You are on page 1of 8

Ôn ĐT HSG QG 2023 Vương Thị Thu Trà

Ngày dạy:
CHUYÊN ĐỀ SINH LÝ THỰC VẬT
Quang hợp
I. KIẾN THỨC NÂNG CAO
1. Pha sáng quang hợp:
GIAI ĐOẠN QUANG LÝ
GIAI ĐOẠN QUANG HÓA
Sử dụng năng lượng ánh sáng hấp thụ vào các phản ứng hình thành các hợp chất dự trữ
năng lượng và chất khử.
Các cấu trúc tham gia chuỗi truyền e
1. Chl-pheophytin
Chla/b + 2HCl  Pheo-a/Pheo-b + MgCl2
Chl (màu xanh) + axit  mất màu xanh/xanh xám, cỏ úa khô
2. Plastoquinon
QA không gắn dc với H+
QB (Nếu gắn H+ vào Qb ta có PQH2 (chính là) QBH2
3. Phức hệ cytocrom b6f
Gồm cytocrom b6 và cytocrom f kết hợp có hoạt tính enzym gắn H+ vào QB
4. Protein có chứa sắt và lưu huỳnh Fe-S
- Pr S-S: FeSx, FeSA, FeSb, Fd
- Enzym khử NADP+ phụ thuộc vào ferredoxin FNR
Ferredoxin-NADP+ Reductase
5. PC chứa Cu

a, Truyền electron và phosphoryll hóa không vòng (vòng hở):


- Diệp lục a có cực đại hấp thu ở bước sóng < 680nm
- P680 là trung tâm phản ứng.
- e từ P680 qua chất nhận e của chuỗi truyền đến P700
_ Electron bật ra từ Chl P700 đã đi vào phân tử NADPH.
_ Phân tử Chl P700 bị bật e sẽ không về trạng thái bình thường.
_ Phân tử Chl của P680 bị bật e
sẽ nhận được e từ quang phân ly
nước.
_ Sản phẩm chính: ATP,
NADPH, O2.
_ Quang phân ly nước có sự tham
gia của nguyên tố Mn.
Quang phân li nước
2H2O  4H+ + e + O2

2, Truyền electron và phosphoryll hóa vòng (vòng kín)


- Hệ sắc tố sóng dài: diệp lục a có cực đại hấp thụ ở bước sóng 680-700 nm và trung tâm phản
ứng là P700.
- e từ P700 qua chuỗi truyền e rồi trở lại P700 để hoàn thành chu trình
→ Sản phẩm chỉ có ATP

So sánh phosphoryll hóa vòng và không vòng:


_ Giống nhau:
+ Đều dùng chung nhánh truyền e từ: P700 → A0/A1 → FeSx → FeSA/B → Fd
+ Đều dùng chung b6f và PC
+ Đều tạo ra ATP
_ Khác nhau:
Vòng hở Vòng kín
_ Có nhánh truyền e từ P680 → QA → QB → _ Không có
b6f _ Không có
_ Có tham gia của enzyme FNR _ Không có
_ Tạo ra NADPH, O2 _ Không có
_ Quang phân ly nước

Ngăn chặn (ức chế quang hợp ở thực vật):


1, DCMU
_ Ngăn chặn chuyển e* từ QA → QB.
_ Vòng hở:
+ Nhánh truyền e từ P700 → Fd → FNR hoạt động thời gian ngắn rồi dừng lại → tạo ra ít
NADPH.
+ Nhánh truyền từ P680 → Pheo → QA dừng hoạt động nên không tạo ATP.
_ Vòng kín: Vẫn hoạt động tạo ra ít ATP
→ Sản phẩm chung của cả hai con đường: ít ATP, ít
NADPH (nên pha tối xảy ra trong 1 thời gian ngắn.
Paraquat:
_ Ngăn chặn chuyển e* từ Chl/Q → FeSx.

