You are on page 1of 14

SỞ GD & ĐT LÀO CAI KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

THPT NĂM 2020 (VÒNG I)


ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 02/10/2019.
(Đề thi gồm 15 câu, in trong 04 trang)

Họ và tên thí sinh: .......................................................... Số báo danh: ......................................


Câu 1. (1,5 điểm)
a. Một học sinh nghiên cứu sự thay đổi thành phần một số chất trong quá trình hạt thóc nảy mầm như
sau:
- Nghiền 50 hạt thóc thành bột, hòa trong 100ml nước lạnh, đem đun lên để tạo thành hồ, để nguội thu
được dung dịch A. Lấy 100 hạt thóc khác cho nảy mầm (tỉ lệ 100%). Khi các hạt này nảy mầm được 3
ngày thì đem 50 hạt nghiền trong 100ml nước thu được dung dịch B.
- Cho A vào 2 ống nghiệm tương ứng là 1 và 2, B vào 2 ống nghiệm 3 và 4, mỗi ống nghiệm 5 ml dịch.
Thử 1 và 3 với Lugol, 2 và 4 với Fehling. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
b. Khi phân giải hoàn toàn một phân tử axit steric CH3(CH2)16COOH thì năng lượng (ATP) được giải
phóng là bao nhiêu? Giải thích.
Câu 2. (1,0 điểm)
a. Em hãy cho biết sự khác biệt giữa cơ chế chất truyền tin thứ hai và cơ chế hoạt hóa gen? Trong cơ chế
truyền tin nhờ chất truyền tin thứ hai, tế bào ngừng đáp ứng với tín hiệu bằng cách nào?
b. Mô hình dưới đây thể hiện một con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự phát sinh các tế bào ung
thư. Các yếu tố hoạt hóa và các phân tử có vai trò quan trọng trong con đường tín hiệu này đã được
nghiên cứu nhằm tìm ra các chất ức chế để khóa con đường tín hiệu và sử dụng các chất đó trong liệu
pháp hóa học để điều trị ung thư.
Em hãy cho biết các cơ chế có thể liên quan đến phôtphorin hóa hoặc khử phôtphorin hóa của các
prôtêin A, B và C? Giải thích.

Câu 3. (1,5 điểm)


Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut cúm A/H3N2 chỉ lây truyền bệnh
ở người. Giả sử, người ta tạo được virut lai bằng cách tách hệ gen (ARN) của virut cúm A/H5N1 ra khỏi
vỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó hệ gen (ARN) của virut A/H3N2.
a. Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sau khi xâm nhập vào
tế bào người. Biết rằng virut cúm A có hệ gen ARN (-) và phiên mã tổng hợp mARN từ khuôn ARN hệ
gen của nó.
b. Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không? Giải thích.
c. Nếu như gen mã hóa gai glycoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng gốc A/H5N1 thì phần lớn
virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây nhiễm ở người như thế nào? Giải thích.
Câu 4. (1,5 điểm)
a. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng một lần thời gian che tối tới hạn vào ban đêm của một cây
bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa.
Trang 1/4
- Cây đó là cây ngày dài hay ngày ngắn? Vì sao?
- Ánh sáng đã được sử dụng ở trên để ngắt quãng là loại ánh sáng nào trong ba loại sau: ánh sáng trắng,
ánh sáng đỏ, ánh sáng đỏ xa? Giải thích.
b. Một cây ngày dài ra hoa trong quang chu kì tiêu chuẩn 14 giờ sáng – 10 giờ tối. Nên hiểu thế nào về
giá trị 10 giờ tối nói trên? Cây đó sẽ ra hoa trong các quang chu kỳ (QCK) nào sau đây? Giải thích.
- QCK 1: 15 giờ sáng – 9 giờ tối
- QCK 2: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – chiếu ánh sáng đỏ
- QCK 3: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – chiếu ánh sáng đỏ xa – 7 giờ tối
- QCK 4: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ - đỏ xa – 7 giờ tối
- QCK 5: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ xa – đỏ - 7 giờ tối
- QCK 6: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ xa – đỏ - đỏ xa – 7 giờ tối
- QCK 7: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ - đỏ xa – đỏ - 7 giờ tối.
Câu 5. (1,5 điểm)
a. Một loại độc tố của nấm có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bơm H+ trên màng tế bào thực vật, độc tố
này ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thân cây?
b. Hình bên (Hình 4) minh họa cho tác dụng sinh lý của hormon
thực vật X trên cây B, so với cây đối chứng A không chịu tác động
của hormon X.
- Hãy cho biết hormon X thuộc nhóm nào?
- Nêu 3 vị trí tổng hợp hormon này trong cây? Lấy các ví dụ về việc
ứng dụng hormon này trong sản xuất?

Câu 6. (1,5 điểm)


a. Một phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hormon sinh dục nam trong
máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân có điều gì bất thường không? Giải thích.
b. Đồ thị dưới đây cho thấy nồng độ glucose trong máu sau khi
tiêm hormon I, II, III riêng rẽ hoặc kết hợp. Cho một số hormon
dưới đây:
Insulin ADH
Adrenanlin Renin
Glucagon Angiotensinogen
Cortisol Calcitonin
Trong số các hormon trên, hãy chọn ra 3 hormon phù hợp
với kết quả trên đồ thị và giải thích?

Câu 7. (1,0 điểm)


a. Điện hoạt động đo được ở tế bào thần kinh và tế bào cơ tim được đo và biểu diễn như đồ thị sau:

Hãy giải thích nguyên nhân của sự khác biệt về đồ thị điện thế hoạt động của 2 loại tế bào nêu trên?

