You are on page 1of 4

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 11 – HK1

Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT


1. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Chuyển hóa và tích lũy năng lượng
B. Tạo chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng
C. Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu
D. Điều hòa nhiệt độ
2. Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa
năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
A. Diệp lục b
B. Diệp lục a
C. Diệp lục và carotenoid
D. Diệp lục a và b
3. Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp?
I. Diện tích bề mặt lá nhỏ so với các bộ phận khác
II. Lá chứa nhiều lục lạp
III. Hệ mạch dẫn (mạch gỗ, mạch rây) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước,
khoáng và sản phẩm quang hợp
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
A. I,II,III,IV
B. I,II,IV
C. I,II,III
D. II,III,IV
4. Lá cây có màu xanh lục vì
A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
C. Nhóm sắc tố phụ (carotenoit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
D. Các tia sáng màu xanh không được diệp lục hấp thụ
5. Quang hợp ở thực vật là gì ?
A. Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để
tổng hợp cacbohyđrat và giải phóng oxy từ cacbonic và nước .
B. Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để
tổng hợp chất vô cơ và giải phóng oxy từ cacbonic và nước .
C. Là quá trình sử dụng năng lượng hóa học để tổng hợp các hợp chất cacbonhyđrat
và oxy từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây .
D. Là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp
cacbonhydrat và giải phóng ôxy cacbonic và nước .
6. Quang hợp ở thực vật chỉ diễn ra ở lá cây.
7. Lục lạp là bào quan thực hiện quang hợp.
8. Những cây có lá màu xanh thì chỉ có diệp lục, không có carotenoit.
9. Sắc tố quang hợp làm nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng và chuyển hóa thành
năng lượng hóa học.
10. Các sắc tố quang hợp được phân bố ở trên màng tilacoit.
Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4, CAM
Đúng / Sai
1. Pha sáng đưuọc xem là 1 quá trình oxi hóa, pha tối là quá trình khử
2. Trong pha tối của thực vật C4 , RiDP ( Ribulôzơ 1,5 điP ) cũng làm nhiệm vụ cố
định CO2 .
3. CAM là nhóm thực vật sử dụng nước tiết kiệm nhất .
4. Giai đoạn thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là chu trình Calvin .
5. Pha tối của QH chỉ diễn ra khi không có ánh sáng .
6. Pha sáng của quang hợp chỉ diễn ra khi có ánh sáng .
7. O2 giải phóng trong QH có nguồn gốc từ CO2, trong pha tối .
8. Cả 3 nhóm thực vật C3, C4, CAM đều có chu trình Canvin .
9. Thực vật C4 có vùng phân bố rộng nhất .
10. Pha tối của quang hợp diễn ra ở chất nền của lục lạp .
11. Trong pha tối của thực vật CAM , chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP ( Ribulôzơ 1,5
điP) .
12. Trong pha tối của thực vật C3 , chất nhận CO2 đầu tiên là PEP .
13. Trong pha tối của thực vật C3 , sản phẩm ổn định đầu tiên là APG .
14. Quang hợp ở thực vật C3 và CAM chi xảy ra ở 1 loại TB là TB mô giậu, còn thực
vật C4 xảy ra ở 2 loại TB là TB mô giậu và TB bao bó mạch .
15. Quá trình cố định CO2 của thực vật C4 diễn ra vào ban đêm và ban ngày trong khi
thực vật C3 và CAM chỉ diễn ra vào ban ngày .
16. Pha sáng của quang hợp cung cấp cho pha tối các sản phẩm sau đây ATP ,
NADPH, O₂.
17. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM chỉ khác nhau chủ yếu ở pha tối.
18. Chu trình Calvin có 3 giai đoạn là giai đoạn cố định CO2, giai đoạn khử và giai
đoạn tái sinh chất nhận .
19. Thanh long , sống đời , sen đá ... thuộc nhóm thực vật C4 .

