You are on page 1of 8

NHẬN BIẾT

Câu 1: Pha sáng quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?
A. ATP, NADPH B. NADPH, O2 C. ATP, NADPH và O2 D. ATP và CO2.
Câu 2: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Quang phân li nước. B. Chu trình Canvin
C. Pha sáng. D. Pha tối.
Câu 3: Con đường cố định CO2 của thực vật CAM và thực vật C4 khác nhau chủ yếu ở ?
A. Chất tham gia và sản phẩm tạo thành. B. Không gian và thời gian diễn ra.
C. Sản phẩm ổn định đầu tiên. D. Chất nhận CO2 đầu tiên.
Câu 4: Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình nào ở thực vật?

A. Pha tối ở nhóm thực vật C3. B. Pha tối ở nhóm thực vật C4.
C. Pha tối ở nhóm thực vật CAM. D. Pha sáng ở nhóm thực vật C3.
Câu 5: Trong số các sản phẩm chỉ ra dưới đây, đâu không phải là sản phẩm xuất hiện trong
pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật C3?
A. NADPH B. O2 C. H+ D. H2O
Câu 6: Sản phẩm của quá trình quang phân li nước bao gồm các thành phần:
A. CO2, C6H12O6. B. H+, electron và O2.
C. Electron và NADPH. D. H+, O2, NADPH.
Câu 7: Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành
cacbohidrat là
A. ATP và NADPH. B. NADPH, O2.
C. H2O, ATP. D. ATP và ADP và ánh sáng mặt trời.
Câu 8: Trong pha tối của thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên là chất nào sau đây?
A. APG. B. PEP. C. AOA. D. Ribulôzơ 1.5-diP.
Câu 9: Trong điều kiện môi trường nhiệt đới, thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3

A. Nhu cầu nước cao. B. Điểm bù CO2 cao.
C. Điểm bão hòa ánh sáng thấp. D. Không có hô hấp sáng.
(Hô hấp sáng (quang hô hấp) là quá trình hô hấp xảy ra ngoài ánh sáng, trong điều kiện cây
thiếu CO2 và thừa O2 trong lá.)
Câu 10: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở chất nền. B. Ở màng trong. C. Ở tilacoit. D. Ở màng ngoài.
Câu 11: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, thực vật C4 chủ yếu ở và thực vật CAM khác
nhau?
A. Pha sáng B. Pha tối C. Cả hai pha D. Cơ quan quang hợp.
Câu 12: Khi sống ở môi trường có khí hậu khô nóng, các loài thực vật thuộc nhóm thực vật
nào sau đây có hiện tượng hô hấp sáng?
A. Thực vật C3 và C4. B. Thực vật C3. C. Thực vật CAM. D. Thực vật C4.
Câu 13: Nếu sử dụng C4 để đánh dấu phân tử CO2 thì C14 sẽ có mặt đầu tiên ở chất nào sau
đây của chu trình Canvin?
A. O2. B. APG. C. AlPG D. Glucozơ.
Câu 14: Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chiếc chuông thuỷ tinh kín dưới
ánh sáng. Nồng độ CO2 thay đổi thế nào trong chuông thuỷ tinh?
A. Không thay đổi B. Giảm đến điểm bù CO2 của cây C4
C. Giảm đến điểm bù CO2 của cây C4 D. Giảm tới dưới điểm bù CO2 của cây C4
Câu 15: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, chu trình canvin diễn ở đâu?
A. Tế bào chất B. Chất nền lục lạp C. Màng tilacoit D. Màng tế bào.
Câu 16: Pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra ở đâu ?
A. Chất nền của lục lạp. B. Chất nền của ty thể.
C. Màng trong của ty thể. D. Grana của lục lạp.

