You are on page 1of 6

FANPAGE: CAM – OLYMPIC SINH HỌC ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP DỰ THI

CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA LẦN 3

Thời gian: 180 phút


(Đề thi có 07 câu gồm 6 trang)

Câu I (3,0 điểm)


1. Cá là động vật biến nhiệt, nghĩa là nhiệt độ cơ thể thay đổi theo môi trường. Tùy thuộc vào nơi bạn đến
trên trái đất, bạn có thể tìm thấy cá với mọi thái cực của nhiệt độ cơ thể khác nhau. Cá nhám sa mạc có nguồn
gốc từ suối sa mạc ở California và Mexico chịu được nhiệt độ cao đến 42°C. Cá vảy Bắc Cực, có thể chịu được
nhiệt độ nước thấp đến mức -2°C. Cá vàng thì sống ở nhiệt độ vừa phải hơn, từ 5 đến 25°C.
Một nhóm nghiên cứu để ý rằng phạm vi này là một cơ hội thú vị để họ thực hiện một nghiên cứu so sánh về
tính linh động và thành phần của màng tế bào. Nghiên cứu ngoài các loại cá đã giới thiệu ở trên còn bao gồm cả
chuột, vì chuột duy trì nhiệt độ cơ thể không đổi là 37°C và đại diện cho sự điều hòa nhiệt ở động vật bậc cao.
Các nhà nghiên cứu giữ mỗi động vật ở một nhiệt độ cụ thể trong một vài ngày. Cá vảy Bắc Cực ở 0°C. Một
nhóm cá vàng được giữ ở 5°C, và một nhóm khác ở 25°C. Cá nhám sa mạc được giữ ở 34°C, và chuột được giữ
ở nhiệt độ phòng bình thường, 21°C. Tiếp theo, các tế bào thần kinh được loại bỏ khỏi mỗi loài động vật và màng
sinh chất được phân lập từ những tế bào này. Điều này đã cho các nhà nghiên cứu một bộ màng tế bào đại diện
cho môi trường nhiệt độ từ 0°C đến 37°C.
Các nhà nghiên cứu sau đó thêm một phân tử huỳnh quang vào mỗi màng và ủ chúng ở 20°C. Họ đo sự
chuyển động huỳnh quang và dùng những dữ liệu này để vẽ nên biểu đồ bên dưới. (Mỗi điểm đại diện cho một
con vật). Biết rằng giá trị huỳnh quang tỷ lệ nghịch với sự chuyển động huỳnh quang, giá trị càng cao thì chuyển
động của đầu dò huỳnh quang càng thấp và màng ít lỏng hơn. Bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ axit béo no/ không
no trong màng phospholipid phosphatidyl choline của các loài khác nhau trong nghiên cứu:
Tỷ lệ axit béo no/ không no trong màng tế bào
Cá vảy Bắc Cực 0°C Cá vàng 5°C Cá vàng 25°C Cá nhám sa mạc 34°C Chuột 37°C
0,593 0,659 0,817 0,990 1,218

● Cá vảy Bắc Cực


● Cá vàng
● Cá nhám sa mạc
Giá trị huỳnh quang

● Chuột

Nhiệt độ cơ thể (0C)

a. Nhận xét biểu đồ và giải thích.


b. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tính linh động của màng. Theo dữ liệu trên, những gì ngoài nhiệt độ ảnh hưởng đến
tính linh động của màng? Giải thích cách thức và lý do yếu tố này ảnh hưởng đến tính linh động của màng ở các
nhiệt độ khác nhau như thế nào?
c. Giả sử bạn phân lập được màng tế bào từ động vật và đo giá trị huỳnh quang của màng theo cách tương tự như
các nhà nghiên cứu đã làm. Nếu giá trị huỳnh quang là 0,27 và coi sự chuyển động của đầu dò huỳnh quang chỉ
bị ảnh hưởng tỷ lệ axit béo no/ không no, bạn có thể dự đoán những gì về tỷ lệ axit béo no và axit béo không no
hòa trong ethanolol phospholipids có trong màng của động vật này dựa vào bảng trên? (Đưa ra con số cụ thể)
2. Lyzôxôm là bào quan chứa đầy các enzim thủy phân (hydrolaza). Những enzim này được chuyển tới
lyzôxôm qua lưới nội chất và bộ máy Gôngi. “M6P” là gốc đường được gắn vào những enzym này làm dấu hiệu
đặc thù, nhờ vậy các thụ thể của lyzôxôm nhận ra chúng qua đó những enzym này được chuyển vào trong
lyzôxôm. Có hai enzym kí hiệu là PT và PG có chức năng chuyển hóa đường manôzơ thành M6P qua chuỗi phản
ứng sau:
PT PG
 
