ATP, NADPH
B. APG (axit photphoglixeric)
C. ALPG (an dehit photphoglixeric)
D. RiDP (ribulozo – 1,5 – diphotphat)
Câu 20: Chất nhận CO2 trong pha tối của quang hợp ở thực vật C3 là
A. H2O
B. ATP
C. RiDP
D. APG
Câu 21: Nhân tố nào sau đây không ảnh hưởng đến quang hợp?
A. Nước
B. CO2
C. Chất khoáng
D. N2
Câu 22: Giả sử môi trường có đủ CO2 cho quang hợp, khi cường đôh ánh
sáng tăng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hòa ánh
sáng thì:
A. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng
B. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
C. Cường độ quang hợp không thay đổi
D. Cường độ quang hợp đạt tối đa
Câu 23: Đâu không phải là cách tăng năng suất cây trồng?
A. Tăng diện tích lá
B. Tăng cường độ quang hợp
C. Tăng hệ số kinh tế
D. Tăng cường độ hô hấp

4
Câu 24: Vì sap tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?
A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có
nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn -> tăng năng suất
cây trồng
B. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất -> hạn chế mất nước, tăng độ ẩm ->
giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất
C. Làm tăng cường độ quang hợp -> tăng tích lũy chất hữu cơ trong
cây -> tăng năng suất cây trồng
D. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được
chuyển nhanh hơn cho quang hợp.
Phần 2: Tự luận
Đề 1:
Câu 1: a.Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
Lí do cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết là:
 Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu ôxi do oxi
trong không khí không thể khuếch tán vào đất
 Thiếu ôxi sẽ phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích
lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết,
không hình thành được lông hút mới.
 Không có lông hút thì cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước
trong cây bị phá hủy và cây bị chết.
b. Vì sao VSV có khả năng cố định nito?
Vi khuẩn cố định nitơ có được khả năng như vậy là do nó có enzim
nitrôgenaza có khả năng bẻ gẫy liên kết ba bền vững trong N2 để nitơ
liên kết với hiđrô tạo thành amoniac (NH3). Trong môi trường nước
NH3 chuyển thành NH4+.
Câu 2: Quá trình c3 c4 cam
Đề 2:
Câu 1: a. Giải thích mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối của nhomd
thực vật c3
- Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối:
+ Pha sáng và pha tối của quang hợp tuy diễn ra trong không gian khác
nhau nhưng có mối quan hộ chặt chẽ với nhau.

5
+ Pha sáng tổng hợp ATP, NADPH cung cấp cho pha tối để khử C0 2 thành
Cacbohiđrat.
+ Pha tối lại cung cấp ADP, NADP cho pha sáng để tái tạo ATP, NADPH.
b. Vì sao phải bón phân hợp lí?
Phân bón là nguồn dinh dưỡng cần thiết đối với cây trồng. Tuy nhiên
cần phải bón phân hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và
loài cây trồng vì:
- Khi bón lượng phân quá lớn, cây dùng không hết sẽ trở thành lượng dư
thừa trong đất, thay đổi tính chất lí hóa của đất, ô nhiễm môi trường.
- Lượng phân bón tồn dư trong cơ thể thực vật sẽ dễ dẫn đến tác dụng
không mong muốn và có thể gây ngộ độc cho sinh vật sử dụng.
- Mỗi giống cây trồng cũng cần lượng phân bón khác nhau, thời điểm bón
phân phải phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phù
hợp với điều kiện thời tiết,… để cây có thể hấp thụ tốt nhất và sử
dụng hiệu quả
- Bón phân hợp lí giúp giảm chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản
phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Câu 2: Quá trình c3 c4 cam
Nội dung TV C3 TV C4 TV CAM
Đại diện Đa số thực vật Một số thực vật Những loại thực vật
nhiệt đới và cận mọng nước
nhiệt đới như mía,
rau dền, ngô,cao
lương,...
ĐK sống Sống chủ yếu ở Sống ở vùng khí Sống ở vùng sa mạc,
vùng ôn đới và hậu nhiệt đới điều kiện khô hạn
á nhiệt đới kéo dài
Thời gian Ban ngày Ban ngày Cả ngày và đêm
cố định
Không gian Lục lạp tế bào Lục lạp tế bào mô Lục lạp tế bào mô
cố định mô giậu giậu và lục lạp tế giậu
bào bó mạch
Cường độ TB Cao Thấp
quang hợp
Chấp nhận RiDP PEP PEP
CO2 đầu
tiên

6
Enzim cố RuBiSCO PEP – cacboxilaza PEP – cacboxilaza
định CO2 và Rubisco và Rubisoo
Sản phẩm APG AOA AOA -> AM
cố định
CO2 đầu
tiên
Năng suất TB Cao Thấp
sinh học

You might also like