You are on page 1of 11

Chương 8

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở LỤC LẠP

1. Đại cương về quang hợp

1.1. Khái niệm quang hợp

Quang hợp là quá trình các sinh vật tự dưỡng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các hợp chất
carbohydrate.

Quang hợp là quá trình phức tạp, không chỉ có ở thực vật bậc cao, mà còn xảy ra ở rêu, tảo, và một số vi khuẩn.

Xét về mặt năng lượng, quang hợp là quá trình biến năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học trong
các hợp chất hữu co nhờ các sắc tố quang hợp.

Phương trình tổng quát quang hợp ở thực vật:

6 CO 2+ 6 H 2 O ánh sáng , chlorophyll 6 C 6 H 12 O 6+ 6 O 2


Quá trình quang hợp gồm pha: pha sáng và pha tối

1.2. Các sắc tố quang hợp

Các sắc tố của tế bào quang hợp ở thực vật bậc cao là chlorophyll và carotenoid.

a) Nhóm sắc tố chlorophyll (diệp lục)

Đây là nhóm sắc tố chiếm vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp, vì nó có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng
mặt trời và biến đổi năng lượng năng lượng hấp thụ ấy thành dạng năng lượng hóa học, trong khi đó các nhóm sác tố
khác không làm được chức năng đầy đủ và trực tiếp như vậy.

+ Chlorophyll a: ở tất cả thực vật xanh, là sắc tố chính.

+ Chlorophyll b: có nhiều ở tảo và thực vật khác nhau.

b) Nhóm sắc tố vàng carotenoid

Đây là nhóm sắc tố vàng đến tím đỏ. Là các sắc tố phụ, có ở nhiều loài tảo và thực vật tạo nên các màu sắc khác
nhau của hoa, lọc ánh sáng và bảo vệ chlorophyll.

Ngoài ra còn có Phycobilin là sắc tố quang hợp ở vi khuẩn màu tía.

1.3. Hệ thống quang hóa (PS)

Trên màng thylakoid, các sắc tố quang hợp tập hợp thành nhóm liên kết với các protein gọi là đơn vị hấp thụ ánh
sáng (hệ thống quang hóa PS)

2. Pha sáng của quang hợp

- Xảy ra ở màng thylakoid của lục lạp.

- Quá trình vận chuyển điện tử tạo ra một gradient proton, làm động lực cho sự tổng hợp ATP.
- Sản phẩm chính của pha sáng: tạo NADPH, ATP.

- Quang phosphoryl hóa gồm 2 kiểu:

+ Quang phosphoryl hóa vòng (có sự tham gia của PS I): không tạo thành NADPH và không có sự giải phóng O 2 từ
H 2 O.

+ Quang phosphoryl hóa không vòng (có sự tham gia của PS I và PS II): tạo thành NADPH và giải phóng O 2 từ
H 2 O.

3. Pha tối

- Nơi xảy ra pha tôi là chất nền lục lạp (stroma)

- Không có sự tham gia trực tiếp của ánh sáng mặt trời.

- Sử dụng NADPH và ATP tạo ra ở pha sáng để khử CO 2, tổng hợp nên triose và các chất phức tạp hơn qua các
phản ứng của chu trình Calvin.

 Chu trình Calvin (Chu trình C 3 ¿

Do Malvin Calvin tìm ra năm 1954.

Gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn cố định

+ Giai đoạn khử

+ Giai đoạn tái tạo lại chất nhận

a) Giai đoạn cố định

Một phân tử CO 2 khí quyển được cố định với một phân tử ribulose 1,5-phosphate (RuBP) tạo thành 2 phân tử 3-
phosphoglycerate (3-PAG) dưới ựu xúc tác của enzyme Rubisco.

Chất nhận đầu tiên và cũng là duy nhất của chu trình là một hợp chất có 5C Ribulose 1,5-phosphate (RuBP)

Vì chất cố định CO 2 đầu tiên là một phân tử có 3C nên chu trình Calvin còn có một tên gọi khác là chu trình C 3.

b) Giai đoạn khử

ATP từ pha sáng được sử dụng để phosphoryl hóa 3-PGA thành 1,3-biphosphoglycerate, sau đó bị khử tạo thành
phân tử đường 3 carbon là glyceraldehyde 3-phosphat (G3P).

ATP → ADP

+¿¿
NADPH → NADP

c) Giai đoạn tái tạo lại chất nhận


Trong một chu trình Calvin hoàn chỉnh thì cần sự tham gia của 3 phân tử CO 2. Cứ 3 phân tử CO 2 vào chu trình sẽ
tạo nên 6 phân tử G3P. Trong đó:

+ Một G3P được sử dụng để tổng hợp nên glucose và các chất hữu cơ khác nhờ ATP.

+ 5 phân tử G3P còn lại chuyển hóa tạo nên 3 phân tử RuBP để nhận CO 2

Vai trò của G3P: + Tạo năng lượng trong đường phân.

