You are on page 1of 5

SỞ GD&ĐT SƠN LA KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA THPT

NĂM HỌC 2022 - 2023


ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC
Ngày thi thứ hai: 18/9/2022
(Đề thi có 05 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên thí sinh: ....................................................; Số báo danh: .................

Câu I (1,5 điểm)


Có hai mẫu ADN, mỗi mẫu đều biến tính ở 92 0C. Sau khi biến tính, người ta trộn hai
mẫu ADN với nhau và để hỗn hợp nguội dần cho phép các sợi ADN bắt cặp trở lại (hồi
tính). Khi ADN mới hồi tính được biến tính lần thứ hai, mẫu này có nhiệt độ biến tính ở
850C.
1) Hãy đưa ra các giả thiết giải thích vì sao nhiệt độ biến tính ở lần hai thấp hơn lần
đầu.
2) Bằng cách thực nghiệm nào để kiểm tra giả thiết em đưa ra là đúng?
3) Nếu ADN mới được hồi tính có nhiệt độ biến tính vẫn là 92 0C thì có thể kết luận gì
về trình tự của hai mẫu ADN trên?

Câu II (3,0 điểm)


1) Ở vi khuẩn E. Coli kiểu dại, sự biểu hiện của gen lacZ thuộc operon Lac mã hóa β-
galactosidase phụ thuộc vào sự có mặt của glucose và lactose trong môi trường. Khi có cả
glucose và lactose, enzym này biểu hiện ở mức thấp; khi môi trường chỉ có latose, enzym
này được biểu hiện ở mức tăng cường trong các tế bào kiểu dại. Bằng kỹ thuật gây đột biến
chuyển ADN plasmid mang các trình tự gen có nguồn gốc từ nhiễm sắc thể E.coli này vào
các tế bào E. coli khác, người ta đã tạo ra các chủng đột biến có kiểu gen lưỡng bội về các
gen và trình tự điều hòa tham gia phân giải lactose.
Trong đó:
I+, P+, O+, Z+ tương ứng là các trình tự kiểu dại của gen mã hóa protein ức chế (I),
vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen lacZ.
P-, Oc, Z- là trình tự đột biến mất chức năng so với trình tự kiểu dại tương ứng;
I- là đột biến protein ức chế mất khả năng gắn vùng vận hành;
Is là đột biến làm protein ức chế mất khả năng gắn vào đồng phân của lactose.
Cho biết enzym β-galactosidase được tổng hợp (điền “Có”) hay không (điền “Không”)
ở các chủng sau trong môi trường có hoặc không có lactose? Giải thích.

Chủng Kiểu gen Không có lactose Có lactose


A I P Oc Z+
- +

I+ P+ O+ Z-

B Is P+ O+ Z+
I+ P+ O+ Z-

C I+ P- O+ Z+
I- P+ O+ Z+

Trang 1/5
2) Nghiên cứu con đường tổng hợp sắc tố ở một loài vi khuẩn, người ta thấy vi khuẩn
có kiểu dại có màu đỏ. Các chủng đột biến có các màu sắc khác nhau như sau:

Các chủng Kiểu gen Kiểu hình


M m1+ m2+ m3+ Đỏ (kiểu dại)
M1 m1- m2+ m3+ Cam
M2 m1+ m2- m3+ Vàng
M3 m1+ m2+ m3- Không có màu
M4 m1- m2- m3+ Cam
M5 m1+ m2- m3- Không có màu
M6 m1- m2+ m3- Không có màu
Tìm trật tự của các chất trao đổi và các gen quy đinh các enzym của con đường sinh
tổng hợp sắc tố đó.
Câu III (1,5 điểm)
Hai trẻ có nghi ngờ mắc hội chứng Đao cùng được đưa đến gặp bác sĩ để khám tư vấn.
Bác sĩ cho biết cả hai trẻ đều bị hội chứng đao tuy nhiên bộ nhiễm sắc thể của hai trẻ này
khác nhau. Một trẻ trong bộ nhiễm sắc thể (NST) có 46 NST, một trẻ trong bộ NST có 47
NST. Giải thích cơ chế NST gây bệnh ở hai trẻ trên?

Câu IV (1,5 điểm)


1) Hình (a) dưới đây là phả hệ ghi lại sự di truyền của bệnh PKU (phenylketo niệu) do
một đột biến lặn gen PAH (gen mã hóa cho phenylalanine hydroxylase). Hình (b) là kiểu
RFLP (đa hình chiều dài các đoạn giới hạn) cho từng cá thể đối với gen PAH. Cá thể II-2 bị
bệnh PKU. Kiểu hình RFLP của cá thể II-2 và II-4 chưa được biết. Từ bản gen trong hình
(b) hãy biện luận tìm kiểu băng từ A đến D phù hợp với cá thể II-2, II-4.