Bài 10: CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ẢNH HƯỞNG QUANG HỢP
1. Chọn phát biểu sai
A. Quang hợp tăng tỉ lệ theo nhiệt độ
B. Nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều mặt đến quang hợp như tham gia cấu tạo
enzim quang hợp, điều tiết độ mở cửa khí khổng…
C. Khi cây thiếu nước, quang hợp có thể giảm và ngừng trệ
D. Các nhân tố quang hợp ảnh hưởng khác nhau tùy vào đặc điểm mỗi loài cây
2. Chọn phát biểu sai
A. Điểm bù CO2 của TV C4 thấp hơn TV C3
B. Khi tăng cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp tăng tỉ lệ
thuận
C. Quang hợp chỉ xảy ra tjai miền ánh sáng xanh tím và ánh sáng đỏ
D. Điểm bão hòa ánh sáng của TV C4 cao hơn TV C3
3. Chọn các phát biểu đúng:
1 ) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần ;
từ điểm bão hòa trở đi , cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần .
( 2 ) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím .
( 3 ) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng .
( 4 ) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần ; từ
điểm bão hòa trở đi , nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần .
( 5 ) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh
thường đạt cực đại ở 25-35°C rồi sau đó giảm mạnh .
A. ( 1 ) và ( 4 ) .
B. ( 1 ) , ( 2 ) và ( 4 ) .
C. ( 1 ) , ( 2 ) , ( 4 ) và ( 5 ) .
D. ( 1 ) , ( 2 ) , ( 3 ) , ( 4 ) và ( 5 ) .
4. Nhận định nào sau đây đúng ?
A. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp , tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp .
B. Ở điều kiện cường độ ánh sáng thấp , giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp .
C. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao , tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp .
D. Ở điều kiện cường độ ánh sáng cao , giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp .
5. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình nào?
A. Tổng hợp cacbohidrat
B. Tổng hợp lipit
C. Tổng hợp AND
D. Tổng hợp protein
6. Các tia sáng xanh tím kích thích quá trình nào ?
A. Sự tổng hợp cacbohidrat .
B. Sự tổng hợp lipit .
C. Sự tổng hợp ADN .
D. Sự tổng hợp prôtêin .
7. Nồng độ CO2, thấp nhất mà cây quang hợp được là bao nhiêu ?
A. 0,008 -0,01 % .
B. 0,001 % .
C. 0,01-0,32 %
D. 0,03 % .
8. Điểm bão hoà CO2 là gì ?
A. Nồng độ CO , đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu .
B. Nồng độ CO , đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất .
C. Nồng độ CO , đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất .
D. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình .
9. Điểm bão hoà ánh sáng là gì ?
A. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại .
B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu .
C. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình .
D. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình .
10. Điểm bù ánh sáng là gì ?
A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp .
B. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau .
C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp .
D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
Bài 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
Các phát biểu sau đây là đúng ( T ) hay sai ( F ) ?
1. Năng suất kinh tế là lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong
bộ phận lá , hoa , quả của cây .
2. Năng suất sinh học là một phần của năng suất kinh tế .
3. Quang hợp quyết định khoảng 5-10% năng suất cây trồng .
4. Sự tích lũy cacbon ở một cây lấy thân (g/m2 /ngày) như sau : rễ:0,3; lá:0,2; thân:6,6;
hoa :2,1. Năng suất sinh học và năng suất kinh tế của cây này lần lượt là 9,2 gam/m2/ngày và
8.7 gam/ m2/ ngày.
5. Những biện pháp được sử dụng để tăng năng suất cây trồng thông qua điều tiết quang
hợp là : tăng diện tích lá , tăng cường độ ánh sáng , tăng năng suất sinh học .
6. Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp : bón phân , tưới nước hợp lý , thực
hiện kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng .
7. Trồng cây với mật độ dày đặc sẽ giúp cây lớn nhanh từ đó tăng năng suất kinh tế của
cây trồng .
8. Để tăng cường độ quang hợp , tăng hệ số kinh tế thì chỉ có 1 cách là chọn lọc và tạo
mới các giống cây đáp ứng những yêu cầu trên .
9. Có thể thông qua sự điều tiết các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp để năng cao nâng
suất cây trồng .
10. Tăng diện tích là làm tăng năng suất cây trồng .

Bài 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT


1. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật
2. Con đường phân giải kị khí ở thực vật diễn ra trong trường hợp cơ quan nào đó của
thực vật bị thiếu oxi .
3. Nguyên liệu của đường phân là axit piruvic .
4. Giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật diễn ra trong ti thể .
5. Trong các giai đoạn của hô hấp ở TV thì chu trình Crep là giai đoạn tạo ra nhiều ATP
nhất .
6. Phân giải kị khí có ưu thế so với phân giải hiếu khí là tạo ra nhiều năng lượng hơn cho
tế bào
7. Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí đều giống nhau giai đoạn đường phân .
8. Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2, và giải phóng CO2 ở ngoài sáng , tạo ra ít năng
lượng cho tế bào .
9. Hô hấp sáng có thể xảy ra ở tất cả các loại thực vật khi cường độ ánh sáng cao .
10. Có thể sử dụng CO2 ở nồng độ cao để bảo quản nông phẩm vì chúng làm ức chế quá
trình hô hấp .

You might also like