+ Tổng hợp đường hay tinh bột…

Quá trình tổng hợp ngược lại của đường phân gọi là quá trình tân tạo đường.

 Tóm lại

Như vậy, chu trình Calvin là chu trình khép kín. Bản chất hóa học của chu trình này là sự khử CO 2 thành đường
hexose.

Phương trình tổng quát như sau:


+¿¿ +¿¿
6CO 2 + 18 ATP + 12 NADPH + 12 H 2 O → C 6 H 12 O 6 + 18 ADP + 12 NADP + 12 H

NỘI DUNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP


Câu 1: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng?
(1) Diễn ra ở các tilacoit
(2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp
(3) Là quá trình oxi hóa nước
(4) Nhất thiết phải có ánh sáng
Những phương án trả lời đúng là
A. (1), (2), (4) B. (2), (3), (4) C. (1), (3) D. (1), (4)

Câu 2: Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ
A. Quá trình quang phân li nước
B. Quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động
C. Hoạt động của chuỗi truyền electron
D. Sự hấp thụ năng lượng của nước

Câu 3: Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng?
A. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục
B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước
C. O2 được giải phóng ra khí quyển
D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối

Câu 4: Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng?
A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng
B. Nước được phân li và giải phóng điện tử
C. Cacbohidrat được tạo ra
D. Hình thành ATP
Câu 5: Chất nào sau đây không phải sản phẩm của pha sáng?
A. ATP
B. NADPH
C. O2
D. C6H12O6

Câu 6: Pha sáng của quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra ở
A. chất nền ti thể
B. tilacôtit
C. màng trong ti thể
D. chất nền lục lạp

Câu 7 : Khi nói về pha sáng của quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp
thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH .
B. Pha sáng của quang hợp là pha chuvên hoá năng lượng cùa ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ
thành năng lượng của các liên kết hoá học trong NADPH .
C. Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hoá nâng lượng của ánh sáng đã được caroten hấp thụ
chuyển thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH .
D. Pha sáng của quang hợp là pha chuyên hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ
thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP.

Câu 8: Trong pha sáng quá trình vận chuyển điện tử tạo ra gì?

A. Gradient proton

B. Norton

Câu 9: Nhóm sắc tố quan trọng nhất của quá trình quang hợp là?

A. Chlorophyll.

B. Carotenoid.

C. Phycobilin.

D. Antoxyan.

Câu 10: Dạng năng lượng cuối cùng của quá trình quang hợp là?

A. Năng lượng ánh sáng.

B. Năng lượng hóa năng.

C. Năng lương nhiệt năng.

D. Năng lượng cơ năng.


Câu 11: Quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng bức xạ mặt trời thành năng lượng hóa học

dự trữ ở bộ phận nào của thực vật?

A. Lá.

B. Biểu bì.

C. Mô.

D. Khí khổng.

Câu 12: Bào quan chính của sự quang hợp là?

A. Khí khổng.

B. Mô.

C. Lá.

D. Lục lạp.

Câu 13: Chlorophyll có màu xanh lục là loại nào?

A. Chlorophyll a.

B. Chlorophyll b.

Câu 14: Chlorophyll có khả năng hấp thụ các photon ánh sáng là?

A. Chlorophyll a.

B. Chlorophyll b.

C. Chlorophyll c.

D. Chlorophyll d.

Câu 15: Quang phổ của Chlorophyll nằm trong vùng bƣớc sóng ánh sáng nhìn thấy đƣợc là?

A. 446 – 476 nm.

B. 451 – 481 nm.

C. 400 – 700 nm.

D. 505 – 612 nm.

Câu 16: Mối liên hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp?
A. Pha sáng cung cấp năng lƣợng ATP Và NADPH cho pha tối.

B. Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+

cho pha sáng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 17: Trong cùng 1 cường độ chiếu sáng, loại ánh sáng đơn sắc nào có hiệu quả nhất đối với

quang hợp?

A. Đỏ

B. Xanh lục

C. Xanh tím

D. Vàng

Câu 18: Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành

cacbohiđrat?

A. ATP

B. ATP và NADPH

C. APG

D. Glucozo

Câu 19: Trong sắc tố quang hợp, sắc tố nào tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lƣợng

ánh sáng hấp thu đƣợc thành các năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH?

A. Diệp lục a và diệp lục b.

B. Carotenoid.

C. Diệp lục b.

D. Diệp lục a.

Câu 20: Quá trình hô hấp sáng xảy ra ở thực vật nào?

A. Thực vật C3.


B. Thực vật C4.

C. Thực vật CAM.

D. Tất cả các thực vật.

Câu 21: Trong PTTQ của quang hợp (1) và (2) là những chất nào ?