Trang 2/4
b. Trong một thí nghiệm, một nhà khoa học đã tách và nuôi một tế bào thần kinh (neuron) trong một môi
trường nuôi tiêu chuẩn. Ông đã đo điện thế nghỉ của sợi trục, sau đó kích thích sợi trục và đo điện thế
hoạt động của nó (Kết quả 1). Tiếp theo, ông đã làm lại thí nghiệm một số lần, mỗi lần với một môi
trường nuôi tiêu chuẩn có thay đổi một số thành phần khác nhau và ghi lại được các kết quả 2, 3, 4 và 5.
Kết quả của các thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Kết quả Điện thế nghỉ (mV) Điện thế hoạt động (mV)
Kết quả 1 -70 +40
Kết quả 2 -70 +20
Kết quả 3 -90 +40
Kết quả 4 -70 +60
Kết quả 5 -50 +40
Hãy cho biết kết quả nào tương ứng với mỗi trường hợp sau đây? Giải thích.
1. Môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion Na+ thấp hơn bình thường.
2. Môi trường tiêu chuẩn chứa một chất giảm tính thấm của màng với ion K+.
Câu 8. (1,5 điểm)
a. Một chất X có khả năng ức chế quá trình tiết ion H+ vào ống thận. Để nghiên cứu ảnh hưởng của hiện
tượng này đến cân bằng nội môi, người ta tiêm chất X cho chuột thí nghiệm. Các kết luận dưới đây đúng
hay sai? Giải thích.
1. Chất X có hoạt tính lợi tiểu.
2. Chất X làm tăng nồng độ ion HCO3- trong máu.
3. Chất X có thể được sử dụng để khắc phục trường hợp kiềm huyết.
4. Chất X có thể được sử dụng để khắc phục trường hợp toan huyết.
b. Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở ngại. Thận đã tự
điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường?
Câu 9. (1,5 điểm)
a. Tại sao trong quá trình sao chép ADN trong các tế bào sống (in vivo) cũng như sao chép ADN trong
ống nghiệm (in vitro) đều cần có sự tham gia của mồi (primer)? Nêu sự khác nhau của mồi trong sao
chép ADN in vivo với mồi trong sao chép ADN in vitro. Vì sao có sự khác nhau đó?
b. Giả sử trình tự bảo thủ trong promoter của một gen mã hóa enzyme A bị đột biến mất cặp nuclêôtit.
Điều nào sau đây có thể là hậu quả của đột biến này? Giải thích.
1. Enzym A có thể có trình tự axit amin thay đổi.
2. mARN mã cho enzyme A có thể được phiên mã nhưng không được dịch mã.
3. Lượng mARN có thể bị ảnh hưởng.
Câu 10. (1,5 điểm)
Có hai dòng ruồi giấm thuẩn chủng (A và B) đều có kiểu hình đột biến – mắt xù xì. Lai ruồi cái
của dòng A với ruồi đực của dòng B, thu được F1 gồm: 100% ruồi cái mắt kiểu dại và 100% ruồi đực
mắt xù xì. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 gồm: 256 ruồi cái mắt kiểu dại, 250 ruồi cái mắt xù
xì, 64 ruồi đực mắt kiểu dại và 436 ruồi đực mắt xù xì. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
Câu 11. (1,0 điểm)
a. Ở một quần thể, xét 2 gen, mỗi gen có 2 alen là A, a và B, b. Tính tần số kiểu gen AaBb khi quần thể
ở trạng thái cân bằng nếu biết tần số alen a là 0,6, tần số alen b là 0,2? Kiểu gen nào phổ biến nhất trong
quần thể này? Giải thích.
b. Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ những người có nhóm máu O là 25%. Tần số
nhóm máu AB có thể đạt mức lớn nhất trong quần thể là bao nhiêu?
Tính xác suất lớn nhất để một cặp vợ chồng trong quần thể có khả năng sinh những người con có
các nhóm máu khác nhau?
Trang 3/4
Câu 12. (1,0 điểm)
Giả sử một gen mã hóa một prôtêin đặc thù ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit của một mạch như
sau: 5’-ATGACAACCCATC……………………..CCCGAGCACAAGTAA-3’
Để sản xuất ở quy mô lớn loại prôtêin này, người ta tiến hành nhân dòng đoạn gen trên vào một
vectơ, tạo plasmit tái tổ hợp và biến nạp vào E.coli. Sau đó người ta tiếp tục cho cảm ứng biểu hiện và
sản xuất sinh khối. Để tách protein sản phẩm bằng sắc ký ái lực qua cột ion Ni2+, vectơ biểu hiện thường
có một trình tự mã hóa 6 axit amin histadin ở đuôi cacboxyl hoặc ở đầu amin. Giả sử vị trí phân dòng
của vectơ biểu hiện có trình tự là:
5’CGCTGCAGATGAATATGCGCGGGGATCCGACCACCACCACCACCACCAC-3’
(Phần in đậm gạch chân là trình tự nhận biết của enzim cắt giới hạn PstI và BamHI, phần in
nghiêng gạch chân là trình tự nuclêôtit của 6 bộ ba liên tiếp mã hóa axit amin histadin)
Hãy đề xuất trình tự nuclêôtit của cặp mồi nhân dòng để prôtêin đích được gắn thêm 6 axit amin
histadin? Giải thích.
Câu 13. (1,5 điểm)
a. Các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có hại và ít có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống. Nêu
các trường hợp đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể tạo nên loài mới? Giải thích.
b. Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể di cư tới 1 đảo và thiết lập 1 quần thể mới. Hãy mô tả
diễn biến quá trình tiến hóa nhỏ xảy ra để hình thành loài mới từ quần thể này?
Câu 14. (1,5 điểm)
a. Giải thích tại sao một số hệ sinh thái có độ giàu loài càng cao thì càng ổn định trước sự biến đổi của
môi trường? Vì sao nhận xét trên chỉ đúng với một số hệ sinh thái nhất định?
b. Ở biển Bắc Thái Bình Dương có loài rái cá biển, thức ăn của nó là cầu gai, cầu gai chủ yếu ăn tảo bẹ.
Ở những vùng có nhiều rái cá biển thì cầu gai trở nên hiếm và nhờ đó tảo bẹ phát triển mạnh.
Ngược lại, ở những vùng có ít rái cá biển sinh sống thì cầu gai phát triển và ở đó dường như tảo
bẹ không phát triển được. Cho biết vai trò của loài rái cá biển trong quần xã trên? Chúng thuộc nhóm
loài gì? Từ đó hãy khái quát phương pháp xác định nhóm loài đó trong quần xã?
Câu 15. (1,0 điểm)
Theo hồ sơ hóa thạch và quan sát được công bố gần đây, hai loài bọ cánh cứng ăn lá (loài A và
B) đã tồn tại trên một hòn đảo bị cô lập ở Thái Bình Dương trong hơn 100.000 năm. Năm 1964 một loài
thứ ba của bọ cánh cứng ăn lá (loài C) đã vô tình di nhập vào đảo. Mật độ cá thể của mỗi loài đã được
theo dõi thường xuyên như thể hiện trong đồ thị dưới đây:

a. Hãy đề xuất giải thích cho các mô hình mật độ cá thể của quần thể quan sát thấy ở loài C?
b. Mô tả những tác động của loài bọ cánh cứng C đã gây ra trên mật độ cá thể của loài A và loài B? Đề
xuất giải thích cho các mô hình mật độ cá thể quan sát thấy ở loài A và loài B?
c. Hãy dự đoán mật độ cá thể của loài C vào năm 2015 và giải thích cho dự đoán đó?
…………………………. HẾT …………………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Trang 4/4
SỞ GD & ĐT LÀO CAI KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
THPT NĂM 2020 (VÒNG I)
HDC ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm in trong 10 trang)
I. HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG
- Thí sinh có thể làm bài theo cách khác cách nêu trong hướng dẫn chấm, nếu đúng vẫn cho điểm tương
đương.
- Điểm toàn bài thi không làm tròn.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. (1,5 điểm)
a. Một học sinh nghiên cứu sự thay đổi thành phần một số chất trong quá trình hạt thóc nảy mầm như
sau: - Nghiền 50 hạt thóc thành bột, hòa trong 100ml nước lạnh, đem đun lên để tạo thành hồ, để nguội
thu được dung dịch A.
- Lấy 100 hạt thóc khác cho nảy mầm (tỉ lệ 100%). Khi các hạt này nảy mầm được 3 ngày thì đem 50 hạt
nghiền trong 100ml nước thu được dung dịch B.
- Cho A vào 2 ống nghiệm tương ứng là 1 và 2, B vào 2 ống nghiệm 3 và 4, mỗi ống nghiệm 5 ml dịch.
Thử 1 và 3 với Lugol, 2 và 4 với Fehling. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và giải thích.
b. Khi phân giải hoàn toàn một phân tử axit steric CH3(CH2)16COOH thì năng lượng (ATP) được giải
phóng là bao nhiêu? Giải thích.
Nội dung Điểm
a. - Hiện tượng:
+ Ống nghiệm 1 và 3: Dung dịch chuyển sang màu xanh lam đậm nhưng ở 3 nhạt hơn 1.
+ Ống nghiệm 2 và 4: Xuất hiện kết tủa đỏ gạch nhưng ở 4 lượng kết tủa nhiều hơn. 0,25
- Giải thích:
+ Trong A và B đều có tinh bột và đường khử (như glucose). Tinh bột phản ứng màu đặc
trưng vơi iot trong Lugol tạo màu xanh lam đậm. Đường khử khử Cu2+ thành Cu2O tạo kết tủa 0,25
đỏ gạch.
+ Khi hạt thóc nảy mầm được 3 ngày thì tinh bột dần bị chuyển thành đường khử và lượng
đường khử chưa được sử dụng nhiều cho hô hấp. Vì vậy lượng tinh bột ở B ít hơn A nhưng
lượng đường khử ở A nhiều hơn B. 0,25
+ Do đó, 1 có nhiều tinh bột hơn 3 nên phản ứng với Lugol cho màu xanh lam đậm hơn, ở 4
có nhiều đường khử hơn 2 nên lượng kết tủa đỏ gạch nhiều hơn. 0,25
b. Phần lớn năng lượng của chất béo dự trữ trong axit béo. Chuỗi chuyển hoá axit béo được
thực hiện gọi là quá trình beta –oxi hóa thành đoạn 2 cacbon xâm nhập vào chu trình Kreb
dưới dạng axetyl CoA. Qua một vòng xoắn cắt ngắn phân tử axit béo tạo ra 1 phân tử axetyl
CoA và một axit béo có số cacbon ít hơn 2 C so với axit béo ban đầu. Để khởi động quá trình
này tiêu tốn 1 phân tử ATP. Mặt khác mỗi lần phân cắt để tạo 1 axetyl CoA còn giải phóng 1
NADH, 1 FADH2, mà số lần phân cắt được tính bằng tổng số nguyên tử cac bon/2-1. 0,25
- 1 phân tử axetyl CoA khi đi qua chu trình Kreb và chuỗi hô hấp được oxi hoá hoàn toàn tạo
ra tương đương 12ATP (qua Crep tạo được 3 NADH, 1 FADH2, 1ATP trực tiếp; qua chuỗi hô
hấp 1 FADH2 tạo 2 ATP còn 1 NADH tạo 3 ATP). Tổng số ATP= [(Tống số nguyên tử các
bon/2)  12 + (tổng số nguyên tử cac bon/2-1)  5] −1.
Axit steric có tổng số nguyên tử cacbon là 18 nên tổng số ATP tạo ra là 147 ATP. 0,25
Câu 2. (1,0 điểm)
a. Em hãy cho biết sự khác biệt giữa cơ chế chất truyền tin thứ hai và cơ chế hoạt hóa gen. Trong cơ chế
truyền tin nhờ chất truyền tin thứ hai, tế bào ngừng đáp ứng với tín hiệu bằng cách nào?
b. Mô hình dưới đây thể hiện một con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự phát sinh các tế bào ung
thư. Các yếu tố hoạt hóa và các phân tử có vai trò quan trọng trong con đường tín hiệu này đã được
nghiên cứu nhằm tìm ra các chất ức chế để khóa con đường tín hiệu và sử dụng các chất đó trong liệu
pháp hóa học để điều trị ung thư. Em hãy cho biết các cơ chế có thể liên quan đến phôtphorin hóa hoặc
khử phôtphorin hóa của các prôtêin A, B và C. Giải thích.
1
Nội dung Điểm
a.
Cơ chế chất truyền tin thứ hai Cơ chế hoạt hóa gen
- Thụ thể ở màng sinh chất - Thụ thể trong tế bào chất hoặc trong
nhân.
- Chất truyền tin không khuếch tán trực tiếp - Chất truyền tin khuếch tán trực tiếp được
được qua màng (bản chất protein, peptit,...) qua màng (bản chất lipit)
- Đáp ứng nhanh chóng, ngắn hơn. - Đáp ứng chậm hơn, lâu hơn.
- Không có sự phiên mã, dịch mã. - Có sự phiên mã, dịch mã. 0,5
(HS trả lời được 3/4 ý cho điểm tối đa)
- Cơ chế truyền tin nhờ chất truyền tin thứ hai, tế bào ngừng đáp ứng tín hiệu bằng cách:
+ Các phân tử tín hiệu tách khỏi thụ thể, thụ thể trở về trạng thái bất hoạt.
+ GTPase của G-protein sẽ thủy phân GTP thành GDP.
+ Enzim photphodiesteraza biến đổi cAMP thành AMP.
+ Enzim photphataza làm bất hoạt các protein kinaza và các protein khác được photphoryl 0,25
hóa. (HS trả lời được 2 ý trở lên cho 0,25 điểm)
b. - Thụ thể có thể chứa các vùng domain hoạt tính enzim xúc tác cho các phản ứng
phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa.
- Các enzim tham gia vào phản ứng phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa có thể tồn tại
trong tế bào.
- Các protein A, B và C có thể chứa các vùng hoạt tính enzim xúc tác các phản ứng
phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa. 0,25
(HS trả lời được 2 ý trở lên cho 0,25 điểm)
Câu 3. (1,5 điểm)
Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut cúm A/H3N2 chỉ lây truyền bệnh
ở người. Giả sử, người ta tạo được virut lai bằng cách tách hệ gen (ARN) của virut cúm A/H 5N1 ra khỏi
vỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó hệ gen (ARN) của virut A/H3N2.
a. Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sau khi xâm nhập vào
tế bào người. Biết rằng virut cúm A có hệ gen ARN (-) và phiên mã tổng hợp mARN từ khuôn ARN hệ
gen của nó.
b. Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không? Giải thích.
c. Nếu như gen mã hóa gai glycoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng gốc A/H5N1 thì phần lớn
virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây nhiễm ở người như thế nào? Giải thích.
Nội dung Điểm
a. - Virut cúm sử dụng ARN polymerase của nó và nguyên liệu của tế bào chủ để (phiên mã)
tổng hợp mARN (ARN+) trên khuôn ARN của nó (ARN -) 0,25
- Các mARN (ARN +) mới được tổng hợp được dùng làm khuônđể tổng hợp các ARN hệ
gen mới (ARN -) của virut, đồng thời được dùng làm khuôn để tổng hợp (dịch mã) protein vỏ
capsit và vỏ ngoài để lắp ráp thành virut mới. 0,25
b. Virut lai thế hệ 1 không lây truyền bệnh ở gia cầm. Vì hệ gen của virut lai thế hệ 0 là từ
virut cúm A/H3N2 nên sẽ tạo ra thế hệ 1 là A/H3N2 không lây truyền bệnh ở gia cầm (trừ
trường hợp đột biến xảy ra ngay trong lần tái sinh virut thế hệ 0) 0,5
c. Nếu gen mã hóa cho gai H bị đột biến thì phần lớn virut lai không lây nhiễm (hoặc giảm) ở
người. Vì virut không có khả năng đính kết lên tế bào chủ (qua thụ thể) nên không xâm nhập
được vào tế bào vật chủ. 0,5
2
Câu 4. (1,5 điểm)
a. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng một lần thời gian che tối tới hạn vào ban đêm của một cây
bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa.
- Cây đó là cây ngày dài hay ngày ngắn? Vì sao?
- Ánh sáng đã được sử dụng ở trên để ngắt quãng là loại ánh sáng nào trong ba loại sau: ánh sáng
trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng đỏ xa? Giải thích.
b. Một cây ngày dài ra hoa trong quang chu kỳ tiêu chuẩn 14 giờ sáng – 10 giờ tối. Nên hiểu thế nào về
giá trị 10 giờ tối nói trên? Cây đó sẽ ra hoa trong các quang chu kỳ (QCK) nào sau đây? Giải thích.
- QCK 1: 15 giờ sáng – 9 giờ tối
- QCK 2: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – chiếu ánh sáng đỏ
- QCK 3: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – chiếu ánh sáng đỏ xa – 7 giờ tối
- QCK 4: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ - đỏ xa – 7 giờ tối
- QCK 5: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ xa – đỏ - 7 giờ tối
- QCK 6: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ xa – đỏ - đỏ xa – 7 giờ tối
- QCK 7: 10 giờ sáng – 7 giờ tối – đỏ - đỏ xa – đỏ - 7 giờ tối.
Nội dung Điểm
a. - Cây đó phải là cây ngày ngắn vì cây ngày ngắn là cây đêm dài, ngắt quãng đêm dài thành
hai đêm ngắn nên không đủ thời gian tối tới hạn, cây sẽ không ra hoa. 0,25
- Vì trong cây có sắc tố cảm nhận quang chu kì là phitocrom. Phitocrom tồn tại ở hai dạng:
Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (ánh sáng có bước sóng là 660 nm), ký hiệu là P660 có tác dụng
kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn, ức chế sự ra hoa của cây ngày dài, dạng thứ hai hấp
thụ ánh sáng đỏ xa (có bước sáng 730 nm), ký hiệu P730 có tác dụng kích thích sự ra hoa của
cây ngày dài, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn. 0,25
- Hai dạng này có thể chuyển đổi thuận nghịch khi có tác động của ánh sáng như sau:
AS đỏ
P660 P730
AS đỏ xa
→ Do đó, ánh sáng sử dụng để ngắt quãng phải là ánh sáng trắng hoặc ánh sáng đỏ (trong
thành phần của ánh sáng trắng có ánh sáng đỏ) sẽ xuất hiện P730 gây ức chế sự ra hoa của cây
ngày ngắn. 0,25
b. - Vì đây là cây ngày dài nên 10 giờ đêm là thời gian tối tới tới hạn (số giờ tối nhiều nhất để
cây đó ra hoa). Cây sẽ ra hoa khi số giờ tối trong ngày ≤ 10 giờ. 0,25
- Cây này sẽ ra hoa trong các quang chu kì 1,2,5,7. Vì:
+ Ánh sáng đỏ làm chuyển hóa P660 thành P730 nên kích thích sự ra hoa của cây ngày dài;
ánh sáng đỏ xa chuyển hoá P730 thành P660 -> ức chế sự ra hoa của cây ngày dài. Khi đồng
thời chiếu cả ánh sáng thuộc đỏ và ánh sáng thuộc tia đỏ xa thì loại ánh sáng được chiếu cuối
cùng sẽ quyết định cây ra hoa hay không. 0,25
+ Ở QCK 1,2,5,7: cây sẽ ra hoa vì thời gian đêm tối ít hơn đêm tới hạn; đồng thời khi chiếu
tia sáng đỏ cuối cùng làm chuyển hóa P660 thành P730 nên kích thích sự ra hoa của cây ngày
dài. Ở QCK 3,4,6: cây không ra hoa vì chiếu ánh sáng đỏ xa cuối cùng làm cho P730 chuyển
hóa thành P660 -> ức chế ra hoa của cây ngày dài. 0,25