(1) (2)
Manôzơ Chất chuyển hóa trung gian M6P
Các bệnh nhân mắc bệnh “Tế bào typ I” được tìm thấy có các enzym hydrolaza hoạt động bình thường,
nhưng những enzim này được tiết ra ngoài tế bào chứ không được chuyển vào lyzôxôm như bình thường. Có ba
dòng tế bào I, II và III được tìm thấy có dạng sai hỏng này. Nhằm xác định nguyên nhân các sai hỏng, các thí
nghiệm được tiến hành như sau:
STT Cách thức thí nghiệm Kết quả
1 Dịch chiết từ tế bào I được bổ sung vào tế bào II Sai hỏng được sửa
2 Dịch chiết từ tế bào II được bổ sung vào tế bào III Sai hỏng được sửa
3 Dịch chiết từ tế bào II được bổ sung vào tế bào I Sai hỏng không được sửa
4 Dịch chiết từ tế bào I được bổ sung vào tế bào III Sai hỏng được sửa
5 Dịch chiết từ tế bào III được bổ sung vào tế bào I Sai hỏng không được sửa
6 Dịch chiết từ tế bào III được bổ sung vào tế bào II Sai hỏng được sửa
Nêu giả thuyết giải thích nguyên nhân sai hỏng có thể xảy ra ở các dòng tế bào (I → III). Giả sử sai hỏng ở
mỗi tế bào là khác nhau.
3. Enzim A tham gia vào giải độc ammoniac. Ở gà, enzim này được vận chuyển đến ti thể, còn ở người,
enzim này định vị ở tế bào chất. Để được vận chuyển tới ti thể, enzim A phải mang đoạn peptit tín hiệu tồn tại ở
dạng xoắn alpha lưỡng cực. Trong đó các axit amin tích điện dương nằm ở 1 phía, còn các axit amin kị nước và
các axit amin khác nằm ở phía đối diện.

Dựa vào mô hình vòng quay xoắn (Hình 1) và 2 trình tự đầu amin (-NH2): trình tự 1 và trình tự 2 (Hình 2)
của enzim A ở gà và người, hãy cho biết:
a) Trong 2 trình tự này, trình tự nào là của gà và trình tự nào là của người? Giải thích
b) Nếu có 1 lượng lớn enzim A thì có ảnh hưởng đến sự vận chuyển protein khác vào trong ti thể không?
Giải thích.
c) Khi vận chuyển enzim A vào ti thể, có cần protein vận chuyển qua màng ngoài ti thể không? Tại sao?

Câu II (2,5 điểm)


1. Enzim ARN pôlimeraza II thường chấm dứt sự phiên mã gen HIV (virus gây AIDS ở người) ở khoảng vài
trăm nucleotide sau khi quá trình này bắt đầu, trừ khi được hỗ trợ bởi một loại protein được mã hóa bởi virus có
tên Tat, liên kết đến một cấu trúc kẹp tóc cụ thể trong ARN virus mới sinh. Tat sau đó tuyển mộ một bộ sưu tập
các protein trung gian khác, bao gồm protein kinase Cdk9, giúp phôtphorin hóa ARN pôlimeraza, tăng cường khả
năng tiếp tục phiên mã. Flavopiridol là chất ức chế mạnh nhất của Cdk9 được phát hiện cho đến giờ, bạn dự đoán
flavopiridol ảnh hưởng như thế nào đến sự nhân lên của virus HIV? Tác dụng này có triệt để? Giải thích.
2. Dịch cúm theo mùa cướp đi sinh mạng của hơn 500.000 người mỗi năm trên toàn thế giới. Nhiều hóa chất
đã được thử nghiệm để ngăn chặn sự nhân lên của virus cúm A trong cơ thể.
a. Genome của virus cúm A là gì? (ADN hay ARN; sợi đơn +, sợi đơn – hay sợi kép)
b. Trong một thí nghiệm, trước khi tiếp xúc virus cúm A, tế bào chủ được xử lí lần lượt với mỗi loại hoá chất
sau: zanamivir (chất ức chế cạnh tranh của neuraminidase- enzim giúp giải phóng virus khỏi tế bào chủ), NH4Cl
(duy trì pH cao của lysosome), actinomycin D (ức chế sự phiên mã). Hãy dự đoán tác động của các hóa chất trên
đối với quá trình nhân lên của virus cúm A.
3. Trộn lẫn hai chủng vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter rồi cấy vào môi trường thạch đặc có chứa
NH4Cl, sau một thời gian quan sát thấy hiện tượng gì? Giải thích.