6(1) + 12H2O → (2) + 6O2 + 6H2O

A. (1) O2, (2) C6H12O6.

B. (1) C6H12O6, (2) CO2.

C. (1) CO2, (2) C6H12O6.

D. (1) O2, (2) CO2.

Câu 22: Chức năng nào sau đây không phải quang hợp?

A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật.

B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.

C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng.

D. Điều hòa không khí.

Câu 23: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?

A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng

trong các liên kết hoá học trong ATP.

B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng

trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng

trong các liên kết hoá học trong NADPH.

D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các

liên kết hoá học trong ATP.

Câu 24: Pha sáng diễn ra ở đâu?

A. Thylakoid.
B. Strooma.

C. Tế bào chất.

D. Nhân.

Câu 25: Chất nhận CO2 đầu tiên ở thực vật C3 là?

A. Ribulôzơ 1,5 điP.

B. APG.

C. AlPG.

D. C6H12O6.

Câu 26: Sản phẩm của pha sáng là?

A. ADP, NADPH, O2.

B. ATP, NADPH, O2.

C. Cacbohiđrat, CO2.

D. ATP, NADPH.

Câu 27: Sản phẩm nào từ chu trình Canvin chuyển hóa thành cacbohiđrat, prôtein, lipit?

A. Ribulôzơ 1,5 điphosphat.

B. APG.

C. AlPG.

D. C6H12O6.

Câu 28: Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

A. H2O ( quang phân li H2O).

B. Pha sáng.

C. Pha tối.

D. Chu trình Canvin.

Câu 29: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.


B. Quá trình khử CO2

C. Quá trình quang phân li nƣớc.

D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).

Câu 30: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Strôma.

B. Thylakoid.

C. Màng trong.

D. Màng ngoài

Câu 31: Pha sáng trong quang hợp cung cấp cho pha tối sản phẩm nào sau đây?

A. CO2 và ATP

B. H2O và O2

C. ATP và NADPH

D. Năng lượng ánh sáng

Câu 32: Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ

A. Tổng hợp Glucose.

B. Tiếp nhận CO2.

C. Thực hiện quang phân ly nƣớc.

D. Hấp thụ năng lượng ánh sáng.

Câu 33: Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên đầu tiên của chu trình C3 là

A. Hợp chất 6 Cacbon.

B. Hợp chất 5 cacbon.

C. Hợp chất 4 cacbon.

D. Hợp chất 3 cacbon.

Câu 34: Trong quá trình quang hợp, pha sáng xảy ra ở ……. còn pha tối xảy ra ở ……... của

lục lạp
A. Trung tâm phản ứng …… cytochrome

B. Màng thylakoid …… stroma

C. Các sắc tố anten …… trung tâm phản ứng

D. Trung tâm phản ứng ……. Stroma

Câu 35: Quang phosphoryl hóa có mấy kiểu lược kể tên ? Và trình bày sơ về nội dung

-> có 2 kiểu: + Quang phosphoryl hóa vòng? ( có sự tham gia của PS I): không tạo thành
NADPH và không có sự giải phóng O2 từ H 2 O.

+ Quang phosphoryl hóa không vòng (có sự tham gia của PS I và PS II): tạo thành
NADPH và giải phóng O2 từ H 2 O.

Câu 36: Trình bày nội dung quang phosphoryl hóa vòng?

-> Ở PS I, P700 hấp thu năng lượng ánh sáng trở nên kích hoạt và bắn điện tử cho chất nhận điện
tử đầu tiên A0 , tiếp theo đó điện tử được chuyển tới các chất vận chuyển trung gian là
phylloquinone A1 → Fe-S protein → cytochrome b f 6 → plastocyanin và quay trở về P700 tạo
thành dòng điện tử vòng trong hệ.

Câu 37: Những phân tử nào chịu trách nhiệm gấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?

Trong quang hợp, các phân tử hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quá trình quang hợp là các sắc tố
quang hợp: chlorophyll (chất diệp lục), carotenoid.

Câu 38: Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đau và tạo ra sản phẩm gì để
cung cấp cho pha tối?

Diễn ra ở màng thylakoid ở lục lạp. Pha sáng tạo ra ATP và NADPH để cung cấp cho pha tối.

Câu 39: Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình Calvin là
gì?

Diễn ra ở trong chất nền lục lạp.

Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình Calvin là một hợp chất có 3C.

Câu 40: Theo em câu nói: “Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh sáng” có
chính xác không? Vì sao?

Câu nói này không đúng.


Tuy pha tối có thể diễn ra ngoài sáng và trong tối nhưng ATP và NADPH – nguyên liệu của pha
tối là do pha sáng cung cấp, nếu không có ánh sáng thì pha sáng sẽ không diễn ra và sẽ không có
ATP, NADPH để cung cấp cho pha tối. Vì vậy ánh sáng ảnh hưởng gián tiếp tới pha tối.

 Hết 

You might also like