You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

NGUYỄN TẤT THÀNH –YÊN BÁI LẦN THỨ XV, NĂM HỌC 2018 – 2019
(Đề thi gồm 3 trang)
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT ĐỀ THI MÔN: Sinh học - LỚP 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm) – Thành phần hoá học của tế bào


a. Tại sao kitin được làm chỉ tự tiêu trong các ca phẫu thuật?
b. Một số người ăn tôm, cua thường bị dị ứng. Giải thích hiện tượng đó?
c. Tại sao KI tác dụng với tế bào cho màu xanh tím, nhưng tác dụng với glicozen lại cho màu đỏ nâu?
Câu 2 (2 điểm) – Thành phần hoá học của tế bào
a. Hãy nêu sự khác biệt giữa mARN đã thành thục và tiền mARN trong quá trình phiên mã ở sinh vật nhân
thật (eukaryote)?
b. Một loại chất hữu cơ được xếp vào nhóm lipit nhưng lại chứa các nguyên tố hóa học giống với axit
nucleic. Đó là chất gì? Cấu tạo và vai trò của chất này đối với tế bào?
Câu 3 (2 điểm) – Cấu trúc tế bào
a. Nêu các đặc điểm cấu trúc của vi khuẩn giúp chúng có khả năng thích nghi cao với môi trường sống?
b. Ty thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng lại không có khả năng
tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở môi trường ngoại bào? Hãy giải thích?
Câu 4 (2 điểm) – Cấu trúc tế bào
a. Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải vào tế bào thì họ thường gắn vào thuốc nhóm
methyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế bào. Ngược lại, khi các nhà khoa học thiết kế thuốc
cần hoạt động ngoài tế bào thì họ thường gắn vào đó nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi vào màng
và vào tế bào. Giải thích?
b. Vì sao lizoxom bình thường không bị phá hủy bởi các enzim chứa trong nó? Trong trường hợp nào màng
lizoxom bị hư hỏng?
Câu 5 (2 điểm) – Chuyển hoá vật chất và năng lượng (Đồng hoá)
Các nhà khoa học tách riêng tilacoit của lục lạp và đưa vào môi trường tương tự như chất nền của
lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa tilacoit ở các điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện
ở hình bên dưới. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào
môi trường đang được chiếu sáng.
a) Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu
thí nghiệm, pH của môi trường chứa tilacoit thay đổi như thế nào so
với trước khi chiếu sáng? Giải thích.
b) X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình photphorin hóa oxi hóa.
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco.
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II.
(4) Quá trình phân hủy NADPH.

Câu 6 (2 điểm) – Chuyển hoá vật chất và năng lượng (Dị hoá)
a. Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacoid của lục lạp và trên màng ti thể.
Năng lượng của dòng vận chuyển điện tử được sử dụng như thế nào?
b. Để nghiên cứu khả năng tổng hợp ATP, các nhà khoa học đã thiết kế túi màng lipid kép và kín, trong
đó có chứa bơm prôtôn và phức hệ enzim tổng hợp ATP syntaza như hình dưới đây. Bơm prôtôn hoạt
động nhờ hấp thụ năng lượng do ánh sáng chiếu vào để vận chuyển prôtôn từ bên ngoài vào trong túi màng.
Phức hệ ATP syntaza hướng từ trong ra ngoài và quá trình tổng hợp ATP xãy ra ở phía ngoài của túi màng.
Trong mỗi trường hợp sau đây, ATP có được tổng hợp hay không? Giải thích.
- Bổ sung ATP và phôphat vô cơ (Pi) vào môi trường bên Bơm prôtôn
ngoài túi màng rồi chiếu ánh sáng vào túi màng. Ánh sáng
H+ Túi màng lipid
- Sắp xếp ngẫu nhiên các phức hệ enzim tổng hợp ATP
syntaza, torng đó 50% số phức hệ hướng vào trong và 50% kép, kín
số phức hệ hướng ra ngoài túi màng.
- Sắp xếp ngẫu nhiên các bơm prôtôn ở túi màng. Phức hệ
ATPsyntaza

Câu 7 (2 điểm) – Truyền tin + Phương án thực hành


a. Hình A và B mô tả 2 cơ chế truyền tin ở tế bào động vật. Em hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau
của 2 cơ chế truyền tin trên.

b. Người ta tiến hành thí nghiệm như sau:


Lấy 3 ống nghiệm đánh số từ 1 đến 3, cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dung dịch tinh bột 1%.
+ Ống 1 đặt vào tủ ấm 40o C.
+ Ống 2 vào đặt vào trong nước đá.
+ Ống 3 nhỏ vào 1 ml dung dịch HCl 5%.
Sau 5 phút cho vào mỗi ống 5ml dung dịch amylase nước bọt pha loãng và để trong nhiệt độ phòng
trong thời gian 5 phút. Tiếp tục lấy 2 ống đánh số 4,5: mỗi ống đều cho 1ml amylase nước bọt pha loãng.
+ Ống 4 cho thêm 1ml NaCl 1%
+ Ống 5 cho thêm 1ml CuSO4 1%.
Lắc đều 2 ống trong 10 phút, sau đó bổ sung 1ml dung dịch tinh bột 0,5% vào mỗi ống; lắc đều rồi để yên
5 phút.
Nhỏ 1 giọt dung dịch lugol (iot 0,3%) vào mỗi ống nghiệm.
Những ống nào cho màu xanh tím? Giải thích.
Câu 8 (2 điểm) – Phân bào
Một nhà khoa học đã tinh sạch ADN thu được từ các tế bào mô cơ ở các pha khác nhau trong chu kỳ tế
bào. Bằng kĩ thuật phù hợp, nhà khoa học đã tách và đo riêng rẽ lượng ADN của nhân và của ti thể. Hãy
cho biết hàm lượng tương đối của ADN nhân và ADN ti thể trong các tế bào thay đổi như thế nào ở các
pha khác nhau cùa chu kì tế bào? Giải thích.
Câu 9 (2 điểm) – Dinh dưỡng chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
a. Phân lập từ nước dưa chua thu được vi khuẩn Streptococcus faecalis. Nuôi vi khuẩn này trên môi trường
cơ sở gồm các chất sau đây: 1,0 gam NH4Cl; 1,0 gam K2HPO4; 0,2 gam MgSO4; 0,1 gam CaCl2; 5,0 gam
glucôzơ; các nguyên tố vi lượng Mn, Mg, Cu, Co, Zn (mỗi loại 2.10-5 gam) và thêm nước vừa đủ 1 lít.
Thêm vào môi trường cơ sở các hợp chất khác nhau trong các thí nghiệm từ 1 đến 3 dưới đây, sau đó đưa
vào tủ ấm 37oC và giữ trong 24 giờ, kết quả thu được như sau:
Thí nghiệm 1: môi trường cơ sở + axit folic → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 2: môi trường cơ sở + pyridoxin → không sinh trưởng.
Thí nghiệm 3: môi trường cơ sở + axit folic + pyridoxin → có sinh trưởng.
- Dựa theo nguồn cung cấp năng lượng; nguồn cacbon; chất cho electron; các chất thêm vào môi trường cơ
sở thì vi khuẩn Streprococcus faecalis có kiểu dinh dưỡng nào?
- Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò như thế nào đối với vi khuẩn Streprococcus faecalis?
2. Hai bình A và B đều chứa 1hỗn hợp giống hệt nhau gồm nấm mem rượu trộn đều với dung dịch glucozơ
nồng độ 10g/l. Cả hai bình được nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp, tuy nhiên bình A để mở nắp và được làm
sủi bọt liên tục nhờ 1 dòng không khí đi qua, bình B bị đóng kín miệng và để yên. Sau một thời gian cho
biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục, lượng đường còn lại của hai bình A và B, giải thích.
Câu 10 (2 điểm) – Vi sinh vật: Sinh trưởng và virus
a. Khi E.Coli được nuôi trên môi trường chứa hỗn hợp glucozơ và
lactozơ, sự tăng trưởng của vi khuẩn được ghi lại theo đồ thị bên. Căn
cứ vào đồ thị, hãy cho biết:
- Nồng độ glucozơ trong môi trường nuôi cấy cao nhất và thấp nhất ở
thời điểm nào? Giải thích.
- Vào thời điểm nào của quá trình nuôi cấy thì vi khuẩn tiết ra enzym
Galactosidaza. Giải thích.

b. Virut cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia cầm, còn virut
cúm A/H3N2 chỉ lây truyền bệnh ở người. Giả sử, người ta tạo được
virut lai bằng cách tách hệ gen (ARN) của virut cúm A/H5N1 ra khỏi vỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó
hệ gen (ARN) của virut A/H3N2.
(1) Trình bày giai đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sau khi xâm nhập
vào tế bào người. Biết rằng virut cúm A có hệ gen ARN(-) và phiên mã tổng hợp mARN từ khuôn
ARN hệ gen của nó.
(2) Virut lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnhở gia cầm không? Giải thích
(3) Nếu như gen mã hóa gai glycoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng gốc A/H5N1 thì phần
lớn virut lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây nhiễm ở người như thếnào ? Giải thích

.....................HẾT.....................

You might also like