_ Vòng hở:
+ Nhánh truyền từ P700 → Fd → FNR không hoạt động không tạo NADPH.
+ Nhánh truyền từ P680 → Pheo → PC hoạt động 1 thời gian ngắn, tạo ít ATP.
_ Vòng kín: nhánh truyền từ P700 → Fd → b6f không hoạt động, không tạo ATP.
→ Hoàn toàn không có sản phẩm dành cho pha tối hoặc có thể có ít ATP do PC nhận được điện tử.
→ Pha tối dừng lại → cây chết nhanh hơn.
PHA TỐI Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT
1. Pha tối ở thực vật C3 thực hiện theo chu trình calvin
Chu trình Calvin:
1, Cacboxyl hóa (cố định CO2):
3CO2 + 3RiDP RubisCO 3 h/c 6C ko bền 

6 APG (3C)– acid phosphoglyceric


2, Khử:
6APG + 6ATP + 6NADPH
phosphoglycerate kinase 6 AlPG (3C)-Aldehyt phosphoglyceric

3, Phục hồi chất nhận RiDP:


5AlPG + 3ATP  3RiDP
1 AlPG (3C) tách khỏi chu trình canvin để tổng hợp ½ C6H12O6
1 vòng chu trình canvin tổng hợp đc ½ C6H12O6, sử dụng 9ATP, 6NADPH
 tổng hợp đc C6H12O6 cần 2 vòng chu trình canvinsử dụng 18ATP, 12NADPH
3. Quang hô hấp (hô hấp sáng):
_ Điều kiện xảy ra hô hấp sáng:
+ Không khí quá khô
+ Ánh sáng quá mạnh
+ Thời tiết oi bức
→ Khí khổng đóng
_ Do ban ngày có ánh sáng, pha sáng
xảy ra tạo ATP, NADPH, O2.
→ Pha tối diễn ra → [CO2] ↓, [O2]↑
→ O2 cạnh tranh gắn vào cơ chất
RiDP, hoạt hóa enzyme RuBisCO.
_ Quang hô hấp tạo ra hai hợp chất
cacbonglycolate.
+ Glycolata được đưa sáng peroxisome
để tổng hợp Glyxine.
+ Glyxine được chuyển sang ti thể tạo ra Serine.
+ Serine được đưa ngược lại peroxisome để tạo lại hợp chất Glycolate và vận chuyển về lục lạp để
đi vào chu trình C3.
_ Vai trò của quang hô hấp:
+ Là con đường để thực vật C3 tổng hợp glysine và serine.
+ Quang hô hấp có tiêu dùng năng lượng ánh sáng do đó giúp giảm bớt đốt cháy lá cây trong
những ngày nắng quá mạnh.
2, Quang hợp ở thực vật C4
- Thực vật C4: tế bào bao bó mạch và thịt lá (mô giậu)
đều có lục lạp. VD: ngô, mía, cỏ lồng vực…
- Thực vật C3: tế bào bao bó mạch không có lục lạp
→tế bào bao bó mạch không quang hợp được.
- TV C4 sống ở khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt  hạn
chế mở khí khổng  CO2 sẽ được dự trữ trong hợp
chất 4C để sử dụng cho chu trình canvin khi khí
khổng đóng.
- Gồm chu trình C4 và chu trình Canvin diễn ra ở lục
lạp của 2 loại tế bào:
+ Chu trình C4 ở Tế bào mô giậu: gắn CO2 vào PEP → tạo AOA (4C)→ AM (4C) malat (chuyển
sang tế bào bao bó mạch)
6PEP (3C) + 6CO2 PEP cacboxylaza 6AOA (Cacboxyl hóa)

6AOA (4C) malat dehydrogenlase



6AM (Malat (4C) (chuyển hóa)
+ Chu trình Canvin ở Tế bào bao bó mạch:
6 AM(Malat) malat decacboxylaza 6CO2 + 6Pyruvate (phân tách CO2)

6 CO2 sẽ tham gia chu trình canvin để tạo C6H12O6 sử dụng 18ATP và 12NADPH

Ở Tế bào thịt lá tái tạo chất nhận PEP:


6Pyruvate + 6ATP pyruvate phosphokilaza

6PEP
 Ở TV C4 sử dụng 24ATP và 12NADPH
3. Pha tối ở thực vật CAM:
+ TV sống ở vùng sa mạc, nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, thiếu nước  Khí khổng đóng ban ngày,
mở ban đêm. VD: xương rồng, bỏng, nhan đam…
- Pha tối diễn ra theo 2 chu trình ở 2 thời điểm khác nhau
+ Chu trình C4 diễn ra ban Đêm khi mở khí khổng: CO2 đi vào + PEP → AOA → Malat
vận chuyển không bào.