Hình a. Hình b.

2) Một loài động vật ăn cỏ, xét một gen có 2 alen B và b trên nhiễm săc thể thường
quy định hình dạng lông. Trong quần thể ở thế hệ xuất phát, tần số tương đối của alen b
trong phần cái là 0,4. Qua ngẫu phối, quần thể F 2 đạt trạng thái cân bằng di truyền có thành
phần kiểu gen: 0,49BB : 0,42Bb : 0,09bb
2.1) Tìm tần số tương đối của các alen trong phần đực của thế hệ xuất phát.
2.2) Viết thành phần kiểu gen của quần thể F1.

Trang 2/5
Câu V (2,5 điểm)
1) Một cặp vợ chồng cả hai đều mắc chứng “điếc” do mang một số alen lặn ở 3 gen
liên quan đến thính giác: d1 là lặn so với D1, d2 là lặn so với D2, d3 là lặn so với D3) Đồng
hợp tử đột biến ở bất cứ 1 trong 3 gen này đều gây “điêc”. Ngoài ra, đồng hợp tử lặn đồng
thời 2 trong 3 gen này gây chết ở giai đoạn phôi (sảy thai sớm) với độ thâm nhập (độ biểu
hiện) là 25%. Đồng hợp tử lặn ở cả 3 gen gây sảy thai sớm với độ thâm nhập là 75%. Với
kiểu gen của mẹ là D1d1D2d2d3d3 và của bố là d1d1D2d2D3d3 thì xác suất con của họ được
sinh ra (không tính sảy thai) có thính giác bình thường là bao nhiêu?
2) Khi khảo sát tính trạng cánh dày, cánh mỏng ở một loài côn trùng, người ta đem lai
cặp bố mẹ đều thuần chủng, con cái cánh mỏng với con đực cánh dày thu được đời F 1 gồm
13 con cánh dày và 12 con cánh mỏng. Tiếp tục cho F 1 giao phối được F2 có 198 con cánh
dày, 201 con cánh mỏng. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng trên. Viết sơ đồ lai
kiểm chứng.

Câu VI (4,0 điểm)


1) Giả sử có hai hòn đảo X và Y cùng được hình thành do đáy đại dương trồi lên, vào
cùng một thời điểm và ở cùng một vĩ độ. Sau một thời gian tiến hóa người ta thấy trên đảo
X có số lượng loài sinh vật nhiều hơn sơ với ở đảo Y. Hãy dự đoán nguyên nhân để giải
thích sự khác biệt về số lượng các loài trên hai đảo đó.
2) Quần thể gà lôi đồng cỏ lớn ở bang Illinois (Hoa Kỳ) (địa điểm A) đã từng bị sụt
giảm nghiêm trọng do hoạt động canh tác của con người trong thế kỷ XIX-XX. Bảng dưới
đây thể hiện kết quả nghiên cứu quần thể gà lôi tại bang và hai bang khác (địa điểm B, C)
không bị tác động.
Địa điểm, thời gian Kích thước quần thể Số alen/locus Tỷ lệ % trứng nở.
(Số lượng cá thể)
A, 1930 - 1960 1)000 – 25.000 5,2 93
A, 1993 < 50 3,7 < 50
B, 1998 750.000 5,8 99
C, 1998 75.000 – 200.000 5,8 96
2.1) Hãy sử dụng số liệu ở bảng trên giải thích cho các đặc điểm tác động của phiêu
bạt di truyền (yếu tố ngẫu nhiên).
2.2) Để phục hồi quần thể gà lôi ở bang Illinois, năm 1993 người ta bổ sung vào quần
thể này 271 cá thể lấy ngẫu nhiên từ các bang khác. Sau 4 năm, tỉ lệ trứng nở tăng lên hơn
90%. Hãy giải thích kết quả.
3) Một trong những kết quả của nghiên cứu tiến hóa phân tử cho thấy ở gen giả globin
của người có tần số thay đổi nucleotit cao gấp 5 lần so với tần số thay thế nucleotit khác
nghĩa ở vùng mã hóa của gen globin thật. Bằng cơ chế tiến hóa giải thích hiện tượng trên.
Từ đó đưa ra xu hướng trong tiến hóa của các vùng trình tự trong gen.
Câu VII (1,5 điểm)
Con Lười ba ngón Bradypus sp. được tìm thấy ở các khu vực Trung và Nam Mỹ. Đây
là loài động vật chậm chạp, dành cả cuộc đời sống dưới tán cây và chỉ xuống đất một lần
mỗi tuần để thải hết phân. Bướm đêm Cryptoses choloepi sống trong bộ lông của những con
Lười và điều này giúp bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của các loài chim ăn côn trùng. Ngoài
ra, chúng di chuyển cùng những con Lười và đẻ trứng trên phân của Lười. Ấu trùng nở ra từ
trứng ăn phân. Bướm đêm trưởng thành lại leo lên trên những con Lười. Ngoài bướm đêm,
tảo thuộc giống Trichophyllus phát triển trong bộ lông của con Lười, nhưng khi phát triển
thành lượng lớn, chúng được những con Lười dùng làm thức ăn. Tảo biến màu lông của con