THÔNG HIỂU
Câu 1: Khi nói về quang hợp ở thực vật,phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có CO2 thì không xảy ra pha tối nhưng vẫn xảy ra pha sáng.
B. Pha tối không sử dụng ánh sáng cho nên nếu không có ánh sáng thì pha tối vẫn diễn ra.
C. Quá trình quang phân li nước diễn ra ở pha sáng, do đó nếu không có pha tối thì cây
vẫn giải phóng O2.
D. Nếu có một chất độc ức chế pha tối thì pha sáng cũng bị ức chế. (Pha sáng cung cấp
NADPH và ATP cho pha tối; pha tối cung cấp NADP+ và ADP, Pi cho pha sáng. Do đó, chất
độc làm ức chế pha tối sẽ không có NADP+ để cung cấp cho pha sáng, do đó pha sáng cũng
bị ức chế)
Câu 2: Chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C4 và CAM giống nhau ở đặc điểm nào sau
đây?
A. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào mô giậu
B. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG
C. Có sự tham gia của 2 loại lục lạp
D. Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP. (Chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C4 và CAM giống
nhau ở đặc điểm chất nhận CO2 đầu tiên là PEP.)
Câu 3: Sơ đồ dưới đây mô tả một phần của quá trình quang hợp ở lục lạp. Nếu quá trình
được mô tả trong sơ đồ dưới đây bị gián đoạn bởi một chất hóa học tại X, sẽ có ảnh hưởng
ngay lập tức tới việc giải phóng?
A. Diệp lục. B. Nito. C. CO2. D. O2.
Câu 4: Khi nói về quang hợp ở thực vật, nhận định nào sau đây là sai?
A. Hô hấp sáng là một trong những tiêu chuẩn quang hợp, dùng để phân biệt thực vật C3 và
thực vật C4.
B. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3, không xảy ra ở thực vật C4.
C. Thực vật xảy ra hô hấp sáng có năng suất cao hơn so với thực vật không có hô hấp sáng.
(Hô hấp sáng làm tiêu hao sản phẩm hữu cơ nên làm giảm năng suất cây trồng)
D. Các loài không xảy ra hô hấp sáng sống ở vùng nhiệt đới.
Câu 5: Hình ảnh dưới đây minh họa sự chuyển đổi các chất tham gia vào quá trình quan
trọng đối với nhu cầu sử dụng năng lượng ở sinh vật. Quá trình sau được minh họa xảy ra
trong:

A. Lục lạp. B. Ty thể. C. Không bào. D. Màng sinh chất.


Câu 6: Tại sao thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của
mình?
A. Pha sáng tạo ra ôxi phục vụ cho hoạt động của pha tối.
B. Pha sáng tích lũy quang năng thành hóa năng dưới dạng ATP và lực khử, cung cấp cho
hoạt động của pha tối. (Thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình
quang hợp của mình do pha sáng tích lũy quang năng thành hóa năng dưới dạng ATP và lực
khử, cung cấp cho hoạt động của pha tối.)
C. Pha sáng cần thiết phải xảy ra để tiêu thụ nước trong quá trình quang hợp.
D. Pha sáng là giai đoạn thiết yếu cho quá trình quang hợp được thực hiện.
Câu 7: Chu trình CAM thường gặp ở nhóm thực vật nào dưới đây?
A. Các dạng thực vật bậc thấp như rêu và dương xỉ
B. Các dạng thực vật ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
C. Các dạng cây lá cứng ở vùng hoang mạc hoặc vùng lạnh.
D. Các dạng cây mọng nước ở vùng hoang mạc khô hạn.
Chu trình CAM thường gặp ở các dạng cây mọng nước ở vùng hoang mạc khô hạn.
Câu 8: Nối nội dung cột 1 và cột 2 sao cho hợp lí
Cột 1: Loài cây Cột 2: Đặc điểm
I. Cây dứa 1. Lá mọng nước
II. Cây đậu 2. Điểm bù CO2 thấp.
III. Cây ngô 3. Thực vật C3.
4. Thực vật C4.
5. Thực vật CAM
6. Quá trình cố định CO2 vào ban ngày.
7. Quá trình cố định CO2 vào ban đêm.
8. Xảy ra hô hấp làm tiêu hao sản phẩm quang hợp
A. I: 5, 1, ; II:3, 7, 8; III: 4, 2 B. I: 3, 1, 7; II: 5, 8; III: 4, 2
C. I: 5, 1, 7; II: 3, 8; III: 4, 2 D. I: 3, 1; II: 5, 7, 8; III: 4, 2
Câu 9: Khi nói về sự giải phóng O2 trong quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu có ánh sáng thì cây sẽ quang hợp giải phóng O2.
B. O2 được giải phóng từ pha sáng của quang hợp.
C. Nếu có CO2 thì pha tối sẽ giải phóng O2.
D. Nếu chu trình Canvin bị ức chế thì pha sáng vẫn giải phóng O2.
O2 được giải phóng từ quá trình quang phân ly nước của pha sáng.
Câu 10: Người ta phân biệt nhóm thực vật CAM, C4 chủ yếu dựa vào:
A. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá
B. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này.
C. Sự khác nhau về địa điểm diễn ra pha sáng và pha tối
D. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
Người ta phân biệt nhóm thực vật CAM, C4 chủ yếu dựa vào sự khác nhau về địa điểm diễn
ra pha sáng và pha tối.
Câu 11: Trong môi trường khí hậu nhiệt đới, hiệu suất quang hợp (gam chất khô/m2 lá/
ngày) ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với hiệu suất quang hợp của thực vật C4. Giải thích
nào sau đây sai?
A. Thực vật C4 có điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn thực vật C3
B. Điểm bão hòa nhiệt độ của cây C4 cao hơn cây C3
C. Thực vật C3 có hô hấp sáng, còn thực vật C4 thì không
D. Thực vật C4 có 2 loại lục lạp thực hiện 2 chức năng: cố định CO2 sơ cấp và tổng hợp chất
hữu cơ
Trong môi trường có khí hậu khô nóng của vùng nhiệt đới thì thực C3 có năng suất thấp hơn
rất nhiều so với thực vật C4
Câu 12: Cho sơ đồ mô tả tóm tắt mối
quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong
quang hợp như sau.Các số tương ứng 1,
2, 3, 4 sẽ là:
A.H+,ATP,NADPH,CO.
B. CO2, ATP, NADPH, RiDP.
C. H2O, ATP, NADPH,CO2.
D. CO2, ATP, NADPH, H2O.
Câu 13: Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Ở thực vật chu trình C3 và chu trình C4 đều được thực hiện vào ban ngày.
B. Chất hữu cơ đi ra khỏi chu trình Canvin để hình thành nên chất hữu cơ là Anđehit
photpho glyceric (AlPG).
C. Quá trình quang phân li nước xảy ra trong pha sáng tại xoang tilacoit.
D. Ở thực vật CAM và thực vật C4 chu trình C3 và chu trình C4 đều được thực hiện ở tế bào
nhu mô lá. (Ở thực vật CAM còn được thực hiện ở tế bào bao bó mạch)
Câu 14: Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?
A. Vì ban đêm, khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho nhóm thực vật này
B. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm
C. Vì ban đêm, mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá CO2
D. Vì ban đêm, khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng hoà toàn đóng để tiết kiệm
nước.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Trong pha sáng diễn ra trình quang phân li nước
B. Một trong những sản phẩm của pha sáng là NADH (Sản phẩm của pha sáng là ATP,
NADPH, O2)
C. Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành
năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
D. Ở thực vật, pha sáng diễn ra trên màng tilacoit của lục lạp.
Câu 16: Theo em nhóm thực vật nào cố định CO2 theo chu trình dưới đây?
A. C3. B. C4. C. CAM. D. C3 và CAM.
(Thực vật C4 vừa thực hiện chu trình C3 (Canvin-Benson) vừa thực hiện thêm chu trình
Hatch-Slack)

VẬN DỤNG
Câu 1: Nghiên cứu sơ đồ qua đây về mối quan hệ giữa hai pha của quá trình quang hợp ở
thực vật và các phát biểu tương ứng, cho biết b là một loại chất khử.