Câu III (3,5 điểm)


1. a. Các tế bào trong thân của một cây con được trồng trong tối định hướng các vi ống của chúng theo chiều
ngang. Bạn nghĩ rằng điều này tác động đến sự tăng trưởng của cây như thế nào?
b. Bằng phương pháp tế bào học, nhà khoa học đã phát hiện hai chất điều hoà sinh trưởng là GA và etilen
có tác dụng đến thành phần cấu trúc Y trong tế bào chất dẫn đến thay đổi cấu trúc thành của tế bào đang tăng
trưởng ở cây lô II và lô III như hình dưới. Y là gì? Nêu tác dụng của GA và etilen lên Y trong mỗi lô này.

2. Hạt của một loài cây khi nằm dưới các tán cây ở rừng ôn đới thì không thể nảy mầm trong suốt mùa hè,
nhưng nếu qua được mùa đông năm đó, các hạt này sẽ bắt đầu nảy mầm. Người ta đem hạt này ra khỏi các tán lá
rừng vào mùa hè và đặt ở nơi có đầy đủ ánh sáng thì thấy hạt nảy mầm.
Yếu tố nào đóng vai trò khởi đầu sự nảy mầm của loại hạt này? Giải thích hiện tượng trên.
3. Strigolactone là một chất điều hoà sinh trưởng thực vật mới được phát hiện gần đây. Các nhà nghiên cứu
nhận thấy một số thể đột biến của cây Arabidopsis không thể tạo ra strigolactone vì đột biến trong một gen cần
thiết cho sinh tổng hợp chất này có kiểu hình rất rậm rạp (chồi của chúng phân nhánh mạnh hơn nhiều so với cây
kiểu dại). Nếu nhà nghiên cứu bổ sung strigolactone ngoại sinh cho những cây này, chúng phát triển bình thường.
a. Thí nghiệm này gợi ý gì về vai trò của strigolactone trong sinh trưởng của thực vật?
b. Một số loài thực vật ký sinh điển hình, ví dụ như Striga asiatica-một loài cây gây thiệt hại nghiêm trọng
cho nông nghiệp trồng ngũ cốc ở châu Phi bằng cách hút chất dinh dưỡng rễ cây chủ, chỉ nảy mầm hạt khi có tín
hiệu hoá học là singolactone. Thể đột biến của các cây ngũ cốc không thể tạo ra stringolactone phát triển kém
hơn bình thường mặc dù không bị thực vật kí sinh- cây Striga tấn công. Người sự hình thành rễ nấm bị suy giảm
ở những cây này. Dự đoán vị trí sản xuất và vai trò của stringolactone trong trường hợp này.
c. Dự đoán tại sao cây vẫn tiết ra stringolactone mặc dù có thể bị cây kí sinh tấn công.

Câu IV (3,0 điểm)


1. Stress ngắn hạn làm hệ nội tiết của cơ thể đáp ứng như thế nào? Điều này giúp được gì cho cơ thể? Giải
thích tại sao stress này nếu kéo dài có thể dẫn đến các bệnh stress như bệnh tim, nhiễm trùng, loét dạ dày, tiểu
đường…
2. Khi các tế bào hồng cầu được lưu trữ trong ngân hàng máu (ví dụ như ở phòng lưu trữ của bệnh viện),
cuối cùng chúng sẽ sử dụng 1,3-BPG (axit 1,3- điphôtphoglixeric để tạo năng lượng sau khi sử dụng hết nguồn
năng lượng sẵn có. 1,3-BPG là sản phẩm của đường phân, nó có thể chuyển đổi thuận nghịch thành 2,3-BPG nhờ
enzim trong hồng cầu. Coi rằng nồng độ 2,3-BPG tỷ lệ thuận với nồng độ 1,3-PBG, khả năng hoạt động của
những hồng cầu này thay đổi như thế nào sau khi máu lưu trữ lâu ngày được truyền vào bệnh nhân? Đường cong
phân ly hemoglobin của những bệnh nhân này sẽ dịch chuyển sang phía nào? Giải thích.
3. Dị tật tim bẩm sinh là các bệnh phổ biến, chiếm tới 0,4 – 0,8% trẻ sinh ra. Hình dưới đây thể hiện của 2
loại dị tật tim bẩm sinh phổ biến.

Chú thích: RA: tâm nhĩ phải RV: tâm thất phải; LA: tâm nhĩ trái; LV: tâm thất trái; PA: động mạch phổi;
AO: động mạch chủ.
a. Dị tật (1) là dị tật gì? Thành tim bên phải hay mỏng hơn bình thường? Giải thích.
b. Dị tật (2) là dị tật gì? Lượng máu phân bố đến phần trên cơ thể (đầu, tay) và phần dưới cơ thể (chân, mông)
có bằng nhau không? Tại sao?