+ Chu trình canvin diễn ra ban Ngày khi đóng khí khổng: Malat được đưa từ không bào → lục lạp.
Malat tách thành CO2 để đi vào chu trình Canvin, hợp chất còn lại biến đổi thành Pyruvate
+ Đêm mở khí khổng: Tinh bột từ quang hợp tái tạo PEP (chất nhận CO2) sử dụng 6ATP
 TV CAM sử dụng 24 ATP và 12NADPH để tổng hợp 1 gluco.
Lưu ý: Thực vật CAM sử dụng sản phẩm quang hợp để tái tạo chất nhận CO2 là PEP  năng
suất quang hợp là thấp nhất trong 3 nhóm thực vật.

III. VẬN DỤNG


Câu 1: Trong các thí nghiệm về tác động của ánh sáng và cho đến quang hợp, các cây lúa đã được
trồng ở điều kiện nhiệt độ 28°C cường độ ánh sáng khác nhau. Thí nghiệm 1 với 0,04% CO2 còn thí
nghiệm 2 với 0,40% CO2.

a) Hãy vẽ một đồ thị


dạng đường liên tục Cường độ ánh sáng ( đơn vị) 1 2 3 4 5 6 7
để minh họa 2 kết quả Cường độ Thí nghiệm 1: 1.5 2.8 3.2 3.2 3.2 3.2 3.2
thí nghiệm với quy quang hợp 0.04% CO2
ước trục tung là cường với CO2 Thí nghiệm 2: 1.5 3.5 5 6 6.5 6.5 6.5
độ quang hợp và trục (đơn vị ) 0.40% CO2
hoành là cường độ ánh Ghi chú: đơn vị về cường độ ánh sáng và cường độ quang hợp là tùy
sáng. chọn
b) Hãy đưa ra 3
nguyên nhân khác nhau để GT vì sao cường độ quang hợp giảm ở nhiệt độ trên 30°C?
Câu 2
Hình dưới minh họa cường độ quang hợp (tính
theo lượng CO 2 được hấp thụ) của 4 lô cây
cùng loài khi sinh trưởng trong cùng điều kiện
ánh sáng nhưng khác nhau về nhiệt độ và nồng
độ CO 2 như sau:
Lô I: 0,1% CO 2, 25° C
Lô II : 0,04% CO 2,35° C
Lô III : 0,04%CO 2, 25℃
Lô IV: 0,04% CO 2, 15℃
Mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI?
A. Ánh sáng là yếu tố giới hạn cường độ quang hợp được biểu diễn bởi khoảng N trên đồ thị.
B. Nếu tăng nồng độ CO 2 từ 0,04% lên 0,1% cho lô IV thì sinh khối của cây sẽ tăng lên gấp đôi.
C. Ở cường độ ánh sáng 4 kilolux và nồng độ CO 2 khí quyển, cường độ quang hợp sẽ tăng khi nhiệt độ
tăng từ 15℃ lên 35℃ .
D. Các cây sử dụng trong thí nghiệm này có đặc điểm sinh lý giống thực vật C 3 hơn là thực vật C 4.
Câu 3:
Một nhà khoa học muốn tìm hiểu về sự khác biệt
trong quang hợp của hai loài thực vật C3 và C4.
Người này đã trồng cây ngô và cây phong nữ
trong một hộp nhựa trong suốt được dán kín với
nồng độ CO2 ban đầu ở điều kiện thường
(300ppm) và các điều kiên ánh sáng, nước và
khoáng được cung cấp đầy đủ cho cả hai cây. Sau
một thời gian một cây bị chết.
1. Hãy cho biết cây bị chết là cây nào? Giải thích.
2. Nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp của hai loài
thực vật nói trên, kết quả được thể hiện ở đồ thị sau:
Đồ thị A và B ứng với loài nào?
Câu 4:
a. Một loài thực vật CAM được cung cấp 14CO2
vào lúc 7h tối. Cacbon phóng xạ được theo dõi
suốt thời gian đêm cho đến sáng hôm sau. Thí
nghiệm kết thúc khi cacbon phóng xạ được phát
hiện trong các phân tử cacbohidrat ở chất nền lục
lạp. Hãy cho biết trước đo, cacbon phóng xạ được
phát hiện trong những chất nào và ở vị trí nào
trong tế bào (ghi rõ thời gian phát hiện là ban đêm
hay ban ngày).
b. Ảnh hưởng của nồng độ CO 2 và cường độ ánh
sáng đến quang hợp ở một loài cây được thể hiện
trong đồ thị dưới đây. Hãy cho biết yếu tố giới hạn
quang hợp ở mỗi đoạn A, B, C trên đường cong là
ánh sáng hay CO2? Giải thích.
Câu 5:
Cho sơ đồ sau đây biểu thị mối quan hệ giữa
quang hợp của thực vật C3, C4 với cường độ ánh
sáng và nhiệt độ. Xác định đường cong A và B
tương ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích

Câu 6: Một nhà thực vật học tiến hành thì nghiệm với thực vật C3. Ông tiến hành tách chiết 1 loại
Enzyme chỉ có trong tế bào mô giậu của lá, đồng thời cho vào 3 ống nghiệm với lượng bằng nhau
Ống nghiệm 1 bổ sung acid glycolic
Ống nghiệm 2 bổ sung dịch chiết là C3 trong điều kiện ánh sáng 1800 lux và nhiệt độ 35 độ C
Ống nghiệm 3 bổ sung dịch chiết là C3 trong điều kiện ánh sáng 700 lux và nhiệt độ 25 độ C
Ống nghiệm 4 chứa dịch chiết là C4 trong điều kiện ánh sáng 1800 lux và nhiệt độ 35 độ C và bổ sung
acid glycolic
Trình bày kết quả thí nghiệm và giải thích ?
Câu 7: Trong một nghiên cứu về quá trình quang hợp của một số giống tảo.
a) Nếu môi trường nuôi cấy không được chiếu sáng trong 1 giờ, sau đó tiếp tục không chiếu sáng
và sục CO2 đánh dấu phóng xạ ( 14C) trong 25 phút thì glucôzơ thu được tại thời điểm kết thúc sục
khí có chứa 14C không? Giải thích.
b) Nếu môi trường nuôi cấy được chiếu sáng liên tục và bổ sung chất Paraquat (viologen) để ức
chế chuỗi vận chuyển êlectron ở hệ quang hoá I của lục lạp, sau đó sục CO2 đánh dấu phóng xạ
(C) trong 25 phút thì glucôzơ thu được tại thời điểm kết thúc sục khí có chứa 14C không? Giải
thích.
c) Trong lục lạp của các loại tảo nâu và tảo đỏ sống ở tầng nước sâu, ngoài các sắc tố lục và
carotenoit còn có chứa sắc tố nào khác không? Giải thích.
Câu 8 Ngoài việc tham gia vào quá trình cố định CO 2, enzyme RuBisCO còn có khả năng xúc tác
phản ứng gắn O2 vào RuBP gây ra hô hấp sáng như được minh họa ở hình bên.
Mỗi phát biểu dưới đây ĐÚNG hay SAI?
A. Khoảng 75% lượng cacbon trong hợp
chất 2-phosphoglycolate được chuyển hóa
tiếp ở chu trình Calvin.
B.Hô hấp sáng có tác dụng bảo vệ thực vật
khỏi tác động của cường độ ánh sáng mạnh.
C. Hô hấp sáng có liên hệ chặt chẽ với quá
trình đồng hóa nito ở lá của thực vật C 3.
D. Thực vật C 3 trồng trong điều kiện không
khí có 5% O2 sẽ có năng suất tăng gấp đôi
so với các cây cùng loài trồng trong điều
kiện không khí có 20% O2
Câu 9

Câu 10. Tiến hành thí nghiệm về các điều kiện ảnh hưởng đến sản lượng quang hợp ở thực vật: Lúa
nước trồng trong phòng thí nghiệm được chia thành các lô .Hãy dự đoán lô thực vật nào có sản lượng
quang hợp cao nhất? Giải thích (Các điều kiện còn lại hoàn toàn giống nhau).
Điều kiện Loại ánh sáng Nhiệt độ (0C) [CO2] (%) [O2] (%) Chất khoáng
Lô 1 Trắng tự nhiên 20 – 25 0,3 – 0,7 13 – 17 Đầy đủ
Lô 2 Đỏ đơn sắc 30 – 35 0,3 – 0,7 13 – 17 Đầy đủ
Lô 3 Đỏ đơn sắc 20 – 25 1,6 – 2,3 13 – 17 Đầy đủ
Lô 4 Đỏ đơn sắc 30 – 35 1,6 – 2,3 20 – 30 Đầy đủ
Lô 5 Đỏ đơn sắc 20 – 25 0,3 – 0,7 13 – 17 Thiếu Mo
Lô 6 Đỏ đơn sắc 20 – 25 1,6 – 2,3 20 – 30 Thiếu Fe
Lô 7 Đỏ đơn sắc 30 – 35 1,6 – 2,3 20 – 30 Thiếu Mg

You might also like