Câu 5. (1,5 điểm)


a. Một loại độc tố của nấm có tác dụng thúc đẩy hoạt động của bơm H+ trên màng tế bào thực vật, độc
tố này ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thân cây?
b. Hình dưới đây là minh họa cho tác dụng sinh lý của
hoocmon thực vật X trên cây B, so với cây đối chứng A
không chịu tác động của hoocmon X.
- Hãy cho biết hoocmon X thuộc nhóm nào?
- Chỉ ra ba vị trí tổng hợp hoocmon này trong cây? Lấy
các ví dụ về việc ứng dụng hoocmon này trong sản xuất?

3
Nội dung Điểm
a. Làm giảm độ pH trong thành tế bào → hoạt hóa enzim expansin phá vỡ liên kết hidro giữa
các vi sợi xenlulozơ → thành tế bào trở nên lỏng lẻo. Đồng thời, làm tăng điện thế màng,
tăng cường hấp thụ ion vào tế bào → tăng hấp thu nước nhờ thẩm thẩu → tăng kích thước tế
bào (sinh trưởng kéo dài) → kéo dài thân cây. 0,75
b. Từ hình minh họa cho thấy:
- Cây B phát triển chiều cao và ra hoa, trong khi cây A lùn và không có hoa chứng tỏ
hoocmon X phá bỏ trạng thái lùn của cây và kích thích ra hoa → Giberelin. 0,25
- Các vị trí tổng hợp giberelin trong cây: đỉnh sinh trưởng, lá đang sinh trưởng và bao lá mầm
của phôi hạt. 0,25
- Ứng dụng:
+ Xử lí giberelin ở cây lấy sợi (đay), lấy thân (mía), lá (rau) cho năng suất cao.
+ Xử lí giberelin cho hoa trước khi thụ phấn, thụ tinh tạo quả không hạt.
+ Xử lí giberelin phá ngủ nghỉ khi gieo trồng (khoai tây).
+ Xử lí giberelin kích thích ra hoa và điều chỉnh giới tính hoa (kích thích tạo hoa đực). 0,25
Lưu ý: HS nêu được 2/4 ứng dụng vẫn cho điểm tối đa.
Câu 6. (1,5 điểm)
a. Một phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận, dẫn đến tăng đáng kể hoocmôn sinh dục nam
trong máu. Chu kì kinh nguyệt của bệnh nhân có điều gì bất thường không? Giải thích.
b. Đồ thị dưới đây cho thấy nồng độ glucose trong máu sau
khi tiêm hoocmon I, II, III riêng rẽ hoặc kết hợp. Cho một số
hoocmon dưới đây:
Insulin ADH
Adrenanlin Renin
Glucagon Angiotensinogen
Cortisol Calcitonin
Trong số các hoocmon đã cho ở trên, hãy chọn ra 3 hormon
phù hợp với kết quả thu được trên đồ thị và giải thích?
Nội dung Điể
m
a. - Không có kinh nguyệt. 0,25
- Nguyên nhân: do hoocmôn sinh dục nam ức chế vùng dưới đồi gây giảm tiết GnRH, ức chế
tuyến yên gây giảm tiết FSH và LH. Kết quả là không đủ hoocmôn kích thích lên buồng trứng
và làm giảm hoocmôn buồng trứng, gây mất kinh nguyệt. 0,25
b. - I: Adrenalin II: Glucagon III: Cortisol 0,25
+ Glucagon có khả năng làm tăng phân giải glycogen ở gan do đó làm tăng nồng độ glucose
máu sau vài phút -> II là glucagon vì đồ thị II đường máu tăng ngay tại thời điểm 0 giờ. 0,25
+ Cortisol làm tăng tạo glucose mới ở gan bằng cách tạo glucose từ protein và các nguồn
nguyên liệu khác (tăng huy động axit amin từ cơ và huyết tương vào gan, tăng lượng enzyme
tham gia chuyển hóa axit amin thành glucose) và giảm tiêu thụ glucose ở tế bào nên lượng
glucose có thể tăng từ 6 -10 lần trong máu. Glucose trong máu khi tiêm cortisol không tăng
ngay tức thì nhưng nồng độ glucose tăng gấp nhiều lần -> III là cortisol. 0,25
+ Adrenalin cũng làm tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan và cơ nên làm tăng glucose
máu nhưng tác động chậm -> I là adrenalin. 0,25
Câu 7. (1,0 điểm)
a. Điện hoạt động đo được ở tế bào thần kinh và tế bào cơ tim được đo và biểu diễn bằng đồ thị sau:

4
Hãy giải thích nguyên nhân của sự khác biệt về đồ thị điện thế hoạt động của 2 loại tế bào nêu trên.
b. Trong một thí nghiệm, một nhà khoa học đã tách và nuôi một tế bào thần kinh (neuron) trong một môi
trường nuôi tiêu chuẩn. Ông ấy đã đo điện thế nghỉ của sợi trục, sau đó kích thích sợi trục và đo điện thế
hoạt động của nó (Kết quả 1). Tiếp theo, ông ấy đã làm lại thí nghiệm một số lần, mỗi lần với một môi
trường nuôi tiêu chuẩn có thay đổi một số thành phần khác nhau và ghi lại được các kết quả 2, 3, 4 và 5.
Kết quả của các thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:
Kết quả Điện thế nghỉ (mV) Điện thế hoạt động (mV)
Kết quả 1 -70 +40
Kết quả 2 -70 +20
Kết quả 3 -90 +40
Kết quả 4 -70 +60
Kết quả 5 -50 +40
Hãy cho biết kết quả nào tương ứng với mỗi trường hợp sau đây? Giải thích.
1. Môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion Na+ thấp hơn bình thường.
2. Môi trường tiêu chuẩn chứa một chất giảm tính thấm của màng với ion K+.
Nội dung Điểm
a. Giải thích:
+ Điện hoạt động của tim là tương tự như tế bào thần kinh, ngoại trừ sự xuất hiện “cao
nguyên” điện thế duy trì trạng thái đảo cực lâu hơn. Sự nhanh chóng khử cực đến gần +30 mV
là tương tự, nhưng thay vì ngay lập tức tái phân cực đến đường cơ sở, tế bào tim duy trì tiềm
năng màng dương trong gần 200 ms (toàn bộ tiềm năng hoạt động của tế bào thần kinh trong
ít hơn 5 ms) trước khi tái cực. 0,25
+ Trong cả tế bào cơ tim và tế bào thần kinh, khử cực là ảnh hưởng của các kênh natri mở,
cho phép một dòng lớn các ion natri vào trong tế bào. Khi tế bào đạt +30 mV, các kênh natri
được đóng hoàn toàn. Trong các tế bào tim, khi điện thế màng đạt tới +30 mV, các kênh canxi
sẽ mở ra cho phép canxi xâm nhập vào tế bào và các kênh kali cũng mở cho phép kali thoát
khỏi tế bào. Có sự cân bằng giữa các ion dương vào trong và ra ngoài, vì vậy “cao nguyên”
điện thế duy trì không đổi cho đến khi các kênh canxi đóng và các kênh kali khác mở. 0,25
b. 1. Điện thế nơron thu được ở kết quả 2. Nếu trong môi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion
Na+ thấp hơn bình thường, khi có kích thích lượng ion Na+ đi vào phía trong ít hơn bình
thường, gây khử cực ít hơn bình thường, do đó, giá trí điện thế hoạt động thấp hơn bình
thường (+20 mV so với +40 mV). 0,25
2. Điện thế nơron thu được ở kết quả 5. Giảm tính thấm của màng với ion K làm cho lượng
+

K+ đi từ trong ra ngoài ít hơn bình thường làm giảm phân cực của điện thế nghỉ (-50 mV so
với -70 mV). 0,25
Câu 8. (1,5 điểm)
a. Một chất X có khả năng ức chế quá trình tiết ion H+ vào ống thận. Để nghiên cứu ảnh hưởng của hiện
tượng này đến cân bằng nội môi, người ta tiêm chất X cho chuột thí nghiệm. Các kết luận dưới đây đúng
hay sai, giải thích?
1. Chất X có hoạt tính lợi tiểu.
2. Chất X làm tăng nồng độ ion HCO3- trong máu.
3. Chất X có thể được sử dụng để khắc phục trường hợp kiềm huyết.
4. Chất X có thể được sử dụng để khắc phục trường hợp toan huyết.
b. Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở ngại, thận đã tự
điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường?
Nội dung Điểm
a. 1. Đúng. Quá trình vận chuyển H cần có bơm và đi kèm với đồng vận chuyển Na . Vì vậy
+ +