Câu V (2,5 điểm)


1. Ếch báo Rana berlandieri và R. sphenocephala thường có mùa sinh sản không chồng chéo lên nhau trong
khu vực mà cả hai loài sống, nhưng khi chúng ở các khu vực khác nhau, cả hai loài sinh sản cùng ở mùa xuân
và mùa thu. Khi ao mới được hình thành trong khu vực sống gần nhau của hai loài, các con ếch của cả hai loài
trước đây sống tách biệt với quần thể loài kia có thể xâm chiếm các ao mới và lai tạo trong những mùa sinh sản
chồng chéo của chúng.
Hãy tưởng tượng bạn đã thu thập và lập bảng dữ liệu về sự lai tạo giữa hai loài ếch này. Bạn đã lấy mẫu các
giai đoạn phát triển khác nhau của ếch và nòng nọc trong 2 năm sau một mùa sinh sản đầu tiên tại một ao mới
thành lập. Sử dụng dữ liệu dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
Giai đoạn Rana berlandieri R. sphenocephala F1
Nòng nọc mới nở (mùa xuân- năm 1) 155 125 238
Nòng nọc giai đoạn cuối (mùa hè- năm 1) 45 55 64
Ếch mới biến thái (mùa thu- năm 1) 32 42 15
Ếch trưởng thành (năm 2) 10 15 1
a. Những lý do nào có thể giải thích cho sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm của các con lai được tìm thấy tại
mỗi giai đoạn phát triển? Đề xuất một số cơ chế cách li sau hợp tử phù hợp với dữ liệu của bạn.
b. Theo thời gian, những thay đổi bạn có thể mong đợi trong mùa sinh sản của hai loài tại cái ao đặc biệt này
là gì, và tại sao?
2. Thống kê ở bệnh viện cho thấy các em bé mới sinh thường có cân nặng từ 6,5-7,5 pound, trọng lượng này
làm tỷ lệ tử vong giảm tối đa ≈ 0-3% Dự đoán cân nặng của trẻ mới sinh thuộc kiểu chọn lọc nào và giải thích
tại sao quá trình tiến hóa lại ưu tiên kiểu chọn lọc này.
3. Giả sử có hai quần thể gà rừng sống ở hai bên sườn phía Đông (quần thể 1) và phía Tây (quần thể 2) của
dãy núi Hoàng Liên Sơn ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể 1 có tần số một alen lặn rất mẫn cảm nhiệt độ
(kí hiệu là tsL) là 0,8; trong khi ở quần thể 2 không có alen này. Sau một đợt lũ lớn, một “hẻm núi” hình thành
và nối thông hai sườn dãy núi. Do nguồn thức ăn ở sườn phía Tây phong phú hơn, một số lớn cá thể từ quần thể
1 đã di cư sang quần thể 2 và chiếm 30% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tuy vậy, trong môi trường
sống ở sườn phía Tây, do nhiệt độ môi trường thay đổi, alen tsL trở thành một alen gây chết phôi khi ở trạng thái
đồng hợp tử, mặc dù nó không làm thay đổi khả năng thích nghi của các cá thể dị hợp tử cũng như của các cá
thể đồng hợp tử trưởng thành di cư sang từ quần thể 1. Tần số alen tsL ở quần thể mới và cấu trúc di truyền ở
quần thể này sau 3 thế hệ sinh sản ngẫu phối được mong đợi là bao nhiêu?

Câu VI (3,0 điểm)


