You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT LÀO CAI KỲ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN HSG QUỐC GIA

THPT VÒNG I NĂM 2019


ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 04/10/2018.
(Đề thi gồm 15 câu, in trong 04 trang)

Họ và tên thí sinh: .......................................................... Số báo danh: ......................................

Câu 1. (1,0 điểm)


a. Giả sử có hai chủng vi khuẩn, chủng I được nuôi cấy để thu nhận sản phẩm là enzim chuyển hóa,
chủng II được nuôi cấy để thu nhận sản phẩm là kháng sinh. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy phù hợp
với hai chủng vi khuẩn nói trên? Giải thích.
b. Thông qua quá trình nhân lên của phagơ T 2 trong tế bào vi khuẩn, bằng cách nào các nhà khoa học
chứng minh được rằng ADN chứ không phải protein là vật chất di truyền?
Câu 2. (1,0 điểm)
Ở đáy các ao hồ có các nhóm vi sinh vật phổ biến sau:
- Nhóm I: biến đổi SO42- thành H2S.
- Nhóm II: biến đổi NO3- thành N2.
- Nhóm III: biến đổi CO2 thành CH4.
- Nhóm IV: biến đổi cacbonhiđrat thành axit hữu cơ và biến đổi protein thành axit amin, NH3.
Dựa vào nguồn cacbon hãy nêu kiểu dinh dưỡng, loại vi sinh vật tương ứng của mỗi nhóm vi
sinh vật nêu trên. Giải thích.
Câu 3. (1,0 điểm)
a. Trong quang hợp (ở thực vật C3), quan sát đồ thị và cho biết hai chất 1 và 2 có tên là gì? Giải thích?
Nồng độ các chất

Chiếu sáng Che tối

Thời gian
2

b. Giải thích các cơ chế chủ yếu điều hòa hoạt tính enzim trong tế bào?
Câu 4. (1,0 điểm)
a. Phân biệt chiều khuếch tán và số lượng ion H + ở
các bào quan diễn ra cơ chế như hình bên ở tế bào
thực vật?
b. Những năm 1970, các nhà khoa học đã làm 1 thí
nghiệm:
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang
ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước ngay
vào pha S.
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang
ở pha M, thấy tế bào đang ở pha G1 bước ngay vào
pha M.
Hãy giải thích kết quả?
Trang 1/4
Câu 5. (1,5 điểm)
a. Nghiên cứu vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với sự sinh trưởng của một loài thực
vật thân thảo ở cạn. Sau 20 ngày theo dõi thí nghiệm, từ số liệu thu được người ta xây dựng đồ thị sau
đây:

- Sự hấp thu ion nào bị ảnh hưởng mạnh khi lượng ATP do tế bào lông hút tạo ra giảm dưới tác động
điều kiện môi trường?
- Thực tế trong môi trường đất có độ pH thấp, lượng ion khoáng nào trong đất sẽ bị giảm mạnh?
b. Cây cà chua và cây bông sẽ bị héo sau khi rễ của chúng bị ngập nước trong vài giờ. Biết rằng sự úng
nước dẫn đến thiếu O2, tăng canxi tế bào chất và giảm pH tế bào. Em hãy đưa ra giả thuyết để giải thích
hiện tượng trên?
Câu 6. (1,0 điểm)
a. Bảng dưới đây thể hiện sự thay đổi áp lực máu (mmHg) ở tâm nhĩ trái, tâm thất trái và cung động
mạch chủ trong một chu kỳ tim bình thường của một loài linh trưởng. Trong đó t0 là thời điểm bắt đầu
của một chu kì tim.
Thời điểm (giây) t0 t1 = 0,1 t2 = 0,2 t3 = 0,3 t4 = 0,4 t5 = 0,5 t6 = 0,6 t7 = 0,7
Áp lực máu ở tâm nhĩ
4 15 6 6 12 10 8 5
trái (mmHg)
Áp lực máu ở tâm thất
4 15 30 112 55 10 8 5
trái (mmHg)
Áp lực máu ở cung động
86 82 79 112 90 91 89 87
mạch chủ (mmHg)
Dựa vào bảng kết quả trên hãy cho biết: Van nhĩ thất, van động mạch chủ đóng hay mở tại thời
điểm t2 = 0,2 (s) và t3 = 0,3 (s). Giải thích?
b. Khi đo hoạt động tim mạch của một người bệnh thấy lúc tim co đẩy máu lên động mạch chủ, áp suất
trong tâm thất trái là 180 mmHg và huyết áp tâm thu ở cung động mạch chủ là 110 mmHg. Khả năng
người này bị bệnh gì ở tim? Giải thích?
Câu 7. (1,5 điểm)
a. Người ta thực hiện một thí nghiệm để kiểm tra vai trò của brassinosteroids (BR) trong đáp ứng với
ánh sáng xanh ở Arabidopsis. Người ta thu được các cây đột biến Arabidopsis bị khiếm khuyết trong
con đường truyền tín hiệu của BR (chủng 1) hoặc giảm tốc độ sinh tổng hợp BR (chủng 2) và cây kiểu
dại được xử lý với chất ức chế hoàn toàn BR (chủng 3). Tiến hành trồng các cây này trong điều kiện
ánh sáng trắng và trong điều kiện ánh sáng trắng chiếu qua tấm lọc ánh sáng xanh, sau 5 ngày người ta
tiến hành đo chiều dài thân và thu được kết quả dưới đây:
Chiều dài thân
Ánh sáng trắng Ánh sáng có mức ánh sáng xanh thấp
Kiểu dại 1,25 mm 4,2 mm
Chủng 1 1,27 mm 2,6 mm
Chủng 2 1,28 mm 2,8 mm
Chủng 3 1,25 mm 1,8 mm
Trang 2/4
- Nêu vai trò của brassinosteroids (BR) trong đáp ứng với ánh sáng xanh ở Arabidopsis.
- Từ kết quả so sánh phần trăm gia tăng độ dài thân trong 2 điều kiện thí nghiệm giữa chủng kiểu dại và
chủng 1. Nêu các giả thuyết giải thích tại sao việc ức chế con đường truyền tín hiệu của BR không hoàn
toàn ức chế được sự kéo dài của thân ở mức ánh sáng xanh thấp?
b. Năng suất kinh tế cây trồng là khối lượng sinh khối tích lũy trong các bộ phận của cây mà con người
sử dụng như: củ, quả, thân, bắp, hạt,… Có thể sử dụng chất điều hòa sinh trưởng chủ đạo nào để nâng
cao năng suất kinh tế của cây cà chua và cây lúa? Giải thích?
Câu 8. (1,0 điểm)
a. Ức chế hoạt động của thụ thể nhạy cảm canxi trên các tế bào tuyến cận giáp ảnh hưởng đến hàm
lượng canxi trong máu như thế nào? Giải thích?
b. Ba bệnh nhân có biểu hiện ốm yếu, thể lực kém, luôn mệt mỏi và trí tuệ kém phát triển do thiếu
Thyrosine. Xét nghiệm sinh hóa được kết quả về nồng độ các hormone trong máu như sau:
Nồng độ (pg/ml) TRH TSH TH