ức chế ion H+ vào ống thận sẽ ức chế vận chuyển Na+ vào máu. Na+ được tăng thải vào nước
tiểu sẽ dẫn đến tăng thải nước → lợi tiểu. 0,25
2. Sai. Quá trình tiết H+ vào ống thận bị ức chế thì tái hấp thu bicacbonat từ dịch lọc vào máu
bị ức chế. Kết quả là giảm bicacbonat trong máu và tăng thải qua nước tiểu. 0,25
3. Đúng. Thận điều chỉnh pH máu thông qua điều chỉnh hàm lượng bicacbonat. Khi hàm
5
lượng H+ trong máu giảm thì thận tăng thải bicacbonat → bicacbonat trong máu giảm → H+
trong máu tăng làm giảm pH máu. Vì vậy thuốc X ức chế tiết H+ vào thận → tăng thải
bicacboncat → pH máu giảm và khắc phục được hiện tượng kiềm huyết. 0,25
4. Sai. Giải thích tương tự trên. pH máu giảm không khắc phục được hiện tượng toan huyết. 0,25
b. - Cầu thận chỉ lọc được dễ dàng khi có áp suất lọc. Huyết áp thấp thì áp suất lọc càng thấp
nên trở ngại cho quá trình lọc máu tạo nước tiểu đầu. Thận đáp ứng lại bằng cách tiết ra
rennin điều chỉnh huyết áp thông qua hệ thống RAAS để tạo thành angiotensin II. Chất này
làm co mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. 0,25
- Angiotensin II kích thích tuyến thượng thận tăng tiết hoocmon aldosterol và hoocmon này
tác động lên ống lượn xa làm tăng tái hấp thu Na+ và nước → tăng thể tích máu huyết áp. 0,25
Câu 9. (1,5 điểm)
a. Tại sao trong quá trình sao chép ADN trong các tế bào sống (in vivo) cũng như sao chép ADN trong
ống nghiệm (in vitro) đều cần có sự tham gia của mồi (primer)? Nêu sự khác nhau của mồi trong sao
chép ADN in vivo với mồi trong sao chép ADN in vitro. Vì sao có sự khác nhau đó?
b. Giả sử trình tự bảo thủ trong promoter của một gen mã hóa enzyme A bị đột biến mất cặp nuclêôtit.
Điều nào sau đây có thể là hậu quả của đột biến này? Giải thích.
1. Enzym A có thể có trình tự axit amin thay đổi.
2. mARN mã cho enzyme A có thể được phiên mã nhưng không được dịch mã.
3. Lượng mARN có thể bị ảnh hưởng.
Nội dung Điểm
a. - Quá trình sao chép ADN trong các tế bào sống cũng như quá trình sao chép ADN trong
ống nghiệm, mạch ADN mới được tổng hợp theo chiều 5’→ 3’. Do vậy, sự lắp ráp các
nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với sợi khuôn để tạo sợi mới bao giờ cũng bắt đầu từ
đầu 3’OH của đường C5H10O4. Nhóm 3’OH của đường C5H10O4 là cơ sở để hình thành liên
kết phosphodieste nối giữa các nucletotit 0,25
- Điểm gốc sao chép chưa có đầu 3’OH tự do, vì thế việc khởi đầu sao chép ADN trong tế
bào sống cũng như nhân bản ADN trong ống nghiệm đều đòi hỏi phải có yếu tố mồi để tạo ra
nhóm 3’OH. 0,25
- Mồi là đoạn ADN hoặc ARN sợi đơn ngắn, bổ sung với đầu 5’ của sợi khuôn. Mồi trong
sao chép ADN invivo là đoạn ARN. Mồi sử dụng để nhân bản invitro là đoạn mạch đơn
ADN 0,25
- Có sự khác nhau này là do: mồi trong nhân bản ADN invitro được tổng hợp nhân tạo nhờ
enzim thuộc nhóm ADN polymeraza; mồi trong sao chép ADN ở tế bào sống được tổng hợp
nhờ enzim thuộc nhóm ARN polymeraza. ADN polymeraza không có khả năng lắp ráp các
nucleotit theo nguyên tắc bổ sung nếu điểm gốc của sợi khuôn chưa có sẵn nhóm 3’OH tự do,
trong khi ARN polymeraza có khả năng này. 0,25
b. - Câu trả lời đúng là 3. Giải thích:
- Vùng điều hòa chứa các vị trí bám protein hoạt hóa phiên mã. Các trình tự này không phải là
phần trình tự mã hóa của ARN đối với enzyme A; do vậy đột biến ở vùng này có thể không
ảnh hưởng đến độ dài hoặc trình tự của các axit amin của enzyme, do vậy có thể loại trừ đáp
án 1. 0,25
- Hộp TATA trên promoter là vị trí bám của các yếu tố phiên mã cơ sở. Các protein hoạt hóa
phiên mã bám vào promoter điều hòa và ảnh hưởng đến mức độ phiên mã xảy ra qua sự tương
tác giữa các bộ máy phiên mã cơ bản tại vùng bảo thủ của promoter. Điều này không liên
quan đến quá trình dịch mã; do vậy có thể loại trừ đáp án 2. 0,25

Câu 10. (1,5 điểm)


Có hai dòng ruồi giấm thuẩn chủng (A và B) đều có kiểu hình đột biến – mắt xù xì. Lai ruồi cái
của dòng A với ruồi đực của dòng B, thu được F1 gồm 100% ruồi cái mắt kiểu dại và 100% ruồi đực mắt
xù xì. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 gồm 256 ruồi cái mắt kiểu dại, 250 ruồi cái mắt xù xì, 64
ruồi đực mắt kiểu dại và 436 ruồi đực mắt xù xì. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.
6
Nội dung Điểm
- P thuần chủng về đột biến mắt xù xì → F1: 100% ruồi cái kiểu dại → hai đột biến thuộc về
hai gen khác nhau (tương tác bổ sung trong sự quy định kiểu hình mắt hay 2 gen không alen
với nhau) → F1 dị hợp tử và 2 cặp gen, đột biến là lặn, kiểu dại là trội. 0,25
- Qui ước hai cặp gen tương ứng là A/a và B/b
- Kiểu hình ở F1 không đồng đều ở 2 giới: 100% ruồi cái mắt kiểu dại; 100% ruồi đực mắt xù
xì → gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. 0,25
- Từ số lượng cá thể đời lai F2 → Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
+ Con cái: mắt kiểu dại : mắt xù xì =1:1
+ Con đực: mắt kiểu dại = 12,8%, mắt xù xì = 87,2%.
- Nếu hai gen phân ly độc lập, F1 x F1 không thể cho tỉ lệ phân ly ở F2 như đầu bài đã nêu →
2 gen liên kết không hoàn toàn trên nhiễm sắc thể X, xảy ra hoán vị gen trong giảm phân tạo
giao tử của ruồi cái. 0,25
- P: Ruồi cái dòng đột biến A (XaBXaB) x Ruồi đực dòng đột biến B (XAbY) → F1: ruồi cái
(XX) 100% mắt kiểu dại → Ruồi cái F1 có kiểu gen dị hợp tử chéo: XaBXAb. 0,25
- F2: 12,8% số ruồi đực có mắt kiểu dại XABY được tạo thành từ giao tử hoán vị gen XAB của
ruồi cái → Tần số hoán vị gen = 12,8 x2 = 25,6%. 0,25
- Sơ đồ lai từ P → F2:
P: XaBXaB x XAbY
F1: Xa XA 100% ruồi cái mắt kiểu dại : XaBY 100% ruồi đực mắt xù xì
B b