1. Giải thích tại sao chu trình nitơ bị chi phối chủ yếu bởi các quá trình sinh học trong khi chu trình phốtpho
(hoặc lưu huỳnh) bị chi phối bởi các quá trình địa hóa.
2. Chim sơn nguyên đực thường ưu tiên xây tổ trong đầm lầy, nhưng chúng kiếm ăn ở vùng đồi cỏ cao
nguyên. Phân tích những lợi ích và chi phí (cái giá phải trả) của tập tính này.
3. Chiến lược lịch sử đời sống có thể khác nhau trong các loài ở cấp độ quần thể. Ví dụ, một số quần thể cá
bảy màu (Poecilia reticulata) ở Trinidad sống ở những con suối nơi chúng thường xuyên bị tấn công và ăn bởi
những con cá lớn hơn. Nhưng ở một số dòng suối có thác nước mà cá săn mồi không thể vượt qua được. Cá bảy
màu sống ở khu vực không có động vật ăn thịt ở thượng nguồn thác nước có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với cá
bảy màu bên dưới thác. Để xem liệu nguy cơ bị ăn thịt bởi một kẻ săn mồi ảnh hưởng đến chiến lược lịch sử đời
sống của những con cá bảy màu này như thế nào, David Reznick và các đồng nghiệp của mình đã thu thập cá
bảy màu từ các địa điểm có nguy cơ bị ăn thịt cao và săn mồi thấp và nuôi chúng trong phòng thí nghiệm. Một
số cá bảy màu từ mỗi nhóm được cung cấp thức ăn phong phú, và một nhóm khác với thức ăn hạn chế. Trong
phòng thí nghiệm, nơi không có động vật săn mồi xuất hiện, cá bảy màu từ khu vực bị săn mồi cao trưởng thành
sớm hơn, sinh sản thường xuyên hơn và sinh ra nhiều con hơn trong mỗi lứa so với cá bảy màu từ các địa điểm
ăn thịt thấp, cho dù cá bảy màu có nguồn gốc từ khu vực đó nhận được nhiều thức ăn.
a. Nhân tố nào thúc đẩy sự tiến hoá làm quần thể ở khu vực sống dưới thác tăng trưởng mạnh mẽ hơn quần
thể sống ở thượng nguồn? Giải thích tại sao lại như vậy.
b. Kiểu chọn lọc đời sống ở hai quần thể cá bảy màu trong hai khu vực khác nhau này khác nhau như thế
nào? Giải thích.
b. Tại sao các loài không thể tối đa hóa sự tăng trưởng, sinh sản và sinh tồn? Nói cách khác, tại sao có sự
đánh đổi trong lịch sử cuộc sống? Lấy ví dụ để chứng minh câu trả lời của bạn.

Câu VII (2,5 điểm)


1. Sự hiểu biết của chúng ta về hiệu ứng dòng mẹ được trợ giúp rất nhiều qua những thí nghiệm ở các loài
như Drosophila melanogaster và Caenorhabditis elegans. Trong các sinh vật thí nghiệm với thời gian thế hệ
ngắn này, các nhà di truyền học đã thành công tìm kiếm các alen đột biến ngăn cản quá trình phát triển bình
thường của phôi. Trong nhiều trường hợp, con non chết sớm ở giai đoạn phôi thai hoặc ấu trùng. Hiện tượng này
được gọi là alen gây chết theo hiệu ứng dòng mẹ. Làm thế nào một nhà nghiên cứu xác định đột biến tạo ra một
alen gây chết theo hiệu ứng dòng mẹ? Nêu ví dụ.
2. Một chủng ruồi giấm rất mẫn cảm với CO2. Tính trạng mẫn cảm CO2 này được di truyền cho thế hệ sau
nhưng không liên kết với giới tính. Thực hiện phép lai giữa các con cái của chủng ruồi giấm mẫn cảm này với
con đực kiểu dại thu được 100% con lai F1 mẫn cảm với CO2. Tiếp tục thực hiện phép lai nghịch giữa con cái
đồng hợp kiểu dại với con đực mẫn cảm với CO2 thu được 100% con lai có kiểu hình kiểu dại.
Nêu các giả thuyết có thể giải thích kết quả trên. Phép lai nào có thể xác định chính xác cơ chế di truyền của
tính trạng này?
3. Một đoạn ADN dạng thẳng của phagơ được đánh dấu phóng xạ bằng 32P ở cả hai đầu và được cắt bằng hai
enzyme cắt giới hạn.
Cắt riêng bằng enzyme EcoRI tạo ra các đoạn kích thước: 2,9; 4,5; 6,2; 7,4 và 8 kb trong đó dấu phóng xạ
biểu hiện ở đoạn 6,2 và 8,0.
Cắt bằng enzym BamHI tạo ra các đoạn kích thước 6,0; 10,1; 12,9 kb và dấu phóng xạ biểu hiện ở đoạn kích
thước 6,0 và 10,1 kb.
Khi cắt đồng thời bằng 2 loại enzym trên thì cho các đoạn kích thước 1,0; 2,0; 2,9; 3,5; 6,0; 6,2 và 7,4 kb.
Khi các đoạn ADN được điện di và thẩm tách lên màng, người ta tiến hành lai mẫu dò đánh dấu phóng xạ của
một gen X của phagơ với các đoạn ADN thì thấy các đoạn 4,5; 10,1 và 12,9 đều được đánh dấu.
Hãy vẽ bản đồ các điểm cắt của các enzym cắt giới hạn và giải thích. Gen X nằm chính xác ở vùng nào trong
3 đoạn 4,5; 10,1 và 12,9?
----------------HẾT----------------

You might also like