(1) Pha 1 được gọi là pha sáng và pha 2 được gọi là pha tối.
(2) Chất A, B và C lần lượt là nước, khí cacbonic và khí oxi.
(3) a và b lần lượt là ATP và NADPH, c và d lần lượt là ADP và NADP+.
(4) Ở một số nhóm thực vật, pha 1 và pha 2 có thể xảy ra ở những loại tế bào khác nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2: Khi nói về pha sáng của quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacôit.
(2). Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là NADPH và ATP.
(3). Ôxi được giải phóng từ quá trình quang phân li nước.
(4). Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3
Câu 3: Cho hình vẽ bào quan của tế bào thực hiện quang hợp ở thực vật.Phân tích hình ảnh
và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng ?

(1) Lục lạp chứa chất diệp lục không có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng
thành năng lượng hóa học.
(2) Trên màng tilacoit có nhiều sắc tố diệp lục và các enzim quang hợp.
(3) Các tilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana.
(4) Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và prôtêin.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4: Cho sơ đồ mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C 3 và C4 với cường độ ánh sáng
và nhiệt độ. Xác định đường cong A và B tương ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích?
A. A: C4; B: C3 vì cây C4 có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn cây C3
B. A: C3; B: C4 vì cây C3 có điểm bão hòa ánh sáng cao hơn cây C4
C. A: C4; B: C3 vì cây C4 phân bố chủ yếu ở vùng sa mạc nên chịu
nhiệt tốt hơn
D. A: C3; B: C4 vì cây C3 thường là các cây thân gỗ nên chịu nhiệt
tốt hơn.
Câu 5: Cho hình vẽ bào quan của tế bào thực hiện quang hợp ở
thực vật.Phân tích hình ảnh và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng ?

(1) Bào quan thực hiện quang hợp là lục lạp.


(2) Trên màng tilacôtit có nhiều sắc tố diệp lục nên có màu xanh.
(3) Hạt tinh bột là nơi dự trữ tạm thời khi bào quan này thực hiện quang hợp.
(4) Lục lạp có nhiều trong lớp tế bào nhu mô giậu.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6: Khi nói về quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Chất AlPG được sử dụng để tái tạo chất nhận Ri1,5DiP.
(2). Nếu không có CO2 thì lục lạp sẽ tích lũy nhiều Ri1,5DiP.
(3). Nếu không có ánh sáng thì lục lạp sẽ tích lũy nhiều APG.
(4). Chất APG được chuyển thành AlPG thông qua giai đoạn khử.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 7: Cho sơ đồ về mối quan hệ giữa quang hợp của thực vật C3, C4 với cường độ ánh sáng
(hình a) và với nhiệt độ (hình b). Hãy cho biết kết luận nào sau đây sau về đường cong của
nhóm thực vật là đúng?
A. Thực vật C3 có đường II, IV B. Thực vật C4 có đường I, IV.
C. Thực vật C4 có đường II, III D. Thực vật C3 có đường I, III.
Cường độ quang hợp của C4 cao hơn C3, điểm bão hòa ánh sáng và nhiệt độ của C4 cao hơn
C3.
Câu 8: Hình ảnh dưới đây mô tả về quá trình quang hợp ở thực vật,theo lý thuyết có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Quá trình quang hợp bao gồm 2 pha là pha sáng và pha tối.
(2). Sản phẩm cuối cùng của chu trình Canvin là đường glucôzơ.
(3). Quá trình quang phân li nước diễn ra trong xoang của tilacôit.
(4). Nếu pha sáng không xảy ra thì pha tối cũng không xảy ra và ngược lại.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3

You might also like