GF1: Xa B XAbXAB Xab XaB Y


38,2% 38,2% 12,8% 12,8% 50% 50%
F2: Con cái: 50% mắt kiểu dại : 50% mắt xù xì
Con đực: 12,8% mắt kiểu dại : 87,2% mắt xù xì. 0,25
Câu 11. (1,0 điểm)
a. Ở một quần thể, xét 2 gen, mỗi gen có 2 alen là A,a và B,b. Tính tần số kiểu gen AaBb khi quần thể ở
trạng thái cân bằng nếu biết tần số alen a là 0,6, tần số alen b là 0,2? Kiểu gen nào phổ biến nhất trong
quần thể này, giải thích?
b. Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ những người có nhóm máu O là 25%. Tần số
nhóm máu AB có thể đạt mức lớn nhất trong quần thể là bao nhiêu?
Tính xác suất lớn nhất để một cặp vợ chồng trong quần thể có khả năng sinh những người con có
các nhóm máu khác nhau.
Nội dung Điểm
a. Gọi tần số alen A, a, B, b lần lượt là p, q, r, s.
- Ta có q = 0,6 nên p = 0,4 và s = 0,2 nên r = 0,8
Nên tần số kiểu gen AaBb = 2pq x 2rs = 0,48 x 0,32 = 0,1536 0,25
- Kiểu gen phổ biến nhất trong quần thể này là AaBB, vì:
+ Aa = 2pq = 0,48 lớn nhất
+ BB = r.r = 0,64 lớn nhất
Nên AaBB = 0,48 x 0,64 = 0,3072 là phổ biến nhất 0,25
b. - Ta có: r = 0,5 nên p + q = 0,5
Do đó (p + q)/2 > hoặc bằng pq
0,25
Vậy tần số nhóm máu AB có thể đạt mức lớn nhất trong quần thể là p = q = 0,25
- Để một cặp vợ chồng trong quần thể có khả năng sinh những người con có các nhóm máu
khác nhau là A, B, O, AB thì cặp vợ chồng phải có kiểu gen IAI0 = 2pr và IBI0 = 2qr
Lớn nhất khi p = q = 0,25 nên xác xuất cần tính là 4pqrs = 4 x 0,25 x 0,25 x 0,5 x 0,5 =
0,25
0,0625.
Câu 12. (1,0 điểm)
Giả sử một gen mã hóa một prôtêin đặc thù ở vi khuẩn có trình tự nuclêôtit của một mạch như sau:
5’-ATGACAACCCATC……………………..CCCGAGCACAAGTAA-3’
Để sản xuất ở quy mô lớn loại prôtêin này, người ta tiến hành nhân dòng đoạn gen trên vào một
vectơ, tạo plasmit tái tổ hợp và biến nạp vào E.coli. Sau đó người ta tiếp tục cho cảm ứng biểu hiện và
7
sản xuất sinh khối. Để tách protein sản phẩm bằng sắc ký ái lực qua cột ion Ni2+, vectơ biểu hiện thường
có một trình tự mã hóa 6 axit amin histadin ở đuôi cacboxyl hoặc ở đầu amin. Giả sử vị trí phân dòng
của vectơ biểu hiện có trình tự là:
5’CGCTGCAGATGAATATGCGCGGGGATCCGACCACCACCACCACCACCAC-3’
(Phần in đậm gạch chân là trình tự nhận biết của enzim cắt giới hạn PstI và BamHI, phần in
nghiêng gạch chân là trình tự nuclêôtit của 6 bộ ba liên tiếp mã hóa axit amin histadin)
Hãy đề xuất trình tự nuclêôtit của cặp mồi nhân dòng để prôtêin đích được gắn thêm 6 axit amin
histadin. Giải thích.
Nội dung Điểm
- Để sản phẩm prôtêin có 6 axit amin histadin ở đuôi cacboxyl thì mã kết thúc của gen cần
nhân dòng phải được phá bỏ để quá trình giải mã kéo dài bao trùm cả 6 bộ ba mã hóa histadin
của vectơ chuyển dòng. Đồng thời trình tự đoạn mồi cần phải chứa cả enzim cắt giới hạn để có
thể nhân dòng phụ sang vectơ biểu hiện. Mặt khác, để tách được dòng gen, tạo sản phẩm chính
xác, trình tự đoạn mồi cần thiết phải bổ sung với mạch gốc. 0,25
- Xem xét trình tự của vectơ, phía sau vị trí nhận biết chứa một bộ ba, tiếp đó là 6 bộ ba mã
hóa histadin. Vì thế, đột biến phá vỡ mã kết thúc phải làm mất cả 3 nuclêôtit của mã kết thúc
hoặc thêm số nuclêôtit là số chia hết cho 3. Thông thường người ta hạn chế tăng mã bộ ba. 0,25
Bởi vậy, trình tự nuclêôtit của cặp mồi tách dòng gen trên có thể là:
Mồi xuôi: 5’-AGCTGCAGATGACAACCCATC-3’
Mồi ngược: 5’-ATCGGATCCGAACACGAGCCC-3’ 0,25
Ghi chú: Nuclêôtit đầu 5’ có thể không nhất thiết bổ sung với mạch khuôn.
Tuy nhiên, để có đoạn mồi chuẩn, chúng ta cần kiểm tra các đặc điểm khác của mồi trước
khi sử dụng. Để đạt các điều kiện tối ưu của mồi, có thể thêm nuclêôtit bất kỳ ở đầu 5’ hoặc
kéo dài đoạn bổ sung với mạch khuôn. 0,25
Câu 13. (1,5 điểm)
a. Các đột biến cấu trúc NST thường có hại và ít có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống. Nêu các
trường hợp đột biến cấu trúc NST có thể tạo nên loài mới. Giải thích.
b. Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể di cư tới 1 đảo và thiết lập 1 quần thể mới. Hãy mô tả
diễn biến quá trình tiến hóa nhỏ xảy ra để hình thành loài mới từ quần thể này?
Nội dung Điểm
a. - Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn NST có thể giúp hình thành đặc điểm hình thái mới,
qua chọn lọc tự nhiên hoặc nhân tạo sẽ hình thành loài mới. 0,25
- Chuyển đoạn NST có thể đưa vùng mã hóa của 1 gen đến 1 promoter mới hoặc đưa 1 gen tới
gần vùng điều hòa mới làm cho gen được biểu hiện khác thường. Hiện tượng này xuất hiện
trong quá trình phát triển phôi, sẽ tạo cơ hội phát sinh đặc điểm hình thái mới, thậm chí là cơ
quan mới. Nếu các đặc điểm này đem lại ưu thế cho thể đột biến thì chọn lọc tự nhiên sẽ duy
trì và làm tăng dần tần số của chúng trong quần thể. 0,25
- Đảo đoạn NST có thể làm thay đổi vị trí của gen, dẫn đến làm thay đổi mức độ biểu hiện.
Hiện tượng này xuất hiện trong quá trình phát triển phôi, có thể dẫn đến hình thành đặc điểm
mới. Nếu các đặc điểm này đem lại ưu thế cho thể đột biến thì chọn lọc tự nhiên sẽ duy trì và
làm tăng dần tần số của chúng trong quần thể. 0,25
- Đảo đoạn cũng có thể tạo ra sự chuyển các exon của gen này gắn với exon của gen khác và
làm xuất hiện gen mới. Nếu các đặc điểm này đem lại ưu thế cho thể đột biến, thì chọn lọc tự
nhiên sẽ duy trì và làm tăng dần tần số của chúng trong quần thể. 0,25
b. - Để quần thể mới tiến hóa thành 1 loài mới thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần
thể mới phải khác biệt với quần thể gốc sao cho sự khác biệt này phải gây nên sự cách li sinh
sản giữa 2 quần thể. Sự thay đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa 2 quần thể thoạt
đầu gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên (nghĩa là 1 nhóm nhỏ di cư khỏi quần thể gốc ngẫu
nhiên có tần số alen và thành phần kiểu gen khác biệt với quần thể gốc). 0,25
- Tiếp đến tại môi trường mới chọn lọc tự nhiên tiếp tục phân hóa tần số alen và thành phần
kiểu gen của quần thể làm cho chúng càng khác so với quần thể cũ khi điều kiện sống mới
khác xa điều kiện sống của quần thể gốc.
8
Ngoài ra các nhân tố tiến hóa khác như di nhập gen, sự phát sinh đột biến và giao phối
không ngẫu nhiên cũng góp phần phân hóa tần số alen và thành phần kiểu gen giữa 2 quần thể. 0,25
Câu 14. (1,5 điểm)
a. Giải thích tại sao một số hệ sinh thái có độ giàu loài càng cao thì càng ổn định trước sự biến đổi của
môi trường. Vì sao nhận xét trên chỉ đúng với một số hệ sinh thái nhất định?
b. Ở biển Bắc Thái Bình Dương có loài rái cá biển, thức ăn của nó là cầu gai, cầu gai chủ yếu ăn tảo bẹ.
Ở những vùng có nhiều rái cá biển thì cầu gai trở nên hiếm và nhờ đó tảo bẹ phát triển mạnh. Ngược lại,
ở những vùng có ít rái cá biển sinh sống thì cầu gai phát triển và ở đó dường như tảo bẹ không phát
triển được. Cho biết vai trò của loài rái cá biển trong quần xã trên? Chúng thuộc nhóm loài gì? Từ đó
hãy khái quát phương pháp xác định nhóm loài đó trong quần xã?
Nội dung Điểm
a. - Độ giàu loài càng cao thì hệ sinh thái càng ổn định, vì số lượng loài càng lớn, chuỗi thức ăn
và lưới thức ăn càng phức tạp thì cơ hội để một số loài sống sót thích nghi với sự thay đổi của
môi trường sẽ cao hơn so với quần xã có ít loài hơn. 0,25
- Trường hợp trên đúng với quần xã có loài chủ chốt. 0,25
Loài chủ chốt có thể không có số lượng cá thể lớn, nhưng lại có vai trò sinh thái mang tính
quyết định đối với hệ sinh thái. Sự có mặt của loài chủ chốt sẽ duy trì sự đa dạng về loài trong
quần xã. Một khi loài chủ chốt biến mất, có thể sẽ xuất hiện một loài ưu thế nào đó sẽ cạnh 0,25
tranh loại trừ một số loài làm giảm số lượng loài.
b. - Vai trò của rái cá biển: kiểm soát cấu trúc quần xã thông qua mối quan hệ sinh thái với các
loài khác. 0,25
- Rái cá biển thuộc nhóm loài chủ chốt. 0,25
- Cách xác định nhóm loài chủ chốt là loại bỏ loài đó ra khỏi môi trường sống của quần xã rồi
quan sát sự biến động về cấu trúc, độ đa dạng của quần xã. 0,25
Câu 15. (1,0 điểm)
Theo hồ sơ hóa thạch và quan sát được công bố gần đây, hai loài bọ cánh cứng ăn lá (loài A và
B) đã tồn tại trên một hòn đảo bị cô lập ở Thái Bình Dương trong hơn 100.000 năm. Năm 1964 một loài
thứ ba của bọ cánh cứng ăn lá (loài C) đã vô tình di nhập vào đảo. Mật độ cá thể của mỗi loài đã được
theo dõi thường xuyên như thể hiện trong đồ thị dưới đây:

a. Hãy đề xuất giải thích cho các mô hình mật độ cá thể của quần thể quan sát thấy ở loài C?
b. Mô tả những tác động của loài bọ cánh cứng C đã gây ra trên mật độ cá thể của loài A và loài B? Đề
xuất giải thích cho các mô hình mật độ cá thể quan sát thấy ở loài A và loài B?
c. Hãy dự đoán mật độ cá thể của loài C vào năm 2015 và giải thích cho dự đoán đó?
Nội dung Điểm
a. Mô hình mật độ của loài C cho thấy loài này đã tăng trưởng rất nhanh từ khi chúng xâm nhập
lên đảo có thể là vì chúng không hoặc có rất ít thiên địch (loài ăn thịt chúng) và cũng ít gặp phải
sự cạnh tranh của các loài khác. Đồng thời số lượng của chúng còn ít, nguồn sống của môi
trường rất dồi dào. 0,25
b. - Sự thay đổi mật độ của loài C đã làm giảm mật độ của loài B vì: Loài C có tốc độ sinh sản
cao, giới hạn sinh thái rộng hơn so với loài B nên chúng chúng cạnh tranh thành công hơn và có
thể loại trừ được loài B (do loài B có ổ sinh thái trùng với loài C hoặc chúng tiêu diệt các loài là
thức ăn của các loài B). 0,25
9
- Sự thay đổi mật độ của hai loài C và B không làm thay đổi mật độ của loài A. Vì ổ sinh thái
của loài A không trùng với loài B và C. 0,25
c. Đến năm 2015 mật độ của loài C sẽ dao động quanh một thế cân bằng. Do cơ chế điều hòa
mật độ. Khi mật độ cá thể của quần thể khi tăng quá cao sẽ làm khan hiếm nguồn sống dẫn tới
tỉ lệ sinh sản giảm và tỉ lệ tử vong tăng làm giảm mật độ quần thể. Khi mật độ quần thể thấp,
nguồn sống dồi dào, điều kiện môi trường thuận lợi → tỉ lệ sinh sản tăng và tỉ lệ tử vong giảm
làm tăng mật độ quần thể. 0,25

…………………………. HẾT …………………………

10

You might also like