Trang 3/5
Lười thành màu xanh lục, khiến con Lười dễ trốn kẻ thù dưới tán lá. Nấm ascomycota cũng
sinh trưởng trong lông của những con Lười, giúp phân hủy xác của bướm đêm đã chết và
tạo thành nguồn dinh dưỡng cho tảo.
Các phát biếu sau nói về mối quan hệ giữa các loài ở trên. Hãy cho biết phát biểu nào đúng,
sai? Giải thích.
1) Sự tương tác giữa con Lười và loài bướm đêm Cryptoses choloepi là kiểu quan hệ
cộng sinh.
2) Bướm đêm Cryptoses choloepi và nấm ascomycota sống trong bộ lông của con lười,
có quan hệ kiểu hội sinh với Lười nếu bỏ qua ảnh hưởng gián tiếp lên tảo.
3) Tảo sống trong bộ lông của Lười và Lười là hai loài gây hại lẫn nhau.
4) Tảo và nấm sống trong bộ lông của Lười có quan hệ hội sinh với nhau.
Câu VIII (1,25điểm)
1) Trong quần xã sinh vật có hai mô
hình điều chỉnh đó là mô hình điều chỉnh từ
dưới lên và mô hình điều chỉnh từ trên
xuống. Cho biết ở hai mô hình điều chỉnh
này khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ.
2) Hình bên mô tả mô hình điều chỉnh
ở thảm tảo bẹ ở bờ biển Tây Alaska. Trong
đó các dấu “+”, “-” thể hiện lần lượt là tăng,
giảm. Cho biết mô hình điều chỉnh này
thuộc loại nào? Giải thích.

Câu IX (1,25 điểm)


Ở một khu rừng, động vật ăn lá chủ yếu là các loài động vật chân khớp. Chúng là thức
ăn của chim (vào ban ngày) và dơi (vào ban đêm). Một nghiên cứu được thực hiện để xác
định mật độ (cá thể/m2 lá) của các động vật chân khớp trong ba điều kiện thí nghiệm, gồm
cây không được che chắn (K), cây được che chắn để loại bỏ tác động bởi một trong hai loài
động vật là chim (LBC) hoặc dơi (LBD). Kết quả thu được trong đồ thị hình dưới đây:

Mật độ đvck (cá thể/ m2 lá)


14

12

10

0
K BLC BLD

Trang 4/5
1) Phân tích tác động của chim và dơi đến độ phong phú của động vật chân khớp ăn lá
ở hệ sinh thái này.
2) Trong điều kiện tự nhiên, thực vật được bảo vệ tốt hơn khi có loài động vật ăn thịt
nào (chim hay dơi)? Giải thích.

Câu X (2,0 điểm)


Phân bố không gian giữa các cá thể trong quần thể chịu sự chi phối của nhiều yếu tố.
Trong đó, quan trọng nhất là mối quan hệ giữa các thành viên và đặc điểm nguồn sống của
môi trường. Khi nghiên cứu sự phân bố của loài động vật hai mảnh vỏ trên các triều ven
biển người ta thu được mẫu trong các ô tiêu chuẩn như sau:
Ô nghiên cứu Số lượng cá thể
1 tuổi 2 tuổi 3 tuổi
1 255 25 3
2 147 19 4
3 246 30 1
4 321 31 3
5 223 21 2
6 267 25 0
1) Xác định kiểu phân bố, mối quan hệ của các cá thể trong quần thể ở mỗi nhóm tuổi
thông qua việc tính phương sai. Biết tuổi thành thục sinh sản của loài là 2 tuổi.
Cho biết công thức tính phương sai

Trong đó: S2: Phương sai; Xi là giá trị thứ i của X; Xtb là giá trị trung bình của X.
Nếu S2/ Xtb > 1 phân bố theo nhóm; S2 < 1 phân bố đều; S2 = 1 phân bố ngẫu nhiên.
2) Loài sinh vật này có chiến lược dân số theo r (thích ứng với điều kiện môi trường
thay đổi) hay K (thích ứng với môi trường ổn định)? Giải thích.

------------Hết-------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 5/5

You might also like