Người bình thường 3 4,5 7,5

Bệnh nhân 1 0,6 0,9 1,1

Bệnh nhân 2 11,7 1,2 1,4

Bệnh nhân 3 14,3 18,5 1,3

Hãy dự đoán nguyên nhân dẫn đến thiếu Thyrosine ở mỗi bệnh nhân trên?
Câu 9. (1,0 điểm)
Một nhóm nhà khoa học tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phlorizin lên một số
chỉ số sinh lý máu và nước tiểu của chuột bình thường và chuột bị gây bệnh đái tháo đường. Phlorizin
ức chế SGLT2 là một kênh giúp tái hấp thu glucose ở thận. Giả sử biểu hiện của gen SGLT2 tương
quan thuận với nồng độ glucose nước tiểu và nồng độ glucose trong máu cũng tương quan thuận với
huyết áp. Chuột được chia làm 4 nhóm:
- Nhóm 1: chuột bình thường được tiêm phlorizin.
- Nhóm 2: chuột bị đái tháo đường loại 2 nặng do bị tiêm streptozotocin.
- Nhóm 3: chuột bị gây đái tháo đường loại 2 bằng streptozotocin được tiêm phlorizin.
- Nhóm 4: chuột bình thường làm đối chứng.
So sánh huyết áp của các nhóm chuột 1, 2, 3. Giải thích?
Câu 10. (2,0 điểm)
a. Những loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào có thể làm tăng sự biểu hiện của một gen nhất định?
Giải thích?
b. Phân tử ADN được phiên mã thành mARN, rARN và tARN. Tốc độ tổng hợp mARN nhanh hơn
nhiều so với tổng hợp rARN và tARN nhưng lượng mARN trong tế bào lại ít hơn nhiều so với hai loại
kia. Giải thích tại sao?
Câu 11. (2,0 điểm)
a. Giả sử ở một loài ruồi, khi tiến hành lai giữa 2 ruồi thuần chủng, một ruồi đực có lông đuôi và một
ruồi cái không có lông đuôi, người ta thu được F1 100% con có lông đuôi. Cho các con F1 giao phối với
nhau thu được F2 với tỉ lệ phân ly kiểu hình là 3 có lông đuôi : 1 không có lông đuôi. Trong đó, ở F 2 tỉ
lệ đực : cái là 1 : 1, nhưng tất cả các con không có lông đuôi đều là cái.
Hãy giải thích kết quả phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Ở một loài thực vật, lai P thuần chủng khác nhau về một tính trạng, F 1 đồng tính hoa đỏ. Cho F1 tạp
giao, F2 thu được 384 cây hoa đỏ, 72 cây hoa vàng, 56 cây hoa hồng. Giải thích kết quả phép lai?
Câu 12. (1,0 điểm)
Một quần thể giao phối, ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền ở tuổi trưởng thành là
0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1. Do điều kiện môi trường sống thay đổi, dưới tác dụng của chọn lọc, ở
mỗi thế hệ tiếp theo có 10% thể đồng hợp lặn bị chết trước tuổi trưởng thành.
Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở giai đoạn trưởng thành sau 3 thế hệ ngẫu phối?
Trang 3/4
Câu 13. (2,0 điểm)
a. Có một nhóm cá thể của quần thể A sống trong đất liền, di cư đến một hòn đảo (chưa bao giờ có loài
này sinh sống) cách ly hoàn toàn với quần thể ban đầu hình thành nên một quần thể mới gọi là quần thể
B. Sau một thời gian sinh trưởng kích thước của quần thể B tương đương với quần thể A nhưng tần số
alen X của quần thể B lại rất khác với tần số alen X (vốn rất thấp) ở quần thể A.
- Hãy giải thích các nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tần số alen X giữa hai quần thể A và B?
- Nêu hai nguyên nhân chính gây nên sự khác biệt về tần số alen X giữa hai quần thể A và B? Giải
thích vì sao?
b. Dựa vào lý thuyết tiến hóa, hãy giải thích vì sao một quần thể động vật sinh sản hữu tính sau khi bị
suy giảm số lượng quá mức do yếu tố ngẫu nhiên, được phục hồi số lượng như ban đầu nhưng vẫn có
nguy cơ bị tuyệt chủng?
Câu 14. (1,5 điểm)
a. Một loài côn trùng S chuyên ăn hạt của hai loài cây thân thảo một năm X và Y. Để tìm hiểu ảnh
hưởng của loài côn trùng S đối với đa dạng thực vật trong khu vực, người ta nghiên cứu trên hai lô đất:
Lô 1: Được che lưới kín nhằm ngăn không cho loài côn trùng S xâm nhập.
Lô 2: Không được che lưới (lô đối chứng). Sau khi theo dõi số lượng các loài thực vật và số cá
thể của hai loài X và Y trong 48 tháng, số liệu được biểu diễn trên hình C13.1 và hình C13.2 dưới đây.

Lô 1 Lô 2 Loài Y ở lô 1 Loài Y ở lô 2
20 Loài X ở lô 1 Loài X ở lô 2
80
Số loài thực vật

15
60
10 Số cá thể
40
5 20

0 0
0 10 20 30 40 50 0 10 20 30 40 50
Thời gian (tháng) Thời gian (tháng)
Hình C13.1 Hình C13.2

Hãy phân tích diễn biến số lượng các loài thực vật, số lượng cá thể của hai loài X và Y trong mối
quan hệ với loài côn trùng S? Giải thích vai trò sinh thái của loài côn trùng S?
b. Vì sao sự phân chia mạnh nơi ở của quần thể có thể làm giảm độ đa dạng sinh học?
Câu 15. (1,5 điểm)
a. Hồ nước ngọt Vesijarvi bị ô nhiễm nặng do nước thải của thành phố và khu công nghiệp dẫn tới vi
khuẩn lam sinh trưởng bùng nổ cùng với sự phát triển của cá Rutilus (thuộc họ cá chép). Nguồn thức ăn
chính của cá Rutilus là động vật phù du. Chỉ số đa dạng Shannon của hồ là 0,5.
Năm 1989, để khắc phục tình trạng ô nhiễm, người ta đã loại bỏ khoảng 20% số lượng cá
Rutilus ra khỏi hồ, nhưng chỉ số đa dạng Shannon vẫn không thay đổi.
Năm 1993, người ta loại bỏ 20% số lượng cá Rutilus ra khỏi hồ, đồng thời thả thêm cá Chó –
loài ăn thịt cá Rutilus vào hồ. Kiểm soát sinh học thành công, nước hồ trở nên sạch hơn, chỉ số đa dạng
Shanon là 1,36.
- Phân tích nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học của hồ?
- Giải thích cơ sở sinh thái học của hai cách khắc phục ô nhiễm nước hồ ở trên?
b. Tại sao nhiễu loạn ở mức cao hoặc thấp đều làm giảm độ đa dạng loài còn nhiễu loạn ở mức độ trung
bình sẽ làm tăng độ đa dạng loài?
…………………………. HẾT …………………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 4/4

You might also like